Giáo trình khởi sự kinh doanh

doc 214 trang phuongnguyen 4450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình khởi sự kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_khoi_su_kinh_doanh.doc

Nội dung text: Giáo trình khởi sự kinh doanh

  1. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum GIÁO TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH - 1 -
  2. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DOANH NHÂN NỘI DUNG  Khái niệm doanh nhân, sự khác biệt giữa doanh nhân với người sáng lập, chủ sở hữu, nhà quản lý cấp cao (CEO).  Đặc điểm lao động và những tố chất cần thiết để trở thành doanh nhân.  Phát triển năng lực doanh nhân.  Tìm kiếm cố vấn trong quá trình tạo lập và điều hành doanh nghiệp. HƯỚNG DẪN HỌC MỤC TIÊU HỌC - Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm Sau khi học bài này, học viên có thể: bắt các nội dung chính. . Hiểu bản chất và đặc điểm lao động - Làm bài tập và luyện thi trắc của doanh nhân. nghiệm theo yêu cầu của từng bài. . Biết cách phát triển năng lực doanh - Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực nhân của bản thân. tế để minh họa cho nội dung bài . Biết điểm mạnh/yếu của mình để từ học. - 2 - đó có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên - Cập nhật những thông tin về kinh ngoài. tế, xã hội trên báo, đài, tivi, mạng internet và tự đánh giá tác động của chúng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
  3. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI: Ebay: Câu chuyện kinh doanh kinh điển. Sự ra đời của Ebay, trang web đấu giá trực tuyến lớn nhất, đã tạo nên một câu chuyện kinh doanh về quá trình khởi nghiệp của một doanh nhân. Mặc dù Ebay rất thành công nhưng câu chuyện về cách thức khởi nghiệp của công ty thì không có gì đặc biệt. Câu chuyện bắt đầu với một doanh nhân nhận thức được cơ hội và bằng đam mê, sự cần cù và sẵn sàng hợp tác với người khác đã gây dựng nên một doanh nghiệp thành công. Pierre Omidyar là một kỹ sư phần mềm. Sinh ra tại Pháp vào năm 1967, ông đã cùng gia đình sang định cư tại Mỹ. Đam mê máy tính từ bé, ông tốt nghiệp trường đại học Tuft với tấm bằng kỹ sư máy tính. Sau khi tốt nghiệp, Omidyar làm việc với Claris và cùng sáng lập công ty có tên là Ink Development, một công ty phát triển phần mềm dùng bút. Cuối cùng, Ink thất bại những vẫn duy trì được hệ thống máy tính mà Omidyar phát triển. Sau đó, hệ thống này đã trở thành xương sống cho một hệ thống bán lẻ trực tuyến mới gọi là eShop. Omidyar đã tích lũy được kinh nghiệm giá trị giúp eshop tăng nguồn vốn cho công ty. Tiếp đến, anh rời công ty và tiếp nhận tại vị trí của General Magic. Tuy nhiên, kinh nghiệm với tư cách là nhà doanh nghiệp trẻ sẽ là vô giá với khả năng của anh - 3 -
  4. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum trong việc hình thành ý tưởng, khởi sự và chuyển một doanh nghiệp mới thành một công ty thành công. Có hai cách giải thích về cách mà eBay khởi sự. Cách giải thích lãng mạn là vào một buổi ăn tối, bạn gái của Omidyar, một nhà sưu tầm Pez dispenses, hỏi Omidyar liệu anh có thể mở một trang web cho những người sưu tầm như cô không. Mặc dù đây là một câu chuyện mủi lòng nhưng sự thật là Omidyar đã phải suy nghĩ làm cahcsh nào để tạo ra một trang đấu giá trực tuyến. Cách giải thích thức hai và cũng chính xác hơn về cách eBay khởi sự là do chính Omidyar tự giải thích như sau: Sự thật là trước khi theo đuổi Pezmania, tôi đã nghĩ làm cách nào để tạo ra một thị trường hiệu quả, tạo ra một sân chơi mà mọi người có thể truy cập cùng một thông tin và có thể cạnh tranh cùng với những điều khoản. Là một kỹ sư phần mềm, tôi đã làm việc cho một số công ty ở thung lũng Silicon và tôi cùng sáng lập một trang thương mại điện tử đầu tiên. Điều này đã giúp tôi nghĩ rằng có lẽ internet là nơi tạo ra một thị trường hiệu quả như thế. Không chỉ là một nơi mà các công ty lớn bán hàng cho khách hàng và tấn công họ bằng các chương trình quảng cáo rầm rộ mà đó còn là nơi mà mọi người có thể trao đổi với nhau. Tôi nghĩ nếu bạn có thể đem đủ số người lại với nhau va cho phép họ trả tiền cho bất cứ thứ gì họ nghĩ là đáng giá thì người ta có thể nhận biết được các giá trị thực và cuối cùng nơi đây sẽ tạo ra một hệ thống công bằng hơn- một tình thế thắng- thắng cho cả người mua và cả người bán. Để thực hiện ý tưởng này, Omidyar đã mở một trang web gọ là AuctionWeb (trang đấu giá). Trang này rất đơn giản nhưng nó lại cung cấp được một hình thức đấu giá tiện lợi cho phép những ai muốn bán và mua mọi thứ đều có thể gặp nhau. Vào một ngày Quốc tế lao động năm 1995, Omidyar đã thông báo về dịch vụ miễn phí trên trang “What’s new” của Yahoo. Trước đó khá lâu, khách hàng đã bắt đầu đặt vấn đề. Mặc dù Omidyar tính một mức phí rất nhỏ cho người bán nhưng công ty anh đã có lãi ngay từ ngày đầu tiên. Tiếp đến, Omidyar tìm được đối tác tên là Jeff Skoll, người có những kỹ năng mà Omidyar còn thiếu. không như Omidyar có kiến thức nền về máy tính, Skoll có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh và nhiều trải nghiệm trong kinh doanh. Cái tên eBay chưa hiện hữu cho đến mùa Thu năm 1999. Omidyar thích tên “echo Bay” nhưng khi anh đăng ký tên miền thì mới biết có người đăng ký tên www.echobay.com, vì thế anh đã rút ngắn tên thành eBay, và nó nghe cũng có vẻ hợp lý. - 4 -
  5. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Cuối năm 1997, eBay tăng nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm mà Omidyar gặp trong lần thất bại với công ty đầu tiên. Tuy nhiên, eBay chưa bao giờ sử dụng nguồn vốn mạo hiểm này. Thay vì thế, công ty đã yêu cầu các nhà đầu tư vốn giúp họ xây dựng nhóm quản lý hàng đầu. Nhờ vậy họ đã thuê được Meg Whitman, một chuyên gia đã chèo lái con tày eBay từ tháng 3 năm 1999. công ty đã xây dựng nhiều quan hệ hợp tác giúp đẩy nhanh sự phát triển của công ty. Chẳng hạn, chắc chức năng hosting của eBay là do hai công ty mà công chúng không biết đến cung cấp nhưng họ đã duy trì cho trang web của eBay hoạt động suốt 24h mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần trong tình trạng an toàn, cập nhật. Pierre Omidyar và nhóm của ông đã tạo ra một công ty đẳng cấp quốc tế. Công ty bây giờ đã có 41 triệu người sử dụng và tiếp tục tăng trưởng, tiếp tục sinh lợi. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Theo số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tính đến năm 2010 dân số Việt Nam vào khoảng 86 triệu người và mặc dù thu nhập bình quân theo đầu người lần đầu tiên đạt 1024 USD/năm, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo. Lịch sử phát triển của khu vực Đông Á đã chứng minh, 30 năm là thời gian đủ để một quốc gia lạc hậu trở nên phát triển. Trong vòng 30 năm, Nhật Bản từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã vươn lên trở thành một siêu cường quốc thứ hai thế giới. Hàn Quốc từ một nước bị ảnh hưởng của nội chiến đã vươn lên để trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển và được thế giới biết đến qua các thương hiệu như Samsung, LG, Hyundai Cũng trong khoảng thời gian này Singapore từ một quốc đảo mới giành được độc lập đã phát triển thành trung tâm tài chính – kinh tế của khu vực. Việc các quốc gia nói trên có thể phát triển được như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp rất nhiều từ các doanh nghiệp nói chung và các doanh nhân nói riêng. Vậy để Việt Nam có thể đạt được sự phát triển như các quốc gia trong khu vực Đông Á, doanh nhân Việt Nam cần phải làm gì? Câu hỏi: 1. Nếu bạn là doanh nhân, bạn cần có những tố chất như thế nào? 2. Quan điểm của bạn về khát vọng làm giàu của doanh nhân Việt Nam hiện nay? 1.1 Doanh nhân - 5 -
  6. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum 1.1.1. Khái niệm doanh nhân 1.1.1.1. Người sáng lập doanh nghiệp Nói đến người sáng lập doanh nghiệp là nói đến những thành viên đầu tiên tham gia vào quá trình hình thành một doanh nghiệp.  Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty hợp danh, Công ty cổ phần thì Luật doanh nghiệp năm 2005 có đề cập đến thành viên sáng lập như sau: o “Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của Công ty TNHH, Công ty hợp danh”. o “Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của Công ty cổ phần”. Như vậy có thể hiểu người sáng lập là những người chủ sở hữu đầu tiên của doanh nghiệp, họ bỏ vốn ra kinh doanh, tham gia xây dựng và ký thông qua bản Điều lệ đầu tiên của doanh nghiệp.  Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, do nguồn gốc hình thành và quá trình hoạt động gắn liền với một các nhân (tổ chức) nên người sáng lập đồng thời cũng là chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu thường trực tiếp điều hành hoặc cử đại diện tham gia điều hành doanh nghiệp (đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức thành lập).  Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, thông thường do số lượng thành viên cũng tương đối hạn chế, chủ sở hữu có thể là người sáng lập hoặc được chuyển nhượng lại nhưng thường trực tiếp tham gia vào bộ máy điều hành doanh nghiệp. Nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với cổ đông sáng lập, Luật Doanh nghiệp quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đầy đủ trong 90 ngày. Trong thời hạn 3 năm, các cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cho nhau nhưng không được chuyển nhượng ra bên ngoài nếu chưa được Đại hội đồng cổ đông cho phép. Điều này cũng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và cổ đông nhỏ đồng thời đảm bảo sự ổn định nhất định cho doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian đầu hoạt động. Sau khi doanh nghiệp hoạt động ổn định được 3 năm, mọi hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. - 6 -
