Kỹ thuật thu thập thông tin và viết Báo cáo tự đánh giá

pdf 43 trang phuongnguyen 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật thu thập thông tin và viết Báo cáo tự đánh giá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfky_thuat_thu_thap_thong_tin_va_viet_bao_cao_tu_danh_gia.pdf

Nội dung text: Kỹ thuật thu thập thông tin và viết Báo cáo tự đánh giá

  1. bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tµi liÖu tËp huÊn tù ®¸nh gi¸ trong kiÓm ®Þnh chÊt l−îng gi¸o dôc ®¹i häc Kü ThuËt THU ThËp TH¤NG TIN Vµ ViÕt B¸o C¸o Tù §¸nh GI¸ PhÇn 1. C¸c kü thuËt thu thËp th«ng tin trong tù ®¸nh gi¸ vµ ®¸nh gi¸ ngoµi PhÇn 2. Kü thuËt viÕt b¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ TP. Hå ChÝ Minh, 12/2006 1
  2. MỤC LỤC Phần 1. Các kỹ thuật thu thập thông tin trong tự đánh giá và đánh giá ngoài I. Kỹ thuật phỏng vấn 4 II. Kỹ thuật quan sát 14 Phần 2. Kỹ thuật viết báo cáo tự đánh giá I. Những hướng dẫn chung 17 II. Hướng dẫn tự đánh giá và viết báo cáo theo bộ tiêu chuẩn kiêm định trường đại học 18 2
  3. Phần 1: CÁC KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN TRONG TỰ ĐÁNH GIÁ & ĐÁNH GIÁ NGOÀI1 I. KỸ THUẬT PHỎNG VẤN Định nghĩa Phỏng vấn là một kỹ thuật thu thập dữ liệu trong đó người hỏi (phỏng vấn) đặt câu hỏi bằng miệng cho người được phỏng vấn và người được phỏng vấn đáp lại bằng miệng (Gliner và Morgan, 2000). Các loại phỏng vấn Theo Fitzgerald và Cox (1987) có hai loại phỏng vấn: phỏng vấn trịnh trọng (formal interview) và phỏng vấn thân mật (informal interview). Tuy nhiên, Babbie (1995) và Denzin (1978) cho rằng có ba loại phỏng vấn: (a) phỏng vấn theo khuôn mẫu định sẵn (standardized interview), (b) phỏng vấn không theo một khuôn mẫu định sẵn (unstandardized interview), and (c) phỏng vấn bán cấu trúc (semi-standardized interview). Creswell (1994) cũng phân phỏng vấn thành ba loại nhưng từ góc độ khác: (a) phỏng vấn trực tiếp từng người một, (b) phỏng vấn qua điện thoại, và (c) phỏng vấn nhóm. Ưu và khuyết điểm Theo Creswell (1994), phỏng vấn có ba ưu điểm: (a) phỏng vấn sẽ rất hữu ích khi người được phỏng vấn không thể được quan sát một cách trực tiếp, (b) người được phỏng vấn có thể cung cấp những thông tin lịch sử hữu ích, và (c) người phỏng vấn có quyền chủ động trong việc điều khiển các câu hỏi. Mặc dù có những ưu điểm vừa nêu, phỏng vấn cũng có bốn nhược điểm: (a) thông tin thu thập từ phỏng vấn đã được sàn lọc qua lăng kính của người được phỏng vấn, (b) các cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin xảy ra ở một địa điểm được quy định thay vì là ở một bối cảnh tự nhiên, (c) sự có mặt của người phỏng vấn có thể làm cho các câu trả lời bị thiên vị, và (d) không phải ai cũng đều có khả năng diễn đạt và cảm nhận như nhau. Một số điều cần lưu ý khi phỏng vấn Berg (2001) có đưa ra “10 điều răn cho công việc phỏng vấn”: (a) thiết lập mối quan hệ tốt, (b) bám chặt mục đích, (c) đặt câu hỏi một cách tự nhiên, (d) tập trung lắng nghe và thể hiện sự thông cảm, (e) ăn mặc thích hợp, (f) phỏng vấn ở một địa điểm thoải mái, (g) yêu cầu người được phỏng vấn trả lời nhiều hơn là một từ, (h) thể hiện sự tôn trọng đối với người được phỏng vấn , (i) tập dợt nhiều lần, và (j) bày tỏ lòng cảm kích đối với người được phỏng vấn (p. 99). Ngoài ra, khi phỏng vấn cần tránh ba loại câu hỏi sau: (a) câu hỏi sử dụng từ cảm xúc (affectively worded questions), (b) câu hỏi có sử dụng nhiều hơn một ý (“double- barreled” questions), và (c) câu hỏi sử dụng cấu trúc phức hợp (Berg, 2001, p. 79). Các cuộc phỏng vấn sử dụng câu hỏi có từ cảm xúc thường dẫn đến những câu trả lời tiêu cực về mặt tình cảm. Berg (2001) xem từ “tại sao” là từ dễ gây cảm xúc tiêu cực vì nó đặt người được phỏng vấn vào thế phòng thủ, làm cho họ nghĩ rằng câu trả lời đầu tiên của họ có lẽ đã sai. Câu hỏi có nhiều hơn một ý (“double-barreled”) là câu hỏi có 1 TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM 3
  4. nhiều hơn một vấn đề trong một câu hỏi và có lẽ đòi hỏi phải có nhiều hơn một câu trả lời với những mức độ khác nhau hoặc trái ngược nhau. Câu hỏi có cấu trúc phức hợp có thể sẽ là câu hỏi dài, gây cho người được phỏng vấn có thể quên đi phần chính yếu của câu hỏi, vì thế làm ảnh hưởng đến mức độ chính xác của thông tin trả lời (Berg, 2001). Kỹ thuật phỏng vấn trong tự đánh giá • Xác định trước các thông tin cần được thu thập qua phỏng vấn. Các thông tin này nên trực tiếp liên quan đến các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể cần thu thập • Xác định những người thực hiện phỏng vấn (như thành viên của nhóm phụ trách tự đánh giá), thu thập, phân tích, và viết tóm lược kết quả phỏng vấn • Xác định những người (cá nhân, nhóm) then chốt có thể cung cấp các thông tin cần thu thập • Chuẩn bị bảng câu hỏi cho các đối tượng phỏng vấn (ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa, sinh viên, giảng viên, cán bộ, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên), gửi câu hỏi cho các chuyên gia đánh giá và kiểm định góp ý; hiệu đính và hoàn chỉnh các bảng câu hỏi dựa trên các phản hồi nhận được; cần đề nghị các cá nhân, đơn vị chuẩn bị sẵn các tài liệu làm minh chứng; • Liên hệ để xin cuộc hẹn phỏng vấn. Khi liên hệ, nên đính kèm các tài liệu như: (a) thư đồng ý và hỗ trợ của Ban Giám hiêu nhà trường, (b) bảng tóm lược về quá trình tự đánh giá, (c) bảng câu hỏi phỏng vấn, (d) nghi thức phỏng vấn, và (e) danh sách tư liệu/minh chứng cần thu thập • Trước ngày phỏng vấn, gọi điện hoặc gửi thư nhắc lại cuộc hẹn phỏng vấn (địa điểm, thời gian, v.v.) • Tiến hành phỏng vấn, ghi chú nội dung cũng như các quan sát khác trong khi phỏng vấn. • Tế nhị và chuyên nghiệp trong cách đặt câu hỏi để tránh tạo ra sự phòng thủ • Tập trung trao đổi các nội dung cần thu thập • Chào hỏi ban đầu nhằm tạo được sự gần gũi, nhưng cần phải giữ ở mức độ giới hạn • Tránh khống chế hoặc để cho một trong những người đang được phỏng vấn khống chế buổi trao đổi • Sau khi một câu hỏi đã được trả lời thích đáng, cần phải chuyển sang câu hỏi kế tiếp của danh sách các câu hỏi • Phải theo dõi về mặt thời gian để đảm bảo kết thúc phỏng vấn đúng giờ và phân bổ đủ thời gian để di chuyển đến cuộc hẹn kế tiếp • Để quản lý thời gian một cách hiệu quả, người phỏng vấn cần phải o Đọc trước các tài liệu liên quan có sẵn càng nhiều càng tốt trước khi phỏng vấn o Phân bổ thời gian hợp lý cho các cuộc phỏng vấn. 4
  5. • Cần phân bổ thời gian hợp lý (thời gian giữa các cuộc phỏng vấn, thời gian buổi tối) để ghi chép lại một số quan sát và những ghi chú khác • Phân tích dữ liệu phỏng vấn • Viết tóm lược kết quả phỏng vấn có đối chiếu với các nguồn dữ liệu khác (quan sát, tư liệu, v.v.), đóng góp cho nội dung báo cáo tự đánh giá. Phỏng vấn nhà tuyển dụng Thông tin thu thập được từ nhà tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp của một số chương trình đào tạo nào đó có thể rất hữu ích đối với quá trình tự đánh giá. Mặc dù một số thông tin có thể thu nhận được từ các nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của tất cả các chương trình đào tạo, phản hồi của nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của các chương trình kỹ thuật và dạy nghề sẽ hữu ích nhất. Đối với các chương trình đào tạo khác, thông tin phản hồi có thể được tìm hiểu từ chính các sinh viên tốt nghiệp; cán bộ chuyên trách các chương trình đào tạo sau đại học, trong trường hợp sinh viên tốt nghiệp tiếp tục học ở cấp cao hơn; hoặc một nhà tuyển dụng một nhóm lớn sinh viên tốt nghiệp từ một trường nào đó. Đối với các chương trình đào tạo nghề hoặc chương trình đào tạo khác, nếu chúng ta xác định được những nhà tuyển dụng đã tuyển khoảng 5-10 sinh viên tốt nghiệp, có hai phương pháp phỏng vấn hiệu quả được sử dụng để thu thập thông tin. Thay vì sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ phiếu khảo sát, mà tỉ lệ trả lời từ các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cho phương pháp này thường là thấp, phương pháp phỏng vấn sẽ hiệu quả hơn nhiều. Kỹ thuật như thế có thể áp dụng tập trung vào một hoặc hai người trong một tổ chức, có biết những thông tin mà ta cần thu thập. Hai kỹ thuật phỏng vấn đó là: (a) cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được tiến hành tại cơ quan của nhà tuyển dụng, hay phỏng vấn qua điện thoại trong vòng khoảng nửa tiếng hay nhiều hơn; và (b) phỏng vấn nhóm, qua việc chọn lựa cẩn thận đại diện các nhà tuyển dụng được mời đến một địa điểm cụ thể (thí dụ như trường đại học) để trao đổi trong nhóm về những kinh nghiệm của họ liên quan đến các sinh viên tốt nghiệp của chương trình đào tạo. Cuộc phỏng vấn nhóm này nên được tiến hành bởi một người trung gian thứ ba có kinh nghiệm, biết rõ vấn đề cần trao đổi và nhu cầu của quá trình tự đánh giá chương trình. Mỗi kỹ thuật vừa nêu sẽ được bàn đầy đủ hơn, và một biểu mẫu phỏng vấn có thể được điều chỉnh dễ dàng cho từng loại phỏng vấn trên, sẽ được trình bày tiếp theo đây. Phỏng vấn bán cấu trúc với một nhà tuyển dụng. Hầu hết các chương trình đào tạo đều có thể xác định một số nhà tuyển dụng đã có kinh nghiệm tuyển dụng một nhóm sinh viên tốt nghiệp trong vài năm qua, đặc biệt là trong khoảng từ 1-5 năm qua (để xin những phản hồi của họ về chương trình đào tạo hiện hành). Để thực hiện điều này, các thành viên trong nhóm tự đánh giá nên thiết lập một danh sách tổng quát các nhà doanh nghiệp, dịch vụ, cơ quan nhà nước, bằng cách phối hợp và có sự hỗ trợ của giảng viên khác trong khoa/trường, cán bộ khoa, với cán bộ, lãnh đạo của hội cựu sinh viên hoặc các hội sinh viên tốt nghiệp khác, những cán bộ phụ trách biết nơi làm việc của các sinh viên tốt nghiệp, hoặc cùng với cán bộ phụ trách mối liên hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp hoặc văn phòng dịch vụ hỗ trợ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. 5
