Khóa luận Hoàn thiện công tác Kế toán xác định kết quả kinh doanh quý 03/2016 tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác Kế toán xác định kết quả kinh doanh quý 03/2016 tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_xac_dinh_ket_qua_kinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác Kế toán xác định kết quả kinh doanh quý 03/2016 tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ÐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 03/2016 TẠI CÔNG TY HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CHÂU LONG SVTH: LÊ VĂN KIỆT MSSV: 13125035 S K L 0 0 5 0 1 9 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 03/2016 TẠI CÔNG TY HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Châu Long Sinh viên thực hiện : Lê Văn Kiệt MSSV : 13125035 Lớp : 131251B Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Trải qua 2 tháng thực tập tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam, bài khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành một phần dựa trên sự nỗ lực của bản thân, một phần không thể thiếu đó là sự hỗ trợ, chỉ dẫn tận tình của Thầy Cô và các anh chị tại đơn vị thực tập. Tôi xin gửi lời tri ân các Thầy Cô trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kĩ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Khoa Kinh Tế đã trang bị cho tôi nền tảng kiến thức vững chắc. Chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Châu Long đã dành thời gian, công sức góp ý, hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thiện bài khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các anh chị phòng Kế toán Công ty Hunter Douglas Việt Nam đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi cách làm việc trong môi trƣờng thực tiễn, tạo mọi điều kiện cho tôi sử dụng số liệu để hoàn thành khóa luận. Trong thời gian thực tập, mặc dù đã cố gắng để hoàn thành bài khóa luận tốt nhất có thể nhƣng do lần đầu tiếp xúc với thực tiễn công việc chuyên môn cộng với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý để bài khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn. Chúc Công ty ngày càng phát triển, lớn mạnh hơn. Kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kĩ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Sinh viên thực tập Lê Văn Kiệt Trang i
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG Từ viết tắt Tên Từ viết tắt Tên Ast Nhân viên hỗ trợ LNTT Lợi nhuận trƣớc thuế BĐS Bất động sản Mgr Quản lý BBGH Biên bản giao hàng NVL Nguyên vật liệu BP Bộ phận NC Nhân công CCDC Công cụ dụng cụ NH Ngân hàng CP Chi phí OP Giám đốc điều hành DTTC Doanh thu tài chính PL Phụ lục DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân QLDN Quản lý doanh nghiệp ĐĐH Đơn đặt hàng SP Sản phẩm GBC Giấy báo Có SXC Sản xuất chung GBN Giấy báo Nợ TK Tài khoản GTGT Giá trị gia tăng TM Thƣơng mại HĐ Hóa đơn TNDN Thu nhập doanh nghiệp HĐKT Hợp đồng kế toán TSCĐ Tài sản cố định HMTD Hạn mức tín dụng TTĐB Tiêu thụ đặc biệt HTK Hàng tồn kho UNC Ủy nhiệm chi Văn phòng Hồ Chí Kc Kết chuyển VP HCM Minh KCN Khu công nghiệp XDCB Xây dựng cơ bản KH Khách hàng XK Xuất khẩu KT Kết thúc Trang ii
  5. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Trang Hình 1.4: Bảng số liệu doanh thu, chi phí, LNTT quý 1 và quý 2/2016 13 Trang iii
