Kỹ năng cơ bản về nghiên cứu thị trường (Market Research)

ppt 35 trang phuongnguyen 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ năng cơ bản về nghiên cứu thị trường (Market Research)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptky_nang_co_ban_ve_nghien_cuu_thi_truong_market_research.ppt

Nội dung text: Kỹ năng cơ bản về nghiên cứu thị trường (Market Research)

  1. KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG (Market Research) INVESTCONSULT GROUP Nghệ An – Tháng 10/2009
  2. NỘI DUNG • Nghiên cứu thị trường là gì? • Ứng dụng nghiên cứu thị trường • Quy trình nghiên cứu • Các dạng dữ liệu • Phương pháp thu thập dữ liệu • Thiết kế bảng hỏi • Chọn mẫu • Xử lý dữ liệu • Chuẩn bị báo cáo nghiên cứu • Nội dung báo cáo nghiên cứu thị trường
  3. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG • Marketing là gì? Là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Marketing là cách nghĩ, cách làm để có được khách hàng và giữ được họ. • Nghiên cứu thị trường là gì? Là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống các dữ liệu về các vấn đề có liên quan đến các hoạt động Marketing về hàng hóa và dịch vụ (Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ)
  4. ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG • Nghiên cứu về thị trường: Trả lời các câu hỏi, các tính chất của chúng ở vùng lãnh thổ của thị trường như thế nào? Tiềm năng thương mại của thị trường. • Nghiên cứu về sản phẩm: Sản phẩm của hãng được chấp nhận như thế nào? Các sản phẩm của hãng khác cạnh tranh với ta về điều gì? Việc phát triển sản phẩm hiện tại theo hướng nào? • Nghiên cứu về phân phối: Mạng lưới kênh phân phối như thế nào? Phương thức phân phối thế nào? • Nghiên cứu về giá cả: Quan niệm của khách hàng về giá cả? Khả năng chấp nhận, khả năng chi trả ra sao? • Nghiên cứu quảng cáo: Đánh giá hiệu quả của quảng cáo, cần quảng cáo trên phương tiện nào, nội dung quảng cáo như thế nào? • Nghiên cứu dự báo: Dự báo thị trường trong ngắn hạn (1 năm), dự báo trung hạn và dài hạn (2 năm).
  5. ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ví dụ: Dự báo thị trường tiềm năng 19.1 20.9 16.5 34.2 22.1 30.6 41.6 40.1 KH không có ý định dùng 61.4 KH tương lai 54.3 37.5 25.7 KH hiện tại Vùng A Vùng B Vùng C Vùng D
  6. ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ví dụ: Khảo sát hành khách về chất lượng dịch vụ của hãng hàng không nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ Thông tin thu thập: • Kinh nghiệm đi lại của hành khách • Các yếu tố quyết định trong việc chọn hãng hàng không • Đánh giá chất lượng dịch vụ dưới đất, trên không như thái độ phục vụ của nhân viên/tiếp viên, chất lượng đồ ăn, sự an toàn của chuyến bay, • So sánh đánh giá với các hãng hàng không khác
  7. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Xác định vấn đề Lập báo cáo Mục tiêu nghiên cứu kết quả điều tra Thiết kế nghiên cứu Xử lý và Phân tích dữ liệu Thu thập thông tin Nhập dữ liệu dữ liệu Kiểm tra chất lượng Làm sạch, mã hóa số liệu
  8. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU • Mô tả vấn đề • Thiết lập mục tiêu nghiên cứu • Xây dựng các câu hỏi nghiên cứu • Chuẩn bị các câu hỏi nhỏ • Lên kế hoạch về thời gian
  9. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Thăm dò Mô tả Nhân quả Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu thứ cấp Khảo sát Định tính Quan sát Công cụ nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp Bảng hỏi Phỏng vấn sâu Phiếu quan sát Thảo luận nhóm Chọn mẫu Hỏi ai? Bao nhiêu người được hỏi?