  6. Một khi đã có danh sách của 5-10 tổ chức có tuyển dụng với khoảng 5 hay nhiều hơn 5 sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo, nên tiến hành liên hệ các tổ chức này để xin hẹn phỏng vấn. Hãy tìm hiểu xem 1-2 người nào trong cơ quan họ/tổ chức của họ biết nhiều nhất về lịch sử công việc, kinh nghiệm, và đánh giá sinh viên tốt nghiệp của chương trình đào tạo. Quan trọng phải tìm được người có thời gian làm việc với sinh viên tốt nghiệp và biết rõ về sinh viên tốt nghiệp, không nhất thiết phải là tổng giám đốc điều hành hoặc nhà quản trị cấp cao khác. Dĩ nhiên, khoảng cách địa lý, thời gian, và chi phí thì quan trọng, nhưng hầu hết các chương trình đào tạo đều có thể tìm được từ 3-5 nhà tuyển dụng trong vùng tại địa phương có kinh nghiệm cần thiết sẵn sàng trao đổi về những đặc tính của các sinh viên tốt nghiệp, kinh nghiệm của các sinh viên đối với công việc, những điểm mạnh và điểm yếu chung của họ, nhu cầu của doanh nghiệp đối với một số kiến thức kỹ năng cụ thể trong những năm sắp tới, và đưa ra một số đề nghị cho chương trình đào tạo. Vào một thời điểm được sắp xếp trước, người phỏng vấn có thể trao đổi với nhà tuyển dụng để ghi chú lại hoặc thu băng lại cuộc trao đổi, và sau đó phân tích buổi phỏng vấn, và gửi lại để nhóm phụ trách công tác tự đánh giá sẽ trao đổi các kết quả tìm được. Phỏng vấn nhóm nhà tuyển dụng. Kỹ thuật phỏng vấn nhóm đôi khi hiệu quả hơn việc thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn cá nhân riêng lẻ. Cuộc phỏng vấn nhóm cho phép những người được phỏng vấn trao đổi, chia xẻ, qua đây có thể giúp phát hiện thêm những nhận thức mới, giải thích, và đề nghị thực tế hơn cho chương trình đào tạo. Danh sách của những người được mời cho cuộc phỏng vấn có thể được tiến hành tương tự như cách thức chọn người cho các cuộc phỏng vấn cá nhân. Cùng các tiêu chuẩn được thực hiện, ngoại trừ yếu tố về khoảng cách có thể được điều chỉnh bằng cách này hoặc cách khác bởi vì những người được phỏng vấn phải đi đến địa điểm, như trường đại học hoặc một địa điểm khác để được phỏng vấn. Trước khi sắp xếp giờ gặp cho cuộc phỏng vấn, nhóm phụ trách công tác tự đánh giá nên chọn một người trung gian thứ ba để thực hiện buổi phỏng vấn, thông thường là người từ một chương trình đào tạo khác như xã hội học, tâm lý học, quản lý, hoặc truyền thông. Người tình nguyện đó nên gặp các thành viên của nhóm phụ trách công tác tự đánh giá để trao đổi những mối quan ngại, những câu hỏi mà nhóm phụ trách tự đánh giá cho là cần thiết phải được tìm hiểu, bất cứ một nội dung quan trọng nào khác cần phải được tìm hiểu cho công việc tự đánh giá, và mục đích mà chương trình đào tạo đã đặt ra cho những năm vừa qua. Nhóm phụ trách công tác tự đánh giá phải thu xếp một buổi phỏng vấn vào một thời điểm thuận lợi cho cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn; chọn chỗ phỏng vấn tiện nghi thoải mái, có thức uống giải khát và máy thu âm; sắp xếp cả nơi đậu xe cho khách mời; và chào đón khách nồng nhiệt, làm cho họ cảm thấy thoải mái, cảm ơn họ và có thư cảm ơn họ sau buổi phỏng vấn. Các vị khách mời đến phỏng vấn cũng thấy thích thú về cuộc phỏng vấn bởi vì họ được dịp thăm lại trường (thông thường là nơi tổ chức phỏng vấn nhóm) giúp họ biết nhiều hơn về trường, họ thường có thể kết hợp cuộc phỏng vấn nhóm với một số công việc khác, và có thể học tập được từ buổi trao đổi cũng như từ ý kiến đóng góp phân tích của đại diện các nhà tuyển dụng khác. Người phỏng vấn tình nguyện sẽ gặp các nhà tuyển dụng kéo dài từ 2-3 giờ đồng hồ, không có sự hiện diện của nhóm phụ trách công tác đánh giá cũng như các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo đang được đánh giá. Người 6
  7. phỏng vấn sẽ điều khiển cuộc phỏng vấn với các thành viên có mặt (khoảng từ 5-10 người) để trao đổi về các câu hỏi phỏng vấn, đồng thời tìm hiểu thêm những nhận xét và ý kiến khác của khách mời phỏng vấn. Người phỏng vấn sẽ phân tích các ghi chú và bất kỳ băng ghi âm nào từ cuộc phỏng vấn và viết lại tóm tắt và phân tích ngắn gọn (từ 3-5 trang) cho nhóm phụ trách đánh giá. Xin xem mẫu phỏng vấn cho một nhóm các nhà tuyển dụng sau đây: Bảng 1. Mẫu phỏng vấn cho một nhóm các nhà tuyển dụng 1. Giới thiệu và mục đích: Cảm ơn khách mời đã đến phỏng vấn; giới thiệu về mục đích: để tìm hiểu thông tin về sinh viên tốt nghiệp tại các nơi làm việc, mà chỉ có quý khách mời có mặt có thể cung cấp các thông tin này, để chương trình đào tạo có thể được liên tục cải tiến; và cũng để tìm hiểu thông tin cụ thể về nhu cầu của các nhà tuyển dụng về đặc tính cụ thể mà các nhà tuyển dụng mong đợi ở các sinh viên tốt nghiệp trong tương lai cần phải có; và muốn nghe những ý kiến đề nghị đối với chương trình đào tạo bao gồm nội dung, kỹ năng, kinh nghiệm, v.v. Giới thiệu mỗi người; tên (nên có bảng tên của khách đặt sẵn trên bàn); vai trò/công việc/vị trí; mô tả chung về loại công việc hoặc những kinh nghiệm khác mà họ đã từng có đối với các sinh viên tốt nghiệp (quản lý, cán bộ phòng tổ chức, người phụ trách công việc đánh giá công việc của sinh viên tốt nghiệp). 2. Các mục tiêu chung và việc đạt được các mục tiêu chung Phát danh sách các mục tiêu chung của chương trình đào tạo; trao đổi về từng mục tiêu chung và đánh giá xem từng mục tiêu như thế có đạt được hay không, theo những gì khách mời phỏng vấn có thể nhận xét thông qua việc thực hiện công việc của sinh viên tốt nghiệp. Xác định bất cứ vấn đề cụ thể nào. Liệt kê chúng ra; và trao đổi thảo luận về các vấn đề này. 3. Thảo luận về nền tảng giáo dục cơ bản và các đặc tính sinh viên tốt nghiệp cần có như óc phân tích, khả năng giải quyết vấn đề, hiểu biết về những động cơ trong công việc, thái độ đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn. 4. Trao đổi về những kỹ năng và kiến thức cụ thể mà sinh viên tốt nghiệp được mong đợi cần phải có như kỹ năng viết, kinh nghiệm sử dụng các trang thiết bị và kỹ thuật cụ thể, kiến thức về lý thuyết cơ bản, thực hành chuyên môn cơ bản, v.v. 5. Bất cứ những điểm mạnh chung nào mà sinh viên tốt nghiệp có 6. Bất cứ những điểm yếu chung nào mà sinh viên tốt nghiệp có 7. Bất cứ một chương trình đào tạo và huấn luyện chung nào mà các nhà tuyển dụng cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp 8. Những vấn đề mới và quan trọng, nhu cầu đào tạo, hoặc những mong đợi cho sinh viên tốt nghiệp trong những năm tới 9. Những đề nghị cụ thể đối với chương trình đào tạo. 10. Phương thức phỏng vấn thu thập thông tin như thế này nên được tiếp tục thực hiện cho những năm kế tiếp. 11. Cảm ơn khách mời phỏng vấn. Có thể hứa hẹn chia sẻ kết quả phân tích nội dung của buổi trao đổi với những khách mời phỏng vấn. 7
  8. Nguồn: Self-study process: A guide to self-evaluation in higher education.của H. R. Kells, 1995, 4th edition, tr. 80. Phỏng vấn các sinh viên tốt nghiệp Trong trường hợp cán bộ giáo vụ chương trình đào tạo có địa chỉ, số điện thoại của khoảng 10-20 sinh viên tốt nghiệp từ 1- 5 năm qua, họ có thể thu xếp các cuộc phỏng vấn điện thoại với các sinh viên này. Các cuộc phỏng vấn này có thể được tiến hành để thu thập một số dữ liệu về kinh nghiệm làm việc của sinh viên tốt nghiệp (những thách thức, kỹ năng, và kiến thức cần thiết) và ý kiến về cách thức mà khoá học đã hoặc đã không chuẩn bị cho công việc của họ hoặc các phương diện khác trong cuộc sống của họ. Các thành viên của nhóm phụ trách công tác đánh giá gọi điện thoại cho sinh viên tốt nghiệp, giải thích nhu cầu cần có thông tin, và xin một cuộc hẹn để phỏng vấn chi tiết hơn. Thời gian buổi tối cũng thường rất thích hợp cho các cuộc phỏng vấn này. Khi phỏng vấn qua điện thoại, người phỏng vấn nên theo bảng câu hỏi phỏng vấn (xem bảng 2 dưới đây). Bảng 2. Mẫu qui trình phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp Sau khi chào hỏi và đảm bảo giữ kín các thông tin mà sinh viên tốt nghiệp cung cấp 1. Xác nhận một số thông tin cơ bản Địa chỉ nhà: Số điện thoại nhà: Đơn vị tuyển dụng: Năm tốt nghiệp: Chuyên ngành phụ (nếu có): Năm bắt đầu khoá học: Các nội dung khác: Quá trình làm việc: Đã qua các khoá đào tạo, huấn luyện khác: Các giải thưởng, danh hiệu đạt được: Các kinh nghiệm quan trọng khác: 2. Loại công việc đang đảm trách: (công việc, bản chất công việc, các trách nhiệm đặc biệt, kiến thức và kỹ năng cần có, v.v.) 3. Trao đổi về cảm nhận của sinh viên tốt nghiệp về mức độ đạt được các mục tiêu chung của khoá học. (Trao đổi các mục tiêu chung; thu thập những ý kiến về thành tựu đạt được, ở đây người phỏng vấn cần có một bản sao về các mục tiêu mà khoá học muốn đạt được; ghi chú các điểm mạnh và điểm yếu của các thành tựu đạt được). 4. Những điểm mạnh của khoá học là gì, đặc biệt trong sự tương quan với kinh nghiệm làm việc của bạn cho đến nay? 5. Những điểm yếu cơ bản của khoá học là gì? 8
  9. 6. Anh (chị) đã học thêm những môn học/khoá đào tạo nào từ khi anh (chị) tốt nghiệp? 7. Những phương diện nào của khoá học: giảng dạy, nội dung, học liệu (thiết bị, trợ cụ), dịch vụ, và thực tập (nếu có) cần phải được cải tiến? 8. Anh (chị) có đề nghị gì đối với khoá học không? 9. Anh (chị) có muốn tư vấn cho chương trình học theo định kỳ không? Anh (chị) có muốn giúp giới thiệu việc làm cho sinh viên? Anh (chị) có muốn tham gia vào nhóm mẫu nghiên cứu và tư vấn dài hạn cho chương trình học không? 10. Cảm ơn. Có thể hứa hẹn chia sẻ những thông tin đã phân tích từ các cuộc phỏng vấn và các thông tin khác về kết quả tự đánh giá và về khoá học. Nguồn: Self-study process: A guide to self-evaluation in higher education của H. R. Kells, 1995, 4th edition, tr. 81. Nội dung phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp trong Bảng 2 cũng tương tự như nội dung phỏng vấn các nhà tuyển dụng trong Bảng 1. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp nhấn mạnh đến việc thu thập thông tin về kinh nghiệm làm việc và mối liên hệ giữa các kinh nghiệm này với khoá học đang được đánh giá. Phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp thường là cách làm ít tốn kém và nhanh chóng để tìm hiểu một loạt các vấn đề quan trọng. Điều cốt lõi ở đây chính là khả năng tiếp cận được sinh viên tốt nghhiệp. Cần thiết phải biết hoặc có khả năng tìm ra nơi làm việc của các sinh viên tốt nghiệp và liên hệ với họ ở nhà hoặc ở chỗ làm trước. Kỹ thuật phỏng vấn cho thành viên đoàn đánh giá ngoài • Xác định trước các thông tin cần được thu thập qua phỏng vấn. Các thông tin này nên trực tiếp liên quan đến các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể mà thành viên của đoàn đánh giá ngoài được phân công thực hiện đánh giá. • Xác định đối tượng (cá nhân, nhóm) then chốt có thể cung cấp các thông tin mà thành viên đoàn đánh giá ngoài cần. Cần lưu ý sự hạn chế về quỹ thời gian mà thành viên đoàn đánh giá ngoài có trong việc quyết định số lượng các cuộc phỏng vấn cần thực hiện. • Trước chuyến khảo sát tại trường, thành viên đoàn đánh giá ngoài nộp cho trưởng đoàn danh sách đề nghị phỏng vấn với cá nhân và nhóm. Danh sách này có thể được thay đổi và điều chỉnh bởi trưởng đoàn để tối ưu hoá quỹ thời gian của đoàn. • Soạn các câu hỏi sao cho có thể thu thập được thông tin cần có. Thí dụ, nếu thành viên đoàn đánh giá đang nỗ lực xác định xem kết quả đánh giá có được sử dụng để cải tiến các chương trình học và dịch vụ hay không, thành viên của đoàn có thể yêu cầu cá nhân hoặc nhóm cung cấp ba hoặc bố thí dụ về việc sử dụng kết quả để cải tiến chương trình và dịch vụ mà cá nhân hay nhóm đó phụ trách. • Ghi chú nội dung trả lời cũng như các quan sát khác trong quá trình phỏng vấn, làm cơ sở cho việc soạn thảo báo cáo đoàn đánh giá ngoài sau này • Chuyên nghiệp trong cách đặt câu hỏi để không tạo ra sự phòng thủ • Giữ nội dung trao đổi tập trung vào các nội dung cần thu thập 9
