Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy BTI-Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo Thạch (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy BTI-Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo Thạch (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_tuyen_dung_nhan_su_tai_nha_may.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy BTI-Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo Thạch (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI NHÀ MÁY BTI - CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẢO THẠCH GVHD: ThS. PHAN THỊ THANH HIỀN SVTH: NGUYỄN THỊ THU THẢO MSSV: 12124167 S K C0 0 4 6 2 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ~~ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI NHÀ MÁY BTI - CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẢO THẠCH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU THẢO MSSV : 12124167 Khóa : 2012 – 2016 Ngành : QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : THS.PHAN THỊ THANH HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2016
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2016 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thảo MSSV: 12124167 Ngành: Quản lý công nghiệp Lớp: 12124CLC Giảng viên hướng dẫn: THS.Phan Thị Thanh Hiền ĐT: 01659504867 Ngày nhận đề tài: 05/05/2016 Ngày nộp đề tài: 21/6/2016 1. Tên đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại nhà máy BTI – Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch 2. Các số liệu, tài liệu ban đầu: phòng Hành chính nhân sự - nhà máy BTI cung cấp 3. Nội dung thực hiện đề tài: 4. Sản phẩm: TRƯỞNG NGÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên Sinh viên: MSSV: Ngành: Tên đề tài: Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại: 6. Điểm: (Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng . năm 2016 Giáo viên hướng dẫn (Ký & ghi rõ họ tên)
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên Sinh viên: MSSV: Ngành: Tên đề tài: Họ và tên Giáo viên phản biện: NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại: 6. Điểm: (Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng . năm 2016 Giáo viên phản biện (Ký & ghi rõ họ tên)
  6. LỜI CẢM ƠN ~~ Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy cô Khoa Đào tạo Chất Lượng Cao nói riêng đã giáo dục, truyền đạt cho tác giả những kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn cùng những kinh nghiệm của mình trong suốt thời gian tác giả theo học tại trường. Nhờ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu này tác giả có thể tự tin làm việc và học tập ở một môi trường thực tế. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhà máy BTI- Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch đã tạo điều kiện cho tác giả thực tập trong thời gian qua. Để hoàn thành bài báo cáo, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh, chị tại nhà máy đặc biệt là chị Nguyễn Thị Nhân đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn, cung cấp tài liệu cho tác giả và giúp tác giả mở mang thêm nhiều kiến thức thực tế. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Cô Phan Thị Thanh Hiền vì đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, bổ sung và chỉnh sửa đề tài của tác giả được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, Tôi xin kính chúc các Anh Chị, Thầy Cô luôn có nhiều sức khỏe và thành công. Trân trọng! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thảo i
  7. TÓM TẮT Nội dung chính của bài khóa luận được chia làm 4 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân sự trong tổ chức Chương 2: Tổng quan về Nhà máy BTI- Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch Chương 3: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Nhà máy BTI- Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch trong giai đoại 2012-2015 Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm giúp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy BTI-Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo thạch Để có một cái nhìn khách quan, tổng quát nhằm đánh giá đúng hoạt động cũng như tìm ra cách khắc phục những mặt còn hạn chế của nhà máy BTI. Bài khóa luận này đi sâu vào phân tích thực trạng tuyển dụng của nhà máy BTI dựa trên những phương pháp nghiên cứu sau: Phỏng vấn, lấy ý kiến của nhân viên trong công ty; tham gia hỗ trợ quá trình tuyển dụng; tập hợp thông tin, số liệu cần thiết từ phòng Hành chính nhân sự của Nhà máy BTI. Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại nhà máy BTI ii
