Luận văn Quản lý chi phí tại Tổng công ty hàng không Việt Nam

pdf 97 trang phuongnguyen 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý chi phí tại Tổng công ty hàng không Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_chi_phi_tai_tong_cong_ty_hang_khong_viet_na.pdf

Nội dung text: Luận văn Quản lý chi phí tại Tổng công ty hàng không Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN ÁI LỘC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN ÁI LỘC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Kim Anh HÀ NỘI - 2010
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010 Học viên Nguyễn Ái Lộc
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương. Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn TS.Trần Thị Kim Anh, người đã giúp đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh chị Ban Kế hoạch đầu tư, Ban Tài chính Kế toán, Ban Kế hoạch thị trường, Tạp chí Heritage đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010 Học viên Nguyễn Ái Lộc
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG Sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Quy trình lập dự toán 21 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Tổng công ty Hàng không Việt Nam 35 Sơ đồ 2.2 Các bƣớc lập, duyệt kế hoạch ngân sách 45 Sơ đồ 2.3 Các bƣớc thanh quyết toán chi phí 47 Bảng Bảng 2.1 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TCT HKVN năm 39 2007, 2008 và 2009 Bảng 2.2 Sản lƣợng hành khách vận chuyển trong năm 2007, 2008 40 và 2009 Bảng 2.3 Số lƣợng máy bay năm 2007, 2008 và 2009 40 Bảng 2.4 Kế hoạch sản lƣợng vận chuyển hàng không năm 2009 50 Bảng 2.5 Kế hoạch vận chuyển thƣơng mại hang không năm 2009 51 Bảng 2.6 Kế hoạch giờ bay khai thác thƣơng mại năm 2009 52 Bảng 2.7 Kế hoạch phân phối tạp chí Heritage 53 Bảng 2.8 Kế hoạch ngân sách năm 2009- Tạp chí Heritage 54 Bảng 2.9 Tổng hợp kế hoạch ngân sách năm 2009 55 Bảng 2.10 Báo cáo chi tiết chi ngân sách năm 2009 59 Bảng 2.11 Tổng thu, tổng chi và chênh lệch thu chi của 3 Xí nghiệp 65 thƣơng mại mặt đất. Bảng 3.1 Chi phí thuê máy bay năm 2007, 2008 và 2009 81
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tổng Công ty Hàng không Việt Nam TCT HKVN Sản xuất kinh doanh SXKD Văn phòng chi nhánh VPCN Bảo hiểm xã hội BHXH Bảo hiểm y tế BHYT Kinh phí công đoàn KPCĐ Thuế giá trị gia tăng VAT Tài sản cố định TSCĐ Phi công cơ bản PCCB Chứng chỉ an toàn khai thác IOSA Phó Tổng giám đốc PTGĐ Hạn chế sử dụng động cơ phụ APU Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS Hiệp hội Hàng không quốc tế IATA Tổ chức Hàng không Quốc tế ICAO Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO Ban Tài chính Kế toán Ban TCKT Ban Kế hoạch Đầu tƣ Ban KHĐT Ban Dịch vụ Thị trƣờng Ban DVTT Ban Kế hoạch Thị trƣờng Ban KHTT Văn phòng đối ngoại VPĐN Văn phòng khu vực VPKV
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4 1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh 4 1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 6 1.2.1 Theo mục đích, công dụng chi phí 7 1.2.2 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí 8 1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách quy nạp chi phí vào đối tƣợng kế toán 8 1.2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 9 1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo thẩm quyền ra quyết định 10 1.2.6 Phân loại chi phí theo sự lựa chọn đƣa ra quyết định trong các phƣơng án 10 1.3. Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 11 1.3.1. Trình độ quản lý và công nghệ 11 1.3.2. Hình thức sở hữu tác động đến ý thức sử dụng tài sản của ngƣời lao động 12 1.3.3. Các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc và sự biến động kinh tế 12 1.4. Vai trò và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 13 1.4.1. Vai trò của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp 13 1.4.2 Các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 15 1.4.2.1 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh 15 1.4.2.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí 21
  8. 1.4.2.3.Phân tích thông tin chi phí để ra quyết định 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (TCT HKVN) 25 2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 25 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy 28 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ 28 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 34 2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 36 2.2.1 Thuận lợi 36 2.2.2 Khó khăn 37 2.3 Công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN 40 2.3.1 Phân loại chi phí tại TCT HKVN 40 2.3.2 Thực tế công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN 44 2.3.2.1 Quản lý chi phí tại TCT HKVN 44 2.3.2.2 Ví dụ minh họa quá trình lập, cấp thanh quyết toán ngân sách tại Tạp chí Heritage 48 2.4. Nhận xét về công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN 60 2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc 60 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý chi phí 63 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 69 3.1. Phương hướng hoạt động của TCT HKVN đến năm 2020 69 3.2. Sự cần thiết của việc cải thiện công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN 71
  9. 3.3. Một số biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN 72 3.3.1. Khoán chi phí cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc 72 3.3.2. Cần xã hội hóa công tác tuyển dụng và đào tạo phi công cơ bản 73 3.3.3 Đào tạo chuyển loại phi công tại Việt Nam; nâng cấp hangar sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay, cử thợ kỹ thuật và giảng viên huấn luyện bay đi học ở nƣớc ngoài. 74 3.3.4. Thay đổi phƣơng pháp đào tạo nhân viên 76 3.3.5. Thay đổi hình thức họp, hội nghị 77 3.2.6. Tiếp tục điều chỉnh quãng đƣờng bay của một số tuyến bay quốc tế 77 3.3.7 Cổ phần hóa các xí nghiệp thƣơng mại mặt đất 78 3.3.8. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức lao động, đẩy nhanh tiến trìn cổ phần hoá TCT KHVN 79 3.3.9. Tập trung và huy động vốn đầu tƣ đội bay sở hữu, giảm số lƣợng máy bay thuê 80 3.3.10. Một số giải pháp khác 81 3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi phí tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam 83 3.3.1. Về phía nhà nƣớc 84 3.3.2. Về phía doanh nghiệp 84 KẾT LUẬN 85
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, thị trƣờng hàng không nội địa và quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt. Đối với thị trƣờng nội địa từ chỗ chỉ có một hãng hàng không duy nhất là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - (TCT HKVN), thì nay đã có bốn hãng hàng không đƣợc phép khai thác thị trƣờng nội địa. Đối với thị trƣờng vận chuyển hàng không quốc tế ngày càng có nhiều hãng hàng không mới đến và đi từ Việt Nam. Đối với các hãng đã mở đƣờng bay đi và đến từ Việt Nam thì không ngừng tăng tần suất chuyến bay, nâng cao trọng tải hàng hoá và hành khách trên mỗi chuyến bay. Đối với TCT HKVN, để duy trì sự phát triển và chiếm giữ thị phần vận chuyển hàng không thì cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các hãng hàng không khác, trong đó yếu tố quản trị, quản lý chi phí đóng vai trò quyết định đến sự thành công trong cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Với các doanh nghiệp, để có thể đứng vững và phát triển thì vấn đề cần quan tâm hàng đầu chính là việc phải có biện pháp quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động kinh doanh hiện nay tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam’’ làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Các tài liệu liên quan đến nội dung quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp tƣơng đối nhiều. Tuy nhiên, các tài liệu hầu nhƣ mang tính chất khái quát, lý luận chung cho các ngành sản xuất ít các tài liệu liên quan đến mảng chi phí trong các doanh nghiệp hàng không. Vì vậy, nhóm các giải pháp đƣa ra trong các tài liệu cũng còn mang tính định hƣớng chung chung, chƣa cụ thể và sâu sát. Trong khuôn khổ có hạn của một luận văn thạc sỹ, tác giả xin đƣợc trình bày một cách tổng quan về quản lý chi phí nói
  11. 2 chung và thực tế công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích công tác này, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không việt Nam 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không việt Nam. Trên cơ sở thực tế, đƣa ra các gợi ý về giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về chi phí và quản lý chi phí trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu, tìm hiểu công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty hàng không Việt Nam. - Phân tích, đánh giá công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Đề xuất biện pháp khả thi trên cơ sở đã nghiên cứu thực tế. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng: Là những nguyên lý cơ bản về quản lý chi phí tại doanh nghiệp, thực trạng công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. - Phạm vi: Thông tin, số liệu thực tế phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp định tính: Phân tích báo cáo, nhận xét, bình luận, ý kiến . - Phƣơng pháp định lƣợng: Thống kê, tính toán, vẽ sơ đồ, - Phƣơng pháp chuyên gia: Ý kiến chuyên ngành của chuyên gia trong lĩnh vực hàng không.
  12. 3 - Phƣơng pháp tổng hợp: Kết hợp các phƣơng pháp trên. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng chính nhƣ sau: - Chƣơng 1: Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; - Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; - Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; Do có sự giới hạn về thời gian cũng nhƣ hiểu biết của bản thân, nên Luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bản Luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn.
  13. 4 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh Thời đại ngày nay khác với những thời kỳ nguyên thủy ở chỗ con ngƣời sống nhờ chính những thứ của cải vật chất mà con ngƣời sản xuất ra chứ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện tự nhiên. Có thể nói sản xuất của cải vật chất là nguồn gốc, là cơ sở cho sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện thị trƣờng, hoạt động sản xuất không chỉ là của một ngƣời mà là sự quan tâm của nhiều ngƣời đến việc tổ chức một doanh nghiệp thực hiện sản xuất và kinh doanh. Sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp hiện nay thực chất là việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và nhằm mục tiêu thu về lợi nhuận. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải bỏ ra những khoản phí nhất định gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Cụ thể là các loại chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về vốn, chi phí khác. Ở Việt Nam trong thời kì bao cấp, các doanh nghiệp trong thời gian này là các nhà máy, xí nghiệp, phân xƣởng sản xuất, đƣợc Nhà nƣớc bao cấp toàn bộ từ khâu đầu vào (vốn, nguyên liệu, nhân công v.v ) cho đến khâu tiêu thụ và phân phối sản phẩm. Bƣớc sang thời kì đổi mới, các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc mang đúng ý nghĩa kinh doanh, họ đƣợc Nhà nƣớc coi là các thực thể độc lập tự hạch toán và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính vì thế các doanh nghiệp hiện nay khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các kế hoạch chi tiết về sản xuất, tài chính, nhân sự và bán hàng. Điều này xuất phát từ các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đó là chuẩn bị các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất ra sản phẩm, cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất lại phát sinh ra
  14. 5 những chi phí nhất định. Khâu sản xuất thì có chi phí sản xuất, chi phí nhân công; khâu phân phối và lƣu thông hàng hóa có chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm duy trì bộ máy tổ chức quản lý và các hoạt động chung của doanh nghiệp. Có thể nói ở bất kì nền sản xuất nào thì để sản xuất ra hàng hóa con ngƣời đều phải tiêu tốn các chi phí mua sắm tƣ liệu sản xuất, đối tƣợng lao động và thù lao lao động. Đó là quá trình kết hợp của tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động. Cho nên, những chi phí sản xuất đƣợc hình thành trong quá trình tạo ra các sản phẩm là tất yếu khách quan. Vậy chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thƣớc đo tiền tệ, đƣợc tính cho một thời kỳ nhất định. [7, tr.49] Theo VAS số 01, chi phí là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dƣới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc các chủ sở hữu. Nhƣ vậy, bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là: - Những phí tổn về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh gắn liền với mục đích kinh doanh. - Lƣợng chi phí phụ thuộc vào khối lƣợng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. - Chi phí sản xuất kinh doanh của một đơn vị phải đƣợc đo lƣờng bằng thƣớc đo tiền tệ và đƣợc xác định trong một khoảng thời gian xác định. Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: - Chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  15. 6 - Chi phí hoạt động tài chính. Trên góc độ của kế toán tài chính, chi phí đƣợc nhìn nhận nhƣ những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp và các chi phí khác. Những chi phí này phát sinh dƣới dạng tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị, đƣợc kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng. [7, tr.49] Trên góc độ của kế toán quản trị: Mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, đối với kế toán quản trị chi phí không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí nhƣ kế toán tài chính, mà chi phí còn đƣợc nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Vì vậy, chi phí có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng có thể là chi phí ƣớc tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phƣơng án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác. Khi đó, trong kế toán quản trị chi phí lại cần chú ý đến việc nhận diện chi phí phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn phƣơng án tối ƣu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể , ít chú ý vào chứng minh chi phí phát sinh từ các chứng từ kế toán. [7, tr.50] Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng nhƣ phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải phân loại theo tiêu thức phù hợp. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Phân loại chi phí là cách sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào cùng một nhóm dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau. Việc phân loại chi phí
