Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_cong_no_tai_cong_ty_tn.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CÁT THÁI GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH SVTH: PHẠM THỊ THU HẰNG MSSV: 13125021 S K L 0 0 4 8 8 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CÁT THÁI Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Hoàng Anh Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Hằng MSSV : 13125021 Lớp : 131251B Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cùng quý thầy cô khoa Kinh tế đã tạo điều kiện để tác giả được học tập và rèn luyện, giúp tác giả có được lượng kiến thức chuyên ngành kế toán như hiện tại. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hoàng Anh là người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình viết báo cáo để tôi có thể đi đúng hướng đề tài. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái cũng như các anh chị phòng Kế toán đã tạo điều kiện tốt nhất để tác giả được làm việc và học hỏi kinh nghiệm thực tế. Cảm ơn anh chị đã nhiệt tình hướng dẫn cũng như chỉ dạy công việc thực tế của kế toán tại công ty, giúp tác giả tích lũy được một lượng không nhỏ kiến thức thực tế để sẵn sàng làm việc sau tốt nghiệp. Tác giả xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Cũng xin kính chúc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái ngày càng thành đạt, chúc anh chị phòng Kế toán sức khỏe và thành công. Sinh viên Phạm Thị Thu Hằng Trang ii
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG STT Ký hiệu viết tắt Nội dung 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 GTGT Giá trị gia tăng 3 P. Phòng 4 SD Số dư 5 SPS Số phát sinh 6 TK Tài khoản 7 TMCP Thương mại cổ phần 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Trang iii
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán 10 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự nhập liệu kế toán 14 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán phải thu của khách hàng 20 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán phải thu của khách hàng 24 Sơ đồ 3.1: Trình tự luân chuyển chứng từ trong kế toán phải thu người bán 31 Sơ đồ 3.2: Quy trình thanh toán nhà cung cấp 33 Trang iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Quy định thời gian chuyển hồ sơ, ký duyệt thanh toán nhà cung cấp 31 Bảng 3.2: Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm 2015 và năm 2016 của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái. 35 Bảng 3.3: Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm năm 2016 của một số công ty cùng ngành. 36 Bảng 3.4: Tỷ số thanh toán năm 2015 và năm 2016. 38 Bảng 3.5: Tỷ số khả năng trả nợ năm 2015 và năm 2016 của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái . 39 Trang v
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Logo công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái 4 Hình 1.2: Giao diện phần mềm EPICOR 13 Trang vi
  8. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CÁT THÁI 4 1.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4 1.1.1. Giới thiệu chung 4 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 5 1.2. NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG 7 1.2.1. Nhiệm vụ 7 1.2.2. Chức năng hoạt động 7 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 7 1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 7 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 8 1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 10 1.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 10 1.4.2. Chức năng nhiệm vụ từng phần hành 10 1.4.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 12 1.4.4. Hình thức kế toán 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ 16 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ 16 2.1.1. Nội dung kế toán công nợ 16 2.1.2. Quan hệ thanh toán 17 2.1.3. Nguyên tắc hạch toán 17 2.1.4. Nhiệm vụ của kế toán công nợ 18 2.2. KẾ TOÁN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG 18 2.2.1. Khái niệm 18 2.2.2. Tài khoản sử dụng 19 2.2.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng: 20 2.2.4. Phương pháp hạch toán các khoản phải thu của khách hàng 20 Trang vii
