Khóa luận Phân tích quy trình thẩm định, cấp tín dụng và triển khai gói lãi suất ƣu đãi vay mua xe ô tô với từng đối tượng khách hàng tại Sacombank Hồng Bàng – Chi nhánh Hưng Đạo (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích quy trình thẩm định, cấp tín dụng và triển khai gói lãi suất ƣu đãi vay mua xe ô tô với từng đối tượng khách hàng tại Sacombank Hồng Bàng – Chi nhánh Hưng Đạo (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_quy_trinh_tham_dinh_cap_tin_dung_va_trie.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích quy trình thẩm định, cấp tín dụng và triển khai gói lãi suất ƣu đãi vay mua xe ô tô với từng đối tượng khách hàng tại Sacombank Hồng Bàng – Chi nhánh Hưng Đạo (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, CẤP TÍN DỤNG VÀ TRIỂN KHAI LÃI SUẤT ƯU ĐÃI VAY MUA XE Ô TÔ VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG TẠI SACOMBANK HỒNG BÀNG- CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC KHÁNH SVTH: PHAN BÌNH CẨM S K L 0 0 4 9 8 8 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOAKINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Phân tích quy trình thẩm định, cấp tín dụng và triển khai gói lãi suất ƣu đãi vay mua xe ô tô với từng đối tƣợng khách hàng tại Sacombank Hồng Bàng – Chi nhánh Hƣng Đạo Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Quốc Khánh Sinh viên thực hiện: Phan Bỉnh Cẩm Lớp: 131252A Khóa : 2013-2017 Hệ: Đại học chính quy „ Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 07 Năm 2017
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian vừa qua, em xin chân thành cảm ơn Sacombank – PGD Hồng Bàng đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực tập tại PGD cũng như có thể hoàn thành tốt môn học. Đặc biệt em xin gữi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Nhã Phi Hùng -Trưởng PGD Hồng Bàng, Chị Nguyễn Thị Thúy Diễm - Phó PGD Hồng Bàng, anh Nguyễn Trần Thanh Sơn (Chuyên viên khách hàng cá nhân) là người đã trưc tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, anh Phạm Văn Đạt(Chuyên viên khách hàng cá nhân), anh Hồ Văn Hiền (Chuyên viên khách hàng cá nhân) và tất cả các anh chị trong PGD Hồng Bàng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá thời gian vừa qua. Em cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Khánh đã tạo điều kiện, giúp đỡ vào hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin cám ơn cha, mẹ đã cùng đồng hành với em trong suốt 4 năm đại học. Đây là kết quả quá trình thực tập vừa qua tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hưng Đạo – Phòng giao dịch Hồng Bàng, kính mong quý thầy cô xem xét và đưa ra nhận xét khách quang giúp em hoàn thiện hơn báo cáo Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! i
- DANH CÁC TỪ VIẾT TẮT CVKH: Chuyên viên khách hàng CBTD: Cán bộ tín dụng PGD: Phòng giao dịch TMCP: Thương mại cổ phần VPĐD: Văn phòng đại diện CBCNV: Cán bộ công nhân viên LĐ: Lao động NH: Ngân hàng KH: Khách hàng NHTM: Ngân hàng thương mại CN-TTCN: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp TMDV: Thương mại dịch vụ DN: Doanh nghiệp ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Hệ thống phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hưng Đạo Bảng 2: Tình hình lao động của chi nhánh qua 3 năm 2014-2016 Bảng 3: Doanh số cho vay theo từng loại tín dụng Bảng 4: Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 5:Tình hình cho vay ngắn hạn theo từng ngành kinh tế Bảng 6: Doanh số cho vay mua ô tô của Sacombank Hồng Bàng Bảng 7: Cơ cấu doanh số cho vay mua ô tô của Sacombank 2014-2016 Bảng 8: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của Sacombank 2014-2016 Bảng 9: Cơ cấu dư nợ cho vay mua ôtô theo phương thức cho vay iii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank chi nhánh Hưng Đạo TP.Hồ Chí Minh Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức tại PGD Hồng Bàng Sơ đồ 3. Quy trình thủ tục cho vay tiêu dùng tại Sacombank vi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 : Tỷ lệ thành phần công ty năm 2016 Biểu đồ 2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo từng thành phần kinh tế năm 2016 vii
