Khóa luận Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần Quạt Việt Nam (Asiavina) (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần Quạt Việt Nam (Asiavina) (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_cong_tac_lap_ke_hoach_san_xuat_tai_cong_ty_co_phan.pdf
Nội dung text: Khóa luận Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần Quạt Việt Nam (Asiavina) (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẠT VIỆT NAM (ASIAVINA) GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN SVTH: TRẦN NGUYỄN THANH TUYÊN S KL 0 0 4 4 2 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẠT VIỆT NAM (ASIAVINA) (tại nhà máy của Công ty CP Quạt Việt Nam – khu công nghiệp Mỹ Phước 1) Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân Sinh viên thực hiện : Trần Nguyễn Thanh Tuyền Lớp : 121241A Khoá : 2012 Hệ : Đại học chính quy TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2016
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng . năm 2016 Giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân ii
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN TP. Hồ Chí Minh, ngày . tháng . năm 2016 Giảng viên phản biện iii
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TP. Hồ Chí Minh, ngày . tháng . năm 2016 iv
- LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Các Thầy Cô luôn có nhiệt huyết trong giảng dạy, cũng như sự tận tình giúp đỡ các sinh viên trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo – ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân, là giảng viên hướng dẫn, đã nhiệt tình quan tâm định hướng đề tài, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Bên cạnh đó, em gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty Cổ Phần Quạt Việt Nam (Asiavina) đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực hành các kiến thức đã học và học hỏi tại doanh nghiệp cũng như giúp đỡ và cung cấp tư liệu để em thực hiện đề tài này. Cùng các anh chị Phòng Sản Xuất đã cho em cơ hội được tìm hiểu về doanh nghiệp và cho em một môi trường để rèn luyện và học tập kinh nghiệm cho riêng mình. Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Thanh Phương, cấp trên trực tiếp đã hỗ trợ em trong suốt thời gian thực hiện báo cáo khóa luận vừa qua. Cuối cùng, em xin chúc Quý Công ty, các Anh Chị và Thầy Cô có nhiều sức khỏe, luôn thành công trên mọi lĩnh vực. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện TRẦN NGUYỄN THANH TUYỀN v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 1 BD Bình Dương 2 CSL Customer service level 3 KHSX Kế hoạch sản xuất 4 KVT Kho Vật Tư 5 LSX Lệnh sản xuất 6 PKH Phòng Kế Hoạch 7 PNK Phiếu nhập khẩu 8 PXK Phiếu xuất kho 9 VL Vĩnh Lộc 10 WO Work Order vi
- DANH SÁCH BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 35 Bàng 3.1: Bảng thống kê nguồn nhân lực của công ty 45 vii
- DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Quy trình lập KHSX 7 Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức khối công nghiệp 28 Biểu đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức nhà máy BD 29 Biểu đồ 3.1: Quy trình sản xuất cơ bản của quạt A16001 39 Biểu đồ 3.2: Quy trình sản xuất cơ bản của quạt D18001 39 Biểu đồ 3.3: Thị phần các loại quạt máy tại TP.HCM 43 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ nguồn lực của công ty 46 Biểu đồ 3.5: Quy trình lập KHSX của công ty 50 Biểu đồ 3.4: Lưu đồ cung ứng vật tư 53 Biểu đồ 3.4: Quy trình thực hiện KHSX 56 ix
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Logo của Công ty Cổ Phần Quạt Việt Nam (Asiavina) 25 Hình 2.2: Các loại quạt của công ty 33 Hình 3.1: Quy trình sản xuất quạt A16001 chi tiết 40 Hình 3.2: Bảng theo dõi đơn hàng 52 Hình 3.3: Bàng nguyên vật liệu chi tiết 52 Hình 3.4: Bảng phân công số lượng công nhân đứng máy 54 Hình 3.5: Bảng KHSX trên mỗi máy 55 Hình 3.6: Tạo lệnh trên ERP 57 Hình 3.7: Cập nhật lệnh trên ERP 58 Hình 3.8: Bắt đầu lệnh trên ERP 58 Hình 3.9: Bảng theo dõi KHSX qua các máy 60 Hình 3.10: Bảng theo dõi tiến độ thực hiện qua các ngày 61 ix