  10. • Không trao đổi về công việc, diễn tiến, hoặc ấn tượng của đoàn đánh giá ngoài với cá nhân và nhóm ngoài đoàn đánh giá ngoài. Hãy nhớ rằng việc đánh giá báo cáo tự đánh giá là quyết định của cả một tập thể dựa trên những đánh giá chuyên nghiệp tập thể của các thành viên của đoàn đánh giá ngoài. • Trao đổi chào hỏi ban đầu nhằm tạo ra sự gần gũi, nhưng nên giữ ở mức độ giới hạn • Tránh khống chế hoặc để cho một cá nhân nào đó khống chế buổi trao đổi phỏng vấn • Sau khi một câu hỏi đã được trả lời thích đáng, cần phải chuyển sang câu hỏi kế tiếp • Phải theo dõi về mặt thời gian để có thể kết thúc buổi phỏng vấn đúng hẹn và kịp giờ di chuyển đến cuộc hẹn kế tiếp. • Để quản lý thời gian hiệu quả, thành viên đoàn đánh giá ngoài nên thực hiện các điều sau o Đọc trước các tài liệu (báo cáo tự đánh giá, tài liệu giới thiệu về trường, v.v.) liên quan đến trách nhiệm được phân công càng nhiều càng tốt trước khi phỏng vấn tại trường; xác định xem nhà trường đã đáp ứng được những tiêu chuẩn và tiêu chí nào thông qua các minh chứng sẵn có, những tiêu chuẩn và tiêu chí nào cần phải được làm rõ qua các cuộc phỏng vấn o Phải chọn lựa cẩn thận danh sách cá nhân và nhóm cần được phỏng vấn. Chỉ sắp xếp các cuộc phỏng vấn nhằm đối chiếu, làm rõ, hoặc giải thích cho những thông mà trường nộp o Một khi đã thu thập đủ thông tin cần thiết để xác nhận là trường có đáp ứng được tiêu chuẩn và tiêu chí hay không, thành viên đoàn nên huỷ các buổi phỏng vấn còn lại liên quan đến vấn đề này o Có thể xem xét việc tiến hành phỏng vấn trong buổi ăn sáng hoặc ăn trưa nếu một số cá nhân cần được phỏng vấn chỉ rãnh vào các khoảng thời gian đó o Phân bổ thời gian hợp lý cho các cuộc phỏng vấn o Có thời gian giữa các cuộc phỏng vấn để ghi chép lại một số quan sát, nội dung làm cơ sở cho báo cáo tự đánh giá. • Soạn bản dự thảo về bất cứ một kiến nghị gì từ việc đánh giá của thành viên đoàn đánh giá về những tiêu chuẩn, tiêu chí mà trường chưa đáp ứng. Thí dụ về nghi thức phỏng vấn cho Đoàn đánh giá ngoài tại các trường 1. Giới thiệu a. Bản thân (tên, chức danh, trường, lĩnh vực chuyên môn). b. Mục tiêu của cuộc phỏng vấn: 10
  11. i. để làm quen với người được phỏng vấn; ii. để tìm hiểu về các hiện trạng và cơ hội để nâng cao công tác giảng dạy và học tập, và iii. để xác định cần có những gì để có thể tận dụng những cơ hội đó. c. “Các thông tin của cuộc phỏng vấn như tên, chức vụ, và nơi công tác của người được phỏng vấn sẽ được giữ kín. Các thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ được tổng hợp trong các phần tóm tắt nhưng sẽ không có nêu tên, chức danh và đơn vị công tác. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng ông/bà sẽ cảm thấy thoải mái trong việc cung cấp cho chúng tôi những nhận xét trung thực và cởi mở nhất.” d. Kết quả sẽ được tóm tắt trong báo cáo đoàn đánh giá ngoài. 2. Thông tin về bản thân ông/bà: a. Tên của ông/bà? b. Chức vụ và nhiệm vụ hiện tại? c. Trình độ học vấn và kinh nghiệm? 3. Mô tả các hiện trạng và cơ hội để cải tiến công tác giảng dạy và học tâp. Các hiện trạng và cơ hội để cải tiến công tác giảng dạy và học tập khác nhau như thế nào ở bậc đại học/sau đại học, ở khoa và trường như thế nào? a. Việc giảng dạy được thực hiện như thế nào (xin cho ví dụ)? Câu hỏi gợi ý cho giảng viên: Các môn học được dạy như thế nào? Có cho sinh viên bài tập về nhà không (cho ví dụ một bài tập)? Sử dụng sách giáo khoa nào? Nếu không có sách giáo khoa, thì dạy sinh viên những tài liệu nào? Cho ví dụ về nội dung của một bài giảng cụ thể. b. Chất lượng/trình độ học tập hiện tại (có minh chứng bằng tư liệu)? Việc học của sinh viên được giám sát như thế nào? Ông/bà thấy có vấn đề tồn tại gì? Những vấn đề quan ngại của ông/bà là gì? c. Ông/bà có hài lòng với tình hình hiện tại? Những mặt nào đang hoạt động tốt? Những mặt nào cần thiết phải được điều chỉnh? d. Theo ông/bà có những cơ hội nào để cải tiến việc giảng dạy và học tập? Những mong muốn của ông/bà là gì? Tầm nhìn của ông/bà là gì? Vấn đề cạnh tranh là gì? 4. Cần có những gì để tận dụng cơ hội nâng cao công tác giảng dạy và học 11
  12. tập? a. Theo ông/bà, công việc giảng dạy và học tập lý tưởng trong tương lai tại Việt Nam sẽ nên như thế nào? b. Thành phần nào nên tham gia vào quá trình cải tiến công tác giảng dạy và học tập? c. Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa và/hoặc giảng viên cần những kiến thức và kỹ năng gì cho việc cải tiến chất lượng giảng dạy và học tập? d. Những nguồn lực (như thời gian, tài chính, nhân sự, tài liệu, du lịch, tiện nghi, đào tạo và giáo dục) nào bắt buộc phải có để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập? e. Cần có những phần thưởng và hình thức khuyến khích nào đối với những ai có đóng góp cho việc cải tiến chất lượng giảng dạy và học tập? f. Sự lãnh đạo nên xuất phát ở cấp độ nào nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập? 5. Còn điều gì khác mà ông/bà muốn chia sẻ với tôi không? 6. Xin cảm ơn ông/bà đã dành thời gian trao đổi với (chúng) tôi! Nguồn: Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý tại một số trường đại học Việt Nam của các tác giả Director, Doughty, Gray, Hopcroft, & Silvera, 2006, tr. 105-106 (có điều chỉnh). Thí dụ về câu hỏi phỏng vấn dành cho Đoàn đánh giá ngoài phỏng vấn nhà tuyển dụng 1. Sơ lược tiểu sử của các nhân viên ông/bà đang tuyển dụng là gì (như trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng)? 2. Nguồn nhân lực có đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của ông/bà không? 3. Ông/bà có tuyển sinh viên mới tốt nghiệp không? 4. Ông/bà tuyển sinh viên tốt nghiệp từ những trường nào? 5. Khi làm việc, những sinh viên của trường đó đã đủ trình độ hay cần phải đào tạo thêm? 6. Trường đại học nào cung cấp những sinh viên tốt nhất cho ông/bà? 7. Cần phải cải thiện những gì trong quá trình đào tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng/doanh nghiệp/công việc? 8. Những kỹ năng mới hoặc yêu cầu trong tương lai mà người lao động cần có? 12
  13. Nguồn: Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý tại một số trường đại học Việt Nam.của các tác giả Director, Doughty, Gray, Hopcroft, & Silvera, 2006, tr. 107 (có điều chỉnh). II. KỸ THUẬT QUAN SÁT Định nghĩa Quan sát là sự xem xét bằng mắt về trường học, môi trường, văn hoá, và sự tương tác giữa những con người với nhau, v.v. Các loại quan sát Theo Creswell (1994), quan sát có thể được chia thành bốn loại: (a) tham gia hoàn toàn (complete participant) vai trò của người nghiên cứu được giữ kín, (b) quan sát đồng thời tham gia (observer as participant) vai trò của người nghiên cứu được nhận biết rõ, (c) tham gia đồng thời là quan sát (participant as observer) quan sát đóng vai trò thứ yếu đối với vai trò tham gia, và (d) quan sát hoàn toàn (complete observer) người nghiên cứu quan sát mà không tham gia. Ưu và khuyết điểm Quan sát có hai ưu điểm: (a) giúp cho người nghiên cứu hiểu được bối cảnh và (b) cung cấp dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống hành vi điển hình (Merriam, 1988). Tuy nhiên, các nhà phê bình cũng nhận thấy một số yếu điểm của quan sát như là một kỹ thuật thu thập dữ liệu “rất chủ quan” (Merriam, 1988, p. 88). Một hạn chế khác của kỹ thuật quan sát đó là sự xâm phạm (intrusiveness). Kỹ thuật quan sát trong quá trình Tự đánh giá Trong quá trình tự đánh giá, kỹ thuật quan sát rất ít được sử dụng để thu thập thông tin. Có lẽ vì tất cả các thành viên trong nhóm phụ trách công tác tự đánh giá hết sức quen thuộc với bối cảnh và môi trường xung quanh nơi khoá học diễn ra. Quan sát được sử dụng rất phổ biến khi đoàn đánh giá ngoài đến trường để thu thập thông tin. Do vậy, kỹ thuật quan sát sẽ được trình bày trong phần đánh giá ngoài. Kỹ thuật quan sát trong quá trình Đánh giá ngoài • Trước chuyến đi thực địa, trưởng đoàn đánh giá ngoài đi khảo sát tiền trạm tại trường, tốt nhất là sau khi bản thảo báo cáo tự đánh giá đã được viết xong và tương đối sớm để trường có thể thực hiện một số công việc khi thấy cần thiết. Trưởng đoàn đánh giá, với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường, quan sát học tập tất cả những gì về trường cần thiết cho chuyến thăm của đoàn đánh giá ngoài sắp tới. • Xây dựng một chương trình làm việc chi tiết, kể cả thiết lập sơ đồ của trường • Khi đến trường, quan sát cách bố trí của nhà trường, khung cảnh nhà trường, cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ cho sinh viên (thư viện, phòng thí nghiệm, căn- tin, hiệu sách, khu vui chơi giải trí, và các dịch vụ khác), giảng viên và cán bộ nhà trường; quan sát lớp học hoặc một buổi seminar đang diễn ra; quan sát mối quan hệ giữa mọi người với nhau; văn hoá; và cơ chế nâng cao chất lượng hiện hữu của nhà trường 13
  14. • Ghi chú những quan sát của mình trong khi thực hiện các cuộc phỏng vấn (cách bày trí văn phòng, ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể, v.v.) • Giữa các cuộc phỏng vấn, bố trí thời gian để ghi lại những quan sát của mình • Trong khi thu thập thông tin, cần ghi nhận các quan sát và những ghi chú đặc biệt. • Tóm lược các quan sát của mình có đối chiếu với các nguồn dữ liệu khác (tư liệu, phỏng vấn, v.v.), nhằm nâng cao độ tin cậy của những kết luận đồng thời có thể phát hiện ra một số câu hỏi phát sinh mới cần được làm rõ thong qua những quan sát và các cuộc phỏng vấn tiếp theo (Glesne, 1999, p. 58). Những ghi chú về những quan sát sẽ rất quan trọng cho việc vẽ nên một bức tranh sống động về trường • Phân tích dữ liệu và viết báo cáo của đoàn đánh giá ngoài. Tóm lại, kỹ thuật phỏng vấn và quan sát là hai trong số các kỹ thuật thu thập dữ liệu trong quá trình tự đánh giá và đánh giá ngoài. Các kỹ thuật này có sự tương quan, hỗ trợ lẫn nhau và đôi khi xảy ra đồng thời với nhau. Việc sử dụng nhiều kỹ thuật thu thập dữ liệu (phỏng vấn, quan sát, tài liệu, v.v.), đối chiếu so sánh chúng là rất quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy của các kết quả tìm được của quá trình tự đánh giá và đánh giá ngoài. 14
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO Babbie, E. (1995). The practice of social research (7th ed.). Belmont, CA: Wadsworth Publishing. Berg, B. L. (2001). Qualitative research methods for the social sciences. Boston: Allyn and Bacon. Creswell, J. W. (1994). Research design: Qualitative & quantitative approaches. Thousand Oaks, CA: Sage Publications. Denzin, N. K. (1978). The research act (5th ed.). New York: McGraw-Hill. Director, S. W., Doughty, P., Gray, P. J., Hopcroft, J. E., & Silvera, I. F. (2006). Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý tại một số trường đại học Việt Nam [Observations on undergraduate education in computer science, electrical engineering, and physics at select universities in Vietnam]. A report presented to the Vietnam Education Foundation by the Site Visit Teams of the National Academies of the United States. Fitzgerald, J. D., & Cox, S. M. (1987). Research methods in criminal justice. Chicago: Nelson-Hall. Glesne, C. (1999). Becoming qualitative researchers: An introduction (2nd ed.). New York: Addison Wesley Longman. Gliner, J. A., & Morgan, G. A. (2000). Research methods in applied settings: An integrated approach to design and analysis. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum. Kells, H. R. (1995). Self-study processes: A guide to self-evaluation in higher education. Phoenix, AZ: Oryx Press. 15