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Gói vay ưu đãi Hạnh Phúc Đầu Năm Hình 2: Chuyên viên tư vấn chăm sóc khách hàng Hình 3: Nguyên tắc 5C của Sacombank Hình 4: Định vị sản phẩm cho vay mua xe ô tô của Sacombank trên thị trường Hình 5: Định vị sản phẩm cho vay mua xe ô tô của Sacombank trên thị trường trong tương lai viii
- Phụ Lục LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SACOMBANK – CN HƢNG ĐẠO – PGD HỒNG BÀNG 3 1.0 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín 3 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Hƣng Đạo. 4 1.1.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hưng Đạo 5 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban 5 1.2 Lịch sử hình thành PGD Hồng Bàng 8 1.2.1 Cơ cấu tổ chức của phòng giao dịch 9 1.3 Chiến lƣợc, phƣơng hƣớng phát triển của PGD Hồng Bàng 10 1.4 Kết quả hoạt động trong 3 năm 2014-2016 của PGD Hồng Bàng 10 1.5 Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 13 1.6 Tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế 16 CHƢƠNG 2 LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ̀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG 21 2.1 Cơ sở lý luận về lý thuyết cho vay tiêu dùng của ngân hàng 21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dù ng 21 2.1.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng 23 2.1.3 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 23 2.1.4 Vai trò của cho vay tiêu dù ng 25 2.1.5 Các hình thức cho vay tiêu dùng 26 2.1.5.1 Căn cứ theo muc̣ đích vay 26 2.1.5.2 Căn cứ theo phương thứ c hoà n trả 26 2.1.5.3 Căn cứ và o nguồn gốc khoản nơ ̣ 28 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM 31 2.2 Chính sách cho vay tiêu dùng mua ô tô 33 2.3 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng mua ô tô 34 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH HƢNG ĐẠO - PHÒNG GIAO DỊCH HỒNG BÀNG 35 3.1 Quy trình cấp tín dụng 35 3.2 Thực trạng cho vay mua ô tô tại Sacombank Hồng Bàng 39 3.2.1 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô 40 3.3 Thực trạng chính sách lãi suất cho vay mua ô tô tại Sacombank 42 vii
- 3.4 Thực trạng chính sách chăm sóc khách hàng của Sacombank 44 3.5 Thực trạng chính sách phòng ngừa rủi ro cho vay mua ô tô tại Sacombank 46 3.6 Phân tích, đánh giá và phát hiên những sai lệch 46 CHƢƠNG 4 NHẬN XÉT-KIẾN NGHỊ 47 4.1 Nhận xét 47 4.1.1 Điểm mạnh 47 4.1.2 Điểm yếu 47 4.1.3 Cơ hội 48 4.1.4 Thách thức 49 4.2 Kiến nghị 53 KẾT LUẬN 54 viii
- LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng, nhu cầu về xe ô tô là tất yếu đối với hầu hết các gia đình. Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt mức 3.200 - 3.500 USD vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc lượng người có thể sở hữu xe ô tô cũng ngày một tăng lên. Mặc dầu, Việt Nam hiện vẫn là một đất nước đang phát triển, mức lương của người lao động vẫn còn khá thấp so với mức giá trung bình của một chiếc xe ô tô. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô cũng hiểu rất rõ điều này. Thực tế cho thấy trong thời gian gần đây các hãng ô tô cả từ nguồn nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước đã tập trung phần lớn mức sản xuất vào các phân dòng xe bậc trung và bình dân với vô số các mẫu xe phong phú, mức giá đa dạng. Điều này, đã đánh thức nhu cầu mua sắm xe ô tô của nhiều gia đình, thúc đẩy người tiêu dùng mong muốn nhanh chóng được sở hữu một chiếc ô tô như mơ ước. Từ đây cũng kéo theo phát sinh nhu cầu vay vốn để mua ô tô ngày càng lớn từ các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của nhu cầu trên, Sacombank cùng với một đội ngũ phát triển sản phẩm đã tiến hành phân tích, khảo sát