  9. 2.3. KẾ TOÁN PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN 22 2.3.1. Khái niệm 22 2.3.2. Tài khoản sử dụng 22 2.3.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng 23 2.3.4. Phương pháp hạch toán 24 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CÁT THÁI 26 3.1. KẾ TOÁN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG 26 3.1.1. Quy định phải thu khách hàng 26 3.1.1.1. Điều kiện ghi nhận khoản phải thu 26 3.1.1.2. Phương pháp quản lý nợ phải thu của công ty 26 3.1.1.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng 26 3.1.1.4. Tài khoản sử dụng 27 3.1.1.5. Trình tự luân chuyển chứng từ 27 3.2. KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 29 3.2.1. Quy định phải trả người bán 29 3.2.1.1. Phương pháp quản lý nợ phải trả của công ty 29 3.2.1.2. Đối với nhà cung cấp 29 3.2.1.3. Đối với phòng kế toán 30 3.2.1.4. Chứng từ, sổ sách sử dụng 30 3.2.1.5. Quy định về tiêu chí kiểm tra chứng từ thanh toán 30 3.2.1.6. Quy định về thời gian chuyển hồ sơ kiểm tra, ký duyệt thanh toán 31 3.2.1.7. Quy định về việc thanh toán gấp 31 3.2.1.8. Tài khoản sử dụng 32 3.2.2. Quy trình thanh toán nhà cung cấp 33 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KHOẢN PHẢI THU VÀ PHẢI TRẢ 34 3.3.1. Phân tích khả năng thu tiền 35 3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán 37 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 41 4.1. CƠ SỞ ĐƯA RA NHẬN XÉT 41 Trang viii
  10. 4.2. NHẬN XÉT 41 4.2.1. Ưu điểm 41 4.2.1.1. Đội ngũ nhân viên 41 4.2.1.2. Công tác quản lý 41 4.2.1.3. Công tác kế toán nói chung 41 4.2.1.4. Công tác kế toán phải thu của khách hàng 43 4.2.1.5. Công tác kế toán phải trả cho người bán 43 4.2.2. Hạn chế 43 4.2.2.1. Công tác kế toán nói chung 43 4.2.2.2. Công tác kế toán phải thu của khách hàng 44 4.2.2.3. Công tác kế toán phải trả cho người bán 44 4.3. KIẾN NGHỊ 44 4.3.1.1. Công tác kế toán nói chung 44 4.3.1.2. Công tác kế toán phải thu của khách hàng 45 4.3.1.3. Công tác kế toán phải trả cho người bán 45 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC 42 Trang ix
  11. PHẦN MỞ ĐẦU  Lí do chọn đề tài: Trong lúc nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay thì các doanh nghiệp càng phải nỗ lực để có chỗ đứng trong thị trường này. Các doanh nghiệp không ngừng mở rộng các mối quan hệ đối tác khi đó sẽ phát sinh các mối quan hệ thanh toán trong và ngoài doanh nghiệp, từ nhà cung cấp đến khách hàng, từ Nhà nước đến cán bộ công nhân viên của chính doanh nghiệp đó. Nhưng đa dạng và thường xuyên nhất vẫn là thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp. Đối với một công ty sản xuất và thương mại thì các quan hệ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp gắn liền với mối quan hệ của doanh nghiệp trong quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Vì đây là hai mối quan hệ chính trong việc kinh doanh nên việc thanh toán sẽ diễn ra thường xuyên và đa dạng về phương thức cũng như hình thức thanh toán. Việc thanh toán liên quan trực tiếp đến các khoản mục vốn bằng tiền, khoản phải thu, khoản phải trả, nên có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dù công ty vừa thành lập hay đã lâu năm thì việc thay đổi khách hàng và nhà cung cấp là không tránh khỏi, việc này gây trở ngại trong việc thu cũng như chi trả, yêu cầu kế toán thanh toán cần nắm rõ về khách hàng và nhà cung cấp để xử lý tốt. Qua thời gian tìm hiểu về mặt lý luận tại trường và nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái, tác giả đã nhìn nhận ra tầm quan trọng của công tác kế toán phải thu của khách hàng và phải trả cho người bán nên đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái” làm đề tài khóa luận của mình.  Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán phải thu của khách hàng và kế toán phải trả cho người bán. Trang 1
