Khóa luận Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_nghiep_vu_giao_nhan_hang_nhap_khau_bang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ÐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGICTICS GVHD : ThS. LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG SVTH : NGUYỄN BẢO TRÂN MSSV : 13124109 S K L 0 0 5 0 1 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGICTICS Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Trường Diễm Trang Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bảo Trân Mã số sinh viên: 13124109 Lớp: 131242B Khóa: 2013 Hệ: Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017 i
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Tp. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2017 Giáo viên hướng dẫn i
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc    BẢN NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP Công ty: Địa chỉ: Họ và tên người nhận xét: Chức vụ: . Họ tên sinh viên: Mã số sinh viên .Lớp: .Khóa: thuộc khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM. Thời gian thực tập từ đến ngày I. VỀ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC 1. Nội dung công việc được phân công: 2. Xếp loại chung:  Tốt  Khá  Trung Bình  Kém II. VỀ Ý THỨC KỶ LUẬT, TINH THẦN, THÁI ĐỘ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1. Việc chấp hành nội quy của công ty: 2. Tinh thần làm việc của sinh viên: 3. Thái độ của sinh viên: III. NHẬN XÉT CHUNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẾN THỰC TẬP 1. Ưu điểm nổi bật: . 2. Khuyết điểm: 3. Các đề nghị: . ., ngày tháng năm 20 Người phụ trách hướng dẫn Đại diện công ty (Ký tên, đóng dấu) ii
  5. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Thầy, Cô giáo trong Khoa Kinh tế trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt các kiến thức quý báu cho em trong suốt những năm học qua. Chính những kiến thức đó là cơ sở nền tảng giúp em rất nhiều trong thực tế học tập và làm việc. Tiếp đến, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Lê Trường Diễm Trang đã hết lòng quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Em cũng xin cảm ơn đến Ban Giám đốc, cũng như tập thể các anh chị tại các phòng ban trong công ty TNHH Marine Sky Logictics đã nhiệt tình giúp đỡ, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài báo cáo này. Do khả năng của bản thân và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên nội dung bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn thêm từ quý Thầy Cô và anh chị trong công ty TNHH Marine Sky Logictics để bài viết được hoàn thiện hơn. Lời cuối em xin kính chúc quý Thầy Cô và anh chị trong Công ty TNHH Marine Sky Logictics nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Bảo Trân iii
  6. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG Ký hiệu, STT Viết đầy đủ từ viết tắt 1 B/L Bill of Lading: Vận đơn đường biển 2 C/O Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ 3 CFS Container freight station: Nơi thu gom hàng lẻ 4 COR Cargo outturn report: Bảng báo cáo chi tiết tại cảng dỡ hàng 5 CY Container Yard: Bãi Container 6 D/O Delivery order: Lệnh giao hàng 7 ETA Estimated time of arrival: Dự kiến tàu đến 8 FCL Full container Load: Hàng nguyên container 9 FIATA Intetnational Federation of Freight Forwarders Associations: Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế 10 HQ Hải quan 11 ICD Inland clearance deport: Trạm thông quan nội địa 12 L/C Letter of credit: Thư tín dụng 13 LCL Less than a container Load: Hàng lẻ 14 LOR Letter of reservation: Thư dự kháng 15 MSL Marine Sky Logistics 16 NK Nhập khẩu 17 NOR Notice of readiness: Thông báo sẵn sàng xếp dỡ 18 ROROC Report on receipt of cargo: Biên bản kết toán hàng hóa với tàu 19 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 20 VNĐ Việt Nam đồng 21 XK Xuất khẩu 22 XNK Xuất nhập khẩu iv
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thống kê độ tuổi và giới tính tính đến hết năm 2016 23 Bảng 2.2 Thống kê trình độ học vấn tính đến hết năm 2016 23 Bảng 2.3 Thống kê cơ sở vật chất kỹ thuật tính đến hết năm 2016 24 Bảng 2.4 Tỷ trọng Doanh thu giai đoạn 2014-2016 25 Bảng 2.5 Tỷ trọng Chi phí giai đoạn 2014 -2016 26 Bảng 2.6 Tỷ trọng Lợi nhuận giai đoạn 2014-2016 27 Bảng 3.1 Dự báo khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo phương thức vận tải 48 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2014-2016 28 Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2006-2016 44 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Logo công ty MSL 15 Hình 2.2: Tờ khai nhập khẩu: Thông tin chung 34 Hình 2.3: Đăng kí thông tin sửa tờ khai: Chi tiết dòng hàng 35 Hình 3.1: Giải pháp phần mềm quản lý vận chuyển Winta Logistics 49 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty MSL 19 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ phận tác nghiệp 21 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 29 v
  8. MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i BẢN NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP ii LỜI CẢM ƠN iii CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG iv DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC BIỂU ĐỒ v DANH MỤC HÌNH ẢNH v DANH MỤC SƠ ĐỒ v MỤC LỤC vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 3 1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận 3 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận 3 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận 3 1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận 4 1.1.4 Phân loại dịch vụ giao nhận 4 1.2 Tổng quan về người giao nhận 5 1.2.1 Khái niệm người giao nhận 5 1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận 6 vi