và triển khai gói lãi suất ưu đãi vay mua xe ô tô với mục đích nâng cao đời sống của người dân, kích thích nhu cầu sử dụng các loại phương tiện vận chuyển hiện đại, an toàn và giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông. Tuy nhiên, nhiều người dân có nhu cầu cũng cho biết vẫn còn cảm thấy khó tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng do thủ tục rườm rà, sản phẩm đơn điệu, tiện ích nghèo nàn, dịch vụ chăm sóc khách hàng yếu kém, quy trình rắc rối. Bản thân ngân hàng cũng phát sinh nhiều lúng túng trong việc đánh giá rủi ro, khả năng trả nợ vốn vay, Đối với địa bàn Quận 5, nơi có mật dộ dân cư đông nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn Khách hàng là tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập khá và ổn định, nhu cầu vay mua xe ô tô rất lớn, nhưng thực tế số lượng khách hàng vay vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng. Nếu biết cách giải quyết được các vướng mắc trên một cách hợp lý tiềm năng để tăng số lượng khách hàng, mở rộng thị trường, tăng doanh số tín dụng và đẩy mạnh bán chéo sản phẩm là rất lớn. Đây cũng là lý do em quyết 1
- định chọn đề tài: “Phân tích quy trình thẩm định, cấp tín dụng và triển khai gói lãi suất ƣu đãi vay mua xe ô tô với từng đối tƣợng khách hàng tại Sacombank Hồng Bàng – Chi nhánh Hƣng Đạo” làm hướng nghiên cứu cho đề tài Khoá luận tốt nghiệp. 1. Mục tiêu nghiên cứu: Về mặt lý luận, làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Về mặt thực tiễn, đóng góp một số ý kiến trong việc xây dựng chính sách khách hàng, chăm sóc khách hàng, hoàn thiện quy trình thẩm định cấp tín dụng và đặc biệt những đóng góp cho việc triển khai hiệu quả gói lãi suất ưu đãi vay mua xe ô tô tại Sacombank PGDHồng Bàng hiện nay. 2. Đối tƣợng nghiên cứu: Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, đề tài chọn đối tượng nghiên cứu tập trung vào đối tượng cụ thể là khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng doanh nghiệp(KHDN). 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng 2014- 2016 của NHTM nói chung, thực trạng cho vay mua ô tô đối với khách hàng của Sacombank và những giải pháp mở rộng cho vay mua ôtô. 4. Phƣơng phá p nghiên cƣ́ u : Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp biện chứng và lôgic khái quát tổng quan, phân tích luận giải vấn đề, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích thống kê hoạt động kinh tế để phân tích lý luận và luận giải thực tiễn. Đặc biệt sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh khái quát và tổng hợp, sử dụng chỉ số thống kê để phân tích. 5. Kết cấ u củ a đề̀ tà̀i: Chuyên đề này bố cục gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank – CN Hưng Đạo PGD Hồng Bàng Chương 2: Lý luận cơ sở về hoạt động cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng Chương 3: Thực trang công tác cho vay mua ô tô tại Sacombank – CN Hưng Đạo – PGD Hồng Bàng Chương 4: Nhận xét – Kiến Nghị 2
- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SACOMBANK – CN HƢNG ĐẠO – PGD HỒNG BÀNG 1.0 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Tên đơn vị: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sai Gon Commercial Joint Stock Bank) Tên gọi tắt : Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Địa chỉ : 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 8 - Q3 - TP.Hồ Chí Minh Website: www.sacombank.com.vn Email : info@sacombank.com Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn Thương Tín được thành lập tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Ngân hàng được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1991 theo quyết định số 0006/NH – GP ngày 5 tháng 12 năm 1991 do Ngân hàng (NH) Nhà nước Việt Nam cấp và đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển thể Ngân Hàng phát triển Kinh Tế Gò Vấp và sáp nhập với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia với mức vốn điều lệ chưa