  7. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum 1.1.1.2. Chủ sở hữu. Chủ sở hữu được hiểu là người sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thể trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc ủy quyền điều hành cho người khác (Giám đốc điều hành) và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi vốn góp của mình vào doanh nghiệp (trừ chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh). Xét về hình thức sở hữu, doanh nghiệp có thể có một chủ sở hữu (đơn sở hữu) có thể có nhiều chủ sở hữu (đa sở hữu).  Doanh nghiệp đơn sở hữu, người chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp nhưng có thể có rủi ro hơn trong kinh doanh và khó khăn hơn khi huy động vốn.  Trong một doanh nghiệp đa sở hữu, mối quan hệ hay sự phân chia quyền lực giữa các chủ sở hữu sẽ phụ thuộc vào phần vốn góp của họ vào doanh nghiệp, mối quan hệ này là mối quan hệ đối vốn. Doanh nghiệp đa sở hữu có thể hạn chế được những rủi ro và khó khăn này nhờ số lượng chủ sở hữu đông đảo hơn, họ cùng chia sẻ quyền lực và cùng gánh chịu những rủi ro có thể xảy ra. g Về quyền sở hữu và điều hành. Trước đây, tron giai đoạn phát triển tự phát của khoa học quản trị (trước 1911), quyền sở hữu và quyền điều hành thường đi cùng nhau, khi đó người sở hữu cũng trực tiếp tham gia vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các giai đoạn sau, do quy mô và mức độ phức tạp trong quản lý tăng lên, hai vai trò này có xu hướng tách ra để tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả cũng như tạo sự cân bằng về quyền lực trong doanh nghiệp. 1.1.1.3. Giám đốc điều hành - CEO Amelio (trái)&Steve Balmer CEO Rick Wagoner của tập - CEO của Microsoft đoàn GM Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer - CEO) được hiểu là nhà quản trị cấp cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản - 7 -
  8. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp, tập đoàn, công ty hay tổ chức. Cần phân biệt hoạt động quản trị doanh nghiệp của bộ máy điều hành và hoạt động quản trị công ty trong công ty đại chúng (công ty cổ phần). Trong công ty, CEO là người đứng đầu Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, CEO có thể là chủ sở hữu công ty (cổ đông) hoặc cá nhân độc lập từ bên ngoài. Cùng với Ban lãnh đạo này là một Ban giám sát (Hội đồng quản trị) phụ trách việc định hướng cho công ty, được bầu ra từ các cổ đông. Hai lực lượng này được tổ chức bởi những con người khác nhau, CEO đứng đầu Ban lãnh đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị đứng đầu Ban giám sát, điều này nhằm đảm bảo sự độc lập trong điều hành của Ban lãnh đạo với sự cai quản của Ban giám sát, đồng thời phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực, tránh sự tập trung quyền lực quá mức vào một cá nhân. Nhìn chung, CEO được hiểu là người có quyền điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Để làm tốt nhiệm vụ này, CEO cần phải có kiến thức và kỹ năng đa lĩnh vực. Ngoài các kiến thức và kỹ năng kinh doanh, CEO còn phải am hiểu về luật pháp, nhân sự, tài chính, kế toán, thuế 1.1.1.4. Doanh nhân họ là ai?  Khái niệm về doanh nhân: Doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90 của thế kỷ 20. Thực chất có rất nhiều cách hiểu về doanh nhân, thậm chí theo nghĩa rộng, nhiều người còn cho rằng doanh nhân là người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong phạm vi cuốn sách này, Doanh nhân được hiểu là những người tự bỏ vốn ra tiến hành sản xuất – kinh doanh và tự điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của chính mình. Với quan niệm như vậy, giám đốc những doanh nghiệp nhà nước hiện còn tồn tại, những doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, các giám đốc điều hành “đi làm thuê” sẽ không được coi là doanh nhân.  Quan niệm về doanh nhân qua từng thời kỳ:  Thời phong kiến, các doanh nhân (thương gia, thương nhân) thời đó đứng cuối trong bậc thang xã hội (“Sĩ, nông, công, thương”) và không được coi trọng. Chính vì vậy, khi thành công, họ sẽ cố đầu tư cho con đi học, đi thi để gia nhập vào tầng lớp “Sĩ” (quan lại, sĩ phu ) hoặc về quê mua ruộng, mua đất để tự “nông dân hóa” và gia nhập lại tầng lớp “nông”. Suốt thời kỳ này, doanh nhân không được coi là một tầng lớp có địa vị trong xã hội và không phát triển được.  Thời thực dân, tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát - 8 -
  9. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum triển. Về mặt số lượng, họ khá đông đảo và bắt đầu một quá trình tích tụ vốn, tri thức và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh, cạnh tranh với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà  Sau giải phóng, tầng lớp doanh nhân gần như bị phân rã, họ không xuất hiện và không được công nhận trong xã hội.  Năm 1990 đánh dấu sự ra đời của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, sau này là Luật doanh nghiệp (2005), đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, cùng với đó là sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Xã hội cũng ngày càng có cách nhìn nhận đúng đắn về tầng lớp doanh nhân. Từ năm 2004, ngày 13/10 là ngày được chọn để tôn vinh doanh nhân Việt Nam và những đóng góp của họ. Như vậy, doanh nhân – họ là ai? Với quan điểm như trên, doanh nhân có thể là người sáng lập hoặc không trực tiếp sáng lập doanh nghiệp, nhưng họ chính là chủ sở hữu và trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Với kiến thức và kỹ năng cần thiết; với ý chí và sự tự tin, với nghị lực và quyết tâm; họ đang không ngừng khẳng định mình, vươn lên làm giàu cho bản thân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của lao động là doanh nhân. 1.1.2.1. Lao động quản lý . Trước hết cần làm rõ khái niệm thế nào là quản lý? o Mary Parker Follett định nghĩa: “Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác”. o Quản lý là nghệ thuật điều khiển người khác nhằm đạt được mục tiêu. o Quan điểm khác lại cho rằng, quản lý đặc trưng cho quá trình điều khiển và hướng dẫn tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, vật tư, tài chính, tri thức, giá trị vô hình). . Lao động của doanh nhân là lao động quản lý. Do đó, lao động của doanh nhân cũng có những đặc trưng cơ bản sau: o Trước hết, nhà quản lý không trực tiếp thực hiện công việc mà thông qua người khác để đạt được mục tiêu quản lý của mình. Điều này cho thấy chủ thể và đối - 9 -
  10. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum tượng tác động của hoạt động quản lý đều là con người. Lao động của doanh nhân là lao động quản lý có nghĩa là thông qua việc tác động tới các thành viên khác trong doanh nghiệp, doanh nhân sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. o Thứ hai, doanh nhân thể hiện vai trò và đạt được mục tiêu trong quản lý thông qua việc thiết lập và thay đổi nguồn lực. Trước đây, người ta coi nguồn lực gồm có ba yếu tố cơ bản là nhân lực, tài chính và vật tư. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, hai nguồn lực là tri thức (hiểu biết, thông tin) và giá trị vô hình của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn (thương hiệu, phát minh, sáng chế, sở hữu trí tuệ ). Hoạt động quản lý không chỉ là tạo lập, duy trì và khai thác các nguồn lực này mà còn phải không ngừng gia tăng giá trị của chúng đối với doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong tương lai. 1.1.2.2. Lao động sáng tạo Sáng tạo là một quá trình mang tính trí tuệ và xã hội bao gồm việc tạo ra các ý tưởng và khái niệm mới hoặc là sự kết hợp mới giữa các ý tưởng và khái niệm đã có sẵn. Sáng tạo cũng được hiểu là sự phát hiện, sáng kiến hoặc phát minh ra một cái gì đó mới mà đem lại hiệu quả và hữu ích cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội. Khái niệm sáng tạo được sử dụng trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần. Sáng tạo nhấn mạnh cả điều kiện cần là tính mới và điều kiện đủ là tính hữu ích. Trong kinh doanh, sáng tạo có thể được hiểu là sự phát hiện ra và đáp ứng nhu cầu về một loại sản phẩm – dịch vụ, một lĩnh vực kinh doanh, một đoạn thị trường mới; hay việc áp dụng một phương pháp, một công cụ mới hoặc theo cách thức hoàn toàn mới trong quản lý. Sáng tạo cũng có thể là áp dụng một cách thức giải quyết mới cho một vấn đề không mới hay nhận diện và đề xuất phương án giải quyết cho một vấn đề mới phát sinh. Và chắc chắn là những sáng tạo này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cộng đồng, xã hội. Nếu chỉ đảm bảo yếu tố mới nhưng gây hại cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội thì cũng không được coi là sáng tạo. Tình huống: Cuộc khủng hoảng sữa bột tại Trung Quốc Năm 2008, sữa chứa Melamin tại Trung Quốc đã gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong ngành thực phẩm của nước này và sự hoang mang đối với người tiêu dùng các nước, trước các sản phẩm sữa và làm từ sữa có xuất xứ Trung - 10 -
