Khóa luận Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_tai_cong_ty_tn.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XÁC ÐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CHANGSHIN VIỆT NAM GVHD: TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH SVTH: ĐỖ THỊ HƯƠNG 12125025 S KL 0 0 4 4 3 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH  KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CHANGSHIN VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quốc Khánh Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Hương Mã số sinh viên : 12125025 Lớp : 121250A Khóa : 2012 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn Thầy Nguyễn Quốc Khánh
  4. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập ở trường cũng như thực tập ở Công ty TNHH ChangShin Việt Nam đã giúp tác giả tích lũy thêm nhiều kiến thức và hoàn thiện được các kỹ năng cho bản thân. Những điều đó rất cần thiết trong tương lai. Để có được những điều đó đều là nhờ công ơn của các thầy cô thuộc khoa Kinh Tế - trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Quốc Khánh, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, để tác giả có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn các anh chị trong phòng Kế toán Công ty TNHH ChangShin Việt Nam đã tận tâm giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập. Hơn nữa, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Quang Hưng và chị Phạm Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ để tác giả có thể hoàn thành báo cáo thực tập này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế, cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế công việc nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô cùng các anh chị trong Công ty TNHH ChangShin Việt Nam để tác giả hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Đỗ Thị Hương i
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCNV : Cán bộ công nhân viên CP : Chi phí CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CSI : Changshin Inc (Công ty mẹ) CT : Chứng từ ĐVT : Đơn vị tính GTGT : Gía trị gia tăng KH : Khách hàng NVL : Nguyên vật liệu PCCC : Phòng cháy chữa cháy PKD : Phòng kinh doanh PNK : Phiếu nhập kho PXNK : Phòng xuất nhập khẩu PXK : Phiếu xuất kho TK : Tài khoản TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạng TT : Thanh toán TSCĐ : Tài sản cố định ii
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG, HÌNH SỬ DỤNG Danh mục các sơ đồ sử dụng: Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất giày 7 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức trong Công ty 9 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán 15 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính của Công ty 18 Sơ đồ 2.1: Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511. 22 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 23 Sơ đồ 2.3:Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521. 24 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 25 Sơ đồ 2.5: Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 515. 26 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán doanh thu tài chính 26 Sơ đồ 2.7:Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711. 27 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kế toán thu nhập khác 28 Sơ đồ 2.9:Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632 29 Sơ đồ 2.10: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán 29 Sơ đồ 2.11 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 30 Sơ đồ 2.12: Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 31 Sơ đồ 2.13: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động 32 Sơ đồ 2.14: Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635. 32 Sơ đồ 2.15: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 33 Sơ đồ 2.16: Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811. 34 Sơ đồ 2.17: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 34 Sơ đồ 2.18: Cuối năm kế toán tính và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 36 Sơ đồ 2.19: Cuối năm kế toán tính và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại. 37 Sơ đồ 2.20: Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911. 38 Sơ đồ 2.21: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh 39 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh tài khoản 911. 69 Danh mục các hình sử dụng: Hình 1.1: Các sản phẩm của Công ty 6 iii