  10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Nghiên cứu thăm dò: nhằm làm rõ vấn đề, đưa ra các giả thiết thông qua việc thu thập những thông tin một cách không chính thống như • Nói chuyện với khách hàng - Nghiên cứu tại bàn • Thảo luận với các chuyên gia • Nghiên cứu mô tả: liên quan tới các biện pháp và qui trình, ai trả lời, cái gì, tại sao và như thế nào. • Nghiên cứu nhân quả: được thực hiện bằng cách kiểm soát những nhân tố khác nhau để xác định xem nhân tố nào gây ra kết quả, thường cần sự thử nghiệm khá phức tạp và đắt tiền.
  11. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Các loại dữ liệu: • Dữ liệu thứ cấp (Secondary data):Là những thông tin đã có được tổng hợp từ những nguồn khác • Báo, sách, tài liệu nghiên cứu của chính phủ, tìm kiếm trên mạng, báo cáo nghiên cứu thương mại • Để xác nhận tính chính xác của thông tin thì cần phải tìm những thông tin tương tự ở những nguồn khác để so sánh • Dữ liệu sơ cấp/ban đầu (Primary data): số liệu từ điều tra, khảo sát do công ty nghiên cứu tổ chức thu thập.
  12. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Nghiên cứu tại bàn Thu thập dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu định tính Khám phá, hiểu về Phỏng vấn sâu hành vi Thảo luận nhóm Nghiên cứu định lượng Phỏng vấn bằng Đo lường, tính toán Bảng hỏi
  13. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Phỏng vấn sâu: • Khi nào cần sử dụng: - Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ - Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm & biến số - Khi cần tìm hiểu sâu - Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số • Kỹ thuật phỏng vấn sâu: - Phỏng vấn không cấu trúc - Phỏng vấn bán cấu trúc • Thời gian: 1 – 2 tiếng • Những điểm hạn chế: - Các câu trả lời không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa - Phỏng vấn viên có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm - Việc phân tích tốn nhiều thời gian
  14. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Thảo luận nhóm: • Khi nào cần sử dụng: Khi muốn tìm hiểu những thông tin trái ngược nhau thông qua việc tranh luận về một ý kiến với những cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. • Kỹ thuật thảo luận nhóm: - Người điều hành nhóm đưa ra câu hỏi mở, khuyến khích đáp viên trao đổi về cùng vấn đề - Đặt đúng câu hỏi, lắng nghe, tổng hợp, liên hệ thực tế và phân tích tình huống; - Tạo không gian thân thiện, cởi mở để đáp viên thoải mái trao đổi, góp ý và tranh luận. • Số lượng người tham gia: 8 – 12 người • Số lượng nhóm: phụ thuộc vào quy mô, thời gian, tầm quan trọng và kinh phí của dự án. • Thời gian: 2 – 3 tiếng
  15. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Phỏng vấn bằng Bảng hỏi: • Cách tiếp xúc: - Phỏng vấn trực tiếp - Qua điện thoại - Qua thư tín
  16. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Phỏng vấn trực tiếp Thuận lợi Không thuận lợi • Người phỏng vấn có thể • Chi phí cao, hao tốn thời gian thuyết phục đối tượng trả lời • Sự có mặt của người PV, thái • Thông tin về gia cảnh có thể độ, tính khô cứng của người quan sát, không cần hỏi hỏi có thể đưa đến việc né • Có thể kết hợp hỏi và dùng tránh câu hỏi hay lệch lạc hình ảnh để giải thích • Người trả lời biết mình có thể • Câu hỏi dài có thể sử dụng bị nhận diện nên ảnh hưởng được nhờ “nài nỉ” của người đến thiện chí của họ. phỏng vấn • Nếu người trả lời gặp rắc rối khó hiểu, người PV có thể giải thích cho họ • Chọn mẫu có thể kỹ, chính xác.