  16. Phần 2: KỸ THUẬT VIẾT BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ2 I. NHỮNG HƯỚNG DẪN CHUNG Báo cáo tự đánh giá (BCTĐG) là một tài liệu rất quan trọng trong quá trình kiểm định vì đây chính là nguồn thông tin tham khảo chủ yếu của đoàn đánh giá ngoài, đồng thời là cơ sở để đưa ra kết quả đánh giá. BCTĐG không phải là một bản liệt kê các thành tích đã đạt được của đơn vị, cũng không phải là bản mô tả những mơ ước của nhà trường hoặc bản cam kết những gì nhà trường sẽ thực hiện khi có điều kiện, mà chủ yếu là một bản phân tích mang tính tự phê phán dựa trên các minh chứng cụ thể những mặt mạnh cũng như những tồn tại cần khắc phục của nhà trường. Một BCTĐG có giá trị nhất thiết phải nêu được các quy trình và minh chứng cho mọi mặt hoạt động của nhà trường, và các lập luận thuyết phục dựa trên minh chứng cho thấy nhà trường đã thực sự triển khai quy trình đó một cách có hiệu quả. 1. Cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi Khi mới bắt đầu viết BCTĐG, rất dễ xảy ra tình trạng chỉ liệt kê chi tiết các hoạt động cụ thể mà không tạo được một bức tranh tổng quát về chát lượng của nhà trường. Để tránh tình trạng nói trên, khi viết về mỗi tiêu chí trong Bộ Tiêu chuẩn kiểm định, cần lưu ý trả lời được những câu hỏi cốt lõi sau đây: – Chúng ta đang làm gì? – Chúng ta thực hiện những việc đó như thế nào? – Làm sao chúng ta biết được là chúng có hiệu quả? – Những ưu, khuyết điểm nổi bật của chúng ta là gì? – Chúng ta sẽ phát huy những ưu điểm và khắc phục các khuyết điểm như thế nào? – Chúng ta có các điều kiện sẵn sàng để bảo đảm rằng các kế hoạch hành động trong tương lai chắc chắn sẽ thực hiện được hay không? Chẳng hạn, trước khi viết về Tiêu chí 2.2 (Hệ thống văn bản tổ chức, quản lý hoạt động của nhà trường), cần tự đặt ra và trả lời những câu hỏi sau: – Chúng ta đang có những văn bản nào? Những văn bản đó do bộ phận nào xây dựng? Điều đó có hợp lý không? – Hệ thống văn bản hiện nay có hiệu quả trong việc quản lý các hoạt động của nhà trường không? Làm sao chúng ta biết được là chúng có hiệu quả? – Những ưu, khuyết điểm nổi bật của hệ thống văn bản quản lý của trường là gì? Chúng ta sẽ phát huy những ưu điểm và khắc phục các khuyết điểm đó như thế nào? Những kế hoạch đề ra trong tương lai có khả thi không? Khi tất cả những câu hỏi này đều đã được trả lời thì việc viết BCTĐG cho Tiêu chí đang được xét sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 2 TS. Vũ Thị Phương Anh, Trung tâm KT & ĐGCLĐT – ĐHQG-HCM TS. Đỗ Hạnh Nga, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 16
  17. 2. Chú trọng phân tích mối liên hệ nhân quả giữa mục tiêu, quá trình hoạt động, và kết quả đạt được Mặc dù các minh chứng là rất quan trọng để khẳng định sự tồn tại của các hoạt động của nhà trường, nhưng chất lượng của một BCTĐG không phụ thuộc vào số lượng minh chứng được đưa ra, mà phụ thuộc vào khả năng lập luận và phân tích với những minh chứng đầy đủ để đưa ra những nhận định thuyết phục về những mặt mạnh và tồn tại của nhà trường dựa trên mục tiêu đã đề ra và các hoạt động đã thực hiện được. Vì thế, điều mà mọi thành viên TCT cần hết sức tránh là chỉ tập trung vào việc liệt kê một danh sách các mục tiêu, chính sách, thành tích mà không phân tích được ý nghĩa của các minh chứng cũng như mối liên hệ nhân quả giữa mục tiêu đề ra, quá trình thực hiện, và thành tựu đạt được của nhà trường. II. HƯỚNG DẪN TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ VIẾT BÁO CÁO THEO BỘ TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Việc tự đánh giá được thực hiện theo quy trình sau: 1. Xem xét tổng thể toàn bộ một tiêu chuẩn trước khi đi vào các tiêu chí cụ thể, đặc biệt tập trung vào những yếu tố chính • Mục tiêu của nhà trường đối với tiêu chuẩn đó; • Chính sách và nguồn lực để phục vụ việc đạt mục tiêu; • Các hoạt động cụ thể, chú trọng những hoạt động nổi bật có liên quan đến việc đạt mục tiêu đã đề ra; • Kết quả và sự hài lòng của những bên có liên quan. 2. Đánh giá từng tiêu chí trong tiêu chuẩn • Xem xét thực trạng của nhà trường tại thời điểm đánh giá; • Phân tích thực trạng (Chúng ta nghĩ gì về nó? Thực trạng ấy đã làm ta hài lòng chưa?); • Nhà trường có thể đáp ứng được đến đâu các yêu cầu của tiêu chí đang đánh giá? Sự tồn tại của minh chứng? • Nếu chưa đạt, cần tìm hiểu nguyên nhân làm cơ sở cho việc đưa ra những đề xuất cải tiến. • Tóm tắt những điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch hành động trong tương lai. 3. Thảo luận để đạt được sự thống nhất về những mô tả, phân tích, các mặt mạnh và tồn tại được đề cập trong báo cáo trước khi hoàn tất Sau khi bản thảo hoàn chỉnh đầu tiên của BCTĐG được hoàn tất, cần tổ chức thảo luận báo cáo rộng rãi trong toàn trường để thu thập ý kiến về những mô tả, phân tích, và nhận định được nêu trong báo cáo. Sau khi đã thảo luận và thống nhất quan điểm, chương giới thiệu của báo cáo chính thức cần bao gồm cả những ý kiến thảo luận chung về các kết luận, trong đó bảo đảm tất cả các thành viên tham gia đều đã được cung cấp cùng một thông tin có giá trị như nhau. Dưới đây là những điểm cần lưu ý đối với từng tiêu chuẩn/ tiêu chí kèm các câu hỏi gợi ý có thể sử dụng trong quá trình viết báo cáo tự đánh giá. Cần lưu ý rằng mỗi trường đều có những đặc thù riêng về lịch sử hoạt động, sứ mạng, mục tiêu, nguồn lực, thời cơ, vv, nên những câu hỏi này không thể phù hợp với tất cả các trường, mà chỉ có 17
  18. tính gợi ý để giúp nhà trường làm quen với việc động não (brainstorm) trong quá trình tự đánh giá. Tốt nhất là mỗi trường có thể tự viết ra những câu hỏi cho từng tiêu chí trước khi thực sự bắt tay vào thu thập thông tin và viết báo cáo. Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học (2 tiêu chí) Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học phải được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và với các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương và của cả nước. Mục tiêu giáo dục phải được định kì xem xét, đánh giá về mức độ phù hợp với tình hình thực tiễn, để kịp thời bổ sung và điều chỉnh. Khi phân tích sứ mạng và mục tiêu của nhà trường, cần lưu ý phân tích những điểm sau: • Sứ mạng của nhà trường được xây dựng dựa trên cơ sở nào (vd: chức năng được giao, nguồn lực thực tế, định hướng phát triển của nhà trường, hoặc chiến lược phát triển của địa phương)? Sứ mạng đó có khả thi so với điều kiện và nguồn lực của nhà trường hay không? • Nhà trường đã làm gì để chuyển tải các mục tiêu đã đề ra vào các hoạt động của mình? Sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong trường trong việc xây dựng sứ mạng và mục tiêu cũng như triển khai, điều chỉnh và bổ sung các nhiệm vụ của nhà trường ra sao? Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của trường đại học được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, với các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương và của cả nước. MỨC 1: Sứ mạng của trường đại học được xác định bằng văn bản, có nội dung rõ ràng, phù hợp với chức năng, với các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường. MỨC 2: Sứ mạng của trường đại học phù hợp, gắn kết với chiến lược phát triển KT- XH của địa phương và của cả nước. Một số câu hỏi gợi ý: – Tầm nhìn (vision) của nhà trường về các hoạt động đào tạo là gì? – Tầm nhìn của nhà trường về các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ cộng đồng (community service) là gì? – Sứ mạng của nhà trường có được chuyển thành mục tiêu cụ thể hay không? – Nhà trường có chính sách phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của mình không? – Các chính sách và kế hoạch chiến lược có được phổ biến đầy đủ đến đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên không? 18
  19. – Hoạt động chính của nhà trường là gì? Những hoạt động nào không thuộc hoạt động giảng dạy và nghiên cứu? Chúng có mối liên hệ thế nào với sứ mạng của nhà trường? – Các hoạt động phi lợi nhuận của nhà trường là gì? – Nét nổi bật của nhà trường so với các trường đại học khác là gì? – Tầm nhìn của nhà trường về vai trò của mình đối với xã hội? – Vai trò của nhà trường tại địa phương, quốc gia và quốc tế? – Nhà trường có chính sách hỗ trợ, tư vấn xã hội và cộng đồng nói chung hay không? Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của trường đại học được định kì rà soát, bổ sung, điều chỉnh, được quán triệt và thực hiện trong tập thể nhà trường. MỨC 1: Có các báo cáo kết quả định kì rà soát, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu giáo dục của trường đại học. MỨC 2: Mục tiêu giáo dục được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ, được phổ biến rộng rãi trong tập thể nhà trường và được các đơn vị trực thuộc đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện. Một số câu hỏi gợi ý: – Những kết quả đạt được của nhà trường có phù hợp với các mục tiêu, mục đích đã đề ra không? – Nhà trường kiểm tra như thế nào để biết được rằng trường đạt được những gì cần đạt? – Nếu không thoả mãn với các thành tựu đạt được, nhà trường có kế hoạch cải thiện ra sao? – Vai trò của các đơn vị trong việc xây dựng, rà soát, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu giáo dục của trường? Trong việc cụ thể hoá các mục tiêu đó thành các nhiệm vụ cụ thể và có kế hoạch triển khai? Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lí (5 tiêu chí) Trường đại học được tổ chức và quản lí phù hợp với qui định của Nhà nước, với các nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất của trường; có kế hoạch và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Khi phân tích cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà trường, cần lưu ý phân tích những điểm sau: • Cơ cấu tổ chức và quản lý hiện nay của nhà trường đã được xây dựng nhằm đạt mục đích gì (vd: hiệu quả công việc, đảm bảo tính đại diện cảu mọi thành phần trong nhà trường)? • Cơ cấu tổ chức và quản lý hiện nay có bảo đảm thực hiện mọi nhiệm vụ của nhà trường một cách tối ưu nhất hay chưa? Nếu chưa, thì nên làm gì để cải thiện tình hình? 19
  20. Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo qui định và được cụ thể hoá trong qui chế về tổ chức và hoạt động của trường. MỨC 1: Cơ cấu tổ chức của trường được thực hiện theo qui định và phù hợp với điều kiện thực tế. MỨC 2: Có qui chế về tổ chức, hoạt động của nhà trường và được cơ quan chủ quản phê duyệt. Một số câu hỏi gợi ý: – Nhà trường có vai trò và chức năng của hệ thống quản lý trường, khoa và đội ngũ có được mô tả rõ ràng không? – Cơ cấu quản lý được tổ chức như thế nào? Quản lý tập trung từ cao đến thấp hay từ thấp đến cao? Cơ cấu tổ chức bên trong có phù hợp với mục đích và mục tiêu của nhà trường không? Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lí các hoạt động của nhà trường một cách có hiệu quả. MỨC 1: Hệ thống văn bản về tổ chức và quản lí các hoạt động của nhà trường được phổ biến trong toàn trường. MỨC 2: Hệ thống văn bản về tổ chức và quản lí các hoạt động của nhà trường được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các đơn vị của trường. Một số câu hỏi gợi ý: – Hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý của nhà trường có được phổ biến trong toàn trường không? Bằng cách nào? Hiệu quả của việc phổ biến? – Làm thế nào nhà trường có thể chứng minh rằng hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý các hoạt động của nhà trường được triển khai có hiệu quả tại các đơn vị? Tiêu chí 2.3: Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể lãnh đạo và cá nhân cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên trong nhà trường được phân định rõ ràng. MỨC 1: Có các văn bản phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của tập thể lãnh đạo và của các cá nhân trong nhà trường. MỨC 2: Sự phân định trách nhiệm và quyền hạn cho tập thể lãnh đạo hay cá nhân có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lí, điều hành và cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Một số câu hỏi gợi ý: – Việc quản lý đội ngũ của nhà trường có được nêu ra thành những quy định cụ thể và rõ ràng hay không? 20