  12. - Tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả hoạt động, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung và công tác kế toán công nợ nói riêng. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.  Phương pháp thực hiện đề tài: - Phương pháp thu thập và xử lý số liệụ: Thu thập các tài liệu liên quan tại công ty như: chứng từ, các báo cáo, sau đó chọn lọc, xử lý phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Quan sát thực tế tại phòng kế toán, đặt câu hỏi trực tiếp với nhân viên kế toán tại phòng để tìm hiểu tình hình thực tế tại đơn vị, thu thập thông tin và dữ liệu có liên quan như: trình tự luân chuyển chứng từ, quy trình ghi sổ, phương pháp hạch toán, - Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo các báo cáo, luận văn, sách tham khảo về kế toán tài chính. - Phương pháp so sánh, phân tích: Dựa vào những số liệu đã được thống kê để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó nêu lên được ưu, nhược điểm nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.  Phạm vi của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: Kế toán công nợ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái. - Phạm vi nghiên cứu: Khoản phải thu của khách hàng và phải trả cho người bán của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái. - Không gian nghiên cứu: Phòng kế toán Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái. - Thời gian nghiên cứu: + Số liệu để ví dụ minh họa lấy ở tháng 10/2016 + Số liệu để phân tích đánh giá tình hình khoản phải thu phải trả là năm 2015 và năm 2016  Điểm mới của đề tài: Từ cơ sở của bài báo cáo thực tập, trong khóa luận này tác giả đã bổ sung thêm chương 2 cơ sở lý luận về kế toán công nợ, phát triển thêm phần đánh giá Trang 2
  13. chung về kế toán phải thu và phải trả. Ngoài ra, tác giả còn đi sâu phần nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty.  Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái. - Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ. - Chương 3: Thực trạng kế toán công nợ tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái. - Chương 4: Nhận xét và kiến nghị. Trang 3
  14. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CÁT THÁI 1.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.1.1. Giới thiệu chung - Tên công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CÁT THÁI. - Tên công ty viết tắt : CATHAICO.LTD. - Tên tiếng anh : CATTHAI PLASTIC COMPANY. - Người đại diện: Tổng Giám đốc Lê Tuấn Anh. - Trụ sở chính: 443/11 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM. - Địa chỉ giao dịch : 55 Ích Thạnh, Phường Trường Thạnh, Quận 9, Tp.HCM. - Mã số thuế : 03011758647. - Điện thoại: 08.37302106. - Fax: 08.37302103. - Website: http:/www.patc.com.vn/ - Logo của công ty: Hình 1.1: Logo công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái (Nguồn: Website Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái) Trang 4
  15. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Cùng với sự phát triển hội nhập kinh tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến của doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn như Samsung, Bosch liên tục tăng vốn đầu tư sản xuất vào Việt Nam nhưng việc lọt vào chuỗi cung ứng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp nội địa vẫn chưa có lời giải. Tuy vậy, câu chuyện về một doanh nghiệp Việt Nam sớm trở thành một trong các đối tác cung ứng mạnh cho các doanh nghiệp lớn như Colgate - Palmolive, Sanyo, Konica Minolta, Schneider Electric thậm chí nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và xuất ngược lại thị trường này khiến nhiều người phải trầm trồ. Đó là câu chuyện về doanh nghiệp Cát Thái. Vào năm 1999, với độ tuổi 29, ông Lê Tuấn Anh đã dám nghĩ dám làm quyết tâm từ bỏ việc làm ở Colgate để lập công ty riêng cho chính mình. Câu chuyện khởi nghiệp của ông Tuấn Anh, người sáng lập công ty Cát Thái xuất phát từ nhu cầu tìm đối tác nội địa sản xuất nắp nhựa ống kem và bàn chải đánh răng thay thế cho hàng nhập khẩu. Thế nhưng việc tìm đối tác không phải là điều dễ làm, ông Tuấn Anh sau 3 lần đưa hợp đồng tới các doanh nghiệp trong nước đều bị từ chối. Trước sự từ chối như vậy ông càng quyết tâm khởi nghiệp, thuê máy trả tiền góp hàng tháng, phía Colgate cung cấp nguyên liệu và trợ giúp kỹ thuật từ đó Cát Thái bắt đầu tiến sâu vào ngành công nghiệp hỗ trợ. Khi nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao và các công ty lớn nhỏ dần xuất hiện. Nhận thấy điều đó, ông Lê Tuấn Anh cùng với bà Nguyễn Thị Mai Hương đã quyết định mở rộng cơ sở thành công ty TNHH và được sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép số 072249 ngày 17/07/1999 với tên gọi là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái. Vốn điều lệ thời gian đầu mới thành lập là 1 tỷ đồng. Tháng 3/2004, vốn điều lệ tăng gấp 3 lần so với ban đầu là 3 tỷ đồng đến nay 2009 là 9 tỷ đồng và cho đến hiện tại là hơn 60 tỷ đồng. Diện tích trước nay 2006 là 2.400 m2 và đến nay diện tích đất toàn bộ là 60.000 m2. Sau 16 năm, từ một đơn vị nhỏ sản xuất nắp ống kem đánh răng, Cát Thái hiện trở thành nhà cung cấp các linh kiện nhựa trong máy in chuyên nghiệp của Konica Trang 5
  16. Minolta, máy giặt và tủ lạnh Sanyo, tai nghe của Foster, mascara của Shiseido, thiết bị điện Schneider Electric. Thông tin từ tạp chí Forbes, trong nhiều năm Cát Thái là công ty Việt hiếm hoi không chỉ cung cấp sản phẩm do doanh nghiệp ngoại tại Việt Nam mà còn tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn tại các cứ điểm sản xuất của họ tại nước ngoài. Hiện nay, tỷ trọng khách hàng Nhật Bản của Cát Thái chiếm 70%, 30% còn lại là các doanh nghiệp châu Âu, Mỹ. Konica Minolta là một trong những khách hàng lớn nhất. Năm 2008, Cát Thái giành được hợp đồng cung ứng linh kiện chế tạo vỏ máy ảnh rồi máy in chuyên nghiệp của hãng này. Loại máy in này có giá bán khá cao và được tiêu thụ chủ yếu ở châu Âu và Mỹ. Năm 2013, Cát Thái được chứng nhận là một trong 9 nhà cung cấp tốt nhất trong tổng số 900 nhà cung cấp của Konica Minolta. Làm việc với Konica Minolta giúp Cát Thái không chỉ hoàn thiện về kỹ thuật mà còn cải tiến quy trình sản xuất, hệ thống chất lượng, chính sách nhân sự và trách nhiệm xã hội cũng như tạo dựng uy tín với giới doanh nghiệp Nhật. Ngoài Konica Minolta, Cát Thái hiện còn cung ứng linh kiện nhựa bên trong ống kính máy ảnh cho công ty Muto, Nhật Bản. Đây vốn là những sản phẩm có kích thước nhỏ, độ khó cao về mặt công nghệ và kỹ thuật. Ngoài việc là đối tác tham gia sản xuất linh kiện, Cát Thái là trường hợp khá hiếm trong các công ty Việt Nam nhập nguyên liệu tại Trung Quốc, sản xuất tại Việt Nam và xuất ngược lại nhà máy tại Trung Quốc, thắng Trung Quốc trên chính sân nhà của họ. Bên cạnh đó, trình độ hệ thống như ISO 9001: 2008 và ISO 14001: 2004, Cát Thái đã đạt được chứng nhận trách nhiệm xã hội của ICTI và ISO 26000. Ngoài ra, với việc lắp đặt máy thứ 150 và sự hỗ trợ của công nghệ tự động hóa như cánh tay robot hoàn toàn tự động được trang bị cho mỗi máy tính duy nhất và hệ thống giám Trang 6
  17. sát máy, Cát Thái bây giờ tự tin về khả năng của mình và đồng thời làm cho doanh nghiệp của mình đặc biệt và chuyên nghiệp hơn. 1.2. NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG 1.2.1. Nhiệm vụ - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam về giấy phép kinh doanh, bảo hiểm, nộp thuế , tuân thủ các quy định về việc khai trung thực và nộp đủ các khoản thuế theo quy định pháp luật về thuế. - Giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo đảm vệ sinh môi trường, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tiên tiến chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên. - Đồng thời luôn quan tâm đời sống vật chất của công nhân viên để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. 1.2.2. Chức năng hoạt động Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Thái là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất linh kiện nhựa kỹ thuật cao cấp, gia công khuôn và chi tiết máy. Công ty luôn chú trọng đến các công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường, đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm với hệ thống máy móc và đội ngũ nhân viên lành nghề giàu kinh nghiệm. Công ty luôn hướng đến yêu cầu của khách hàng nhằm thỏa mãn kỳ vọng của họ một cách tốt nhất, thời gian nhanh nhất với giá cả hợp lý, không ngừng học hỏi và tìm kiếm những giải pháp tốt hơn. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Trang 7
