Kỹ thuật nuôi thương phẩm Ếch đồng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật nuôi thương phẩm Ếch đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ky_thuat_nuoi_thuong_pham_ech_dong.ppt
Nội dung text: Kỹ thuật nuôi thương phẩm Ếch đồng
- Nhóm thực hiện: 1. Trần Thị Thu Hồng Mssv :47135136 2. Nguyễn Quang Vĩnh Mssv :47135421 3. Huỳnh Đức Tâm Mssv :47135299 4. Đỗ Đức Thiên Mssv :47135324 5. Nguyễn Hữu Cường Mssv :47135047 6. Nguyễn Thanh Long Mssv : 47135192 7. Vũ Hoàng Chương Mssv : 47135042
- MỞ ĐẦU Ếch là loài đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng lớn trong y học và là một trong những loài thủy sản nội địa có giá trị kinh tế cao ở nước ta. Trên thế giới nhóm ếch nhái có đến 2000 loài. Việt Nam có nguồn lợi ếch rất phong phú:Ếch xanh, Ếch gai, Ếch vạch trong đó ếch đồng có giá trị hơn cả. Vì thế mà loài ếch đồng được nuôi nhiều với các hình thức đa dạng khác nhau như nuôi trong ao trong bể xi măng, trong giai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành một đối tượng có triển vọng xuất khẩu cần được phát triển. Nuôi ếch không khó, ít dịch bệnh,cần ít vốn và giúp bà con nông dân phát triển kinh tế.Đặc biệt, ao nuôi ếch vẫn nuôi cá bình thường vì ếch chỉ sống phần mặt nước nên hiệu quả kinh tế càng cao.
- I. Đặc điểm sinh học 1.Hệ thống phân loại: Ngành: Chordata Phân ngành: Vertebrata Tổng lớp: Gnathostomata Lớp: Amphibia Bộ: Anara Phân bộ: Neobatrachia Họ: Ranidae Giống: Rana Loài:Rana rugulosa (Wiegmann,1835)
- 2. Hình thái -Kích cỡ trung bình: L=8-13cm W=70-100g -Thân ngắn và rộng,cổ không rõ ràng. Nhìn chung cơ thể Ếch chia làm 3 phần: + Đầu :tương đối ngắn và rộng.
- • Miệng là một khe rộng đến mang tai .trước đầu mõm ở mặt lưng có một đôi lỗ mũi ngoài. • Mắt lớn và lồi có 3 mí. + Thân: toàn thân Ếch phủ da trần thường xuyên ẩm ướt. + Chi: chi trước có 4 ngón, chi sau có 5 ngón và được nối với nhau bởi một màng bơi phát triển - Trên mặt lưng có những nếp da đứt đoạn chạy dọc . Lưng màu nâu đất xám đen. Da bụng màu trắng,hai bên sườn đôi khi có màu vàng.
- 3. Phân bố và phương thức sống -bờ ruộng, bờ rãy, bờ ao, bờ mương máng, trên các ruộng cày. -Ếch thích sống những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt - Ếch là động vật máu lạnh, sống ở trên cạn và dưới nước, thở bằng phổi và da (da éch có khả năng vận chuyển 51% O2 và 86% CO2). - Ếch kém chịu rét và nóng,chúng lạnh cóng ở 8-9 oC, và tê liệt vì nóng ở 40 oC ,sống thụ động chỉ quanh quẩn gần nơi ở. • Về mùa hè ,chúng trú trong các bụi cỏ rậm rạp sát mặt nước dọc bờ mương, bờ ao hay trú dưới các đám bèo • Vào mùa đông Ếch trú trong các hang, trong các hốc đất, trên bờ ruộng nước, bờ ao, bờ mương + Ếch không ưa đất chua mặn, sợ rắn, chuột, kim loại năng, sợ tàn thuốc lá, thuốc lào và các chất độc khác.
