Khóa luận Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1-Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1-Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_ke_hoach_san_xuat_tai_nha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1-Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1_ CÔNG TY CỔ PHẦN ÐẦU TƯ THÁI BÌNH GVHD : ThS. NGUYỄN PHAN NHƯ NGỌC SVTH : NGUYỄN THỊ THƯA MSSV : 13124101 S K L 0 0 5 0 0 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1_ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH GVHD: TH.S NGUYỄN PHAN NHƯ NGỌC SVTH: NGUYỄN THỊ THƯA MSSV: 13124101 LỚP: 131242B KHÓA: 2013 HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN - ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM  Tp. Hồ Chí Minh, ngày .tháng .năm 2017 Giảng viên hướng dẫn ii
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN - ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM  Tp. Hồ Chí Minh, ngày .tháng .năm 2017 Giảng viên phản biện iii
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM  iv
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BAN GD NM BAN GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY BP BỘ PHẬN CBCNV CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CBSX CHUẨN BỊ SẢN XUẤT DP DECATHLON DT DOANH THU G1,G2 GÒ 1, 2 KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ ĐIỀU HÀNH SẢN KH CB&ĐHSX XH XUẤT XUẤT HÀNG KV1 KHU VỰC 1 LKH LẬP KẾ HOẠCH M1,M2,M3 MAY 1,2,3 MLT MAY LẬP TRÌNH MÃ VT MÃ VẬT TƯ NM1 NHÀ MÁY 1 NVL NGUYÊN VẬT LIỆU PX PHÂN XƯỞNG PV PHỤC VỤ QT NNL QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QTCN QUY TRINH CÔNG NGHỆ SLTH SẢN LƯỢNG THỰC HIỆN SLKH SẢN LƯỢNG KẾ HOẠCH v
  7. SK SKECHERS TNHH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TT CB&PP TRUNG TÂM CHUẨN BỊ VÀ PHÂN PHỐI TTKV&LOG TRUNG TÂM KHO VẬN & LOGISTICS WWW WOLVERINE WORLD WIDE WCT WORK CENTER VT VẬT TƯ VP ĐHNM VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH NHÀ MÁY vi
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện doanh thu 3 năm gần đây (2014-2016) 12 Biểu đồ 1.2: Biểu đồ GANTT thể hiện công việc 16 Hình 1.1: Logo của TBS Group 4 Hình 1.2: Một số loại giày TBS sản xuất 11 Hình 1.3: Văn phòng ĐH NM1 14 Hình 1.4: Khách hàng chính của NM1 15 Hình 1.5: Hình ảnh công nhân phân xưởng May 1 16 Hình 1.6: Giao diện SAP ERP trong QLSX 23 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NM1 16 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giày thể thao 38 Sơ đồ 3.2: Quy trình lập kế hoạch sản xuất 41 vii
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các đối thủ cạnh tranh và thị phần 12 Bảng 1.2: Doanh thu 3 năm gần đây của công ty (2014 - 2016) 13 Bảng 1.3: Tình hình nhân sự tháng 03/2017 tại NM1 18 Bảng 1.4: Báo cáo lao động ngày 14/3/2017 19 Bảng 2.1: Ví dụ minh họa dự báo nhu cầu 31 Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất tháng 03/2017 43 Bảng 3.2: Kế Hoạch Giao Chỉ Tiêu Khối May 45 Bảng 3.3: Năng lực sản xuất của nhà máy tuần 11 51 Bảng 3.4: Năng lực sản xuất của từng chuyền tại phân xưởng Gò 1 52 Bảng 3.5: Mẫu Lệnh xuất vật tư tháng 53 viii
  10. MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Cấu trúc nghiên cứu đề tài 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH VÀ NHÀ MÁY 1. 4 1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. 4 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. 4 1.3. Các đặc điểm của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 6 1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 7 1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. 10 1.5.1. Các sản phẩm chính, loại hình kinh doanh 10 1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây 11 1.5.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty 12 1.6. Giới thiệu về Nhà máy 1 13 1.6.1. Tổng quan về cơ cấu lao động tại Nhà máy 1 14 1.6.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại nhà máy 1 15 1.6.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận tại Nhà máy 1 16 1.6.4. Tình hình nhân sự của Nhà máy 1 hiện tại 17 1.6.5. Tình hình cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu 18 1.6.6. Tình hình cơ sở vật chất & máy móc thiết bị. 19 ix