  7. Danh mục các biểu đồ sử dụng: Biểu đồ 1.1: Thể hiện mức tiêu thụ sản phẩm tại các quốc gia năm 2014 6 Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2012- 2014 của Công ty (USD). 14 Biểu đồ 3.1:Tỷ trọng các chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh (USD) 53 Biểu đồ 3.2: Chi phí sản xuất kinh doanh theo nhóm của Công ty theo nhóm năm 2014. 54 iv
  8. MUC̣ LUC̣ 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Kết quả đạt được của đề tài. 1 1.4. Đối tượng nghiên cứu 2 1.5. Phạm vi nghiên cứu 2 1.6. Phương pháp nghiên cứu. 2 1.7. Kết cấu đề tài 3 1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển. 4 1.1.1. Quá trình hình thành. 4 1.1.2. Quá trình phát triển. 4 1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động. 5 1.2.1. Chức năng 5 1.2.2. Lĩnh vực hoạt động 5 1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh 6 1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất 6 1.3.2. Đặc điểm sản phẩm của Công ty 8 1.4. Tổ chức quản lý của đơn vị. 8 1.5. Thuận lợi, khó khăn, chiến lược phương hướng phát triển. 11 1.5.1. Thuận lợi 11 1.5.2. Khó khăn 12 1.5.3. Phương hướng phát triển của Công ty. 12 1.6. Kết quả kinh doanh của đơn vị trong thời gian vừa qua 13 1.7. Tổ chức công tác kế toán 15 1.7.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 15 1.7.2. Chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty. 17 2.1. Kế toán doanh thu và thu nhập. 21 2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 21 2.1.2. Kế toán các khoản giảm doanh thu. 23 2.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính. 25 2.1.4. Kế toán thu nhập khác. 26 2.2. Kế toán chi phí. 28 2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán. 28 2.2.2. Kế toán chi phí hoạt động: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 30 2.2.3. Kế toán chi phí tài chính 32 ii
  9. 2.2.4. Kế toán chi phí khác. 33 2.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 34 2.3.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 35 2.3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 37 3.1. Đặc điểm kinh doanh, phương thức bán hàng tại Công ty. 41 3.2. Kế toán doanh thu và thu nhập. 41 3.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 41 3.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. 46 3.2.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính. 48 3.2.4. Kế toán thu nhập khác. 50 3.3. Kế toán các khoản chi phí. 51 3.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán. 51 3.3.2. Kế toán chi phí bán hàng. 54 3.3.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 57 3.3.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính. 61 3.3.5. Kế toán chi phí khác. 63 3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh. 64 3.4.1. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 64 3.4.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 66 4.1. Nhận xét và kiến nghị về bộ máy quản lý Công ty. 72 4.1.1. Nhận xét 72 4.1.2. Kiến nghị 73 4.2. Nhận xét và kiến nghị về bộ máy kế toán Công ty. 74 4.2.1. Nhận xét 74 4.2.2. Kiến nghị. 76 4.3. Nhận xét và kiến nghị về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. 77 4.3.1. Nhận xét 77 4.3.2. Kiến nghị. 79 iii
