Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại Bộ phận Ép Nhựa – Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại Bộ phận Ép Nhựa – Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kiem_soat_chat_luong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại Bộ phận Ép Nhựa – Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI BỘ PHẬN ÉP NHỰA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm Sinh viên thực hiện : Trần Hoàng Anh Thư MSSV : 13124100 Lớp : 131242B Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy SKL 0 0 4 9 0 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI BỘ PHẬN ÉP NHỰA - CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm Sinh viên thực hiện: Trần Hoàng Anh Thư MSSV: 13124100 Lớp: 131242B Khóa: 2013 Hệ: Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tp.HCM, ngày . tháng . năm Giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN Tp.HCM, ngày . tháng . năm Giảng viên phản biện SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam, tôi đã có cơ hội tìm hiểu thực tế, học hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu của các anh chị tại Bộ phận Ép Nhựa, tham gia vào các công việc thực tế hàng ngày của nhân viên trong Công ty. Qua đó, tôi có điều kiện đem những kiến thức, kỹ năng đã học ở trường lớp áp dụng vào thực tế; đồng thời, bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn và đời sống. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban lãnh đạo Công ty, anh Nguyễn Phúc Điền, trưởng Bộ phận Ép Nhựa cùng các anh chị trong Bộ phận Ép Nhựa và các phòng ban khác đã giúp đỡ tận tình và cung cấp tài liệu để tôi có thể hoàn thành chương trình thực tập và báo cáo, luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức, kỹ năng quý báu trong suốt 4 năm Đại học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Mai Trâm, người đã giúp tôi am hiểu sâu hơn về những kiến thức quản trị sản xuất và đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian hoàn thành báo cáo thực tập và luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Google đã tạo ra một công cụ tìm kiếm tuyệt vời. Cuối cùng, tôi kính chúc quý Công ty gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống. Tp.HCM, ngày . tháng . năm Sinh viên thực hiện Trần Hoàng Anh Thư SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG Từ viết tắt Từ đầy đủ Diễn giải Tập đoàn văn phòng phẩm PSC PLUS Stationery Corporation PLUS Công ty TNHH Công nghiệp PVI PLUS VietNam Industrial PLUS Việt Nam NG No Good Sản phẩm không đạt chất lượng OK Sản phẩm đạt chất lượng QA Quality Assurance Nhóm đảm bảo chất lượng QC Quality Control Phòng kiểm soát chất lượng PC Production Control Bộ phận quản lý sản xuất PU Purchase Bộ phận vật tư MC Molding Control Bộ phận khuôn NV Nhân viên CCN Nhóm cung cấp nhựa KT Nhóm kỹ thuật ĐG Nhóm đóng gói ĐM Nhóm đứng máy NVL Nguyên vật liệu MMTB Máy móc thiết bị PM Production Maintenance Nhóm bảo trì International Organization for ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế Standardization TPM Total Productive Maintenance Phương pháp bảo trì toàn diện Overall Equipment Chỉ số mức hữu dụng thiết bị OEE Effectiveness toàn phần Danh mục bản ghi chi tiết của Spec Specification từng sản phẩm, MMTB. SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1: Yêu cầu của các yếu tố chất lượng cần kiểm soát Bảng 2.2: Ý nghĩa của các hình khối trong lưu đồ Bảng 3.1: Số lượng MMTB tại Bộ phận Ép Nhựa Bảng 3.2: Các kỹ năng, kiến thức, hướng dẫn công việc và phương tiện làm việc cần có của NV từng nhóm trong Bộ phận Ép Nhựa Bảng 3.3: Các lỗi sản phẩm thường gặp, nguyên nhân gây ra và cách xử lý Bảng 4.1: Các nguyên nhân gây ra NG tháng 02/2017 Bảng 4.2: Các kiến thức cần đào tạo DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của PVI Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức của Bộ phận Ép Nhựa Biểu đồ 1.1: Doanh thu của PLUS giai đoạn 2014 – 2016 Sơ đồ 2.1: Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm Biểu đồ 2.1: Biểu đồ Pareto Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kiểm soát Biểu đồ 3.1: Chỉ số OEE của từng tháng năm 2016 Biểu đồ 3.2: Chỉ số OEE và các nguyên nhân ảnh hưởng Lưu đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm nhựa Lưu đồ 3.2: Quy trình kiểm tra sản phẩm nhựa Lưu đồ 3.3: Quy trình kiểm soát NVL Biểu đồ 4.1: Biểu đồ Pareto về số lượng hàng NG tháng 02/2017 Biểu đồ 4.2: Các nguyên nhân làm việc thay khuôn, đổi màu mất nhiều thời gian Biểu đồ 4.3: Biểu đồ kiểm soát X Biểu đồ 4.4: Biểu đồ kiểm soát R SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG Hình 1.1: Nhà máy Biên Hòa - Trụ sở chính của PVI Hình 1.2: Một số sản phẩm của PVI Hình 1.3: Mạng lưới phân phối của PVI Hình 2.1: Vòng tròn PDCA Hình 2.2: Biểu đồ xương cá Hình 3.1: Hướng dẫn nhận biết và phân loại sản phẩm Hình 3.2: MMTB tại phân xưởng 1 của Bộ phận Ép Nhựa Hình 3.3: Quy định về việc đeo nữ trang trong xưởng sản xuất Hình 3.4: NVL và sản phẩm được đặt Pallet đặt trong Layout Hình 3.5: Tài liệu, hồ sơ được sắp xếp và dán nhãn ưu tiên. Hình 3.6: Bảng điểm 5S của từng phòng ban trong PVI tháng 01, năm 2017 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG Cavity Số lượng chi tiết nhựa trong 01 shot. Shot Số lần bơm nhựa vào khuôn. Tray, pad Các vật tư để đóng gói sản phẩm. Sản phẩm mẫu khác biệt so với mẫu OK nhưng vẫn đảm bảo chất Mẫu giới hạn lượng của thành phẩm. Runner Phần đuôi keo để bơm keo vào cavity. SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm MỤC LỤC Nhận xét của giảng viên hướng dẫn i Nhận xét của giảng viên phản biện ii Lời cảm ơn iii Các từ viết tắt sử dụng iv Danh sách các bảng sử dụng v Danh mục các đồ thị, sơ đồ, biểu đồ v Danh mục các thuật ngữ sử dụng vi Mục lục vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do hình thành đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu báo cáo 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM 3 1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty 3 1.2 Lịch sử hình thành 4 1.3 Lĩnh vực kinh doanh 6 1.3.1 Sản phẩm 6 1.3.2 Thị trường tiêu thụ 7 1.4 Sơ đồ tổ chức của Công ty 8 1.4.1 Sơ đồ tổ chức 8 1.4.2 Chức năng các phòng ban 9 1.5 Định hướng phát triển của Công ty 12 1.6 Tình hình kinh doanh của Công ty 12 1.7 Hệ thống quản lý chất lượng 13 1.7.1 Chính sách chất lượng của Công ty 13 1.7.2 Mục tiêu chất lượng 13 1.8 Giới thiệu về Bộ phận Ép Nhựa 14 1.8.1 Giới thiệu tổng quan về Bộ phận Ép Nhựa 14 SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm 1.8.2 Sơ đồ tổ chức của Bộ phận Ép Nhựa 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 16 2.1. Các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm 16 2.1.1. Khái niệm sản phẩm 16 2.1.2. Khái niệm chất lượng sản phẩm 16 2.1.3. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm 17 2.1.4. Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm 18 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 19 2.2. Các vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng 23 2.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng 23 2.2.2. Chức năng, vai trò và mục tiêu của quản lý chất lượng 24 2.2.3. Một số phương pháp quản lý chất lượng 24 2.2.4. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 25 2.3. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát chất lượng 26 2.4. Một số công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng 28 2.4.1. Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng 28 2.4.1.1. Phiếu kiểm tra 28 2.4.1.2. Lưu đồ 29 2.4.1.3. Biểu đồ nhân quả 29 2.4.1.4. Biểu đồ Pareto 30 2.4.1.5. Biểu đồ kiểm soát 31 2.4.2. Phương pháp 5S 32 2.4.3. Nhóm chất lượng – QCC (Quality Control Circles) 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI BỘ PHẬN ÉP NHỰA 35 3.1 Tổng quan về hệ thống sản xuất tại Bộ phận Ép Nhựa 35 3.2 Thực trạng kiểm soát chất lượng của Bộ phận Ép Nhựa 37 3.2.1 Thực trạng kiểm tra chất lượng trong quá trình 37 3.2.2 Thực trạng kiểm soát NVL 42 3.2.3 Thực trạng kiểm soát MMTB 45 3.2.4 Thực trạng kiểm soát quá trình, môi trường và con người 49 3.2.5 Các lỗi sản phẩm thường gặp, nguyên nhân gây ra và cách xử lý 53 SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm 3.3 Thực trạng việc thực hiện 5S hỗ trợ cho hoạt động kiểm soát chất lượng . 