  17. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Qua điện thoại Thuận lợi Không thuận lợi • Giảm chi phí khảo sát • Phỏng vấn bị giới hạn trên những • Có thể hỏi nhiều người trong thời gì nghe được, không quan sát gian ngắn được gia cảnh (tình hình thực tế) • Khối mẫu lớn, rải rác trên địa bàn • Phải chú ý lâu trong cuộc phỏng rộng cũng có thể tiến hành nhanh vấn dài gặp khó khăn, khó tránh • Tiến hành phỏng vấn từ một trung khỏi người dự vấn gác máy giữa tâm nên việc chỉ đạo và huấn chừng luyện dễ dàng hơn • Người dự vấn không nhìn thấy người PV nên nghi ngại hoặc ác cảm • Chỉ có thể thực hiện được với gia đình có điện thoại, có thể trở ngại vì đường dây hỏng hay số điện thoại không đăng ký.
  18. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Qua thư tín Thuận lợi Không thuận lợi • Người dự vấn đọc và trả lời, • Tỷ lệ trả lời thấp và những người không bị ảnh hưởng bởi người trả lời có thể không đại diện PV • Mất nhiều thời gian chờ đợi, có • Có thể trả lời khi nào thuận tiện, thể nhiều tuần hoặc lâu hơn không bị sức ép nào • Không biết gì về người dự vấn và • Có thể phỏng vấn được với địa hoàn cảnh trừ phi họ viết trên chỉ tản mạn mà không có phương bảng hỏi tiện truyền thông nào liên lạc • Dự kiến phí tổn thấp có thể trở được thành phí tổn cao do số thư trả lời • Phí tổn chỉ giới hạn ở việc làm thủ ít tục và bưu phí • Người dự vấn không được khuyến khích và hướng dẫn trả lời
  19. THIẾT KẾ BẢNG HỎI • Là công cụ nghiên cứu phổ biến nhất khi thu thập dữ liệu gốc • Là câu hỏi mà người được hỏi cần phải trả lời • Bảng hỏi cần được soạn thảo cẩn thận • Về nội dung: Liên quan trực tiếp đến nhu cầu thông tin để thực hiện mục tiêu của cuộc nghiên cứu Tránh: Người được hỏi không có khả năng trả lời hay không muốn trả lời • Về hình thức: - Sử dụng câu hỏi đóng & câu hỏi mở - Từ ngữ đơn giản không bao hàm hai nghĩa • Về thứ tự câu hỏi: Chú ý yếu tố tâm lý khi đặt câu hỏi ở phần đầu hay phần cuối
  20. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi đóng: Có nhiều hình thức câu hỏi đóng, trong đó cả hai vấn đề câu hỏi và câu trả lời đều được cấu trúc. Nét phân biệt chủ yếu giữa các hình thức câu hỏi đóng là dựa trên câu trả lời. • Câu hỏi phân đôi: Cho phép hai khả năng trả lời “Có” hoặc “Không”, “Đúng” và “Sai” • Câu hỏi sắp hàng thứ tự: sắp xếp thứ tự tương đối của các đề mục được liệt kê. • Câu hỏi đánh dấu tình huống theo danh sách: đánh dấu vào một hay nhiều loại câu trả lời được liệt kê ra để chọn • Câu hỏi nhiều lựa chọn: liệt kê một số câu trả lời và cho biết chủ đề để chọn ra câu trả lời thích hợp nhất. • Câu hỏi bậc thang: người trả lời được cho một loạt các lựa chọn diễn tả ý kiến của họ
  21. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi đóng - Câu hỏi phân đôi Cho phép hai khả năng trả lời “Có” hoặc “Không”, “Đúng” hoặc “Sai” Thuận lợi Không thuận lợi • Dễ dàng cho người trả lời • Cung cấp không đủ thông • Phần trả lời thuận tiện cho tin chi tiết việc soạn thảo, tính toán và • Khó khăn để chọn từ chính phân tích xác • Người PV ít có thành kiến • Bắt buộc người trả lời lựa khi gặp các câu trả lời đặc chọn cho dù họ có thể biệt chưa chắc chắn lắm khi chọn câu trả lời
  22. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi đóng - Câu hỏi sắp hàng thứ tự Người trả lời sắp xếp thứ tự tương đối của các đề mục liệt kê. Thuận lợi Không thuận lợi • Cho thông tin nhanh chóng • Bị giới hạn câu trả lời • Hỏi và lập thành bảng, cột (thường là không quá 5 tương đối dễ dàng. hoặc 6 đề mục) • Không chỉ ra mức độ cách biệt giữa các lựa chọn (cái thứ 1 có thể thích rất nhiều hơn cái thứ 2) • Người trả lời phải có kiến thức về tất cả các đề mục trong câu hỏi.