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam đang dần hội nhập sâu với thế giới, nhiều cơ hội và cũng là khó khăn thử thách sẽ đến với các doanh nghiệp. Cạnh tranh sẽ ngày càng căng thẳng và khốc liệt, doanh nghiệp nào nắm rõ tình hình, kết quả kinh doanh thì sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Thực tế tìm hiểu, tác giả đã tìm hiểu về Công ty Changshin, Công ty sản xuất và gia công da giày có quy mô lớn thứ ba trong ngành da giày Việt Nam, có sức cạnh tranh khá tốt, có mức doanh thu cao, khoảng gần 500 triệu USD/năm (năm 2014). Tuy nhiên, công tác kế toán xác định doanh thu của Công ty còn một số vấn đề. Đó là lý do vì sao tác giả chọn đề tài “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Changshin Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán kết quả xác định kết quả kinh doanh. Về thực tiễn: - Tìm hiểu về công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tìm hiểu thực tế công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh. - Vận dụng một số lý thuyết kế toán xác định kết quả kinh doanh vào trong thực tiễn. 1.3. Kết quả đạt được của đề tài. - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh. - Nhận thức một cách rõ ràng hơn bộ máy kế toán, công tác tổ chức, chế độ, chính sách kế toán mà công ty áp dụng, đặc biệt là công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. - Đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng. 1
  11. - Làm sáng tỏ lý thuyết công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tình hình công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh năm 2014 tại Công ty TNHH ChangShin Việt Nam. Bao gồm kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán doanh thu hoạt động tài chính, kế toán thu nhập khác, kế toán giá vốn hàng bán, kế toán chi phí tài chính, kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH ChangShin Việt Nam, Xã Thạnh Phú - Huyện Vĩnh Cửu - Tỉnh Đồng Nai. Thời gian nghiên cứu: - Các số liệu kế toán phục vụ cho các ví dụ minh họa về kế toán xác định kết quả kinh doanh được lấy trong năm 2014. - Các số liệu phục vụ cho việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2012- 2014 được lấy trong 3 năm từ 2012- 2014. - Thời gian nghiên cứu thực tập tại Công ty: 5/01/2016 – 25/3/2016. 1.6. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập số liệu của Công ty thông qua các chứng từ, sổ sách, báo cáo có liên quan và hỏi các Anh Chị trong phòng kế toán, nhờ sự tư vấn của Thầy hướng dẫn. Phương pháp phân tích và tổng hợp: sau khi thu thập được số liệu tiến hành phân tích và tổng hợp, đưa ra kết luận. Phương pháp quan sát và tự nghiên cứu: quan sát, nghiên cứu công việc kế toán của các Anh Chị kế toán có liên quan. Phương pháp so sánh: so sánh lý thuyết đến thực tiễn, so sánh các số liệu thực tế. 2
  12. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc và nghiên cứu các giáo trình, một số văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, tham khảo sách báo, internet, các đề tài có liên quan của các anh chị khóa trước. 1.7. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phụ lục. Trong đó phần nội dung có 4 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công Ty TNHH Changshin Việt Nam. Chương 2: Cơ sở lý luận kế toán xác định kết quả kinh doanh. Chương 3: Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Chương 4: Một số nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Changshin Việt Nam. 3
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHANGSHIN VIỆT NAM (VJ) 1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển. 1.1.1. Quá trình hình thành. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và những điều kiện phù hợp của Việt Nam, tập đoàn Changshin của Hàn Quốc đã chọn Việt Nam để đầu tư. Ngày 08/08/1994, Ủy Ban nhà nước về kế hoạch và đầu tư nay là bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy phép thành lập số 938/GP cho Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam, Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1995. Đây là một trong những nhà máy gia công giày cho hãng Nike của Mỹ, một trong những thương hiệu giày nổi tiếng trên thế giới. Tên Công ty: CÔNG TY TNHH CHANGSHIN VIỆT NAM (hay VJ). Địa chỉ: Xã Thạnh Phú- Huyện Vĩnh Cửu- Tỉnh Đồng Nai. Ngày thành lập: 01/07/1995 Mã số thuế: 3600265469 Vốn điều lệ: 20.000.000 USD Điện thoại: +84 – 061 – 3865201 Fax: +84 – 061 – 3865145 Tổng giám đốc: Park Choon Taek, Quốc tịch Hàn Quốc, Sinh năm 1951. Chủ đầu tư: Ông Whanil Jeong, Quốc tịch Hàn Quốc, Sinh năm 1946. Loại Công ty: 100% Vốn Nước Ngoài do Hàn Quốc trực tiếp quản lý. Nguồn nhân lực: 26.000 lao động (trong đó lao động nữ chiếm 80%). 