  16. 7 theo tiêu thức nào phụ thuộc và nhu cầu thông tin quản lý. Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng các bộ phận chi phí có thể không giống nhau và cũng tùy theo các cách tiếp cận khác nhau, ngƣời ta có thể xem xét các loại chi phí dƣới các giác độ khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý cũng nhƣ hạch toán cần phải tiến hành phân loại chi phí SXKD. Dƣới đây là một số cách phân loại chính: 1.2.1 Theo mục đích, công dụng chi phí Căn cứ vào mục đích, cộng dụng chi phí, chi phí sản xuất đƣợc chia thành các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu đƣợc sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: Là các loại chi phí về tiền lƣơng công nhân, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo tỷ lệ của tiền lƣơng nhƣ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn có các loại chi phí nhƣ: chi phí thời gian ngừng sản xuất v.v Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí liên quan đến việc quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xƣởng, đội sản xuất, Chi phí sản xuất chung bao gồm khoản chi phí nhân viên phân xƣởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Cách phân loại này giúp biết đƣợc chi phí đã chi ra cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, để phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, dự toán chi phí sản xuất, đồng thời cách phân loại chi phí này còn cung cấp số liệu phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm làm căn cứ để xác định giá bán. [4, tr.12]
  17. 8 1.2.2 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí Căn cứ vào nội dung, tính chất của chi phí, chi phí sản xuất đƣợc chia thành các yếu tố chi phí khác nhau bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu là chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ. - Chi phí nhân công là các khản chi phí tiền lƣơng, tiền công và các khoản trích theo tiền lƣơng của ngƣời lao động trong quá trình sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất và những tài sản khác dùng trong hoạt động sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí về dịch vụ nhận từ bên ngoài để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp nhƣ chi phí về điện, nƣớc, điện thoại, - Chi khác bằng tiền là khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các yếu tố nói trên nhƣ tiền thuê chuyên gia kỹ thuật, lệ phí, tiếp khách, Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng thiết thực đối với công tác kế toán cũng nhƣ công tác quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết trong quá trình sản xuất doanh nghiệp đã chi ra những loại chi phí gì và bao nhiêu, nó cũng là cơ sở cho việc lập dự toán chi phí sản xuất, kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Mặt khác, nó còn là cơ sở cho việc lập kế hoạch cung cấp vật tƣ kế hoạch lao động tiền lƣơng và tính toán nhu cầu vốn. [4, tr.13, tr14] 1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách quy nạp chi phí vào đối tƣợng kế toán Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh đƣợc phân ra thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí, kế toán có thể hạch toán trực tiếp theo từng đối tƣợng
  18. 9 chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan nhiều đến đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng đƣợc mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí đó sau phân bổ gián tiếp cho từng đối tƣợng. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát những chi phí trực tiếp đƣợc dễ dàng hơn xác định đƣợc nguyên nhân gây ra chi phí theo từng đối tƣợng giúp cho việc hạch toán hợp lý và chính xác hơn. Mặt khác, cách phân loại này còn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng tổ chức một cơ cấu sản xuất hợp lý giúp cho ngƣời làm kế toán xác định và lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí một cách hợp lý. [7, tr.55] 1.2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Đây là cách phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với khối lƣợng công việc, sản phẩm hoàn thành. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất đƣợc chia thành: - Chi phí biến đổi (biến phí): Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động, do đó khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, không thay đổi. - Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi tổng số khi thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi khối lƣợng sản phẩm mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất từ tối thiểu đến tối đa. Nhƣ vậy, định phí tính cho một đơn vị khối lƣợng hoạt động tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần. Do đó, định phí đƣợc thể hiện dƣới hình thức là định phí tuyệt đối, định phí cấp bậc, định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc. - Chi phí hỗn hợp: chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó bao gồm
  19. 10 cả các yếu tố của biến phí và định phí. Đặc trƣng của chi phí hỗn hợp là trong một giới hạn nhất định của mức độ hoạt động thì chi phí hỗn hợp thể hiện yếu tố của định phí nhƣng khi vƣợt quá giới hạn thì nó lại thể hiện yếu tố của biến phí. [7, tr.19] 1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo thẩm quyền ra quyết định Căn cứ vào tính chất phụ thuộc bởi thẩm quyền quyết định và quyền kiểm soát đối với các chi phí phát sinh của ngƣời ra quyết định. Theo cách này chi phí đƣợc phân thành hai loại: Chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc. - Chi phí kiểm soát đƣợc: Là những chi phí do cấp quản lý có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh chi phí và kiểm soát đƣợc những chi phí phát sinh đó. - Chi phí không kiểm soát đƣợc: Là chi phí phải đƣợc ghi nhận mà không do nhà quản trị doanh nghiệp quyết định. Phân loại chi phí theo cách này có ý nghĩa quan trọng trong việc lập báo cáo kết quả của bộ phận. Về nguyên tắc, khi xác định đƣợc kết quả của từng bộ phận cá biệt chỉ tính đến các chi phí mà bộ phận đó kiểm soát đƣợc. [7, tr.66] 1.2.6 Phân loại chi phí theo sự lựa chọn đƣa ra quyết định trong các phƣơng án Theo cách phân loại này chi phí bao gồm:, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội và chi phí chìm. - Chi phí chênh lệch: Là chi phí chỉ có trong phƣơng án sản xuất kinh doanh này nhƣng chỉ có một phần hoặc không có ở trong phƣơng án sản xuất kinh doanh khác. Khi một loại chi phí ở phƣơng án này lớn hơn chi phí cùng loại ở phƣơng án khác thì có chi phí chênh lệch. Chi phí chênh lệch cả khi chi phí tăng lên và khi chi phí giảm đi giữa các phƣơng án khác nhau. - Chi phí cơ hội: Trong kinh doanh, một chi phí phát sinh đều đƣợc
  20. 11 phản ánh và theo dõi trên hệ thống sổ sách kế toán, tuy nhiên có một loại chi phí hoàn toàn không đƣợc phản ánh trong sổ sách kế toán nhƣng lại rất quan trọng, phải đƣợc xem xét, cân nhắc mỗi khi doanh nghiệp cần lựa chọn phƣơng án kinh doanh, đó là chi phí cơ hội. Là khoản lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi do chọn phƣơng án sản xuất kinh doanh này thay vì chọn phƣơng án kinh doanh khác. - Chi phí chìm: Là những chi phí đã phát sinh, chi phí chìm có trong tất cả các phƣơng án sản xuất kinh doanh đƣợc đem ra lựa chọn. Đây là những chi phí mà các nhà quản trị phải chấp nhận mà không có sự lựa chọn. [4, tr.20] 1.3. Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1. Trình độ quản lý và công nghệ Trình độ quản lý doanh nghiệp và trình độ công nghệ là hai nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kì doanh nghiệp nào cũng xem công nghệ kỹ thuật mang tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp bởi vì tận dụng đƣợc công nghệ tiên tiến hiện đại giúp doanh nghiệp sản xuất ra đƣợc những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trƣờng. Trình độ công nghệ quyết định đến chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra, có một công nghệ sản xuất hiện đại giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí nguyên vật liệu, chi phí về quản lý vì có thể tận dụng đƣợc hàm lƣợng chất xám cao trong đó. Yếu tố công nghệ góp phần cắt giảm một lƣợng đáng kể những lao động vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam. Bên cạnh việc tận dụng công nghệ hiện đại thì trình độ quản lý cũng tác động lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh cạnh tranh và sự bùng nổ thông tin trên thị trƣờng thì bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận đƣợc với công nghệ cao, nhƣng một trình độ quản lý cao, hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng có đƣợc. Quản lý doanh nghiệp, quản lý sản xuất kinh doanh tốt giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc rất nhiều những chi phí không hợp lý, tiết kiệm tối đa những nguồn lực mà doanh
  21. 12 nghiệp hiện có nhƣ công nghệ, nguồn vốn và sử dụng một cách có hiệu quả những nguồn lực đó. Trình độ quản lý doanh nghiệp còn thể hiện ở việc phân công lao động, tổ chức bộ máy sản xuất hợp lý từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, cắt giảm những bộ phận không hợp lý trong quá trình sản xuất, kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng máy móc thiết bị cũng nhƣ nguồn nguyên liệu. Đây có thể nói là nhân tố tác động chính đến các chính sách tiết kiệm chi phí SXKD của doanh nghiệp, đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng nhƣng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể có đƣợc nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa. 1.3.2. Hình thức sở hữu tác động đến ý thức sử dụng tài sản của ngƣời lao động Vấn đề hình thức sở hữu doanh nghiệp cũng tác động lớn đến việc nâng cao năng lực quản lý cũng nhƣ làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc với tâm lý “của chung” luôn tồn tại vấn đề quản lý lỏng lẻo gây thất thoát tiền của tài nguyên và là một sự lãng phí rất lớn. Vấn đề ở đây chính là tâm lý, ý thức của cán bộ công nhân viên. Một bộ máy sản xuất với sự phân công lao động chuyên môn hóa cao sẽ không đem lại hiệu quả tiết kiệm chi phí nếu nhƣ ý thức sử dụng tài sản của ngƣời lao động không cao. 1.3.3. Các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc và sự biến động kinh tế Các chính sách kinh tế của nhà nƣớc không tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣng một cách gián tiếp nó cũng tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế nhƣ hệ thống pháp luật kinh tế và các văn bản có tính pháp quy có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tổ chức SXKD của doanh nghiệp. Một vấn đề có thể dễ dàng nhận thấy đó là phần lớn các doanh nghiệp sản xuất của nƣớc ta không thể tự chủ đƣợc nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu các loại nguyên vật liệu chủ yếu trong sản xuất mà không thể tận dụng đƣợc các
  22. 13 nguồn nguyên liệu giá rẻ ở trong nƣớc. Các chính sách về xuất nhập khẩu, thuế và lãi suất tác động đến nguồn cung cấp vốn, nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp. Việc phụ thuộc vào các nguồn nguyên liêu ngoại nhập làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng rất lớn của sự biến động kinh tế thế giới nhƣ sự gia tăng của giá dầu, sự biến động tỷ giá, lãi suất. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng ảnh hƣởng nhiều đến chi phí của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng nhƣ mạng lƣới giao thông vận tải, bến cảng, kho tàng cũng nhƣ sự phân bố dân cƣ tác động mạnh mẽ đến chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu. Ngoài ra, nền kinh tế phát triển, mức sống của con ngƣời tăng lên cũng là một nhân tố tác động đến chi phí của doanh nghiệp, yếu tố này làm cho giá cả của lao động tăng lên dẫn đến tăng chi phí nhân công. Nhƣ vậy có thể thấy các vấn đề kinh tế vĩ mô cũng là một nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với các nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan nêu trên đều tác động không nhỏ đến chi phí SXKD của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này chính là cơ sở để doanh nghiệp đề ra phƣơng hƣớng và biện pháp nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí SXKD của mình, tăng hiệu quả SXKD. 1.4. Vai trò và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 1.4.1. Vai trò của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp Thứ nhất: Việc quản lý tốt chi phí có thể giúp cho doanh nghiệp hoàn thành đƣợc những kế hoạch đã đề ra. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chi phí sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng, trong đó quản lý chi phí giữ vai trò chủ chốt trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay thì các doanh nghiệp có rất nhiều hình thức để cạnh tranh nhau, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng loại sản phẩm. Bên cạnh những hình thức nhƣ cạnh tranh về địa thế, thƣơng hiệu, các dịch vụ khuyến mãi, dịch vụ sau bán
