Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính năm 2015 tại Công ty TNHH Sản Xuất Thƣơng Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính năm 2015 tại Công ty TNHH Sản Xuất Thƣơng Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_nam_2015_tai_cong_ty_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính năm 2015 tại Công ty TNHH Sản Xuất Thƣơng Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NAM TRUNG VIỆT GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015 GVHD: ThS. TRẦN THỊ ÁI PHƯƠNG SVTH : PHẠM THỊ TUYẾT S KL 0 0 4 4 0 0 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN TP.HCM, ngày tháng năm 2016 Trang i
  3. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP TP.HCM, ngày tháng năm 2016 Trang ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh,với sự nổ lực, cố gắng học hỏi và sự giảng dạy tận tình của các thầy cô giáo khoa Kinh tế tác giả đã tiếp thu và tích lũy đƣợc nhiều kiến thức quý báu. Cùng với đó là khoảng thời gian thực tập 3 tháng tại Công Ty TNHH Sản Xuất Thƣơng Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt đã giúp tác giả vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tế và hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Với lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Cô giáo hƣớng dẫn Ths.Trần Thụy Ái Phƣơng đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành bài báo cáo này. Quý thầy cô khoa kinh tế trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TPHCM đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tác giả học tập tại trƣờng. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng mà còn là hành trang để tác giả bƣớc trên con đƣờng phía trƣớc một cách vững chắc và tự tin. Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên Công Ty TNHH SX TM XNK Nam Trung Việt, những ngƣời đã giúp đỡ tận tình cho tác giả trong suốt quá trình thực tập tại Công ty, tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành tốt bài báo cáo này. Cuối cùng tác giả xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị tại Công ty TNHH SX TM XNK Nam Trung Việt thành công trong công việc và cuộc sống. Chúc Công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh. Trong khoản thời gian ngắn hoàn thành bài báo cáo với nhiều sự cố gắng nhƣng không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ quý Công ty và các Thầy cô để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Phạm Thị Tuyết Trang iii
  5. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG BCTC : Báo cáo tài chính BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NVL : Nguyên vật liệu TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn TSCĐ : Tài sản cố định LNST : Lợi nhuận sau thuế TNDN : Thu nhập doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng SX-TM-DV : Sản xuất – Thƣơng mại – Dịch vụ VQTTS : Vòng quay tổng tài sản HTK : Hàng tồn kho GVHB : Giá vốn hàng bán Trang iv
  6. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng Trang Bảng 2.1: Phân tích tích diễn biến tài sản giai đoạn 2013 – 2015 35 Bảng 2.2: Cơ cấu các loại tài sản trong tổng tài sản 36 Bảng 2.3: Phân tích diễn biến nguồn vốn giai đoạn 2013-2015 40 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013 – 2015 41 Bảng2.5 : Cơ cấu các khoản nợ nắn hạn qua các năm 42 Bảng 2.6: So sánh tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn với nợ ngắn hạn 45 Bảng 2.7: So sánh tài sản dài hạn với nợ dài hạn và nguồn VCSH 46 Bảng 2.8: Phân tích diễn biến các khoản mục trong BCKQHĐKD giai đoạn 2013- 2015 47 Bảng 2.9 : Phân tích cơ cấu các khoản mục trong BCKQHĐKD giai đoạn 2013 – 2015 48 Bảng 2.10 : Phân tích biến động các khoản doanh thu theo thời gian 49 Bảng 2.11: Phân tích tỷ trọng các khoản doanh thu so với tổng doanh thu 50 Bảng 2.12: Phân tích biến động các khoản chi phí theo thời gian 51 Bảng 2.13: Cơ cấu các khoản chi phí so với doanh thu thuần 52 Bảng 2.14: Phân tích tình hình lợi nhuận so với doanh thu thuần 54 Bảng 2.15: Diễn biến tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm 59 Bảng 2.16: Phân tích khả năng thanh toán tổng quát 62 Bảng 2.17: Phân tích tỷ số thanh toán ngắn hạn 62 Trang v
  7. Bảng 2.18: Phân tích tỷ số thanh toán nhanh 63 Bảng 2.19: Phân tích tỷ số thanh toán bằng tiền 64 Bảng 2.20: Phân tích vòng quay tổng tài sản 65 Bảng 2.21: Phân tích vòng quay hàng tồn kho 66 Bảng 2.22: Phân tích vòng quay các khoản phải thu 66 Bảng 2.23: Các tỷ suất về khả năng sinh lời 67 Bảng 2.24: Phân tích tổng hợp ROE theo mô hình Dupont 70 Trang vi
  8. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Đồ thị, sơ đồ Trang Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản, nguồn vốn của công ty giai đoạn 2013-2015 33 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại tài sản trong tổng tài sản 36 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2013-2015 41 Biểu đồ 2.4: Biểu diễn các khoản nợ ngắn hạn năm 2015 43 Biểu đồ 2.5: Sự biến động của tổng doanh thu qua các năm 49 Biểu đồ 2.6 : Diễn biến tổng chi phí giai đoạn 2013-2015 52 Biểu đồ 2.7: Diễn biến sự thay đổi doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm 56 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 5 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty 7 Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 9 Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 10 Trang vii