  9. 1.2.3 Trách nhiệm của người giao nhận 7 1.2.4 Phạm vi dịch vụ của người giao nhận 8 1.3 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển 11 1.3.1 Cơ sở pháp lý 11 1.3.2 Nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 12 1.3.3 Trình tự giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS 15 2.1 Tổng quan về công ty Marine Sky Logistics 15 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 15 2.1.2 Một số cột mốc quan trọng của công ty 16 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty 17 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 19 2.1.5 Giới thiệu về bộ phận thực tập - bộ phận chứng từ 21 2.1.6 Định hướng phát triển của công ty đến năm 2020 22 2.2 Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics 23 2.2.1 Năng lực họat động kinh doanh của Công ty TNHH Marine Sky Logistics 23 2.2.2 Tổng quan kết quả họat động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014-2016 25 2.2.3 Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics 29 2.2.4 Đánh giá chung về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Marine Sky Logistics 41 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY MARINE SKY LOGISTICS 44 3.1 Tình hình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Việt Nam và xu hướng trong tương lai 44 vii
  10. 3.1.1 Tình hình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Việt Nam hiện nay 44 3.1.2 Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2030 45 3.2 Dự báo Dự báo khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo phương thức vận tải 48 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty 48 3.3.1 Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 48 3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 51 3.3.3 Hoàn thiện công tác chuẩn bị hồ sơ, khai báo hải quan 52 3.3.4 Đẩy nhanh tiến độ ở khâu kiểm hóa 52 3.3.5 Nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên trong việc tiếp xúc với khách hàng 53 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 56 viii
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế toàn cầu hóa trở thành xu hướng chủ đạo thì thị trường ngày càng được mở rộng, vận tải quốc tế không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà vươn ra phạm vi toàn thế giới. Đối với mỗi quốc gia ngoại thương trở thành lĩnh vực kinh tế vô cùng quan trọng để phát huy lợi thế so sánh của mình. Hiện nay chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành vận tải nói chung và vận tải đường biển nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới vận tải đường biển được phủ kín, nhiều tuyến đường biển được khai thông và đưa vào hoạt động. Nhờ đó khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Đối với các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới vòng quay của vốn, do vậy ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình tái sản xuất đầu tư và lợi nhuận. Việc tổ chức nhập khẩu nếu không theo kịp và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế thì chính nó sẽ là một nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện tốt quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giao nhận hàng hoá nên em đã chọn đề tài: “HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS” 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Marine Sky Logistics nhằm làm bật lên những thành công mà công ty đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong việc thực hiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp. Trang 1
  12. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Marine Sky Logistics và đi thực tế tại Cảng Cát Lái. Thời gian thực hiện: Số liệu kinh doanh tại doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài này gồm: Phương pháp phân tích: Phân tích các thông số, dữ liệu liên quan đến công ty để biết được tình hình hoạt động của công ty, những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những khó khăn đang tồn tại. Phương pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về tình hình hoạt động cũng như đưa ra giải pháp trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn. Nghiên cứu thực tiễn: Đi thực tế tại Cảng Cát Lái kết hợp với tham quan kho Gemadept từ đó để rút ra được bài học cũng như kinh nghiệm về quá trình giao nhận. 5. Kết cấu đề tài Nội dung nghiên cứu gồm: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics. Phần kết luận Trang 2
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service), “Dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.” Theo Bộ Luật Thương Mại của Việt Nam năm 1997, tại điều 163 có đề cập đến hoạt động giao nhận, tuy nhiên năm 2005 thì không còn nhắc đến hoạt động giao nhận nữa mà thay vào đó là đề cập đến dịch vụ logistics. Ở mục 4, điều 233 có quy định về dịch vụ logistics: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng (nhà xuất khẩu), người nhận hàng (nhà nhập khẩu) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế, phân công lao động quốc tế với mức độ và quy mô chuyên môn hoá ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được chuyên môn hóa, do các tổ chức, các nghiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành và giao nhận đã chính thức trở thành một ngành nghề. 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối tượng thay đổi về vị trí, không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Trang 3