  23. 14 hàng v.v thì cơ sở cơ bản cho sự cạnh tranh đó chính là doanh nghiệp phải đƣa ra đƣợc thị trƣờng những sản phẩm tốt nhất và có giả thành rẻ phù hợp với túi tiền ngƣời tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể đƣa ra những mức giá đem lại lợi nhuận cao nhất. Khi gặp những biến động trong tiêu thụ doanh nghiệp vẫn có thể giảm giá để thu hút khách hàng, hoặc khi thị trƣờng không ổn định vẫn có thể đƣa ra những mức giá thích hợp mà vẫn đảm bảo có lãi. Thứ hai: Việc tiết kiệm đƣợc những chi phí không cần thiết, tiết kiệm đƣợc nguồn vốn giúp doanh nghiệp có thể mở rộng đƣợc SXKD, cùng một lƣợng vốn bỏ ra mà có thể tăng quy mô sản xuất thì cũng góp phần làm giá thành sản phẩm. Thứ ba: Ở Việt Nam, việc tiết kiệm chi phí là vấn đề bức thiết nhất, tâm lý “cha chung không ai khóc” luôn tồn tại trong đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nƣớc hiện nay. Tiết kiệm đƣợc chi phí trong trƣờng hợp này chính là tiết kiệm các nguồn lực quốc gia, tài nguyên quốc gia trong điều kiện nƣớc ta còn nghèo. Bên cạnh đó, sức ép từ việc gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO đang đặt ra cho mọi doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức. Nếu các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội huy động đƣợc nhiều nguồn lực, tranh thủ đƣợc cơ hội để phát triển. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nhằm bắt kịp với nhu cầu của thị trƣờng, và con đƣờng ngắn nhất, phù hợp nhất chính là cắt giảm chi phí SXKD. Nhƣ vậy có thể nói việc quản lý tốt chi phí sản xuất có một vị trí trung tâm trong kế hoạch phát triển của mọi doanh nghiệp, và luôn đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Để thực hiện đƣợc các vai trò nêu trên quản lý chi phí phải thực hiện đƣợc các yêu cầu sau: Quản lý chi phí SXKD trƣớc hết phải quản lý tài chính tốt nhằm giúp doanh nghiệp luôn có đủ nguồn vốn cần thiết cho kinh doanh, tổ chức sử dụng
  24. 15 nguồn vốn hợp lý tiêt kiệm, giám sát kiểm tra chặt chẽ mọi mặt hoặt động sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý chi phí của doanh nghiệp luôn phải bám sát mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp từ việc lập kế hoạch cho đến việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc cung cấp đầy đủ vốn cho sản xuất rất quan trọng, tránh đƣợc những tình trạng nhƣ thiếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất, nợ lƣơng cán bộ công nhân viên, ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng làm việc của công nhân viên. Bên cạnh đó sử dụng nguồn vốn vào các dự án đầu tƣ tài chính hợp lý có thể giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng cho lãi vay và các khoản phải nộp ngân sách. Quản lý tốt chi phí còn giúp làm trong sạch bộ máy hành chính doanh nghiệp, tránh tình trạng lạm dụng nguồn vốn dùng vào việc riêng, tham ô công quỹ, nhậ n hối lộ v.v Và chức năng cuối cùng và cũng là đầu tiên của quản chi phí sản xuất chính là tổ chức tập hợp chi phí, hạch toán chi phí. 1.4.2 Các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh Xã hội ngày càng phát triển, lƣợng hàng hóa, dịch vụ tạo ra ngày một đa dạng phong phú, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày một gay gắt. Để có một chỗ đứng trên thị trƣờng, đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng một cách tối đa nguồn lực của mình. Để thực hiện đƣợc điều đó doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lý chi phí. Dƣới đây là một số biện pháp chính mà các nhà quản trị hay sử dụng: 1.4.2.1 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh Định mức chi phí sản xuất là cơ sở để lập dự toán chi phí cho từng đơn vị dự toán. Nhƣ vậy, việc lập dự toán sản xuất kinh doanh phải căn cứ vào định mức chi phí. Dự toán và định mức có sự khác nhau về phạm vi. Định mức đƣợc tính cho từng đơn vị, còn dự toán đƣợc lập cho toàn bộ sản lƣợng hay doanh số cần thiết sản xuất trong kỳ. Nhƣ vậy, giữa định mức và dự toán
  25. 16 có mối liên hệ và ảnh hƣởng lẫn nhau. Nếu định mức xây dựng không hợp lý, không sát với thực tế thì dự toán lập trên cơ sở đó không có tính khả thi cao, giảm tác dụng kiểm soát thực tế. Ngƣợc lại, dự toán là cơ sở để đánh giá và kiểm tra xem các định mức đã khoa học chƣa để có các biện pháp hoàn thiện định mức mới. Vì vậy, khi xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh phải tuân theo những nguyên tắc và phƣơng pháp nhất định. Xây dựng định mức: Khi xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh phải tuân theo nguyên tắc chung là phải tìm hiểu, xem xét khách quan toàn bộ tình hình thực hiện chi phí sản xuất của kỳ trƣớc, đánh giá chất lƣợng dịch vụ và các vấn đề liên quan đến năng suất và hiệu quả lao động của doanh nghiệp. Sau đó, kết hợp những thay đổi về thị trƣờng nhƣ: thay đổi về cung, về cầu, nhu cầu đòi hỏi của khách hàng những thay đổi về điều kiện kinh tế, kỹ thuật bổ dung định mức cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu mới. Hệ thống định mức tiêu chuẩn đƣợc xây dựng để phản ánh mức độ hoạt động hiệu quả trong tƣơng lai chứ không phải các mức hoạt động đã qua. Để lập đƣợc báo cáo bộ phận, cần phải xác định đƣợc hệ thống các định mức: định mức chi phí nhiên liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung. * Định mức chi phí nhiên liệu trực tiếp: Chi phí nhiên liệu trực tiếp thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ tiêu giá thành. Do vậy, để hạ giá thành sản phẩm các nhà quản trị cần tăng cƣờng công tác kiểm soát chi phí này thông qua định mức chi phí nhiên liệu trực tiếp. Định mức chi phí nhiên liệu trực tiếp đƣợc xây dựng cho từng loại phƣơng tiện, theo từng tuyến, từng chặng đƣờng theo công thức sau: Định mức chi phí Định mức tiêu hao nhiên liệu Định mức giá nhiên liệu trực tiếp = trong một thời gian x nhiên liệu nhất định
  26. 17 Nhƣ vậy, có hai nhân tố ảnh hƣởng tới định mức chi phí nhiên liệu trực tiếp. Đó là định mức tiêu hao nhiên liệu trong một thời gian nhất định (lít/giờ, lít/ ngày, tấn/ giờ, tấn/ngày ) và định mức giá nhiên liệu. Bằng phƣơng pháp loại trừ ta có thể xác định mức độ ảnh hƣởng của hai nhân tố đến sự tăng hay giảm định mức chi phí nguyên vật liệu. * Định mức chi phí nhân công trực tiếp: Để xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp, doanh nghiệp cần dựa vào hai yếu tố sau: - Định mức về giá của một giờ lao động trực tiếp. - Định mức về số giờ lao động trực tiếp cấn thiết lập để hoàn thành dịch vụ. Ngoài ra, khi xây dựng định mức số giờ lao động trực tiếp phải tính đến thời gian nghỉ ngơi, thời gian giải quyết các nhu cầu cá nhân, thời gian bảo dƣỡng phƣơng tiện thiết bị, Định mức chi phí nhân công trực tiếp đƣợc xác định nhƣ sau: Định mức chi phí Đơn giá 1 giờ lao Thời gian lao động nhân công trực tiếp = động trực tiếp x cần thiết để hoàn thành hàng hoá, dịch vụ * Định mức chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố chi phí thƣờng bao gồm phần định phí và biến phí. Do vậy, xây dựng định mức chi phí sản xuất chung cần gắn với từng yếu tố chi phí cụ thể. Đối với các yếu tố mang tính chất biến phí cần dựa vào các định mức cho một đơn vị sản phẩm. Các yếu tố mang tính chất định phí thƣờng xác định phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Trƣờng hợp chi phí sản xuất chung có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí trực tiếp, có thể áp dụng phƣơng pháp thống kê kinh nghiệm để xác định định mức biến phí sản xuất chung dựa trên định mức chi phí trực tiếp và tỷ lệ biến
  27. 18 phí sản xuất chung so với chi phí trực tiếp. Định mức biến phí Định mức chi Tỷ lệ biến phí sản xuất chung sản xuất chung = phí trực tiếp x so với chi phí trực tiếp Trƣờng hợp doanh nghiệp xác định đƣợc các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung một cách khoa học hợp lý thì xác định định mức biến phí sản xuất chung trên cơ sở ƣớc tính tổng chi phí sản xuất chung và dự toán tổng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. Đơn giá phân bổ biến Tổng biến phí sản xuất chung ước tính phí sản xuất chung = Tổng tiêu thức phân bổ Định mức biến phí Đơn giá phân Đơn vị tiêu hao chuẩn cho sản xuất chung = bổ biến phí sản x một đơn vị hoạt động xuất chung Định phí sản xuất chung thƣờng là những chi phí không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Do vậy, căn cứ vào mức định phí hàng kỳ và tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung, ta xác định tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung. Tỷ lệ phân bổ định phí Tổng định phí sản xuất chung sản xuất chung = Tổng tiêu thức phân bổ Lập dự toán chi phí Dự toán là các kế hoạch chi tiết mô tả việc huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong một khoản thời gian nhất định. Dự toán chi phí kinh doanh chiếm một phần không nhỏ trong quản lý chi phí. Cụ thể: Dự toán chi phí nhiên liệu trực tiếp: Dự toán chi phí nhiên liệu trực tiếp phản ánh toàn bộ các khoản chi phí nhiên liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc đặt mua và cung cấp kịp thời nhiên liệu nhằm
  28. 19 đảm bảo sản xuất liên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí nhiên liệu trực tiếp thƣờng dựa vào các cơ sở nhƣ sau: - Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm. - Đơn giá dự toán nhiên vật liệu sử dụng. - Dự toán về sản lƣợng cung cấp trong kỳ tới. Dự toán chi Sản Định mức tiêu Đơn giá phí nhiên liệu = lượng dự X hao nhiên liệu x nhiên liệu dự trực tiếp toán kiến Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp phản ánh toán bộ các khoản tiền lƣơng, công, bảo hiểm, của công nhân trực tiếp sản xuất để ra sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong các quyết định sử dụng lao động, đảm bảo môi trƣờng làm việc văn minh, khuyến khích tăng năng suất lao động. Dự toán này giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng, tuyển dụng, đào tạo lao động một cách hợp lý, không bị thiếu cũng nhƣ không dƣ thừa lao động, góp phần giảm chi phí, đồng thời xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp. Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí nhân công trực tiếp thƣờng dựa vào các cơ sở sau: - Định mức lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - Đơn giá dự toán một đơn vị thời gian hay một đơn vị sản phẩm. - Cơ cấu sử dụng lao động, trình độ chuyên môn và tay nghề của loại lao động. Các thông tin về môi trƣờng làm việc, khả năng cung ứng nguồn lao động, nhu cầu tuyển dụng. - Dự toán về sản lƣợng sản xuất sản phẩm trong thời gian tới.
  29. 20 Dự toán chi phí Sản lượng dự Định mức tiền công một đơn nhân công trực tiếp = toán x vị sản phẩm Dự toán về chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố: chi phí khấu hao, chi phí vật liệu công cụ, chi phí sửa chữa. Ta có thế xây dựng dự toán theo từng yếu tố chi phí. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít nhiều vào quy mô hoạt động. Do vậy, dự toán theo cách này thƣờng phức tạp, thƣờng phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Ta có thể xây dựng dự toán chí phí sản xuất chung dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí sản xuất chung vừa mang tính biến phí và định phí. Do vậy, việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung cần tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí. Dự toán biến phí Sản lượng Định mức biến phí một đơn vị sản xuất chung = sự toán x sản phẩm Dự toán định phí sản xuất chung thƣờng căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động. Dự toán định phí sản xuất chung thƣờng dựa vào mức độ tăng giảm của các tài sản cố định dự kiến trong thời kỳ tới của doanh nghiệp. Dự toán định phí Định phí sản Tỷ lệ tăng giảm dịnh phí dự sản xuất chung = xuất chung kỳ x kiến trước Có thể khái quát quá trình lập dự toán SXKD qua sơ đồ 1.1 sau:
  30. 21 Sơ đồ 1.1: Quy trình lập dự toán Quản trị cấp trên (1) (2) (3) Quản trị cấp cơ sở Trong đó: (1) Đơn vị cơ sở trình dự toán lần 1 (2) Đơn vị cấp trên góp ý kiến và gửi trở lại cơ sở (3) Đơn vị cơ sở hoàn thiện dự toán gửi cấp trên phê duyệt 1.4.2.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí Phân tích sự biến động về chi phí sản xuất kinh doanh là một công cụ kiểm tra rất quan trọng trong việc thực hiện hệ thống dự toán chi phí. Để phân tích sự biến động của một khoản mục chi phí cần phải thực hiện theo một trình tự nhƣ sau: - Xác định chỉ tiêu chi phí cần phân tích và biểu diễn chi phí đó dƣới dạng một biểu thức đại số chịu nhiều tác động của các nhân tố liên quan. - Xác định đối tƣợng cần phân tích: Là sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức hoặc có thế là chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh của kỳ này và chi phí thực tế của kỳ trƣớc. - Tính toán mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố liên quan đến sự biến động của khoản mục chi phí cần phân tích thông qua các phƣơng pháp phân tích chủ yếu nhƣ phƣơng pháp so sánh hay phƣơng pháp thay thế liên hoàn đồng thời có thể báo cáo sự biến động này thông qua đồ thị và bảng biểu. - Xác định nguyên nhân, xu hƣớng của sự biến động chi phí và đề nghị các biện pháp khắc phục. Việc phân tích các khoản mục chi phí sản xuất thƣờng đƣợc thực hiện chi tiết theo từng khoản mục chi phí nhiên liệu trực tiếp, chi phí nhân công