  21. – Làm thế nào nhà trường có thể chứng minh rằng hiện nay sự phân định trách nhiệm và quyền hạn cho tập thể lãnh đạo và cá nhân có tác dụng hỗ trợ cho mọi mặt công tác của nhà trường? Tiêu chí 2.4: Trường đại học có chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương và của cả nước; có biện pháp giám sát và định kì đánh giá việc thực hiện kế hoạch. MỨC 1: Có kế hoạch phát triển ngắn hạn phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương. MỨC 2: Có chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương và của cả nước. Một số câu hỏi gợi ý: – Quy trình xây dựng và đánh giá kế hoạch phát triển của nhà trường được thực hiện ra sao? Những cá nhân và bộ phận nào trực tiếp tham gia vào quá trình này? – Làm sao nhà trường biết được kế hoạch phát triển của mình phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương và cả nước? Tiêu chí 2.5: Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học hoạt động có hiệu quả và được đánh giá tốt trong xếp loại hàng năm; các hoạt động trong nhà trường tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ. MỨC 1: Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể không để xẩy ra mất đoàn kết nội bộ, thu hút được cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên, người học tham gia và duy trì sinh hoạt theo qui định. MỨC 2: Công tác Đảng, đoàn thể phát huy tác dụng tốt, góp phần duy trì sự ổn định trong nhà trường, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và được đánh giá tốt trong xếp loại hàng năm. Một số câu hỏi gợi ý: – Tổ chức Đảng và các đoàn thể đóng vai trò gì, và đã có những hoạt động gì để thúc đẩy sự tham gia của cán bộ giảng viên và sinh viên vào các hoạt động của nhà trường? – Làm sao nhà trường biết được công tác Đảng và đoàn thể đã có tác dụng tốt trong việc duy trì sự ổn định trong trường? Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo (4 tiêu chí) Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. 21
  22. Khi phân tích chương trình, những yếu tố sau đây cần được xem xét trong một hệ thống hoàn chỉnh: • Quan điểm thiết kế chương trình • Nội dung chương trình và cấu trúc chương trình • Quan điểm sư phạm của trường/khoa/giảng viên • Việc đánh giá/ thi cử và quản lý văn bằng, chứng chỉ Ngoài việc xem xét mối liên hệ bên trong của các yếu tố nói trên, nhà trường còn cần chú trọng đánh giá mức độ thành công của việc chuyển tải được các mục tiêu giáo dục của nhà trường vào chương trình đào tạo, và sự đóng góp của mỗi khoá học đối với sự thành công trong việc thực hiện sứ mạng của nhà trường. Tiêu chí 3.1: Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có sự tham gia của các giảng viên và cán bộ quản lí. MỨC 1: Có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của trường. MỨC 2: Có đầy đủ chương trình chi tiết và tài liệu tham khảo cho các ngành đào tạo của trường. Một số câu hỏi gợi ý: – Quy trình xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy và học tập của trường được xây dựng ra sao? – Nhà trường đã thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo có đủ tài liệu tham khảo cho các ngành đào tạo của trường? Tiêu chí 3.2: Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lí, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. MỨC 1: Chương trình đào tạo có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có cấu trúc hợp lí, được thiết kế một cách hệ thống trên cơ sở cụ thể hoá chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. MỨC 2: Chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của từng trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người học và của thị trường lao động. Một số câu hỏi gợi ý: – Chương trình đào tạo đặt ra những mục tiêu gì? – Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở triết lý giáo dục như thế nào? – Chương trình đào tạo phù hợp ra sao với sứ mạng của nhà trường? – Các mục tiêu của chương trình được phát biểu ra sao? – Mục đích của việc đào tạo là gì? – Chương trình đào tạo có được xây dựng hợp lý không? 22
  23. – Chương trình đào tạo đã được điều chỉnh ra sao để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và kết quả đạt đến mức nào? – Mục tiêu và mục đích của chương trình được chuyển thành những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp như thế nào? (vd: các mục tiêu liên quan đến kiến thức, kỹ năng và thái độ). – Nội dung chương trình đào tạo bậc đại học có phản ánh được kết quả mong muốn không? – Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo đã đóng góp ra sao vào việc tạo ra một thái độ học tập chủ động ở sinh viên? – Chương trình đào tạo đã kích thích sinh viên đầu tư thích đáng vào việc học của mình đến mức độ nào? Tiêu chí 3.3: Chương trình đào tạo được định kì bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo chuẩn quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển KT- XH. MỨC 1: Định kì tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo. MỨC 2: Định kì tổ chức lấy ý kiến phản hồi về chương trình đào tạo từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác để bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo. Một số câu hỏi gợi ý: – Nội dung chương trình có được cập nhật không? – Các môn học có phản ánh sự phức tạp tăng lên qua thời gian hay không? Giảng viên và sinh viên có hiểu rõ từng chương trình đào tạo có vai trò như thế nào trong việc đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường hay không? – Trường có giữ liên lạc với sinh viên sau khi tốt nghiệp không? Trường có Hội Cựu sinh viên không? – Ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo là gì? – Thông tin thu được từ sinh viên tốt nghiệp (phản hồi về chương trình, thông tin về những phát triển trong thị trường việc làm) có được sử dụng để điều chỉnh chương trình khi cần thiết hay không? – Trường có biết rõ sinh viên nghĩ gì về các môn học và chương trình học không? – Những than phiền của sinh viên được xử lý ra sao? Trường có thường xuyên thực hiện phỏng vấn sinh viên đã tốt nghiệp để tìm hiểu ý kiến của họ về chương trình đào tạo không? – Những ý kiến và sự phản hồi của cựu sinh viên khi họ đã đi làm là như thế nào? – Những than phiền hoặc những phản hồi tích cực của sinh viên có được sử dụng để điề chỉnh chương trình hay không? Trường có mối liên hệ thường 23
  24. xuyên với các nhà tuyển dụng và thị trường lao động để thu thập thông tin phản hồi về sinh viên tốt nghiệp hay không? – Nhận xét của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt ngihệp ra sao? – Sinh viên tốt nghiệp có bị than phiền gì không? – Sinh viên tốt nghiệp có những thế mạnh nào được các nhà tuyển dụng ghi nhận? – Những than phiền của thị trường lao động về sinh viên tốt nghiệp được trường xử lý ra sao? – Trường có biết ý kiến chung của xã hội về sinh viên tốt nghiệp hay không? – Trường có các công cụ nào để thu thập thông tin phản hồi của xã hội? Tiêu chí 3.4: Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông hợp lí giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường. MỨC 1: Có văn bản qui định về liên thông giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường. MỨC 2: Triển khai thực hiện đào tạo liên thông đạt kế hoạch đề ra. Một số câu hỏi gợi ý: – Việc thiết kế chương trình phải tuân theo những yêu cầu gì để đạt được sự chặt chẽ trong cấu trúc chương trình? Ai đặt ra những yêu cầu này? – Cấu trúc chương trình đào tạo có thay đổi trong thời gian gần đây hay không? Nếu có, xin cho biết tại sao? – Giữa nội dung đào tạo cơ bản và nội dung chuyên ngành có sự liên hệ nào không? – Cấu trúc chương trình giữa các chuyên ngành khác nhau có hợp lý không? – Chương trình học của năm đầu có được thiết kế nhằm giúp sinh viên hiểu được phần còn lại của chương trình đào tạo không? – Mối liên hệ giữa phần cứng (bắt buộc) và phần mềm (tự chọn) của chương trình đào tạo có hợp lý không? – Có một mối liên hệ rõ ràng giữa các môn học trong chương trình đào tạo hay không? Tiêu chuẩn 4: Các hoạt động đào tạo (5 tiêu chí) Các hoạt động đào tạo được tổ chức theo qui trình và học chế mềm dẻo phát huy tính tích cực của người học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo toàn diện. Khi phân tích hiệu quả của các hoạt động đào tạo, điều đầu tiên cần lưu ý là phải thiết lập được các kết quả đầu ra. Nhà trường cần xác định: Kết quả đạt được là gì? Sinh viên có thật sự đạt được các tiêu chuẩn mà nhà trường thiết lập không? Bên cạnh đó, sự hài lòng của các đối tượng liên quan cũng là một căn cứ rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động đào tạo. Nhà trường cần tìm hiểu các ý kiến của 24
  25. sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và thị trường lao động, và ý kiến của xã hội về các năng lực đạt được của sản phẩm đào tạo của nhà trường. Tiêu chí 4.1: Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo những chuẩn mực thích hợp. MỨC 1: Có các phương thức đào tạo thích hợp (tập trung, không tập trung), đáp ứng nhu cầu học tập của người học. MỨC 2: Từng bước áp dụng một chuẩn mực chung về chương trình đào tạo và kiểm tra đánh giá cho các hình thức tổ chức đào tạo khác nhau. Một số câu hỏi gợi ý: – Nhà trường có những phương thức đào tạo nào? – Nếu nhà trường đang tổ chức đào tạo theo nhiều phương thức khác nhau, thì các phương thức này có theo cùng một chuẩn mực về chương trình và kiểm tra đánh giá hay không? Những biện pháp nào đang được áp dụng để đạt được điều đó? Tiêu chí 4.2: Thực hiện chế độ công nhận kết quả học tập của người học theo học phần (tích luỹ theo học phần); chuyển qui trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ. MỨC 1: Thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo từng học phần. Có kế hoạch tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. MỨC 2: Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định. Một số câu hỏi gợi ý: – Trường có đã sử dụng hệ thống tín chỉ hay chưa? Nếu chưa, thì những khó khăn và kế hoạch khắc phục là gì? – Nếu trường đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ, thì những biện pháp gì đã hoặc đang được thực hiện để đưa việc tổ chức đào tạo đi vào ổn định? Tiêu chí 4.3: Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc tập thể của người học. MỨC 1: Đa dạng hoá các phương pháp giảng dạy MỨC 2: Thông qua đồng nghiệp và người học, định kỳ đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy của các giảng viên, rút kinh nghiệm áp dụng các phương pháp tiên tiến. Một số câu hỏi gợi ý: – Các phượng pháp giảng dạy nào hiện đang được sử dụng tại trường (vd: tổ chức việc tự học cho sinh viên, sĩ số lớp, tổ chức các seminars, các buổi thực hành)? Các phương pháp này có phù hợp với mục tiêu của môn học, nhu cầu của người học, và điều kiện giảng dạy của nhà trường hay không? Làm sao biết được điều này? 25