  8. SUMMARY The main contents of this thesis is divided into 4 parts: Chapter 1: Rationale for the recruitment of personnel in the organization Chapter 2: Overview of Plant BTI- International Corporation Bao Thach Chapter 3: The situation in the recruitment Factory BTI- International Corporation Bao Thach during parts: 2012-2015 Chapter 4: Proposing solutions to help finalize the recruitment of personnel at the plant BTI-International Corporation Bao jelly To get an objective perspective, to appreciate the extensive activities as well as figure out how to overcome the limitations of the factory BTI. Post this thesis going into recruitment situation analysis of plant-based BTI following research methods: interviews, consultation of employees in the company; to support the recruitment process; It gathers information and data required from HR Administration Factory BTI. Offering complete solutions for the recruitment of personnel at the plant BTI iii
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: CBCNV: CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC HCNS: HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CNV: CÔNG NHÂN VIÊN BTI: BẢO THẠCH INTERNATIONAL WTO: WORLD TRADE ORGANIZATION CMND: CHỨNG MINH NHÂN DÂN BHXH: BẢO HIỂM XÃ HỘI BHYT: BẢO HIỂM Y TẾ BHNT: BẢO HIỂM NHÂN THỌ iv
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh 4 năm gần đây 24 Bảng 3.1 Số lượng nhân sự biến động qua các năm 32 Bảng 3.2 Tình hình biến động nhân sự của nhà máy trong giai đoạn 2012-2015 33 Bảng 3.3 Cơ cấu nhân sự theo trình độ lao động 2012-2015 35 Bảng 3.4 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 2012-2015 36 Bảng 3.5 Cơ cấu nhân sự theo giới tính 2012-2015 37 Bảng 3.6 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động năm 2012-2015 38 v
  11. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các bước trong quy trình tuyển dụng nhân sự 8 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch 22 sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức của nhà máy BTI 27 sơ đồ 2.4 Cơ cấu tổ chức bộ phận nhân sự nhà máy BTI 30 Sơ đồ 3.5 Quy trình tuyển dụng nhân sự tại nhà máy BTI 41 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Số lượng lao động từ năm 2012-2015 của nhà máy BTI 33 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu nhân sự theo giới tính trong giai đoạn 2012-2015 37 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động giai đoạn 2012-2015 38 vi
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Quân – Nguyễn Tấn Thịnh (2012), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, NXB Giáo dục Việt Nam [2] Trần Kim Dung (2009), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh [3] Thông báo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 của Tổng cục thống kê Việt Nam [4] Các tài liệu nội bộ của Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch vii
  13. MỤC LỤC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN i LỜI CẢM ƠN i TOM TẮT ii SUMMARY iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi TÀI LIỆU THAM KHẢO vii MỤC LỤC viii LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết quả đạt được 2 6. Kết cấu các chương của báo cáo thực tập 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 3 1.1 Những khái niệm cơ bản về tuyển dụng nhân sự 3 1.2 Mục tiêu của tuyển dụng 4 1.3 ý nghĩa của công tác tuyển dụng 4 1.3.1 Đối với doanh nghiệp 4 1.3.2 Đối với người lao động 4 viii