  31. 22 trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 1.4.2.3.Phân tích thông tin chi phí để ra quyết định Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của ngƣời quản lý, đó là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Trong các thông tin ngƣời quản lý cần để ra quyết định, thông tin chi phí luôn là thông tin chủ yếu. Các chi phí trong các phƣơng án đƣợc đem ra so sánh nhƣ là một bƣớc trong quá trình ra quyết định. Để thành công trong việc ra quyết định, các nhà quản lý phải sử dụng công cụ phù hợp để giúp họ phân biệt các loại chi phí liên quan trực tiếp đến việc ra quyết định. Những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp cho các quá trình ra quyết định cần đạt tiêu chuẩn cơ bản nhƣ: phù hợp, kịp thời, chính xác. Trong mỗi doanh nghiệp thƣờng có hai loại quyết định: quyết định ngắn hạn và quyết định dài hạn. Quyết định ngắn hạn Là những quyết định liên quan đến việc sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ trong thời gian ngắn, có thể là một tháng, một quý, năm hoạt động tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Do vậy, quyết định ngắn hạn có những đặc điểm sau: - Vốn đầu tƣ ít so với các quyết định dài hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chính vì thế, vốn đầu tƣ cho các quyết định ngắn hạn ít bị chi phối bởi các chính sách vĩ mô của Chính phủ nhƣ: chính sách tiền tệ, thuế, xuất nhập khẩu. - Với các quyết định ngắn hạn các nhà quản trị dễ dàng thay đổi nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cao nhất. - Các quyết định ngắn hạn thƣờng nhằm mục tiêu khai thác tối đa các yếu tố sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm chi phí thấp nhất để đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn. Các quyết định ngắn hạn của nhà quản trị bao gồm: - Chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng, hay vận chuyển lô hàng đặc biệt. - Ngừng hay tiếp tục một mặt hàng. - Tự sản xuất hay mua hoặc thuê ngoài
  32. 23 - Nên tự nhận vận chuyển đến nơi hay chỉ làm một công đoạn rồi bán cho doanh nghiệp khác. - Quyết định trong điều kiện năng lực của doanh nghiệp có giới hạn. Trong thông tin cho việc ra quyết định, thông tin chi phí luôn là thông tin chủ yếu, thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn. Các chi phí của phƣơng án này đƣợc so sánh với các chi phí của phƣơng án khác nhƣ là một bƣớc của quá trình ra quyết định. Để giúp cho việc ra quyết định hợp lý, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin về chi phí liên quan đến dạng ra quyết định đó. Thông tin chi phí đƣợc chia thành hai loại cơ bản: Thông tin chi phí thích hợp (thích đáng), thông tin không thích hợp (không thích đáng) cho việc ra quyết định. Kế toán quản trị có nhiệm vụ phải phân biệt hai loại thông tin này, tƣ vấn ngƣời quản lý trong việc ra quyết định. Các bƣớc tiến hành phân tích thông tin chi phí cho việc ra quyết định ngắn hạn: - Thu thập tất cả các chi phí gắn với từng dự án. - Loại bỏ những chi phí chìm. - Loại bỏ những chi phí không khác giữa các phƣơng án. - Ra quyết định căn cứ trên những chi phí đƣợc giữ lại. Những chi phí này sẽ là những chi phí chênh lệch hoặc có thể tránh đƣợc và do đó là các chi phí thích hợp đối với một quyết định. Quyết định dài hạn Là quyết định mang tính chất kế hoạch dài hạn, thƣờng liên quan đến việc thay đổi khả năng sản xuất nhƣ quyết định thay thế hoặc mua sắm máy móc, thiết bị mới. Quyết định dài hạn có các đặc điểm: - Phần lớn các quyết định dài hạn có liên quan đến việc thay đổi khả năng sản xuất của doanh nghiệp, nên đòi hỏi phải có vốn đầu tƣ lớn, thời gian đầu tƣ lâu dài. - Mục tiêu của quyết định dài hạn đôi khi không chỉ vì lợi nhuận mà còn phi lợi nhuận. Ví dụ: doanh nghiệp đầu tƣ trang thiết bị vào việc làm sạch môi
  33. 24 trƣờng, cải tạo điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, tránh độc hại, - Quyết định dài hạn chịu ảnh hƣởng nhiều của nhân tố kinh tế vĩ mô và vi mô. Khác với các quyết định ngắn hạn, quyết định dài hạn phải tính đến sự biến động của đồng tiền. Do đặc điểm của quyết định dài hạn là thời gian thu hồi vốn dài, nên sự biến động của đồng tiền có tác động rất lớn đến vốn đầu tƣ ban đầu. Bởi vậy, các doanh nghiệp mong muốn rằng một đồng vốn đầu tƣ hôm nay sẽ thu đƣợc giá trị lớn hơn vào ngày mai, của năm nay lớn hơn vào năm sau. Quyết định dài hạn còn chịu ảnh hƣởng bởi các chính sách vĩ mô của chính phủ nhƣ chính sách thuế, xuất nhập khẩu và tình hình ổn định chính trị. Ngoài ra, quyết định dài hạn còn bị ảnh hƣởng bởi mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Do vậy, khi xem xét quyết định này cần đặt nó trong các mối quan hệ với các quyết định khác. Các quyết định dài hạn của nhà quản trị bao gồm: - Các quyết định về cắt giảm chi phí: Có nên trang bị máy móc thiết bị mới để thay thế các thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu để giảm chi phí sản xuất hay không. Về hiện tại, hiệu quả kinh tế chƣa cao vì đầu tƣ ban đầu quá lớn nhƣng về lâu dài có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp. - Các quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh: Các quyết định này thƣờng liên quan đến việc tăng quy mô của quá trình sản xuất nhƣ xây dựng thêm nhà xƣởng, nhà kho, mua thêm máy móc thiết bị. - Các quyết định về lựa chọn công nghệ kỹ thuật mới: Nhà quản trị doanh nghiệp phải cân nhắc so sánh và lựa chọn nhiều phƣơng án nhằm chọn đƣợc phƣơng án tối ƣu nhất trong kinh doanh để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. - Các quyết định nên mua sắm hay thuê máy móc thiết bị sản xuất có lợi hơn. - Các quyết định nên thay đổi quy trình công nghệ sớm hơn hay là hoãn lại thời gian nữa.
  34. 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (TCT HKVN) 2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra đời ngày 15/01/1956 theo Nghị định số 666/1956/NĐ/TTG. Tại thời điểm này, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Phủ Thủ tƣớng (nay là Chính phủ) và có nhiệm vụ trong việc tổ chức chỉ đạo vận chuyển hàng không trong nƣớc và quốc tế, nghiên cứu sử dụng đƣờng hàng không. Tuy nhiên, do điều kiện của đất nƣớc còn có chiến tranh, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đƣợc giao cho Bộ Quốc phòng quản lý nhằm phục vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Khi mới thành lập, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có gần 300 cán bộ công nhân viên và 5 máy bay vận tải hạng nhẹ cùng với hệ thống máy móc thiết bị, sân bay còn hết sức thô sơ thiếu thốn. Trong giai đoạn từ 1956 – 1975 ngành Hàng không Việt Nam cùng đồng thời phải đảm nhiệm 2 nhiệm vụ đó là chiến đấu bảo vệ tổ quốc và tham gia các công cuộc xây dựng kinh tế. Ngày 01/05/1959, Cục Không quân ra mắt đơn vị không quân vận tải đầu tiên tại Sân Bay Gia Lâm đó là Trung đoàn 919 anh hùng (nòng cốt của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ngày nay). Giai đoạn từ 1976 – 1989: Đây là giai đoạn đất nƣớc đƣợc giải phóng, non sông thu về một mối. Cùng với sự thay đổi của đất nƣớc thì ngành Hàng không Việt Nam cũng có sự thay đổi nhằm kiện toàn lại bộ máy tổ chức. Chính phủ ban hành nghị định 28/1976/NĐ-CP ngày 11/02/1976 về việc thành lập Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam trên cơ sở là Cục Hàng không
  35. 26 Dân dụng Việt Nam, với chức năng tổ chức kinh doanh vận tải hành khách và dịch vụ đồng bộ của hàng không dân dụng. Giai đoạn từ 1989 – 1995: đây là giai đoạn đất nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới. Trƣớc yêu cầu đổi mới của đất nƣớc, để Hàng không dân dụng trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn của đất nƣớc, ngày 29/08/1989 Chính phủ đã ra nghị định 112/1989/NĐ-HĐBT quy định về chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Tổng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Giai đoạn 1995 – 2001: Đây là giai đoạn mà ngành hàng không dân dụng Việt Nam có những bƣớc chuyển đổi to lớn cả về lƣợng lẫn về chất. Nhằm phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế đất nƣớc và những nhiệm vụ đƣợc giao, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định 28/1995/QĐ-TTG thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Theo Quyết định này thì TCT HKVN do Chính phủ thành lập là Tổng Công ty có quy mô lớn, lấy Tổng Công ty Hàng không Việt Nam làm nòng cốt, và bao gồm các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, đào tạo nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong ngành hàng không nhằm tăng cƣờng tích tụ tập trung phân công chuyên môn và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nƣớc giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị hành viên và của toàn Tổng Công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Nối tiếp quyết định 328/1995/QĐ-TTG, ngày 27/01/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 04/1996/NĐ-CP về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT HKVN. Giai đoạn từ 2002 đến nay: TCT HKVN phát triển không ngừng, luôn có những tìm tòi nhằm hoạt động hiệu quả hơn. Tổng Công ty luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các ngành có liên quan. Ngày 31/07/2002 Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp Trung ƣơng đã yêu cầu TCT
  36. 27 HKVN căn cứ vào tiêu chí danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nƣớc và Tổng Công ty nhà nƣớc ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTG ngày 26/04/2002 của Thủ tuớng Chính phủ về việc điều chỉnh lại lộ trình sắp xếp các công ty con của TCT HKVN đến năm 2005, một cách tích cực hơn để báo cáo cho Văn phòng Chính phủ phê duyệt “đề án” hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của TCT HKVN theo mô hình “công ty mẹ- công ty con”. Ngày 04/04/2003, Thủ tƣớng chính phủ ra quyết định số 372/2003/QĐ- TTG về việc thí điểm tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại TCT HKVN. Sau một thời gian triển khai thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và chuyển đổi các doanh nghiệp; đến nay Tổng Công ty đã có đƣợc những kết quả sau: Thứ nhất: Cổ phần hóa công ty Nhà nƣớc Tính đến thời điểm hiện tại, có các công ty và bộ phận doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa xong gồm: - Công ty cổ phần suất ăn Nội Bài từ tháng 6/2005; - 02 đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất là: Xƣởng sản xuất nƣớc uống đóng chai Wami và Xí nghiệp vận tải taxi Sài Gòn; - Công ty cung ứng và Xuất nhập khẩu lao động hàng không; - Công ty In Hàng không; - Công ty Vận tải ôtô Hàng không; - Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài; - Công ty Công trình Hàng không; - Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng; - Công ty Nhựa cao cấp hàng không; - Công ty dịch vụ Hàng không sân bay tân Sơn Nhất; - Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không;
  37. 28 - Trung tâm Thống kê và Tin học Hàng không tham gia góp vốn với các đơn vị khác ngoài ngành hàng không để thành lập Công ty Cổ phần Tin học viễn thông Hàng không. Thứ hai: Thành lập mới doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp - Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài đã đƣợc thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động từ 19/4/2005. - Công ty Cổ phần khách sạn Hàng không đã đƣợc thành lập, đi vào hoạt động từ đầu năm 2007. Thứ ba: Chuyển đổi Công ty Nhà nƣớc thành công ty TNHH một thành viên nhà nƣớc - Công ty Xăng dầu hàng không đã trở thành công ty TNHH một thành viên, hoạt động từ năm 2006. - Chuyển đổi Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 và A76 thành Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật máy bay, hoạt động từ cuối năm 2008. 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ Chức năng - Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với khách hàng, hàng hoá trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng của Nhà nƣớc. Trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tƣ, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tàu bay, bảo dƣỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty. Ngoài ra, Tổng Công ty còn thực hiện nhiệm vụ liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài theo pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc và tiến hành các nhiệm vụ kinh doanh khác theo pháp luật.
  38. 29 - Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nƣớc giao, bao gồm cả phần vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai, thƣơng quyền và các nguồn lực khác do Nhà Nƣớc giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác đƣợc giao. - Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty. Với mục tiêu hoạt động của TCT HKVN là: - Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại Tổng Công ty và các công ty con; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nƣớc giao, trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nƣớc; - Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của TCT HKVN bao gồm: a) Đầu tƣ, quản lý vốn đầu tƣ và trực tiếp sản xuất, kinh doanh : - Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bƣu kiện, bƣu phẩm. - Bảo dƣỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tƣ tàu bay và các thiết bị kỹ thuật khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tƣ phụ tùng cho các hãng hàng không trong nƣớc và nƣớc ngoài; - Xuất, nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của Nhà nƣớc; - Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thƣơng mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thƣơng nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh,
  39. 30 thành phố; các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng không khá - Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không; các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng tàu bay; các công ty vận tải, du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài; - Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn đƣờng hàng không, sửa chữa bảo dƣỡng đƣờng điện cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trƣờng, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ); - Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất - nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các địa điểm khác; - Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng; - In, xây dựng, tƣ vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch vụ khoa học, công nghệ. b) Đầu tƣ ra nƣớc ngoài; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhƣợng vốn góp, bán cổ phần theo quy định của pháp luật; c) Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Chức năng và cơ cấu của Hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nƣớc tại Tổng công ty, có quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện.
