Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_tuyen_dung_nguon_nhan_su_tai_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG GVHD : ThS. LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG SVTH : PHẠM THỊ NHUNG MSSV : 13124077 S K L 0 0 4 8 9 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Trường Diễm Trang Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Nhung MSSV: 13124077 Lớp: 131242B Khóa: 2013 - 2017 Hệ: Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017 i
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Giảng viên i
  4. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Giám đốc ii
  5. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô của trường - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 04 năm qua đã trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng và phẩm chất để giúp em sẵn sàng tự bước đi trên con đường phía trước. Tiếp theo, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô của Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn Thầy Cô đã giúp em có thêm những kiến thức chuyên sâu của ngành và các kỹ năng quan trọng, cần thiết cho tương lai sau này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Trường Diễm Trang, Cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập cũng như trong suốt quá trình làm khóa luận mặc dù thời gian rảnh của Cô không có nhiều và Cô cũng luôn là người động viên, cho em những lời khuyên bảo để hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất. Cuối cùng, thì em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng. Đặc biệt là chú Nguyễn Đức Doanh – Trưởng Ban Nhân sự của Công ty, chị Nguyễn Thị Thu Lý và chị Lê Thị Vinh Thúy – nhân viên Ban Nhân sự Công ty đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình giúp em trau dồi thêm những kiến thức thực tế về lĩnh vực nhân sự và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2017 Sinh viên iii
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn TCTD Tổ chức tín dụng Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for ISO Standardization) SA Trách nhiệm xã hội (Social Accountability) CAD/CAM Xem thông tin kỹ thuật số sản phẩm CBCNV Cán bộ công nhân viên BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp VNĐ Việt Nam đồng IQ Chỉ số thông minh (Intelligent Quotient) ĐH Đại học CĐ Cao đẳng TC Trung cấp LĐPT Lao động phổ thông KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm HĐLĐ Hợp đồng lao động BHLĐ Bảo hộ lao động CP Cổ phần KCX Khu chế xuất KCN Khu công nghiệp TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh KD Kinh doanh iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần May Việt Thắng 4 Bảng 1-2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013 – 2015 12 Bảng 3-1: Tình hình biến động nhân sự tại Công ty giai đoạn 2013 -2015 29 Bảng 3-2:Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 30 Bảng 3-3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty 32 Bảng 3-4: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty 33 Bảng 3-5: Thống kê nhu cầu lao động, số lượng thử việc và nhận việc 35 Bảng 3-6: Tình hình nhân sự tại Công ty giai đoạn 2013 – 2015 36 Bảng 3-7: So sánh sự chênh lệch nhân sự tại Công ty giai đoạn 2013 – 2015 37 Bảng 3-8: Kết quả tuyển dụng nhân sự theo nguồn của Công ty 38 Bảng 3-9: Các loại tiền thưởng khác của Công ty 47 Bảng 3-10: Bảng phụ cấp trách nhiệm, chức vụ 49 Bảng 4-1: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tuyển dụng 73 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3-1: Tình hình biến động nhân sự tại Công ty giai đoạn 2013 – 2015 29 Biểu đồ 3-2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 31 Biểu đồ 3-3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty 32 Biểu đồ 3-4: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty 33 Biểu đồ 3-5: Thống kê nhu cầu lao động, số lượng thử việc và nhận việc 35 Biểu đồ 3-6: Tình hình nhân sự tại Công ty giai đoạn 2013 – 2015 36 Biểu đồ 3-7: Kết quả tuyển dụng nhân sự theo nguồn của Công ty 39 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Hình 1-1: Logo của Công ty Cổ phần May Việt Thắng 3 Sơ đồ 1-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 7 Sơ đồ 1-2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Nhân sự 10 Sơ đồ 3-1: Quy trình tuyển dụng nhân sự của Công ty 40 v