  14. 1.3.3 Đối với xã hội 4 1.4 Nguyên tắc tuyển dụng 4 1.5.Phân loại các nguồn tuyển dụng 5 1.5.1 Nguồn bên trong doanh nghiệp 5 1.5.2 Nguồn bên ngoài doanh nghiệp 6 1.6.Quy trình tuyển dụng nhân sự 7 1.6.1 Lập kế hoạch tuyển dụng 9 1.6.2 Chuẩn bị tuyển dụng 9 1.6.3 Thông báo tuyển dụng 9 1.6.4 Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ 10 1.6.5 Phỏng vấn sơ bộ 11 1.6.6 Kiểm tra, trắc nghiệm 11 1.6.7 Phỏng vấn sâu 12 1.6.8 Xác minh điều tra 12 1.6.9 Khám sức khỏe 12 1.6.10 Ra quyết định tuyển dụng 12 1.6.11 Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng 13 1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng 13 1.7.1 Yếu tố bên trong 13 1.7.2 yếu tố bên ngoài 14 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY BTI- CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẢO THẠCH 17 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo Thạch 17 2.1.1 Thông tin chung 17 2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của công ty 17 2.1.3 Mục tiêu chiến lược của công ty 20 2.1.4 Hướng phát triển của công ty 21 ix
  15. 2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty 22 2.2 Tổng quan về nhà máy BTI 25 2.2.1 Thông tin chung về nhà máy 25 2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 25 2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của 27 2.2.4 Chính sách nhân sự của nhà máy 29 2.2.5 Cơ cấu phòng Hành chính nhân sự 30 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI NHÀ MÁY BTI- CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẢO THẠCH 2012-2015 32 3.1 Tình hình nhân sự tại nhà máy 32 3.1.1 Số lượng và tình hình biến động nhân sự sự tại nhà máy BTI trong giai đoạn 2012-2015 32 3.1.2 Cơ cấu lao động tại nhà máy BTI trong năm 2012-2015 35 3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng tại nhà máy BTI 39 3.3 Công tác tuyển dụng tại nhà máy 41 3.4 Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng 48 3.4.1 Ưu điểm 48 3.4.2 Hạn chế 49 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA NHÀ MÁY BTI- CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẢO THẠCH 51 4.1 Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển mộ 51 4.1.1 Mở rộng thêm kênh tuyển dụng 51 4.1.2 Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng 51 4.1.3 Thiết kế thông báo tuyển dụng 52 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển chọn 53 4.2.1 Thẩm định thông tin 53 x
  16. 4.2.2 Trang bị phần mềm quản lý hồ sơ hiệu quả 53 4.2.3 Áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm vào quy trình tuyển dụng 54 4.3 Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng sau mỗi đợt tuyển dụng 54 4.4 Các đề xuất khác 55 KẾT LUẬN 56 xi
  17. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xu hướng toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế ngày càng mở rộng, các công ty thi nhau mọc lên ngày càng nhiều khiến thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn để có thể tồn tại và đánh bại đối thủ. Trong bối cảnh ấy các công ty buộc phải tận dụng và khai thác triệt để mọi nguồn lực của mình. Trong đó yếu tố quan trọng và quyết định việc thành bại của một công ty chính là lực lượng lao động hay nói cụ thể là yếu tố con người. Thật vậy một công ty có tiềm lực về tài chính và công nghệ mạnh đến đâu nhưng nguồn nhân lực của họ lại kém chất lượng thì cũng không thể giúp công ty phát triển mạnh mẽ lên được.Thế nên, có thể nói rằng chỉ có con người mới có thể khơi cảm hứng thúc đẩy sự phát triển của 2 yếu tố trên. Thế nhưng không phải cứ tuyển thật nhiều người giỏi vào là công ty có thể phát triển mạnh và cạnh tranh với đối thủ. Vấn đề quan trọng cần được hiểu và giải quyết chính là công ty đang tìm một người phù hợp nhất với công việc. Nhưng để làm được điều đó quả thật không dễ, công ty cần chú trọng công tác tuyển dụng hiệu quả, giúp công ty tìm được người phù hợp nhất nhằm thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Trong quá trình thực tập tại nhà máy BTI, tôi đã tìm ra bên cạnh những điểm mạnh trong công tác tuyển dụng thì vẫn còn có những điểm hạn chế, để khắc phục những hạn chế đấy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy BTI- Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo Thạch’’ cho khóa luận này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Cũng cố những kiến thức đã học. - Phân tích thực trạng tuyển dụng Nhà máy BTI - Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo Thạch. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy BTI - Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo Thạch. 1