  40. 31 - Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu đối với các công ty con do Tổng công ty đầu tƣ toàn bộ vốn điều lệ và đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Tổng công ty đầu tƣ ở các doanh nghiệp khác. - Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trƣớc Thủ tƣớng Chính phủ và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của Tổng công ty. - Hội đồng quản trị có không quá 07 thành viên do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thƣởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể đƣợc bổ nhiệm lại. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trƣởng Ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Thành viên Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng Giám đốc. Chức năng và tổ chức của Ban Kiểm soát - Ban kiểm soát gồm 05 thành viên. Hội đồng quản trị quyết định cử một thành viên Hội đồng quản trị làm Trƣởng Ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc không đƣợc kiêm Trƣởng Ban kiểm soát. Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm. - Ban kiểm soát là cơ quan giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính, công khai tài chính và báo cáo thống kê; kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật nhà nƣớc, Điều lệ Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty. - Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị ban hành và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc và nhiệm vụ Hội đồng quản trị giao; báo cáo Hội đồng quản trị định kỳ
  41. 32 hàng tháng, quý, năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thƣờng, trái với quy định về quản trị doanh nghiệp hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban kiểm soát. - Các thành viên Ban kiểm soát không đƣợc tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chƣa đƣợc Hội đồng quản trị cho phép; phải chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi phạm pháp. - Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Thành viên Ban kiểm soát có thể đƣợc bổ nhiệm lại hoặc bị miễn nhiệm, bị thay thế nếu không hoàn thành nhiệm vụ; thành viên Ban kiểm soát đƣợc hƣởng tiền lƣơng, tiền thƣởng do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của pháp luật về chế độ lƣơng, thƣởng và Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc. - Thành viên Ban kiểm soát phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Là công dân Việt Nam, thƣờng trú tại Việt Nam; b) Có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật; c) Có trình độ về nghiệp vụ tài chính - kế toán, kiểm toán, kinh tế, hoặc chuyên ngành hàng không, luật hoặc quản lý đầu tƣ; d) Không đƣợc là Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trƣởng, thủ quỹ tại Tổng công ty và công ty con do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ; không có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, kế toán trƣởng, thủ quỹ tại Tổng công ty và các chức danh tƣơng ứng tại công ty con do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ; đ) Thành viên chuyên trách của Ban kiểm soát không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nƣớc.
  42. 33 Chức năng của Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ của Tổng công ty; chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao Chức năng của phó tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty có các Phó tổng giám đốc và kế toán trƣởng. Phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng do Hội đồng quản trị quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thƣởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. - Các Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị và theo phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và pháp luật về nhiệm vụ đƣợc Tổng giám đốc phân công, uỷ quyền hoặc theo quyết định của Hội đồng quản trị. Việc ủy quyền có liên quan đến việc ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan tới việc sử dụng con dấu của Tổng công ty đều phải thực hiện bằng văn bản. - Kế toán trƣởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của Tổng công ty; giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giám sát tài chính tại Tổng công ty; có các quyền hạn, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công hoặc uỷ quyền. - Thời hạn bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng do Hội đồng quản trị quyết định, nhƣng không quá 5 năm. Phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng có thể đƣợc bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng. - Các Phó tổng giám đốc và kế toán trƣởng đƣợc hƣởng chế độ lƣơng, thƣởng theo quy định của Nhà nƣớc và Hội đồng quản trị tƣơng ứng với hiệu
  43. 34 quả kinh doanh của Tổng công ty. Chức năng của bộ máy giúp việc Văn phòng, các ban (hoặc phòng) chuyên môn nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mƣu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc quy định tại quyết định thành lập, quyết định giao nhiệm vụ của Hội đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc và theo quy chế hoạt động do Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị ký quyết định ban hành. Trong quá trình hoạt động, Tổng giám đốc có quyền đề nghị Hội đồng quản trị thay đổi cơ cấu, biên chế, số lƣợng và chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị xem xét, quyết định việc thay đổi do Tổng giám đốc đề nghị. 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức Theo Nghị định 04/1996/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/01/1996 phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT HKVN. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý của các tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không lớn trên thế giới kết hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam thì TCT HKVN do Chính phủ thành lập là Tổng công ty nhà nƣớc có quy mô lớn, lấy Tổng Công ty Hàng không Việt Nam làm nòng cốt. Thành viên của Tổng Công ty bao gồm các đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin đào tạo, nghiên cứu và tiếp thị trong ngành hàng không nhằm tăng cƣờng tích tụ tập trung chuyên môn và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nƣớc giao cho nhằm nâng cao
  44. 35 hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Sơ đồ 2.1: sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Ban TCKT Pháp chế, Thanh tra Ban KHĐT Tổng giám đốc Khoa học CN Ban ATAN Trung tâm Khẩn nguy Ban ĐBCL Ban TCLĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ Phó TGĐ Khai thác TM DV& TMMĐ Đào tạo Kỹ thuật Đối ngoại Ban ĐHB Ban KHTT Ban DVTT Ban Đào Ban KT VP Đối tạo ngoại Đoàn bay Ban TTHK 2 TT OCC Ban 919 QLV T Đoàn tiếp Ban TTHH 3 XN viên TMMDĐ TT huấn VP KV luyện bay Các công ty con, Các Công ty Liên công ty TNHH doanh Liên kết
  45. 36 TCT HKVN hiện nay có: - 34 đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nƣớc và nƣớc ngoài - 15 công ty con là các công ty cổ phần và công ty liên doanh - 02 công ty TNHH Nhà nƣớc một thành viên - 4 công ty liên kết 2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Có thể nói trong những năm qua hoạt động của TCT HKVN vừa có những yếu tố thuận lợi lại vừa gặp phải những yếu tố khó khăn. 2.2.1 Thuận lợi Nền kinh tế của Việt Nam tăng trƣởng đều và luôn giữ ở mức cao trong khu vực, thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam đã dần đƣợc nâng lên, nhu cầu đi lại của ngƣời dân bằng đƣờng hàng không ngày một tăng cao. Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia thuộc nhóm sẽ phát triển du lịch mạnh nhất trên thế giới trong giai đoạn 2008-2016 (theo tổ chức Du lịch Thế giới). Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ một điểm đến thân thiện, an toàn trong khi các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a liên tục gặp phải những bất ổn về chính trị, xã hội. Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định về chính trị, môi trƣờng kinh doanh ngày càng đƣợc cải thiện và minh bạch, theo đó đã thu hút đƣợc rất nhiều các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến Việt Nam. Thực tế trong mấy năm qua, TCT HKVN đã không ngừng phát triển đội máy bay, đặc biệt là đội máy bay sở hữu. Mở thêm nhiều tuyến đƣờng bay nội địa và quốc tế. TCT HKVN đã chủ động đƣa ra các chƣơng trình giá có tính cạnh tranh cao gắn kết với chất lƣợng sản phẩm trên các thị trƣờng quốc tế, nhƣ: Pháp, Đức, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Xinh-ga-po, Ma-lai-xi- a, Thái Lan, thị trƣờng Châu Âu không có chuyến bay trực tiếp. Bên cạnh các
  46. 37 thị trƣờng truyền thống, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã củng cố và mở rộng mạng bán đến các thị trƣờng có nhiều tiềm năng nhƣ khu vực Nam Á và Bắc Âu nhằm lấp đầy các chuyến bay và tạo dựng hình ảnh của Hàng không Việt Nam tại các thị trƣờng mới, tạo tiền đề mở rộng mạng bán tại các khu vực này. Đối với thị trƣờng trong nƣớc đã áp dụng chính sách đa dạng hóa giá cƣớc nội địa Từ những yếu tố trên đã góp phần rất lớn vào sự tăng trƣởng của TCT HKVN trong những năm qua. Trong lĩnh vực hợp tác thƣơng mại, trong năm 2009, TCT HKVN đã chính thức ra nhập Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam. Đây là bƣớc phát triển chiến lƣợc và phù hợp với xu thế phát triển của ngành hàng không trên thế giới nói chung. Việc gia nhập SkyTeam sẽ giúp toàn bộ hệ thống của TCT HKVN đƣợc nâng cấp, đồng bộ hóa, giúp nâng cao tầm vóc và vị thế của TCT HKVN, chuẩn bị tốt cho kế hoạch phát triển dài hạn, vƣơn lên trở thành một trong những hãng hàng không uy tín có phạm vi và tầm ảnh hƣởng hàng đầu trong khu vực. Đồng thời, bên cạnh việc duy trì và củng cố các mối quan hệ hợp tác hiện có, TCT HKVN cũng sẽ thực hiện kế hoạch đàm phán, ký kết, triển khai thực hiện hợp tác chiến lƣợc, toàn diện với Air France; hợp tác liên danh linh hoạt với Cathay Pacific, Korean Air, Quantas Airway, Bên cạnh những thuận lợi đó cũng tồn tại không ít những khó khăn. Cụ thể là: 2.2.2 Khó khăn Có thể nói bắt đầu từ năm 2008 là năm của những biến động phức tạp, khó lƣờng, kinh tế thế giới phải đối đầu với nguy cơ suy giảm tăng trƣởng sâu. Từ đầu năm 2009, nền kinh tế đầu tầu của thế giới là Mỹ đã suy giảm mạnh đã kéo theo nhiều nền kinh tế của các nƣớc khác đi vào khủng hoảng, làm ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Theo đó, trong năm 2008 và 2009 nhu cầu đi lại của hành khách bằng đƣờng hàng không bị ảnh hƣởng đáng kể.
  47. 38 Năm 2008 cũng là năm đầy khó khăn đối với ngành hàng không thế giới. Giá nhiên liệu tăng cao đột biến (kéo dài từ tháng 3/2008 đến hết tháng 9/2008, có lúc đỉnh điểm lên tới mức 147 USD/thùng dầu thô vào tháng 7/2008) khiến chi phí đầu vào tăng cao. Hàng loạt các hãng hàng không trên thế giới đã bị phá sản hoặc phải giảm quy mô khai thác. Các hãng hàng không lớn trong khu vực Đông Nam Á nhƣ Thai Airway, Malaysia Airlines cũng lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Theo tổng kết của TCT HKVN, cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu đã làm TCT HKVN bội chi thêm khoảng 2.200 tỷ đồng trong năm 2008. Ở trong nƣớc, những bất cập trong giai đoạn đầu hội nhâp WTO cùng với những tác động rất mạnh của những yếu tố tiêu cực bên ngoài nhƣ đã phân tích ở trên đã làm cho lạm phát ở trong nƣớc vốn tiềm ẩn từ những năm trƣớc đã bộc lộ và tăng cao, kinh tế vĩ mô bị đe dọa nghiêm trọng; ngay sau lạm phát là giảm phát, nhu cầu giảm sút, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong mấy năm qua thực hiện lộ trình đã cam kết của Việt Nam khi ra nhập WTO, tại thị trƣờng Việt Nam đã có thêm nhiều hãng hàng không tham gia khai thác vận chuyển hành khách và hàng hóa, một số hãng đã tăng nhiều tải cung ứng vào thị trƣờng Việt Nam, giảm giá mạnh vào mùa thấp điểm, dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các hãng hàng không. Do ảnh hƣởng của các biến động về kinh tế đó, trong năm 2008, 2009 TCT HKVN phải trải qua giai đoạn hết sức khó khăn: các khoản chi phí đầu vào tăng cao, nhu cầu đi lại giảm sút do kinh tế suy thoái. Trong bối cảnh khó khăn đó, bên cạnh các biện pháp cắt giảm chi phí, giãn tiến độ đầu tƣ các dự án chƣa thực sự cấp bách, điều chỉnh chính sách bán, đặt/giữ chỗ , TCT HKVN đã thực hiện thành công chính sách điều chỉnh linh hoạt sản phẩm, sử dụng hiệu quả đội máy bay, tăng/giảm tải linh hoạt trên các đƣờng bay trong các giai đoạn cao/thấp điểm của từng thị trƣờng Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa chính sách đa dạng hoá cơ cấu khách, tăng cƣờng bán khách doanh thu
  48. 39 cao và tìm kiếm các cơ hội tăng doanh thu thông qua các hoạt động thuê chuyến. Việc phối hợp với các công ty du lịch, khách sạn tổ chức các chƣơng trình phát động điểm đến, xây dựng các sản phẩm tour du lịch dự kiến cũng sẽ đem lại kết quả khả quan.Dƣới đây là một số số liệu tài chính và vận chuyển của TCT HKVN: Bảng 2.1: Doanh thu chi phí, lợi nhuận của TCT HKVN trong năm 2007, 2008 và 2009 Đơn vị : tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu 20.208,60 27.106,80 28.191,07 Chi phí 19.688,30 26.880,50 28.041 Lợi nhuận trƣớc thuế 520,30 226,30 150,07 Nguồn: Số liệu từ Ban Tài chính Kế toán Với số liệu nêu trên ta có thể thấy tốc độ tăng trƣởng doanh thu của TCT HKVN hàng năm là tƣơng đối cao: Năm 2008, tăng 34% so với 2007, năm 2009 tăng 4% so với 2008. Tuy nhiên, mức độ tăng chi phí cao cao hơn mức độ tăng trƣởng doanh thu. Cụ thể: Chi phí năm 2008 tăng 36,53% so với năm 2007, chi phí năm 2009 tăng 4,3%. Điều đó dẫn đến lợi nhuận trƣớc thuế giảm dần, cụ thể : Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2009 chỉ chiếm 66,3% lợi nhuận trƣớc thuế năm 2008, lợi nhuận trƣớc thuế năm 2008 chỉ chiếm 43,5% lợi nhuận trƣớc thuế năm 2007. Nhƣ vậy, sự biến động về chi phí là rất lớn. Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với việc nghiên cứu, phân tích, sử dụng chi phí một cách có hiệu quả đƣợc đặt ra là rất cấp thiết. Nguyên nhân chính là do giá nhiên liệu năm 2008 và năm 2009 biến động lớn làm chi phí năm 2008, cũng nhƣ 2009 tăng cao.