59 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 63 4.1 Những kết quả đạt được 63 4.2 Những vấn đề còn tồn tại 65 4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát chất lượng . 67 4.3.1 Giải pháp 1: Sử dụng các công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng . 67 4.3.2 Giải pháp 2: Thành lập QCC cho Bộ phận Ép Nhựa 74 4.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống quản lý nhà cung cấp 76 4.3.4 Giải pháp 4: Đổi mới nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho NV 77 4.3.5 Giải pháp 5: Giải pháp cho việc cung ứng linh kiện 79 4.3.6 Giải pháp 6: Cải tiến quy trình 79 4.3.7 Giải pháp 7: Các giải pháp về 5S 80 KẾT LUẬN 82 Tài liệu tham khảo 83 Phụ lục 1 SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao; để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải sản xuất được những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn được yêu cầu của thị trường ở mức cao nhất. Nắm bắt được điều đó, các Công ty luôn tìm cách để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng vượt ra ngoài sự kiểm soát của con người. Các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây nên sự biến động về chất lượng mà trên thực tế không thể loại bỏ được. Vì thế, các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm được sản xuất thực sự không bao giờ hoàn toàn đồng nhất, mà luôn luôn phân tán quanh giá trị mục tiêu. Kiểm soát chất lượng chính là kiểm soát những yếu tố hình thành nên chất lượng, để chúng luôn nằm trong giới hạn và xoay quanh giá trị mục tiêu. PVI là Công ty con của PSC, Công ty Nhật Bản chuyên sản xuất văn phòng phẩm cao cấp. Để thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, PVI đã áp dụng và phát triển các phương pháp, công cụ kiểm soát chất lượng hiện đại vào hệ thống sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam. Nhận thấy PVI là một Công ty có hệ thống kiểm soát chất lượng khá chặt chẽ và mong muốn tìm hiểu thực tế về chuyên ngành quản trị chất lượng của mình, trong thời gian thực tập tại Bộ phận Ép Nhựa của PVI, tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại Bộ phận Ép Nhựa – Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu về công tác kiểm soát chất lượng tại Bộ phận Ép Nhựa của PVI;  Đánh giá hiệu quả quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm;  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát chất lượng tại bộ phận. SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát chất lượng tại Bộ phận Ép Nhựa của PVI.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Bộ phận Ép Nhựa của nhà máy PVI Biên Hòa từ ngày 06/02/2017 đến ngày 30/03/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu  Tham khảo các hồ sơ, tài liệu trong Công ty, bộ phận;  Quan sát, theo dõi quá trình sản xuất; phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các anh chị NV các nhóm trong bộ phận;  Tham gia trực tiếp vào các quá trình công việc;  Tham khảo các tài liệu từ thư viện, Internet. 5. Kết cấu báo cáo Nội dung báo cáo gồm 4 phần: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Thực trạng kiểm soát chất lượng tại Bộ phận Ép Nhựa Chương 4: Nhận xét và kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại bộ phận SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM 1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty PLUS Việt Nam là một Công ty con của Tập đoàn PLUS Nhật Bản. Sở hữu hai nhà máy và một đại lí bán hàng, PVI nhắm đến việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm văn phòng đa dạng như kim bấm, bút xóa kéo, hồ dán, bìa hồ sơ . Ứng dụng công nghệ hiện đại chuyển giao từ Nhật Bản, sản phẩm của PLUS Việt Nam luôn được ưa