  11. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Quốc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực phẩm chứa Melamin gây tổn thương đường tiêu hóa, sỏi bàng quang, sỏi thận, và có thể gây ung thư bàng quang. Trẻ em uống sữa có chứa Melamin trong một thời gian dài có thể sẽ phải chạy thận nhân tạo suốt đời. Thực chất, tháng 3/2007, Mỹ, Châu Âu và Nam Phi đã xác định thủ phạm gây nên các vấn đề về thận cho chó mèo ở các nước này là thức ăn nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa Melamin. Sau đó họ đã cho thu hồi toàn bộ các kho hàng này. Tuy nhiên, sự việc mới thật sự bùng phát vào tháng 6/2008 khi hàng loạt tập đoàn thực phẩm lớn của Trung Quốc như Sanlu (Tam lộc), Mengniu (Mãnh Ngư), Yili (Y Lợi) bị phanh phui những thủ đoạn lừa dối khách hàng. Tháng 9/2008, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo số trẻ em mắc bệnh lên tới 54.000, trong đó gần 13.000 phải điều trị nội trú, hàng trăm bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch. Như vậy có thể thấy việc cho Melamin vào thực phẩm nói chung, sữa nói riêng nhằm làm giả hàm lượng đạm cao không thể coi là một sự sáng tạo trong kinh doanh. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà nghiêm trọng hơn là những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương nhất. 1.1.2.3. Nghệ thuật trong kinh doanh Có rất nhiều quan điểm về nghệ thuật, mỗi quan điểm lại thể hiện những cách nhìn nhận khác nhau. Có thể hiểu nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, là sự sáng tạo ra cái mới chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mỹ làm rung động lòng người. Cũng có người cho rằng, nghệ thuật không phải là sự thật khách quan, đó chỉ là sự thật khác nhau qua những lăng kính khác nhau. Nhìn chung nghệ thuật thường gắn với nghệ sĩ, cảm xúc hay sự thăng hoa. Vậy có hay không nghệ thuật trong kinh doanh? Và nếu vậy liệu doanh nhân có được coi là nghệ sĩ? Nói đến nghệ thuật trong kinh doanh là nói đến nghệ thuật trong nghề nghiệp. Được gọi là nghệ thuật khi một nghề nghiệp được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt. Chẳng hạn như nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật cắm hoa, nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật viết văn - 11 -
  12. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Như vậy, nghệ thuật kinh doanh được hiểu là khả năng tiến hành, điều hành hoạt động kinh doanh một cách điêu luyện, sáng tạo, hiệu quả hơn mức thông thường. Nghệ thuật kinh doanh thể hiện trên nhiều phương diện, sau đây là một số khía cạnh dễ nhận thấy: . Nghệ thuật chớp thời cơ trong kinh doanh. Thời cơ là các cơ hội, dịp may có khả năng đem lại hiệu quả cao đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết tiếp nhận và khai thác nó. Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh và nhiều biến động, cơ hội kinh doanh không ít nhưng số lượng các doanh nhân nhận ra và sẵn sàng chớp lấy cơ hội kinh doanh cũng nhiều không kém. Vấn đề là doanh nhân phải thật sự nhạy bén và có khả năng phân loại cơ hội để đạt được thành công. . Nghệ thuật truyền cảm hứng. Có một câu châm ngôn với nội dung như sau: “Nếu bạn muốn đóng một con tàu, đừng bắt những người đàn ông đi thu gỗ, phân chia công việc và ra lệnh. Thay vào đó hãy dạy họ khao khát biển khơi mênh mông và vô tận” (Antoine De Saint – Exupery). Trong doanh nghiệp, sự lan tỏa cảm hứng sẽ giúp khơi dậy trong mỗi nhân viên mong muốn tiến bộ, phát triển, vượt lên chính mình, tự hoàn thiện mình. Với vai trò của mình, doanh nhân chính là người giúp mỗi nhân viên của mình có một tầm nhìn về tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp và cho chính bản thân họ. . Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh. Đàm phán là một kỹ năng rất quan trọng trong kinh doanh, có ý nghĩa quyết định rất lớn đến thành công của doanh nghiệp. Các bên khi tham gia đàm phán thường phải tuân thủ những nguyên tắc chung như tìm hiểu thông tin về đối tác, xây dựng hình ảnh ban đầu, phân tích thái độ của đối phương hay bám sát mục tiêu đàm phán Nghệ thuật trong đàm phán của mỗi doanh nhân sẽ thể hiện nhiều hơn trong việc sử dụng câu hỏi và ngôn từ khéo léo để thăm dò và lắng nghe để phán đoán mục đích thực sự của đối tác. Quan trọng hơn nữa trong đàm phán là việc xác định các giới hạn có thể và không được phép vượt qua, sự lùi bước và thỏa hiệp đúng lúc. Điều này vừa thể hiện thiện chí trong đàm phán vừa có thể khiến đối tác xao lãng mục tiêu chính. 1.1.2.4. Yếu tố may mắn trong kinh doanh Trong cuộc sống luôn có yếu tố may mắn. Trên thương trường có nhiều doanh nhân thành công nhưng cũng không ít người cũng phải nếm trải nhiều cay đắng. Phải chăng những doanh nghiệp thành công, những doanh nhân thành đạt luôn được thần may mắn mỉm cười, chúc phúc? - 12 -
  13. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Thật ra, trong kinh doanh, các doanh nhân thành đạt là người tự tạo may mắn cho chính mình. Tình huống: Con đường thành công của Walt Disney – Mồ hôi hay sự may mắn Nói Walt Disney là một nhân vật xuất chúng có lẽ chưa đủ, ông là một thiên tài lớn, một thiên tài thành công trong nhiều lĩnh vực đa dạng, có quy mô riêng lẻ nhưng lại hỗ trợ lẫn nhau. Không chỉ là người khai sáng ra loạt phim hoạt hình làm say mê bao thế hệ, Disney còn mở ra những khu giải trí như Disneyland và Disneyworld nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, con đường đến với thành công của ông không trải đầy hoa hồng mà là những chuỗi ngày lao động miệt mài đầy mồ hôi và nước mắt. Khi còn ở Kansas, mong muốn trở thành một họa sỹ tên tuổi, ông đến xin việc ở Kansas City Star nhưng bị từ chối thẳng thừng. Để mưu sinh và tiếp tục rèn luyện đôi tay trở nên sắc sảo và kỳ diệu hơn, ông phải đến xin vẽ hình trong một nhà thờ và xin ngủ lại trong gara của vị linh mục. Thỉnh thoảng ông mang tranh đi Holywood bán nhưng chẳng mấy ai mua. Tuy vất vả nhưng ông vẫn làm việc say mê, quên ăn quên ngủ. Rồi một ngày kia, dường như thần may mắn đã mỉm cười, điều kỳ diệu đến như một phép màu mở ra thành công cho cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đêm đó, ông ngủ quên, một tiếng động nhỏ khiến ông thức giấc. Ông thấy một chú chuột nhỏ ranh mãnh vừa ăn, vừa giỡn với những mẩu vụ bánh mỳ ông để trên bàn. Ông say sưa ngắm nhìn những cử chỉ ngộ nghĩnh đáng yêu đó. Nhân vật chuột Mickey ra đời từ đó và sống mãi với hàng loạt phim hoạt hình của ông và trong lòng khán giả. Sau chuột Mickey là vịt Donald, nai Bambi và nhiều con vật biết nói khác. Không chỉ dừng lại ở đó, ông tiếp tục sáng tạo và thành công với rất nhiều bộ phim khoa học về thiên nhiên. Ngày nay, sự nghiệp lớn lao và tiếng tăm lẫy lừng của ông ngay cả đứa trẻ con mới lên ba cũng có thể biết tới. Ông thành công cả trên phương diện nhà kinh doanh có đầu óc lớn lao, nhà văn hóa chân chính, sau cùng là một người làm giàu bằng lòng tự tin, đầu óc sáng tạo phong phú, đôi tay cần cù và đôi chân bền bỉ. Vậy muốn là người may mắn trong kinh doanh, bạn hãy chuẩn bị hành trang - 13 -