- 4.Đặc điểm dinh dưỡng: - Ếch đồng chỉ ăn động vật, chỉ có nòng nọc(ấu trùng) mới ăn thực vật. - Thành phần thức ăn của Ếch đồng:cánh cứng, cánh thẳng (châu chấu, cào cào, dế), chuồn chuồn,cánh vẩy (bướm), nhiều chân (cuốn chiếu), giáp xác (tôm, cua), thân mềm (ốc), giun đất - ếch bắt mồi thụ động, trong tự nhiên chỉ bắt mồi di động
- 5.Sinh sản - Thời vụ sinh sản: tháng 3 đến tháng 6 ( tháng 7) - Số lứa: từ 2-3 lứa/năm. - Phân biệt đực - cái : +ếch đực : • Có 2 màng kêu ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi âm thanh • Bàn chân trước nháp hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng (chai sinh dục). • Da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái. • Êch đực nhỏ hơn ếch cái(cùng tuổi). + Ếch cái:bụng to và di chuyển chậm chạp hơn ếch đực
- - Tập tính sinh sản: Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, sau các trận mưa rào. Ếch đực thường kêu liên tục trước khi ếch cái đẻ 3-4 ngày. + Ếch đẻ trứng ở ven bờ giữa đám bèo. Trứng thụ tinh ngoài, trứng hình cầu, đường kính 1,5-1,8mm . Trứng ếch liên kết với nhau nổi thành đám trên mặt nước.
- 6. Sinh trưởng: - Sau 20-36 giờ trứng ếch nở thành nòng nọc -Nòng nọc nuôi khoảng 3 tuần lễ biến thành ếch con 3-5g/con. - Ếch con sau 1 tháng đạt ếch giống cỡ 20-25g/con. - Ếch giống sau 3-4 tháng nuôi đạt cỡ thương phẩm 80-100g/con . Sống ngoài tự nhiên 1 tuổi con cái nặng 60g, con đực nặng 50g. ếch đồng thường có chiều dài 7-13cm
- II. Kỹ thuật nuôi thương phẩm Ếch đồng 1.Giống Nguồn giống: - Sinh sản nhân tạo - Vớt giống tự nhiên Chọn giống - Ếch giống 35-40 ngày tuổi đạt trọng lượng 5-6g/con, chọn những con khỏe mạnh, không bị dị hình, kích cỡ đồng đều và quen ăn thức ăn chế biến (có thể tắm nước muối ăn 3%; nếu con nào bị chết phải loại bỏ ra ngay).
- Ương giống: - Diện tích:5-10m2 ao hoặc vườn mực nước sâu 40-50cm, bờ dốc thoải,1/4 ao thả bèo tây, trồng cây quanh bờ. - Mật độ : Thả 500- 1000 con/m2 (cỡ 2-5 g/con). - Thức ăn : 30% tôm, tép, cá xay nhỏ trộn với 70% mì sợi, bún khô ngâm nước, cắt đoạn hoặc cơm nguội. - Ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều. - Khẩu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch . - Khoảng 50 ngày tuổi, ếch con đạt cỡ ếch giống (5 - 10g/con); chuyển đi nuôi thành ếch thịt. - Ếch con lớn phải kịp thời san thưa nếu không chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Có thể dùng lưới để ngăn các khu riêng biệt .
- 2.Địa điểm nuôi: - Gần nguồn nước sạch, cấp và thoát nước dễ dàng. - Không bị ảnh hưởng bão lụt. - Xa thành phố, ít tiếng ồn. - Gần nguồn cung cấp thức ăn. - Thuận lợi trong việc thu hoạch sản phẩm.