chuộng vì chất lượng cao. Cùng với hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, sản phẩm của PVI đã đạt được tiêu chuẩn cao; được chứng nhận ISO 9001: 2008 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004. Điều đó đã khẳng định tên tuổi của Công ty trong thị trường Nhật Bản và Quốc tế. Hình 1.1: Nhà máy Biên Hòa - Trụ sở chính của PVI SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm  Ngày thành lập: Tháng 05 năm 1995  Tổng diện tích: 29,100m2  Tổng vốn đầu tư: US $ 6,680,000  Vốn pháp định: US $ 2,300,000  Tổng số NV: Khoảng 2,400 người  Trụ sở chính - Nhà máy Số 3, Đường 1A, KCN Biên Hoà II, Thành phố  Biên Hòa: Biên Hoà, Đồng Nai  Nhà máy Nhơn Trạch: Lô T1, đường số 3&10, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch, Hiệp Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai  Văn phòng Tp.HCM: 422 - 424 Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM 1.2 Lịch sử hình thành Từ tháng 5/1995:  Nhận giấy phép đầu tư kinh doanh;  Nhà máy sản xuất đầu tiên của PVI tại Biên Hòa, Đồng Nai được xây dựng với vốn đầu tư ban đầu là 6,680,000 USD và diện tích xây dựng là 16,500m2;  Sản phẩm sản xuất: bấm kim ST-010FE;  Số lượng công nhân viên ban đầu của Công ty là 25 người. Giai đoạn 1996-1999:  Nhập dây chuyền sản xuất băng chính xác từ Nhật. Nhà máy đầu tiên bắt đầu đi vào vận hành;  Sản xuất sản phẩm mới: bấm kim (PS-10X, PS-10F, PS-10W) và kim bấm NO.10, kim bấm PS-10N, băng xóa V, ECO, MINI, kẹp từ, xóa bảng, mở bao thư ;  Số lượng công nhân viên tăng lên 222 người. Giai đoạn 2000-2002:  Được công nhận ISO 9002:1994;  Xây dựng nhà kho với diện tích 3,280m2 nằm trong khu vực nhà máy nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng;  Bắt đầu đi vào bộ phận sản xuất PP File; SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm  Sản xuất sản phẩm mới: bấm kim 3 chiều, bấm kim Tacka, băng xóa MR, bìa lá (Clear File) ;  Số lượng công nhân viên tăng lên 658 người. Giai đoạn 2003-2005:  Được công nhận ISO 9001:2000;  Xây dựng nhà máy thứ 2 tại Biên Hòa;  Hoạt động quản lý theo công cụ TPM (Total Productive Maintenance) và TQM (Total Quality Management);  Bộ phận sản xuất File giấy bắt đầu đi vào hoạt động;  Sản xuất sản phẩm mới: Bìa hồ sơ giấy, băng xóa PETIT, PP holder, băng dán Noripia, băng xóa ME, túi giấy, bìa giấy IF ;  Số lượng công nhân viên tăng lên 1,800 người. Giai đoạn 2006-2009:  Phát triển kế hoạch bán hàng tại thị trường Việt Nam;  Xây dựng nhà máy thứ 3 (bước thử nghiệm đầu tiên) để tăng sản xuất các loại File;  Sản xuất các chủng loại sản phẩm mới: Bìa lá Dejavu, băng xóa SLIDE, băng xóa Flex Gun và Pal, bìa nút, bìa cây, bìa dán gáy ;  Số lượng công nhân viên là 1,850 người sau khi tăng lên cao nhất 2,300 người (năm 2006). Giai đoạn 2010 đến nay:  Nhà máy thứ 3 đi vào hoạt động tại khu Công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai (năm 2010);  Xây dựng nhà máy thứ 4 tại Bình Dương cung cấp các loại khuôn cho việc mở rộng sản xuất (năm 2012);  Nhập các sản phẩm văn phòng từ Nhật và bán tại Việt Nam;  Phát triển sản xuất cho thị trường các nước lân cận;  Tiến hành đồng bộ hóa chất lượng sản phẩm sản xuất trên toàn Thế Giới; đem chất lượng theo tiêu chuẩn Nhật Bản đến tất cả thị trường của PLUS;  Sản xuất các chủng loại sản phẩm mới: kéo, băng trang trí, ;  Số lượng công nhân viên tăng lên 2,430 người (Tháng 1/2017). SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm 1.3 Lĩnh vực kinh doanh 1.3.1 Sản phẩm PVI là Công ty chuyên sản xuất các loại văn phòng phẩm cao cấp. Công ty sản xuất phần lớn sản phẩm của mình tại chính nhà máy ở Việt Nam dựa trên nguồn nguyên liệu thô, linh kiện và phụ tùng được nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore . Những sản phẩm chính của Công ty bao gồm:  Băng xóa;  Băng dán;  Băng trang trí;  Các loại bìa;  Bấm kim;  Kéo;  Kim bấm;  Các loại văn phòng phẩm khác. Hình 1.2: Một số sản phẩm của PVI SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm 1.3.2 Thị trường tiêu thụ Là một Công ty chuyên sản xuất văn phòng phẩm xuất khẩu, 95% các sản phẩm của PVI được xuất khẩu đi các nước trên Thế Giới, chỉ 5% sản phẩm được bán tại nội địa. Các thị trường lớn của Công ty: Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, Australia Hình 1.3: Mạng lưới phân phối của PVI SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm 1.4 Sơ đồ tổ chức của Công ty 1.4.