Khóa luận Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_quy_trinh_thuc_hien_hop_dong_xuat_khau.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG GVHD: ThS. LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG SVTH: PHẠM XUÂN LỢI MSSV: 12124201 S K L 0 0 4 5 0 9 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO  LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG SVTH: PHẠM XUÂN LỢI MSSV: 12124201 Khóa: 2012 Ngành: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP GVHD: TH.S LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG TP.HCM 06- 2016
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên Sinh viên: Phạm Xuân Lợi MSSV: 12124201 Ngành: Quản lý công nghiệp Tên đề tài: Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Việt Thắng Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Trường Diễm Trang NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: Ưu điểm: Khuyết điểm: 2. Đề nghị cho bảo vệ hay không? Đánh giá loại: 6. Điểm: .(Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Giáo viên hướng dẫn (Ký & ghi rõ họ tên) i
  4. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên Sinh viên: Phạm Xuân Lợi MSSV: 12124201 Ngành: Quản lý công nghiệp Tên đề tài: Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Việt Thắng Họ và tên Giáo viên phản biện: NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: Ưu điểm: Khuyết điểm: Đề nghị cho bảo vệ hay không? Đánh giá loại: . 6. Điểm: .(Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Giáo viên phản biện (Ký & ghi rõ họ tên) ii
  5. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chúc toàn thể quý Thầy, Cô trường đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, cùng Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần May Việt Thắng (VIGACO) những lời chúc tốt đẹp nhất. Để hoàn thành chuyên đề này. em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và rèn luyện ở trường đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. em muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến Th.S Lê Trường Diễm Trang, cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các anh chị trong công ty cổ phần may Việt Thắng, nhất là các anh chị trong Ban nghiệp vụ đã tạo điều kiện thuận lợi để em được tìm hiểu hoạt động tại công ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc cũng như có thêm những hiểu biết về hoạt động thương mại hàng hóa trong suốt quá trình thực tập. Tuy vậy, do thời gian tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại công ty có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Sinh viên thực hiện Phạm Xuân Lợi iii
  6. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May Việt Thắng” được nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ về quy trình xuất khẩu, các hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần May Việt Thắng trong giai đoạn 2012-2015. Nêu ra những điểm mạnh có được, những vấn đề còn tồn tại đưa từ đó kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty. Ở chương 1, người viết giới thiệu khái quát về tình hình Công ty cổ phần May Việt Thắng, quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, định hướng phát triển, cơ cấu tổ chức và khát quát về tình hình nhân sự, giúp cho người đọc nắm bắt một cách tổng thể về công ty. Trước khi đi vào thực tế về thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu ở chương 2. Ở chương 2, người viết trình bày tóm tắt và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu, các nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu, và quy trình thức hiện hợp đồng xuất khẩu cùng các phương thức sản xuất mà dệt may sử dụng để sản xuất những đơn hàng xuất khẩu. Trong chương 3, người viết sẽ trình bày cụ thể về thực trạng hoạt xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2012-2015 và phân tích về hoạt động này. Bên cạnh đó người viết cũng khái quát thực tế quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty. Với những hiểu biết đã được học trên lý thuyết và trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động tại công ty, người viết nêu lên nhận xét về điểm mạnh và những điểm hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần May Việt Thắng ở chương 4. iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN iii TÓM TẮT LUẬN VĂN iv MỤC LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x DANH MỤC BẢNG BIỂU xi DANH MỤC HÌNH ẢNH xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ xii LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần may Việt Thắng 4 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 6 1.2.1. Chức năng 6 1.2.2. Nhiệm Vụ 6 1.3. Hoạt động của công ty cổ phần may Việt Thắng 6 1.3.1. Giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của công ty 6 1.3.2 Giới thiệu phương thức kinh doanh của công ty 6 1.3.3 Khả năng cạnh tranh của công ty 7 1.4. Định hướng phát triển của công ty 8 1.5. Cơ cấu tổ chức 8 1.5.1. Sơ đồ tổ chức của công ty 8 1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận 9 1.5.3. Cơ cấu tổ chức của Ban nghiệp vụ xuất nhập khẩu 11 v