  18. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các hoạt động liên quan đến công tác tuyển dụng nhân sự của Nhà máy BTI - Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nhà máy BTI - Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch. Về thời gian: đề tài nghiên cứu công tác tuyển dụng nhân sự của Nhà máy BTI - Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch trong giai đoạn 2012-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu -Tập hợp thông tin, số liệu cần thiết từ phòng Hành chính nhân sự của Nhà máy BTI - Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch về tuyển dụng, tình hình hoạt động của nhà máy BTI. -Khảo sát quy trình tuyển dụng thực tế thông qua: Phỏng vấn, lấy ý kiến của nhân viên trong công ty Tham gia hỗ trợ quá trình tuyển dụng -Xử lý thông tin, dữ liệu thu thập được bằng phương pháp: thống kê, phân tích tổng hợp. 5. Kết quả đạt được Đề tài đã nghiên cứu, tìm ra những ưu điểm của quy trình tuyển dụng, bên cạnh đó tìm ra những điểm hạn chế, những tồn tại trong quy trình tuyển dụng. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp, những kiến nghị nhằm giúp nhà máy hoàn thành quy trình tuyển dụng. 6. Kết cấu các chương của báo cáo thực tập Đề tài kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân sự trong tổ chức Chương 2: Tổng quan về Nhà máy BTI- Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch Chương 3: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Nhà máy BTI- Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Thạch trong giai đoại 2012-2015 Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm giúp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy BTI-Công ty Cổ phần Quốc Tế Bảo thạch 2
  19. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 1.1. Những khái niệm cơ bản về tuyển dụng nhân sự “Tuyển dụng nhân sự là một quá trình thu hút, thu hút, phân tích, lựa chọn và quyết định tiếp nhận một cá nhân vào một vị trí của tổ chức hay doanh nghiệp”. (Nguyễn Ngọc Quân – Nguyễn Tấn Thịnh, 2012) Quá trình tuyển dụng được chia làm hai công việc chính, đó là: Tuyển mộ (chiêu mộ): là một quá trình thu hút những người có đủ khả năng đến nộp đơn xin việc của tổ chưc (bao gồm cả lực lượng bên ngoài tổ chức và lực lượng lao động bên trong tổ chức). Lựa chọn (tuyển chọn): là một quá trình sàng lọc trong số những người tham gia dự tuyển những người phù hợp nhất với vị trí cần tuyển. Tuyển mộ là cơ sở, là “nguồn” để công việc tuyển chọn được bắt đầu, nó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển chọn cũng như chất lượng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Công tác tuyển chọn không chỉ là chọn được đúng người mà nó còn đánh giá hiệu quả của công tác tuyển mộ, chúng có mối quan hệ khăng khít và không thể tách rời trong công tác tuyển dụng nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân sự không chỉ là nhiệm vụ của phòng tổ chức nhân sự, và cũng không chỉ là công việc đơn giản bổ sung người lao động cho doanh nghiệp mà đó thực sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn cẩn thận. Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau, phải có sự định hướng rõ ràng, phù hợp của lãnh đạo doanh nghiệp. Quá trình tuyển dụng nhân sự có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sau này. Khi doanh nghiệp thu hút được nhiều người ứng tuyển và tuyển chọn được những người phù hợp với doanh nghiệp thì chất lượng nhân sự sẽ được nâng lên rất nhiều. “Thực tế đã khẳng định rằng hơn 90% khả năng thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào những người được tuyển dụng” (Nguyễn Ngọc Quân –Nguyễn Tấn Thịnh, 2012). Nếu chọn đúng người mọi việc sẽ suôn sẽ và thành công, nếu chọn sai người mọi việc sẽ trì truệ. 3