tới 3 tỷ đồng. Sau khi xác nhập để thoát hiểm trong giai đoạn 1991 – 1995, Sacombank phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Nhờ có chủ trương sáp nhập các tổ chức tín dụng, một Sacombank đã hình thành với mức vốn lớn hơn, có lực hơn để có thể vượt qua khó khăn này. Ngân Hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch Ngân Hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, thực hiện giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, các dịch vụ Ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân Hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với: 3
- - Hơn 323 điểm giao dich tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc, 01 chi nhánh tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia. - Hơn 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo. - 6.180 đại lý thuộc 289 Ngân Hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế Giới. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Hƣng Đạo. Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín –chi nhánh Hưng Đạo là một trong những chi nhánh ra đới đầu tiên của Ngân Hàng (ngày 22/01/1992). Tiền thân của đơn vị trước kia là chi nhánh Thành Công. Được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 309739 ngày 04/12/1998 thay đổi lần 3 ngày 21/12/2004 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp. Vì là chi nhánh cấp một thuộc Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín nên chi nhánh Hưng Đạo có tất cả các hoạt động của hệ thống Sacombank, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân Hàng, có con dấu, được phép thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động của Ngân Hàng theo sự ủy quyền của tổng giám đốc Ngân hàng. Chi nhánh Hƣng Đạo 99A Nguyễn Văn Cừ,P2,Q5 Phòng giao dịch Đồng Khánh65-66Trần Hưng Đạo Q5 Phòng giao dịch Lê Đại Hành347 Lê Đại Hành,P13,Q11 Phòng giao dịch 3 tháng 2276-280 đường 3/2,P12,Q10 Phòng giao dịch Minh Khai 530-532 Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Q.3 Phòng giao dịch Hồng Bàng 517 Hồng Bàng,P14,Q5 (Nguồn: www.sacombank.com.vn) Bảng 1: Hệ thống phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hƣng Đạo 4
- Chi nhánh Hưng Đạo là một trong hai chi nhánh (cùng với chi nhánh Tân Bình) có nhiều phòng giao dịch trực thuộc nhất, điều này giúp chi nhánh Hưng Đạo có thể tiếp cận thị trường tốt hơn, tăng tính cạnh tranh cao hơn. 1.1.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hưng Đạo Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Kế toán – Kho Phòng Kiểm soát rủi ro quỹ Kinh doanh Bộ phận hổ trợ Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận t ổng hợp Bộ phận tiền gửi thanh toán Bộ phận quỹ chính Bộ phận tiền gửi tiế t kiệm (Nguồn : Phòng giao dịch Hồng Bàng - chi nhánh Hưng Đạo) Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank chi nhánh Hƣng Đạo TP.Hồ Chí Minh 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban * Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh mình và người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và 5
- thực hiện: - Xem xét nội dung do phòng kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay và các hồ sơ do Ngân Hàng và khách hàng cùng lập. - Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn. Thực hiện các chế tài tín dụng đối với khách hàng. * Phó giám đốc kinh doanh : Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. * Phó giám đốc kiểm soát rủi ro: Có nhiệm vụ kiểm tra các công tác quản lý rui ro tín dụng của Ngân Hàng. * Phó giám đốc kế toán-ngân quỹ : Tổ chức các hoạt động kế toán-kho quỹ hành chính và được ủy quyền khi giám đốc đi công tác. * Phòng kế toán-ngân quỹ : Có nhiệm vụ trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ, thanh toán giữa các ngân hàng với nhau hoặc Ngân Hàng với khách hàng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện chế độ quyết toán hàng năm, tổ chức kiểm tra báo cáo chuyên