  8. 1.5.3.1. Sơ đồ tổ chức 11 1.5.3.2. Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban nghiệp vụ xuất nhập khẩu 11 1.6. Tình hình nhân sự tại công ty Cổ phần May Việt Thắng 12 CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 14 2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu 14 2.1.1 Khái niệm xuất khẩu 14 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu 14 2.1.2.1. Đặc điểm của xuất khẩu 14 2.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu 14 2.1.3 Ý nghĩa và nhiệm vụ của xuất khẩu 16 2.1.3.1. Ý nghĩa của xuất khẩu 16 2.1.3.2. Nhiệm vụ của xuất khẩu 16 2.1.4. Các loại hình xuất khẩu chủ yếu 17 2.1.4.1. Xuất khẩu trực tiếp 17 2.1.4.2. Xuất khẩu gián tiếp 17 2.1.4.3. Buôn bán đối lưu 19 2.1.4.4. Gia công quốc tế 19 2.1.4.5. Tái xuất khẩu 21 2.2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 21 2.2.1. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng 21 2.2.1.1.Khái niệm về đàm phán hợp đồng ngoại thương 21 2.2.1.2. Phương thức đàm phán trong hợp đồng ngoại thương 22 2.2.1.3. Các bước giao dịch đàm phán trong kinh doanh 22 2.2.1.4. Ký kết hợp đồng 23 2.2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu: 25 2.2.2.1. Xin giấy phép xuất khẩu 25 2.2.2.2 Chuẩn bị bước đầu thanh toán 25 2.2.2.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 26 vi
  9. 2.2.2.4. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu 27 2.2.2.5. Thuê phương tiện vận tải 27 2.2.2.6. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu 28 2.2.2.7. Thực hiện thủ tục hải quan 28 2.2.2.8. Giao hàng cho người vận tải 29 2.2.2.9. Lập bộ chứng từ thanh toán 30 2.2.2.10. Khiếu nại 30 2.2.2.11. Thanh lý hợp đồng 30 2.3. Một số phương thức thanh toán quốc tế thường được sử dụng 31 2.3.1. Phương thức chuyển tiền 31 2.3.2. Phương thức tín dụng chứng từ: 31 2.3.3. Phương thức Tradecard: 31 2.4. Phương thức sản xuất phục vụ xuất khẩu trong ngành dệt may 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 34 3.1. Tình hình xuất khẩu của công ty Cổ Phần May Việt Thắng 34 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của CTCP May Việt Thắng 34 3.1.2. Tình hình xuất khẩu may mặc theo thị trường của công ty cổ phần may Việt Thắng 35 3.1.3. Cơ cấu giá trị đơn hàng xuất khẩu theo phương phương thức sản xuất xuất khẩu 38 3.2. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sản phẩm tại công ty cổ phần may Việt Thắng 38 3.2.1. Đàm phán 40 3.2.2. Ký hợp đồng 40 3.2.3. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 42 3.2.3.1 Kí kết hợp đồng chuẩn bị nguyên phụ liệu 42 3.2.3.2 Thủ tục và quy trình nhập nguyên phụ liệu 44 3.2.4. Sản xuất hàng hóa, kiểm tra và đóng gói 46 vii
  10. 3.2.5. Thuê phương tiện vận tải 47 3.2.6. Lập hóa đơn thương mại 48 3.2.7. Làm thủ tục khai báo hải quan xuất hàng 48 3.2.7.1. Lập tờ khai hải quan xuất hàng 49 3.2.7.2. Khai báo tờ khai hải quan 53 3.2.7.3. Xử lý tờ khai, thông quan hàng hóa 54 3.2.8. Giao hàng tại cảng 54 3.2.9. Thanh lý tờ khai hải quan và vào sổ tàu 55 3.2.9.1. Thanh lý tờ khai 55 3.2.9.2 Vào sổ tàu 56 3.2.10. Nhận vận đơn 56 3.2.11. Xin cấp chứng nhận xuất xứ 56 3.2.12. Làm thủ tục thanh toán 57 3.3. Nhận xét chung về Điểm mạnh và điểm yếu của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu đơn hàng tại công ty cổ phần may Việt Thắng 58 3.3.1. Điểm mạnh 58 3.2.2. Điểm hạn chế 59 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 61 4.1. Liên kết thông tin nâng cao quá trình trao đổi thông tin ở khâu chuẩn bị hàng hóa 61 4.2. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc thực hiện các khâu của hợp đồng tại Ban nghiệp vụ - văn phòng quận 1 62 4.3. Hoàn thiện đàm phán về điều khoản thanh toán 62 4.4. Tạo tính tự chủ trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào hướng đến xuất khẩu sản phẩm theo phương thức sản xuất FOB bậc II 62 4.5. Đầu tư phát triển khâu thiết kế hướng đến việc xuất khẩu theo phương thức FOB bậc III. 64 KẾT LUẬN 65 viii
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 67 ix