  14. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum thật đầy đủ để đón nhận khi cơ hội đến với bạn. Hành trang không thể thiếu bao gồm:  Niềm tin: đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự may mắn nhưng cũng là yếu tố ít được quan tâm nhất. Nếu không có niềm tin, thay vào đó là sự hoang mang và hoài nghi, mọi ý tưởng, cơ hội không sớm thì muộn sẽ chết yểu.  Sự kiên trì: cần cù giúp doanh nhân không bao giờ nghỉ ngơi hay bỏ cuộc. Các doanh nhân thành đạt thường kiên nhẫn chờ đợi, chăm chỉ làm việc và điều đó giúp họ sẵn sàng đón nhận các cơ hội và may mắn trong công việc và trong kinh doanh.  Học hỏi từ những sai lầm: người thành công không xem sai lầm là thất bại, họ coi đó là cơ hội để học hỏi, để rút ra bài học nhằm tránh những sai lầm tiếp theo trong tương lai. Có tinh thần học hỏi, hợp tác và chia sẻ sẽ giúp doanh nhân có mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Điều đó giúp họ có nhiều nguồn lực để hoàn tất các công việc thay vì chỉ thực hiện một mình. Tinh thần học hỏi hợp tác cũng mở ra nhiều cơ hội liên kết, hợp tác trong kinh doanh, cơ hội để vượt qua khó khăn, khủng hoảng. 1.1.3. Tố chất doanh nhân 1.1.3.1. Khát vọng làm giàu Khát vọng (mong muốn) là một cảm giác khát khao hay hy vọng. Khát vọng là động lực thúc đẩy, chi phối hành động của con người. Khát vọng làm giàu chính là mong muốn, khát khao vượt lên chiến thắng cảnh nghèo hèn, đạt đến sự giàu sang, phú quý cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội. Có nhiều con đường làm giàu, có những con đường làm giàu chính đáng được xã hội đánh giá cao, trân trọng nhưng cũng có những con đường làm giàu phi pháp, thậm chí bán rẻ bản thân và lương tâm của chính mình. Vậy mỗi doanh nhân cần có trong mình một khát vọng làm giàu chính đáng cho dù biết rằng con đường làm giàu không hề bằng phẳng, có nhiều chông gai và đôi khi cũng phải chấp nhận trả giá. Walt Disney trước khi thành công lẫy lừng đã từng phải đi vẽ tranh thuê trong nhà thờ, ngủ nhờ trong gara nhà linh mục. Thậm chí đã có những lúc đi bán tranh của mình mà vẫn không thể kiếm được mẩu bánh mỳ nhỏ. King Camp Gillette, cho đến năm 40 tuổi vẫn chỉ là người bán nút chai nghèo ở Brooklyn - 14 -
  15. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum gần Boston. Nhưng ông vẫn có một ước mơ cháy bỏng là phát minh ra cái gì cũng được, miễn là phát minh. Và tận 11 năm sau khi phát minh ra dao cạo ông vẫn chưa kiếm được bất kỳ xu nhỏ nào. Cho đến năm 1930, ở tuổi 75, khi bán đi toàn bộ 20.000 cổ phiếu của mình và thu về 1,65 triệu USD, ông từ chức chủ tịch Công ty và từ bỏ những lưỡi dao cạo đã giúp ông trở nên nổi tiếng. Otto Beisheim là một cậu bé nhà nghèo, thông minh và ham học nhưng ngay từ nhỏ đã phải bỏ học đi làm thêm. Từ một công nhân da giày, đến năm 40 tuổi ông đã làm giám đốc kinh doanh của Hasef – một công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm điện gia dụng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, ông vẫn ấp ủ ý tưởng kinh doanh riêng. Năm 1964, ông cùng với hai người bạn là Schmidt và Ruthenbeck, ông thành lập Metro chuyên bán đủ các loại mặt hàng. Sau hơn 40 năm ra đời, Metro của Beisheim đã trở thành tập đoàn thương mại lớn thứ hai ở Châu Âu và thứ tư trên thế giới với doanh thu 60 tỷ USD/năm, có 130.000 nhân viên và có mặt tại 30 nước trên thế giới. 1.1.3.2. Tư duy sáng tạo và hiệu quả Tư duy với tư cách là hoạt động tâm lý bậc cao nhất chỉ có ở con người và là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo. Khi tư duy, con người so sánh các thông tin, dữ liệu thu nhận được, trải qua quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và trìu tượng hóa để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận, quy luật Tư duy sáng tạo nhằm tìm ra các phương pháp và biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo, để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể làm việc chung. Tư duy sáng tạo giúp tìm ra một phần hay toàn bộ phương án, giải pháp cho một vấn đề nan giải. Tư duy sáng tạo không có khuôn mẫu tuyệt đối, không cần trang thiết bị đắt tiền, không phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao. Như vậy, doanh nhân có cần khả năng tư duy sáng tạo và hiệu quả? Trước hết, tư duy sáng tạo giúp doanh nhân nhận ra các cơ hội trong một môi trường kinh doanh có nhiều biến động. Trong đa số các trường hợp, khi nhận ra cơ hội thì cơ hội đã qua hoặc là cơ hội quá nhỏ mà người khác đã bỏ qua. Do đó chính sự biến động và thay đổi của môi trường là cơ hội lớn cho các doanh nhân sáng tạo và biết chớp thời cơ. Mặt khác, môi trường kinh doanh cũng gồm nhiều yếu tố biến động liên tục và tác động theo nhiều hướng khác nhau đến doanh nghiệp. Tư duy sáng tạo cũng giúp doanh nhân tìm ra các phương án, giải pháp đối phó với các thách thức này. Thứ ba, tư duy sáng tạo giúp doanh nhân có khả năng khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có khả năng định giá khác biệt và thu lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành. - 15 -
  16. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Thứ tư, tư duy sáng tạo của doanh nhân có thể giúp doanh nghiệp tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh khác khi tạo ra và nắm bắt được những nhu cầu mới. Khi đó trong một “đại dương xanh”, doanh nghiệp sẽ tránh né được những cuộc canh tranh khốc liệt (Chiến lược Đại dương xanh – W.Chan Kim và Renee Mauborgne, NXB Tri thức, 2009). 1.1.3.3. Năng lực lãnh đạo và tạo ekip làm việc. Có người từng nói rằng, điều khác biệt giữa lãnh đạo (Leadership) và quản lý (Management) là lãnh đạo biến từ “cái không” ra “cái có” còn quản lý thì giữ “cái có” cho đừng mất đi thành “cái không”. Do đó lãnh đạo cần tầm nhìn, cần lòng tin, cần sáng tạo, cần khả năng khơi lửa và truyền cảm hứng cho những người theo mình. Quản lý cần quy tắc, phương thức vạch sẵn, duy trì và sử dụng phương thức này để duy trì và phát triển tổ chức. Tuy vậy, năng lực lãnh đạo cũng cần thể hiện thông qua những phương pháp nhất định:  Phương pháp phân quyền: Ủy quyền định đoạt của mình cho cấp dưới. Phương pháp này không chỉ phát huy được năng lực và tính chủ động của nhân viên dưới quyền mà còn giải phóng cho nhà lãnh đạo khỏi những công việc vụn vặt để tập trung vào những vấn đề quan trọng mang tính chiến lược.  Phương pháp hành chính: Lãnh đạo dựa vào việc sử dụng chỉ thị, mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc, cưỡng bức biểu hiện dưới nhiều hình thức như nội quy, quy chế, quy định  Phương pháp kinh tế: Sử dụng các công cụ vật chất làm đòn bẩy kinh tế kích thích nhân viên thực hiện mục tiêu của nhà lãnh đạo mà không cần mệnh lệnh hành chính.  Phương pháp tổ chức – giáo dục: Tạo sự liên kết giữa các cá nhân và tập thể theo những mục tiêu đã đề ra trên cơ sở đề cao tính tự giác và khả năng hợp tác của từng cá nhân.  Phương pháp tâm lý xã hội: Hướng các quyết định (hành động) đến các mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người. Tuy có những phương pháp cụ thể và rõ ràng nhưng cũng cần phải hiểu lãnh đạo là một nghệ thuật, là hành động chứ không phải là chức danh, vị trí. Doanh nhân phải có tố chất lãnh đạo và thể hiện tố chất đó thông qua tầm nhìn, niềm tin và khả năng truyền cảm hứng cho người khác. . Tầm nhìn (vision) là hướng đi, là đích đến hấp dẫn trong tương lai. Đó không - 16 -
  17. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum phải là bức tranh treo trên tường hay lời tuyên bố ghi trên một tấm thẻ, hơn thế nó hướng các thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đi đến những hành vi mới. Là nhà lãnh đạo, nếu doanh nhân không biết mình sẽ dẫn dắt doanh nghiệp của mình đến đâu và đạt được mục tiêu gì thì chẳng thể mang lại tương lai cho nhân viên và doanh nghiệp. . Doanh nhân phải có niềm tin, phải có sự say mê, đam mê nhất định. Niềm tin đó có thể hừng hực, rực lửa nhưng chỉ trong một giai đoạn nhất định, hơn thế, doanh nhân phải có một niềm tin mạnh mẽ nhưng tĩnh lặng, cháy âm ỉ nhưng không thể dập tắt. Để có và duy trì niềm tin đó, doanh nhân phải có một cái nhìn lạc quan trong kinh doanh và trong cuộc sống. Doanh nhân phải biết “Nhìn phần nửa đầy của ly nước thay vì nửa vơi”. .Doanh nhân cũng phải biết khơi lửa và truyền cảm hứng cho người khác. Để có thể khơi lửa, doanh nhân phải là người có lửa trong lòng. Khi đó họ có thể bộc lộ sự phấn khích, nhiệt thành và sinh lực mạnh mẽ – điều mà mọi người có thể nhận thấy và dễ bị cuốn hút. Để truyền cảm hứng, doanh nhân còn phải biết chia sẻ cảm xúc, niềm đam mê với nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp; và đánh trúng tâm lý, tình cảm để có lòng trung thành và sự tin cậy của họ. Tình huống: Howard Schultz và công thức bí mật của Starbucks Tất cả các doanh nhân đều muốn học hỏi những phương pháp lãnh đạo của Howard Schultz, Chủ tịch hãng café Starbucks, vào công việc kinh doanh của mình. Phương pháp và phong cách lãnh đạo của ông được xem như công thức bí mật tạo nên sự thành công của Starbucks. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó và giờ đây Schultz đang nắm trong tay cả đế chế Starbucks khổng lồ hiện có khoảng 12.000 cửa hàng café trên toàn thế giới với 129.000 nhân viên và doanh thu 6 tỷ USD/năm. Hình ảnh một nhà lãnh đạo biết rõ những giá trị mà mình đại diện, khuyếch trương; luôn biết cách thức kết nối cảm xúc với người nghe được thể hiện thông qua kỹ năng giao tiếp và cảm xúc mạnh mẽ của ông. Schultz có cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ về những gì mình thực hiện. Không chỉ bán những ly café thơm ngon, với khách hàng ông còn cung cấp cho họ sự pha trộn giữa café và sự lãng mạn, sự thoải mái và tính cộng đồng, bầu không khí ấm cúng và thân hữu. Với nhân viên, ông cho họ một môi trường làm việc với tất cả sự tôn trọng và chân thành, tình người và lòng nhân ái. Chủ nhân của - 17 -