đề. * Phòng cá nhân : Tiếp thị và phát triển khách hàng qua Marketing tại quầy, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân. * Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ đảm nhận công tác huy động vốn, thẩm định tái thẩm định cho vay, kiểm tra báo cáo hoạt động kinh doanh. * Phòng tổ chức hành chánh : Thực hiện công tác hậu cần phục vụ nội bộ chi nhánh. Phân tích tình hình lao động qua 3 năm 2014-2016 Sacombank luôn xem nguồn lao động là một nguồn tài nguyên quý giá tạo nên thành công và giá trị của mình. Hiểu và trân trọng những đóng góp đó, Sacombank chi nhánh Hưng Đạo đã thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức (CBCNV) Ngân Hàng thông qua những cơ chế chính sách về thù lao, đãi ngộ, cơ hội thăng tiến mà qua đó đời sống tinh thần của CBCNV luôn được chú trọng nâng cao với chất lượng ngày càng tốt hơn, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây 6
- Bảng 2: Tình hình lao động của chi nhánh qua 3 năm 2014-2016 ĐVT : Người Năm So sánh Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 130 100,00 140 100,00 154 100,00 10 7,69 14 10,00 1.Phân theo giới tính -Nam 76 58,50 81 57,80 88 57,10 5 6,57 7 8,64 -Nữ 54 41,50 59 42,20 66 42,90 5 9,26 7 11,90 2.Phân theo trình độ -Đại học và trên đại 76 58,50 84 60,00 113 73,40 8 10,52 29 34,50 học -Cao đẳng 20 15,40 20 14,30 15 9,70 0 0,00 -5 -25,00 -Trung cấp 10 7,70 12 8,60 8 5,20 2 20,00 -4 33,30 -Sơ cấp 24 18,40 24 17,10 18 11,70 0 0,00 -6 -25,00 (Nguồn : Phòng giao dịch Hồng Bàng - chi nhánh Hưng Đạo) Qua bảng số liệu ở bảng 1 ta có nhận xét: Xét về giới tính: Năm 2009 tổng số lao động (LĐ) là 130 người thì nam chiếm 76 người tương ứng 58,8% LĐ nữ chiếm 54 người tương ứng 41,5%. Qua năm 2010 tổng số LĐ tăng 10 người tương ứng tăng 7,69% trong đó LĐ nam và nữ tăng với tốc độ như nhau là 5 người. Sang năm 2011 số lượng LĐ nam và nữ cũng tăng với tốc độ như nhau là 7 người. Nhìn chung qua các năm thì số lương LĐ nam luôn cao hơn so với LĐ nữ, điều này cũng dễ hiểu, đó là do đặc thù của công việc luôn đòi hỏi một áp lực cao, thời gian cho công việc nhiều. Xét về trình độ: Qua các năm số LĐ có trình độ Đại học luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số LĐ, năm 2009 là 58,5%, trong năm 2010 là 60% đến năm 2011 tăng lên tới 73,4%. Trong năm 2011 số LĐ Đại học tăng lên 29 người tương ứng tăng 34,5%. Như vậy càng ngày NH càng lực chọn những LĐ có trình độ cao, số LĐ có trình độ thấp ngày càng giảm. Điều này chứng tỏ NH luôn có sự chú trọng đến chất lượng LĐ trong công tác tuyển dụng. Ngoài ra NH còn có ban lãnh đạo với trình độ ngày càng được nâng cao, số lương tiến sĩ và thạc sĩ ngày càng tăng. 7
- Nhìn chung, nguồn LĐ của chi nhánh tăng dần qua các năm với tốc độ khá cao. Điều này chứng tỏ NH có sự chú trọng đến công tác tuyển dụng nguồn lao động, điều này giúp cho NH phát huy tốt tiềm năm nội lực của mình trong hoạt động kinh doanh . Và nhu cầu của NH về lao động sẽ còn tiếp tục tăng nữa theo sự hội nhập và phát triển của đất nước. Theo đó, đòi hỏi về nguồn lao động của chi nhánh là nguồn lao động có kiến thức, kinh nghiệm, năng lực giỏi để cùng chi nhánh phát triển Sacombank thành một tập đoàn tài chính mạnh nhất. 1.2 Lịch sử hình thành PGD Hồng Bàng Tên đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hưng Đạo – Phòng giao dịch Hồng Bàng Tên gọi tắt: Phòng giao dịch Hồng Bàng Điện thoại: 08.38.55.22.07 Hotline: 08.38.55.85.16 Fax: 08.38.55.22.14 Địa chỉ: 517 Hồng Bàng, Phường 14, Quận 5, TPHCM Phòng giao dịch Hồng Bàng chính thức mở cửa vào ngày 06/10/2015 là một trong những PGD của Chi nhánh Hưng Đạo được tọa lạc tại địa bàn quận 5, nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Từ những ngày đầu thành lập đến nay PGD Hồng Bàng luôn phấn đấu vì mục tiêu chung của Sacombank với đội ngũ nhân viên trẻ tận tâm luôn phục vụ khách hàng với tất cả niềm say mê, nhiệt huyết. PGD Hồng Bàng luôn được khách hàng yêu mến và tin tưởng sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 8