  20. 1.2. Mục tiêu của tuyển dụng Củng cố và duy trì đầy đủ số lượng lao động cần thiết cho hoạt động của tổ chức doanh nghiệp. Tìm được người có đủ năng lực, phẩm chất làm việc phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. 1.3. ý nghĩa của công tác tuyển dụng 1.3.1. Đối với doanh nghiệp Tuyển dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Thông qua tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ có được một đội ngũ nhân viên phù hợp với mục tiêu, sứ mạng và định hướng phát triển của mình từ đó giúp doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của mình, nâng cao lợi thế cạnh tranh. 1.3.2. Đối với người lao động Tuyển dụng giúp người lao động đánh giá đúng được năng lực bản thân, giúp người lao động có cơ hội cống hiến những khả năng làm việc. bên cạnh đó, tuyển dụng còn giúp họ có những định hướng và việc làm cụ thể để hoàn thiện bảo thân mình hơn nữa. 1.3.3. Đối với xã hội Tuyển dụng giúp nguồn lao động trong xã hội được phân bổ, bố trí phù hợp, làm giảm bớt gánh nặng của xã hội đối với việc giải quyết việc làm, gián tiếp làm giảm thiểu các loại tệ nạn xã hội. Các nguồn lực được bố trí phù hợp, khoa học sẽ góp phần hoàn thành những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. 1.4. Nguyên tắc tuyển dụng Nguyên tắc tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn: nhu cầu này do các cán bộ nhân viên đề nghị với cấp trên thông qua thực trạng và thực trạng hoạt động của phòng mình nhằm đáp ứng kịp thời về trước biến động của thị trường. Nguyên tắc dân chủ công bằng: mọi người đều có quyền và điều kiện được bộc lộ phẩm chất tài năng của mình. Đối với bất kỳ một vị trí, cương vị nàng đang tuyển dụng, các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đều được công khai rộng rãi để mọi người đều được bình đẳng trong việc tham gia ứng cử tại công ty. Nguyên tắc có điều kiện và tiêu chuẩn rõ ràng: áp dụng nguyên tắc này nhằm tránh việc tùy tiện trong quá trình tuyển dụng nhân viên, hoặc chủ quan, cảm tính trong quá trình nhận xét đánh giá các ứng viên. Tiêu chuẩn tuyển chọn của công ty 4
  21. là tùy vào từng vị trí công việc mà đặt ra những tiêu chuẩn khác nhau về trình độ và kinh nghiệm. Ví dụ như tuyển bảo vệ, tài xế, phục vụ thì chỉ cần bằng phổ thông là được nhưng đối với các vị trí như kế toán thì phải đòi hỏi phải có trình độ về chuyên môn. Thông tin tuyển dụng rõ ràng, chế độ thưởng phạt nghiêm minh cũng được doanh nghiệp công bố cụ thể trước khi tuyển dụng. Doanh nghiệm cần cho các ứng viên biết rằng khi doanh nghiệp trân trọng trao phần thưởng để động viên những nhân viên có thành tích trong công việc thì cũng không thể chấp nhận nững nhân viên liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm việc cầm chừng để giữ vị trí. Đương nhiên, việc tuyển chọn chính xác hay không thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên tắc, tiêu chuẩn, phẩm chất tyển dụng, Song một quy chế tuyển dụng đúng đắn và thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng. Có như thế mới tập hợp được đội ngũ nhân viên có tài, có đức, luôn được sàng lọc, bổ sung và tăng cường để có thể đương đầu với thách thức ngày càng gay gắt trên thương trường. 1.5. Phân loại các nguồn tuyển dụng Khi có nhu cầu tuyển người, các doanh nghiệp có thể tuyển mộ từ lực lượng lao động ở bên trong doanh nghiệp cũng như từ thị trường lao động ở bên ngoài. Nguồn bên trong thường được ưu tiên hơn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tuyển mộ từ nguồn bên ngoài có ý nghĩa hơn. 1.5.1. Nguồn bên trong doanh nghiệp Không giống như đề bạt hay bổ nhiệm nội bộ, công tác tuyển dụng nội bộ được thực hiện công khai với tiêu chuyển rõ ràng và với tất cả các nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp. Hình thức tuyển dụng từ nguồn nội bộ thường được ưu tiên hơn so với tuyển dụng từ nguồn bên ngoài do lợi thế về chi phí thực hiện và hiệu quả công việc. Ta có thể sử dụng các phương pháp sau để tuyển mộ từ nguồn bên trong: - Thu hút trông qua bản thông báo tuyển mộ: đây là bản thông báo về các vị trí công việc cần tuyển người. Bản thông báo này được gửi đến tất cae các nhân viên trong doanh nghiệp. Thông báo này bao gồm thông tin về nhiệm vụ công việc và yêu cầu trình độ cần tuyển mộ. - Thu hút nhân sự thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Không thể phủ nhận một điều là đồng nghiệp chính là người hiểu rõ và tường tận về năng lực cũng như thái độ làm việc của người lao động nhất. Thông 5