  11. 1.6.7. Vấn đề bảo hộ lao động 20 1.6.8. Công nghệ thông tin sử dụng 21 1.7. Tóm tắt chương 1 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 23 2.1. Tổng quan về lập kế hoạch sản xuất 23 2.1.1. Khái niệm lập kế hoạch 23 2.1.2. Khái niệm lập kế hoạch sản xuất 24 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch sản xuất 24 2.1.4. Vai trò của lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 25 2.2. Nội dung và phương pháp cơ bản lập kế hoạch sản xuất 26 2.2.1. Quy trình lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 26 2.2.2. Kế hoạch năng lực sản xuất 27 2.2.3. Kế hoạch sản xuất tổng thể 28 2.2.4. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất 31 2.2.5. Kế hoạch nhu cầu sản xuất 31 2.2.6. Kế hoạch tiến độ sản xuất 32 2.3. Tóm tắt chương 2 34 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1 THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH. 35 3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm tổng quát 35 3.2. Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1. 37 3.2.1. Quy trình và nội dung lập kế hoạch sản xuất 37 3.2.2. Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất 46 3.3. Nhận xét công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1 50 3.3.1. Ưu điểm 50 3.3.2. Nhược điểm 51 x
  12. 3.4. Tóm tắt chương 3. 53 CHƯƠNG 4. ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1 54 4.1. Định hướng phát triển 54 4.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty. 54 4.1.2. Định hướng về công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1. 54 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại NM1_Công ty Cổ phần đầu tư Thái Bình. 55 4.2.1. Chỉnh sửa sản lượng phân bổ từng tháng_kế hoạch sản xuất tổng thể phù hợp hơn. 55 4.2.2. Xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng NVL 55 4.2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ lập kế hoạch và đội ngũ công nhân. 56 4.2.4. Sử dụng định mức sửa chữa máy móc thiết bị 60 4.2.5. Tính toán, cân nhắc việc mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu. 61 4.2.6. Nâng cao tính hiệu quả khâu xử lý thông tin. 62 4.2.7. Cải thiện điều kiện làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động. 63 PHẦN 3: KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 DANH MỤC PHỤ LỤC 67 xi
  13. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tạo lập một doanh nghiệp đã khó, làm thế nào để doanh nghiệp đó có thể hoạt động và phát triển còn khó hơn rất nhiều lần. Đối với những doanh nghiệp đầu ngành sản xuất thì “sản xuất là trái tim của doanh nghiệp”, để đảm bảo kinh doanh tốt phải chú ý đến hoạt động sản xuất, sản phẩm phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp thì càng được khách hàng, thị trường chấp nhận. Để làm được điều đó, vấn đề cốt lõi là công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp đó phải tốt thì việc triển khai sản xuất mới trơn tru và năng suất tăng, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (TBS Group) là một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất giày da, giày thể thao xuất khẩu. Trên chặng đường hình thành và phát triển, công ty luôn khẳng định vị thế và vai trò của mình trên thị trường nội địa và quốc tế. Trong những năm gần đây công ty ngày một cải thiện hơn về sản xuất và đặc biệt trong công tác lập kế hoạch sản xuất. Tuy nghiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục thực hiện để có thể hoàn thiện hơn trong công tác lập kế hoạch sản xuất. Xuất phát từ vai trò của việc lập kế hoạch sản xuất, trong thời gian thực tập tại Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình, em đã được tìm hiểu về công tác lập kế hoạch để thực hiện chuyên đề báo cáo thực tập. Và trong thời gian hơn một tháng để nghiên cứu những cơ sở lý luận liên quan và liên hệ thực tiễn về thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất của Nhà máy 1 để phát triển lên thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1_Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình” Em mong rằng với đề tài này trước hết qua nghiên cứu thực trạng có thể giúp bản thân hiểu biết thêm thực tế cũng như ứng dụng được những kiến thức đã học về lập kế hoạch sản xuất và sau đó phần nào có thể đưa ra được những giải pháp giúp hoàn thiện được công tác lập kế hoạch sản xuất và đẩy mạnh hoạt động sản xuất của nhà máy. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1_Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình. - Dựa trên cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1 để tìm ra những ưu nhược - 1 -
