Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp (Phần 1)

pdf 55 trang phuongnguyen 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thong_ke_doanh_nghiep_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp (Phần 1)

  1. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP I. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN ĐỐI VỚI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Thông tin thống kê luôn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định đối với mọi cấp quản lý. Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định đòi hỏi phải nắm được hiện tượng kinh tế - xã hội có liên quan một cách chuẩn xác. Những thông tin quan trọng nhất mà bất kỳ một nhà quản lý doanh nghiệp nào cũng phải nắm được bao gồm: 1.1. Thông tin xác định phương hướng sản xuất kinh doanh Trước khi xây dựng mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất doanh nghiệp hoặc thay đổi phương hướng sản xuất, kinh doanh người có quyền ra quyết định phải nắm được các thông tin về: - Quan hệ cung - cầu mặt hàng này ở trong và ngoài nước - Tình hình phát triển của các mặt hàng thay thế mặt hàng này - Giá cả các yếu tố đầu vào và giá tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường trong và ngoài nước. - Trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật đối với quá trình phát triển của mặt hàng này trong hiện tại và tương lai. 1.2. Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh Sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Mọi doanh nghiệp đều phải xuất hiện trên thương trường. Đây là điểm rất khác biệt với cơ chế quản lý kinh tế theo phương hướng quản lý kế hoạch hoá tập trung. Để chiến thắng trong cạnh tranh, một mặt đòi hỏi các doanh nghiệp vừa phải tổ chức thu nhập thông tin nội bộ doanh nghiệp vừa phải tổ chức các cuộc điều tra chuyên môn trên thị trường để có các thông tin về đối thủ cạnh tranh như điều tra thị hiếu, điều tra nhu cầu giá cả thích hợp, nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư 1.3. Thông tin phục vụ tối ưu hóa sản xuất Đây là thông tin có liên quan đến việc cung và sử dụng các yếu tố đầu vào như lao động, nguyên liệu, thiết bị máy móc Trong nền kinh tế thị trường thì “ đầu ra” do thị trường quyết định một cách khắt khe nhưng “ đầu vào” còn tuỳ thuộc một phần vào việc tìm kiếm nó trên thị trường của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc tìm kiếm các yếu tố này đã vượt ra ngoài phạm vi của Tổ bộ môn Kế toán 1 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  2. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp một vùng thậm chí của một quốc gia. Người ta có thể tìm thấy nó trên phạm vi toàn cầu hoá do xu hướng toàn cầu hoá. Do đó các doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin có liên quan đến sản xuất, giá cả các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm đầu tiên ra trên thị trường trong và ngoài nước để ra quyết định tối ưu. 1.4. Thông tin về kinh tế vĩ mô Những thông tin về kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng để các doanh nghiệp dự đoán xu thế phát triển trong tương lai gần và tương lai xa để doanh nghiệp tìm ra phương hướng, bước đi phù hợp với tình hình chung, tranh thủ thời cơ và khắc phục rủi ro trong hoạt động của mình. Đứng trên góc độ tổ chức, việc cung cấp thông tin từ bên ngoài gồm có: - Thông tin quản lý: Gồm những thông tin mới nhất về các quan điểm với các loại ý kiến mới nhất rút ra từ các hội thảo khoa học phục vụ cho việc ra quyết định: kinh nghiệm quản lý tiên tiến; những văn bản mới về pháp luật; các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. - Thông tin kinh tế: bao gồm những thông tin về giá cả, thị trường tài chính, thương mại - Thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, chọn và đánh giá công nghệ mà doanh nghiệp có thể nhập, giới thiệu và chuyển giao. - Thông tin nội bộ là thông tin về quá trình sản xuất , kinh doanh của bản thân doanh nghiệp phải tự tổ chức thu nhập lấy. 2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp Để có thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp người ta có thể thu nhập từ 2 nguồn thông tin: + Nguồn thông tin mà doanh nghiệp phải tự tổ chức thu nhập kịp thời. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong quá trình quản lý mà doanh nghiệp tự tổ chức - thu nhập thông tin. Nếu là thông tin trong phạm vi doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể tổ chức ghi chép ban đầu để có thông tin hoặc tự tổ chức điều tra thống kê (điều tra toàn bộ hoặc điều tra không toàn bộ). Thông tin ngoài phạm vi doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tổ chức điều tra thống kê hoặc mua lại thông tin của các cơ quan có liên quan. + Nguồn thông tin sẵn có. Đó là nguồn thông tin lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: rađiô, truyền hình, sách báo, thị trường chứng khoán, thông tin quảng cáo, hội Tổ bộ môn Kế toán 2 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  3. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp chợ Những thông tin này rất có ích khi hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Sản xuất xã hội phát triển không ngừng theo sự tiến triển của xã hội loài người. Sản xuất càng phát triển thì sự phân công lao động xã hội ngày càng cao, sự hợp tác và liên doanh trong sản xuất không chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh tế, các khu vực mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới. Thống kê doanh nghiệp ra đời và phát triển theo sự phát triển của quá trình sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong các chế độ phong kiến và chiếm hữu nô lệ, thống kê doanh nghiệp mới chỉ tiến hành hạch toán các chỉ tiêu hiện vật, rất đơn giản. Thống kê doanh nghiệp phát triển nhanh, phong phú cả về quy mô tổ chức, cũng như về phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trong nền kinh tế thị trường của các nước đã hoặc đang phát triển. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế theo cơ chế thị trường phát triển đa dạng; thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; quan tâm hạch toán cả hình thái hiện vật lẫn giá trị của sản xuất. Đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế - xã hội, diễn ra trong quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân, trong thời gian và điạ điểm cụ thể. Đặc trưng cơ bản của thống kê kinh tế là nghiên cứu mặt lượng. Song mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng kinh tế không thể tách rời nhau. Muốn lượng hoá chính xác các phạm trù, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, cần phảI hiểu rõ bản chất và tính quy luật phát triển của chúng. Không hiểu được bản chất và tính quy luật phát triển của tiền lương, giá thành thì không thể hạch toán đúng tổng quỹ lương, tổng giá thành và chi phí sản xuất của từng lĩnh vực và toàn nền kinh tế. Đáng chú ý là, thống kê doanh nghiệp phải nghiên cứu số lớn các hiện tượng để loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên; nhằm vạch rõ bản chất, tính quy luật của các phạm trù, các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Thống kê doanh nghiệp phải khẳng định: các tế bào kinh tế vừa là đối tượng phục vụ, vừa là phạm vi nghiên cứu cụ thể của mình. Do vậy, các tài liệu thu nhập được phải chứa đựng nội dung kinh tế - tài chính thông qua kết quả hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp theo thời gian và không gian và phải gắn liền với đơn vị tính toàn phù hợp. Tuỳ theo phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu, thống kê được chia ra nhiều bộ phận: thống kê - kinh tế vĩ mô và vi mô. Các bộ phận này có liên quan chặt chẽ Tổ bộ môn Kế toán 3 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  4. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp với nhau, thúc đẩy và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ở tầm vĩ mô, thống kê doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu và thiết lập một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh phản ánh đầy đủ các nguồn lực của nền kinh tế, hoạt động của thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh trong các ngành sản xuất, hiệu quả sản xuất xã hội, hu nhập và đời sống dân cư Mỗi nhóm chỉ tiêu phản ánh từng mặt của quá trình sản xuất. Nhóm chỉ tiêu hoạt động thị trường phản ánh nhu cầu của thị trường và khả năng cung cấp các nguồn lực của nó; Tình hình về giá cả, khả năng liên doanh - iên kết trong nền kinh tế, các loại hình liên kết Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Giá trị tăng thêm (VA) theo ngành, theo khu vực thể chế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 1. Cơ sở phương pháp luận của môn học Cơ sở phương pháp luận của môn học là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thống kê luôn biểu hiện mặt lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội, thông qua mặt lượng để nói lên mặt chất. Thống kê doanh nghiệp lấy chủ nghĩa duy vật làm cơ sở phương pháp luận, điều đó được thể hiện trên các phương diện: - Phương pháp xem xét và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái động - Xem xét trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả - Xây dựng các phương pháp đo lường, các công thức tính toán mang tính hệ thống, lôgíc 2. Cơ sở lý luận của môn học Cơ sở lý luận của môn học là các học thuyết kinh tế học của chủ nghĩa Mác và kinh tế học thị trường. Các môn khoa học này trang bị cho các nhà thống kê hiểu nội dung kinh tế của các chỉ tiêu thống kê một cách sâu sắc. Từ đó phân biệt một cách rõ ràng hơn sự khác biệt về nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh Thống kê là công cụ phục vụ cho công tác quản lý. Vì thế phải dựa vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở lý luận. IV. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạng; trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc thực hiện công tác thống kê của doanh nghiệp đòi hỏi cũng có nhiều đổi mới. Một mặt, thống kê doanh nghiệp thu nhập các thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, DN phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo Luật thống kê liên quan đến nhiều ngành kinh tế - xã hội quốc dân. Vì thế, Tổ bộ môn Kế toán 4 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  5. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Tổng cục thống kê ban hành chế độ báo cáo chung cho các doanh nghiệp, nhiệm vụ của thống kê DN có thể tóm lược như sau: 1. Thu thập các thông tin liên quan đến các yếu tố đầu vào của DN; biến động lượng cung, giá cả, diễn biến của các thị trường đầu vào ở trong và ngoài nước. 2. Thu thập các thông tin thống kê phản ánh tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất DN. Trên cơ sở này DN chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, dự trữ để đảm bảo sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao. 3. Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát hiện nhu cầu thị trường để có chủ trương sản xuất đối với từng mặt hàng. Thu thập thông tin liên quan đến chi phí sản xuất, giá thành, giá cả, mẫu mã, chất lượng hàng hoá của DN. 4. Cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh của DN trong thời gian tới. 5. Phân tích các thông tin đã thu thập được làm cơ sở cho việc lựa chọn giải pháp nhằm củng cố và phát triển sản xuất, kinh doanh của DN đạt hiệu quả kinh tế cao. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN trong hiện tại và tương lai. Căn cứ vào các thông tin đã được xử lý, thống kê tiến hành dự báo nhu cầu và khả năng phát triển của DN để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. 6. Thường xuyên lập báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của địa phương, ngành chủ quản, ngân hàng, thống kê CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I 1. Trình bày vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp? 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp? 3. Phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp? 4. Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp? Tổ bộ môn Kế toán 5 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  6. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp CHƯƠNG II THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản xuất là hoạt động của con người để tạo ra những sản phẩm hữu ích ( sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội - tiêu dùng cho sản xuất, cho đời sống, cho tích luỹ và cho xuất khẩu. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu. Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận kinh doanh. Phân biệt hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc với hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị là điều kiện cần thiết để bảo đảm độ chính xác của các thông tin thống kê. Giống nhau: đó là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước của người sản xuất. Khác nhau: SẢN XUẤT TỰ CẤP, TỰ TÚC SẢN XUẤT KINH DOANH - Mục đích: sản xuất thoả mãn nhu - Thu lợi nhuận tối đa là mục đích cuối cầu của người sản xuất cùng - Quy mô sản xuất nhỏ - Quy mô sản xuất tuỳ thuộc vào nhu - Không cần so sánh về chất lượng, cầu của thị trường và năng lực sản xuất mẫu mã, hình thức của doanh nghiệp - Không cần phải được xã hội thừa - Luôn quan tâm đến so sánh chất nhận lượng, mẫu mã với các doanh nghiệp khác - Không cần phải hạch toán kinh tế - Phải được xã hội thừa nhận - Không cần quan tâm đến thông tin giá cả thị trường - Luôn tiến hành hạch toán kinh tế - Luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị trường. Tổ bộ môn Kế toán 6 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  7. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. Khái niệm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thoả mãn các yêu cầu: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do lao động sản xuất của doanh nghiệp làm ra, có đủ tiêu chuẩn chất lượng pháp lý, theo yêu cầu sử dụng và hưởng thụ đương thời. - Đáp ứng được một yêu cầu tiêu dùng cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng. Do vậy sản phẩm của hoạt động phải có giá trị sử dụng. Mức độ giá trị sử dụng của sản phẩm luôn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không vượt quá lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp và người tiêu dùng chấp nhận được. + Lợi ích của doanh nghiệp thể hiện chi phí nâng cao chất lượng sản phẩn không vượt quá giá thành kinh doanh của sản phẩm trên thị trường. + Lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và tiết kiệm trong quá trình sử dụng sản phẩm. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội. 3. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thành phẩm: Là sản phẩm đã trải qua toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệp đề ra, đã được tiến hành kiểm tra chất lượng và đã hoặc đang làm thủ tục nhập kho (trừ một số loại sản phẩm có quy định riêng, không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm và không phải làm thủ tục nhập kho: sản xuất điện năng, sản xuất nước sạch, nước đá) Theo quy định của tổng cục thống kê, không tính vào thành phẩm những sản phẩm sau: + Sản phẩm mua vào với mục đích bán ra mà không phải qua bất kỳ một chế biến gì thêm của doanh nghiệp. + Sản phẩm do đơn vị khác gia công chế biến khi chuyển về doanh nghiệp Tổ bộ môn Kế toán 7 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  8. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp không phải chế biến gì thêm. + Những sản phẩm chưa làm xong thủ tục nhập kho (đối với ngành công nghiệp). + Sản phẩm có khuyết tật không đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng chưa sửa chữa lại. - Bán thành phẩm: Là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu (một hoặc một vài phân xưởng) nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng. Bán thành phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng của các giai đoạn công nghệ đã qua chế biến có thể đem tiêu thụ được, trường hợp này được coi như sản phẩm hoàn thành. Bán thành phẩm có thể tiếp tục được chế biến ở các giai đoạn công nghệ tiếp theo để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh của doanh nghiệp. Bộ phận bán thành phẩm tiếp tục chế biến coi là sản phẩm chưa hoàn thành của doanh nghiệp. - Tại chế phẩm: là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang được chế biến ở một số khâu nào đó. Nó không đem đi tiêu thụ được. - Sản phẩm sản xuất dở dang: gồm toàn bộ giá bán thành phẩm, tại chế phẩm có tại thời điểm nghiên cứu. - Sản phẩm chính: là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất. - Sản phẩm phụ: là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất. - Sản phẩm song đôi: hai hoặc nhiều sản phẩm cùng thu được với sản phẩm chính trong một quy trình sản xuất. 4. Đơn vị biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm vật chất. Các đơn vị dùng để biểu hiện kết quả sản xuất của doanh nghiệp trên cơ sở thang đo định danh như: đơn vị hiện vật, hiện vật kép. - Đơn vị hiện vật, hiện vật kép đều bao hàm một lượng giá trị sử dụng của một sản phẩm. Lượng giá trị sử dụng này được đo bằng một đơn vị hiện vật thông thường như: mét, kg, lít, chiếc, cái và đơn vị hiện vật kép như kw/h; tấn/giờ. Mỗi đơn vị sản phẩm cho ta một khái niệm về sử dụng sản phẩm trong tiêu dùng. - Đơn vị giá trị: Để tính kết quả sản xuất theo đơn vị giá trị phải dựa trên cơ sở giá của các sản phẩm tính theo một đồng tiền của một Quốc gia cụ thể. Ví dụ đồng ngân hàng Việt Nam, đồng đô la Mỹ Tổ bộ môn Kế toán 8 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  9. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Tất cả các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc HTTKQG được phản ánh theo giá trị thông qua giá cả bao gồm 2 loại giá: Thứ nhất: Giá thực tế của năm báo cáo. Các chỉ tiêu được tính theo “giá cơ bản” được coi là giá xuất phát, sau đó cộng thêm các yếu tố để thành “giá cả của người sản xuất” và “giá sử dụng cuối cùng”. Giá Chi phí sản xuất (giá thành Lợi nhuận = + Cơ bản sản phẩm vật chất và dịch vụ thực hiện Giá Giá Thuế sản xuất và hàng = + hoá đã trừ phần trợ giúp Sản xuất Cơ bản nhà nước Giá sử dụng Giá Phí lưu thông, thương nghiệp = + Cuối cùng sản xuất và vận tải Đối với sản phẩm là dịch vụ về cơ bản chỉ tính theo giá cơ bản và giá sản xuất, giá sản xuất đồng thời cũng là giá sử dụng cuối cùng bởi vì hoạt động dịch vụ lúc sản xuất cũng là lúc tiêu dùng (không có phí lưu thông, thương nghiệp, vận tải). Thứ hai: Giá so sánh là giá trị của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá trị thực tế của năm báo cáo tính về giá thực tế của năm gốc. Mục đích nhằm nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian. 4.2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ. Để biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ người ta thường dùng loại đơn vị đo lường là hiện vật giá trị. Kết quả kinh doanh dịch vụ được tính theo số lần, số ca, số người được phục vụ. Những đơn vị hiện vật này chưa nói lên mức độ giá trị sử dụng của dịch vụ. Kết quả kinh doanh dịch vụ theo giá trị tương đối gắn sát với tính chất quan trọng của mỗi lần, mỗi ca phục vụ cụ thể mà dịch vụ đáp ứng. Vì không có giá nhất định nên khi tính bằng tiền phải tính theo giá hợp đồng kinh tế. Đối với kết quả kinh doanh của các ngành vận tải, bưu điện tính theo bảng giá công bố trong thời kỳ báo cáo 5. Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Phải là kết quả lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh Tổ bộ môn Kế toán 9 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  10. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp của mình những kết quả thuê bên ngoài làm như: vận tải, làm đất thuê ngoài. Những kết quả này do người làm thuê tính. Ngược lại doanh nghiệp được tính vào kết quả của mình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài. - Chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản, tự tiêu (điện, than dùng trong doanh nghiệp sản xuất điện, than); Sản phẩm chính, sản phẩm phụ nếu doanh nghiệp thu nhặt được (thóc, rơm ra trong nông nghiệp); sản phẩm kinh doanh tổng hợp của tất cả các công đoạn kinh doanh. - Tính cho các đơn vị thường trú tại Việt Nam. - Tính theo 2 loại giá: giá so sánh (giá cố định) và giá hiện hành - Không tính trùng giá trị luân chuyển nội bộ trong doanh nghiệp - Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợp tiêu chuẩn Việt Nam, sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận. II- HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH Để đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cần phải có một hệ thống chỉ tiêu thống kê, với số lượng các chỉ tiêu tối thiểu cần thiết, từng chỉ tiêu phải có nội dung, phạm vi, phương pháp tính toán và nguồn số liệu đảm bảo có độ tin cậy cao phục vụ cho công tác điều hành hoạt động kinh doanh ở tầm vi mô và công tác quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô trong từng thời kỳ. 1. Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm vật chất thường được biểu hiện bằng các đơn vị hiện vật như: cái, chiếc, mét. Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật chỉ dùng cho một loại sản phẩm có cùng quy cách. Đối với sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về quy cách sử dụng sản lượng tính theo đơn vị hiện vật quy ước. Chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm đổi từ lượng sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức độ, phẩm chát và qui cách được tính như sau: L­îng s¶n phÈm = L­îng SP hiÖn vËt x HÖ sè tÝnh dæi quy ­íc Qtt =  Qi x H Hệ số tính đổi (H) được xác định căn cứ vào tính chất biểu thị, giá trị sử dụng, lao động hao phí để sản xuất sản phẩm và được xác định theo công thức: §Æc tÝnh cña s¶n phÈm cÇn d­a vÒ quy ­íc H = §Æc tÝnh cña s¶n phÈm quy ­íc Tổ bộ môn Kế toán 10 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  11. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 2. Giá trị sản xuất (G.O - Gross Output)) Giá trị sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp - thường là tháng, quý, năm. Xét về mặt sản xuất doanh nghiệp là nền kinh tế quốc dân thu nhỏ. Do đó giá trị sản xuất của doanh nghiệp là tổng hợp giá trị sản xuất của các ngành sản xuất mà doanh nghiệp tiến hành. Theo nghị định số 75/CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 1993, ở Việt Nam người ta chia ra 20 ngành kinh tế cấp I, đó là: - Nông nghiệp và lâm nghiệp. - Thuỷ sản - Công nghiệp khai thác mỏ - Công nghiệp chế biến - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. - Xây dựng - Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ môtô, đồ dùng cá nhân, gia đình - Khách sạn và nhà hàng - Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc - Tài chính tín dụng - Hoạt động khoa học và công nghệ - Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn - Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng - Giáo dục và đào tạo - Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội - Hoạt động văn hoá và thể thao - Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội - Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân - Hoạt động các tổ chức và đoàn thể quốc tế. Trong tài liệu này chỉ trình bày chỉ tiêu giá trị sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp 2.1. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp 2.1.1. Nguyên tắc tính Tổ bộ môn Kế toán 11 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  12. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp + Tính cho các đơn vị là các doanh nghiệp công nghiệp thường trú trên lãnh thổ Việt Nam. + Tính toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ. +Giá trị sản xuất của doanh nghiệp và ngành công nghiệp được tính theo phương pháp công xưởng, nghĩa là tính kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất. Theo phương pháp này loại trừ tình trạng tính trùng trong nội bộ doanh nghiệp + Kết quả sản xuất của thời kỳ nào thì tính vào thời kỳ đó, không được đem kết quả sản xuất của thời kỳ này tính vào thời kỳ khác và ngược lại + Giá trị sản xuất được tính theo hai loại giá: giá thực tế và giá so sánh. - Giá thực tế là giá của người sản xuất bán thực tế trên thị trường và trên sổ sách hạch toán của thời kỳ báo cáo. - Giá so sánh năm gốc là giá thực tế của một năm nào đó được chọn là năm gốc để so sánh, nhằm phản ánh tốc độ và xu thế phát triển của các chỉ tiêu qua các thời kỳ khác nhau. 2.1.2.Phương pháp tính Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm: - Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. - Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của khách hàng - Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài đã hoàn thành trong kỳ. - Chênh lệch giá trị cuối kỳ trừ đầu kỳ của sản phẩm dở dang, công cụ mô hình tự chế. - Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm. - Giá trị sản phẩm tính theo quy định đặc biệt. - Doanh thu cho thuê thiết bị máy móc thuộc dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và các khoản thu khác. - Bán thành phẩm của hoạt động công nghiệp không tiếp tục ché biến, bán ra ngoài bộ phận công nghiệp của doanh nghiệp. Hoặc tính GO theo công thức. GO = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất chính + + Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm + Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ thành phẩm tồn kho. + Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ sản phẩm sản xuất dở dang, công cụ mô hình tự chế. Tổ bộ môn Kế toán 12 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  13. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp + Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ giá trị hàng hoá gửi bán chưa được tiền. + Giá trị sản phẩm được tính theo quy định đặc bệt. + Tiền thu được do cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và các khoản thu khác. Hoặc tính theo công thức: Giá trị Tổng chi Thuế VAT Lợi tức thuần từ sản = phí sản xuất + thuế xuất nhập + hoạt động sản xuất trong kỳ khẩu phải nộp xuất kinh doanh 3. Chi phí trung gian (IC - Intermediational Cost) 3.1.Khái niệm Chi phí trung gian của doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất khác (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch vụ ( kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 3.2. Nội dung Chi phí trung gian của từng loại hoạt động (sản xuất và dịch vụ ) của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau: + Chi phí vật chất: - Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài. - Nhiên liệu, chất đốt - Động lực mua ngoài - Phân bổ giá trị công cụ lao động nhỏ thuộc TSLĐ - Thiệt hại tài sản lưu động trong phạm vi định mức - Chi phí văn phòng phẩm. - Các khoản chi phí vật chất khác như: chi về dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, quần áo, trang phục, bảo hộ lao động. + Chi phí dịch vụ: - Công tác phí - Tiền thuê nhà, máy móc thiết bị, thuê sửa chữa nhỏ các công trình kiến trúc, nhà làm việc. - Chi phí dịch vụ pháp lý. Tổ bộ môn Kế toán 13 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  14. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp - Trả tiền công đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên - Trả tiền cho các tổ chức quốc tế và nghiên cứu khoa học . - Trả tiền thuê quảng cáo. - Trả tiền vệ sinh khu vực, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ an ninh. - Trả tiền cước phí vận chuyển và bưu điện, lệ phí bảo hiểm Nhà nước - Trả tiền các dịch vụ khác: in chụp, sao văn bản, lệ phí ngân hàng. - Chi thường xuyên về y tế, văn hoá, thể dục thể thao, chi tiếp khách Chú ý: Không tính vào chi phí trung gian chi phí mua sắm và khấu hao TSCĐ Mỗi loại hình doanh nghiệp có những khoản chi phí trung gian khác nhau, chi phí trung gian của toàn doanh nghiệp bằng tổng chi phí trung gian của các hoạt động sản xuất và dịch vụ có trong doanh nghiệp. 4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA - Value added) 4.1. Khái niệm Giá trị gia tăng là kết quả sản xuất mới tăng thêm trong từng thời kỳ. Nó phản ánh toàn bộ thành quả của đơn vị. Nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động, là cơ sở để tính thuế giá trị gia tăng. 4.2. Phương pháp tính Giá trị gia tăng có thể tính theo 2 phương pháp sau: - Phương pháp 1: phương pháp sản xuất: Giá trị Giá trị Chi phí = - gia tăng sản xuất trung gian - Phương pháp 2: phương pháp phân phối: Giá trị gia tăng bằng tổng các yếu tố sau: + Thu của người sản xuất + Thuế sản xuất + Khấu hao TSCĐ + Giá trị thặng dư + Thu nhập khác. 5. Giá trị tăng thuần của doanh nghiệp (NVA- Net Value added) 5.1. Khái niệm: Tổ bộ môn Kế toán 14 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  15. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Giá trị tăng thuần là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo ra trong thời kỳ nhất định của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp. Về mặt giá trị: chỉ tiêu giá trị tăng thuần (NVA) bao gồm: NVA = V + M 5.2.Phương pháp tính - Tính theo phương pháp sản xuất: NVA - Giá trị gia tăng - Khấu hao TSCĐ - Tính theo phương pháp phân phối: Thu nhập lần đầu Thu nhập lần đầu NVA = + của người lao động của doanh nghiệp Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu biểu hiện theo sơ đồ sau: Giá trị sản xuất (C1 + C2 + V + M) Chi phí trung gian Giá trị gia tăng (C1 + V + M) Khấu hao Giá trị TSCĐ C1 gia tăng thuần Giá trị tăng thuần là nguồn gốc để cải thiện mức sống cho người lao động, một phần của nó đóng góp cho xã hội (qua thuế GTGT), phần còn lại được sử dụng cho việc mở rộng các quỹ của doanh nghiệp như quỹ mở rộng sản xuất, quỹ công ích, quỹ khen thưởng. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển, giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. 6. Doanh thu bán hàng 6.1. Khái niệm: Doanh thu bán hàng là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế đã thu được trong kỳ nhờ bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình. 6.2. Nội dung Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: - Sản phẩm đã giao cho người mua ở kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền. - Sản phẩm sản xuất và bán được ở kỳ báo cáo. Nó bao gồm sản phẩm do chính cơ sở sản xuất ra hoặc sản phẩm gia công chế biến ở cơ sở khác nhưng nguyên liệu do chính cơ sở cung cấp. Tổ bộ môn Kế toán 15 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  16. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp - Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị thuộc dây chuyền sane xuất của doanh nghiệp. - Giá trị sản phẩm, hàng hoá chuyển nhượng cho các cơ sở khác trong cùng công ty, tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp xí nghiệp(gọi là doanh thu nội bộ 7. Doanh thu thuần Doanh thu thuần = tổng doanh thu bán hàng -(thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế xuất khẩu + các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại). 8. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận kinh doanh được xác định bằng công thức: Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu - chi phí Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 bộ phận: - Lãi thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ hay dịch vụ (còn gọi là lãi thu từ kết quả sản xuất kinh doanh) - Lãi thu từ kết quả hoạt động tài chính như: lãi gửi tiết kiệm ngân hàng,lãi cho vay vốn - Lãi thu từ kết quả hoạt động bất thường: là khoản lãi doanh nghiệp không dự tính trước hoặc lãi thu được bất thường không xảy ra đều dặn trong năm như: lãi do nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Tổ chức hạch tóan doanh nghiệp thường tính 3 chỉ tiêu lãi thu từ kết quả sản xuất kinh doanh như sau: - Lãi gộp = tổng doanh thu thuần - tổng giá vốn hàng bán - Lãi thuần trước thuế = tổng doanh thu thuần - tổng giá thành SP Hoặc: - Lãi thuần trước thuế = lãi gộp - tổng chi phí bán hàng và CP QLDN - Lãi thuần sau thuế = Lãi thuần trước thuế - thuế thu nhập DN. III- THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp - Nâng cao chất lượng sản phẩm là một hình thức quảng cáo hữu hiệu, không mất tiền đối với các cơ sở sản xuất. Tổ bộ môn Kế toán 16 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  17. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp - Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giảm chi phí cho việc sửa chữa sản phẩm hỏng trong thời gian bảo hành. - Tăng thêm khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu khách quan của tất cả các doanh nghiệp, các ngành sản xuất. Nghiên cứu thống kê chất lượng sản phẩm là điều kiện cần thiết trong công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế. 2. Các phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm. 2.1. Phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp SP có phân chia thành cấp chất lượng. Để thống nhất trong quá trình nghiên cứu, chúng ta qui ước: sản phẩm tốt nhất là loại 1, trung bình là loại 2, và kém nhất là loại 3. a) Phương pháp hệ số phẩm cấp Phương pháp này được tính riêng cho từng loại sản phẩm và thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Xác định cấp chất lượng bình quân của từng thời kỳ theo công thức:  C q C = i i  q i Trong đó: C : Phẩm cấp bình quân Ci: Phẩm cấp loại i ( loại 1, loại 2, loại 3) qi: Sản lượng của phẩm cấp loại i. Bước 2: Tính hệ số phẩm cấp (Hc) C Hc = 1 C0 Trong đó C 0 và C1 : là phẩm cấp bình quân từng loại sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo và kỳ gốc. Hệ số phẩm cấp là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động về cấp chất lượng sản phẩm kỳ báo cáo so với kỳ gốc (hoặc kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch) Tổ bộ môn Kế toán 17 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  18. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Hệ số phẩm cấp đồng nghĩa với số tương đối động thái phẩm cấp chất lượng sản phẩm hoặc chỉ số chất lượng sản phẩm. Hc = 1: Chất lượng sản phẩm kỳ báo cáo so với kỳ gốc không thay đổi. Hc> 1: Chất lượng sản phẩm bị suy giảm Hc< 1: Chất lượng sản phẩm tăng lên. VD: Có số liệu về tình hình sản xuất sản phẩm X của một doanh nghiệp trong 2 kỳ nghiên cứu Loại Số sản phẩm sản xuất (cái) Phẩm cấp Kỳ gốc Kỳ báo cáo - Loại 1 1.000 1.200 - Loại 2 100 110 - Loại 3 20 10 Căn cứ tài liệu trên ta tính: (1 x 1.000) (2 x 100) (3 x 20) C 0 = = 1,125 1.000 100 20 (1 x 1.200) (2 x 110) (3 x 10) C1 = = 1,098 1.200 110 10 C 1,098 H = 1 = = 0,976 C 1,125 C0 Như vậy chất lượng sản phẩm X của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc đã tăng lên. b) Phương pháp giá bình quân : Khi sử dụng phương pháp này phải sử dụng giá so sánh (PC) Bước 1: Tính giá bình quân: Công thức: Pcqc P =  c qc Trong đó: Pc : gía bình quân các mức độ chất lượng của một loại sản phẩm. PC : Đơn giá sản phẩm ở từng mức độ chất lượng. qc : Số lượng sản phẩm ở từng mức độ chất lượng. Tổ bộ môn Kế toán 18 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  19. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Bước 2: Tính chỉ số giá bình quân: - Khi nghiên cứu biến động giá bình quân của một loại sản phẩm: Pc1qc Pc qc i = P : P = 1 :  0 0 Pc c c c c 1 0 q 1 q 0 - Khi nghiên cứu biến động giá bình quân của nhiều loại sản phẩm của kỳ báo cáo so với kỳ gốc ta dùng chỉ số sau: Pc1q1 i =  Pc Pc0q1 Trong đó: P và P : là giá bình quân các mức độ chất lượng của từng loại sản c1 c0 phẩm kỳ báo cáo và kỳ gốc. q1: Số lượng sản phẩm từng loại kỳ báo cáo. i : Chỉ số bình quân (chỉ số chất lượng sản phẩm) Pc Trong hai trường hợp trên: Khi i = 1: chất lượng sản phẩm không thay đổi. Pc i > 1: chất lượng sản phẩm tăng. Pc i < 1: chất lượng sản phẩm giảm. Pc Bước 3: Tính số tiền tăng hoặc giảm do chất lượng sản phẩm thay đổi: Pc1q1 - Pc0q1 c) Phương pháp tính tỷ trọng. Nội dung cơ bản của phương pháp này là tính số tương đối kết cấu: q t = i i q  i Trong đó: ti - tỷ trọng sản phẩm loại i trong số sản phẩm sản xuất ra của thời kỳ tính toán (i = 1 n) qi - lượng sản phẩm loại i (i = 1 n) Sau khi tính được tỷ trọng từng loại sản phẩm chiếm trong tổng thể, ta so sánh giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc (hoặc giữa thực tế với kế hoạch) để thấy được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên hay giảm đi để có biện pháp quản lý hữu hiệu hơn. Tổ bộ môn Kế toán 19 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  20. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Hạn chế của phương pháp này là nếu sự biến động phức tạp thì rất khó khăn trong việc rút ra kết luận đúng. 2.2. Phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm không được phân chia cấp chất lượng. Bước 1: Tính chỉ số chất lượng tổng hợp của sản phẩm (ic). iC =  iCJ Trong đó : iCJ - là chỉ số chất lượng  - tích số Ví dụ: Có kết quả kiểm tra chất lượng các tiêu chuẩn sản phẩm i: Điểm chất lượng đạt được Tiêu chuẩn iCJ Kỳ gốc Kỳ báo cáo 1. Chất lượng nguyên liệu 80 82 1,025 2. Hình thức sản phẩm 20 22 1,1 3. Màu sắc sản phẩm 10 10 1,0 4. An toàn khi sử dụng 15 16 1,066 Ta có chỉ số chất lượng tổng hợp của sản phẩm i: iC =  iCJ = 1,025 x 1,1 x 1 x 1,066 = 1,2019 Bước 2: Nghiên cứu chất lượng tổng hợp của nhiều loại sản phẩm, thống kê dùng chỉ số: icPq1 ICL = Pq1 Trong đó: ICL - Chỉ số chất lượng tổng hợp của nhiều loại sản phẩm. q1 - Khối lượng từng loại sản phẩm kỳ báo cáo. p - Giá sản xuất cố định từng loại sản phẩm. VD: Có tài liệu sau của một phân xưởng sản xuất cao su làm lốp ôtô trong tháng báo cáo: Các loại Đơn giá cố Sản lượng sản xuất Chỉ số ĐVT định của SP chất lượng lốp ôtô (1.000đ) Kế hoạch Thực tế tổng hợp P PK P1 Ic Loại 750 Chiếc 350 50 60 1,05 Loại 825 Chiếc 380 40 45 1,02 Tổ bộ môn Kế toán 20 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  21. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Loại 1100 Chiếc 500 30 36 1,04 Từ tài liệu trên thống kê lần lượt tính các chỉ số sau: - Chỉ số chất lượng tổng hợp nhiều loại sản phẩm: - Chỉ số hoàn thành kê hoạch sản lượng. P.q1 56.100 Iq= = = 1,1761 P.qk 47.700 - Chỉ số hoàn thành, kế hoạch sản lượng có liên hệ với chất lượng sản phẩm sản xuất. cl icPq1 58.212 I Q = = = 1,2204 Pqk 47.700 2.3. Phương pháp thống kê sản phẩm hỏng Mặc dù các doanh nghiệp đều mong muốn không có sản phẩm hỏng, song nó vẫn tồn tại với hầu hết các doanh nghiệp. Phấn đấu giảm sản phẩm hỏng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Vì rằng, sự tồn tại của sản phẩm hỏng chứng tỏ doanh nghiệp phải chi ra một khoản chi phí lao động sống và lao động vật hoá mà không thu được kết quả gì. Sản phẩm hỏng của doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm: - Số SP hỏng không thể sửa chữa được (hỏng hoàn toàn) - Số SP hỏng có thể sửa chữa được Thống kê sản phẩm hỏng (tỷ lệ sai hỏng) để đánh giá sự biến động của chất lượng sản phẩm. Ta so sánh tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế so với kế hoạch. Tỷ lệ sản phẩm hỏng càng cao thì chất lượng sản phẩm sẽ càng giảm và ngược lại. Cách tính tỷ lệ sản phẩm hỏng (t) - Đối với từng loại sản phẩm : Sè l­îng SP háng t = x 100 Sè l­îng SP s¶n xuÊt ra - Đối với nhiều loại sản phẩm tỷ lệ sản phẩm hỏng có thể tính theo các cách sau: Cách 1: Gi¸ trÞ SP háng t = x 100 Sè l­îng SP s¶n xuÊt ra Cách 2: Tính theo thời gian Tổ bộ môn Kế toán 21 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  22. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Thêi gian hao phÝ cho SX SP háng t = x 100 Tæng thêi gian hao phÝ cho SX toµn bé SP Cách 3: Tính theo chi phí Chi phÝ cho SX SP háng t = x 100 Tæng chi phÝ cho SX toµn bé SP Khi tính toán đòi hỏi phải có sự thống nhất về phạm vi tính toán giữa tử số và mẫu số. Ví dụ ở tử số tính cho n loại SP khác nhau thì mẫu số cũng được tính cho loại SP đó. IV- PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều chỉ tiêu như đã nêu ở trên: Số lượng sản phẩm sản xuất, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, doanh thu để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh có thể thông qua tiêu thức nguyên nhân. Phương pháp thường dùng là phương pháp chỉ số: Nếu gọi a,b,c là lượng biến của các tiêu thức nguyên nhân ảnh hưởng tới tiêu thức kết quả là giá trị sản xuất (GO) Ia, Ib, Ic là chỉ số của các tiêu thức nguyên nhân a,b,c. Sự biến động về số tương đối được xác định theo công thức sau: a b c a b c a b c a b c 1 1 1 = 1 1 1 x 0 1 1 x 0 0 1 a0b0c0 a0b1c1 a0b0c1 a0b0c0 Ia - ảnh hưởng của nhân tố a Ib - ảnh hưởng của nhân tố b Ic - ảnh hưởng của nhân tố c Về số tuyệt đối: G0= (a1b1c1 - a0b1c1) + (a0b1c1 - a0b0c1) + (a0b0c1 - a0b0c0) G0 = G0a + G0b + G0c Cụ thể ta có thể phân tích giá trị sản xuất theo 2 nhân tố ảnh hưởng đó là năng suất lao động bình quân một công nhân và số lượng công nhân theo phương trình kinh tế sau: Giá trị Năng suất lao động bình Số công = X sản xuất quân một công nhân nhân Tổ bộ môn Kế toán 22 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  23. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp GO = W x  T Hệ thống chỉ số: GO W  T W T 1 = 1 1 x 0 1 GO W  T W  T 0 0 1 0 0 Số tuyệt đối: GO1 - GO0 = (W1 T1 - W0 T1 ) + (W0 T1 - W0 T0 ) Trong hệ thống chỉ số trên năng suất lao động bình quân có thể được phân tích ra thành một số nhân tố ảnh hưởng khác nhau tuỳ theo nguồn tài liệu cho phép, khi đó ta lại có thêm các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị sản xuất. CÂU HỎI, BÀI TẬP ÁP DỤNG A. Câu hỏi ôn tập 1. Nêu khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân biệt hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc với hoạt động sản xuất kinh doanh 2. Trình bày nguyên tắc và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp? 3. Trình bày khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị gia tăng trong doanh nghiệp công nghiệp? 4. Nội dung và phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp? 5. Trình bày phương pháp phân tích biến động của giá trị sản xuất do ảnh hưởng của các nhân tố? B. Bài tập áp dụng Bài 1: Có tài liệu sau của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. (Đơn vị: triệu đồng) Ngành Giá trị Chi phí Thu của Thuế Khấu Giá trị Thu kinh tế sản xuất trung người sản xuất hao thặng nhập gian sản xuất TSCĐ dư khác Nông 290 100 100 30 20 30 10 nghiệp Công 925 500 200 100 40 70 15 nghiệp Dịch 228 100 50 30 15 25 8 Tổ bộ môn Kế toán 23 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  24. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp vụ Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu: giá trị gia tăng, giá trị tăng thuần của doanh nghiệp theo các phương pháp. Bài 2: Có tình hình sản xuất của một doanh nghiệp công nghiệp trong tháng báo cáo như sau: Tên và loại sản Giá sản xuất cố Số lượng sản phẩm sản xuất (cái) phẩm định(1.000đ) Kế hoạch Thực hiện 1. Sản phẩm A - Loại 1 120 2000 2200 - Loại 2 110 200 150 - Loại 3 100 100 100 2. Sản phẩm B - Loại 1 100 3500 4000 - Loại 2 95 500 400 - Loại 3 90 120 150 Yêu cầu: Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch chất lượng sản phảm của doanh nghiệp trên cho từng loại SP theo các phương pháp. Bài 3: Có tài liệu sau của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như sau: (Đơn vị: 1.000đ) 1. Tổng doanh thu thuần: 350.000 2. Tổng giá thành hoàn thành SP tiêu thụ: 240.000 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu: 10.000 4. Các khoản giảm trừ doanh thu: 20.000 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp: 8.000 Yêu cầu: Tính a/ Lãi thuần trước thuế b/ Lãi thuần sau thuế c/ Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp Tổ bộ môn Kế toán 24 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  25. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp CHƯƠNG III THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I- Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DN SẢN XUẤT 1. Khái niệm, phân loại nguyên, vật liệu Để quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục, ngoài việc cung cấp đầy đủ sức lao động và tư liệu lao động, còn phải tổ chức cung cấp thường xuyên và kịp thời đối tượng lao động. Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp sản xuất là cái mà người lao động dùng sức lao động và tư liệu lao động của mình tác động vào và biến chúng thành những sản phẩm hữu ích cho xã hội. Đối tượng trong quá trình sản xuất gồm: Tài nguyên thiên nhiên chưa bị lao động sản xuất của công ngiệp khai thác; công nghiệp chế biến; của nông nghiệp và là đối tượng lao động của công nghiệp chế biến. Căn cứ vào tính chất phục vụ quá trình sản xuất để tạo thành sản phẩm, thống kê thường phân chia nguyên vật liệu thành các loại sau: + Nguyên vật liệu chính: là bộ phận chủ yếu để tạo thành thực thể của sản phẩm. Ví dụ: thép dùng trong công nghiệp chế tạo máy, hạt giống, phân bón trong trồng trọt nông nghiệp. + Vật liệu phụ: là bộ phận dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng thêm chất lượng hoặc vẻ đẹp cho sản phẩm để tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được thuận lợi. Ví dụ: vật liệu phụ trong công nghiệp như: sơn, thuốc nhuộm, dầu mỡ, giẻ lau máy; trong ngành vận tải gồm: phụ tùng, dụng cụ, vật liệu trong ngành công nghiệp hoá chất như là các chất xúc tác. + Nhiên liệu: là bộ phận đặc biệt của nguyên vật liệu được tiêu dùng trong quá trình sản xuất năng lượng như: than, dầu mỏ, hơi đốt . Bộ phận này được tiêu dùng trong quá trình sản xuất, nhưng hình thái hiện vật của chúng không tạo Tổ bộ môn Kế toán 25 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  26. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp thành thực thể của sản phẩm,mà chỉ tạo ra các dạng năng lượng để phục vụ cho tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng. 2. Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê nguyên vật liệu trong DN * Ý nghĩa Nguyên vật liệu chính là bộ phận chủ yếu tạo nên thực thể của sản phẩm. Nghiên cứu thống kê tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có ý nghĩa quan trọng. Cung cấp kịp thời và đầy đủ về số lượng và chất lượng các loại nguyên vật liệu là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá trình tái sản xuất trong các ngành, các doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Đồng thời sử dụng tiết kiện các nguyên vật liệu sẽ tạo điều kiện cho giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng tích luỹ cho các doanh nghiệp. * Nhiệm vụ thống kê: Nhiệm vụ cụ thể của thống kê đối tượng lao động trong các doanh nghiệp: - Nghiên cứu tình hình cung ứng và dự trữ vật tư nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động liên tục. - Nghiên cứu tình hình sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. II- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu. 1.1. Chỉ tiêu khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất Là số ngày đêm có thể thoả mãn yêu cầu sản xuất 1 loại nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ. Được xác định theo công thức: M T = ck m.q Trong đó: - MCk :là khối lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ tính theo đơn vị hiện vật. - m: là mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm - q: là khối lượng sản phẩm đã sản xuất trong 1 ngày đêm Kết quả tính được cho biết số nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất kỳ sau được bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này được tính cho từng loại nguyên vật liệu, vì vậy khi đánh giá mức đảm bảo chung cho toàn doanh nghiệp, chúng ta căn cứ vào loại nguyên vật liệu có khoảng thời gian đảm bảo thấp nhất. Tổ bộ môn Kế toán 26 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  27. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Tác dụng của chỉ tiêu này là báo động cho doanh nghiệp về mức đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, giúp cho việc tổ chức lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu kỳ sau được kịp thời. 1.2. Chỉ tiêu số lần nhập và độ dài bình quân của mỗi kỳ nhập Chỉ tiêu này được tính theo cho các loại vật tư thiết yếu nhất có vai trò quyết định đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Được xác định theo công thức: Sè ngµy d­ong lÞch trong kú nghiªn cøu Đ = n sè lÇn nhËp 1.3. Chỉ tiêu hoàn thành kê hoạch nhập nguyên vật liệu. Khi đánh giá tổng thể về tình hình nhập nguyên vật liệu của doanh nghiệp, chúng ta so sánh khối lượng nhập thực tế với kế hoạch của từng loại nguyên vật liệu. Để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch nhập nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất chung toàn doanh nghiệp, thống kê căn cứ vào tình hình hoàn thành kế hoạch nhập của nguyên vật liệu nào có mức hoàn thành thấp nhất. Vì đây chính là khả năng đảm bảo tối đa về nguyên vật liệu cho quá trình Nhà nước hoạt động bình thường. 