Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH Hansoll Vina (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH Hansoll Vina (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_to_chuc_tien_luong_tai_cong_ty.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH Hansoll Vina (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Thanh Hiền Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Ngọc Điệp MSSV : 13124020 Lớp : 131242A Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy SKL 0 0 4 9 1 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Thanh Hiền Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Ngọc Điệp MSSV : 13124020 Lớp : 131242A Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
  3. Nhận xét của giáo viên  Ký Tên
  4. Lời Cảm Ơn Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM , Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và các Thầy, Cô đã giúp đỡ em hoàn thành chương trình học. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy, Cô. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy Cô ở Khoa Kinh Tế đã truyền đạt các tri thức và chia sẻ kinh nghiệm sống quý báu của mình cho chúng em. Chúc Quý thầy cô nhiều sức khỏe và tiếp tục hướng dẫn đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên tài năng. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn – Th.S Phan Thị Thanh Hiền đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, trưởng phòng nhân sự và các anh chị trong phòng nhân sự công ty TNHH Hansoll Vina đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Chúc công ty và các anh chị có nhiều sức khỏe và ngày càng phát triển. Sinh viên Đinh Thị Ngọc Điệp
  5. Các từ viết tắt sử dụng Từ viết tắt Diễn giải Th.s thạc sĩ TNHH trách nhiệm hữu hạn TP. HCM thành phố Hồ Chí Minh KCN khu công nghiệp ĐH đại học CĐ cao đẳng LĐPT lao động phổ thông ERP quản lý nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) BHXH bảo hiểm xã hội BHYT bảo hiểm y tế BHTN bảo hiểm thất nghiệp NĐ-CP nghị định-chính phủ Lương CB lương cơ bản QL quỹ lương PC phụ cấp
  6. Danh sách các bảng sử dụng Bảng 1: Cơ cấu lao động theo đối tượng lao động giai đoạn 2014 -2016 .28 Bảng 2: Tỷ lệ nghỉ việc của các khối giai đoạn từ năm 2014 – 2016 29 Bảng 3: Hệ thống thang bảng lương năm 2016 của công ty 32 Bảng 4: Cách tính quỹ lương của công ty năm 2016 . .35 Bảng 5: Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2016 40 Bảng 6: Bảng mức điểm cho từng tiêu chí đánh giá 48 Bảng 7: Bảng điểm kết quả thực hiện công việc 48
  7. Danh mục các đồ thị, sơ đồ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty 6 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của phòng Hành chính - Nhân sự 8 Sơ đồ 3: Các thành phần của quỹ lương 34 Biểu đồ 1: Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2014 – 2016 25 Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn tính đến 12/2016 26 Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tính đến 12/2016 27 Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động theo giới tính đến 12/2016 27 Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động theo theo thâm niên công tác tính đến 12/2016 29 Biểu đồ 6: Khoảng cách giữa các bậc trong hệ thống thang bảng lương .33
  8. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Bố cục của đề tài 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3 1.1.1 Thông tin chung về công ty 3 1.1.2 Lĩnh vực hoạt động 4 1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty 4 1.1.4 Thành tựu đạt được của công ty 4 1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty 6 1.2. Chiến lược phát triển 6 1.2.1 Mục tiêu chiến lược của công ty 6 1.2.2 Phương hướng phát triển của công ty 7 1.3. Giới thiệu khái quát về bộ phận nhân sự 7 1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ 7 1.3.2 Cơ cấu tổ chức phòng Hành chính - Nhân sự 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 10 2.1. Những vấn đề lý luận về tiền lương 10 2.1.1. Khái niệm tiền lương 10 2.1.2. Chức năng của tiền lương 11 2.1.3. Ý nghĩa của tiền lương 11 2.2. Nội dung của công tác tổ chức tiền lương 12 2.2.1. Các nguyên tắc tổ chức tiền lương 12 2.2.2. Quỹ lương và phương pháp xây dựng quỹ lương 13 2.2.3. Các loại thang bảng lương và những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế 15