  12. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT B/L Vận đơn đường biển (Bill of Lading) C/O Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin) CIF Cost Insurance and Freight CTCP Công ty cổ phần FOB Free on board HĐ Hợp đồng L/C Thư tín dụng ( Letter of Credit) NK Nhập khẩu T/T Điện chuyển tiền (Telegraphic Trasfer Remittance) TNHH Trách nhiệm hữu hạn XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu x
  13. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng thống kê nhân sự theo trình độ học vấn CTCP May Việt Thắng giai đoạn 2011-2014 12 Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty giai đoạn 2011-2015 34 Bảng 3.2. Tình hình xuất khẩu may mặc theo thị trường của công ty cổ phần may Việt Thắng giai đoạn 2011-2015 35 Bảng 3.2. Thông tin sản phẩm trong hợp đồng xuất khẩu số 155/YAGI – XK/15 41 Bảng 3.3. Thông tin sản phẩm trong hợp số 161/YAGI – NK/15 42 Bảng 3.4. Thông tin sản phẩm trong hợp nhập khẩu nguyên liệu từ Tổng công ty Việt Thắng 44 Bảng 3.5: Thông tin lô hàng xuất đầu tiên của hợp đồng đồng số 155/YAGI – XK/15. 47 xi
  14. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng ban CTCP may Việt Thắng 9 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Ban nghiệp vụ xuất nhập khẩu 11 Hình 3.2: Sơ đồ các bước thực hiện thủ tục hải quan 48 Hình 3.3: Tờ khai “thông tin chung” thứ nhất 49 Hình 3.4: Tờ khai “thông tin chung” thứ hai 50 Hình 3.5: Tờ khai “thông tin chung” thứ ba 51 Hình 3.6: Tờ khai “thông tin container” 52 Hình 3.7: Tờ khai “danh sách hàng” 53 Hình 3.8: Tờ khai đã thông quan 54 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kinh ngạch xuất khẩu của công ty Cổ phần May Việt Thắng giai đoạn 2011-2015 34 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần May Việt Thắng giai đoạn 2012-2015 36 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu doanh thu xuất khẩu CTCP may Việt Thắng theo phương thức sản xuất năm 2014-2015 38 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP may Việt thắng 39 xii
  15. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài May mặc là một trong những sản phẩm chủ lực trong chiến lược tăng cường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. May mặc, hiện nay đang được xem là sản phẩm mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2015 đạt 22.81 tỷ USD theo thống kê của Tổng cục Hải quan tăng 9.1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong những năm qua, hàng may mặc đóng góp khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước, đưa Việt Nam vào top 5 trong số 153 quốc gia và khu vực xuất khẩu hàng may mặc trên toàn thế giới về doanh thu. Công ty cổ phần may Việt Thắng là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang, hàng may mặc phục vụ cho việc kinh doanh sản phẩm thời trang trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của Phòng nghiệp vụ công ty cổ phần may Việt Thắng, kim ngạch xuất khẩu đạt 35,583,629 USD (năm 2015), chiếm gần 90% doanh thu của cả công ty. Vì thế xuất khẩu có thể được xem là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất của công ty. Do ý thức được sự phức tạp và tầm quan trọng quy trình thực hiện hợp đồng đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với công ty. Trước đòi hỏi thực tế của việc nâng cao hiệu quả công tác thực hiện hợp đồng đối với hàng may mặc. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May Việt Thắng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu, phân tích tình hình xuất khẩu và thực tế quy trình việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng, để chỉ rõ những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, từ đó kiến nghị những giải pháp thích hợp giúp công ty khắc phục những điểm yếu, tận dụng thời cơ và nội lực giúp công ty ngày một phát triển. Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho đề tài này là: Phân tích thực trạng xuất khẩu và thực tế quy trình việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty cổ phần May Việt Thắng trong thời gian qua để chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu của công ty cổ phần May Việt Thắng trong thời gian tới. 1