  6. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý 8 Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy Kế toán 10 Hình 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ 13 Hình 1.5: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2016 và quý 2/2016 14 Hình 2.1: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 511 19 Hình 2.2: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 521 21 Hình 2.3: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 515 22 Hình 2.4: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 711 24 Hình 2.5: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 632 27 Hình 2.6: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 635 29 Hình 2.7: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 641 31 Hình 2.8: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 642 33 Hình 2.9: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 811 34 Hình 2.10: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 8211 36 Hình 2.11: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 8212 37 Hình 2.12: Sơ đồ kết chuyển TK 911 40 Hình 3.1: Đồ thị thể hiện LNST của 4 quý năm 2016 43 Hình 3.2: Quy trình luân chuyển chứng từ Kế toán doanh thu 45 Hình 3.3: Quy trình luân chuyển chứng từ doanh thu hoạt động tài chính 48 Hình 3.4: Quy trình luân chuyển chứng từ hàng bán bị trả lại 50 Hình 3.5: Quy trình luân chuyển chứng từ Kế toán thu nhập khác từ thanh lý TSCĐ53 Hình 3.6: Quy trình luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán 56 Hình 3.7: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí tài chính 60 Hình 3.8: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí bán hàng 63 Hình 3.9: Quy trình luân chuyển chứng từ Kế toán chi phí khác 68 Hình 3.10: Quy trình luân chuyển chứng từ thuế TNDN 70 Trang iv
  7. Hình 3.11: Quy trình luân chuyển chứng từ Kế toán xác định kết quả kinh doanh 72 Hình 3.12: Sơ đồ Bảng chữ T tài khoản 911000 quý 3/2016 74 Trang v
  8. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG ii DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG iii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ iv PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM 3 1.1. Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển 4 1.1.1. Giới thiệu 4 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 4 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Hunter Douglas Việt Nam 6 1.2.1. Chức năng 6 1.2.2. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty 7 1.3. Tổ chức quản lý của Công ty 7 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 7 1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban 9 1.4. Tổ chức công tác Kế toán của Công ty 9 1.4.1. Tổ chức bộ máy Kế toán 9 1.4.2. Chính sách Kế toán áp dụng 11 1.4.3. Hệ thống chứng từ sử dụng 12 1.4.4. Hình thức kế toán áp dụng 12 1.4.5. Hệ thống tài khoản sử dụng 12 1.5. Sơ lƣợc kết quả kinh doanh quý 1/2016 và quý 2/2016 13 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 15 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 16 Trang vi
  9. 2.1. KẾ TOÁN DOANH THU 17 2.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17 2.1.1.1. Khái niệm 17 2.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán 17 2.1.1.3. Điều kiện ghi nhận doanh thu 17 2.1.1.4. Chứng từ sử dụng 18 2.1.1.5. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 19 2.1.2. Các khoản giảm trừ doanh thu 19 2.1.2.1. Khái niệm, phân loại 19 2.1.2.2. Chứng từ sử dụng 20 2.1.2.3. Tài khoản sử dụng 20 2.1.2.4. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 21 2.1.3. Doanh thu hoạt động tài chính 21 2.1.3.1 Khái niệm 21 2.1.3.2 Chứng từ sử dụng 21 2.1.3.3 Tài khoản sử dụng 21 2.1.3.4 Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 22 2.1.4. Thu nhập hoạt động khác 23 2.1.4.1. Khái niệm 23 2.1.4.2. Chứng từ sử dụng 23 2.1.4.3. Tài khoản sử dụng 23 2.1.4.4. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 24 2.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ 25 2.2.1. Giá vốn hàng bán 25 2.2.1.1. Khái niệm 25 2.2.1.2. Chứng từ sử dụng 25 2.2.1.3. Tài khoản sử dụng 25 2.2.1.4. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 27 2.2.2. Chi phí hoạt động tài chính 27 Trang vii