  8. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của khóa luận 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 3 1.1. Khái quát về Công ty Cổ phần May Việt Thắng 3 1.1.1. Thông tin chung 3 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 4 1.1.3. Tầm nhìn – sứ mệnh 5 1.1.4. Lĩnh vực hoạt động 6 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Việt Thắng 7 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 7 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 8 1.3. Bộ phận nhân sự 9 1.3.1. Chính sách nhân sự 9 1.3.2. Cơ cấu Ban Nhân sự 10 1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 12 1.5. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 13 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG 15 2.1. Tuyển dụng nhân sự 15 2.1.1. Một số khái niệm 15 2.1.2. Mục tiêu của tuyển dụng 16 2.1.3. Tầm quan trọng của tuyển dụng 16 2.2. Các nguồn tuyển dụng 17 2.2.1. Nguồn tuyển dụng bên trong doanh nghiệp 17 2.2.2. Nguồn tuyển dụng bên ngoài doanh nghiệp 18 vi
  9. 2.3. Quy trình tuyển dụng 19 2.3.1. Lập kế hoạch tuyển dụng 21 2.3.2. Chuẩn bị tuyển dụng 21 2.3.3. Thông báo tuyển dụng 22 2.3.4. Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ 22 2.3.5. Phỏng vấn sơ bộ 23 2.3.6. Kiểm tra, trắc nghiệm 23 2.3.7. Phỏng vấn sâu 24 2.3.8. Xác minh điều tra 25 2.3.9. Khám sức khỏe 25 2.3.10. Ra quyết định tuyển dụng 25 2.3.11. Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng 26 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng 26 2.4.1. Yếu tố bên trong 26 2.4.2. Yếu tố bên ngoài 27 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 29 3.1. Tình hình nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng 29 3.1.1. Tình hình biến động nhân sự tại Công ty 29 3.1.2. Cơ cấu lao động tại Công ty giai đoạn 2013 - 2015 30 3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty 34 3.2.1. Chính sách tuyển dụng của Công ty 34 3.2.2. Kết quả tuyển dụng tại Công ty giai đoạn 2013 -2015 35 3.2.3. Quy trình tuyển dụng của Công ty 40 3.2.4. Một số chính sách hỗ trợ công tác tuyển dụng của Công ty 46 3.2.5. Đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng giai đoạn 2013 – 2015 51 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 55 4.1. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng 55 vii
  10. 4.1.1. Những thuận lợi trong công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty 55 4.1.2. Những thách thức trong công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty 56 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng 58 4.2.1. Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng 58 4.2.2. Đa dạng hóa phương pháp tuyển mộ của Công ty 61 4.2.3. Xây dựng website đầy đủ thông tin phục vụ cho công tác tuyển mộ 62 4.2.4. Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho các chức danh 63 4.2.5. Cải thiện quá trình phỏng vấn và đa dạng hóa câu hỏi được sử trong quá trình tuyển dụng đối với lao động phổ thông 71 4.2.6. Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng sau mỗi đợt tuyển dụng 73 4.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ tuyển dụng 74 4.2.8. Các giải pháp khác 75 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG THỎA THUẬN PHỤ LỤC 2: BẢNG HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC PHỤ LỤC 3: BẢNG HỢP ĐỒNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN 01 NĂM PHỤ LỤC 4: THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG PHỤ LỤC 5: TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CNV MỚI VÀO CÔNG TY PHỤ LỤC 6: QUY ĐỊNH THƯỞNG NĂM 2015 PHỤ LỤC 7: THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ viii