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do hình thành đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 7. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò lập kế hoạch sản xuất 4 1.1.1 Khái niệm lập kế hoạch 4 1.1.2 Khái niệm lập kế hoạch sản xuất 4 1.1.3 Phân loại kế hoạch sản xuất 5 1.1.3.1 Theo thời gian thực hiện kế hoạch 5 1.1.3.2 Theo mức cụ thể 5 1.1.4 Vai trò lập kế hoạch sản xuất 6 1.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất 7 1.2.1 Nghiên cứu và dự báo 8 1.2.2 Thiết lập các mục tiêu 8 1.2.3 Phát triển các tiền đề 9 1.2.4 Xây dựng các phương án. 9 1.2.5 Lên kế hoạch sản xuất 9 1.2.6 Dự toán chi phí 10 1.2.7 Thiết kế quy trình 10 1.2.8 Đánh giá 10 1.2.9 Lựa chọn phương án và ra quyết định 10 ix
- 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch sản xuất 11 1.3.1 Nhân tố khách quan 11 1.3.2 Nhân tố chủ quan 12 1.4 Nội dung, yêu cầu, các căn cứ, phương pháp lập kế hoạch sản xuất 13 1.4.1 Nội dung 13 1.4.2 Yêu cầu của lập kế hoạch sản xuất 14 1.4.3 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất 15 1.4.4 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất 17 1.4.4.1 Phương pháp cân đối 17 1.4.4.2 Phương pháp lợi thế Công ty 21 1.4.4.3 Phương pháp phân tích chu kỳ sản phẩm 22 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN QUẠT VIỆT NAM (ASIAVINA) 24 2.1 Tổng quan về công ty 24 2.1.1 Giới thiệu chung 24 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 26 2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 27 2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 27 2.2.2 Chức năng của các phòng ban 29 2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 31 2.3.1 Một số sản phẩm của công ty 31 2.3.2 Thị trường của công ty 32 2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ, phương châm hoạt động 33 2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây 34 2.4 Phương hướng phát triển trong tương lai 35 2.4.1 Phát triển hệ thống 35 2.4.2 Nhà cung cấp 36 2.4.3 Các dự án đầu tư 36 ix
- CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẠT VIỆT NAM (ASIAVINA) 37 3.1 Quy trình sản xuất quạt tại công ty 37 3.1.1 Nguyên liệu đầu vào 37 3.1.2 Công nghệ sử dụng 37 3.1.3 Các công đoạn thực hiện quy trình sản xuất 37 3.2 Căn cứ để lập kế hoạch 40 3.2.1 Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao 40 3.2.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường 40 3.2.2.1 Mức độ tăng trưởng của thị trường quạt 41 3.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh 42 3.2.2.3 Nhu cầu của khách hàng 42 3.2.3 Căn cứ vào năng lực hiện có của công ty 43 3.2.4 Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước 46 3.3 Công tác lập kế hoạch sản xuất 49 3.3.1 Mô tả quy trình lập KHSX của công ty 49 3.3.2 Diễn giải công tác lập kế hoạch 50 3.3.2.1 Dự báo tiêu thụ 50 3.3.2.2 Hoạch định tồn kho 50 3.3.2.3 Phát hành nhu cầu 50 3.3.2.4 Lập kế hoạch sản xuất 50 2.3.2.5 Tổ chức sản xuất 59 3.3.2.6 Nhập kho thành phẩm 59 3.4 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty 60 3.4.1 Tiến độ thực hiện của việc lập kế hoạch sản xuất 60 3.4.2 Nhận xét 60 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 61 ix
- 4.1 Nhận xét về việc lập kế hoạch sản xuất tại Công ty 61 4.1.1 Ưu điểm: 61 4.1.2 Nhược điểm 63 4.2 Đề xuất những giải pháp giải quyết những hạn chế trong việc lập kế hoạch sản xuất tại công ty 64 4.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyển dụng 64 4.2.2 Tăng cường năng lực cho cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân 64 4.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch 65 4.2.4 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và thu thập xử lí thông tin 66 4.2.5 Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, các đơn vị xí nghiệp trong Công ty 68 4.2.6 Chấn chỉnh lại hoạt động của các phòng ban 69 4.2.7 Nâng cao chất lượng của công tác đánh giá các phương án kế hoạch 69 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO A PHỤ LỤC 1 B PHỤ LỤC 2 E ix