  14. Một số đặc điểm của dịch vụ giao nhận: Tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế của Chính phủ (nước XK, nước NK, nước thứ ba), Tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động XNK nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa XNK. Mà thường hoạt động XNK mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ. Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp; chính vì vậy muốn hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận. 1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận Trong xu thế quốc tế hóa đời sống xã hội hiện nay, sự mở rộng giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã làm cho hoạt động giao nhận ngày càng có vai trò quan trọng: Tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi, người nhận vào các nghiệp vụ giao nhận. Giao nhận giúp thúc đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện vận tải, tận dụng tối đa và có hiệu quả dung tích và trọng tải các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải cũng như các công cụ hỗ trợ khác. Giao nhận cũng làm giảm chi phí vận tải, tiết kiệm thời gian và giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu. 1.1.4 Phân loại dịch vụ giao nhận Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics quy định như sau: Trang 4
  15. “ Dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 233 LTM được phân loại như sau: 1. Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. 2. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: a) Dịch vụ vận tải hàng hải; b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; c) Dịch vụ vận tải hàng không; d) Dịch vụ vận tải đường sắt; đ) Dịch vụ vận tải đường bộ. e) Dịch vụ vận tải đường ống. 3. Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; b) Dịch vụ bưu chính; c) Dịch vụ thương mại bán buôn; d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; đ) Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác”. 1.2 Tổng quan về người giao nhận 1.2.1 Khái niệm người giao nhận Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là “Người giao nhận – Forwading – Freight Forwarder – Forwading Agent”. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ Trang 5
  16. tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác. Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “ Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa, ”. Người giao nhận có trình độ chuyên môn như: Biết kết hợp giữa nhiều phương thức vận tải khác nhau; biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch vụ gom hàng; biết kết hợp giữa vận tải – giao nhận – XNK và liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như: Hải quan, đại lý tàu, bảo hiểm, ga, cảng, Người giao nhận còn tạo điều kiện cho người kinh doanh XNK hoạt động có hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận của mình như: nhà XNK có thể sử dụng kho bãi của người giao nhận hay của người giao nhận đi thuê từ đó giảm được chi phí xây dựng kho bãi; nhà XNK giảm được các chi phí quản lý hành chính, bộ máy tổ chức đơn giản, có điều kiện tập trung vào kinh doanh XNK. 1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận Theo Bộ Luật Thương Mại của Việt Nam năm 1997, tại điều 167 có đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa; tuy nhiên năm 2005, điều 235 thì nói đến quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ: Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác; Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng; Trang 6
  17. Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn; Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. 1.2.3 Trách nhiệm của người giao nhận 1.2.3.1 Khi người giao nhận là đại lý của chủ hàng Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: Giao hàng không đúng chỉ dẫn, thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn, thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan. Chở hàng đến sai nơi quy định, giao hàng cho người không phải là người nhận, giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế. Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà người giao nhận gây nên. Tuy nhiên, cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu người giao nhận chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận. 1.2.3.2 Khi người giao nhận là người chuyên chở (Principal) Khi vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà mình thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của chính mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng Trang 7