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ba yếu tố dẫn đến sự thành công cho một tổ chức đó là: “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”. Tại sao trong đây lại có yếu tố con người? Bởi lẽ một tổ chức có nguồn tài chính mạnh đến đâu, máy móc thiết bị hiện đại đến mấy nhưng nếu không có con người thì nó cũng chỉ là “một đống sắt vụn” mà thôi, vì vậy mà thành công của bất kỳ tổ chức nào cũng gắn với vấn đề mấu chốt là con người. Thực tế cho ta thấy rằng con người là nguồn lực đắt đỏ nhất và khó quản lý nhất của một tổ chức. Chính vì vậy, mà quản trị nhân sự là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề mà muốn nắm bắt phải có nghệ thuật của sự khéo léo và sự tinh tế bên cạnh những kiến thức kết hợp từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời gian hội nhập hiện nay thì làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp ở nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, từ đó mang lại nhiều cơ hội phát triển cho đất nước và luôn đi cùng với những cơ hội đó là các thách thức. Hiện nay, thị trường lao động của Việt Nam đang là thị trường lao động trẻ, tuy nhiên thị trường lao động này đang ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút, tuyển chọn, duy trì và quản lý nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để tồn tại và phát triển trên thương trường thì doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên giỏi và luôn kề vai sát cánh để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hằng năm, đối với công ty sản xuất ngành dệt may nói chung và Công ty Cổ phần May Việt Thắng nói riêng việc thiếu hụt nguồn lao động đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần May Việt Thắng đang thực hiện chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế, nhiệm vụ cấp bách mà Công ty phải thực hiện đó là tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng lao động theo tiêu chuẩn và nhu cầu mà Công ty đã đề ra. Nhưng trên thực tế thì “Người xin việc thì nhiều mà người làm việc thì lại ít” và ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường lao động. Đây là bài toán mà Công ty đang gặp phải. Để giải quyết vấn đề này thì Công ty phải có một quy trình tuyển dụng đúng đắn, phù hợp và thực sự hiệu quả. 1
  12. Chính vì tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác tuyển dụng đối với Công ty trong thời gian này nên em quyết định chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu ngiên cứu Tìm hiểu rõ hơn về công tác tuyển dụng của Công ty. Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng của Công ty. Đưa ra một số đề xuất nhằm giúp Công ty hoàn thiện công tác tuyển dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Công ty Cổ phần May Việt Thắng. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng trong giai đoạn 2013 - 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được nghiên cứu trong bài chủ yếu là: Tập hợp thông tin số liệu cần thiết từ phòng nhân sự của Công ty về công tác tuyển dụng, chính sách đãi ngộ và tình hình hoạt động của Công ty; phương pháp quan sát; phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê thông qua các dữ liệu và thông tin thu thập được. 5. Kết cấu của khóa luận Nội dung của khóa luận gồm 04 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần May Việt Thắng. Chương 2: Cơ sở lý luận về tuyển dụng trong tổ chức. Chương 3: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng. 2
  13. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1.1. Khái quát về Công ty Cổ phần May Việt Thắng 1.1.1. Thông tin chung Công ty Cổ phần May Việt Thắng là một thành viên của Tổng Công ty Việt Thắng thuộc tập đoàn may Việt Nam (VINATEX). Tên công ty: Công ty Cổ phần May Việt Thắng. Tên giao dịch: Viet Thang Garment Joint Stock Company. Tên viết tắt: VIGACO Logo Công ty: Hình 1-1: Logo của Công ty Cổ phần May Việt Thắng Địa chỉ: 127 Lê Văn Chí, khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Website: www.vigaco.vn Email: info@vigaco.com Điện thoại: (08) 3897641 – 38975642 Fax: (08) 38961703 Mã số thuế: 0304163091 Giấy phép kinh doanh: số 0304163091 Diện tích nhà xưởng: 14,830.90 m2 Dây chuyền công nghệ: Châu Á. Văn phòng giao dịch: 35-37 Bến Chương Dương, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Vốn pháp định: 16 tỷ Việt Nam đồng. 3