  10. 2.2.2.1. Khái niệm 27 2.2.2.2. Chứng từ sử dụng 28 2.2.2.3. Tài khoản sử dụng 28 2.2.2.4. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 29 2.2.3. Chi phí bán hàng 30 2.2.3.1. Khái niệm 30 2.2.3.2. Chứng từ sử dụng 30 2.2.3.3. Tài khoản sử dụng 30 2.2.3.4. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 31 2.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 32 2.2.4.1. Khái niệm 32 2.2.4.2. Chứng từ sử dụng 32 2.2.4.3. Tài khoản sử dụng 32 2.2.4.4. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 33 2.2.5. Chi phí khác 34 2.2.5.1. Khái niệm 34 2.2.5.2. Chứng từ sử dụng 34 2.2.5.3. Tài khoản sử dụng 34 2.2.5.4. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 34 2.2.6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 35 2.2.6.1. Khái niệm 35 2.2.6.2. Chứng từ sử dụng 35 2.2.6.3. Tài khoản sử dụng 35 2.2.6.4. Phƣơng pháp Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 36 2.3. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 37 2.3.1. Khái niệm 37 2.3.2. Vai trò 37 2.3.3. Sổ sách sử dụng 38 2.3.4. Tài khoản sử dụng 38 Trang viii
  11. 2.3.5. Phƣơng pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 38 2.3.5. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 38 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 41 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 03/2016 TẠI CÔNG TY 42 3.1. LÝ DO CHỌN QUÝ 3/2016 ĐỂ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 43 3.2. KẾ TOÁN DOANH THU 43 3.2.1. Kế toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 43 3.2.1.1. Chứng từ sử dụng 44 3.2.1.2. Phƣơng pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ 44 3.2.1.3. Trình tự ghi sổ 46 3.2.1.4. Một số nghiệp vụ chủ yếu 46 3.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 47 3.2.2.1. Chứng từ sử dụng 47 3.2.2.2. Phƣơng pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ 47 3.2.2.3. Trình tự ghi sổ 48 3.2.2.4. Một số nghiệp vụ chủ yếu 49 3.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 49 3.2.3.1. Chứng từ sử dụng 49 3.2.3.2. Phƣơng pháp lập và luân chuyển chứng từ 49 3.2.3.3. Trình tự ghi sổ 50 3.2.3.4. Minh họa tình huống cụ thể 51 3.2.4. Kế toán Thu nhập hoạt động khác 51 3.2.4.1. Chứng từ sử dụng 52 3.2.4.2. Phƣơng pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ 52 3.2.4.3. Trình tự ghi sổ 54 3.2.4.4. Một số nghiệp vụ chủ yếu 54 3.3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ 55 3.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán 55 Trang ix
  12. 3.3.1.1. Chứng từ sử dụng 55 3.3.1.3. Trình tự ghi sổ 57 3.3.1.4. Một số nghiệp vụ chủ yếu 58 3.3.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 58 3.3.2.1. Chứng từ sử dụng 58 3.3.2.3. Trình tự ghi sổ 61 3.3.2.4. Minh họa tình huống cụ thể 61 3.3.3. Chi phí bán hàng 61 3.3.3.1. Chứng từ sử dụng 61 3.3.3.2. Quy trình lập và lƣu chuyển chứng từ 62 3.3.3.3. Trình tự ghi sổ 64 3.3.3.4. Minh họa tình huống cụ thể 64 3.3.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 65 3.3.4.1. Chứng từ sử dụng 65 3.3.4.2. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ 65 3.3.4.3. Trình tự ghi sổ 65 3.3.4.4. Minh họa tình huống cụ thể 66 3.3.5. Kế toán chi phí khác 67 3.3.5.1. Chứng từ sử dụng 67 3.3.5.2. Phƣơng pháp lập và luân chuyển chứng từ 67 3.3.5.3. Trình tự ghi sổ 67 3.3.5.4. Minh họa tình huống cụ thể 68 3.3.6. Kế toán chi phí thuế TNDN 69 3.3.6.1. Chứng từ sử dụng 69 3.3.6.2. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ 69 3.3.6.3. Trình tự ghi sổ 69 3.3.6.4. Một số nghiệp vụ chủ yếu 70 3.4. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 71 3.4.1. Tài khoản sử dụng 71 Trang x