  23. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi đóng - Câu hỏi đánh dấu tình huống theo danh sách Người trả lời đánh dấu vào một hay nhiều loại câu trả lời được liệt kê ra để chọn Thuận lợi Không thuận lợi • Tương đối ngắn và dễ trả • Phải giả thiết rằng nhà lời nghiên cứu biết tất cả các • Có thể soạn thảo, tính toán câu trả lời liên quan có thể và phân tích nhanh chóng có • Có những câu trả lời đặc • Có thể là một danh sách biệt cho người trả lời đầy đủ các câu trả lời quá • Người PV phải hỏi ít câu dài sẽ làm nản lòng người hỏi trả lời
  24. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi đóng - Câu hỏi cho nhiều lựa chọn Liệt kê một số câu trả lời và cho biết chủ đề để chọn ra câu trả lời thích hợp nhất cho chính nó. Thuận lợi Không thuận lợi • Tương đối ngắn và dễ trả • Phải giả thiết rằng nhà lời nghiên cứu biết tất cả các • Có thể soạn thảo, tính toán câu trả lời liên quan có thể và phân tích nhanh chóng có • Có những câu trả lời đặc • Có thể là một danh sách biệt cho người trả lời đầy đủ các câu trả lời quá dài sẽ làm nản lòng cho người trả lời
  25. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi đóng - Câu hỏi bậc thang Người trả lời được cho một loạt các chọn lựa diễn tả ý kiến của họ Thuận lợi Không thuận lợi • Đo lường được mức độ • Người trả lời có thể không suy nghĩ về vấn đề phân biệt được rõ khoảng • Kết quả có thể dùng cho rộng của các bậc thang phương pháp phân tích thống kê • Khoảng rộng của bậc thang • Các giá trị số có thể gán có thể không phản ánh cho mỗi điểm trong dãy chính xác ý của người trả • Dễ dàng và hiệu quả khi lời. hỏi, trả lời và tính toán.
  26. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi mở: • Người ta mong đợi ở người trả lời cung cấp bất cứ thông tin nào được coi là thích hợp. • Có 3 loại câu hỏi mở: - Tự do trả lời: Người trả lời tự do trả lời câu hỏi theo ý mình tùy theo phạm vi tự do mà người PV dành cho họ - Thăm dò: Người PV có thể bắt đầu hỏi những câu hỏi thăm dò thân mật để đưa vấn đề đi xa hơn - Kỹ thuật hiện hình: Mô tả các tập hợp dữ liệu bằng việc trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng những vấn đề còn chưa được rõ nghĩa (từ ngữ, hình ảnh mà người trả lời phải mường tượng ra, trên cơ sở đó, người tra lời sẽ nói bằng hình dung trong đầu họ về vấn đề đang bàn luận).