  14. Bảng 1-1: Vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần May Việt Thắng STT Tên cổ đông Vốn góp (VNĐ) Tỷ lệ 1 Công ty Cổ phần Dệt Việt Thắng 8,363,000,000 52% 2 Ông Lê Nguyên Ngọc 2,778,000,000 17% 3 Bà Bùi Thị Năm 665,000,000 4% 4 Bà Hoàng Thị Lý 418,000,000 3% 5 Ông Đinh Công Tĩnh 86,000,000 1% 6 Các cổ đông khác 3,690,000,000 23% Tổng 16,000,000,000 100% (Nguồn: Ban Nhân sự) 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần May Việt Thắng được thành lập vào ngày 22/11/2005. Ngày 01/01/2006: Công ty Cổ phần May Việt Thắng chính thức đi vào hoạt động. Công ty CP May Việt Thắng tiền thân là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt Việt Thắng thuộc bộ công nghiệp. Được thành lập năm 1960 và chính thức đi vào hoạt động năm 1962. Công ty do 09 cổ đông có quốc tịch Việt Nam, Hoa Kỳ, Đài Loan góp vốn với tên ban đầu là Việt Nam kỹ nghệ sợi với tên giao dịch quốc tế là VIMYTEX. Công ty được thành lập với ba nhà máy chính: Xưởng sợi, xưởng dệt, xưởng in nhuộm hoàn tất với các thiết bị được nhập chủ yếu từ Mỹ, Nhật và Đài Loan. Sau khi thống nhất đất nước, tháng 05/1975 Công ty được nhà nước tiếp quản quốc hữu hóa, giao dịch cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và duy trì các hoạt động sản xuất của VIMYTEX. Ngày 21/11/1990: Bộ Công nghiệp ra quyết định số 159/TCTD thành lập nhà máy Liên Hiệp Dệt May Việt Thắng thành Công ty dệt Việt Thắng, với tên giao dịch là VICOTEX (Việt Thắng Textile Company). Năm 1995: Công ty đầu tư thêm cho dây chuyền đánh sợi, quay sợi từ dây chuyền của TOYOTA, tẩy, wash từ Brugma và những thiết bị riêng lẻ khác bao gồm máy may của Juki, Brother, . 4
  15. Năm 1999: Công ty khánh thành nhà máy xử lý nước thải với công suất 480 m3/ngày. Đây là nhà máy xử lý nước thải hiện đại nhất lần đầu tiên xây dựng trong ngành dệt may do chính phủ Hà Lan tài trợ. Năm 2000: Công ty nhận được giấy chứng nhân ISO – 9002 về quản lý chất lượng. Đây cũng là năm mà công ty đầu tư thêm nhà máy dệt mới phục vụ cho hoạt động sản xuất: Picanol, Tsudacoma và các thiết bị nhuộm khác. Năm 2001: Công ty đầu tư dây chuyền đánh máy sợi mới: Erfanji, Rieter, Schafhorst, máy sợi dệt mới: Suzer Textile, Tsudakoma, Picanol, . Năm 2002: Công ty là doanh nghiệp quốc doanh đầu tiên trong ngành dệt may Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 14000 và hệ thống quản lý môi trường. Năm 2003: Công ty được cấp chứng chỉ SA – 8000 về trách nhiệm xã hội. Ngày 22/11/2005 do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty tiến hành cổ phần hóa bộ phận may mặc của Công ty Dệt Việt Thắng và thành lập Công ty Cổ phần May Việt Thắng. Thời điểm này thì Công ty có khoảng 1,000 công nhân được phân bố vào 04 nhà máy và văn phòng Công ty. Do ảnh hưởng bởi tình hình biến động chung về lao động và thị trường cũng như tổ chức nội bộ của các nhà máy, Công ty đã quyết định sáp nhập 2 nhà máy là trung tâm thời trang và nhà máy May 3 cũ thành nhà máy May 3 mới. Như vậy, thời điểm thành lập, quy mô Công ty bao gồm: Nhà máy May 1, Nhà máy May 3, Nhà máy May 5 và Văn phòng Công ty. Đầu năm 2007: Công ty khánh thành lò hơi đốt than, chấm dứt lệ thuộc nguồn nhiên liệu này bởi công ty mẹ và thừa năng lực cung cấp cho công ty bạn. Đầu năm 2008: Công ty bắt đầu vận hành nhà máy May 7, chuyên sản xuất hàng nội địa nhằm chủ động giải quyết tốt hơn nhu cầu tiêu thụ trong nước. Đầu năm 2009: Công ty đầu tư thêm tổ wash áo sơ mi, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2009 phục vụ những mặt hàng cao cấp, thời trang và chất lượng cho các công ty bên ngoài. 1.1.3. Tầm nhìn – sứ mệnh - Tầm nhìn: Công ty Cổ phần May Việt Thắng trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. 5
  16. - Sứ mệnh:  Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong tập đoàn dệt may Việt Nam, bạn hàng trong và ngoài nước.  Sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm mang tính thời trang cao cấp phục vụ mọi tầng lớp người tiêu dùng.  Trung tâm của ngành dệt may khu vực.  Liên minh, liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất, phân phối bán lẻ.  Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc. 1.1.4. Lĩnh vực hoạt động  Lĩnh vực kinh doanh - Sản xuất, mua bán hàng may mặc. - Gia công may, in trên vải, thêu, giặt, chống nhàu. - Mua bán: nguyên phụ liệu, phụ tùng, máy móc ngành dệt may, . - Sản xuất: áo sơ mi nam – nữ, quần áo mùa đông, trang phục thể thao, chăn, gối, áo ngủ, đồng phục.  Công nghệ sản xuất - Số máy thông thường: 1,200 máy. - Số máy chuyên dùng: 300 máy. - Số máy hoàn tất giặt mài: 04 máy. - Hệ thống CAD, CAM: 02 máy.  Năng lực sản xuất - Áo sơ mi: 1,500,000 sản phẩm/ năm. - Quần Kaki, quần Tây: 1,500,000 sản phẩm/ năm. - Áo khoác: 400,000 sản phẩm/ năm. - Các kiểu đồ thời trang: 500,000 sản phẩm/ năm.  Thị trường tiêu thụ - Thị trường xuất khẩu: Châu Âu, Mỹ, Nhật với các nhãn hiệu thời trang: Axist, Savance, Alam, . - Thị trường nội địa:  Hệ thống các siêu thị lớn (Co.op Mart, Big C, Bình An, ). 6