  13. 3.4.2. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ 71 3.4.3. Trình tự ghi sổ 72 3.4.4. Một số nghiệp vụ chủ yếu 72 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 75 CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ 76 4.1. Nhận xét 77 4.1.1. Nhận xét tổng quan về tình hình chung của Công ty 77 4.1.2. Nhận xét tình hình công tác kế toán tại Công ty 77 4.1.2.1. Ƣu điểm 77 4.1.2.2. Nhƣợc điểm 80 4.1.3. Nhận xét về Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 81 4.2. Một số kiến nghị 81 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 83 KẾT LUẬN 84 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang xi
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu cần đƣợc quan tâm đến. Mỗi một doanh nghiệp luôn đề ra cho mình nhiều mục tiêu khác nhau, nhƣng tất cả những mục tiêu đó đều hƣớng về một mục đích cuối cùng, đó là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất, hay nói cách khác là doanh nghiệp phải đạt đƣợc lợi nhuận lớn nhất có thể với mức chi phí bỏ ra tƣơng ứng thấp nhất. Sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh nghiệp đều đƣợc phản ánh rõ qua kết quả lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc. Hunter Douglas Việt Nam cũng vậy, Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong Công ty đóng vai trò hết sức quan trọng, qua việc xác định các khoản doanh thu và chi phí, Công ty có thể biết đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của mình nhƣ thế nào, lời lỗ bao nhiêu. Qua đó cung cấp đƣợc những thông tin cần thiết để cho Ban Giám Đốc đƣa ra những quyết định đúng đắn nhằm lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất đảm bảo việc duy trì và phát triển mở rộng Công ty. Với những lý do trên cùng sự đồng ý của khoa Kinh tế trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và Công ty Hunter Douglas Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác Kế toán xác định kết quả kinh doanh quý 03/2016 tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hoàn thiện công tác Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. - So sánh đƣợc sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế của công tác Kế toán xác định kết quả kinh doanh. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Công tác Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.  Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam. Trang 1
  15. - Về thời gian: Đề tài đƣợc giới hạn trong thời gian quý 3/2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập thông tin: phỏng vấn, quan sát, xin số liệu thực tế - Phƣơng pháp phân tích: tiến hành phân tích so sánh số liệu giữa các quý với nhau, từ đó lựa chọn ra quý phù hợp để nghiên cứu trong đề tài. 5. Điểm mới Khóa luận này sinh viên đã thêm Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Chƣơng 3 có chỉnh sửa, vẽ thêm lƣu đồ thể hiện quy trình luân chuyển chứng từ. Chƣơng 4 nhận xét – kiến nghị sinh viên có chỉnh lại một số nội dung không phù hợp và thêm một số nhận xét cũng nhƣ kiến nghị nhằm hoàn thiện đề tài. 6. Cấu trúc của bài báo cáo Bài báo cáo gồm 4 chƣơng: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Hunter Douglas Việt Nam. Chương 2: Cơ sở lý luận về Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Chương 3: Thực trạng Kế toán xác định kết quả kinh doanh quý 3/2016 tại Công ty. Chương 4: Nhận xét - Kiến nghị. Trang 2
  16. CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM Trang 3