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của PVI SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm 1.4.2 Chức năng các phòng ban Tổng giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty; chỉ huy toàn bộ máy quản lý; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình, ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty. Giám đốc sản xuất: Hoạch định, tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất nhằm đạt mục tiêu về năng suất, sản lượng và chất lượng đã đề ra và tiết kiệm tối đa tiêu hao NVL trong sản xuất, đề xuất và quản lý ngân sách của các nhà máy; tổ chức, điều phối theo dõi, giám sát việc sử dụng tối ưu nguồn nhân lực cho mục đích sản xuất đáp ứng yêu cầu kế hoạch. Giám đốc Sale và Marketing: Định hướng chiến lược Sales & Marketing cho Công ty bao gồm chiến lược kinh doanh, chiến lược giá cả, xúc tiến tiếp thị, cạnh tranh, chiến lược thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ; đề ra kế hoạch kinh doanh tiếp thị hàng năm, tổ chức và kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch. Giám đốc tài chính: Phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính; theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt; dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm; phân tích những sai biệt, thực hiện động tác sửa chữa, thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính. Giám đốc: Nhiệm vụ, chức năng của giám đốc từng bộ phận sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực, các mục tiêu công việc cụ thể của bộ phận đó, cụ thể như chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho bộ phận mình phụ trách; điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của bộ phận; đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của Công ty. Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của bộ phận theo sự phân công của giám đốc; thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc; chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các hoạt động. SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm Phòng xuất nhập khẩu (IE – Import-Export): Đảm bảo đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Phòng Kế toán (AC - Accounting): Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu, và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh; chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có; lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty; lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình ban giám đốc. Phòng Hành chính – Nhân sự (GA – General Affair): Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải NV và đào tạo NV mới; tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi, . Phòng kinh doanh (Sales): Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng; lập và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho Công ty, hàng quý và hàng tháng cho các bộ phận sản xuất; theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, bộ phận đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án sản xuất hiệu quả nhất. Phòng Marketing: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị và thông tin, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn; xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing; quản trị sản phẩm. Phòng PC: Quản lý và xây dựng kế hoạch sản xuất, đưa kế hoạch sản xuất xuống bộ phận, căn cứ kết quả sản xuất của các đơn vị, đề nghị ban giám đốc Công ty xác nhận việc hoàn thành kế hoạch sản xuất của các đơn vị trong tháng. SVTH: Trần Hoàng Anh Thư Trang 10
  22. S K L 0 0 2 1 5 4