  17.  Hệ thống các cửa hàng, đại lý trên toàn quốc với các nhãn hiệu như: Tree Camel, Green Hill, . - Khách hàng thân thiết: Piece Cardin, Hugo Boss, Jack Wolfskin, Seiden, CK, . 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Việt Thắng 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Lê Nguyên Ngọc BAN NHÂN SỰ BAN KẾ TOÁN BAN NỘI ĐỊA BAN KD NGHIỆP VỤ - Trần Đức Định Nguy ễn Đức Doanh Đào Thị Nội Ngô Trường Sơn Hệ thống các cửa hàng, đại lý, siêu thị. Quản Giám Giám Giám Giám Giám lý đốc đốc đốc đốc đốc Trung Nhà Nhà Nhà Nhà Nhà Nhà tâm thời máy máy máy máy máy máy trang chống may 1 may 7 may 5 may 3 cắt nhàu Sơ đồ 1-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty (Nguồn: Ban Nhân sự) 7
  18. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông. - Tổng Giám đốc: Điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty với sự giám sát của hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các quyền và nhiệm vụ được giao. - Ban Nhân sự:  Tổ chức thực hiện và kiểm soát công tác hành chính, văn thư của toàn Công ty. Đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động của Công ty.  Quản lý và đề xuất mua sắm, bảo trì và thực hiện các quy định về sử dụng trang thiết bị, phương tiện làm việc, thiết bị thông tin, thiết bị văn phòng cho các bộ phận trong Công ty. Kiểm soát hệ thống mạng nội bộ, quản lý xe ra vào của Công ty, xe đưa đón cán bộ công nhân viên, quản lý công tác vệ sinh an toàn trong Công ty.  Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác tuyển dụng và đào tạo: phát triển nguồn nhân lực và bố trí nhân viên, tổ chức bố trí và đào tạo các cán bộ nhân viên mới, quản lý hồ sơ nhân sự, xây dựng bảng chấm công. Đồng thời, tham mưu cho Tổng Giám đốc giải quyết vấn phát sinh trong công tác quản trị nhân sự. - Ban kế toán:  Lập báo cáo tài chính cung cấp cho Tổng Giám đốc theo dõi định kỳ, trình các cổ đông và cơ quan nhà nước, cơ quan thuế và ngân hàng, nộp cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam theo yêu cầu.  Theo dõi công nợ, phải thu, phải trả, lập các quỹ dự phòng phục vụ công tác kiểm toán hàng năm để trình Hội đồng cổ đông và Đại hội đồng cổ đông thường niên. 8
  19. - Ban kinh doanh nội địa:  Tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước, tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu các sản phẩm mẫu mới theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức, tham gia các chương trình hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.  Thực hiện chương trình giao lưu với các đơn vị, các Công ty khác trong ngành Dệt may Việt Nam. - Ban nghiệp vụ:  Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư.  Tổ chức điều động kế hoạch Công ty xuống các nhà máy để đảm bảo cho dây chuyền sản xuất trong các nhà máy.  Triển khai sản xuất, tiến hành đặt nguyên vật liệu, giải quyết các đơn đặt hàng, thủ tuc hải quan, ngân hàng, xuất hàng, nhập hàng.  Tìm kiếm nguồn khách hàng cho Công ty và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới và giải quyết các sự cố trong sản xuất.  Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển sản phấm; các chương trình tiếp thị kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm đáp ứng yêu cầu kinh doanh tại thị trường trong nước và quốc tế. 1.3. Bộ phận nhân sự 1.3.1. Chính sách nhân sự - Môi trường làm việc: Ổn định, lành mạnh, khá chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo nên một môi trường lý tưởng để mỗi cá nhân có thể phát huy tài năng và tâm huyết của mình trên con đường phát triển sự nghiệp, cơ hội thăng tiến trong công việc, cũng như đóng góp cho sự lớn mạnh của Công ty. - Tuyển dụng: Công tác tuyển dụng được duy trì thường xuyên với mục tiêu đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp tục khuyến khích tuyển dụng theo phương thức thời vụ đối với những công đoạn sản xuất giản đơn nhằm tiết kiệm chi phí. - Về đào tạo: Xác định nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công, phát triển của doanh nghiệp. Do đó, công ty luôn chú trọng đến công việc đào tạo đội ngũ CBCNV trong Công ty qua các hình thức đào tạo phong phú. 9