  18. TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI PHÒNG IT KINH CHÍNH – NHÀ MÁY DOANH - SALE KẾ TOÁN NHÀ P. P. MÁY P. P. NHÀ DỰ ÁN CÁT P. KINH P. QUẢN MÁY TỔNG KẾ TÀI VÀ THÁI 3 DOANH TRỊ HỆ CÁT KHO SALE TOÁN CHÍNH ỨNG VÀ THỐNG THÁI 2 DỤNG LẮP ĐẶT P. SẢN P. QA XUẤT QC Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý (Nguồn: Phòng Nhân sự) 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban  Giám đốc - Tổ chức thực hiện các quyết định của chủ tịch hội đồng thành viên. - Quyết định tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. - Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Trang 8
  19. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên. - Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên công ty. - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức của công ty. - Trình bày báo cáo quyết toán tài chính lên hội đồng thành viên của công ty. - Kiến nghị sử dụng phương án lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.  Phòng kinh doanh - Hoạch định kế hoạch sản xuất sản phẩm cũng như lập kế hoạch nhập xuất sản phẩm. - Thu thập xử lý thông tin nhằm tham mưu cho Ban Giám Đốc về chính sách chiến lược kinh doanh.  Phòng kế toán - Giúp Ban Giám Đốc thực hiện các công tác kế toán tài chính. - Lập kế hoạch tài chính, định mức vốn lưu động cần thiết đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, đôn đốc thu hồi các khoản công nợ, ghi sổ sách chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh  Phòng QC (Kiểm tra chất lượng) - Kiểm tra chất lượng hàng hóa sản xuất theo tiêu chuẩn đã quy định sẵn cho từng mặt hàng nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa cung cấp cho khách hàng là tốt nhất.  Phòng QA - Đề xuất đưa ra quy trình phát triển sản phẩm. - Đưa ra những tài liệu biểu mẫu hướng dẫn để đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Kiểm tra, nhắc nhở việc thực thi quy trình.  Tổng kho - Xuất, nhập vật tư đúng chủng loại, đủ số lượng, kịp thời gian, hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh của các đơn vị theo quy định xuất nhập vật tư hàng hoá hiện hành . Trang 9
  20. - Bảo quản hàng hoá trong kho, không để mất, thất lạc, hư hỏng hàng hoá theo quy định bảo quản, chất xếp hàng hoá trong kho . - Thực hiện kiểm kê hàng hóa của công ty theo kế hoạch định kỳ hàng năm. - Kiểm tra định kỳ báo cáo hàng tồn đọng chậm luân chuyển.  Phòng Sale - Thực hiện triển khai bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu Ban Giám đốc đưa ra. - Lập kế hoạch đặt hàng sản xuất. 1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 1.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán (Nguồn: Phòng Kế toán) 1.4.2. Chức năng nhiệm vụ từng phần hành  Kế toán trưởng Trang 10
  21. Phụ trách tham mưu cho Giám đốc, Phó Giám đốc, chỉ đạo công tác kế toán, tiếp cận và triển khai các quy định cho kế toán công ty theo đúng điều lệ cơ bản của nhà nước, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế.  Kế toán tổng hợp Thu thập chứng từ kế toán tổng hợp, ghi sổ cái, tính giá thành sản phẩm, tổng hợp báo cáo kế toán, quyết toán kịp thời các số liệu, lên bảng tổng hợp cân đối phát sinh.  Kế toán công nợ phải thu, phải trả Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công nợ công ty và liên hệ công nợ với nhà cung cấp, khách hàng. Lên danh sách công nợ và lập sổ theo dõi công nợ của từng khách hàng.  Kế toán ngân hàng Theo dõi tiền gửi ngân hàng, thiết lập các mối quan hệ với ngân hàng, ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày liên quan đến ngân hàng, thanh toán, đề nghị thanh toán các khoản nợ đến hạn, tiến hành các thủ tục vay  Thủ quỹ Thu chi theo đề nghị đã được kí duyệt từ Ban Giám Đốc cản khoản phải trả như tạm ứng, phải trả người bán, phải trả lương công nhân viên, thu tạm ứng còn thừa Bảo vệ tài sản của công ty. Lập sổ quỹ tiền mặt hàng ngày theo quy định của pháp luật nhà nước. Chịu trách nhiệm với ban giám đốc công ty về sự chênh lệch quỹ thực hiện so với sổ sách kế toán.  Kế toán kho Chịu trách nhiệm với số vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định và hàng hóa do mình quản lý. Kiểm tra số lượng, chủng loại hàng hóa nhập Trang 11
  22. S K L 0 0 2 1 5 4