  26. – Phương pháp giảng dạy của giáo viên được đánh giá ra sao? – Có phương pháp giảng dạy nào mà trường/khoa mong muốn áp dụng nhưng không thể áp dụng được vì hoàn cảnh không cho phép (chẳng hạn do sĩ số lớp, do điều kiện về tài liệu học tập, hoặc do kỹ năng của giảng viên) hay không? Tiêu chí 4.4: Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập, đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. MỨC1: Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập. MỨC 2: Đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. Một số câu hỏi gợi ý: – Sinh viên được đánh giá ra sao? Trường có thực hiện cho sinh viên đánh giá một cách thường xuyên không? Nếu có thì thực hiện ra sao? Thực hiện như hiện nay đã đủ chưa? – Kết quả đánh giá của sinh viên được sử dụng như thế nào? – Việc kiểm tra và thi cử phủ kín nội dung và mục tiêu của từng môn học cũng như toàn chương trình đến mức độ nào? – Các qui định về kiểm tra thi cử có rõ ràng không? Các quy trình kiểm tra có được phổ biến cho mọi người và được tuân thủ chặt chẽ không? – Có cơ chế đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, thi cử không? – Sinh viên có hài lòng với các quy trình này không? Có than phiền gì không? – Có quy định rõ ràng về việc thi lại không? Sinh viên có hài lòng với các quy định này không? – Việc đánh giá thông qua bài tiểu luận hoặc bài tập lớn cuối môn học hay khoá học có tuân theo những quy định cụ thể nào không? – Có tiêu chí nêu rõ khi đánh giá bài tiểu luận hoặc đồ án cuối môn học/khoá học không? – Mức độ yêu cầu đối với bài tiểu luận hoặc đồ án cuối môn học/khoá học có phù hợp không? – Việc chuẩn bị cho bài tiểu luận hoặc đồ án cuối môn học/khoá học có bao gồm cả nội dung, phương pháp và kỹ năng không? 26
  27. Tiêu chí 4.5: Kết quả học tập của người học được thông báo công khai, kịp thời theo quy định, được lưu giữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đúng quy định. MỨC 1: Hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả học tập của người học rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đúng quy định. MỨC 2: Kết quả học tập của người học được quản lý bằng hệ thống sổ sách và bằng các phần mềm tin học, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý truy cập và tổng hợp báo cáo. Có các giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu. Một số câu hỏi gợi ý: – Quy trình lưu giữ kết quả và cấp phát văn bằng chứng chỉ của trường được thực hiện như thế nào? – Trường có những biện pháp gì để đảm bảo cho truy cập thông tin thuận lợi và an toàn dữ liệu? Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên (10 tiêu chí) Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên của trường đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm bảo các quyền lợi theo qui định. Khi phân tích chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của nhà trường, cần lưu ý đến không chỉ khả năng đáp ứng của đội ngũ đối với nhiệm vụ hiện nay của nhà trường, mà còn đối với kế hoạch phát triển tương lai, trong đó cần chú trọng cả cấu trúc tuổi và giới tính lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giảng viên. Tiêu chí 5.1: Trường đại học có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên, qui hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lí đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường; có qui trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. MỨC 1: Có kế hoạch, qui trình và tiêu chí tuyển dụng rõ ràng minh bạch đối với đội ngũ giảng viên và nhân viên, bổ nhiệm cán bộ quản lí phù hợp với các vị trí công việc. MỨC 2: Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển đội ngũ; có chiến lược phát triển đội ngũ đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của nhà trường. Một số câu hỏi gợi ý: – Nhà trường thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ giảng dạy như thế nào? – Trường có gặp khó khăn nào liên quan đến nhân lực không? Về cấu trúc tuổi của cán bộ giảng viên? Tỷ lệ và số lượng cán bộ giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ ra sao. Những khó khăn trong việc thu hút cán bộ có trình độ là gì? – Trường có cố gắng mời các giáo sư tham gia giảng dạy ở trình độ cơ bản hay không? 27
  28. Tiêu chí 5.2: Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học. MỨC 1: Nhà trường tạo môi trường dân chủ để cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên tham gia góp ý kiến rộng rãi đối với các chủ trương, kế hoạch của trường. MỨC 2: Nhà trường giải quyết các khiếu nại, tố cáo và ý kiến góp ý của đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên kịp thời, tạo thế ổn định để phát triển. Một số câu hỏi gợi ý: – Nhà trường có những biện pháp gì để tạo điều kiện cho mọi người tham gia ý kiến đối với các chủ trương chính sách của trường? – Đội ngũ cán bộ và giảng viên của nhà trường có được tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến việc công việc cũng như quyền lợi của họ hay không? – Sinh viên của trường có được tạo điều kiện tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến việc học của mình không? – Nhà trường giải quyết các khiếu tố và tiếp thu ý kiến của của các giảng viên và nhân viên như thế nào? Làm thế nào mà trường biết rằng các giải quyết và tiếp thu ý kiến là kịp thời? Tiêu chí 5.3: Nhà trường có chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. MỨC 1: Tạo điều kiện về thời gian cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. MỨC 2: Có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ về tài chính cho đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Một số câu hỏi gợi ý: – Trường có những chính sách gì để tạo điều kiện cho các giảng viên và cán bộ quản lý tham gia các hoạt động chuyên môn? – Những biện pháp hỗ trợ của nhà trường đối với giảng viên và cán bộ quản lý có thực sự có ý nghĩa hay không? Làm sao biết điều này? Tiêu chí 5.4: Đội ngũ cán bộ quản lí có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lí chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. MỨC 1: Có đội ngũ cán bộ quản lí với cơ cấu hợp lí, đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định. MỨC 2: Đội ngũ cán bộ quản lí thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và làm việc có hiệu quả. 28
  29. Một số câu hỏi gợi ý: – Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý của trường có đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định không? Nếu có những vị trí còn chưa có cán bộ đủ tiêu chuẩn để đáp ứng, thì nguyên nhân là do đâu? Làm sao khắc phục? – Làm sao biết đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện tốt quy chế dân chủ và làm việc có hiệu quả? Trường có tổ chức lấy ý kiến giảng viên và nhân viên về đội ngũ cán bộ quản lý không? Tiêu chí 5.5: Có đủ số lượng giảng viên cơ hữu (hoặc qui đổi thành số giảng viên làm việc toàn thời gian) để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học; có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lý. MỨC 1: Đảm bảo tỷ lệ người học (đã qui chuẩn) / 1 giảng viên theo qui định chung. MỨC 2: Đảm bảo tỷ lệ người học (đã qui chuẩn) / 1 giảng viên theo qui định chung; có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lí đối với các bộ môn. Một số câu hỏi gợi ý: – Số tiết dạy bình quân của giảng viên? Tỷ lệ giảng viên/sinh viên? Tỷ lệ giảng viên/sinh viên sau đại học? – Cán bộ giảng được sử dụng bao nhiêu thời gian để giảng dạy-phục vụ các chương trình khác hoặc các khoa khác? – Mối quan hệ giữa các cán bộ giảng viên hiện có (xét cả về số lượng lẫn năng lực) và việc cung cấp chương trình đào tạo sắp đến ra sao? – Trường đánh giá ra sao về chính sách nhân sự của mình cho đến nay? – Trong tương lai dự kiến sẽ có những phát triển gì? Tiêu chí 5.6: Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tự chủ về học thuật. MỨC 1: ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên (biết ứng dụng tin học trong chuyên môn), trong đó có từ 10 đến 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ; 10- 20% giảng viên đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài. MỨC 2: ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ và trên 25% có trình độ tiến sĩ; trên 20% giảng viên đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài; phát huy quyền tự chủ về học thuật. Một số câu hỏi gợi ý: – Trường có những chủ trương và chính sách gì để nâng cao số giảng viên có trình độ sau đại học? Trình độ ngoại ngữ và tin học của giảng viên? – Tỷ lệ giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc với nước ngoài đạt được đến đâu? Làm sao biết các giảng viên này thực sự có thể làm việc với người nước ngoài? 29
  30. Tiêu chí 5.7: Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm công tác chuyên môn và được trẻ hoá. MỨC 1: Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên là 10-12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm 15-25%. MỨC 2: Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên trên 12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm trên 25%. Một số câu hỏi gợi ý: – Trường có những chủ trương và chính sách gì để trẻ hoá đội ngũ nhưng vẫn giữ được sự cân đối giữa kinh nghiệm công tác và tuổi đời của giảng viên? – Ngoài các sinh viên do trường giữ lại công tác, trường có cách gì để thu hút chất xám từ các nơi khác đến làm việc cho trường? Tiêu chí 5.8: Nhà trường có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lí các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học. MỨC 1: Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, trong đó trọng tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học. MỨC 2: Triển khai đánh giá có hiệu quả, tác động tích cực đến chất lượng giảng dạy. Một số câu hỏi gợi ý: – Trường có thực hiện đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên hay không? Có những khó khăn gì, và cách khắc phục? – Làm sao biết việc đánh giá các hoạt động giảng dạy đã có tác động tích cực đến chất lượng giảng dạy trong trường? Tiêu chí 5.9: Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực nghiệp vụ và được định kì bồi dưỡng nâng cao năng lực. MỨC 1: Có đủ đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên để hỗ trợ cho các cán bộ quản lí, giảng viên và người học sử dụng các trang thiết bị, phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học. MỨC 2: 100% đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên được đào tạo về chuyên môn và được định kì bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Một số câu hỏi gợi ý: – Trường có những chủ trương và chính sách gì để đảm bảo có đủ đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên có năng lực nghiệp vụ phục vụ cho trường? – Trường có tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên của trường được định kỳ bồi dưỡng nghiệp vụ không? Những người này có được tham gia ý kiến vào việc lựa chọn nội dung và thời gian thực hiện bồi dưỡng không? Việc bồi dưỡng có tính đến nhu cầu phát triển của nhà trường hay không? 30