  18. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Starbucks đã từng hãnh diện tuyên bố rằng, tiền mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên còn nhiều hơn tiền mua café từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi để cung cấp cho toàn bộ hệ thống Starbucks. Trong cuốn sách gần đây của Schultz, “Pour Your Heart Into It” (Rót cả tâm hồn vào đáy cốc), các từ như “cảm xúc” hay “đam mê” gần như xuất hiện trên mọi trang giấy. Qua ông, ta có thể rút ra một số bài học về lãnh đạo: Bài học số 1: Hãy đào sâu để nhận ra những gì bạn thực sự đam mê (không phải lúc nào cũng là niềm đam mê với sản phẩm) và truyền tải thông điệp này tới các nhân viên, khách hàng, đồng nghiệp. Bài học số 2: Truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp, nhà đầu tư và các nhân viên bằng việc vẽ nên bức tranh về một thế giới tốt đẹp hơn nhờ những sản phẩm, dịch vụ hay công ty của bạn. Bài học số 3: Để có được sự tin cậy và lòng trung thành của những người xung quanh, nhà lãnh đạo cần phải đánh trúng tình cảm và tâm lý của họ. Với niềm đam mê và năng lực lãnh đạo, ông chủ Schultz của Starbucks đã và đang biến giấc mơ của mình thành hiện thực để tiếp tục chia sẻ chúng với hàng nghìn nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng trên toàn thế giới. 1.1.3.4. Kiến thức Có nhiều quan niệm, định nghĩa về tri thức (kiến thức) theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên vẫn không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người thừa nhận và có khả năng bao quát toàn bộ. Tuy nhiên, kiến thức hay tri thức được hiểu là các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống cụ thể. Kiến thức của doanh nhân, trước hết phải là sự hiểu biết về các vấn đề chung trong đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. Những hiểu biết chung đó là cơ sở để doanh nhân tìm ra các cơ hội kinh doanh, các thách thức và khó khăn có thể xảy ra đối với ngành, lĩnh vực kinh doanh và cụ thể đối với doanh nghiệp của mình. Kiến thức tổng quát để quyết định đầu tư vào đâu, tham gia vào hay rút lui khỏi ngành kinh doanh nào, cung cấp sản phẩm dịch vụ cụ thể nào ra thị trường Thứ hai, doanh nhân còn cần sự am hiểu ở mức độ nhất định đối với các lĩnh vực quản trị chung trong doanh nghiệp. Những kiến thức này sẽ giúp cho doanh nhân có khả năng phối hợp tốt giữa các bộ phận chức năng, trợ giúp cho mình trong quá trình ra quyết định và điều hành doanh nghiệp. Những lĩnh vực kiến thức này bao - 18 -
  19. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum gồm: hậu cần, đầu vào cho quá trình sản xuất (vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ), tổ chức sản xuất, marketing, nhân lực, tài chính – kế toán, nghiên cứu, phát triển, pháp chế Do đặc trưng của hoạt động quản lý, điều hành ở tầm vĩ mô vì vậy doanh nhân không nhất thiết phải am hiểu quá sâu nhằm tránh sự phân tán khỏi nhiệm vụ chủ yếu. Tuy nhiên để điều hành tốt, doanh nhân không thể thiếu những kiến thức này. Thứ ba, doanh nhân cũng cần có sự hiểu biết, kiến thức nhất định về chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Do mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những đặc thù nhất định về sản phẩm, thị trường, công nghệ, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing do đó doanh nhân rất cần có sự hiểu biết này. Ví dụ, doanh nhân nhất định phải có hiểu biết cần thiết về bản vẽ thiết kế, giám sát thi công, lập hồ sơ và tham gia đấu thầu nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Hay cũng là kinh doanh thương mại nhưng kinh doanh theo kiểu bán hàng đa cấp cũng có nhiều điểm đặc thù khác lĩnh vực kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, kiến thức hay sự hiểu biết của bản thân doanh nhân thôi chưa đủ, doanh nhân còn phải là người biết sử dụng những người khác giỏi hơn mình ở một khía cạnh hay trong một lĩnh vực nào đó. Tình huống: Andrew Carnegie – “Ông vua thép” Andrew Carnegie (1835 – 1919) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở Scotland. Từ một người nghèo không một xu dính túi, ông đã trở thành một tỷ phú và tạo ra rất nhiều triệu phú khác trong ngành công nghiệp của mình. Thành công trong sự nghiệp, Andrew Carnegie còn rất nổi tiếng với tài dùng người. Do chỉ có 4 năm đi học, kiến thức của ông trong ngành thép rất hạn chế nhưng Adrew Carnegie luôn thừa nhận, không hề giấu diếm điều đó. Ông nổi tiếng là người biết dẫn dụ và không kiệm lời khen nhân viên, do đó ông đã tập hợp được quanh mình rất nhiều người tài. Ông ca tụng nhân viên cả trước mặt và sau lưng họ, thậm chí ca tụng họ ngay cả sau khi ông đã qua đời, trên bia mộ của mình. Khi nhắc đến ông, người ta không chỉ nhắc đến tài năng kinh doanh kiệt xuất mà còn luôn nhắc đến dòng chữ được khắc trên mộ ông: “Đây là nơi yên nghỉ ngàn thu của một người biết cách thu dụng những người thông minh hơn mình”. Những kinh nghiệm trong kinh doanh và sử dụng người của ông đã trở thành - 19 -
  20. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum bài học kinh điển cho các nhà lãnh đạo sau này. 1.1.3.5. Ý chí, nghị lực, quyết tâm Kinh doanh là một công việc đầy khó khăn, phức tạp và lắm rủi ro. Theo một số liệu thống kê gần đây của Cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA): 35% các doanh nghiệp thất bại sau hai năm đầu tiên, 56% thất bại sau bốn năm hoạt động. Ở Việt Nam, các chuyên gia cũng thấy rằng một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp nhỏ cũng thường thất bại sau 3 – 5 năm đầu tiên. Như vậy, mặc dù ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành công nhưng chúng ta cũng cần phải chấp nhận một thực tế là vẫn có một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởi sự kinh doanh. Là doanh nhân, khi khởi sự và điều hành hoạt động kinh doanh của mình không ai lên kế hoạch cho thất bại nhưng cũng phải chuẩn bị tinh thần và phương án để đối mặt với những khó khăn, trở ngại, đặc biệt là trong thời gian đầu tiên. Thành công chỉ đến với những doanh nhân có ý chí, giàu nghị lực, có tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm. Thương trường luôn khắc nghiệt, doanh nhân dù có tài ba đến đâu cũng khó tránh khỏi những lần thất bại. Do đó, điều quan trọng là phải căn cứ vào tình hình để ra những quyết định tiến – lui hợp lý. Cho dù ở tình huống nào cũng luôn phải ở thế chủ động và phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. 1.2 Phát triển năng lực doanh nhân 1.2.1 Khơi dậy khát vọng làm giàu. Điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với mỗi người trước khi khởi nghiệp là phải khơi dậy cho được khát vọng doanh nhân, khát vọng làm giàu. Khát vọng đó là động cơ, là mục đích, là sức mạnh giúp cho mỗi người vượt qua được những khó khăn, thất bại để trở thành một doanh nhân thành đạt trong tương lai. Theo một thống kê ở Hoa Kỳ, hầu hết những doanh nhân thành đạt không phải là “con nhà nòi” đều đi lên từ hai bàn tay trắng. Cuộc sống nghèo khổ trắng tay chính là động lực giúp họ vươn lên chiến thắng cảnh nghèo hèn và tự khẳng định mình. Vậy nếu bạn không hoàn toàn trắng tay liệu bạn có khát vọng làm giàu hay không? Trong cuộc sống, không ai biết bạn là ai, không ai biết điều gì sẽ chờ đợi mình ở phía trước. Khát vọng làm giàu chính là một cách để chứng tỏ năng lực bản thân, là con đường để đạt tới tương lai tốt đẹp hơn. 1.2.2 Tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng Như đã đề cập ở trên, kiến thức và kỹ năng tốt là những đòi hỏi cần thiết để - 20 -
  21. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum doanh nhân khởi sự doanh nghiệp và đạt được những thành công trong kinh doanh. Có hai con đường để một doanh nhân tích lũy kiến thức: tích lũy thông qua đào tạo và tự tích lũy thông qua sách, báo, kinh nghiệm điều hành thực tiễn. Sẽ rất tốt nếu trước khi khởi nghiệp doanh nhân được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. Các trường đào tạo, các khóa đào tạo về kinh tế, quản trị kinh doanh đều chú trọng cả hai phương diện cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên những kiến thức được cung cấp sẽ mang tính nguyên lý nhiều hơn là việc phản ánh hơi thở của môi trường kinh doanh sôi động đang diễn ra, còn các kỹ năng sẽ chỉ thực sự được làm chủ nếu được hình thành và rèn luyện qua thực tế. Điều đó có nghĩa là sự thành công của doanh nhân trên thương trường phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự học tập, tự tích lũy, tự rèn luyện của họ. Điều này cũng lý giải tại sao trên thế giới có rất nhiều doanh nhân thành đạt dù không được đào tạo bài bản về kinh tế và quản trị kinh doanh. Bill Gates (William Henry Gates) là “doanh nhân có ảnh hưởng nhất trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân” sẽ không chắc giành được danh hiệu này nếu cố gắng học nốt 2 năm ở trường Harvard cho đến khi tốt nghiệp. Và hơn 30 năm sau, ông trở lại chính ngôi trường danh tiếng này để nhận bằng tiến sĩ danh dự ngành luật cho dù chưa qua đại học. Anita Roddick là người sáng lập và điều hành The Body Shop từ một cửa hàng nhỏ kinh doanh mỹ phẩm tự pha chế trở thành một thương hiệu nổi tiếng thế giới với 1980 cửa hàng có mặt tại hơn 40 nước (năm 2004). Bản thân Anita Roddick cũng chưa từng học bất cứ khóa học nào về quản trị kinh doanh hay bán hàng, bà điều hành The Body Shop với bản năng kinh doanh có sẵn cùng với quá trình tự tích lũy không ngừng và một triết lý kinh doanh vì môi trường. 1.2.3 Học cách rút ra từ những bài học thất bại Trên chiến trường, không một vị tướng tài ba nào chưa từng một lần thất bại. Trên thương trường khắc nghiệt, doanh nhân dù tài ba đến mấy cũng không thể luôn nắm chắc thành công. Điều quan trọng là phải tìm trong thất bại những cơ hội để giành thắng lợi lớn hơn trong tương lai. Ishoko, ông chủ của tập toàn Sanyo, người thường được giới kinh doanh Nhật Bản gọi là “Thánh kinh doanh”, từng nói rằng: “Người có võ nghệ cao cường, động - 21 -