  27. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi mở - Câu hỏi tự do trả lời Người trả lời tự do trả lời câu hỏi theo ý mình tùy theo phạm vi tự do mà người PV dành cho họ Thuận lợi Không thuận lợi • Thu được câu trả lời bất • Khó hiểu được ý của người trả ngờ, không dự liệu trước lời muốn nói gì bằng ngôn từ họ sử dụng • Bộc lộ rõ ràng hơn quan • Rất khó mã hóa, phân tích điểm, không gò bó bởi câu • Người PV dễ tóm lược, cắt xén hỏi bởi cho rằng không cần thiết, nhưng chính những phần đó nhiều khi lại có ý nghĩa • Gây mất nhiều thời gian vì người trả lời dễ nói miên man • Ít phù hợp với hình thức gửi bảng hỏi
  28. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi mở - Câu hỏi thăm dò Người PV có thể bắt đầu tiến hành những câu hỏi thăm dò thân mật để đưa vấn đề đi xa hơn Thuận lợi Không thuận lợi • Gợi ý thêm cho câu hỏi ban • Giống như với loại câu hỏi đầu và gợi ý cho người trả tự do trả lời lời nói đến khi họ không còn ý gì cần nói thêm • Tạo được câu trả lời đầy đủ và hoàn chỉnh hơn so với yêu cầu câu hỏi ban đầu
  29. THIẾT KẾ BẢNG HỎI Câu hỏi mở - Kỹ thuật hiện hình Mô tả các tập hợp dữ liệu bằng việc trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng những vấn đề còn chưa được rõ nghĩa (những từ ngữ hoặc hình ảnh mà người trả lời phải mường tượng ra, trên cơ sở đó, người trả lời sẽ nói bằng lời những gì họ hình dung trong đầu về vấn đề đang bàn luận. Thuận lợi Không thuận lợi • Có thể có được những • Đòi hỏi người PV phải thông tin mà sẽ không thể được huấn luyện kỹ trước thu thập được nếu phỏng khi phỏng vấn vấn trực tiếp bằng các • Đòi hỏi phân tích viên được phương pháp khác đào tạo cẩn thận để diễn • Cung cấp thông tin có ích ở dịch các kết quả. từng giai đoạn khai thác của quá trình nghiên cứu
  30. CHỌN MẪU • Đơn vị chọn mẫu: là các đơn vị cơ bản hoặc nhóm đơn vị cơ bản được xác định rõ ràng, tương đối đồng đều và có thể quan sát được, thích hợp cho mục đích chọn mẫu. VD: doanh nghiệp, hộ gia đình, . • Dàn chọn mẫu: có thể là danh sách đơn vị chọn mẫu (hoặc bản đồ chỉ ra ranh giới của các đơn vị dùng làm căn cứ tiến hành chọn mẫu. • Chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn các đơn vị từ tổng thể vào mẫu một cách ngẫu nhiên (VD: rút thăm). • Chọn mẫu hệ thống: Chọn các đơn vị từ tổng thể vào mẫu theo một khoảng cách cố định sau khi đã chọn ngẫu nhiên một nhóm nào đó
  31. CHỌN MẪU Tổ chức chọn mẫu • Chọn mẫu một cấp: Từ một loại danh sách của tất cả các đơn vị thuộc tổng thể chung, tiến hành chọn mẫu một lần trực tiếp đến các đơn vị điều tra không qua một phân đoạn nào khác. Có thể dùng cách chọn ngẫu nhiên, cách chọn hệ thống. • Chọn mẫu nhiều cấp: Điều tra theo nhiều công đoạn, mỗi công đoạn là một cấp chọn mẫu. - Chọn mẫu phân tổ: Phân chia tổng thể thành những tổ khác nhau theo một (số) tiêu thức nào đó liên quan đến tiêu thức điều tra, sau đó phân bổ cỡ mẫu cho từng tổ và trong mỗi tổ lập một danh sách riêng và chọn đủ số mẫu phân tổ đó. - Chọn mẫu chùm: Điều tra chia thành nhiều cấp, các cấp tiến hành trước thì chọn từng đơn vị mẫu, nhưng ở cấp cuối cùng thì chọn cả nhóm đơn vị để điều tra.
  32. XỬ LÝ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU • Phân tích thống kê để đánh giá định lượng • Phân tích nội dung để đánh giá định tính
  33. CHUẨN BỊ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Báo cáo nghiên cứu là: • Bản trình bày hoàn chỉnh về tất cả mọi thứ được làm trong nghiên cứu thị trường • gồm các phần viết về giai đoạn của nghiên cứu • Trao đổi về những phát hiện và đề xuất chiến lược • Trao đổi về các hạn chế của nghiên cứu
  34. NỘI DUNG CỦA MỘT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG • I Trang bìa và mục lục • II Tóm tắt • III Giới thiệu • IV Cách tiến hành nghiên cứu • V Phân tích số liệu • VI Các kết quả • VII Hạn chế • VIII Kết luận và kiến nghị • IX Tài liệu tham khảo • X Phụ lục
  35. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! Chúc các anh, các chị thành công!