  31. Tiêu chí 5.10: Nhân viên thư viện đủ về số lượng, có nghiệp vụ thư viện để cung cấp các dịch vụ có hiệu quả. MỨC 1: Có đủ nhân viên thư viện để phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu, sách báo của cán bộ quản lí, giảng viên và người học. MỨC 2: Nhân viên thư viện đã được đào tạo về nghiệp vụ thư viện, có năng lực phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu, sách báo của cán bộ quản lí, giảng viên và người học. Một số câu hỏi gợi ý: – Quan điểm của nhà trường về vai trò của thư viện trong trường đại học là gì? Trường có những chủ trương và chính sách gì để đảm bảo có đủ đội ngũ nhân viên thư viện có năng lực nghiệp vụ phục vụ cho trường? – Ngoài việc bồi dưỡng về nghiệp vụ văn thư lưu trữ, nhà trường có tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên thư viện những kỹ năng ‘mềm’ như kỹ năng giao tiếp (communication skills), quan hệ công chúng (public relations), và kỹ năng quản trị (managment skills) không? – Nhân viên thư viện có được tham gia ý kiến vào việc lựa chọn nội dung và thời gian thực hiện bồi dưỡng không? Việc bồi dưỡng có tính đến nhu cầu phát triển của nhà trường hay không? Tiêu chuẩn 6: Người học (9 tiêu chí) Trường đại học có những biện pháp cụ thể để làm tốt công tác đối với người học, nhằm đảm bảo quyền, thúc đẩy, tạo điều kiện cho người học tu dưỡng, rèn luyện và đạt kết quả cao nhất trong học tập. Khi phân tích về người học, điều quan trọng là làm rõ được mối quan hệ giữa một bên là đặc điểm của người học, tính đặc thù của ngành nghề đào tạo, và nguồn lực của nhà trường, và bên kia là mục tiêu giáo dục và yêu cầu của thị trường lao động. Các chính sách và biện pháp của nhà trường đối với người học cần vừa phù hợp với điều kiện sẵn có, vừa đảm bảo đem lại được sự chuyển biến tích cực về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học. Tiêu chí 6.1: Đảm bảo mọi người học được hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra đánh giá. MỨC 1: Người học được cung cấp các văn bản hướng dẫn về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp, điều kiện dự thi kết thúc từng học phần hoặc môn học và các văn bản có liên quan khác. MỨC 2: Người học hiểu rõ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt qui chế đào tạo. 31
  32. Một số câu hỏi gợi ý: – Nhà trường thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo người học hiểu rõ về mục tiêu, chương trình và các yêu cầu kiểm tra đánh giá ? Làm sao biết người học có hiểu rõ hay không ? – Tỷ lệ sinh viên vi phạm quy chế đào tạo ? Tỷ lệ hiện nay là cao hay thấp ? Những biến thiên trong tỷ lệ này trong 5 năm vừa qua ? Nguyên nhân của những biến thiên ? Tiêu chí 6.2: Người học được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và được chăm sóc sức khoẻ theo qui định y tế học đường, được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, được đảm bảo an toàn trong trường học; người học chấp hành tốt qui chế đào tạo. MỨC 1: Người học được phổ biến kịp thời các chế độ chính sách xã hội. Nhà trường có biện pháp để đảm bảo các chế độ, chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, đảm bảo an toàn trong trường đại học. MỨC 2: Các biện pháp hỗ trợ người học được thực hiện một cách hiệu quả; người học chấp hành tốt các qui chế, qui định trong nhà trường. Một số câu hỏi gợi ý: – Việc cung cấp thông tin về các chế độ chính sách, điều kiện hỗ trợ học tập, văn hoá thể dục thể thao được tổ chức ra sao? – Các hoạt động phong trào có thu hút được người học tham gia hay không? Chúng có liên quan đến chương trình đào tạo ra sao? – Làm sao biết các biện pháp hỗ trợ người học mà nhà trường đang thực hiện là có hiệu quả? Tiêu chí 6.3: Công tác rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học. MỨC 1: Có qui chế rèn luyện đối với người học, có báo chí, tài liệu phục vụ công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và rèn luyện của người học. MỨC 2: Định kì tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khoá về tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và trên thế giới cho người học. Có các biện pháp để khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống. Một số câu hỏi gợi ý: – Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người học do bộ phận nào thực hiện? Cách làm hiện nay đã tối ưu chưa? – Nhà trường có những biện pháp gì để khuyến khích người học tham gia hoạt động rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống ? Các biện pháp này có thực sự hiệu quả hay không ? Làm sao biết ? 32
  33. – Sinh viên có quan tâm đến tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới không ? Nhà trường đã làm gì để tăng cường mối quan tâm của sinh viên đến những vấn đề này ? Tiêu chí 6.4: Công tác Đảng, đoàn thể đối với người học. MỨC 1: Nhà trường chú trọng việc người học tham gia sinh hoạt trong các đoàn thể và phấn đấu vào Đảng. MỨC 2: Công tác Đảng, đoàn thể trong trường đại học có tác dụng tốt đối với việc rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống của người học. Có người học được kết nạp vào Đảng trong quá trình học tập ở trường đại học. Một số câu hỏi gợi ý: – Nhà trường có những biện pháp gì để thu hút người học tham gia vào công tác đoàn thể và phấn đấu vào Đảng? – Tỷ lệ sinh viên được kết nạp Đảng trong thời gian qua? Tỷ lệ này biến thiên ra sao? Điều gì đã tác động đến tỷ lệ này? Tiêu chí 6.5: Có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của người học. MỨC 1: Có các cơ sở hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; cung cấp các dịch vụ hoặc giúp người học tiếp cận đến các dịch vụ hỗ trợ về nhà ở, phương tiện sinh hoạt và các hoạt động ngoại khoá khác. MỨC 2: Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ có tác dụng tích cực và hữu ích đối với người học. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 6.6: Người học có hiểu biết và tôn trọng luật pháp; hiểu biết chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. MỨC 1: Người học có hiểu biết về luật pháp, nắm vững và có ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. MỨC 2: Nghiêm chỉnh và gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Những câu hỏi gợi ý : – – 33
  34. – Tiêu chí 6.7: Người học có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm và có thái độ hợp tác. MỨC 1: Có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm. MỨC 2: Trung thực, thẳng thắn và giản dị. Luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện các công việc được giao. Có thái độ hợp tác trong công việc. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 6.8: Trường có các hoạt động hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. MỨC 1: Có bộ phận hoạt động tư vấn hướng nghiệp; có biện pháp cụ thể giúp đỡ người học có hoàn cảnh khó khăn tìm việc làm. MỨC 2: Có mối quan hệ với các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng để hỗ trợ người học tiếp cận với nghề nghiệp tương lai. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 6.9: Tỉ lệ người học có việc làm sau khi tốt nghiệp. MỨC 1: Trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, 60-70% người học có việc làm liên quan đến lĩnh vực được đào tạo. MỨC 2: Trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, trên 70% người học có việc làm liên quan đến lĩnh vực được đào tạo hoặc có khả năng tạo việc làm cho mình và cho người khác. Những câu hỏi gợi ý : – – – 34
  35. Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (5 tiêu chí) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nhà trường được tổ chức thực hiện trên cơ sở huy động được nguồn lực (tài chính và con người), được đánh giá bằng số lượng và chất lượng các công trình công bố hoặc ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Khi phân tích về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhà trường, điều quan trọng không phải là nêu những thành tích hiện có, mà là làm rõ tác động tích cực của các chủ trương, chính sách và biện pháp của nhà trường trong việc huy động nguồn lực và kết nối với thị trường trong việc đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Ngoài ra, các chính sách về quyền sở hữu trí tuệ cũng cần được đề cập và phân tích. Tiêu chí 7.1: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng dẫn của các cấp quản lí KH&CN và tự chủ về hoạt động KH&CN của nhà trường. MỨC 1: Có kế hoạch hoạt động KH &CN theo hướng dẫn của các cấp quản lí. MỨC 2: Triển khai kế hoạch hoạt động KH&CN chủ động và có hiệu quả. Một số câu hỏi gợi ý: – Trên cơ sở những hướng dẫn của các cấp quản lý, nhà trường có xây dựng các chính sách và quy định cụ thể phù hợp với thực tế cho hoạt động khoa học công nghệ trong trường hay không ? – Hoạt động của Hội đồng khoa học của nhà trường có vai trò ra sao trong việc xây dựng các kế hoạch khoa học công nghệ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động ? Tiêu chí 7.2: Số lượng đề tài, dự án đã thực hiện và nghiệm thu. MỨC 1: Hàng năm có số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở hoặc đề án, dự án tương đương được nghiệm thu đạt tỷ lệ 1 đề tài / 6-15 giảng viên (đối với các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nông-lâm-ngư), 11-20 giảng viên (đối với các ngành sư phạm, y-dược, kinh tế, khoa học xã hội & nhân văn), 13-22 giảng viên (đối với ngành nghệ thuật, thể dục - thể thao). MỨC 2: Hàng năm có số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở hoặc đề án, dự án tương đương được nghiệm thu đạt tỷ lệ 1 đề tài / không quá 5 giảng viên (đối với các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nông-lâm-ngư), 10 giảng viên (đối với các ngành sư phạm, y-dược, kinh tế, khoa học xã hội & nhân văn), 12 giảng viên (đối với ngành nghệ thuật, thể dục - thể thao). 35
  36. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 7.3: Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. MỨC 1: Hàng năm có số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc cao hơn, đạt tỷ lệ 1 bài / 6-15 giảng viên (đối với các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nông-lâm-ngư), 11-20 giảng viên (đối với các ngành sư phạm, y-dược, kinh tế, khoa học xã hội & nhân văn), 13-22 giảng viên (đối với ngành nghệ thuật, thể dục – thể thao). MỨC 2: Hàng năm có số lượng bài báo đăng trên các tạp chí ngành hoặc cao hơn đạt tỷ lệ 1 bài / không quá 5 giảng viên (đối với các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nông-lâm-ngư), 10 giảng viên (đối với các ngành sư phạm, y-dược, kinh tế, khoa học xã hội), 12 giảng viên (đối với ngành nghệ thuật, thể dục - thể thao). Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 7.4: Các hoạt động khoa học và phát triển công nghệ có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển KT-XH của địa phương và của cả nước, thông qua các hợp đồng khoa học và công nghệ. MỨC 1: Hàng năm số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ hoặc đề án, dự án tương đương có kết quả được ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội chiếm 15-30% số đề tài, đề án, dự án được nghiệm thu. MỨC 2: Hàng năm số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ hoặc đề án, dự án tương đương có kết quả được ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội chiếm trên 30% số đề tài, đề án, dự án được nghiệm thu. Những câu hỏi gợi ý : – – – 36