  49. 40 Bảng 2.2: Sản lƣợng hành khách vận chuyển trong năm 2007, 2008 và 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số 6,8 triệu 8,5 triệu 9,4 triệu - Quốc tế 2,7 triệu 3,3 triệu 6,2 triệu - Nội địa 4,2 triệu 5,2 triệu 3,2 triệu Nguồn: Số liệu từ Ban Kế hoạch Thị trường Sản lƣợng khách vận chuyển năm 2008 tăng khoảng 30% so với 2007, năm 2009 tăng 10% so với 2008 cũng phù hợp với tốc độ tăng doanh thu của năm 2009 so với 2008. Bảng 2.3: Số lƣợng máy bay thuê và máy bay sở hữu Đơn vị : chiếc Loại máy bay Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 B777 8 10 10 A321 12 14 17 A320 10 10 12 A330 3 4 0 ATR 72 7 10 11 Focker – 70 2 02 2 A300 1 Tổng 42 50 53 Nguồn: Số liệu từ Ban Kế hoạch Thị trường Theo lộ trình nhận máy bay thì trong các năm tiếp theo, TCT HKVN tiếp tục nhận thêm một số máy bay B777 và B787, A321 nằm trong các hợp đồng mua máy bay đã ký với Boeing và Air Bus. 2.3 Công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN 2.3.1 Phân loại chi phí tại TCT HKVN Để phục vụ cho yêu cầu quản lý, TCT HKVN tổ chức phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này
  50. 41 giúp cho việc quản lý các yếu tố chi phí . Thứ nhất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Nhiên liệu dùng cho máy bay chiếm chủ yếu trong tổng số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tỷ lệ này có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy theo biến động của giá xăng trên thị trƣờng. - Nhiên liệu phục vụ các thiết bị và phƣơng tiện mặt đất, nhƣ: các phƣơng tiện vận tải mặt đất, các thiết bị đặc thù của hàng không dùng để phục vụ hành khách và hàng hóa tại các sân bay. - Suất ăn đồ uống phục vụ hành khách trên mỗi chuyến bay. Thứ hai: Chi phí nhân công - Lƣơng: Bao gồm lƣơng cho bộ phận trực tiếp và bộ phận gián tiếp, thông thƣờng ở TCT HKVN chiếm khoảng 60-70% trên tổng chi phí nhân công. - Các khoản phụ cấp ngoài lƣơng, nhƣ: phụ cấp giờ bay, ăn định lƣợng tổ bay, đồng phục theo giờ bay, phụ cấp công tác ngoài nƣớc của tổ bay. Các khoản phụ cấp này đƣợc chi cho các thành viên tổ bay, bao gồm ngƣời lái, tiếp viên và thợ kỹ thuật. Ngoài ra còn có sinh hoạt phí cho cán bộ đại diện TCT HKVN ở các nƣớc ngoài, đây là khoản chi theo định mức hàng tháng cho nhân viên của TCT HKVN làm tại các chi nhánh ở nƣớc ngoài, bao gồm các nhân viên tài chính, khai thác, phát triển bán, kỹ thuật, Các khoản này thông thƣờng chiếm khoảng 20% - 25% trên tổng chi phí nhân công. - Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ - Chi phí nhân công thuê ngoài: Chủ yếu là chi hí tiền lƣơng trả cho các nhân viên địa phƣơng tại các nƣớc mà có chi nhánh của TCT HKVN. Thông thƣờng chi phí này chiếm khoảng 10% trên tổng chi phí nhân công. Thứ ba: Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:
  51. 42 - Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ hành khách, là các chi phí dụng cụ suất ăn, đồ uống phục vụ hành khách trên mỗi chuyến bay. Chi phí này thông thƣờng chiếm từ 70%-75% tổng chi phí công cụ dụng cụ. - Chi phí công cụ lao động nhỏ, là các chi phí công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ đƣợc phân bổ dần vào chi phí theo thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ, chiếm khoảng 30% trong tổng chi phí công cụ dụng cụ. Thứ tƣ: Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí khấu khao máy bay: Tại TCT HKVN máy bay đƣợc khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng của mỗi loại máy bay. Chi phí này chiếm khoảng 90% trên tổng chi phí khấu hao. - Chi phí khấu hao tài sản khác: bao gồm thiết bị vận tải mặt đất, thiết bị văn phòng và các máy móc thiết bị khác. Các tài sản này cũng đƣợc TCT HKVN khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Thứ năm: Chi sửa chữa bảo dƣỡng tài sản - Chi sửa chữa bảo dƣỡng động cơ máy bay, thân máy bay: Các chi phí phát sinh sửa chữa thƣờng xuyên và chi phí bảo dƣỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất máy bay. Chi phí này thông thƣờng chiếm đến 90% tổng chi phí sửa chữa bảo dƣỡng. - Chi phụ tùng khí tài máy bay: Ở TCT HKVN chi vật tƣ phụ tùng máy bay đƣợc theo dõi trong mục chi sửa chữa bảo dƣỡng tài sản. Vì bản chất của chi phí này phát sinh đi liền với quá trình sửa chữa hay bảo dƣỡng thân máy bay và động cơ máy bay. Chi phí này thông thƣờng chiếm đến 5% tổng chi phí sửa chữa bảo dƣỡng. - Chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa các tài sản khác chiếm khoảng 5% tổng chi phí sửa chữa bảo dƣỡng. Thứ sáu: Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí thuê phƣơng tiện vận tải: Bao gồm chi phí thuê máy bay và chi phí thuê khoang, chỗ hoặc thuê chuyến bay. Thông thƣờng chi phí này
  52. 43 chiếm khoảng 40-45% tổng chi phí dịch vụ mua ngoài. Hiện tại, do hạn chế về vốn nên TCT HKVN đang trong quá trình đầu tƣ mua máy bay sở hữu, để đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển của TCT HKVN thì ngoài số lƣợng máy bay sở hữu cần phải thuê hoạt động một số máy bay. Ngoài ra còn có các nghiệp vụ thuê từng chuyến bay hay thuê một khoang hoặc một số chỗ trên chuyến bay của các hãng hàng không khác. - Chi phục vụ kỹ thuật thƣơng mại, bao gồm chi phục vụ thƣơng mại mặt đất, chi phục vụ kỹ thuật, chi phục vụ hàng hóa. Đây là các khoản chi phải trả cho các nhà quản lý sân bay và các nhà cung cấp dịch vụ tại các sân bay. Thông thƣờng khoản chi này chiếm khoảng 10% tổng chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi điều hành bay: Bao gồm chi điều hành bay và chi bay quá cảnh là các khoản chi trả cho các nhà chức trách từng quốc gia mà máy bay bay qua. Thông thƣờng khoản chi này chiếm khoảng 10% tổng chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi trả sân bay và dịch vụ khác cho chuyến bay: Bao gồm chi hạ cất cánh, chi thuê bao sân bay, chi vệ sinh máy bay, Khoản chi này thanh toán cho các nhà quản lý sân bay, nhà cung cấp dịch vụ ở các sân bay để điều hành hạ cất cánh, thuê chỗ đỗ cho máy bay trong thời gian chờ chuyến bay tiếp theo. Thông thƣờng khoản chi này chiếm khoảng 10% tổng chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm thân máy bay và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Thông thƣờng khoản chi này chiếm khoảng 3-5% tổng chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phục vụ bán chứng từ vận chuyển, bao gồm chi hoa hồng bán chứng từ vận chuyển, chi quảng cáo, chi đặt vé giữ chỗ, chi xúc tiến thƣơng mại. Thông thƣờng khoản chi này chiếm khoảng 15 -20% tổng chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi dịch vụ mua ngoài khác, nhƣ; điện nƣớc, thông tin liên lạc, báo chí trên máy bay, dịch vụ giải trí trên máy bay, phục vụ hành khách khác trên
  53. 44 máy bay và tại sân bay, thuê tài sản khác. Thông thƣờng khoản chi này chiếm khoảng 3-5% tổng chi phí dịch vụ mua ngoài. Thứ bảy: Chi khác bằng tiền, bao gồm các khoản chi đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ, công tác phí, trang phục nghành, văn phòng phẩm, tiếp khách và chi khác. Trong đó chi đào tạo chiếm khoảng 60-70%. Thứ tám: Chi phí hoạt động tài chính và chi khác. Các khoản chi này biến động mỗi năm một khác. Với cách phân loại này, sẽ giúp cho Tổng công ty Hàng không việt Nam lập đƣợc dự toán chi phí theo các yếu tố. Bên cạnh đó, Tổng công ty tổng hợp đƣợc toàn bộ chi phí, từ đó cũng kiểm tra đƣợc tỷ trọng từng yếu tố phí trong tổng chi phí, cân đối đƣợc chi phí giữa các đơn vị phòng ban, cũng nhƣ các văn phòng đại diện hay khu vực 2.3.2 Thực tế công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN Không chỉ đối với TCT HKVN mà với tất cả các doanh nghiệp, công tác quản lý chi phí đều đƣợc rất coi trọng. Để đảm bảo hoạt động có lợi nhuận, bảo toàn đƣợc nguồn vốn Nhà nƣớc giao cho, TCT HKVN đã áp dụng một số các biện pháp quản lý chi phí, phải kể đến nhƣ: 2.3.2.1 Quản lý chi phí tại TCT HKVN Thứ nhất: Quản lý chi phí và lập kế hoạch chi phí theo từng đơn vị phát sinh chi phí Nếu xét theo đặc thù về cách lập, cũng nhƣ thực hiện quản lý chi phí, thì có thể chia các đơn vị trong Tổng công ty Hàng không thành 2 nhóm : Nhóm 1: Là các đơn vị thuộc khối cơ quan Tổng công ty: Bao gồm các ban nhƣ: Dịch vụ thị trƣờng, Quản lý vật tƣ, Kỹ thuật, Đảm bảo chất lƣợng, Kế hoạch thị trƣờng, Tiếp thị Hành khách, Điều hành bay, Ban đào tạo, Tổ chức cán bộ, An toàn an ninh, Khoa học công nghệ, Tài chính kế toán. Nhóm 2: Các đơn vị hạch toán phụ thuộc bao gồm : Các văn phòng chi nhánh nƣớc ngoài, văn phòng đại diện tại ba miền Bắc Trung Nam, đoàn bay, đoàn tiếp viên, trung tâm huấn luyện bay, trung tâm điều hành khai thác Nội Bài, trung tâm điều hành khai thác Tân Sơn Nhất, tạp chí Heritage.