- 3. Hệ thống nuôi: ❑Nuôi ếch trong ao đất 3.1 Chuẩn bị ao nuôi: − Diện tích:200-1000 m2 − Ao hình vuông hoặc hình chữ nhật − Xung quanh khu ao có tường, lưới mắt cáo bảo vệ. − Đáy ao:bằng phẳng (hơi nghiêng theo chiều từ cống cấp đến cống thoát). − Ao chia làm 3 khu:
- + khu trên cạn: I ● Diện tích: chiếm khoảng ¼ khu nuôi. ● H= 10 cm, trồng cây tạo bóng mát, tránh gió, thu hút sâu bọ làm mồi cho ếch I II +khu cho ăn: II ● Diện tích: chiếm khoảng ¼ khu nuôi. ● H= 30-50 cm, đặt các máng( sàng) cho ăn +khu tắm và trú ẩn: III ● Diện tích: chiếm ½ khu nuôi. III ● H=8-1.2 m, thả bèo lục bình, rau muống, bèo tây khoảng 1/3-1/2 diện tích mặt ao. Đáy ao không chua, mặn, không nhiễm phèn, bằng phẳng hơi nghiêng(3o) về phía cống thoát nước. Có hang trú đông ngay sát mép nước
- 3.2.Chăm sóc quản lý: − Mật độ thả giống 40-60 con/m2 - Thức ăn : + Thức ăn tổng hợp +Thức ăn chế biến: bột ngũ cốc nấu chín để nguội (80%) trộn với cá tạp ruột ốc xay nhỏ (20%). +Thức ăn tự nhiên:cua, cá thả trong ao , ban đêm thắp đèn nhử côn trùng cho ếch ăn +Khẩu phần ăn :7-10% trọng lượng thân( ếch3-30g) 5-7% trọng lượng thân( ếch 30-150 g) 3-5% trọng lượng thân( ếch> 150 g) +Điều chỉnh thức ăn tùy vào từng giai đoạn phát triển của ếch,tránh dư thừa thức ăn + Ếch 100g cho ăn 2 lần/ngày .
- +Thức ăn rải đều trong các bao dứa,khung gỗ, máng, sàng ăn quanh mép nước trên vườn cách vực nước 0,5-2m - Hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch : Mức ăn, tốc độ lớn, tình hình bệnh, chất nước để xử lý kịp thời - Thường xuyên thay nước: nguồn nước thay bảm bảo sạch, không thay nước khi ếch đang ăn hoặc vừa ăn xong. - Phân loại ếch để tách nuôi riêng những con không cùng kích cỡ, tránh để những con lớn ăn thịt con nhỏ - Cần chú ý kiểm tra công trình nuôi, phát hiện kịp thời các khe hở, lỗ hở, các sinh vật ăn thịt ếch (chuột, rắn ) làm hao hụt số lượng ếch nuôi.
- 3.3 Thu hoạch và vận chuyển Thu hoạch : -sau 4-5 tháng nuôi ếch đạt 80-100 g/con có thể thu hoạch - Thu ếch thịt bằng lưới then 2 hoặc 3 - Dụng cụ thu ếch phải trơn, nhẵn - Thời gian thu vào sáng sớm hay chiều mát. -Trước khi thu hoạch ngừng cho ăn và gom ếch với mật độ dầy
- Vận chuyển : - Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khi dưới 30oC; - ếch thịt vận chuyển bắng sọt, rổ tre, lồng (có lót nilon) hoặc thùng, chậu, túi vải thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng và giữ được độ ẩm bão hoà (trong có 1 ít rong, bèo).
- ❑Nuôi trong bể xi măng • Bể có diện tích trung bình 6 - 30m2 (2x3, 2x5, 3x5, 4x6, 5x6m), độ cao 1,2 - 1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy bê nên có độ nghiêng khoảng 5o để dễ thay nước • Giá thể để ếch lên cạn cư trú, lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre ). 1/3 - 1/2 diện tích bể. Trường hợp giữ mực nước cao 10 - 20cm có thể không cần phải che bể • Thường xuyên thay nước, vệ sinh bể
- ❑ Nuôi ếch trong giai, lồng hay đăng quầng − Ao nuôi không cần sâu, duy trì mực nước 40-50cm − Giai có kích thước 6 - 50m2 (2x3, 4x5, 5x10m). Chiều cao 1 - 1,2m. + Vật liệu là lưới nylon. +Giai có nắp để tránh ếch nhảy ra và chim ăn. +Mật độ nuôi trong giai tương đương nuôi trong bể ximăng (150 - 200 ếch con trong tháng đầu).