  17. 1.1. Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Giới thiệu - Tên đơn vị: CÔNG TY HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM. - Địa chỉ: Lô A1, Đƣờng số 1, KCN Bình Chiểu, Quận Thủ Đức. - Điện thoại: 08 38975556 Fax: 08 38975188 - Mã số thuế: 0300205728 - Ngƣời đại diện pháp luật: Nguyễn Đình Huân. - Chức vụ: Tổng Giám Đốc. - Ngành nghề kinh doanh: Thiết kế, sản xuất, kinh doanh, lắp đặt thiết bị nội, ngoại thất cao cấp. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Hunter Douglas đƣợc thành lập vào năm 1919 bởi Henry Sonnenberg tại Dussel Dorf (Đức) và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng các nƣớc châu Âu nhƣ Hà Lan, Anh Quốc. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Henry Sonnenberg chuyển trụ sở chính của tập đoàn sang Mỹ và sau đó là Canada năm 1956, và trạm dừng chân cuối cùng là Rotterdam (Hà Lan) năm 1971. Cho đến nay, tập đoàn Hunter Douglas đã mở rộng thêm nhiều chi nhánh khắp thế giới. Vào những năm đầu thập niên 1940, Henry Sonnenberg hợp tác với Joe Hunter, nhờ những phát hiện mới của ông, tập đoàn bắt đầu nổi tiếng với những phát minh mang tính đột phá về quy trình đúc nhôm.Với nền tảng là công ty khai thác và chế biến nhôm hàng đầu lúc bấy giờ, Hunter Douglas đã phát minh ra sản phẩm mành ngang bằng nhôm và sản phẩm này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng châu Âu và Mỹ. Đầu thập niên 1960, tập đoàn tiếp tục đƣa ra thị trƣờng một loạt các loại trần sọc và các sản phẩm ốp tƣờng bằng kim loại mà cho đến nay đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của tập đoàn. Với hơn 170 Công ty thành viên hoạt động trên hơn 100 quốc gia, Hunter Douglas hiện là nhà sản xuất và kinh doanh nhôm hàng đầu thế giới về các sản phẩm kiến trúc, sản phẩm che phủ cửa sổ mang tính thẩm mỹ cao. Trang 4
  18. Trong vài năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam ngày càng một phát triển, đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng và có nhiều triển vọng, các công trình xây dựng ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Trƣớc tình hình đó, nhận định đƣợc đây là cơ hội tốt để đầu tƣ, tập đoàn Hunter Douglas đã thành lập công ty Hunter Douglas Việt Nam. Đƣợc sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, năm 1996, Công ty Hunter Douglas Việt Nam chính thức đivào hoạt động theo Giấy phép đầu tƣ số 1564/CP do Bộ kế hoạch và đầu tƣ cấp, sau đó đƣợc điều chỉnh theo giấy phép điều chỉnh số 1564/GPDDC1-KCN-HCM ngày 25/07/2001 do Ban quản lý khu chế xuất & công nghiệp (Hepza) cấp. Công ty Hunter Douglas Việt Nam là một trong 170 công ty trực thuộc tập đoàn Hunter Douglas với 100% vốn nƣớc ngoài. Trụ sở chính của công ty đặt tại KCN Bình Chiểu,Quận Thủ Đức. Sau một năm hoạt động với số vốn ban đầu 3.000.000 USD cùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á tác động vào các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam, làm giảm nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, tình hình xây dựng bị đóng băng gây nhiều khó khăn trong việc kinh doanh của Công ty. Cuộc khủng hoảng kinh tế đi qua nhƣng hậu quả của nó đã kéo theo doanh số của công ty giảm mạnh gây nhiều khó khăn. Đến năm 2001 vơi sự thay đổi nhân sự cộng với số vốn kinh doanh tăng lên 3.200.000 USD bởi tập đoàn Hunter Douglas Seahold- Hà Lan cung cấp cùng với thị trƣờng xây dựng đƣợc khai thông, bộ máy nhân sự mới đã nhanh chóng từng bƣớc đƣa Công ty tìm đƣợc vị thế trên thị trƣờng. Trƣớc những nhu cầu cấp thiết của thị trƣờng, Ban lãnh đạo Công ty đã xin phép mở thêm văn phòng đại diện tại Tp.HCM (2001), Tp.Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng. Toàn bộ hoạt động của Công ty Hunter Douglas Việt Nam từ khâu sản xuất đến bán hàng và lắp đặt đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 do tổ chức TUV SUD chứng nhận. Cho đến nay, Công ty Hunter Douglas Việt Nam đã đạt đƣợc hiệu quả đáng kể. Các sản phẩm của Công ty hiện đang đƣợc sử dụng tại các công trình lớn nhƣ: sân bay Trang 5