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Nền kinh tế nước ta trong thời kì mở cửa hội nhập với kinh tế toàn cầu, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn giữa các quốc gia cũng như các tổ chức kinh tế với nhau. Ngoài ra, cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi Công ty phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bằng cách cải tiến giá cả sản phẩm, công nghệ và chất lượng của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Lập kế hoạch sản xuất là một khâu rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Những kế hoạch này thường được lập với mục đích là tối ưu hóa các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp trên cơ sở thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường về các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Để lập kế hoạch sản xuất phải trải qua rất nhiều công đoạn từ việc tiếp nhận thông tin, hoạch định nguồn lực đến việc lập kế hoạch. Tất cả những công việc này chúng cần được xem xét và tính toán kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định. Sự có mặt của kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách tối ưu nhất, đảm bảo hệ thống sản xuất hoạt động ổn định lâu dài. Trong quá trình thực tập ở Công ty, nhận thấy được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch sản xuất trong việc xác định cơ hội và thách thức của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nên tôi đã chọn đề tài “Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần Quạt Việt Nam (Asiavina)”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nắm bắt quy trình công nghệ sản xuất quạt - Tìm hiểu công tác lập KHSX tại Công ty - Đề xuất một số giải pháp xây dựng công tác lập KHSX tại Côngty. 1
- 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần Quạt Việt Nam tại nhà máy – khu công nghiệp Mỹ Phước 1, tỉnh Bình Dương. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Tại nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần Quạt Việt Nam (Asiavina) – khu công nghiệp Mỹ Phước 1, tỉnh Bình Dương. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến 2014 5. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng: + Phương pháp thống kê mô tả: tìm hiểu và thu nhập thông tin liên quan đến quy trình sản xuất và thực trạng của công tác lập kế hoạch; thống kê, tổng hợp để thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến các thông số kỹ thuật trong sản xuất và lập KHSX. + Phương pháp nghiên cứu định tính: thông qua phương pháp phỏng vấn để biết các thông tin và kinh nghiệm hữu ích từ các chuyên gia. - Thu thập dữ liệu + Dữ liệu thứ cấp: • Quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu. • Các báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính năm 2012-2015. + Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu từ việc phỏng vấn trực tiếp nhân viên, quản lý và những người có liên quan trong công ty. - Xử lý và phân tích dữ liệu (bằng phần mềm Microsoft Excel, ) được diễn giải thông qua biểu đồ và lược đồ. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài có thể áp dụng tại nhà máy của Công ty giúp Công ty sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách tối ưu nhất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo hệ thống sản xuất hoạt động trơn tru và quản lý tốt các nguồn lực. 2
- 7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Quạt Việt Nam (Asiavina). Chương 3: Thực trạng lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần Quạt Việt Nam (Asiavina). Chương 4: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty. 3
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò lập kế hoạch sản xuất 1.1.1 Khái niệm lập kế hoạch Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lập kế hoạch nhưng tất cả đều hướng về bản chất của chức năng này. Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Như vậy công tác lập kế hoạch giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản: thứ nhất là xác định, xây dựng mục tiêu mà tổ chức hướng đến và cần đạt được, thứ hai tìm ra phương thức để đạt được mục tiêu với kết quả cao nhất. Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tổ chức phát triển đúng theo con đường đã chọn. Nói một cách khác để dễ hiểu thì kế hoạch là việc chúng ta xác định xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào và ai sẽ là người thực hiện công việc đó. 1.1.2 Khái niệm lập kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của hoạt động sản xuất, kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng những yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hay nhiều sản phẩm đã định. Kế hoạch sản xuất là kế hoạch về các công việc sẽ thực hiện trong thời kỳ kế hoạch trên cơ sở nhận thức nguồn lực hiện có và dự tính sẽ có trong thời kỳ kế hoạch của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất cân đối giữa nhu cầu và khả năng có thể của doanh nghiệp, từ đó lên kế hoạch cho các công việc sẽ thực hiện. 4
- Kế hoạch sản xuất cũng vạch ra các biện pháp để huy động các nguồn lực thực hiện các công việc đặt ra. (Nguồn: Lý thuyết quản trị kinh doanh – TS Nguyễn Thị Hồng Thúy – Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học kỹ thuật) 1.1.3 Phân loại kế hoạch sản xuất 1.1.3.1 Theo thời gian thực hiện kế hoạch Kế hoạch dài hạn: Nhằm xác định một định hướng cho sự phát triển sản xuất và kinh doanh mà doanh nghiệp cần theo đuổi trong một khoảng thời gian tương đối dài từ 3 – 5 năm trở lên, thường được xây dựng cho nhóm sản phẩm, họ sản phẩm. Khoảng thời gian dự báo ngắn hạn là thường dưới 1 năm. Kế hoạch trung hạn: là một quyết định có tính chiến thuật nhằm điều tiết trung hạn quá trình sản xuất, là cầu nối giữa các quyết định chiến lược có tính chất dài hạn và các quyết định có tính chất ngắn hạn. Kế hoạch trung hạn đề cập đến việc quyết định về khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất trong trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Khoảng thời gian dự báo trung hạn là từ 3 tháng đến 3 năm. Kế hoạch ngắn hạn: thường được xây dựng cho thời gian ngắn hạn (kế hoạch ngày, tuần, tháng, ) là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc cho từng người, từng máy và sắp xếp các thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. 1.1.3.2 Theo mức cụ thể Kế hoạch cụ thể: là những kế hoạch mà mục tiêu đã được xác định rất rõ ràng, không có sự mập mờ và hiểu nhầm trong loại kế hoạch này. Kế hoạch định hướng: là kế hoạch đưa ra những hướng chỉ đạo chung và có tính linh hoạt. Khi môi trường có độ bất ổn định cao, khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn hình thành và suy thoái trong chu kỳ kinh doanh của nó thì kế hoạch định hướng hay được sử dụng hơn kế hoạch cụ thể. 5
- 1.1.4 Vai trò lập kế hoạch sản xuất Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trong những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà Nước. Còn trong phạm vi một doanh nghiệp thì lập kế hoạch là chức năng quan trọng của quá trình quản lí và là cơ sở để thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra. Các nhà quản lí cần phải lập kế hoạch vì nó cho biết phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay trong cơ chế thị trường có thể thấy lập kế hoạch có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp. Bao gồm : - Cho biết được mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, giúp phối hợp các bộ phận trong Công ty lại với nhau, để cùng hướng mục tiêu đã đề ra. - Ứng phó kịp thời trước những thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp. - Làm giảm được sự chồng chéo và lãng phí về nguồn lực của doanh nghiệp. Một khi kế hoạch được đề ra thì mục tiêu đã được xác định và các phương án tốt nhất cũng đã được chọn, các nhà quản lí phải biết cách phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. - Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. Nếu doanh nghiệp không xác định được mục tiêu mình cần đạt tới thì sẽ không có những biện pháp kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. 6
- 1.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất Biểu đồ 1.1: Quy trình lập kế hoạch sản xuất Nghiên cứu và dự báo Thiết lập mục tiêu Phát triển các tiền đề Xây dựng các phương án Lên KHSX Lao động Máy móc, thiết bị Nguyên vật liệu Dự toán chi phí SX Thiết kế quy trình Đánh giá Lựa chọn phương án và quyết định (Nguồn: Khoa học quản lý – PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền) 7