  9. 2.2.4. Các hình thức trả lương 16 2.2.5. Cơ cấu thu nhập 21 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương 23 2.3.1. Nhân tố bên trong 23 2.3.2. Nhân tố bên ngoài 24 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA 26 3.1. Tình hình nhân sự tại công ty 26 3.1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 27 3.1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi 28 3.1.3. Cơ cấu lao động theo giới tính 28 3.1.4. Cơ cấu lao động theo đối tượng lao động 29 3.1.5. Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác 30 3.2. Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH Hansoll Vina 31 3.2.1. Giới thiệu tổng quát về hệ thống thang bảng lương 31 3.2.2. Trích lập quỹ lương 35 3.2.3. Cách tính lương tháng của người lao động 37 3.2.4. Công tác chi trả tiền lương cho người lao động 44 3.3 Đánh giá thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại công ty Hansoll Vina 44 3.3.1 Ưu điểm 44 3.3.2 Hạn chế 45 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA 46 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 46 4.2. Các giải pháp cụ thể 47 4.2.1. Xây dựng các loại hình trả lương phù hợp năng lực hoàn thành công việc của từng khối 47 4.2.2. Đánh giá thực hiện công việc khoa học 48 4.2.3. Hoàn thiện hệ thống thang bảng lương 51 4.2.4. Hoàn thiện công tác tiền thưởng 51
  10. KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động cũng như doanh nghiệp, bởi vì sức lao động được nhìn nhận là một thứ hàng hoá đặc biệt và tiền lương chính là giá cả sức lao động, là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Do đó, công tác tổ chức tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư. Bởi vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiền lương lại là yếu tố cơ bản để đánh giá công sức lao động, quyết định thu nhập, quyết định mức sống vật chất của người lao động. Vì vậy công tác tổ chức tiền lương cần được thực hiện một cách công bằng, chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đây cũng chính là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm của người lao động. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác tổ chức tiền lương nên trong nhiều qua Công ty TNHH Hansoll Vina luôn các các biện pháp, chính sách cải thiện công tác tổ chức tiền lương. Tuy nhiên, công tác tổ chức tiền lương của công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải xem xét và điều chỉnh cho phù hợp hơn, để giúp công ty vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động và vừa đảm bảo quyền lợi của công ty. Với mong muốn tìm hiểu và hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương để phát huy tối đa khả năng của người lao động cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH Hansoll Vina” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiện cứu của đề tài là phân tích thực trạng về công tác tổ chức tiền lương của công ty. Từ đó rút ra ưu điểm và hạn chế về công tác tổ chức tiền lương. Sau đó dựa trên các lập luận để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương giúp 1
  12. nâng cao hiệu quả của các chính sách và công tác tổ chức tiền lương của công ty TNHH Hansoll Vina. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH Hansoll Vina. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong công tác tổ chức tiền lương của công ty TNHH Hansoll Vina. Thời gian: từ ngày 01/01/2014 đến 31/12/2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài báo cáo được thực hiện dựa trên các phương pháp: - Thu thập thông tin: tham khảo các tài liệu, giáo trình có liên quan, thu thập tài liệu, số liệu. - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các anh chị trong phòng nhân sự để thu thập các thông tin cần thiết đến nội dung khóa luận. - Phương pháp phân tích: dựa vào thông tin, dữ liệu tìm được làm căn cứ để phân tích thực trạng, cũng như rút ra các ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp khắc phục. 5. Bố cục của đề tài Bố cục của bài báo cáo thực tập gồm có 4 chương: CHƯƠNG 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hansoll Vina CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về tiền lương trong doanh nghiêp CHƯƠNG 3: Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH Hansoll Vina CHƯƠNG 4: Một số giải pháp – kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH Hansoll Vina 2
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1 Thông tin chung về công ty Công ty Hansoll Vina được đầu tư 100% vốn nước ngoài và xây dựng tại đường số 6, khu công nghiệp Sóng Thần I, huyện Dĩ An – Bình Dương. Đây là một trong những công ty rộng lớn của KCN Sóng Thần với diện tích 42.000 m2 và 5.059 công nhân viên (năm 2016). Hình 1.1 Hình ảnh công ty TNHH Hansoll Vina (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Tên công ty: Công ty TNHH Hansoll Vina Tên giao dịch: HANSOLL VINA Co., LTD Cơ quan quản lý cấp trên: HANSOLL TEXTILE Co ., LTD Slogan của công ty là: “Creating Beautiful Fashion & Life” Địa chỉ: số 6, KCN Sóng Thần I, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0650 732930 - Fax: 0650 732948 3