  19. Cam Ranh, Saigon Tower, XI Housing Gallery, Nam Long Capital Tower, bến xe Phƣơng Trang ( Đà Lạt), Sân bay Đà Nẵng 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Hunter Douglas Việt Nam 1.2.1. Chức năng Chức năng chủ yếu của Công ty là thiết kế, sản xuất, lắp đặt các sản phẩm phục vụ các công trình nhƣ nhà thờ, khách sạn, tòa nhà cao tầng, văn phòng bao gồm những dòng sản phẩm là mành màn thời trang (Window Coverings Department), sản phẩm kiến trúc (Architectural Product Department). Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các linh kiện cho các sản phẩm nói trên.  Sản phẩm mành màn thời trang (WCP) Bao gồm 2 nhãn hiệu nổi tiếng Luxaflex và Starlite đa dạng về hình dáng và màu sắc gồm: - Mành đứng: phù hợp với nhiều loại cửa sổ trong văn phòng làm việc cũng nhƣ nhà ở, sản phẩm này đang đƣợc ƣa chuộng nhất hiện nay, chỉ trong vài năm mà hai loại mành này đã đƣợc lắp đặt cho hàng trăm công trình lớn nhỏ. - Mành ngang: giúp cho việc kiểm soát ánh sáng chiếu vào, sản phẩm sử dụng lá nhôm này đã đƣợc xử lý cách nhiệt bảo đảm không cong va không xoắn, đặc biệt phù hợp cho các khu vực chịu nhiều va chạm. - Mành cuốn: vừa mang tính trang trí cao, có tính năng chống nắng tốt, với hơn 1000 mẫu vải tùy theo yêu cầu của khách hàng. - Mành Duette: là thành quả của nhiều năm nghiên cứu, sử dụng loại vải độc đáo với cấu trúc hình tổ ong mang tính mỹ thuật cao. - Mành gỗ: là dòng sản phẩm mới nhất, sang trọng, gần gũi với thiên nhiên. - Ngoài ra, công ty còn sản xuất các loại sản phẩm mành cao cấp khác nhƣ: mành Pleated, mành Luminette tất cả đều phục vụ cho nhu cầu trang trí che phủ cửa sổ, đƣợc lắp đặt từ các nguyên liệu nhập từ nƣớc ngoài.  Sản phẩm kiến trúc (AP) Trang 6
  20. Công ty hiện đang sản xuất và cung cấp không dƣới 550 kiểu trần với nhiều màu sắc đa dạng. Trần kim loại mang hai nhãn hiệu Luxalon và Flexalum, gồm các nhóm sản phẩm chính: - Trần vuông (Tile). - Trần dạng sọc (Linear). - Trần caro (Cell). Đây là các loại trần đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới cho các công trình cao cấp. Trong các sản phẩm chính kế trên, mỗi nhóm đều có kích thƣớc và màu sắc khác nhau nhƣ: - Multi B: 180B, 130B, 30B, 80B - 150C, 75C, 84C. - V-100,V-200. - 84R. Ngoài trần kim loại Công ty có sản xuất các loại vật liệu ốp vách ngoại thất nhƣ: ốp một lớp, ốp cách nhiệt, ốp tổ ong và hệ thống lam chắn nắng (Sun Louvers) đƣợc sản xuất từ hợp kim nhôm sử dụng rất hiệu quả giúp làm giảm bớt nhiệt độ phía trong tòa nhà, tiết kiệm đƣợc chi phí. 1.2.2. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty Hunter Douglas Việt Nam có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Vì vậy, Công ty đã tổ chức phân công sản xuất hợp lý để nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tiến độ giao hàng, qua trình vận chuyển hàng hóa đồng thời đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi Công ty phải luôn chủ động năm bắt thời cơ, tìm kiếm đối tác và nâng cao uy tín nhƣ chất lƣợng sản phẩm. 1.3. Tổ chức quản lý của Công ty 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Trang 7
  21. Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý Trợ lý hỗ trợ kinh Tổng Giám Đốc doanh - WCP GĐ điều hành Bộ phận miền Bắc Bộ phận miền Nam Văn phòng - Campuchia Kế toán Kế toán Quản lý Quản lý Quản lý GĐ sản GĐ kĩ Điều phối Hỗ trợ Văn Đại lý Đại diện Văn Đại lý trƣởng công nợ chuỗi Logistic chất xuất thuật viên xuất vận hành phòng Hà Đà quản lý phòng Cần cung ứng lƣợng khẩu Nội Nẵng HCM Thơ Kế toán tổng Nhân Trƣởng Trƣởng Hỗ trợ sản Tƣ vấn bán Nhóm hỗ Tƣ vấn bán Nhóm hỗ hợp viên nhóm nhóm xuất – hàng trợ hàng trợ Logistic WCP AP miền Bắc Kế toán viên (Nguồn: Phòng Kế Toán) Lƣu ý: Sơ đồ tổ chức quản lý bằng Tiếng Anh (bản gốc) đƣợc trình bày tại phụ lục 01, hai vị trí Kế toán viên và GĐ sản xuất hiện tại Công ty đang tìm ngƣời. Trang 8 Trang 8