  9. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Kết cấu của đề tài 2 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NAM TRUNG VIỆT 3 1.1 Giới thiệu về công ty TNHH SX TM XNK Nam Trung Việt 3 1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 3 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 4 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 5 1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 7 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 7 1.3.2 Hình thức kế toán công ty đang áp dụng 8 1.4 Những thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển trong tƣơng lai 11 1.4.1 Thuận lợi và khó khăn 11 1.4.2 Phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong tƣơng lai 12 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 13 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 14 2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 14 2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 14 2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính 14 2.2 Tài liệu và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính 15 2.2.1 Tài liệu dùng để phân tích báo cáo tài chính 15 2.2.2 Phƣơng pháp dùng trong phân tích báo cáo tài chính 17 2.3 Nội dung phân tích tài chính 19 2.3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán: 19 2.3.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo thu nhập) 21 Trang viii
  10. 2.3.3 Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Báo cáo ngân lƣu) 22 2.3.4 Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số 24 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 32 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 CỦA CÔNG TY TNHH SX TM XNK NAM TRUNG VIỆT 33 3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013-2015 của công ty 33 3.1.1 Phân tích sự biến động tài sản của công ty giai đoạn 2013 - 2015 33 3.1.2 Phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty trong năm 2015 so với các năm trƣớc 39 3.1.3 Sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 45 3.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 -2015 46 3.2.1 Phân tích doanh thu: 49 3.2.2 Phân tích chi phí: 51 3.2.3 Phân tích lợi nhuận: 54 3.2.4 Sự hài hòa giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận 55 3.3 Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giai đoạn 2013 - 2015 57 3.3.1 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 60 3.3.2 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 60 3.3.3 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 61 3.4 Phân tích các tỷ số tài chính 61 3.4.1 Phân tích tỷ số khả năng thanh toán. 61 3.4.2 Phân tích các tỷ số về phản ánh khả năng hoạt động 65 3.4.3 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời 67 3.4.4 Phân tích các tỷ số tài chính theo mô hình tài chính Dupont 69 3.5 Đánh giá chung tình hình hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2013- 2015 71 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 72 CHƢƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 73 4.1 Nhận xét 73 4.1.1 Ƣu điểm 73 4.1.2 Nhƣợc điểm 73 4.2 Kiến nghị 74 Trang ix
  11. TÓM TẮT CHƢƠNG 4 77 KẾT LUẬN 78 Trang x
  12. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hòa nhịp cùng sự phát triển của thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đang vương mình mạnh mẽ hòa theo sự phát triển chung ấy. Những chính sách và nghị định của Chính phủ được đưa ra đều tập trung theo lối mở, hướng người dân và doanh nghiệp vương ra một sân chơi mới rộng lớn và thách thức hơn. Trong thời kỳ trước đổi mới, kinh tế khó khăn, tài chính tiền tệ không ổn định, doanh nghiệp tồn tại theo sự chèo chống của nhà nước, không cạnh tranh, không khoa học – công nghệ. Nhưng trong thời kỳ đổi mới như hiện nay , cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàng khó khăn, tự tay chèo lái con tàu của riêng mình để chống chọi với sự thay đổi thường xuyên, đột ngột của môi trường ngày một cạnh tranh khốc liệt này. Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của doanh nhiệp, và đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Có thể nói quản lý tài chính là chức năng có tầm quan trọng số 1 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự tự chủ, sự thành bại của một tổ chức kinh doanh, nhất là trong thời kỳ cạnh tranh quyết định sự sống còn của của một doanh nghiệp, quản lý tài chính lại là một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn xem nhẹ việc phân tích tài chính trong quá trình ra quyết định. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, việc khai thác các nguồn vốn còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để có thể đứng vững trong thời buổi kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu và áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu phân tích phù hợp để mang lại những thông tin tài chính chính xác và bổ ích phục vụ đắc lực cho việc ra các chiến lược phát triển . Trang 1