  14. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, các nhà đầu tư đã tiến hành lễ động thổ, và sau 06 tháng xây dựng và lắp đặt, nhà máy được hoàn thành cùng với thiết bị và công nghệ mới của Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý và Mỹ. Hiện nay, sau hơn 15 năm hoạt động công ty đã đạt được một số thành quả tích cực và có vị thế trên trường quốc tế. Công ty có tổng cộng 6 nhà xưởng, quy mô về nhân sự của công ty tính đến tháng 12/2016 là hơn 5.000 công nhân viên. 1.1.2 Lĩnh vực hoạt động Là công ty sản xuất dịch vụ tổng hợp, hoạt động chính của công ty là sản xuất các mặt hàng sợi, vải, may mặc. Sản phẩm của công ty vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu nước ngoài. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện một số hoạt động khác như: - Gia công hàng hoá theo đơn đặt hàng của khách hàng. - Cho thuê mặt bằng. - Kinh doanh các mặt hàng sợi, vải, mặt hàng may mặc. 1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty Tầm nhìn: mong muốn vươn lên thành nhà cung cấp các loại mặt hàng sợi, vải, may mặc mang tầm thế giới. Sứ mệnh: cung cấp các loại hình dịch vụ với chất lượng tốt nhất ở mức giá cạnh tranh đáp ứng đúng nhu cầu mong muốn của khách hàng. Giá trị cốt lõi: luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong công việc, luôn có trách nhiệm với người lao động với cộng đồng và môi trường. 1.1.4 Thành tựu đạt được của công ty Sau nhiều năm hình thành và phát triển, công ty Hansoll Vina đã đạt tới nhiều thành tựu lớn như: từng bước xây dựng thương hiệu, vị thế của mình trên thị trường với những đối tác lớn như: Walmart, Target, Mast, Kohi’s, American Eagle Outfitters, Forever 21, JCPenny, Maurices, Rebook, 4
  15. Hình 1.2 Các khách hàng của công ty TNHH Hansoll Vina Và nhận được nhiều bằng khen của Bộ công thương, Cục thuế, Hội dệt may, Liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội, tỉnh Bình Dương, (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Hình 1.1 Một số bằng khen mà công ty TNHH Hansoll Vina nhận được 5
  16. 1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty Tổng Giám đốc Giám đốc tài chính Giám đốc sản xuất Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phân Phân Phân Kế Hành Tổng trách Xuất - Phát xưởng xưởng xưởng toán chính - vụ nhiệm Nhập triển I II III Nhân xã hội khẩu mẫu sự Phân Phân Phân xưởng xưởng xưởng IV V VI Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) 1.2. Chiến lược phát triển 1.2.1 Mục tiêu chiến lược của công ty Trong tương lai tới, công ty Hansoll Vina tiếp tục thực hiện các kế hoạch: xây dựng đội ngũ nhân lực có tay nghề và chất lượng cao, để ngày càng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm mà công ty sản xuất. Tiếp tục không ngừng cho việc mở rộng thị trường, tìm kiếm những khách hàng, đối tác mới. Không ngừng nâng cao uy tín, tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. 6
  17. 1.2.2 Phương hướng phát triển của công ty Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực: - Thường xuyên theo dõi năng xuất và chất lượng của công nhân thông qua các sản phẩm họ làm ra, mỗi tổ trưởng có nhiệm vụ báo cáo lên cấp trên, khen tưởng bằng hiện vật (tiền thưởng năng suất, đồ ăn phụ) để khuyến khích. - Mở các lớp đào tạo tay nghề, các lớp đào tạo cách sử dụng những máy móc thiết bị, các lớp học về việc áp dụng phầm mềm công nghệ thông tin quản lý mới, trong sản xuất cho người lao động. Đầu tư cho phát triển công nghệ: - Cập nhật, nắm bắt, đầu tư máy móc thiết bị mới hiện đại để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. - Đầu tư công nghệ thông tin cho quá trình quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Từ tháng 1/2017, công ty đang trong quá trình thử nghiệm chương trình quản lý mới ERP (Enterprise Resource Planning), giúp tự động hóa nhiều chức năng văn phòng liên quan đến công nghệ, dịch vụ và nguồn nhân lực. 1.3. Giới thiệu khái quát về bộ phận nhân sự 1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ Bộ phận nhân sự là cầu nối giữa ban Giám đốc và người lao động. Chức năng giúp cho Tổng giám đốc và Giám đốc tài chính về công tác quản lý hành chính và nguồn nhân lực của công ty. Phòng Hành chính - Nhân sự của công ty TNHH Hansoll Vina có tổng cộng 15 nhân viên và một trưởng phòng thực hiện các nhiệm vụ như: Soạn thảo, tiếp nhận và lưu trữ văn thư, hồ sơ chứng từ theo đúng số quy định. Lập các văn bản chứng từ liên quan đến chính sách, chế độ đối với người lao động. Quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục và chế độ chính sách liên quan đến vấn đề nhân sự - lao động - tiền lương (tuyển dụng, nghỉ việc, thi đua khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, ) Có trách nhiệm quản lý lương và theo dõi tình hình biến động lao động. 7