  37. Tiêu chí 7.5: Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được chú trọng và gắn với đào tạo, gắn kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả của các hoạt động KH&CN đóng góp vào nguồn lực của nhà trường. MỨC 1: Các đề tài nghiên cứu khoa học gắn với mục tiêu, chương trình đào tạo. Có các hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của người học; liên kết với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và trường đại học khác ở trong nước. MỨC 2: Có trên 50% đề tài nghiên cứu khoa học gắn với mục tiêu, chương trình đào tạo. Có các hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của người học, liên kết với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và trường đại học khác ở trong và ngoài nước. Kết quả của các hoạt động KH&CN đóng góp vào nguồn lực của nhà trường. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế (3 tiêu chí) Trường đại học chủ động thiết lập các quan hệ quốc tế, triển khai các hoạt động hợp tác với các trường đại học, các tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ nước ngoài nhằm nâng cao năng lực đào tạo và NCKH của nhà trường. Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước. Việc phân tích hoạt động hợp tác quốc tế cũng tương tự như phân tích hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường, trong đó việc nêu các thành tích hiện có không quan trọng bằng việc làm rõ tác động tích cực của các chủ trương, chính sách và biện pháp của nhà trường trong việc thiết lập các mối quan hệ quốc tế để nâng cao năng lực của đội ngũ, đóng góp vào sự phát triển và thực hiện sứ mạng của nhà trường. Tiêu chí 8.1: Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện đúng qui định của Nhà nước về quan hệ với nước ngoài. MỨC 1: Trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đánh giá, các hoạt động hợp tác với nước ngoài không vi phạm các qui định hiện hành. MỨC 2: Trong vòng 5 năm tính đến thời điểm đánh giá, các hoạt động hợp tác với nước ngoài không vi phạm các qui định hiện hành. Những câu hỏi gợi ý : – – – 37
  38. Tiêu chí 8.2: Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường. MỨC 1: Có các chương trình hợp tác đào tạo ở trong và ngoài nước với các đối tác nước ngoài; có chương trình trao đổi học bổng, trao đổi giảng viên và người học, tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường. MỨC 2: Các hoạt động hợp tác quốc tế của trường có tác động hỗ trợ tích cực và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 8.3: Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung. MỨC 1: Trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đánh giá đã tổ chức được hoạt động trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài. MỨC 2: Các hoạt động hợp tác với nước ngoài đã có tác dụng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhà trường. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác (7 tiêu chí) Trường đại học đảm bảo các điều kiện về thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác để triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Khi phân tích tiêu chuẩn này, cần chú trọng sự đáp ứng của thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất của nhà trường đối với các hoạt động đào tạo và nghiên cứu hiện 38
  39. nay, đồng thời nêu rõ những định hướng và kế hoạch của nhà trường đối với sự phát triển trong tương lai. Tiêu chí 9.1: Thư viện MỨC 1: Có thư viện, phòng đọc, sách báo, tài liệu để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đảm bảo đạt 60 - 105 số đầu sách cho một ngành đào tạo (đối với các trường đại học kỹ thuật, kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp) và 70-122 đầu sách đối với các ngành khác. MỨC 2: Hệ thống thư viện được tin học hoá và có các tài liệu điện tử; thư viện của trường được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu với các trường đại học khác; thường xuyên cập nhật các tài liệu mới; có biện pháp khuyến khích người học, giảng viên, cán bộ quản lí khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện. Tỉ lệ độc giả đến thư viện hàng năm trên tổng số người học và giảng viên của trường đạt cao. Một số câu hỏi gợi ý: – Thư viên có đủ thiết bị và tài liệu để phục vụ chương trình đào tạo hay không? – Thư viện có dễ tiếp cận hay không (điều kiện phục vụ, giờ mở cửa)? Tiêu chí 9.2: Phòng thực hành, thí nghiệm MỨC 1: Có đủ các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của từng ngành đào tạo. MỨC 2: Các phòng thực hành, thí nghiệm được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, đảm bảo mặt bằng để người học thực hành, làm thí nghiệm theo yêu cầu của từng ngành đào tạo. Một số câu hỏi gợi ý: – Trường có đủ giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng đọc sách, và phòng máy tính không? Những phòng này có đáp ứng những quy định hiện hành không? – Khoa có đủ thiết bị phòng thí nghiệm hay không? Có đủ cán bộ phục vụ phòng thí nghiệm không? – Phòng thí nghiệm có đáp ứng những quy định hiện hành không? – Trường có đủ các dụng cụ nghe-nhìn (audio-visual aids) phục vụ dạy học không? Tiêu chí 9.3: Trang thiết bị MỨC 1: Đảm bảo có đủ các chủng loại trang thiết bị và phương tiện học tập để hỗ trợ cho các hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng các yêu cầu của các ngành đào tạo. MỨC 2: Các trang thiết bị đảm bảo về chất lượng và đa dạng, được sử dụng tối đa vào các hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng các yêu cầu của từng ngành đào tạo. 39
  40. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 9.4: Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ các hoạt động dạy- học, nghiên cứu khoa học, công tác quản lí và điều hành. MỨC 1: Có đủ máy tính để phục vụ cho giảng viên và người học giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. MỨC 2: Có mạng máy tính nội bộ, được kết nối với internet, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Một số câu hỏi gợi ý: – Có đủ máy tính phục vụ học tập không? Có các chương trình và phần mềm phù hợp (các chương trình bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm tính toàn, phần mềm thiết kế, vv) không? – Trường có những thiết bị/ điều kiện hỗ trợ học tập đặc biệt để nâng cao kỹ năng học tập của những sinh viên có vấn đề hay không? Thông tin về những thiết bị/ điều kiện hỗ trợ học tập này được tổ chức ra sao? Tiêu chí 9.5: Có đủ diện tích lớp học theo qui định cho việc dạy và học. Có ký túc xá cho người học và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, thể thao. MỨC 1: Phát triển qui mô hợp lí, đảm bảo bình quân diện tích chỗ học tập cho người học bằng mức qui định hiện hành. Có ký túc xá cho người học. MỨC 2: Đảm bảo bình quân diện tích chỗ học tập cho người học vượt đáng kể so với mức qui định hiện hành. Trên 30% số người học được ở nội trú trong ký túc xá của trường. Có sân bãi cho các hoạt động văn hoá, thể thao. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 9.6: Có qui hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất của trường. MỨC 1: Có qui hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. - MỨC 2: Có kế hoạch bổ sung, phát triển cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ có hiệu quả hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. 40
  41. Một số câu hỏi gợi ý: – Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị hiện nay thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chương trình đào tạo như thế nào? – Kinh phí cho cơ sở vật chất và thiết bị có đáp ứng được nhu cầu không? Tiêu chí 9.7: Có biện pháp bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên và người học. MỨC 1: Có bộ phận làm công tác bảo vệ, đủ về số lượng và được bồi dưỡng về nghiệp vụ để bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên và người học. MỨC 2: Công tác bảo vệ trật tự, an toàn, an ninh được đảm bảo. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lí tài chính (3 tiêu chí) Trường đại học có các giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, có một hệ thống quản lí tài chính chặt chẽ, phù hợp với các qui định của Nhà nước; thực hiện phân bổ và sử dụng tài chính hợp lí, công khai, minh bạch và có hiệu quả. Khi phân tích các hoạt động tài chính và quản lý tài chính của nhà trường, những điểm quan trọng nhất cần lưu ý là sự tăng cường tính tự chủ trong các nguồn thu, tính minh bạch và hợp lý trong phân bổ kinh phí, và tính chặt chẽ, khoa học trong việc quản lý và sử dụng kinh phí. Tiêu chí 10.1: Trường đại học có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. MỨC 1: Các nguồn tài chính của trường phải hợp pháp và được sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. MỨC 2: Có chiến lược khai thác các nguồn tài chính khác nhau để đáp ứng có hiệu quả các hoạt động của trường và tái đầu tư phát triển. Một số câu hỏi gợi ý: – Các nguồn thu của nhà trường gồm có những gì? Tỷ lệ phần trăm ngân sách được tài trợ bởi chính phủ, nguồn thu từ học phí, các nguồn thu khác ? 41
  42. – Các nguồn tài chính này có minh bạch không và có bị ràng buộc khi ra các quyết định liên quan với lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu? Tiêu chí 10.2: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lí tài chính được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo đúng qui định. MỨC 1: Kế hoạch tài chính hàng năm rõ ràng, sát thực tế đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. MỨC 2: Công tác quản lí tài chính được chuẩn hoá, minh bạch, theo đúng qui định và trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đánh giá không vi phạm các qui định về quản lí tài chính. Những câu hỏi gợi ý : – – – Tiêu chí 10.3: Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lí, minh bạch và hiệu quả cho các đơn vị và các hoạt động của trường. MỨC 1: Tài chính được phân bổ hợp lí, có trọng tâm phục vụ cho chiến lược ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục. MỨC 2: Đảm bảo sử dụng kinh phí theo đúng qui định và có hiệu quả, trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đánh giá không vi phạm các qui định về tài chính. Những câu hỏi gợi ý : – – – 42
  43. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vroeijenstijn, T. (2006) AUN-QA Manual for the Implementation of the Guidelines (Cẩm nang thực hiện triển khai các hướng dẫn về đảm bảo chất lượng trong Mạng đại học Đông Nam Á). Tài liệu lưu hành nội bộ. The University of Sydney Academic Board (2003). Guidelines for Preparing The Self- Evaluation Report (SER) for Academic Board Review Phase 2 (Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo tự đánh giá cho Hội đồng Đánh giá chất lượng học thuật Giai đoạn 2 43