  18. khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà người giao nhận cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối, thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác. Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá, do chiến tranh, đình công. Do các trường hợp bất khả kháng, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.2.4 Phạm vi dịch vụ của người giao nhận Thông thường người giao nhận sẽ thay mặt cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng đảm nhận tất cả các giấy tờ có liên quan, kể cả việc vận chuyển hàng hóa. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người kí hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê, người giao nhận cũng sử dụng những đại lý của họ ở nước ngoài. Những dịch vụ này bao gồm : 1.2.4.1 Thay mặt người gửi hàng (Người xuất khẩu) Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ làm các công việc sau đây: Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp, lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc. Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận. Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết. Đóng gói hàng hoá (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá và những luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến. Trang 8
  19. Lo liệu việc lưu kho hàng hoá (nếu cần) - Cân đo hàng hoá. Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu thì mua bảo hiểm cho hàng. Vận chuyển hàng hoá đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở. Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng. Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần). Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường đưa tới người nhận hàng thông qua nhưng mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có, giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về những tổn thất của hàng hoá (nếu có). 1.2.4.2 Thay mặt người gửi hàng (Người nhập khẩu) Theo những chỉ dẫn của khách hàng, người giao nhận sẽ: Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi trách nhiệm vận tải hàng hóa thuộc về người nhận hàng. Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, quan trọng nhất là vận đơn. Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước. Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho hải quan và những cơ quan liên quan. Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần. Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng. Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa nếu có. Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu hai bên có hợp đồng. Trang 9
  20. 1.2.4.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt Giao nhận hàng hóa đặc biệt khác giao nhận hàng hóa thông thường ở chỗ công việc này đòi hỏi người giao nhận phải có thêm các thiết bị chuyên dùng, đồng thời cũng yêu cầu người giao nhận phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc. Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt mà người giao nhận thường gặp hiện nay: Giao nhận hàng công trình: Hàng công trình chủ yếu là máy móc nặng, thiết bị để xây dựng những công trình lớn như nhà máy hoá chất, nhà máy thuỷ điện, sân bay, cơ sở lọc dầu. Giao nhận hàng loại này là phải từ nơi sản xuất đến tận công trường xây dựng, trong đó việc di chuyển cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn. Giao nhận quần áo trên treo mắc: Quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo giá trong những container đặc biệt gọi là container treo (hanging container). Đây cũng chỉ là những chiếc container 20’, 40’ bình thường nhưng được lắp đặt thêm những thanh bar ngang, dọc hay những sợi dây có móc để móc mắc treo vào, chính vì thế loại container này có những yêu cầu về vệ sinh rất nghiêm ngặt. Giao nhận hàng triển lãm: Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm hay các đơn vị tham gia triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài. Đây thường là hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập nên cũng có những thủ tục riêng trong giao nhận không giống hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường đòi hỏi người giao nhận phải có kinh nghiệm. 1.2.4.4 Các dịch vụ giao nhận khác Ngoài những dịch vụ nêu trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người giao nhận có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng công trình, công trình chìa khóa trao tay, . Trang 10
  21. Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tóm lại là tất cả những vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng, cho dù khách hàng có yêu cầu hay không. 1.3 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển 1.3.1 Cơ sở pháp lý Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt động tác nghiệp liên quan đến nhiều vấn đề như vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, thủ tục HQ cho nên khi thực hiện nghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến những cơ sở pháp lí trực tiếp và gián tiếp điều tiết hoạt động đó. Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển bao gồm các quy phạm pháp luật quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; các hợp đồng và thư tín dụng, Công ước quốc tế bao gồm: Công ước Viên quốc tế Incoterms 2010; Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980; Quy tắc UNCTAD và ICC đưa ra bản quy tắc chung về vận tải đa phương thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1992; Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký kết tại Brussels ngày 25/04/1924; nghị định Visby 1968 có hiệu lực từ ngày 23/06/1977 sửa đổi Công ước Brussels thành Quy tắc Hague – Visby. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển như: Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 71/2006/NĐ – CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Thông tư số 10/2007/TT – BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ – CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Quyết định số 98/2008/QĐ – BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Trang 11
  22. S K L 0 0 2 1 5 4