  13. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vận dụng những kiến thức được học trong suốt 4 năm trên giảng đường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM, kết hợp với 3 tháng thực tập thực tế tại công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính năm 2015 tại Công ty TNHH Sản Xuất Thƣơng Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm 2015 thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó làm rõ xu hướng, thực trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp , chỉ ra các thế mạnh và bất ổn trong kinh doanh, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh số liệu của những tài liệu đã thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt thông qua các số liệu được thống kê trong các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ các năm 2013, 2014 và 2015. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài được thực hiện trong 4 chương: Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt Chƣơng 2: Cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính Chƣơng 3: Phân tích báo cáo tài chính năm 2015 của Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt Chƣơng 4: Nhận xét và kiến nghị Trang 2
  14. CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NAM TRUNG VIỆT 1.1 Giới thiệu về công ty TNHH SX TM XNK Nam Trung Việt 1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển  Lịch sử hình thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Nam Trung Việt, viết tắt là Công Ty TNHH SX – TM XNK Nam Trung Việt được thành lập vào năm 2009 theo luật Doanh Nghiệp Việt Nam do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép. Một số thông tin về Công ty: Tên giao dịch: Công ty TNHH SX – TM XNK Nam Trung Việt. Địa chỉ: 37/4G Đường Đông Lân, Ấp Đông Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.37030141 Fax: 08.37030142 Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Quận 12 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất giấy nhám, vải nhám, nhám vòng, mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành xử lý nước, máy móc thiết bị ngành sản xuất hóa chất, phế liệu. Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa, Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng bằng cả tiền mặt và tài sản.  Quá trình phát triển Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã phải trải qua không ít những khó khăn và thách thức. Để đứng vững trên thị trường ngày một cạnh tranh khốc liệt như hiện nay công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất lao động, nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên nhằm tạo ra một đội ngũ lao động lành nghề và giàu kinh nghiệm, giúp công ty nắm bắt được tình hình và sự biến động của thị trường. Cũng vì thế mà trong suốt 7 năm hoạt động và phát triển Công ty đã gây dựng cho mình một vị thế vững vàng trên thị trường, tạo được niềm tin, thu hút được khá nhiều sự Trang 3
  15. hợp tác của khách hàng trong và ngoài nước, làm bàn đạp cho sự phát triển bền vững của Công ty trong tương lai. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 1.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ  Chức năng: Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo đúng với giấy phép kinh doanh đã đăng ký tại sở kế hoạch đầu tư, tuân thủ và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật. Bao gồm 2 chức năng cơ bản: - Tổ chức sản xuất: công ty chuyên về sản xuất các loại vải nhám, giấy nhám phục vụ cho xây dựng. - Cung cấp: Với chức năng này thì công ty chuyên cung cấp máy móc, thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường; bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý môi trường.  Nhiệm vụ: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thành lập đều phải chấp hành và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh trong sự cho phép của luật pháp tại quốc gia đó. Việt Nam cũng không ngoại lệ, các doanh nghiệp đang hoạt động tại quốc gia Việt Nam phải luôn chấp hành những quy định của pháp luật, hoạt động trong sự khuôn phép của luật Việt Nam và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ: - Thực hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhà nước, đối với cộng đồng và xã hội. - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần góp phần tạo sự ổn định cuộc sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty; bồi dưỡng tay nghề, nâng cao ý thức tự giác, trình độ văn hóa và chuyên môn cho đội ngũ công nhân viên trong công ty. - Tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trang 4
  16. - Thực hiện ghi chép sổ sách theo đúng quy định của Nhà nước, đồng thời phải kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, sổ sách, chứng từ cho cơ quan quản lý chức năng khi cần thiết. - Bảo tồn và phát triển công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. 1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động - Sản xuất giấy nhám, vải nhám: nhám vòng, nhám cuộn, nhám xếp, nhám tờ, nhám giấy, nhám thùng, đế nhám. - Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành xử lý nước , máy móc thiết bị ngành sản xuất hóa chất. 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Nam trung Việt) Trang 5