1.1.2. Quá trình phát triển. Qua hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, mặc dù có nhiều khó khăn, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2010 – 2012, Công ty Chang Shin Việt Nam vẫn 4
  14. từng bước vươn lên khắc phục khó khăn, đứng vững và tiếp tục đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, thu hút nhiều lao động vào làm việc. Nếu năm 1995, vốn đầu tư ban đầu của Chang Shin Việt Nam chỉ có 11 triệu USD thì đến nay tăng lên 160 triệu USD. Cùng với sự phát triển, mở rộng sản xuất, diện tích đất thuê của Chang Shin cũng tăng từ 11 ha lên 40 ha, lao động được tuyển vào làm việc tại công ty ban đầu khoảng 5.000 lao động, tới nay là 26.000 lao động. Năm 1995, đi vào vào hoạt động công ty sản xuất gần 1.700 đôi giày/tuần, năm 2016 công suất đạt 650 ngàn đôi giày/tuần và năm 2018 dự kiến là 1 triệu đôi giày/tuần”. Công ty đang cố gắng trở thành Công ty sản xuất giày mang nhãn hiệu Nike thành công nhất tại Việt Nam. Nhận xét: Công ty được đầu tư với số vốn lớn, quy mô ngày càng lớn sản lượng tăng liên tục, số lượng lao động được tuyển dụng ngày càng nhiều, hoạt động của Công ty cũng không ngừng mở rộng, Công ty đang tăng trưởng và phát triển tốt, doanh thu cao, dự đoán là có mức lợi nhuận cao. 1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động. 1.2.1. Chức năng Chức năng: ChangShin là một trong những nhà máy gia công giày thể thao cho hãng Nike của Mỹ, một trong những thương hiệu giày nổi tiếng trên thế giới. Sản phẩm Nike của ChangShin có tiêu chuẩn chất lượng cao cấp. Nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất và kinh doanh xuất nhập trực tiếp các mặt hàng theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Bảo toàn và phát triển vốn được giao. Thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với nhà nước. Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất của công nhân viên. Đồng thời cũng đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên. Bảo vệ Công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước đặt ra. 1.2.2. Lĩnh vực hoạt động 5
  15. Công ty TNHH Changshin Việt Nam là Công ty chuyên sản xuất, gia công giày mang nhãn hiệu Nike. Sản phẩm chủ lực là giày thể thao được phân loại theo các nhóm: Running, Sports Wear, Young Athletes, Code Performane, Women, Track & Field, IDS bên cạnh đó còn có bán thành phẩm (Upper- Finish Sole). Hình 1.1: Các sản phẩm của Công ty (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH ChangShin Việt Nam) 1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh 1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất Công ty chuyên sản xuất giày mang nhãn hiệu Nike được đầu tư trang thiết bị và móc hiện đại với nguồn nhân lực vững mạnh để làm nên những sản phẩm chất lượng cao nhằm cung cấp cho người tiêu dùng. Những sản phẩm được sản xuất tại Công ty sẽ được xuất khẩu sang thị trường các nước như: Mỹ, EU, Nhật Bản, và nhiều nước khác trên thế giới. Biểu đồ 1.1: Thể hiện mức tiêu thụ sản phẩm tại các quốc gia năm 2014 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH ChangShin Việt Nam) 6