  16. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần May Việt Thắng từ năm 2012 đến năm 2015. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức sản xuất FOB. Phạm vi: Về không gian: công ty cổ phần May Việt Thắng, Ban nghiệp vụ. Về thời gian: thời gian thực hiện nghiên cứu dữ liệu từ 2012-2015 4. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các bảng báo cáo và tài liệu có liên quan đến tình hình hoạt động xuất khẩu tại công ty. Ngoài ra còn được thu thập từ sách, báo cáo và ấn phẩm kinh tế cũng như thống kê khác của các website, tổng cục hải quan được sử dụng để làm chương 1, chương 2, chương 3. Phương pháp phân tích số liệu: số liệu được thu thập được dùng để tổng hợp và phân tích theo các phương pháp: Phương pháp so sánh: để thấy được sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu qua các năm, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu, cơ cấu loại hình phương thức sản xuất xuất khẩu của hàng may mặc của của công ty cổ phần may Việt Thắng nói riêng được sử dụng để làm chương 3 Phương pháp bảng biểu: sử dụng bảng số liệu để thể hiện sự thay đổi của số lượng, giá trị xuất khẩu hàng may mặc qua các năm. Sử dụng biểu đồ để mô hình hóa các số liệu thu thập được bằng các biểu đồ nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn về tình hình biến động của số liệu được sử dụng để làm chương 1 và chương 3. Phương pháp chuyên gia: là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo, thông tin thực tế trong doanh nghiệp bằng cách tập hợp và hỏi kiến các cán bộ nhân viên trong công ty nhằm nêu lên quy trình thực tế và đưa ra những đánh giá khách quan về quán trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của công ty được sử dụng để làm chương 2. 2
  17. 5. Kết cấu của đề tài Trong đề tài này, ngoài lời mở đầu và phần kết luận, kết cấu của bài báo cáo được chia làm 4 chương: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 3
  18. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần may Việt Thắng CÔNG TY CỔ PHẦN MAY GARMENT JOINT-STOCK COMPANY Tổng công ty Việt Thắng đơn vị thành viên của tập đoàn ệ d t may Việt Nam nguyên trước năm 1975 là hãng ệd t Việt Mỹ kỹ nghệ dệt sợi (VIMYTEX), được xây dựng năm 1960 bởi 9 cổ đông sáng lập thuộc quốc tịch Hoa Kỳ và Đài Loan và sau đó chính thức đưa vào hoạt động năm 1962 với trang thiết bị hiện đại thời bấy giờ để sản xuất: Sợi, dệt và in nhuộm hoàn tất. Sau khi đất nước thống nhất, tháng 5 năm 1975, các cổ đông của công ty đã bỏ đi nước ngoài. Lúc này, nhà nước tiếp quản, quốc hữu hóa, giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận, quản lý lấy tên công ty là Xí nghiệp Dệt Việt Thắng. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã nhiều lần tổ chức lại sản xuất theo nhiều loại hình và tên gọi khác nhau: Nhà máy dệt Việt Thắng, Nhà máy liên hợp dệt Việt Thắng, Công ty dệt Việt Thắng, Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt Việt Thắng. Bộ Công Nghiệp Nhẹ và Tập Đoàn May Việt Nam đã chủ trương cổ phần hóa một số nhà máy do mình quản lý và công ty cổ phần may Việt Thắng đã ra đời chính thức từ 21/11/2005. Công ty cổ phần may Việt Thắng là doanh nghiệp nhà nước, một đơn vị hoạch toán độc lập của tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX), là công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, công ty là doanh nghiệp có quy mô sản xuất hoàn chỉnh từ khâu kéo sợi đến khâu may mặc. Thời gian mới thành lập năm 2005 công ty chỉ có 3 nhà máy với 1056 công nhân nhưng tính cho đến nay công ty đã có 4 nhà máy với gần 2000 công nhân đáp ứng nhu về số lượng cũng như chất lượng về sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó công ty cũng đã thường xuyên đầu tư phát triển các trang thiết bị với công nghệ hiện đại nhằm phụ vụ cho việc hiện đại hóa quy trình sản xuất giúp công ty tạo ra sản phẩm chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng cũng như có tính ạc nh tranh, cụ thể như công trình công nghệ cho sản phẩm kaki, sơ mi chống nhăn Với việc luôn luôn đổi mới thay đổi để tạo ra sản phẩm chất lượng công ty đã từng bước tạo 4
  19. được niềm tin khách hàng trong và ngoài nước. Công ty cũng đã nhận được nhiều danh hiệu như: - “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn qua nhiều năm - “Top ten” nhãn hiệu thương mại hàng ầđ u Việt Nam - Chứng nhận của các tổ chức quốc tế: Tổ chức công nhận trách nhiệm tổ chức toàn cầu WRAP ( Worldwide Responsible Accredited Production), Bộ tiêu chuẩn đánh giá tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh BSCI (Business Social Compliance Initiative) Thông tin công ty Tên công ty : Công ty cổ phần may Việt Thắng Tên đối ngoại : VIET THANG Garment Join Stock Company Tên viết tắt : VIGACO Logo : Trụ sở chính : 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Văn Phòng đại diện : Lầu 4, 35-37 Bến Chương Dương, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh Điện thoại : (84-8)38975641 Fax : (84-8)38961703 GCNĐKKD : 4103004063 do sở kế hoạch và ầđ u từ thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22 tháng 11 năm 2005 Mã số thuế : 0304163091 Vốn điều lệ : 16 tỷ đồng Diện tích nhà xưởng : 22.000m2 Năng lực sản xuất: Áo sơ mi: 1.5 triệu sản phẩm/năm Quần khaki, quần tây: 1,020,000 sản phẩm/ năm Áo khoác: 200,000 sản phẩm/ năm Thời trang các loại: 50,000 sản phẩm/ năm Thị trường xuất khẩu : Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản 5