1.4. Đánh giá tính kịp thời và đúng hẹn của việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Việc cung cấp và đảm bảo vật tư cho cuối kỳ có thể đã hoàn thành và có khi vượt mức kế hoạch. Nhưng việc cung ứng không thực hiện đúng theo lịch kế hoạch về góc độ thời gian và số lượng của hợp đồng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhập sớm trước kế hoạch và quá số lượng thì ảnh hưởng đến kho bãi, vốn ứ đọng. Ngược lại, nếu nhập muộn và thiếu số lượng so với kế hoạch thì nhiều khi sẽ gây ngưng trệ sản xuất, lãng phí công suất thiết kế, không hoàn thành kế hoạch. Chính vì vậy, cần đánh giá về tính kịp thời và đúng hẹn trong quá trình cung cấp và đảm bảo nguyên vật liệu. Thực hiện nhiệm vụ này, thống kê sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu 1: Số lần sai hẹn và tổng số ngày nhập chậm - Chỉ tiêu 2: Số ngày thiếu Số ngày nhập Số ngày dùng = - NVL chậm NVL tồn kho - Chỉ tiêu 3: Khối lượng sản phẩm không sản xuất được do thiếu nguyên vật liệu. Số lượng sản xuất của từng loại không được sản xuất = Số ngày thiếu NVL x Mức sản phẩm sản xuất 1 ngày đêm. Tổ bộ môn Kế toán 27 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  28. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Sau đó, tính tổng giá trị các loại sản phẩm không được sản xuất chúng ta dựa vào công thức sau: Tæng gi¸ trÞ c¸c n lo¹i SP kh«ng = p x q  i i §­îc s¶ n xuÊt i 1 Trong đó: pi: Giá của loại sản phẩm thứ i qi: Số lượng sản phẩm thứ i không được sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh cho chúng ta biết được khối lượng thiệt hại trong qúa trình sản xuất khi không đảm bảo nhập nguyên vật liệu theo thời gian và số lượng. III- THỐNG KÊ DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU DÙNG CHO SẢN XUẤT Khi tiến hành sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp trong kỳ phải lo việc dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đơn vị mình. Do vậy, trong công tác thống kê phải có nhiệm vụ dự báo về nhu cầu vật tư dự trữ trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị được giao. Thực hiện nhiệm vụ này, thống kê sử dụng một số chỉ tiêu sau: 1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ (Mck) Lượng Lượng vật Lượng vật Mck = vật tư có + tư nhập - tư xuất đầu kỳ trong kỳ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số lượng vật tư còn lại cuối kỳ, đồng thời là cơ sở cho việc tính chỉ tiêu khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. 2. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên (MDTTX) Nhu cầu vật tư dự trữ thường xuyên của từng loại nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm được xác địng theo công thức: MDTTX = m.q.T Trong đó: m: Số lượng vật tư tiêu hao cho đơn vị từng loại SP q: Số lượng từng loại sản phẩm sản xuất trong ngày T: Thời gian dự trữ vật tư tính bằng khoảng cách giữa 2 lần nhập (ngày) Tổ bộ môn Kế toán 28 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  29. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Tuy nhiên trong thực tế sản xuất kinh doanh, nhu cầu dự trữ vật tư còn có thể dự báo bằng cách: là lấy định mức dự trữ mỗi ngày nhân với số ngày dương lịch của kỳ nghiên cứu. 3. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ bổ sung (MDTBS) Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều khi kế hoạch sản xuất có thay đổi, bổ sung. Chính vì vậy, để thực hiện được nhiệm vụ sản xuất của đơn vị thì việc bổ sung lượng vật tư dữ trữ là một yêu cầu tất yếu. Thống kê tính lượng vật tư dự trữ bổ sung theo công thức: MDTBS = m.q Trong đó: m.q : Lượng vật tư tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm. q: Số lượng sản phẩm tăng thêm của từng loại sản phẩm theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất (MBHSX) Để xác định khối lượng vật tư dự trữ này, thống kê căn cứ vào khối lượng vật tư dự trữ thường xuyên và hệ số bảo hiểm (HBH). Đây là lượng vật tư được phép dự trữ để phòng các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh MBHSX = MDTTX x HBH Hệ số bảo hiểm được xác định có thể căn cứ vào một số tiêu thức như: độ dài khoảng cách giữa các lần cung cấp vật tư, nguồn vật tư cung cấp, tính ổn định sản xuất của doanh nghiệp 5. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ (MDTTV) Trong sản xuất kinh doanh có nhiều doanh nghiệp nguồn vật tư lại bị khống chế cung cấp theo thời vụ nhất định. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp này cần phải có kế hoạch dự trữ vật tư theo thời vụ. Khối lượng vật tư dự trữ theo thời vụ được xác định theo công thức: M = m.q.T + m.q.T .h DTTV  b  b Trong đó: m.q : Lượng vật tư tiêu hao một ngày đêm. Tb: Thời gian mà điều kiện kỹ thuật cho phép dự trữ h: Hệ số hao hụt trong quá trình dự trữ tính theo % Như vậy, chỉ tiêu này bao gồm hai bộ phận một là lượng vật tư dự trữ thường xuyên theo yêu cầu kỹ thuật ( m.q.T ) và hai là khối lượng vật tư hao  b hụt trong quá trình dự trữ sản xuất ( m.q.T .h )  b IV- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Tổ bộ môn Kế toán 29 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  30. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Tiêu dùng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất không chỉ có ý nghĩa kinh tế trực tiếp đối với các doanh nghiệp, mà còn đối với toàn bộ các ngành và nền kinh tế quốc dân. Do vậy, nghiên cứu tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là một yêu cầu hết sức cần thiết trong các doanh nghiệp sản xuất. Sử dụng nguyên vật liệu như thế nào ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu 1.1. Thống kê khối lượng và kết cấu nguyên vật liệu tiêu dùng 1.1.1. Thống kê tổng mức nguyên vật liệu tiêu dùng Trước khi nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, thống kê cần phải tính chỉ tiêu khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng (M) cho quá trình sản xuất. Khối lượng NVL Khối lượng Khối lượng còn lại ở các M = nguyên vật liệu - + NVL còn đầu phân xưởng, xuất kho kỳ gian máy 1.1.2. Thống kê kết cấu khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng Khi nghiên cứu thống kê kết cấu vật tư dùng trong quá trình sản xuất, thống kê sử dụng giá vật tư để tính chuyển các loại vật tư khác nhau về dạng giá trị có thể cộng lại được với nhau, sau đó so sánh giá trị từng loại vật tư với tổng giá trị vật tư tiêu dùng theo công thức: s.m.q d = s.m.q Trong đó: s: Đơn giá 1 đơn vị nguyên vật liệu hao phí s.m: Giá trị một loại nguyên vật liệu hao phí trong một đơn vị sản phẩm q: Số lượng sản phẩm hoàn thành 2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu 2.1. Phương pháp kiểm tra khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng Khi xác định được khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng, thống kê tiến hành phân tích tình hình tiêu dùng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất theo các phương pháp sau: a) Phương pháp kiểm tra đơn giản Tổ bộ môn Kế toán 30 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  31. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Nội dung của phương pháp này là đem khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế (M1) chia cho khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng kế hoạch (Mk), theo công thức: Số tương đối: M1/Mk Số tuyệt đối : M1 - Mk Kết quả tính được cho biết khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm bao nhiêu. Tăng giảm này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Tuy nhiên kiểm tra theo phương pháp này tương đối đơn giảm, nhưng có nhược điểm là không cho biết được quá trình sử dụng nguyên vật liệu là tiết kiệm hay lãng phí. b) Phương pháp kiểm tra có liên hệ với sản xuất Nội dung của phương pháp này là đem so sánh khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất thực tế (M1) với khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng kế hoạch đã được tính chuyển theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản lượng. Công thức tính: Số tương đối: % hoµn thµnh kÕ ho¹ch M khèi l­îng NVL = 1 x 100% M x I tiªu dïng k q Trong đó: Iq: Chỉ số sản lượng Mk: Khối lượng NVL tiêu dùng kế hoạch khèi l­îng NVL Số tuyệt đối: = M - M . I tiª u dïng 1 k q Kết quả tính được phản ánh mức sử dụng khối lượng NVL tiêu dùng vào sản xuất đã tiết kiệm hay vượt chi sau khi đã điều chỉnh khối lượng NVL tiêu dùng kế hoạch theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản lượng của doanh nghiệp. 2.2. Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các đơn vị cùng một lúc có thể sử dụng nhiều nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm. Vì vậy, để phản ánh đầy đủ và chính xác quá trình sử dụng tổng mức nguyên vật liệu trong sản xuất, thống kê cần phân tích theo một số trường hợp cụ thể. - Trường hợp doanh nghiệp sử dụng một loại nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất. Tổ bộ môn Kế toán 31 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  32. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ thay đổi phụ thuộc vào hai nhân tố: Mức hao phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm (m) và khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ (q). Nghĩa là: M = m.q Từ nhận xét trên, thống kê xây dựng hệ thống chỉ số phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thay đổi khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng vào sản xuất theo dạng sau: M m q m q m q 1 =  1 1 =  1 1 x  0 1 M0 m0q0 m0q1 m0q0 Số tuyệt đối: M1 - M0 = (m1 m 0 )q1 (q1 q 0 )m 0 - Trường hợp dùng nhiều loại NVL vào quá trình sản xuất sản phẩm. Khi dùng nhiều loại nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất, thì tổng giá trị nguyên vật liệu tiêu dùng chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: Mức hao phí NVL cho một đơn vị sản phẩm (m); đơn giá của một đơn vị NVL dùng vào sản xuất, nó bao gồm: chi phí thu mua, vận chuyển, bảo quản sơ chế (s); và khối lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ (q). Nghĩa là: M =  s.m.q Dựa vào phương trình trên ta xây dựng hệ thống chỉ số phân tích tổng mức nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất theo dạng sau: M  s m1q1  s m1q1  s m1q1  s m0q1 1 = 1 = 1 x 0 x 1 M0 s m0q0 s m1q1 s m0q1 s m0q0  0  0  0  0 Số tuyệt đối: M1 - M0 = (s1 s0 )m1q1 (m1 m0 )s0q1  (q1 q 0 )s0m0 Trong đó: M1; M0: là khối lượng NVL tiêu dùng kỳ báo cáo và kỳ gốc s1; s0: là gía thành đơn vị NVL dùng vào sản xuất m1; m0: là hao phí NVL cho 1 đơn vị SP q1; q0: là khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ báo cáo và kỳ gốc. Hệ thống chỉ số này cho biết biến động của tổng mức (khối lượng) NVL tiêu dùng cho quá trình sản xuất do ảnh hưởng bởi các nhân tố. Chỉ số nhân tố thứ nhất phản ánh biến động của nhân tố giá thành đơn vị NVL tiêu dùng vào sản xuất; chỉ số nhân tố thứ hai là chỉ số phản ánh biến động của mức hao phí NVL cho một đơn vị sản phẩm và chỉ số nhân tố thứ ba phản ánh biến động của nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Tổ bộ môn Kế toán 32 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  33. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 3. Phân tích mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm Phân tích biến động mức hao phí NVL cho một đơn vị sản phẩm là so sánh mức chi dùng thực tế với mức chi dùng kế hoạch về mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng một hay nhiều loại NVL để sản xuất sản phẩm. Chính vì vậy, thống kê hai phương pháp phân tích sau đây: 3.1. Phân tích mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm bằng phương pháp chỉ số. */Trường hợp dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất một loại SP Thống kê sử dụng chỉ số mức hao phí cá thể về NVL để biểu thị bằng cách so sánh mức hao phí NVL cho một đơn vị sản phẩm kỳ báo cáo với mức hao phí NVL cho một đơn vị SP kỳ gốc. Số tương đối: m1 im = m0 Trong đó: m1: là mức hao phí NVL cho 1 đvsp kỳ báo cáo m0: là mức hao phí NVL cho 1 đvsp kỳ gốc Số tuyệt đối: Δm m1 m0 Nếu trong doanh nghiệp có nhiều phân xưởng (bộ phận) cùng tham gia sản xuất, thì thống kê có thể sử dụng hoàn thành chỉ số cấu thành khả biến để nghiên cứu. Hệ thống chỉ số có dạng: m m m 1 = 1 x 01 m m m 0 01 0 Số tuyệt đối: m1 - m0 = (m1 - m01 ) + (m01 - m0 ) Phương pháp này cho biết được ảnh hưởng của bản thân mức hao phí NVL cho phép đvsp thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi kết cấu sản phẩm sản xuất ra tác động tới biến động hao phí NVL cho một đvsp. */Trường hợp dùng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất một loại SP Chi phí dùng nhiều nguyên vật liệu cho sản xuất một loại sản phẩm được xác định bằng tích của đơn giá NVL và mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm. Vì vậy, phân tích biến động mức hao phí NVL cho 1 đơn vị SP, thống kê sử dụng chỉ số mức hao phí NVL có dạng sau: Tổ bộ môn Kế toán 33 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  34. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp s m1  0 Im = s m0  0 Trong đó: s0: giá đơn vị của từng loại NVL kỳ gốc. Số tuyệt đối: Δm s m s m 0 1 0 0 Kết quả tính được cho biết việc sử dụng các loại NVL vào quá trình sản xuất sản phẩm là tiết kiệm hay lãng phí. * Trường hợp DN sử dụng một loại nguyên vật liệu để sản xuất nhiều loại SP Chi phí NVL để sản xuất nhiều loại SP được xác định bằng tích của giá đơn vị NVL với mức hao phí NVL cho 1 đvsp và khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên, vì nghiên cứu biến động của chỉ tiêu chất lượng nên sản lượng được chọn làm quyền số theo nó được cố định ở kỳ báo cáo. Phân tích biến động của mức tiêu hao NVL thống kê sử dụng chỉ số tổng hợp có dạng sau: m1q I = 1 m m q  0 0 Số tuyệt đối: Δm m q m q 1 1 0 0 Trong đó: q1: Khối lượng của từng loại sản phẩm đã sản xuất kỳ báo cáo. Kết quả tính được nói lên tình hình sử dụng nguyên vật liệu bình quân cho sản xuất tất cả các loại sản phẩm là tiết kiệm hay vượt chi *Trường hợp DN sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất nhiều loại SP Đây là trường hợp rất phổ biến và thường gặp trong quá trình sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất của trường hợp này được xác định bằng tích của đơn giá nguyên vật liệu kỳ gốc với mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ báo cáo. Để phân tích biến động của mức hao phí NVL cho một đơn vị sản phẩm, thống kê sử dụng chỉ số có dạng sau: s m q I = 0 1 1 m s m q  0 0 1 Số tuyệt đối: Δm  s m q  s m q 0 1 1 0 0 1 Kết quả tính được phản ánh sự biến động tổng hợp việc sử dụng mức hao phí NVL cho sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp và thông qua số tuyệt đối cho phép chúng ta xác định là tiết kiệm hay lãng phí. Tổ bộ môn Kế toán 34 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  35. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 3.2. Phân tích biến động của mức tiêu hao nguyên vật liệu do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. Cấu thành mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm gồm: - Phần tạo nên thực thể của sản phẩm gọi là trọng lượng tinh của SP (g) - Phế phẩm tính bình quân cho một sản phẩm tốt (h) được xác định theo công thức: h = g.q’/q Trong đó: q’ là số lượng phế phẩm - Phế liệu tạo ra trong quá trình sản xuất (f), được xác định theo công thức: F = m - g - h Như vậy, mức hao phí NVL cho một đơn vị sản phẩm được xác định: m = g + h + f Công thức này cho ta biết được khả năng tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất thông qua mức hao phí nguyên vật liệu thuộc nhân tố chủ quản của DN có thể được phân tích theo 3 hướng đã đề cập ở trên. Thống kê phân tích khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng tiết kiệm hay lãng phí sử dụng công thức sau: (m1 – m0)q1 = (g1 g0 )q1 (h1 h 0 )q1 (f1 f0 )q1 CÂU HỎI, BÀI TẬP ÁP DỤNG A. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày khái niệm, nội dung, cách phân loại nguyên vật liệu? 2. ý nghĩa, nhiệm vụ của kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp? 3. Nêu các chỉ tiêu thống kê tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu? 4 Nêu các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu? 5. Phương pháp phân tích các nhân tố cấu thành mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị SP trong doanh nghiệp sản xuất? B. Bài tập áp dụng Bài 1: Giả sử có số liệu về cung ứng vật tư ở một doanh nghiệp sản xuất A trong kỳ báo cáo được tổng hợp như sau: Tổ bộ môn Kế toán 35 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  36. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp - Khối lượng nguyên vật liệu chính còn lại cuối kỳ tính theo đơn vị hiện vật là: 100tấn, mức tiêu hao cho 1 đvsp là 2,5tấn /cái, số lượng sản phẩm sản xuất 1 ngày đêm là 50 cái. - Khối lượng nguyên vật liệu phụ còn lại cuối kỳ là 50 tấn, mức tiêu hao cho 1 đvsp là 1 tấn/cái. - Khối lượng nhiên liệu tiêu hao còn lại cuối kỳ là 50tấn, mức tiêu hao cho 1 đvsp là 1,5 tấn/cái. Yêu cầu: Đánh giá tình hình cung ứng và dự trữ vật tư của doanh nghiệp theo phương pháp thích hợp. Bài 2: Có số liệu về tình hình dệt vải ở một nhà máy dệt được tổng hợp như sau: Theo kế hoạch: để sản xuất 1.000.000m vảI doanh nghiệp cần phảI dùng: 80.000 kg sợi 37 và 170.000kg sợi 36. Thực tế: doanh nghiệp đã sử dụng 82.000kg sợi 37 và 160.000kg sợi 36 Yêu cầu: Phân tích mức tiêu hao cho 1 đvsp theo phương pháp thích hợp, biết thêm theo kế hoạch giá 1kg sợi 37 là 10.000 VNĐ và giá 1 kg sợi 36 là 8.500VNĐ. Bài 3: Có số liệu về sử dụng vật tư của một doanh nghiệp sản xuất một loại SP được tổng hợp như sau: Tên bộ phận Kỳ gốc Kỳ báo cáo sản xuất SL (m) M(kg) SL (m) M(kg) A 1.000.000 100.0000 1.200.000 110.000 B 1.100.000 105.000 1.400.000 120.000 Cộng 2.100.000 205.000 2.600.000 230.000 Yêu cầu: Hãy phân tích biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị SP của doanh nghiệp trên khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc. Bài 4:Có số liệu ở một phân xưởng sản xuất đồ gỗ được tổng hợp trong bảng sau đây: Bàn Ghế Chỉ tiêu ĐVT Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc 1. Khối lượng SP Cái 5.000 6.000 4.000 5.000 Tổ bộ môn Kế toán 36 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  37. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 2. Trọng lượng tịnh Kg 300 297 250 260 3. Mức phế phẩm Kg 2 1,8 1,5 1,8 bình quân 4. Phế liệu bình Kg 5 3,2 3,5 2,2 quân 5. Hao phí NVL 264 Kg 307 302 255 cho 1 đvsp Yêu cầu: Hãy phân tích biến động mức hao phí nguyên vật liệu của hai loại SP trên do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. CHƯƠNG IV THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP I- Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ TSCĐ TRONG DN 1. Khái niệm, phân loại TSCĐ 1.1. Khái niệmTSCĐ Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất; còn giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất đó. Tài sản cố định là kết quả của hoạt động sản xuất, trong đó được vật hoá một lượng lao động xã hội; do đó, nó có giá trị. Vì vậy, khi phân biệt TSCĐ với các công cụ lao động nhỏ thuộc TSLĐ, người ta thường phải xem xét nó với điều kiện đồng thời đạt được hai tiêu chuẩn: thời gian sử dụng dài (thường từ 1 năm trở lên)và giá cả tương đối cao. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện nay đã làm thay đổi quan niệm ban đầu về TSCĐ và đã gộp vào đó cả yếu tố khoa học kỹ thuật trong đó có những yếu tố mang tính phi vật chất. Ví dụ: Chi phí để mua các giấy phép, bằng phát minh, các bí quyết sản xuất kinh doanh) Hiện nay, ở Việt Nam TSCĐ được định nghĩa cụ thể là: “Những công cụ lao động và tài sản được sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình sử dụng giá trị TSCĐ bị hao mòn dần, được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm làm ra theo mức độ hao mòn và được thu hồi theo hình thức khấu hao trong giá thành sản phẩm hoặc được ngân sách Nhà nước bù đắp để khôi phục TSCĐ đối với cơ quan hành chính sự nghiệp” Tuy nhiên để thuận lợi cho việc quản lý, thông tư quy định những công cụ lao động và tài sản có đủ hai điều Tổ bộ môn Kế toán 37 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  38. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp kiện: Thời gian sử dụng dài hơn 1 năm và giá trị (theo mức hiện nay) lớn hơn và bằng 10 triệu đồng mới là TSCĐ. 1.2. Phân loại TSCĐ Để phục vụ cho công tác quản lý, cụ thể là cho công tác kế hoạch hoá, thống kê, kế toán ta phải tiến hành phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là việc chia tổng số TSCĐ ra từng nhóm, bộ phận khác nhau theo những đặc trưng của nó. * Theo hình thái hiện vật TSCĐ bao gồm các nhóm sau: a- Nhà cửa và vật kiến trúc b- Máy móc thiết bị c- Phương tiện vận tải d- Thiết bị và dụng cụ quản lý e- Cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm g- TSCĐ phúc lợi h- TSCĐ khác * Theo quyền sở hữu: - TSCĐ tự có; TSCĐ đi thuê dài hạn * Dựa vào hiện trạng TSCĐ, có thể phân thành: - TSCĐ đang dùng - TSCĐ chưa dùng - TSCĐ không cần dùng - TSCĐ chờ thanh lý * Theo nguồn hình thành: - TSCĐ mua sắm - xây dựng bằng nguồn vốn pháp định - TSCĐ mua sắm bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; bằng nguồn vốn đi vay, vốn cổ phần, liên doanh. * Theo đặc tính: - TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình II- THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KẾT CẤU TSCĐ 1. Thống kê khối lượng TSCĐ 1.1. Chỉ tiêu hiện vật của TSCĐ Người ta thường dựa vào đặc điểm vật chất của TSCĐ mà xác định cho chúng các đơn vị đo lường có thể là cái, chiếc, m2 Chính nhờ vậy mà chỉ tiêu hiện vật của TSCđ có khả năng biểu hiện chính xác giá trị sử dụng, công dụng Tổ bộ môn Kế toán 38 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  39. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp kinh tế của TSCĐ, rất cần thiết cho công tác cân đối kinh tế, cho việc lập kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên TSCĐ đo lường bằng chỉ tiêu hiện vật chỉ có thể áp dụng cho từng nhóm, từng loại riêng, không thể áp dụng thống nhất cho tất cả TSCĐ. Để có thể biểu hiện tổng khối lượng TSCĐ trong toàn đơn vị, toàn ngành, toàn bộ nền kinh tế quốc dân cần phải sử dụng chỉ tiêu giá trị cố định. 1.2. Chỉ tiêu giá trị TSCĐ Giá trị TSCĐ là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng TSCĐ bằng tiền tệ trong một thời kỳ nghiên cứu; cho phép phản ánh tổng hợp toàn bộ TSCĐ của từng doanh nghiệp, từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để tính chỉ tiêu giá trị TSCĐ thống kê phải tiến hành đánh giá chúng dựa trên các căn cứ: a- Giá trị ban đầu hoàn toàn (nguyên giá) Là tổng số chi phí đầu tư ban đầu dùng để xây dựng hoặc mua sắm TSCĐ ở trạng thái mới nguyên. Ưu điểm: Dễ tính toán, có thể xác định được toàn bộ số vốn đầu tư của doanh nghiệp và toàn nền kinh tế qua nhiều thời kỳ, do đó còn làm cơ sở để tính khấu hao. Nhược điểm: Không phản ảnh chính xác quy mô, khối lượng và hiện trạng của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. b- Giá trị ban đầu còn lại Là phần còn lại của giá trị ban đầu hoàn tàon sau khi đã trừ phần khấu hao TSCĐ. Ngoài ưu, nhược điểm tương tự giá ban đầu hoàn toàn, giá trị ban đầu còn lại có thể phản ánh được chính xác hiện trạng của từng loại TSCĐ trong từng thời kỳ nghiên cứu. c- Giá trị khôi phục hoàn toàn Là toàn bộ số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm TSCĐ ở thời gian trước được tính theo điều kiện giá cả hiện tại của cùng loại TSCĐ đó mới nguyên. Ưu điểm: Phản ánh quy mô của TSCĐ qua nhiều thời kỳ khác nhau, cũng như so sánh hiện trạng TSCĐ trong nền kinh tế. Nó được dùng để đánh giá lại TSCĐ. Nhược điểm: Khó tính toán, nhất là đối với các TSCĐ sản xuất từ lâu và đến nay không tiếp tục sản xuất nữa. d- Giá trị khôi phục còn lại Tổ bộ môn Kế toán 39 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  40. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Là phần còn lại của giá trị khôi phục hoàn toàn sau khi trừ phần khấu hao TSCĐ. Giá khôi phục còn lại cho ta biết được tình trạng hiện thời của TSCĐ. Do đó, nó là một trong những căn cứ để lập kế hoạch tái sản xuất TSCĐ, để bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và liên tục của nền kinh tế quốc dân. Qua bốn chỉ tiêu giá trị TSCĐ ở trên, ta they việc sử dụng chúng để nghiên cứu sự biến động TSCĐ là rất khó khăn. Có thể khắc phục khó khăn này bằng cách sử dụng giá cố định do Nhà nước ban hành. 2. Thống kê kết cấu TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ của từng nhóm TSCĐ so với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp (hoặc phạm vi rộng hơn: Cục quản lý, Bộ chủ quản, toàn nền kinh tế). Công thức tính như sau: Gi¸ trÞ cña mét lo¹i TSC§ Chỉ tiêu kết cấu TSCĐ = Gi¸ trÞ toµn bé TSC§ Nghiên cứu kết cấu TSCĐ có thể thấy được đặc điểm trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp hoặc ngành, đánh giá được trình độ phát triển kỹ thuật trong từng ngành, từng doanh nghiệp Qua việc phân tích, so sánh kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp cùng loại, có thể xác định kết cấu hợp lý, tiết kiệm vốn cố định mà lại đảm bảo sự đồng bộ tối ưu của TSCĐ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi đồng vốn doanh nghiệp. III- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNGVÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 1. Thống kê tình hình tăng giảm TSCĐ Để đánh giá chung tình hình biến động của TSCĐ, có bảng cân đối TSCĐ. Bảng này nêu rõ khối lượng TSCĐ có đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ và có cuối kỳ cho tổng số và từng loại TSCĐ.(xem biểu1) Trong bảng cân đối này, có thể sử dụng các giá ban đầu hoàn toàn, khôi phục hoàn toàn hoặc theo giá còn lại, nhưng tốt nhất là dùng giá khôi phục hoàn toàn để đánh giá TSCĐ. Tổ bộ môn Kế toán 40 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  41. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Tổ bộ môn Kế toán 41 Trường Cao Đẳng nghề Nam Định