  22. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum tác rút mũi thương về thường nhanh hơn phóng ra. Trong kinh doanh cũng vậy, doanh nhân giỏi là người biết rút lui mà không mất thời cơ”. . Trước hết, cần khẳng định rằng thất bại là khó tránh khỏi vì doanh nhân luôn phải đối mặt với việc ra quyết định trong kinh doanh. Các quyết định đôi khi có đầy đủ căn cứ và thông tin nhưng trong phần lớn các trường hợp luôn có những rủi ro tiềm ẩn khó lường. Thất bại có thể đến từ việc nghiên cứu sản phẩm, công nghệ mới; có thể do những quyết định đầu tư chuyển hướng kinh doanh sai lầm; có thể do những rủi ro trên thị trường chứng khoán Trước những thất bại đòi hỏi doanh nhân phải thực sự tỉnh táo, biết lắng nghe và luôn giữ được tinh thần lạc quan. . Điều thứ hai cần biết là khi đối mặt với những thất bại trong thực tế, không giống như lý thuyết, sẽ khó khăn và cay đắng hơn nhiều. Khi đó doanh nhân có thể ngập trong nợ nần, lòng tự trọng bị tổn thương và tương lai của doanh nghiệp hết sức ảm đạm. Khi đó, những doanh nhân thiếu bản lĩnh thường mất tinh thần, chán nản, không có động lực để bắt đầu lại. Đã bước chân vào thương trường, doanh nhân phải chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những điều này và phải tự tìm ra cách để vượt qua được giai đoạn khó khăn đó. Điều thứ ba, khi thất bại, dù nhỏ nhất cũng luôn có những nguyên nhân sâu xa. Doanh nhân chỉ có thể bước tiếp và đạt tới thành công nếu nhận thấy và khắc phục được những nguyên nhân này. Các thất bại thường xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau: o Lập kế hoạch không phù hợp và thiếu tính khả thi: đây là nguyên nhân khá phổ biến. Rủi ro sẽ ít hơn nếu kế hoạch kinh doanh được lập trên cơ sở các thông tin khoa học, đáng tin cậy, mang tính toàn diện, được xem xét tính khả thi. o Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý: rất nhiều doanh nhân có xuất thân kỹ thuật, bản thân họ có rất ít kinh nghiệm về quản lý hoặc chưa qua đào tạo về quản lý. Do đó đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh. o Rủi ro trong kinh doanh, thâm hụt tài chính: trong kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro có liên quan đến tài chính hoặc dẫn đến sự thâm hụt về tài chính đối với doanh nghiệp. Quản lý tài chính cần phải nhận định các rủi ro này và hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất có thể. o Lãnh đạo tốt, nhân viên tồi: một doanh nhân có nhiệt huyết, đam mê, có kiến thức và kỹ năng tốt vẫn có thể bị đánh bại bởi đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm và mục đích kém lành mạnh. Bởi vậy, doanh nghiệp cần xây dựng được một đội ngũ nhân viên có trình độ tốt, nhiệt huyết và được trả thù lao một cách tương xứng với kết quả đóng góp của họ. - 22 -
  23. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum o Nguyên nhân từ chính bản thân doanh nhân: bản thân doanh nhân cũng cần phải xem xét nguyên nhân của những thất bại từ chính bản thân mình. Có thể có một số nguyên nhân dẫn đến thất bại như: thiếu thận trọng, hành động gấp áp, thiếu thông tin, quyết định cảm tính Khả năng đón nhận thất bại, sau khi nhận thức được nguyên nhân của thất bại, doanh nhân cần đối mặt với thực tế đó để tránh tiếp tục sa lầy. Cho dù là người đứng đầu doanh nghiệp họ cũng cần biết chấp nhận thực tế, biết lắng nghe, trung thực với chính mình và quan trọng nhất là luôn giữ được tinh thần lạc quan để sớm vượt qua được những khó khăn trước mắt và đạt được thành công hơn nữa trong tương lai. 1.2.4 Doanh nhân và trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) hiện nay đã được sử dụng tương đối phổ biến. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm, nội dung và phạm vi của CSR. Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung”. Định nghĩa này nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội. Mô hình “Kim tự tháp” của A.Carroll (1999) về trách nhiệm xã hội cũng được nhiều người chấp nhận và sử dụng khá rộng rãi. Theo đó, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Các nước nói tiếng Anh lại biểu hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với khái niệm PPP bao gồm 3 lĩnh vực: Con người (People), Hành tinh (Planet) và Lợi nhuận (Profit). Ở Việt Nam, trong quy chế và tiêu chí xét “Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng giới hạn hai lĩnh vực là lao động và môi trường nhưng cũng vẫn đặt thêm tiêu chí kinh doanh có hiệu quả. Như vậy, có thể nói VCCI cũng sử dụng khái niệm PPP. Trên thế giới, kinh doanh luôn gắn với trách nhiệm xã hội, rất nhiều người khổng lồ đã bỏ ra rất nhiều tiền để trở thành một hình mẫu kinh doanh lý tưởng vì cộng đồng. . Nike đã công bố công khai những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của họ cùng với danh sách 700 nhà máy gia công ở 51 quốc gia trên thế giới, trong đó có 35 nhà máy ở Việt Nam. Họ kiểm tra thường xuyên và buộc các nhà cung cấp phải tuân thủ - 23 -
  24. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum các điều kiện này. Họ cũng sẵn sàng cắt hợp đồng nếu nhà cung cấp bị phát hiện hoặc bị tố cáo vi phạm. General Electrics sử dụng 2 tỷ USD mỗi năm để nghiên cứu công nghệ mới bảo vệ môi trường. Howard Schultz, ông chủ của Starbucks, đã từng hãnh diện tuyên bố, tiền mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên còn nhiều hơn tiền mua café từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi để cung cấp cho toàn hệ thống Starbucks. Royal Dutch Shell, tập đoàn dầu khí lâu đời, đã thành lập nhiều quỹ từ thiện, trong đó có việc xây dựng trung tâm giáo dục Early Learning Centre ở Nam Phi nhằm giáo dục trẻ em và dạy kỹ năng cho người trưởng thành. Ở Việt Nam, tuy việc thực hiện trách nhiệm xã hội CSR còn tương đối mới mẻ, nhưng nhiều doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam cũng đã thể hiện trách nhiệm và những đóng góp nhất định của họ đối với xã hội. Tình huống: Anita Roddick – Lợi nhuận có thể song hành với trách nhiệm xã hộiAnita Roddick sinh ngày 23/12/1942 tại thành phố nhỏ Littlehampton ở Sussex, Anh Quốc. Là con thứ 3 trong số 4 người con của một chủ tiệm ăn nhỏ người Ý, Anita đã trải qua phần lớn thời thơ ấu của mình ở đây để phụ giúp mẹ, người đã dạy bà những bài học đầu tiên về giá trị của việc tái chế và sử dụng lại đồ vật. Khi trưởng thành, sự nhạy cảm với các vấn đề đạo đức đã thúc đẩy Anita trở thành một cô giáo ở trường Cao đẳng Sư phạm Newton Park. Năm 1962, Anita chuyển đến sống ở Khu định cư dành cho người Israel. Đây cũng là chuyến đi đầu tiên khởi đầu cho cuộc hành trình làm việc vòng quanh thế giới của bà. Trong những chuyến đi này, Anita đã thấy cuộc sống bần hàn, nghèo khổ của người dân ở rất nhiều nơi bà đã đi qua. Năm 1976, Anita mở cửa hàng The Body Shop đầu tiên chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên do bà tự bào chế. Đến năm 2004, bà đã có hơn 1980 cửa hàng The Body Shop ở khoảng 40 nước trên thế giới và trung bình hàng năm có khoảng 100 cửa hàng mới được mở. Điều khiến Anita Roddick và The Body Shop từ một cửa hàng nhỏ trở thành một thương hiệu toàn cầu chính là triết lý kinh doanh vì môi trường và những quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bà luôn chủ trương lợi nhuận có thể song hành cùng trách nhiệm xã hội: “Dâng hiến sự nghiệp kinh doanh để mưu cầu sự thay đổi môi trường và xã hội phù hợp về phương diện sinh thái, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến tương lai. Đóng góp - 24 -