  54. 45 Tại mỗi một đơn vị hạch toán phụ thuộc và mỗi một ban chức năng là một đầu mối phát sinh và quản lý chi phí. Hàng năm, dựa trên kế hoạch sản xuất chung của toàn Tổng công ty đƣợc cụ thể hóa qua sản lƣợng chuyến bay, sản lƣợng hành khách và hàng hóa, các kế hoạch sản xuất kinh doanh chi tiết của đơn vị do Tổng công ty giao, dựa trên thực tế chi phí phát sinh của năm trƣớc liền kề, định mức chi phí một số khoản mục, định biên lao động, từng đơn vị hạch toán phụ thuộc và từng ban chức năng lập kế hoạch chi phí cho riêng mình. Kế hoạch chi phí này đƣợc chi tiết theo từng nội dung của chi phí. Với Kế hoạch chi phí của từng đơn vị và từng ban này sẽ đƣợc bảo vệ với TCT HKVN. Ban Kế hoạch đầu tƣ là đầu mối tổng hợp, cân đối để tham mƣu cho lãnh đạo trong việc phê duyệt và giao kế hoạch chi phí cho từng đơn vị và từng ban. Có thể khái quát quá trình lập và cấp duyệt chi phí qua sơ đồ 2.2. Sơ đồ 2.2 : Các bƣớc lập, duyệt kế hoạch ngân sách Kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của Toàn Tổng công ty Giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị Từ nhiệm vụ SXKD đƣợc giao các đơn vị lên kế hoạch chi phí Kế hoạch sơ bộ chi phí chung toàn Tổng công ty Cân đối lại chi phí chung và giao kế hoạch chi phí cho các đơn vị
  55. 46 Thứ hai: Thanh toán chi phí Tại mỗi đơn vị hạch toán phụ thuộc, định kỳ căn cứ vào kế hoạch chi phí đã đƣợc duyệt, TCT HKVN cấp kinh phí cho các đơn vị để có nguồn chi trả. Khi phát sinh chi phí các đơn vị tự tổ chức kiểm tra, thanh toán và hạch toán kế toán trên báo cáo tài chính của mình. Trong trƣờng hợp có khoản chi nào không có trong kế hoạch hoặc vƣợt kế hoạch đã đƣợc duyệt, đơn vị làm tờ trình cho TCT HKVN để đƣợc cấp bổ sung hoặc duyệt kế hoạch mới. Cuối năm, Ban TCKT sẽ thực hiện kiểm tra và ra thông tri quyết định phê duyệt quyết toán cho đơn vị. Với mỗi ban chức năng của TCT HKVN, căn cứ vào kế hoạch đã đƣợc duyệt, khi phát sinh chi phí, từng ban tự kiểm tra sau đó làm đề nghị thanh toán. Nội dung thanh toán gồm hai phần: Phần chi đảm bảo hoạt động: Các Ban tự kiểm tra làm đề nghị thanh toán chuyển về phòng Kế toán của Văn phòng đối ngoại. Các khoản chi này bao gồm : Chi tiếp khách, công tác phí, chi mua công cụ dụng cụ, chi thông tin liên lạc Phần chi theo phân cấp: Các Ban tự kiểm tra chuyển qua Ban Tài chính kế toán (Ban TCKT) làm thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp. Các chi phí phát sinh này chủ yếu là các chi phí phục vụ chuyến bay nhƣ: nhiên liệu, suất ăn, đồ uống, chi phí phục vụ kỹ thuật, thƣơng mại, hàng hóa, điều hành bay, chi trả sân bay, sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay, thuê máy bay, quảng cáo, bảo hiểm. Đây là các chi phí chính và chiếm phần lớn trong tổng chi phí của TCT HKVN. Các bƣớc thanh toán chi phí của TCTHKVN đƣợc thể hiện tóm tắt qua sơ đồ 2.3
  56. 47 Sơ đồ 2.3: Các bƣớc thanh quyết toán chi phí Khối các phòng ban tại Khối các đơn vị hạch toán Tổng công ty phụ thuộc Phòng kế toán – Văn phòng đối ngoại Phòng kế toán tại đơn vị Ban Tài chính kế toán - Tổng công ty Quyết toán Thanh toán Thứ ba: Quyết toán chi phí hàng năm Với những đặc điểm khác nhau về cách lập, cũng nhƣ thực hiện quản lý chi phí, nên giữa 2 nhóm (nhóm các ban trong Tổng công ty và nhóm các đơn vị hạch toán phụ thuộc), thì việc quyết toán chi phí cũng có sự khác biệt. Với các Ban ngành thuộc khối cơ quan Tổng công ty: Chủ yếu các chi phí của các ban là chi phí phục vụ chuyến bay, đều phát sinh liên quan đến sản lƣợng chuyến bay, hợp đồng đã ký với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, mặt khác các chi phí này đƣợc hạch toán tập trung tại Ban TCKT, nên sẽ không có công việc quyết toán cho các ban chức năng. Với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công tác quyết toán sẽ căn cứ vào kế hoạch chi phí đã đƣợc duyệt, thực tế chi phí của từng đơn vị. Thông thƣờng việc quyết toán so sánh giữa thực tế phát sinh chi phí và kế hoạch theo từng nội dung chi phí, nếu có chênh lệch đơn vị có trách nhiệm giải trình. Ban TCKT có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của khoản chênh lệch phát sinh để thực hiện chức năng tham mƣu cho Tổng giám đốc trong việc phê duyệt quyết toán.
  57. 48 2.3.2.2 Ví dụ minh họa quá trình lập, cấp thanh quyết toán ngân sách tại Tạp chí Heritage Toàn bộ quá trình lập, cấp ngân sách cũng nhƣ thanh quyết toán chi phí của toàn TCT HKVN đƣợc khái quát trong các sơ đồ 2.2 và 2.3. Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của TCT HKVN, Tạp chí Heritage cũng tuân thủ quy trình lập, cấp ngân sách cũng nhƣ thanh quyết toán chi phí nói trên, cụ thể nhƣ sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn Tổng công ty, Ban Kế hoạch Thị trƣờng lên kế hoạch giờ bay khai thác thƣơng mại năm 2009 (bảng 2.6) với các thông tin về chủng loại máy bay và số giờ bay kế hoạch tƣơng ứng với mỗi chủng loại; kế hoạch vận chuyển thƣơng mại hàng không (bảng 2.5) với các thông tin kế hoạch sản lƣợng vận chuyển hành khách năm chi tiết về chặng bay, tần suất bay, chủng loại máy bay sử dụng cho chặng, cũng nhƣ tần suất ghế sử dụng; kế hoạch sản lƣợng vận chuyển hàng không năm 2009 (bảng 2.4) với lƣợng khách vận chuyển kế hoạch đƣợc đƣa ra là 9.460.328 hành khách trong đó khách quốc tế dự kiến là 3.611.745 hành khách, khách nội địa dự kiến là 5.848.583 hành khách. Với kế hoạch khai thác cụ thể đã có, Ban Dịch vụ Thị trƣờng thay mặt Tổng công ty đặt hàng Tạp chí Heritage (thể hiện qua bảng 2.7) kế hoạch phân phối tạp chí Heritage với số lƣợng ấn phẩm phát hành cho mỗi tháng vào khoảng 70.000 cuốn/tháng, mỗi cuốn 150 trang. Căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao, ngân sách đã thực hiện qua các năm 2007, và ƣớc thực hiện 2008, Tạp chí Heritage lập kế hoạch ngân sách sản xuất kinh doanh năm 2009 với là 17.374.988 đồng trong đó chi phí chủ yếu là chi phí sản xuất Tạp chí máy bay 13.461.738 đồng (bảng 2.8: Kế hoạch ngân sách năm 2009- Tạp chí Heritage) Tổng hợp ngân sách từ các Ban, các đơn vị phụ thuộc, Ban Kế hoạch đầu tƣ tổng hợp kế hoạch ngân sách của toàn Tổng công ty, cân đối lại và
  58. 49 tham mƣu cho Tổng giám đốc giao kế hoạch ngân sách cho các đơn vị.(bảng 2.9: Tổng hợp kế hoạch ngân sách năm 2009). Cụ thể: Giao cho Tạp chí nguồn ngân sách là: 16.439.638 đồng trong đó chi cho Tạp chí máy bay là 12.932.322 đồng. Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc mọi hoạt động nghiệp vụ và thanh toán đều đƣợc diễn ra tại đơn vị. Bộ phận Tài chính kế toán của đơn vị có nhiệm vụ kiểm soát và thực hiện thanh toán. Hết một năm, để phục vụ cho công tác quyết toán, các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán trong đó có báo cáo chi tiết chi ngân sách (bảng 2.10). Với các khoản chi vƣợt ngân sách đơn vị có trách nhiệm phải giải trình với Ban Tài chính kế toán. Trên cơ sở đó, Ban Tài chính kế toán có trách nhiệm tham mƣu cho Tổng giám đốc trong việc ra quyết định quyết toán. Trong năm 2009, Tạp chí Heritage đƣợc cấp ngân sách là 16.439.638.000 đồng, thực hiện là 20.908.434.500 đồng vƣợt khoảng 26 % so với kế hoạch. Tạp chí có trách nhiệm phải giải trình khi quyết toán năm.
  59. 50 Bảng 2.4: KÕ ho¹ch s¶n l•îng vËn chuyÓn Hµng kh«ng n¨m 2009 CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH KẾ HOẠCH NĂM 2009 1 VẬN CHUYỂN HÀNH Khách 9.460.328 KHÁCH 1000 Hk.km 16.056.973 Hệ số sử dụng ghế % 76.8 Thị phần % 55.0 - Nội địa Khách 5.848.583 1000Hk.Km 4.716.623 Hệ số sử dụng ghế 81.6 Thị phần 77.0 - Quốc tế Khách 3.611.745 1000 Hk.km 11.340.350 % 74.9 % 37.5 2. VẬN CHUYỂN HÀNG TẤN 118.947 HOÁ, BƢU KIỆN 1000T.km 262.044 thị phần % 42.8 - Nội địa TẤN 77.869 1000T.km 82.905,6 thị phần % 88.7 - Quốc tế TẤN 41.078 1000T.km 179.138 thị phần % 21.6 TỔNG GIÁM ĐỐC TRƢỞNG BAN KHTT
  60. 51 B¶ng 2.5: KÕ ho¹ch vËn chuyÓn th•¬ng m¹i Hµng kh«ng n¨m 2009 T Tổng số Tổng số T đƣờng chuyến chuyến giờ bay ghế ghế km hệ số Hành khách thị Hàng hoá bay Tần suất bay Vn bay Vn cung cung sử phầ Bƣu kiện (theo (theo cứng ứng dụng HKVC HKVC 1000 n Tấn 1000 t.km tấn 1000 chặng) chặng) TM HKVC.k t.km m TỔNG 37.045 41.660 152.666 12.488.39 20.913.50 76,8 9.460.328 9.567.288 16.056.97 55,0 117.846,3 260.828,7 1.100,2 1.215,1 CỘNG 2 6 3 1.Nội địa 22.968 22.968 61.611,2 7.214.236 5.782.839 81,6 5848.583 5.848.583 4.716.623 77,0 76.998,6 82.327,3 869,9 578,3 HAN- 1.787 1.787 4.050,5 628.585 380.923 80,9 508.297 508.297 308.028 2.901,5 1.758,3 255,4 154,8 DAD * A321: 1.107 1.107 2.509,2 T1:20;t2:17,T3:19, T4:13,T5:21,T6:2 4,T7:30,T8:26,T9- T10:16,T11-12:26 * A320 : 680 680 1.541,3 T1.2 :15,T3 :17,T4 :24,T5 :15,T6 :T9 T10 :14,T7- T8 ,T12 :7 ;T9- T10 :14 ;T11 :8 . 2.Quốc tê . TỔNG GIÁM ĐỐC TRƢỞNG BAN KHTT
  61. 52 B¶ng 2.6: KÕ ho¹ch giê bay khai th¸c th•¬ng m¹i n¨m 2009 Giờ bay Số máy bay Giờ sử dụng Loại máy có trung trung bình bay bình Quốc tế Nội địa Cộng (chiếc/tháng) 1 máy bay /tháng B777 34.030,3 7.070,7 41.101,0 9,5 360,53 A320 9.464,3 18.204,8 27.669,2 10,00 230,58 A321 28.494,2 19.462,6 47.956,8 15,83 252,40 A330 13.042,7 3.310,8 16.353,5 4,92 277,18 F70 3.350,2 1.216,7 4.566,8 2,00 190,28 ATR2 2.673,2 12.345,5 15.018,8 8,30 150,79 Cộng 91.054,8 61.611,2 152.666,0 50,55 251,67 TỔNG GIÁM ĐỐC TRƢỞNG BAN KHTT
  62. 53 B¶ng 2.7: KÕ ho¹ch ph©n phèi t¹p chÝ Heritage vµ Heritage Fashion I SỐ LƢỢNG TẠP CHÍ SỐ TT ĐƠN VỊ NHẬN TẠP CHÍ LƢỢNG LOẠI TẠP CHÍ GHI CHÚ Cuèn/sè Dung sai +-10% 1 Ban KHTT ( c¸c VP§D, VPKV 9.000 Heritage 7.300 Heritage Fashion 2 Ban DVTT 59.500 Heritage 61.400 Heritage Fashion II C¸ch thøc ph¸t hµnh _ CÊp Heritage 100% sè ghÕ trªn tÊt c¶ c¸c chÆng bay quèc tÕ vµ trong níc _ CÊp Heritage Fashion 100% sè ghÕ h¹ng C : Quèc tÕ vµ quèc néi H¹ng Y: Ban DVTT chñ ®éng cÊp t¹p chÝ trªn mét sè ®•êng bay tuú thuéc vµo sè l•îng chuyÕn bay, nhu cÇu hµnh kh¸ch