  42. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Đơn vị tính: Chỉ Tăng trong năm Giảm trong năm tiêu Đầu Mới đưa Nơi khác Nguyên Chuyển Nguyên Cuối Tổng Loại bỏ Tổng Loại năm vào hoạt chuyển nhân đi nơi nhân năm cộng do cũ cộng TSCĐ động đến khác khác khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Đất 2.Nhà cửa 3.Vật KT . . 8.TCSĐ khác Tổng cộng Tổ bộ môn Kế toán Trường Cao42 Đẳng nghề Nam Định
  43. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Để xác định chung tình hình tăng, giảm TSCĐ, người ta tính hệ số tăng và hệ số giảm TSCĐ. HÖ sè t¨ng Gi¸ trÞ TSC§ t¨ng trong kú = TSC§ Gi¸ trÞ TSC§ cã cuèi kú HÖ sè gi¶ m Gi¸ trÞ TSC§ gi¶m trong kú = TSC§ Gi¸ trÞ TSC§ cã dÇu kú Các hệ số tăng, giảm TSCĐ phản ánh đầy đủ tình hình biến động của chỉ tiêu này trong năm. Tuy nhiên, để nghiên cứu chi tiết hơn, ta cần tính toán thêm các hệ số “đổi mới” và “loại bỏ” TSCĐ. Gi¸ trÞ TSC§ t¨ng míi trong kú HÖ sè dæi míi = TSC§ Gi¸ trÞ TSC§ cã cuèi kú HÖ sè lo¹i bá Gi¸ trÞ TSC§ cò lo¹i bá trong kú = TSC§ Gi¸ trÞ TSC§ cã dÇu kú Hai hệ số này phản ánh rõ nét về tình hình tăng thêm các máy móc thiết bị hiện đại hơn vào cấu thành TSCĐ có cuối kỳ, tức là sẽ phát huy tác dụng vào thời kỳ sắp tới, và tình hình loại bỏ các TSCĐ cũ, lạc hậu trong nền kinh tế nhằm đổi mới và nâng cao năng lực sản xuất của các công cụ lao động. 2. Thống kê hiện trạng TSCĐ Hiện trạng của TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả quá trình sản xuất. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Người ta phân biệt hai hình thức hao mòn của TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình còn gọi là hao mòn vật chất - do quá trình vận hành máy móc thiết bị hoặc do tác động phá hoại của thiên nhiên, làm cho TSCĐ bị giảm sút công suất, năng lực làm việc hoặc bị hư hỏng. Hình thức hao mòn này được xác định bằng hai cách: Cách thứ nhât: So sánh thời hạn sử dụng thực tế với thời hạn sử dụng định mức của TSCĐ. HÖ sè hao mßn Thêi h¹n sö dông thùc tÕ = h­u hinh TSC§ Thêi h¹n sö dông dÞnh møc Cách thứ hai: So sánh khối lượng sản phẩm thực tế và khối lượng sản phẩm định mức của TSCĐ HÖ sè hao mßn S¶ n l­îng d· s¶ n xuÊt cña TSC§ = h­u hinh TSC§ S¶ n l­îng dÞnh møc cña TSC§ 43
  44. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ được tính căn cứ vào mức đã khấu hao của TSCĐ. Tuy nhiên, ngoài quá trình hao mòn, TSCĐ còn có quá trình chống lại sự hao mòn thông qua những đợt sửa chữa lớn, vì vậy ta có công thức sau: Tæng sè khÊu hao Sè tiÒn d· chi phÝ HÖ sè tõ khi sö dông - dÓ söa ch­a lín dÕn kú b¸o c¸o TSC§ hao mßn = h­u hinh Gi¸ trÞ ban dÇu hoµn toµn cña TSC§ TSC§ Cùng với hệ số hao mòn, người ta còn tính hệ số còn dùng được của TSCĐ. HÖ sè cßn HÖ sè hao mßn dïng d­îc = 1 - h­u hinh cña TSC§ TSC§ Các hệ số hao mòn hữu hình trên có ý nghĩa thiết thực khi phân tích năng lực sản xuất của TSCĐ, đặc biệt là của bộ phận thiết bị sản xuất trong phạm vi từng doanh nghiệp và toàn ngành kinh tế. - Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ do đó những TSCĐ cùng loại nhưng được sản xuất ra với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình TSCĐ không phải do chúng sử dụng nhiều hay ít mà là do tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Hao mòn vô hình còn được xuất hiện cả khi chu kỳ sống của sản phẩm nào đó bị chấm dứt, tất yếu dẫn đến máy móc thiết bị để chế tạo ra sản phẩm đó cũng bị lạc hậu và mất tác dụng. 3.Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ cho DN. Để đánh giá một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng TSCĐ ta thường dùng một số chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu 1: So sánh giữa giá trị sử dụng của DN thực hiện trong năm với tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm Gi¸ trÞ s¶ n xuÊt H = Sd Tæng gi¸ trÞ TSC§ binh quan trong n¨m Trong đó: Tæng gi¸ trÞ Tæng gi¸ trÞ TSC§ Tæng gi¸ trÞ TSC§ dÇu n¨m cuèi n¨m TSC§ binh = 2 quan 44
  45. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho ta biết trong 1 năm cứ 1 đồng TSCĐ của DN tham gia vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Chỉ tiêu 2: So sánh giữa mức thu nhập của DN thực hiện trong năm với tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm. Tæng thu nhËp HSd = Tæng gi¸ trÞ TSC§ binh quan trong n¨m Chỉ tiêu này phản ánh: cứ 1 đồng TSCĐ của DN tham gia vào quá trình sản xuất đã góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập trong 1 năm. - Chỉ tiêu 3: Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp hoặc số chỗ làm việc Tæng gi¸ trÞ TSC§ binh quan trong n¨m H = tb Sè c«ng nhan trùc tiÕp s¶ n xuÊt hay sè chç lµm viÖc Trong đó: Htb- Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động Chỉ tiêu này cho biết, số TSCĐ đầu tư bình quân năm cần có bao nhiêu để tạo ra một chỗ làm việc cho người lao động. Tóm lại: Nghiên cứu thống kê hiệu quả sử dụng và tình hình sử dụng các TSCĐ giúp cho việc đánh giá đúng khả năng hoạt động của TSCĐ và từ đó đưa ra các quyết định: - Hiện đại hoá TSCĐ - Tăng cường TSCĐ - Bảo quản tốt và vận dụng TSCĐ tốt hơn nữa. IV- THỐNG KÊ THIẾT BỊ TRONG SẢN XUẤT 1. Thống kê số lượng thiết bị trong sản xuất Muốn tăng hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất trước hết đòi hỏi DN phải sử dụng đầy đủ lực lượng thiết bị hiện có trong phạm vi của DN. Thiết bị hiện có là tất cả số thiết bị sản xuất đã được tính vào bảng cân đối TSCĐ và ghi vào bảng kê TSCĐ của DN trong kỳ báo cáo, không phụ thuộc vào hiện trạng và vị trí của nó. Cơ cấu của thiết bị hiện có bao gồm: Thiết bị để làm việc, thiết bị để lắp nhưng chưa làm việc còn đang dự trữ thiết bị sửa chữa theo kế hoạch, thiết bị ngừng làm việc, thiết bị đang lắp hoặc chưa lắp. Thiết bị đã lắp là thiết bị sản xuất đã được lắp đặt vào địa điểm quy định trong thiết kế, có cơ cấu hoàn chỉnh và có thể làm việc được. Có thể tính số lượng thiết bị đã lắp bằng cách lấy số lượng thiết bị hiện có trừ đi số lượng thiết bị đang lắp và chưa lắp. Thiết bị làm việc thực tế là các thiết bị đã lắp và đã được sử dụng trong sản xuất ở kỳ báo cáo. 45
  46. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Thiết bị sửa chữa lớn theo kế hoạch: Là số thiết bị đang được sửa chữa theo kế hoạch đã quy định trong kỳ. Thiết bị dự phòng: là số thiết bị đã được lắp đặt nhưng được ding để dự phòng theo kế hoạch quy định Thiết bị bảo dưỡng: là số thiết bị được bảo dưỡng theo các cấp I, II, III do kỹ thuật quy định Thiết bị ngừng làm việc: là số thiết bị đã lắp, và theo kê hoạch nó cần phải làm việc, nhưng thực tế nó đã không làm việc vì một nguyên nhân nào đó như thiếu điện, mất nước, thiếu nguyên vật liệu Cấu thành số lượng thiết bị hiện có của DN có thể tóm tắt trong sơ đồ sau: Số thiết bị hiện có Số thiết Số thiết bị đã lắp bị chưa lắp Số thiết Số thiết bị Số thiết bị Số thiết bị Số thiết bị bị thực sửa chữa dự phòng bảo dưỡng ngừng việc tế làm theo kế việc hoạch Thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp hàng ngày, hàng tuần thường có sự thay đổi về số lượng. Do đó, muốn phản ánh số lượng thiết bị theo các loại: Hiện có, đã lắp, thực tế làm việc trong kỳ (tháng, quý, năm) cần tính chỉ tiêu số lượng thiết bị bình quân theo công thức: x x =  (theo công thức số bình quân số học giản đơn) n xT Hoặc x =  (Số bình quân số học gia quyền)  T Trong đó : x- là số lượng thiết bị co strong thời gian T T – là khoảng thời gian ứng với số lượng thiết bị x - Hệ số thiết bị hiện có: là tỷ số giữa số lượng thiết bị đã lắp với số lượng thiết bị hiện có của DN. Sè thiÕt bÞ d· l¾p binh quan H = LĐ Sè thiÕt bÞ hiÖn cã binh quan Hệ số này phản ánh trình độ kịp thời của việc sử dụng số lượng thiết bị hiện có. Qua đó cũng phát hiện một cách tương đối số thiết bị đã đưa về DN nhưng chưa được lắp, tức là chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để làm việc. 46
  47. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp - Hệ số sử dụng thiết bị đã lắp là tỷ số giữa số lượng thiết bị thực tế làm việc với số lượng thiết bị đã lắp. Sè thiÕt bÞ thùc tÕ lµm viÖc binh quan H = SL Sè thiÕt bÞ hiÖn d· l¾p binh quan Qua đó phản ánh trình độ sử dụng số lượng thiết bị đã lắp cũng như số thiết bị dự trữ, hoặc lắp rồi mà chưa được sử dụng do hư hỏng - Hệ số sử dụng thiết bị hiện có là tỷ số giữa số lượng thiết bị thực tế làm việc với số lượng thiết bị hiện có. Sè thiÕt bÞ thùc tÕ lµm viÖc binh quan H = HC Sè thiÕt bÞ hiÖn cã binh quan Qua hệ số này có thể thấy một cách khái quát tình hình sử dụng thiết bị sản xuất về mặt số lượng trong DN. HHC = HLĐ x HSD Kết quả tính toán phản ảnh mức độ hoàn thành sử dụng số lượng thiết bị, cũng như số thiết bị ngừng việc ngoài kế hoạch 2. Thống kê thời gian thiết bị sản xuất Sử dụng tốt thời gian của thiết bị sản xuất là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và tăng khối lượng sản phẩm trong DN. Thống kê nghiên cứu chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình độ sử dụng thời gian của thiết bị qua đó phát hiện các nguyên nhân không sử dụng hết thời gian cho phép, để có biện pháp cải tiến công tác, tận dụng triệt để thời gian có thể sử dụng của thiết bị. Để nêu lên một cách đầy đủ tình hình sử dụng thời gian của thiết bị, cần phải thống kê cả thời gian đã được sử dụng và thời gian chưa được sử dụng của thiết bị đã lắp. Khi tính toán thời gian của thiết bị ta có thể dùng nhiều đơn vị tính khác nhau như: phút, giờ, ca, ngày. Thực tế thường dùng nhất là đơn vị giờ. Thời gian của thiết bị sản xuất gồm các loại sau đây: * Tổng số giờ máy theo lịch (kí hiệu: Tml) - Đối với 1 máy tính theo công thức: Tml = 24h x số ngày lịch của kỳ báo cáo. - Đối với nhiều máy cùng loại: Sè ngµy lÞch Sè m¸y l¾p binh Tml = 24h x x cña kú b¸o c¸o quan kú b¸o c¸o */Tổng số giờ máy chế độ: là tổng số giừ máy tính theo số ngày và số ca làm việc theo chế độ Nhà nước quy định. - Đối với 1 máy tính theo công thức: 47
  48. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Sè ca chÕ dé Sè ngµy lµm viÖc Tmcđ = 8h x x quy dÞnh chÕ dé kú b¸o c¸o - Đối với nhiều máy cùng loại: Sè ca Sè ngµy lµm Sè m¸y l¾p Tmcđ = 8h x chÕ dé x viÖc chÕ dé x binh quan quy dÞnh kú b¸o c¸o kú b¸o c¸o */ Tổng số giờ máy làm việc thực tế là tổng số giờ máy tham gia vào quá trình sản xuất kể cả khâu chuẩn bị cho máy làm việc. */ Tổng số giờ máy hoạt động là tổng số giờ thiết bị trực tiếp tác động đến đối tượng lao động để sản xuất sản phẩm. */ Tổng số giờ máy có ích là số giờ máy dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm hợp cách, cũng tính bằng cách lấy tổng số giờ máy hoạt động trừ đi số giờ máy hao phí cho phế phẩm. Trong toàn bộ các loại thời gian trên đây thì tổng số giờ máy theo lịch là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ nhất quỹ thời gian của thiết bị trong kỳ. 3. Thống kê năng suất thiết bị sản xuất Khối lượng sản phẩm do máy sản xuất ra không chỉ chịu ảnh hưởng của thời gian máy làm việc, mà còn chịu ảnh hưởng bởi năng suất của máy. Thống kê nghiên cứu chỉ tiêu này nhằm phát hiện nguyên nhân không sử dụng hết năng suất để có biện pháp cải tiến công tác, phát huy sáng kiến, tận dụng và nâng cao năng lực làm việc của thiết bị. Mức năng suất của thiết bị sản xuất là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian máy hao phí. Nếu ta ký hiệu: Qm là khối lượng sản phẩm do máy sản xuất Tm là số giờ máy hao phí để sản xuất khối lượng sản phẩm Qm U là mức năng suất thiết bị Ta có công thức tính mức năng suất thiết bị như sau: Q U = m Tm Đem so sánh mức năng suất thực tế với kế hoạch hay thực tế kỳ báo cáo với thực tế kỳ gốc có chỉ tiêu tương đối phản ánh trình độ hoàn thành kế hoạch (hay biến động) năng suất thiết. Chỉ số này được tính theo công thức: U I = 1 U 0 48