- 1.2.1 Cơ cấu tổ chức của phòng giao dịch Trƣởng phòng giao dịch Phó phòng giao dịch Chuyên viên Bộ phận giao Bộ phận chuyên viên Thủ quỹ dịch viên tƣ vấn khách hàng cá nhân (Nguồn : Phòng giao dịch Hồng Bàng - chi nhánh Hưng Đạo) Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức tại PGD Hồng Bàng Trƣởng phòng - Quản lí và điều hành kế hoạch kinh doanh tại PGD. - Phổ biến các chính sách, những quy định từ Ban giám đốc chi nhánh. - Có trách nhiệm điều hành, quản lý và quyết định những phát sinh xảy ra trong PGD. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc chi nhánh về công tác quản lý PGD của mình. - Kiểm soát các khoản vay tín dụng, được cấp hạn mức phán quyết cho vay. Phó phòng - Thực hiện công tác kiểm soát, và điều hành khách hàng tăng trưởng huy động tại PGD. - Quản lý chính, duyệt các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng từ các giao dịch viên. Bộ phận giao dịch viên - Bộ phận gồm 4 giao dịch viên chuyên giao dịch khách hàng như: chuyển tiền, mở tài khoản, mở sổ tiết kiệm, đóng tiền vay, mở thẻ tín dụng, Bộ phận chuyên viên khách hàng cá nhân - Gồm 3 chuyên viên khách hàng sẽ tiến hành giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn 9
- khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng và trình lên cấp trên xử lý khi phát hiện những khoản nợ có dấu hiệu không tốt. Thủ quỹ - Gồm 1 thủ quỹ và 1 giao dịch viên quỹ: + Thủ quỹ chịu trách nhiệm chính trong công tác an toàn kho quỹ. Thực hiện theo dõi cập nhật sổ sách và quản lí tài sản đảm bảo. Kiểm kê và chịu trách nhiệm về số liệu phải khớp với tồn quỹ thực tế trong ngày. + Giao dịch viên quỹ thực hiện công tác thu theo hạn mức quy định, chịu trách nhiệm chính liên quan đến công tác thu của mình. Chuyên viên tƣ vấn - Tư vấn, giải đáp thông tin cho khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng - Hỗ trợ bộ phận xử lí giao dịch về mở tài khoản tiết kiệm, tiếp thị về thẻ ATM và lãi suất tiền gửi. 1.3 Chiến lƣợc, phƣơng hƣớng phát triển của PGD Hồng Bàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-Chi Nhánh Hưng Đạo–Phòng Giao Dịch Hồng Bàng với mục tiêu trở thành phòng giao dịch bán lẻ dẫn đầu trong hệ thống các phòng giao dịch của Sacombank trên toàn quốc thì thị trường cá nhân là một thị trường mục tiêu hấp dẫn. Vì mục tiêu đó, hiện nay tại các phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng Sacombank có những sản phẩm dịch vụ phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân rất đa dạng, điển hình như sản phẩm tiền vay, sản phẩm tiền gửi, thẻ, chuyển tiền 1.4 Kết quả hoạt động trong 3 năm 2014-2016 của PGD Hồng Bàng Căn cứ vào bảng số liệu 3 : Ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh NH tăng giảm không đồng đều qua các năm là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới. Trong cơ cấu cho vay thì NH tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung - dài hạn. Doanh số cho vay Trung – dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay, đóng vai trò rất quan trọng góp phần 10
- không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu. Cụ thể : Tổng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2016 là 2.076 tỷ đồng , tăng 737 tỷ đống so với năm 2015 tương ứng tăng với tỷ lệ 55,04% và tăng 981 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 89,58%. Trong những năm 2009 đến 2013 khủng hoảng kinh tế xảy ra và thiệt hại nặng nề từ thiên tai, đã làm cho kinh tế của Việt Nam có nhiều bất ổn, lạm phát xảy ra làm đồng tiền mất giá, lãi suất tiền gửi NH thấp hơn tỷ lệ lạm phát nên lượng khách có phần giảm đi. Cho đến năm 2014 nền kinh tế của Việt Nam đã vực dậy, cuộc khủng hoảng kinh tế đã không còn làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong hoạt động kinh tế của nước ta. Chính vì thế tình hình cho vay của NH có sự gia tăng đáng kể. 11