  16. Qui trình công nghệ: Qui trình công nghệ khép kín hiện đại, sử dụng nhiều máy móc tân tiến, hiện đại và tự động hóa. Qui trình sản xuất thường xuyên được đổi mới để nắm bắt trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới. Có các hệ thống xử lý hỗ trợ, có đội ngũ kỹ thuật viên điều hành và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm chính là giày thể thao mang nhãn hiệu Nike. Quy trình sản xuất giày: Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất giày (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH ChangShin Việt Nam) Diễn giải quy trình : - Nhận nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp. Nguyên vật liệu chính chủ yếu được nhập từ Công ty Changshin Technology Co ở Hàn Quốc- Công ty con của Changshin Korea, các nguyên vật liệu phụ một số được nhập từ Trung Quốc và một số từ trong nước. - Đưa nguyên vật liệu xuống bộ phận cắt để cắt và chuẩn bị các chi tiết cho may upper (mũ giày). - Đưa nguyên vật liệu xuống bộ phận ép để giày ngoài để chuẩn bị các chi tiết đế giày. - Đưa nguyên vật liệu xuống bộ phận ép đế giày trong để chuẩn bị các chi tiết đế giày đệm bên trong (Mid sole). 7
  17. - Đưa các loại đế đã được ép xuống bộ phận chuẩn bị, lắp ráp (quét keo, lắp ráp đế giày). - Sau khi đã may hoàn thành mũ giày và đế sẽ được lắp ráp cho giày Thành Phẩm. Nhận xét: Thị trường của Công ty là những thị trường khó tính, Nike là dòng sản phẩm có chất lượng cao cấp, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, thương hiệu tòan cầu, hướng đến những khách hàng trung cấp và cao cấp, giá bán của Nike trên thị trường cao phù hợp tương ứng với thương hiệu. 1.3.2. Đặc điểm sản phẩm của Công ty - Đa dạng về mẫu mã, màu sắc, chủng loại, chất lượng bền chắc, thẳng, sạch sẽ. - Sản phẩm giày mang tính chất riêng lẻ, độc lập có quy mô lớn và kết cấu không phức tạp, không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, chi phí bỏ ra cho từng sản phẩm cũng khác nhau. - Sản phẩm giày có giá trị, số lượng lớn, thời gian sản xuất kéo dài, vì vậy, vòng quay vốn chậm. - Sản phẩm giày được tiêu thụ theo giá dự toán, giá ký kết giữa công ty sản xuất và người mua hàng, tiêu thụ sau khi hoàn thành. 1.4. Tổ chức quản lý của đơn vị. Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH ChangShin Việt Nam 8
  18. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức trong Công ty (Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự Công ty TNHH ChangShin Việt Nam) Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo chiều dọc, nhân viên cấp dưới sẽ trực tiếp báo cáo lên cấp trên theo chiều dọc và chịu sự quản lý của cấp trên. Tổng Giám Đốc: Người chỉ huy cao nhất của Công ty. Hoạt động của Ban Giám Đốc là ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định đó. Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và quản lý trực tiếp tình hình tài chính của Công ty. Phó Tổng Giám Đốc: Giúp Tổng Giám Đốc lãnh đạo và thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. 9
  19. Phòng kế toán tài chính (Finance & Account Dept): Có chức năng quản lý và sử dụng những nguồn tài chính của Công ty và tham mưu cho các quyết định về đầu tư. Tổ chức các công tác thống kê số liệu, hạch toán kế toán, lập kế hoạch về tài chính. Phòng nhân sự (HRM): có chức năng quản lý, thực hiện một số công việc liên quan đến các vấn đề về nhân sự, quản lý và đề xuất các qui định về nhân sự. Phòng tổng hợp (General. Dept): Thực hiện các công việc có liên quan đến hộ chiếu xuất nhập cảnh, điều xe công tác nội bộ, nhận thư từ. Phòng phát triển nhân lực (HRD: Đào tạo vả phát triển nguồn nhân lực tương lai, huấn luyện kỹ năng quản lý, cách thức nhìn nhận vấn đề và giải quyết, huấn luyện về qui trình thực hiện của nhà máy cho nhân viên quản lý. Phòng an toàn, môi trường (MESH): Có nhiệm vụ quản lý, xử lý các rác và chất thải, kiểm tra và xét nghiệm nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo môi trường lao động sử dụng bảo hộ lao động cá nhân. Phòng kinh doanh (BU): Tham mưu cho Ban giám đốc định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh trong nước và ngoài nước. Đàm phán và ký hợp đồng ngoại thương xuất khẩu hàng hóa. Lập kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh. Phòng xuất nhập khẩu (Trading): Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, lập hợp đồng kinh tế ngoại thương. Báo cáo, tham mưu chuyên môn cho Ban Giám Đốc về thông tin giá cả thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, về nguyên liệu đầu vào, Phòng NOS (Lean Manufacturing): Có chức năng tìm và loại bỏ lãng phí thông qua mô hình Lean, hỗ trợ cho các phân xưởng cải tiến qui trình, hệ thống làm việc. Phòng Kế Hoạch Sản Xuất (JIT. Dept): Chịu trách nhiệm về mặt sản xuất chính, phòng có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch sản xuất như giải trình và đưa ra kế hoạch sản xuất và xây dựng quy trình sản xuất. Phòng IE: Bộ phận IE bộ phận này có chức năng tìm và loại bỏ lãng phí tiết kiệm tối đa chi phí không cần thiết cho Công ty. 10