- - Lồng được căng trên ao nhờ các cọc tre tạo thành khung cắm sâu xuống đáy ao. Dùng lưới nylon (cỡ 60 mắt/m2) quây thành lồng nuôi. Kích thước lồng dài 2m, rộng 1,5m và cao 1m, chân lưới cắm sâu trong đất 5-10cm. +Mật độ :200-250 con/lồng − Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 - 500m2). Dùng lưới nylon hay đăng tre bao quanh một diện tích trong ao. + Mật độ nuôi trong đăng quầng :20 - 40 con/m2
- +Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (tấm nylon đục lỗ, bè tre ). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 - 3/4 diện tích giai,lồng − Ngoài ra còn có thể nuôi kết hợp:ếch_cá ;nuôi ếch trong ruộng lúa không chỉ là cách tiết kiệm chi phí thức ăn mà còn nâng hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất.
- III. Phòng và trị một số bệnh thường gặp 1.Phòng bệnh - Vệ sinh và tẩy trùng ao, vườn trước khi nuôi bằng vôi - Ðảm bảo nguồn nước sạch và giữ được vệ sinh khu nuôi ếch; nước ao nuôi không bị chua, thối đục, không có hoá chất độc. - Kiểm tra ếch giống khi mua về, có thể tắm nước muối ăn 3%; nếu con nào bị chết phải loại bỏ ra ngay. - Ðảm bảo số và chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của nòng nọc và ếch; - Không khuấy động làm ếch giật mình căng thẳng. Cho ăn thức ăn tươi, sạch. Có bóng mát che nắng, chống nóng. Chú ý không để chim chuột ăn thịt ếch - Thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng dụng cụ cho ăn, sàn ăn. - Không để xảy ra dịch bệnh - Có bóng mát che nắng che mưa, chú ý không để chim, chuột quấy phá ăn thịt ếch
- 2.Trị một số bệnh thường gặp Nguyên nhân gây bệnh cho ếch thường là do ếch ốm yếu, môi trường nuôi nhiễm bẩn, ếch rất dễ bị bệnh ngoài da, sau đó nhiễm trùng dẫn đến ếch bị trướng bụng, da tái đi, không ăn và chết. . Bệnh trướng hơi: * Dấu hiệu thường thấy ở nòng nọc, bụng trướng to và ngửa bụng lên mặt nước, bệnh này do nước thối bẩn, thức ăn ươn thối. * Phải tháo hết nước trong bể, vớt nòng nọc thả vào chậu chứa khoảng 5 lít nước hoà với 3 lọ Penicillin loại 1 triệu đơn vị, ngâm tắm nòng nọc trong 30 phút rồi thả vào bể đã làm vệ sinh, thay nước mới. Cũng có thể tắm bằng Sunfat đồng (CuSO4 ) nồng độ 5 phần triệu hoặc nước muối ăn 3% trong 10 phút
- Bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ): * Dấu hiệu thường thấy là ếch bài tiết ra phân trắng và phân sống. Khi bị bệnh hậu môn đỏ, bóp hậu môn thấy máu chảy ra. • Dùng một viên Ganidan/1.000-3.000 con/ngày ( hoặc 1 viên/1kg thức ăn), trộn vào thức ăn liên tục trong 3-4 ngày. Khi nòng nọc bị bệnh phải giảm lượng thức ăn xuống còn 50% lượng thức ăn hàng ngày bệnh đốm đỏ đùi *Bệnh do vi khuẩn gây nên. Ở đùi ếch có những đốm đỏ, sau vài ngày không chữa kịp thời sẽ bị lở loét. Bệnh thường thấy ở ếch giống. *Khi phát hiện bệnh, trước hết phải thay nước, nếu không hiệu quả phải dùng thuốc Sunfat đồng phun xuống ao và vườn. Liều lượng 1,5g/m3. Bệnh này rất dễ lây lan do đó cần có biện pháp đề phòng lây lan thành dịch.
- Một số bệnh ếch