  20. - Cơ hội thăng tiến: Chính sách của Công ty là luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho CBCNV để họ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Cơ hội thăng tiến phụ thuộc vào kết quả, tiềm năng và khả năng đảm nhận trách nhiệm cao hơn của nhân viên. - Chế độ BHYT, BHXH, BHTN: Người lao động được đóng BHYT, BHXH, BHTN theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. - Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: Công ty tiếp tục thực hiện chính sách lương, thưởng trên cơ sở đảm bảo người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Thành Phố. Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, khắc phục tình trạng phân phối bình quân, đánh giá đúng mức độ đóng góp của từng vị trí công tác trong Công ty, gắn liền tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng người, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nâng cao hiệu suất công tác. Từ đó khuyến khích CBCNV chức làm việc hăng say góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty luôn đặc biệt quan tâm đến các chế độ dành cho CBCNV trong các dịp lễ, sinh nhật, tết, đi du lịch hằng năm, . 1.3.2. Cơ cấu Ban Nhân sự TRƯỞNG BAN NHÂN SỰ CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN TIỀN TUYỂN DỤNG, ĐÀO LƯƠNG, BHXH, BHYT TẠO VÀ PHÚC LỢI Sơ đồ 1-2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Nhân sự (Nguồn: Ban Nhân sự) - Trưởng ban Nhân sự: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của phòng đã được phân công trước Tổng Giám đốc Công ty. Kiểm tra đôn đốc các nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Quản lý nhân lực của phòng, phân công cụ thể các nhiệm vụ, nhiệm vụ thường xuyên hay đột xuất cho nhân viên của phòng theo lệnh Tổng Giám đốc Công ty. Chịu trách 10
  21. nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau:  Tuyển dụng, hợp đồng lao động, bố trí lao động, chấm dứt hợp đồng lao động.  Giải quyết chế độ chích sách đối với người lao động.  Khen thưởng, kỷ luật của phòng cũng như Công ty.  Hồ sơ cán bộ công nhân viên.  Xây dựng các văn bản có tính pháp quy, quy chế của Công ty .  Cung cấp các nhu yếu phục vụ công tác của lãnh đạo Công ty. - Chuyên viên tuyển dụng, đào tạo: Tổ chức thực hiện tuyển dụng cho Công ty từ các bước tìm kiếm ứng viên, kiểm tra, phỏng vấn tuyển dụng, hoàn thành thủ tục tuyển dụng, theo dõi đánh giá thử việc. Chịu trách nhiệm triển khai chính sách thu hút nhân tài cho Công ty. Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển nhân sự cho các phòng ban. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Công ty bao gồm: Hỗ trợ xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế họach đào tạo hằng năm, tham gia thiết kế nội dung các khóa đào tạo, tổ chức khóa học, theo dõi đánh giá hiệu quả đào tạo. Thiết lập, hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện chính sách đào tạo, quy trình đào tạo của Công ty đảm bảo tính thống nhất và tuân thủ trong toàn hệ thống. Tổ chức, sắp xếp các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và kế hoạch đề ra. Thực hiện đào tạo các nội dung hội nhập cho nhân viên nội bộ và các nội dung liên quan đến các kỹ năng mềm cho nhân viên văn phòng và kỹ năng làm việc cơ bản cho công nhân may trong các nhà máy. - Chuyên viên tiền lương, BHXH, BHYT và phúc lợi: Xây dựng, giải thích với các cấp đơn giá tiền lương hàng năm. Xây dựng, bổ sung, sửa đổi kịp thời các định mức lao động và các quy chế: Trả lương, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi. Trực tiếp tính trả lương, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi cho toàn bộ Công ty. Quản lý xếp lương, nâng lương, chuyển lương theo quy định của nhà nước và quy định của Công ty. Lập báo cáo và thống kê định kỳ BHXH, BHYT và tính công cho toàn bộ Công ty. 11
  22. S K L 0 0 2 1 5 4