  49. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Để phản ánh tổng hợp trình độ sử dụng năng suất của nhóm thiết bị cùng loại ta có thể dùng hệ thống chỉ số: chỉ số cấu thành khả biến, chỉ số cấu thành cố định và chỉ số ảnh hưởng biến động kết cấu. Ibk = Ic.đ x Ik.c U d U d  U d 1 m1 = 1 m1 x 0 m1  U0dm0  U0dm1  U0dm0 Dựa trên hệ thống chỉ số ta có thể phân tích được ảnh hưởng của biến động kết cấu thời gian máy trên đến sự biến động mức năng suất bình quân của thiết bị. Khi nghiên cứu sự biến động của mức năng suất thiết bị, thống kê thường áp dụng phương pháp chỉ số. Tuỳ theo tình hình cụ thể của lực lượng thiết bị ding vào sản xuất và khối lượng sản phẩm do thiết bị tạo ra mà áp dụng dạng chỉ số nào cho phù hợp. Trong thực tế việc sử dụng thiết bị sản xuất để sản xuất sản phẩm ở các DN có thể xảy ra một trong 4 trường hợp sau: 1. Dùng một loại thiết bị để sản xuất một loại sản phẩm 2. Dùng nhiều loại thiết bị để sản xuất ra một loại sản phẩm 3. Dùng một loại thiết bị để sản xuất nhiều loại sản phẩm 4. Dùng nhiều loại thiết bị để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm Trường hợp thứ nhất: Có thể tính số năng suất thiết bị dựa vào khối lượng sản phẩm biểu hiện bằng hiện vật. Chỉ số có dạng: Q Q hv hv 1 ; 0 Tm Tm 1 0 Trường hợp thứ hai: Do dùng nhiều loại thiết bị để sản xuất một loại sản phẩm nên ta không thể theo dõi được khối lượng sản phẩm biểu hiện bằng hiện vật của từng loại thiết bị làm ra. Vì vậy trường hợp này không thể áp dụng chỉ số năng suất thiết bị biểu hiện bằng hiện vật để nghiên cứu sự biến động của năng suất thiết bị như trường hợp thứ nhất. Trường hợp thứ ba và thứ tư: Chỉ số năng suất thiết bị cũng không thể tính giống như trường hợp thứ nhất vì không thể trực tiếp cộng những sản phẩm không cùng tên biểu hiện bằng hiện vật. Để phản ánh đúng tình hình năng suất thiết bị trong các trường hợp này ta có thể dùng giá trị chế biến định mức hoặc thời gian máy hao phí định mức. Chỉ số hoàn thành định mức thời gian máy hao phí được tính theo công thức: tm q k 1 tm1q1 49
  50. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Trong đó: tm1 và tmk – thời gian hao phí (tính bằng giờ hay phút) để hoàn thành một chi tiết hay sản phẩm thực tế và định mức q1- là số lượng chi tiết hay sản phẩm do từng loại thiết bị sản xuất làm ra ở kỳ báo cáo Chỉ số này là tỷ lệ giữa thời gian hao phí theo định mức cho sản phẩm đã sản xuất với thời gian ha phí thực tế. Kết quả tính toán được là số tương đối phản ánh trình độ sử dụng năng suất thiết bị trong thời kỳ. So sánh chỉ số hoàn thành định mức thời gian máy hao phí giữa các thời kỳ, sẽ they được tình hình biến động năng suất thiết bị kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Chỉ số nghiên cứu sự biến động năng suất thiết bị trong các trường hợp này có dạng: tm q tm q I = k 1 : k 0 tm1q1 tm0q0 Định mức thời gian máy hao phí để hoàn thành một chi tiết hay sản phẩm sản xuất giữa các thời kỳ phải thống nhất, thì chỉ số năng suất thiết trên đây mới có ý nghĩa. VD: Có tài liệu sau đây về tình hình sử dụng máy tiện ở DN cơ khí trong kỳ báo cáo. Định mức thời Khối lượng sản phẩm sản xuất (cái) Loại sản phẩm gian máy cho 1 đơn vị SP (giờ) Kỳ gốc Kỳ báo cáo - Sản phẩm A 0,22 4.500 5.000 - Sản phẩm B 0,26 8.000 8.000 - Sản phẩm C 0,12 1.250 1.200 Tổng số giờ máy tiện làm việc thực tế ở kỳ báo cáo là: 2.620 giờ máy; kỳ gốc là 2.850 giờ máy. Từ số liệu trên ta tính được: Chỉ số hoàn thành định mức thời gian hao phí kỳ báo cáo: (5.000x 0,22) (8.000x0,26) (1.200x0,12) 3.324 = = 1,261 hay 126,1% 2.620 2.620 Kỳ gốc là: (4.500x 0,22) (8.000x0,26) (1.250x0,12) 3.220 = = 1,129 hay 112,9% 2.850 2.850 Chỉ số năng suất máy tiện kỳ báo cáo so với kỳ gốc: I = 1,261/ 1,129 = 1,116 hay 111,6% tăng lên 11,6% 50
  51. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 4. Thống kê sử dụng tổng hợp thiết bị sản xuất Để xác định hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất tổng hợp trên 3 mặt: Số lượng, thời gian và năng suất đối với việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, cần nghiên cứu tình hình sử dụng thiết bị sản xuất theo khối lượng công tác. Xét chỉ số nghiên cứu ảnh hưởng của trình độ sử dụng thiết bị sản xuất đến khối lượng sản phẩm sản xuất. Q Từ công thức : U = m -> Qm = U x Tm Tm Ta có chỉ số khối lượng sản phẩm của thiết bị sản xuất như sau: Q m U Tm U Tm 1 =  1 1 x  0 1 T U Tm U Tm m0  0 1  0 0 Qm - Qm = ( Um Tm - Um Tm ) + ( Um Tm - Um Tm )  1  0  1 1  0 1  0 1  0 0 Vế bên phải đẳng thức trên: Chỉ số thứ nhất phản ánh ảnh hưởng sự thay đổi năng suất thiết bị đến sự biến động khối lượng sản phẩm sản xuất. Chỉ số thứ hai phản ánh ảnh hưởng sự thay đổi số lượng thời gian máy làm việc thực tế đến sự biến động khối lượng snr phẩm sản xuất. Tổng số giờ làm việc thực tế của thiết bị sản xuất tăng lên hay giảm đI không những phụ thuộc vào trình độ sử dụng độ dài ca máy, số ca máy làm việc trong một ngày và số ngày làm việc thực tế bình quân của 1 máy, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ sử dụng số lượng của thiết bị sản xuất. Do đó cần phải đi sâu phân tích ảnh hưởng của trình độ sử dụng thiết bị sản xuất trên tất cả các mặt trên sự biến động của khối lượng sản phẩm máy hoàn thành. Giữa các nhân tố sử dụng thiết bị về năng suất, thời gian và số lượng với khối lượng sản phẩm sản xuất có thể biểu hiện bằng phương trình kinh tế sau: Khèi l­îng s¶ n Tæng sè giê Tæng sè ca Khèi l­îng s¶ n phÈm s¶ n xuÊt m¸y lµm viÖc m¸y lµm viÖc = x x x phÈm s¶ n xuÊt Tæng sè giê m¸y Tæng sè ca m¸y Tæng sè ngµy lµm viÖc lµm viÖc m¸y lµm viÖc Tæng sè ngµy Sè m¸y lµm viÖc Sè m¸y d· l¾p m¸y lµm viÖc thùc tÕ binh quan binh quan Sè m¸y hiÖn cã x x x Sè m¸y lµm viÖc Sè m¸y d· l¾p Sè m¸y hiÖn cã binh quan thùc tÕ binh quan binh quan binh quan Phương trình trên nêu lên mối liên hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất với các nhân tố sử dụng thiết bị sản xuất: 51
  52. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Khèi l­îng N¨ng suÊt §é dµi Sè ca m¸y Sè ngµy lµm viÖc s¶ n phÈm = binh quan 1 x binh quan x lµm viÖc binh x binh quan 1 m¸y x s¶ n xuÊt giê m¸y 1 ca m¸y quan 1 mgµy lµm viÖc thùc tÕ HÖ sè sö dông HÖ sè l¾p Sè thiÕt bÞ ThiÕt bÞ x dÆt thiÕt bÞ x hiÖn cã d· l¾p hiÖn cã binh quan Các nhân tố của phương trình trên có thể ký hiệu như sau: a- Năng suất bình quân 1 giờ máy b- Độ dài bình quân 1 ca máy c- Số ca máy làm việc bình quân 1 ngày d- Số ngày làm việc bình quân 1 máy làm việc thực tế e- Hệ số sử dụng thiết bị lắp đặt. f- Hệ số lắp đặt thiết bị hiện có g- Số thiết bị hiện có bình quân Hệ thống chỉ số phản ánh mối quan hệ trên được thể hiện Qm a b c d e f g 1 = 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 Qm0 a0 b0 c0 d0 e0 f0 g0 Lượng tăng tuyệt đối: Qm1- Qm0 = (a1 – a0)b1c1d1e1f1g1 + a0 (b1 – b0) c1d1e1f1g1 + a0b0 (c1- c0)d1e1f1g1 + a0b0c = (d1 – d0)e1f1g1+ a0b0c0d0 (e1 – e0)f1g = a0b0c0d0e0 (f1 – f0)g1 + a0b0c0d0e0f0 (g1-g0) Ví dụ: Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu Kỳ gốc Kỳ báo cáo tính Sản lượng vải sản xuất mét Qm 1.500 1.820 Năng suất giờ máy mét a 2,5 2,8 Độ dài bình quân ca máy Giờ b 6,97 7,2 Hệ số ca máy bình quân Ca c 2,0 2,5 Số ngày làm việc bình Ngày d 6,1 4,5 quân 1 máy lắp Số máy đã lắp bình quân Chiếc e 7,0 8,0 52
  53. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp Vận dụng hệ thống chỉ số ta tính được các kết quả: Chỉ số biến động khối lượng sản phẩm giữa hai kỳ Qm a b c d e 1.820 1 = 1 1 1 1 1 = = 1,216 Qm a b c d e 1.500 0 0 0 0 0 0 Số tuyệt đối, khối lượng vải tăng lên 320m = 1820 – 1500 Do ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng máy; Chỉ số biến động năng suất giờ máy: a b c d e 2,8 x 7,2 x 2,5 x 4,5 x 8 1820 1 1 1 1 1 = = = 1,12 a b c d e 2,5 x 7,2 x 2,5 x 4,5 x 8 1631 0 1 1 1 1 Số tuyệt đối: khối lượng vải tăng lên 189m = 1820 - 1631 Chỉ số biến động độ dài bình quân ca máy: a b c d e 2,5 x 7,2 x 2,5 x 4,5 x 8 1631 0 1 1 1 1 = = = 1,03 a b c d e 2,5 x 6,97 x 2,5 x 4,5 x 8 1583 0 0 1 1 1 Số tuyệt đối khối lượng vải tăng lên 48m = 1631 – 1583 Chỉ số biến động hệ số ca máy bình quân 1 ngày. a b c d e 2,5 x 6,97 x 2,5 x 4,5 x 8 1583 0 0 1 1 1 = = = 1,25 a b c d e 2,5 x 6,97 x 2,0 x 4,5 x 8 1270 0 0 0 1 1 Số tuyệt đối, khối lượng vải tăng lên 313 = 1583 – 1270 = 1,25 Chỉ số biến động số ngày làm việc bình quân của 1 máy đã lắp. a b c d e 2,5 x 6,97 x 2,0 x 4,5 x 8 1270 0 0 0 1 1 = = = 0,740 a b c d e 2,5 x 6,97 x 2,0 x 6,1 x 8 1712 0 0 0 0 1 Số tuyệt đối, khối lượng vải giảm xuống (- 442m) = 1270 – 1712 Chỉ số biến động số máy đã lắp bình quân. a b c d e 2,5 x 6,97 x 2,0 x 6,1 x 8 1712 0 0 0 0 1 = = = 1,14 a b c d e 2,5 x 6,97 x 2,0 x 6,1 x 7 1500 0 0 0 0 1 Số tuyệt đối, khối lượng vải tăng lên 212m = 1712 – 1500 Tập hợp kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sử dụng máy đến biến động khối lượng sản phẩm theo hệ thống chỉ số: Số tương đối: 1,216 = 1,12 x 1,03 x 1,25 x 0,74 x 1,14 Số tuyệt đối : 320m = 189m + 48m + 313m – 412m + 212m 53
  54. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp CÂU HỎI, BÀI TẬP ÁP DỤNG A. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày kháI niệm, nội dung và cách phân loại TSCĐ trong các doanh nghiệp? 2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ? ý nghĩa của từng phương pháp đánh giá đối với công tác quản lý doanh nghiệp? 3. Trình bày cách xác định các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp 4. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động của năng suất máy móc thiết bị bình quân theo hệ thống chỉ số? Cho ví dụ? 5. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất tổng hợp máy móc thiết bị với sản lượng do máy sản xuất ra. B. Bài tập áp dụng Bài 1: Có số liệu về tình hình sản xuất của 2 bộ phận dệt cùng sản xuất 1 loại vải trong một doanh nghiệp dệt được tổng hợp như sau: Kỳ gốc Kỳ báo cáo Tên bộ phận máy dệt Số lượng Giờ máy làm Số lượng Giờ máy làm (mét) việc TT (mét) việc TT 1. Bộ phận A 80.000 20.000 110.000 22.000 2. Bộ phận B 54.000 27.000 90.000 30.000 Cộng 134.000 47.000 200.000 52.000 Yêu cầu: Tính toán và phân tích sự biến động mức năng suất bình quân chung của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. Bài 2: Có số liệu về tình hình sử dụng thời gian thiết bị và sản lượng sản phẩm do máy sản xuất ra trong doanh nghiệp công nghiệp A được tổng hợp theo bảng sau: Hệ thống chỉ tiêu Tháng 3 Tháng 4 1. Số máy làm việc thực tế bình quân (cái) 30 32 2. Tổng số ca máy làm việc thực tế (ca) 2.250 2.180 54
  55. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 3. Tổng số giờ máy làm việc thực tế 15.750 14.600 4. Tổng số ngày máy làm việc thực tế (ngày) 750 768 5. Số lượng sản phẩm do máy sản xuất ra (m) 1.340.000 2.000.000 Yêu cầu: 1. Phân tích sự biến động năng suất bình quân 1 máy làm việc do ảnh hưởng của trình độ sử dụng thời gian máy tháng 4 so với tháng 3 ? 2. Phân tích sự biến động sản lượng do máy sản xuất ra do ảnh hưởng bởi năng suất máy và số máy làm việc thực tế bình quân tháng 4 so với tháng 3? Bài 3: Có số liệu về tình hình sử dụng máy móc thiết bị ở một doanh nghiệp công nghiệp A như sau: Hệ thống chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 1. Số máy hiện có bình quân (cái) 35 38 2. Số máy lắp đặt bình quân (caí) 34 36 3. Số máy làm việc thực tế bình quân (ca máy) 32 36 4. Tổng số ca máy làm việc thực tế (ca máy) 704 864 5. Tổng số ngày máy làm việc thực tế (ca máy) 1760 2419 6. Tổng số giờ máy làm việc thực tế (giờ máy) 13200 17417 7. Giá trị sản xuất (triệu đồng) 15480 27867 Yêu cầu: 1. Phân tích sự biến động tổng giờ máy làm việc thực tế toàn doanh nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc? 2. Phân tích sự biến động giá trị sản xuất của doanh nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc do ảnh hưởng bởi các nhân tố tổng hợp sử dụng máy móc thiết bị. 55