  20. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 1.2.1. Chức năng Sản xuất hàng vải, hàng may mặc xuất khẩu, nhập khẩu và ủy thác nhập khẩu, được phép xuất khẩu trực tiếp trong khuôn khổ cho phép của Bộ Công Thương. Chuyên sản xuất gia công từ những mặc hàng vải sợi đến các sản phẩm may mặc hoàn chỉnh. Đầu tư liên doanh, liên kết các tổ chức trong và ngoài nước. Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm may mặc, hóa chất, các nguyên liệu, các loại máy móc, phụ tùng và các thiết bị sản xuất. Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật 1.2.2. Nhiệm Vụ Kiểm tra chặt chẽ số lượng và chất lượng hàng hóa trước khi xuất hay nhập khẩu một lô hàng. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước: Thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp Bảo tồn và phát triển nguồn vốn được giao, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường duy trì, đầu tư điều kiện sản xuất cho doanh nghiệp nhằm tạo nền tảng vững chắc và lâu dài cho doanh nghiệp. Tối đa hóa lợi ích xã hội, tập trung thu hút nguồn lao động trẻ, công ty phải luôn phối hợp giữa lao động sản xuất và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Phải thực hiện các chính sách về tiền lương, tiền thưởng và quỹ phúc lợi một cách công bằng. 1.3. Hoạt động của công ty cổ phần may Việt Thắng 1.3.1. Giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của công ty Sản xuất và thương mại các sản phẩm dệt, may, nguyên phụ liệu. Gia công: may, in trên vải, thêu, giặt chống nhàu. Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các chủng loại như: áo sơ mi, quần tây, thời trang nam nữ, quần áo mùa đông, trang phục thể thao, Chăn – Drap – Gối, áo ngủ, đồng phục. Thương mại: mua bán nguyên phụ liệu, hóa chất, phụ tùng, máy móc ngành dệt may. 1.3.2 Giới thiệu phương thức kinh doanh của công ty Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hóa khác liên quan đến ngành may. Sản phẩm chính của công ty là áo sơ mi nam - nữ các loại, quần 6
  21. tây, trang phục thể thao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên phụ liệu cùng thiết kế của khách hàng theo hợp đồng để gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao trả cho khách hàng. Sản xuất hàng xuất khẩu dưới phương thức sản xuất FOB: Công ty nhận mẫu thiết kế cùng yêu cầu của khách hàng sau đó mua nguyện vật liệu về để sản xuất. Hàng FOB được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và khu vực, việc tiêu thụ hàng do khách hàng chỉ định. Sản xuất hàng nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ mua nguyên vật liệu đầu vào, thiết kế mẫu mã sản phẩm để sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước. 1.3.3 Khả năng cạnh tranh của công ty Công ty cổ phần may Việt Thắng chuyên cung cấp hàng hóa cho cả thị trường trong nước ngoài, trong đó thị trường nước ngoài chiếm hơn 80% doanh thu Thị trường trong nước: VIGACO nhắm đến khách hàng có mức thu nhập trung bình ở các đô thị trên cả nước với các nhãn hiệu: Việt Thắng, Three Camel, Brilliant, Sản phẩm của công ty được giới thiệu và bày bán tại các cửa hàng của công ty, các đại lý, các siêu thị (hệ thống Vinatex, Co.op Mart, Bình An, Nguyễn Văn Cừ, Big C) và theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nội địa của công ty hiện nay đang chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong nước như Thành Công, Nhà Bè, Việt Tiến, đồng thời còn có nhiều sản phẩm nhập từ các nước khác như Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, . Ngoài ra công ty cũng đang tạo uy tín, củng cố vị trí của mình tại thị trường nội địa bằng chất lượng, mẫu mã và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng để có thể cạnh tranh tốt hơn với các công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc trong nước và các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào. Thị trường nước ngoài: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của VIGACO bao gồm: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Công ty cung cấp theo đơn đặt hàng cho các khách hàng thường xuyên như: Piere Cardin, Hugos Boss, Jack Wolfskin, Seiden, Perry Ellis, JC Penny Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của VIGACO cũng đang chịu sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh trong nước và các công ty may mặc nước ngoài. Sản phẩm của doanh nghiệp có lợi thế giá rẻ và có uy tín về chất lượng sản phẩm. 7
  22. S K L 0 0 2 1 5 4