  18. Phụ trách quản lý và chỉ đạo các chương trình tuyển dụng, đào tạo và xây dựng định mức lương, 1.3.2 Cơ cấu tổ chức phòng Hành chính - Nhân sự Trưởng phòng nhân sự Nhân sự phụ Nhân sự Nhân sự phụ Nhân sự phụ trách về mảng phụ trách trách về trách về bảo tiền lương về đào tạo tuyển dụng hiểm, phúc lợi Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của phòng Hành chính - Nhân sự (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Trưởng phòng nhân sự: là người đứng đầu bộ phận nhân sự, có nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho cấp trên (Tổng giám đốc/ ban Giám đốc) giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự trong công ty. Điều hành các hoạt động trong phòng nhân sự, tương tác và hỗ trợ các phòng, ban khác khi họ có yêu cầu hay khó khăn trong vấn đề nhân sự. Nhân sự phụ trách về mảng tiền lương: có nhiệm vụ tính lương, tính toán thuế thu nhập cá nhân, làm quyết định lương, thưởng và các báo cáo có liên quan để báo cáo Tổng Giám đốc, trưởng phòng nhân sự. Nhân sự phụ trách về mảng đào tạo: có nhiệm vụ xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn hướng phát triển, đào tạo theo yêu cầu công ty. Xây dựng, quyết định chương trình đào tạo cho người lao động. Nhân sự phụ trách về mảng tuyển dụng: có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban trong công ty để lâp kế hoạch nguồn nhân lực, theo dõi thông tin nhân lực toàn công ty, đưa ra bảng mô tả công việc chuẩn hóa cho từng vị trí nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Tham vấn, giám sát quá trình tuyển dụng. Nhân sự phụ trách về mảng bảo hiểm và phúc lợi: có nhiệm vụ quản lý công tác tăng - giảm BHXH, BHYT, BHTN, các chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động như: ốm đau, thai sản, các thủ tục sổ - thẻ theo đúng quy định. Trực tiếp liên 8
  19. hệ với cơ quan BHXH, cơ quan quản lý lao động trong các công việc liên quan, khi có phát sinh thực hiện các quyền lợi liên quan đến thủ tục khi thôi việc theo quy định của Luật lao động và theo quy chế của công ty. 9
  20. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Những vấn đề lý luận về tiền lương 2.1.1. Khái niệm tiền lương Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO ) “tiền lương là sự trả công và sự thu nhập, bất luận tên gọi, cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động viết hay bằng miệng, cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải làm.” (Trần Kim Dung, 2011) Ở Việt Nam, hiện nay có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của người lao động từ công việc: tiền lương (dụng ý chỉ lương cơ bản), phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi. Theo quan điểm của cải cách tiền lương năm 1993, “tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu của công việc”. Ngoài ra, “các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thỏa trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp. (Trần Kim Dung, 2011) Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, là yếu tố để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, một bộ phận đặc biệt của xã hội, đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Ở đây, trước hết tiền lương phải đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động như ăn, ở, đi lại, Vì vậy, tiền lương có vai trò đối với sự sống của con người lao động, từ đó trở thành đòn bảy kinh tế giúp phát huy nội lực tối đa hoàn thành công việc. Đối với doanh nghiệp việc sử dụng công cụ tiền lương ngoài mục đích tạo vật chất cho người lao động, tiền lương còn có ý nghĩa lớn trong việc theo dõi kiểm tra và giám sát người lao động. Tiền lương được sử dụng như là thước đo hiệu quả công việc, bản thân 10
  21. tiền lương là một bộ phận cấu thành bên chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.1.2. Chức năng của tiền lương Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Nó bao gồm các chức năng sau: Chức năng thước đo giá trị sức lao động: tiền lương biểu thị giá cả sức lao động là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm. Chức năng tái sản xuất sức lao động: thu nhập của người lao động được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và hiệu quả. Chức năng kích thích người lao động: là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả. Chức năng tích lũy: tiền lương không chỉ giúp cho người lao động đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày mà còn giúp người lao động dự phòng cho cuộc sống khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro. 2.1.3. Ý nghĩa của tiền lương 2.1.3.1. Đối với người lao động Đứng ở góc độ người lao động thì tiền lương là phần thu nhập chủ yếu, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình của họ. Ngoài ra, tiền lương ở một mức độ nào đó là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín, địa vị trong xã hội và trong gia đình của họ. Về phương diện mối quan hệ của người lao động trong xã hội, tiền lương là một phưng tiện để đánh giá lại mức độ đối xử của chủ doanh nghiệp đối với người lao động. (Nguyễn Ngọc Quân & Nguyễn Văn Điềm, 2007) 2.1.3.2. Đối với doanh nghiệp Tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là một khoản chi phí bắt buộc giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Đứng ở bất kỳ góc độ nào, mọi doanh 11
  22. S K L 0 0 2 1 5 4