  14. điểm, từ đó đề ra những biện pháp phát huy những mặt mạnh và hạn chế điểm yếu trong công tác lập kế hoạch tại Nhà máy 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch sản xuất của nhà máy 1_Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Nhà máy 1_Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình. 5A Xa lộ Xuyên Á, P. An Bình, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương + Thời gian thực hiện: từ ngày 08/02/2017 đến 21/06/2017 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thực tế: Khảo sát thực tế, quan sát, tìm hiểu công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến trực tiếp từ những chuyên gia thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất, có kinh nghiệm lâu năm tại nhà máy để có thể hoàn thiện về nội dung của chuyên đề. - Thu thập dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát trực quan bằng mắt trực tiếp tại các phòng ban, phân xưởng Nhà máy 1. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ, hướng dẫn của những nhân viên trong phòng kế hoạch và các bộ phận khác nhau tại từng xưởng để thu thập thông tin liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp thu thập thông qua các tài liệu nội bộ của các phòng ban về công tác lập kế hoạch sản xuất và những vấn đề có liên quan. Nghiên cứu lý thuyết, cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất cũng như tham khảo các bài luận về công tác lập kế hoạch sản xuất tại thư viện, sách báo, internet. - Phân tích, đối chiếu thực tế nhà máy, những dữ liệu thu thập được về công tác lập kế hoạch sản xuất với những cơ sở lý thuyết liên quan đã học và tiến hành đánh giá sơ bộ, đề xuất những kiến nghị giúp nâng cao công tác lập kế hoạch sản xuất của Nhà máy 1. - 2 -
  15. 5. Cấu trúc nghiên cứu đề tài Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình và Nhà máy 1. Chương 2: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch sản xuất. Chương 3: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1_Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1. - 3 -
  16. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH VÀ NHÀ MÁY 1. 1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. - Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình - Tên giao dịch: Thai Binh Joint Stock Company - Tên viết tắt: TBS’Group - Năm thành lập: Năm 1989 - Hình thức pháp lý: Thuộc loại hình công ty cổ phần - Tổng diện tích: 200.000 m2 - Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các nước trong khu vực EU và Mỹ. - Logo: Hình 1.1: Logo của TBS Group (Nguồn: tbsgroup.vn) - Địa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á, P. An Bình, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương - Điện thoại: (84 8) 37 241 241 - Fax: (84 8) 38 960 223 - Email: info@TBSgroup.vn - Website: www.TBSgroup.vn - Lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh: Sau gần 25 năm sáng tạo và phát triển, đến nay TBS đã vươn mình lớn mạnh và đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường với 6 lĩnh vực kinh doanh chính: Sản xuất Công nghiệp Da giày, Sản xuất Công nghiệp Túi xách, Đầu tư và quản lí hạ tầng công nghiệp, Cảng & Logistics, Dịch vụ Du lịch & Khách sạn, Thương mại & Dịch vụ. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. Thành lập từ năm 1989, trong quá trình phát triển, TBS Group đã trải qua rất nhiều thăng trầm với những cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của công ty trong từng giai - 4 -
  17. đoạn, từng bước vững chắc đưa các ngành công nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. - Giai đoạn 1989 – 1996: Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình được thành lập năm 1989 bởi các sỹ quan thuộc Trung Đoàn 165, Sư Đoàn 7, Quân Đoàn 4. Ngày 06/10/1992 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thái Bình ra đời theo quyết định số 141/GB.UB của UBND tỉnh Bình Dương. Tháng 08/1993 công ty chính thức đi vào hoạt động, thời gian đầu là chỉ nhận gia công. Năm 1995, công ty từng bước chuyển đổi dây chuyền, chuyển đổi từ hình thức gia công sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. Năm 1996 công ty đã ký hợp đồng sản xuất giày trực tiếp với tập đoàn phân phối lớn tại Pháp là Decathlon và một số khách hàng khác như: Stilman, DC, - Giai đoạn 1997 – 2001: Năm 1999 công ty đã xây dựng được một văn phòng diện tích 200m2 theo đúng tiêu chuẩn Quốc Tế. Năm 2000, phân xưởng sản xuất giày cao cấp ra đời với thiết bị hoàn toàn mới và hiện đại làm nền tảng cho mục tiêu phát triển lớn mạnh của công ty. Công ty Thái Bình cũng trở thành một trong những công ty tư nhân hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giày dép xuất khẩu nổi tiếng về quy mô hoạt động và uy tín trên thương trường. Ngày 24 tháng 04 năm 2000 thành lập Công Ty Cổ Phần Địa Ốc ARECO. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và hoạt động hoàn toàn độc lập với công ty TNHH Thái Bình. Trong thời gian này công ty làm ăn rất hiệu quả và phù hợp với xu thế thị trường. Ngày 08 tháng 04 năm 2000, thành lập công ty TNHH Giày Thái Bình, chuyên sản xuất đế phục vụ cho giày xuất khẩu với công suất 12 triệu đôi/năm. Ngày 06 tháng 11 năm 2001 ban lãnh đạo công ty quyết định thành lập Công Ty Liên Doanh Pacific, sản xuất nguyên liệu EVA và giày dép cao cấp với quy mô 8 chuyền gò và công suất 3.5 triệu đôi/năm, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của nhóm công ty thuộc tập đoàn Thái Bình. - Giai đoạn 2002- 2006: - 5 -
  18. Tháng 09 năm 2002 thành lập nhà máy sản xuất khuôn mẫu kỹ thuật cao với công suất chế tạo 1200 khuôn/năm. Tháng 05 năm 2003 thành lập nhà máy sản xuất đế. Tháng 06 năm 2005 công ty đã đăng ký thay tên lần đầu chuyển đổi từ Công Ty TNHH Thái Bình thành Công Ty Cổ Phần giày Thái Bình. Ngày 27/6/2006 công ty thay đổi tên lần 2 và trở thành Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. Tháng 10 năm 2006 thành lập Nhà máy 434. - Giai đoạn 2006 – 2014: Năm 2007 cán mốc sản lượng 10 triệu đôi giày. Năm 2009 nhận bằng khen tiêu biểu nghành Dệt May Và Da Giày Việt Nam Do Bộ Công Thương Trao Tặng. Năm 2011 thành lập nhà máy túi xách đầu tiên. Năm 2014 tiếp nhận cờ thi đua của Chính Phủ và Huân Chương Lao Động Hạng Nhất. Hiện nay công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình có tổng cộng 4 nhà máy với các chức năng chuyên biệt: Nhà máy 1: Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. (Dĩ An-Bình Dương) Nhà máy 2: Công ty liên doanh Pacific (Thuận An-Bình Dương)) Nhà máy 3: Công ty giày Thanh Bình(Dĩ An-Bình Dương) Nhà máy 4: Công ty cổ phần 434: nhà máy chuyên sản xuất khuôn (Dĩ An- Bình Dương) Tuy công ty có nhiều công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng hoạt động chủ yếu của công ty hiện vẫn là sản xuất, gia công giày xuất khẩu. Hiện nay công ty đã trở thành một công ty xuất khẩu giày lớn trong nước và có uy tín đối với các đối tác nước ngoài. 1.3. Các đặc điểm của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. - Chức năng: + Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình có chức năng chính là sản xuất các sản phẩm giày dép các loại phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và gia công cho nước ngoài. + Nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục sản xuất đồng thời thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh bao gồm cả kinh doanh - 6 -
  19. bất động sản và đầu tư tài chính. + Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. - Nhiệm vụ: Đối với khách hàng: Đáp ứng nhu cầu mẫu mã, giao đúng tiêu chuẩn theo mẫu đơn hàng, giá cả hợp lý thời gian giao hàng theo đúng thỏa thuận. Đối với nhà cung ứng: Phối hợp thường xuyên để giao hàng đúng mẫu mã, số lượng và chủng loại, đảm bảo uy tín và duy trì mối quan hệ lâu dài. Đối với người lao động: Tạo thu nhập ổn định, điều kiện môi trường sản xuất tốt, quan tâm đến những nhu cầu vật chất và tinh thần, đặc biệt là những nhu cầu về tâm lý, xã hội cho CBCNV. Đối với cổ đông: tạo lợi tức ổn định và tăng hàng năm, tạo điều kiện để phát huy mọi ý kiến đóng góp của các thành viên. Đối với xã hội: Có trách nhiệm về bảo vệ môi trường sinh thái, các hoạt động phúc lợi xã hội. Đối với nhà nước: Tuân thủ đúng theo quy định của Nhà Nước về kinh doanh, đồng thời nộp đủ thuế vào ngân sách đúng thời hạn. 1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty (Nguồn: Phòng QT NNL) HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CTY BAN TGĐ CTY TGĐ ngành TGĐ ngành TGĐ ngành TGĐ ngành Cảng TGĐ ngành TGĐ ngành giày túi xách bất động sản & Logistics TM&DV Du lịch - 7 -
  20. S K L 0 0 2 1 5 4