  17. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Ban giám đốc: quản lý, giám sát, điều hành các hoạt động hàng ngày, đề xuất và triển khai các chiến lược đầu tư phát triển của công ty. - Phòng kinh doanh: quản lý, triển khai áp dụng các chính sách kinh doanh, chịu trách nhiệm quan hệ khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh doanh. - Phòng tài chính – kế toán: tham mưu cho ban giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính – kế toán – tín dụng; kiểm soát, quản lý chi phí, doanh thu, công nợ, quỹ của công ty; chịu trách nhiệm lập các báo cáo kế toán, báo cáo thuế, phân tích, đánh giá tình hình và kiến nghị xử lý. - Phòng kỹ thuật: tư vấn thiết kế các mẫu mã sản phẩm nhám, triển khai những tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm nhám; chịu trách nhiệm theo dõi, trình duyệt sữa chữa, bảo trì máy móc thiết bị. - Phòng hành chính nhân sự: thực hiện chức năng quản lý công tác tổ chức, công tác hành chính văn phòng, các công tác đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và an toàn lao động. - Xưởng sản xuất: sử dụng nguồn nguyên vật liệu đầu vào sản xuất ra các thành phẩm, chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. - Kho thành phẩm vật tư: có vai trò lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu cũng như các thành phẩm sản xuất ra, chịu trách nhiệm kiểm kê cũng như quản lý nguồn vật tư và thành phẩm ra vào. Trang 6
  18. 1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Nam Trung Việt) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty; lập, tổng hợp các báo cáo kế toán và báo cáo tài chính; phản ánh kịp thời tình hình tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ kế toán, thông tư mới cho các bộ phận liên quan. - Kế toán vật tư, thành phẩm: lập các chứng từ kế toán (phiếu xuất, phiếu nhập) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ; tính giá xuất kho thành phẩm trong kỳ; theo dõi, báo cáo tình tình hình sử dụng vật tư, thành phẩm, hàng hóa nhằm phát hiện những sai xót, bất hợp lý. - Kế toán công nợ: theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý qui định, chi tiết theo từng đối tượng; đối chiếu, kiểm tra tính hợp lý các khoản công nợ phát sinh với kế toán vật tư thành phẩm và kế toán bán hàng; phát hiện và báo cáo kịp thời những bất hợp lý, mất cân đối, hiện tượng nợ đọng không có khả năng thu hồi cho kế toán trưởng và Ban giám đốc. - Kế toán bán hàng: ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng bán; tính toán và phản ánh Trang 7
  19. chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra bao gồm doanh thu, thuế của từng loại hàng, từng khách hàng, từng hóa đơn; tập hợp đầy đủ, kịp thời các chi phí bán hàng phát sinh để kết chuyển chi phí bán hàng cho lượng hàng tiêu thụ; tham mưu cho Ban lãnh đạo các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình bán hàng. - Kế toán lương: ghi chép, phản ánh chính xác thời gian lao động, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động, các loại bảo hiểm phải nộp; phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất biện pháp tiết kiệm quỹ lương; lập các báo cáo về lao động, tiền lương và bảo hiểm. - Thủ quỹ: giữ quỹ tiền mặt và chịu trách nhiệm về những mất mát xảy ra. Thực hiện các giao dịch với ngân hàng (rút tiền về quỹ, nộp tiền vào tài khoản, lấy sổ phụ, nộp thuế); đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ luôn khớp với số dư trên tài khoản sổ quỹ; chi tiền khi có đầy đủ các giấy tờ, chứng từ kèm theo và có sự phê duyệt của Ban giám đốc hoặc kế toán trưởng. 1.3.2 Hình thức kế toán công ty đang áp dụng Hiện nay hình thức kế toán công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký chung, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở hóa đơn chứng từ gốc đều được ghi vào sổ nhật ký chung trước khi ghi vào các sổ cái, lập bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính.  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung: Trang 8
  20. Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Đây là hình thức ghi sổ mà các công ty vừa và nhỏ hiện nay đang dùng. Hình thức này khá đơn giản do quy trình ngắn gọn, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi nhận ngay vào sổ nhật ký chung, sổ kế toán. Công ty áp dụng hình thức này nên mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao cho công việc của các nhân viên. Trang 9
  21.  Các biểu mẫu kế toán công ty đang áp dụng: - Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B 01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DN  Chế độ kế toán và hệ thống thông tin kế toán: - Hiện tại Công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính cho hệ thống tài khoản và các báo cáo. - Dựa trên quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. Hiện tại Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Unesco để vào sổ và lập các báo cáo. Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đôi chiếu, kiểm tra Trang 10