  63. 54 B¶ng 2.8: KÕ ho¹ch ng©n s¸ch 2009 - T¹p chÝ Heritage Tæng C«ng ty Hµng kh«ng ViÖt nam DVT: 1.000 vnd, tØ gi¸ 1USD = 16.800 TT Néi dung Thùc hiÖn KH 2008 Thùc hiÖn •íc TH % SS KÕ ho¹ch 2009 %SS §•îc 2007 9 th¸ng-2008 2008 TiÒn Chi phÝ duyÖt A B 1 2 3 4 5=4/2 6 7 8=6/4 II Chi phÝ 12.936.792 16.709.581 12.698.181 16.737.334 100,17 18.012.668 17.374.988 107,62 16.439.638 2 Nh©n c«ng 177.311 177.311 140.716 187.621 105,81 193.711 193.711 103,25 193.711 3 C«ng cô, dông cô s¶n xuÊt 36.016 26.415 21.577 26.415 100,00 22.000 17.525 83,29 17.525 3.1 C«ng cô lao ®éng nhá 36.016 26.415 21.577 26.415 100,00 22.000 17.525 83,29 17.525 4 KhÊu hao tµi s¶n 92.000 84.556 63.417 84.556 100,00 84.556 84.556 100,00 84.556 5 B¶o dìng, söa ch÷a tµi s¶n 28.000 31.776 21.754 32.000 100,70 32.000 29.091 100,00 29.091 6 DÞch vô mua ngoµi 11.577.423 15.346.124 11.634.771 15.241.813 99,32 15.946.483 15.481.738 104,62 14.952.322 6.3 DÞch vô phôc vô b¸n 10.756.423 14.498.737 10.994.526 14.383.697 99,21 13.724.483 13.461.738 95,42 12.932.322 6.3.3 T¹p chÝ trªn m¸y bay 10.756.423 14.498.737 10.994.526 14.383.697 99,21 13.724.483 13.461.738 95,42 12.932.322 7 Chi kh¸c b»ng tiÒn 1.026.042 1.043.399 815.947 1.164.929 111,65 1.733.918 1.568.367 148,84 1.162.433 ng•êi lËp tr•ëng ban kÕ ho¹ch ®Çu t•
  64. 55 B¶ng 2.9: B¶ng tæng hîp kÕ ho¹ch ng©n s¸ch n¨m 2009 Tæng C«ng ty Hµng kh«ng ViÖt Nam §¬n vÞ: 1.000 VN§ TẠP CHÍ NỘI DUNG TỔNG HERITAGE TỔNG CHI PHÍ 23.860.286.030 16.439.638 I- Chi phí nguyên nhiên liệu 7.888.497.610 1- Nguyên vật liệu chính 952.320.383 - Vật tƣ vệ sinh máy bay 19.636.233 - Suất ăn, đồ uống 932.684.150 2- Nguyên vật liệu phụ 14.578.679 3- Nhiên liệu 6.921.598.548 Nhiên liệu máy bay 6.885.769.947 Nhiên liệu mặt đất 35.828.601 II- Chi phí nhân công 2.140.727.212 193.711 1- Lƣơng, phụ cấp có tính chất luơng 1,057,586,603 2- Các khoản phụ cấp ngoài luơng 456.586.208 109.296 Phụ cấp chuyến bay 140.735.959 Ăn định lƣợng tổ bay 22.484.860 Đồng phục giờ bay 17.017.617 Phụ cấp công tác ngoài nƣớc tổ bay 221.303.577 SH phí đại diện 25.807.749 Phụ cấp khác (ăn giữa ca) 29.236.446 109.296 3- BHXH – KPCĐ 50.036.446 84.415 4- Chi phí nhân công thuê ngoài 576.517.955 Thuê NVĐP tại các VPCN 194.810.483 Tổ lái, Tiếp viên 381.707.472 III- Chi phí dụng cụ sản xuất 162.958.284 17.525 Dụng cụ phục vụ hành khách 146.908.501 Công cụ l.động, vật rẻ tiền m.hỏng 16.049.783 17.525 IV- Chi phí khấu hao tài sản 1.556.885.172 84.556 Máy bay, động cơ 1.450.627.105
  65. 56 Tài sản khác 106.258.067 84.556 V- Bảo dưỡng sửa chữa tài sản 1.000.735.868 29.091 1- Sửa chữa lớn 335.553.286 - Máy bay, động cơ 319.774.316 - Tài sản khác 15.778.970 2- Bảo quản sửa chữa thƣờng xuyên 665.182.582 29.091 - Máy bay, động cơ 590.222.250 V.tƣ phụ tùng, đ.cơ - Tài sản khác 74.960.332 29.091 VI- Chi phí dịch vụ mua ngoài 9.611.244.611 14.952.322 1- Thuê phƣơng tiện vận tải 3.858.147.203 Thuê máy bay, khai thác, bảo dƣỡng MB 3.670.515.307 Thuê động cơ 62.121.931 Thuê chuyến, mua chỗ, khoang 78.474.500 Thuế thuê phuơng tiện 47.035.465 2- Chi phí phục vụ chuyến bay 3.192.968.653 - Phục vụ thƣơng mại mặt đất 560.780.138 - Phục vụ kỹ thuật 727.521.426 - Phục vụ hàng hóa 115.858.000 - Điều hành bay 896.767.737 Trong nƣớc 257.858.590 Ngoài nƣớc 172.462.973 Bay quá cảnh 466.446.175 - Chi trả sân bay 834.490.402 Hạ cất cánh trong nƣớc 239.566.594 Hạ cất cánh ngoài nƣớc 212.561.316 Chi trả khác cho sân bay 382.362.492 - Chi dịch vụ khác cho chuyến bay 57.550.950 3- Dịch vụ phục vụ bán 1.428.174.873 12.932.322 Quảng cáo 81.120.240 Tạp chí máy bay 13.562.927 12.932.322 Chi hệ thống đặt vé, giữ chỗ 512.816633 In ấn chứng từ 7.000.000
  66. 57 Hoa hồng bán vé 680.000.000 Khuyến mại, QC chiến thuật 78.030.000 Dịch vụ phục vụ bán khác 55.645.073 4- Dịch vụ phục vụ hành khách 264.017.519 0 Báo chí phục vụ hành khách 51.255.851 Giải trí trên máy bay 35.379.476 Thuê xe sân đỗ 27.000.000 Phục vụ hành khách khác 150.382.192 5- Chi bảo hiểm 312.108.725 0 Bảo hiểm hàng không 305.350.000 Bảo hiểm phi hàng không 6.758.725 6- Dịch vụ mua ngoài khác 243.718.913 2.020.000 Thông tin liên lạc 34.998.120 68.582 Điện nƣớc 26.750.000 54.545 Thuê tài sản 146.206.210 1.896.873 Chi phí kiểm toán 4.500.000 Dịch vụ khác 31.264.583 VII- Chi khác bằng tiền 297.673.766 1.162.433 Trang phục ngành 7.448.244 Bảo hộ lao động 16.543.145 32,250 Cung ứng văn phòng 10.628.029 39.091 - Văn phòng phẩm 7.968.580 22.727 - Sách, tài liệu chuyên môn 2.659.449 16.364 Tiếp khách, hội họp 12.500.000 36.545 Công tác phí 49.500.000 108.647 - Công tác phí trong nƣớc 11.340.000 78.647 - Công tác phí ngoài nƣớc 38.160.000 - Chi khảo sát 30.000 Chi đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ 107.367.538 81.818 Chi nghiên cứu khoa học 1.986.810 Chi khác 91.700.000 864.082 XIII- Chi phí hoạt động tài chính, khác 1.201.563.507
  67. 58 Trả lãi, phí vay nợ 883.410.746 Chênh lệch tỷ giá 303.152.761 Chi phí hoạt động khác 15.000.000 IX- Thuế, phí, lệ phí 84.129.058 X- Trích dự phòng trợ cấp mất việc 4.000.000 TR¦ëng ban kÕ ho¹ch ®Çu t• TæNG GI¸M §èc
  68. 59 B¶ng 2.10: B¸o c¸o chi tiÕt chi ng©n s¸ch n¨m 2009, T¹p chÝ Heritage Tæng c«ng ty Hµng kh«ng ViÖt Nam Đơn vị : VNĐ STT Danh môc KÕ ho¹ch KÕ ho¹ch n¨m 2009 % th Ghi chi phÝ 2009 B»ng tiÒn 2009 2009 Chó 1 2 3 4 8 A Chi ®¶m b¶o H§SXKD 3.065.276.740 3.228.322.740 1.755.731.534 57 I Chi phÝ nguyªn liÖu - 0 - II Chi phÝ nh©n c«ng 193.711.000 193.711.000 - - III Chi phÝ dông cô s¶n xuÊt 17.525.000 22.000.000 16.419.762 94 IV Chi phÝ khÊu hao 84.556.000 94.514.211 112 V Chi phÝ b¶o d•ìng, söa ch÷a tµi s¶n 217.656.740 220.565.740 166.982.225 77 VI Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi 2.020.000.000 2.222.000.000 1.173.289.476 58 VII Chi kh¸c b»ng tiÒn 531.828.000 570.046.000 304.525.860 57 B Chi theo ph©n cÊp cña TCT 13.562.927.000 18.237.516.689 19.152.702.966 141 I DÞch vô mua ngoµi 13.562.927.000 18.237.516.689 19.152.702.966 141 TæNG CHI PHÝ 16.628.203.740 21.465.839.429 20.908.434.500 126 - NGƢỜI LẬP PHỤ TRÁCH TCKT THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
  69. 60 2.4. Nhận xét về công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN 2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc Trong những năm gần đây, Hàng không thế giới nói chung và Hàng không Việt Nam nói riêng chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi khủng hoảng kinh tế. Nhiều hãng Hàng không lớn trên thế giới, khu vực lâm vào tình trạng phá sản, hoặc bên bờ vực của sự phá sản điển hình nhƣ Japan Airlines, và Hãng Hàng không lớn thứ hai Việt Nam : Jestar Pacific rơi vào tình trạng lỗ nghiêm trọng. Trong bối cảnh hết sức khó khăn nhƣ vậy, mặc dù tốc độ tăng trƣởng của doanh thu qua các năm thấp hơn mức độ tăng của chi phí: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 là 34%, tốc độ tăng trƣởng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 là 4%, tốc độ tăng chi phí tƣơng ứng là 36% và 4,3%, song lợi nhuận trƣớc thuế luôn đạt ở mức cao. Điều này, phần nào chứng tỏ TCT HKVN đã có đƣợc các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả . Có thể nói, nếu năm 2008 không bị ảnh hƣởng bởi giá nhiên liệu tăng cao liên tục từ 60 USD/thùng vào tháng 3/2008 tăng đến 147 USD/thùng vào tháng 9/2008, mặt khác nếu không bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Mỹ, một số nƣớc Châu Âu và Nhật Bản thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 sẽ tăng rất cao so với năm 2007. Theo báo cáo tổng kết năm 2008 của TCT HKVN, do ảnh hƣởng của giá nhiên liệu tăng cao đã làm cho chi phí năm 2008 của TCT HKVN tăng thêm 2.200 tỷ đồng. Từ sự phân tích ở trên, nếu loại trừ yếu tố biến động của giá nhiên liệu bay, chúng ta nhận thấy trong mấy năm qua, TCT HKVN đã quản lý tốt chi phí, kết quả kinh doanh, tốc độ tăng trƣởng doanh năm sau cao hơn năm trƣớc, nhiều khoản chi phí đƣợc cắt giảm và tiết kiệm. Có đƣợc kết quả này là nhờ vào một số giải pháp mà TCT HKVN đã thực hiện dƣới đây: Thứ nhất: Tiết kiệm nhiên liệu bay Trong các đề xuất của chƣơng trình tiết kiệm nhiên liệu bay do IATA tƣ vấn, hạn chế sử dụng động cơ phụ (APU) là một trong những đề xuất có hiệu quả cao, tiềm năng. Theo nhƣ TCT HKVN đánh giá nếu áp dụng đề xuất này của IATA có thể tiết kiệm tới 3.736.408 USD/năm. Đây là một nội dung cần
  70. 61 sự phối hợp, điều hành quản lý của toàn bộ hệ thống khai thác của TCT HKVN gồm khai thác bay, cụ thể là ngƣời lái, khai thác mặt đất và kỹ thuật tàu bay. Chƣơng trình tiết kiệm nhiên liệu bay bắt đầu đƣợc TCT HKVN thực hiện thí điểm từ 08/2008 đối với một số sân bay. Theo đó, ngƣời lái chỉ khởi động APU 2 phút trƣớc khi tàu lăn và dừng bánh và chỉ khởi động APU 15 phút trƣớc giờ khởi hành. Trong thời gian tới, TCT HKVN tiếp tục áp dụng rộng rãi chƣơng trình này cho tất cả các sân bay trong nƣớc và quốc tế có đủ điều kiện. Tuy nhiên, nhìn qua có thể cho rằng đây là một việc làm đơn giản, nhƣng thực tế là một nội dung phức tạp nhất trong các nội dung tiết kiệm. Để thực hiện nội dung này không đòi hỏi phải đầu tƣ về tài chính, nhƣng là sự thay đổi cơ bản trong điều hành quản trị ở TCT HKVN. Theo báo cáo của Ban Dịch vụ Thị Trƣờng của TCT HKVN, số liệu thống kê sơ bộ trong 4 tháng đầu thực hiện thí điểm chƣơng trình này đã tiết kiệm cho TCT HKVN 500 ngàn USD. Hiện nay Ban Dịch vụ Thị trƣờng đang hoàn tất những công việc cuối cùng để xây dựng cụ thể chuẩn chất lƣợng dịch vụ mục tiêu là làm hài lòng khách hàng trong việc hạn chế sử dụng APU (thời điểm sử dụng xe điều hòa để hành khách cảm thấy thoải mái), điều tra xem xét các điều kiện dịch vụ ở các sân bay còn lại trên toàn mạng bay để có thể áp dụng đại trà. Một biện pháp tiết kiệm nhiên liệu nữa của TCT HKVN là thay đổi lại cách tính nhiên liệu dự phòng cho các chuyến bay đƣờng trung và đƣờng dài, bay trong chế độ tiết kiệm nhiên liệu, thực hiện kế hoạch bay linh hoạt tùy theo sản lƣợng mỗi chuyến bay. Trƣớc kia cũng có cách tính nhiên liệu dự phòng, nhƣng qui định cho phép số nhiên liệu dự phòng nhiều hơn cả số lƣợng nhiên liệu cần thiết. Thực tế qua nhiều năm áp dụng thì thấy qui định này không phù hợp với thực tế. Theo thống kê của Ban Vật tƣ, giải pháp mới này đã giúp TCT HKVN trong năm 2008 tiết kiệm đƣợc khoảng 20 triệu USD tiền nhiên liệu. Thứ hai: Điều chỉnh quãng đường bay của một số chặng bay nội địa Trong mấy năm qua, TCT HKVN đã nghiên cứu để điều chỉnh rút ngắn một số tuyến đƣờng bay quốc nội. Đƣờng bay rút ngắn đồng nghĩa với việc