  25. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum một cách ý nghĩa vào các tổ chức địa phương, quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực chúng ta kinh doanh bằng việc thông qua một bộ luật về quản lý khuyến khích sự cẩn thận, lương thiện, công bằng và tôn trọng.” (Bản Tuyên bố sứ mệnh của The Body Shop). Thứ nhất, sản phẩm The Body Shop được biết đến với đặc trưng “xanh” và “sạch” hơn là sản phẩm làm đẹp tuyệt đối. Các công thức điều chế được sưu tầm, nghiên cứu từ các công thức truyền thống của các dân tộc, bộ lạc ở khắp nơi trên thế giới. Như cách dùng lá trà xanh để làm sạch của phụ nữ Châu Á, cách dùng vỏ cam làm đẹp của phụ nữ Sri Lanca, cách làm nước gội đầu từ chuối, làm nước hoa từ lá bạc hà Về màu sắc, màu xanh lá cây là màu chủ đạo, tạo ra cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Bà cũng chủ trương không dùng bao bì sang trọng mà sử dụng loại bao bì có thể phân hủy và thân thiện với môi trường. Các nhà máy của The Body Shop đều có thiết bị lọc nước thải; nhà kho sử dụng hệ thống đèn tự động tiết kiệm điện; xe tải và bao bì đều được sử dụng để truyền tải thông điệp xã hội như bảo vệ cá voi, bảo vệ rừng mưa nhiệt đới, tuyên truyền về AIDS, tuyên truyền chấm dứt thí nghiệm trên động vật, khuyến khích tái chế Trên mặt trận xã hội, The Body Shop chủ trương xây dựng nhà máy ở những vùng có nhiều người thất nghiệp và trích lợi nhuận đóng góp vào quỹ phúc lợi của địa phương. Ví dụ như việc xây dựng nhà máy xà phòng ở Glasgow, Scotland (1989) và giải quyết được hàng ngàn việc làm tại địa phương; tài trợ cho nguyệt san Big Issue và để 200 người vô gia cư đảm nhận việc phát hành và được hưởng toàn bộ số tiền bán báo Từ năm 1987, The Body Shop trực tiếp mua lại sản phẩm của người sản xuất và dành tiền chênh lệch để tái đầu tư và cải thiện cuộc sống cho họ, như mua dầu dừa của bộ lạc da đỏ Kayapos (Amazon), mua mật ong của nông dân Zambia, phục hồi nhà máy giấy nhỏ ở Nepal Như vậy có thể thấy, các doanh nhân thành đạt đều có ý thức nhất định về vấn đề Doanh nghiệp – Doanh nhân và Trách nhiệm xã hội. Họ được biết đến không chỉ quan tâm những thành công trong kinh doanh mà hơn thế nữa là những đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Điều này cũng có những tác động ngược trở lại và mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. 1.3 Tìm kiếm hỗ trợ từ các cố vấn Trong môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố biến động và luôn có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ, các doanh nhân cần có sự năng động, nhanh nhạy và sự am hiểu trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, không một doanh nhân nào có thể hoàn - 25 -
  26. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum toàn tự tin mình có đủ kiến thức và sự hiểu biết cần thiết. Mỗi doanh nhân luôn có những khoảng trống tri thức khác nhau cần phải lấp đầy và người giúp doanh nhân lấp đầy các khoảng trống tri thức đó chính là đội ngũ cố vấn. Hiểu mình có gì, biết mình cần những gì cũng là một trong những phẩm chất cần thiết đối với doanh nhân. Trong quá trình khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp, tùy từng thời điểm và đặc thù kinh doanh, doanh nhân có thể cần một số cố vấn sau: Cố vấn pháp lý Đây là lĩnh vực tương đối đặc thù, liên quan đến pháp luật và các quy tắc ứng xử trong kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bài bản, có uy tín đều có cố vấn pháp lý riêng. Cố vấn pháp lý có thể giúp doanh nhân các thủ tục và giấy tờ cần thiết ngay từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; thay đổi loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh; các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lợi của các đối tượng hữu quan (CEO, nhân viên, khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương ); các quy tắc thương mại Vấn đề này càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế. Do mỗi thị trường lại có những quy định, tiêu chuẩn và có cách hành xử khác nhau, do đó để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp, doanh nhân cần có sự hiểu biết về đối tác càng sâu sắc càng tốt. Cố vấn pháp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế tối đa việc bị thua thiệt trong quan hệ thương mại quốc tế. Đặc biệt trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, cố vấn pháp lý của doanh nghiệp là người hiểu rõ và sẽ nhanh chóng giúp doanh nghiệp các bước nhằm giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Cố vấn tài chính Nhiệm vụ của cố vấn tài chính là tư vấn cho doanh nhân trong vấn đề huy động, quản lý và sử dụng vốn giúp doanh nghiệp có một cơ cấu vốn hợp lý với một chi phí phù hợp. Như ta đã biết, huy động vốn luôn phải tính tới khả năng tiếp cận, chi phí vốn và những rủi ro có thể xảy ra. Tùy vào tình hình và khả năng tài chính hiện tại cũng như mục đích sử dụng của doanh nghiệp, cố vấn tài chính có nhiệm vụ đưa ra các phương án và chỉ ra ưu nhược điểm của từng phương án, giúp doanh nhân ra quyết định cuối cùng. Mặt khác, cố vấn tài chính cũng giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn nhàn rỗi, giúp doanh nhân ra các quyết định đầu tư tài chính đúng đắn. Cố vấn tài chính đồng thời cũng có thể tư vấn cho doanh nhân trước những quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, thời điểm đấu giá và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Cố vấn chuyên môn, kỹ thuật Người cố vấn này rất cần thiết trong trường hợp doanh nhân không thật sự am hiểu về mặt kỹ thuật, chuyên môn sâu trong lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp - 26 -
  27. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum tham gia. Như đã đề cập ở trên, doanh nhân, nhà lãnh đạo thành công không nhất thiết là người giỏi nhất về chuyên môn, điều quan trọng là họ biết sử dụng những người giỏi hơn mình. Andrew Carnegie, ông “Vua thép” Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình về khả năng sử dụng những người giỏi hơn mình, ít nhất là về mặt chuyên môn, kỹ thuật. Cố vấn marketing Marketing là cầu nối Doanh nghiệp – Doanh nhân – Sản phẩm đến với khách hàng. Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh đẹp trước công chúng và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Năng lực sản xuất của xã hội càng tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì vai trò của marketing ngày càng quan trọng. Trong phạm vi và quy mô hoạt động nhất định, doanh nhân có thể tự làm marketing cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình. Nhưng khi phạm vi hoạt động và quản lý tăng lên, muốn tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp, một thông điệp đồng nhất cần có vai trò của cố vấn marketing chuyên nghiệp. Trong xu thế quản trị kinh doanh hiện đại, vai trò của cố vấn marketing rất cần thiết và ngày càng quan trọng hơn. Như vậy, tùy vào năng lực và sự hiểu biết của từng người, mỗi doanh nhân có thể cần cố vấn trong một số lĩnh vực ở các mức độ khác nhau. Điều này là không bắt buộc nhưng cần thiết để giúp doanh nhân duy trì và mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh được các sai lầm không đáng có để đạt tới thành công trong kinh doanh. TÓM TẮT Trong chương 1 chúng ta xem xét các nội dung sau đây:  Khái niệm về doanh nhân và các đặc thù lao động của doanh nhân.  Phân tích những tố chất mà một doanh nhân muốn thành công cần phải có.  Cách nhìn nhận, đánh giá năng lực và phẩm chất của chính mình. Nếu thấy mình đã có đủ tự tin và nghị lực, sự đam mê và lòng dũng cảm, hãy bắt đầu khởi nghiệp để tiếp tục truyền đi niềm tin và sự đam mê đó.  Nếu thấy chưa thật sự tự tin, hãy trau dồi và phát triển năng lực doanh nhân của mình và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cố vấn.  Hãy luôn giữ niềm tin rằng sự đam mê và nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn, thất bại ban đầu để đạt được những thành công trong tương lai. Hãy tham khảo những nội dung tiếp sau của cuốn sách này, nó sẽ rất có ích cho công việc kinh doanh của bạn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa: a. CEO. - 27 -
  28. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum b. Người sáng lập doanh nghiệp c. Chủ doanh nghiệp d. Doanh nhân 2. Thế nào là doanh nhân? Để tiến hành khởi sự kinh doanh, doanh nhân cần phải có những tố chất gì? Theo bạn tố chất nào là quan trọng nhất? 3. Để trở thành doanh nhân bạn thấy mình đã có và còn thiếu những tố chất gì? Bạn bổ sung những điểm thiếu hụt đó bằng cách nào? 4. Bạn có nhận xét gì về đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay? Cơ hội và thách thức đối với họ trong nền kinh tế mở? Chương 2: Lựa chọn ý tưởng và cơ hội kinh doanh NỘI DUNG  Ý tưởng và các phương pháp sáng tạo ý tưởng.  Các kỹ thuật nhận biết cơ hội và tiêu chuẩn đánh giá cơ hội.  Thị trường và đánh giá thị trường. HƯỚNG DẪN HỌC MỤC TIÊU HỌC - Đọc tài liệu để nắm bắt các nội Sau khi học bài này, học viên có thể: dung chính. . Giải thích sự khác nhau giữa ý tưởng - Làm bài theo yêu cầu của từng bài. và cơ hội - Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực . Biết cách tìm nguồn ý tưởng và các tế để minh họa cho nội dung bài phương pháp sáng tạo ý tưởng. học. . Biết rà soát cơ hội thông qua các tiêu - Cập nhật những thông tin về kinh chuẩn mà các doanh nghiệp thành công, tế, xã hội trên báo, đài, tivi, mạng các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá các internet và tự đánh giá tác động của doanh nghiệp tiềm năng. chúng tới hoạt động sản xuất, kinh - 28 - doanh của các doanh nghiệp.