  20. Phòng Quản lý chất lượng (QA): Có chức năng đảm bảo sản phẩm giao cho khách hàng là Nike với chất lượng cao nhất. Phòng có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của cả qui trình từ đầu vào cho tới đầu ra. Phòng Thí nghiệm (CE):Với chức năng hỗ trợ cho phòng Develop, phòng có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp kỹ thuật để đánh giá, thẩm định tiêu chuẩn sản phẩm. Phòng nguyên vật liệu (Material): Có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào (trong và ngoài nước) lên kế hoạch nhập hàng theo từng đơn đặt hàng, đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng Phòng Vi Tính (IT): Có chức năng quản lý toàn bộ mạng thông tin của Công ty. Cài đặt và điều khiển các chương trình cho phù hợp với mục đích sử dụng của các phòng ban. Nhà máy 1, 2, 3, 4: Là các bộ trực tiếp sản xuất, với chức năng chính là sản xuất ra thành phẩm. Trung tâm sản xuất giày mẫu (PCC Cental): có chức năng mô phỏng qui trình công nghệ sản xuất trước khi giao mẫu mã cho các phân xưởng. Tạo mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng. Nhận xét: Công ty có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức hoàn thiện, có nhiều phòng ban thực hiện những công việc chuyên môn khác nhau, đứng đầu mỗi phòng ban đều là quản lý người Hàn Quốc, đảm bảo chất lượng công việc và các thực hiện đúng như chế độ, chính sách mà bên Công ty mẹ yêu cầu. 1.5. Thuận lợi, khó khăn, chiến lược phương hướng phát triển. 1.5.1. Thuận lợi Là Công ty trực thuộc Khu Công Nghiệp Thạnh Phú trên địa bàn Huyện Vĩnh Cửu, được nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông, cách trung tâm thành phố Biên Hòa 9km, thuân lợi về giao thông và có nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương và các tỉnh lân cận. 11
  21. Qua hơn 20 năm hoạt động Công ty đã tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên gần 26.000 người, có trình độ và tay nghề giỏi, qua đó đã giúp cho Công ty luôn đứng vững trên thị trường và không ngừng lớn mạnh. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước tạo mọi điều kiện cho Công ty phát triển mạnh mẽ. Ứng dụng kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Công ty đã hoạt động được hơn 20 năm, có thương hiệu và uy tín trên thị trường. Ban lãnh đạo Công ty có nhiều kinh nghiệm và năng động, quản lý tốt. Năm 2018, khi TPP chính thức có hiệu lực, Công ty sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan hấp dẫn. 1.5.2. Khó khăn Sau TPP, các hãng đóng giày cho Nike, Adidas rời Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ và hệ thống các loại thuế hấp dẫn hơn, do đó cạnh tranh sẽ càng khốc liệt. Những đối thủ cạnh tranh lớn trong cùng ngành sản xuất giày : - PouYuen Việt Nam có 90.000 lao động, doanh thu năm 2014 đạt xấp xỉ 23.000 tỷ đồng, sản xuất giày cho các thương hiệu Nike, Adidas, Asics, Clarks, Reebok, Puma, - Taekwang Vina có khoảng 28.000 lao động, doanh thu năm 2014 khoảng hơn 9.700 tỷ đồng, cũng là doanh nghiệp sản xuất và gia công giày thể thao xuất khẩu cho Nike. - Feng Tay doanh thu năm 2014 gần 10.000 tỷ đồng, sản xuất và gia công Nike xuất khẩu. - Một số đối thủ khác, ví dụ công ty Far Eastern New Century, một số doanh nghiệp nội địa Do sự cạnh tranh khốc liệt Công ty sẽ càng phải có những chiến lược phát triển tớt hơn, quản lý và liên tục cải tiến kỹ thuật sản xuất. 1.5.3. Phương hướng phát triển của Công ty. 12