  29. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP ByAndHold.com: Lấp đầy khoảng trống trong thị trường đầu tư trên mạng. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, Geoffrey M.Tudisco làm việc cho tập đoàn Shareholder Communication- SCC, một công ty chuyên hợp tác với các công ty khác và với các chương trình DRIP (Dividend ReInvestment Plan- kế hoạch tái đầu tư cổ tức). Các chương trình DRIP giúp cho các cá nhân có thể mua cổ phiếu trực tiếp từ công ty với mức đầu tư thấp chỉ bằng 25 đô la Mỹ. SCC cung cấp một dịch vụ được gọi là “Ngân hàng hối đoái cho kế hoạch mua trực tiếp”, dịch vụ này cho phép nhà đầu tư gọi điện thoại và yêu cầu thông tin đầu tư vào những công ty cung cấp kế hoạch DRIP. Chẳng bao lâu sau khi Tudisco về SCC, SCC cố gắng tung ra các dịch vụ về Ngân hàng hối đoái trên mạng, thông qua các mối quan hệ với một công ty gọi là Netstocdirect.com. Tuy nhiên, khi Netstock tái thiết kế lại trang web của nó, nó xóa bỏ tất cả những gì có liên quan đến Ngân hàng hối đoái. Tudisco đã lưu ý việc này với sếp của mình là Peter Breen. Và sau đó, Breen đã ngỏ ý mwoisf Tudisco làm việc cho web site của SCC. Chỉ trong vòng 30 ngày, trang web đầu tiên của Tudisco trở thành nơi cung cấp tư liệu có sẵn về các kế hoạch DRIP cho các nhà đầu tư trên mạng Internet. Tuy nhiên, điều kích thích Tudisco chính là triển vọng nâng cấp trang web của mình lên một tầm cao mới. Ông muốn đem đến cho các nhà đầu tư DRIP cơ hội tham gia vào kế hoạch và mua cổ phiếu trực tuyến. - 29 -
  30. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Tudisco và Breen trình bày ý tưởng này với ông chủ của mình nhưng ông chủ không hứng thú với viễn cảnh mà Tudisco và Breen về cái được gọi là “by and hold (mua và giữ), một loại dịch vụ môi giới. Ý tưởng đằng sau dịch vụ này chính là tạo điều kiện cho những người có mức thu nhập trung bình có thể “mua” một số lượng nhỏ cổ phiếu từng lần riêng biệt, và “giữ” chúng để đảm bảo cho tương lai tài chính của họ. Không nản lòng, Tudisco và Breen rời SCC và khởi sự một công ty mới với tên gọi là Byandhold.com nhằm theo đuổi ý tưởng của họ. Sau này, Tudisco nhớ lại, “SCC đã thất bại khi không nhận ra Internet đang cách mạng hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, họ lại thất bại khi cho chúng tôi những cái chúng tôi cần để làm cho Byandhold.com thành công”. Breen, người có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành môi giới đã trở thành chủ tịch đầu tiên của Byandhold.com. Ngày nay, Byandhold.com là một công ty môi giới trên mạng rất mạnh. Breen và Tudisco đã xây dựng công ty một cách nhanh chóng nhờ vào kinh nghiệm của Breen, cách thức tuyển dụng thông minh, thiết lập mối quan hệ đối tác và một số được cơ chế tài trợ vốn hiệu quả. Các nhà đầu tư có thể đăng ký dịch vụ này chỉ với 6,99 đô la Mỹ trong một tháng và có thể tiến hành các giao dịch gần như theo thời gian thực với khoảng đầu tư 20 đô la mỗi giao dịch. Chính vì thế mà “giá bình dân” là điểm tạo nên sức thu hút của công ty và nó đang phát triển mối quan hệ mạnh mẽ với những khách hàng cốt lõi của mình. Bằng chứng là vào ngày thứ hai, sau bốn ngày tạm ngừng hoạt động vì vụ khủng bố ngày 11/9/2001, tỷ lệ mua bán là 6/1 nghiêng về phía người mua và công ty với trụ sở nằm gần trung tâm thương mại thế giới đã bị tràn ngập trong đống e-mail hỏi về vấn đề liệu mọi người có ổn không. Công ty đã hiểu ra rằng tỷ lệ Mua – và - bán khá khả quan được xem như một hành động của lòng yêu nước về phía khách hàng của nó và sự ủng hộ nhiệt tình được xem như là sự khẳng định cho tầm quan trọng của công ty đối với cuộc sống khách hàng của họ. Chủ tịch Breen đã nhận xét: “ đó là một sự ủng hộ lớn lao từ các khách hàng”. ByandHold.com không phải là “một sự tình cờ”. Thay vì thế, nó được xây dựng dự trên việc nhận biết của nhà sáng chế về lỗ hổng cơ hội – đó là lỗ hổng giữa những cái đang có mặt trên thị trường và tiềm năng cho một sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động kinh doanh mới, cái xảy ra như là một kết quả do những khuynh hướng nổi bật. 2.1. Ý tưởng. 2.1.1. Tầm quan trọng của ý tưởng - 30 -
  31. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Không có gì bằng một ý tưởng hay trong tay doanh nhân. Tìm kiếm ý tưởng hay là bước đầu tiên trong quá trình chuyển khả năng sáng tạo của doanh nhân thành một cơ hội. Người ta thường đánh giá quá cao về tầm quan trọng của ý tưởng bởi họ chưa đánh giá đúng mức nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ có thể bán cho những khách hàng thực sự với số lượng đủ lớn. Hơn nữa, rất ít khi có một công ty mới hình thành từ sự bùng lên một tia ý tưởng. thông thường, phải trải qua một chuỗi lặp đi lặp lại các phép thử và sai trước khi một sản phẩm hay dịch vụ thô hứa hẹn có thể phù hợp với những gì mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Howard Head đã phải chế tạo ra 40 loại ván trượt tuyết khác nhau trước khi ông ta tìm ra được mẫu phù hợp nhất. Điều ngạc nhiên là phần lớn các công ty đều được thành lập với những sản phẩm gần như hoàn toàn khác với những sản phẩm mà họ dự tính. Hãy nghiên cứu các ví dụ sau đây: Khi nhà hóa học 3M Sản phẩm Siliver phát minh ra loại keo dinh mới không khô và không dính luôn vào vật dán, ông không có bất kỳ ý tưởng nào với loại keo này. Cho đến khi một nhà hóa học 3M khác, Arthur Fry, cần cái gì để “đánh dấu sách” cho quyển kinh thánh thì mới phát sinh ra ý tưởng dùng chất dính đó bôi vào các mẩu giấy. Giấy dán Post- ít ra đời từ đó (giống như giấy sticker ngày nay). Tập đoàn Polaroid ra đời với sản phẩm hình thành dựa trên nguyên tắc ánh sáng bị phân cực. Người ta cho rằng đèn phân cực giúp ngăn chặn tình trạng xe ô tô đâm đầu vào nhau bằng cách ngăn ánh sáng chói “mù đi” từ các đèn pha của các xe ô tô đang đến gần. Tuy nhiên, công ty lại phát triển đến quy mô như ngày hôm nay lại nhờ vào một ứng dụng khác của công nghệ này, đó là: máy chụp ảnh lấy ngay. William Steere, tổng giám đốc của Pfizer, đã mô tả việc khám phá ra Viagra, loại thuốc bán chạy nhất lịch sử, như là “điều cầu may” đằng sau đó. Thuốc này ban đầu là do Pfizer tìm ra để chữa bệnh viêm họng thế nhưng “tác dụng hiệu nghiệm” thực sự của nó lại được phát hiện ra từ tác dụng phụ của thuốc. Một doanh nhân đã phát biểu: Có lẽ kế hoạch kinh doanh và ngôn ngữ kinh doanh đã làm cho người ta có ấn tượng sai lệch rằng xây dựng doanh nghiệp là một tiến trình lý trí. Tuy vậy, bất kỳ một nhà doanh nghiệp cũng có thể khẳng định rằng khởi sự một công ty là một chuỗi những sự phù hợp và bắt đầu, tấn công não và các rào cản. Khởi sự một doanh nghiệp là một vòng tròn cơ hội đưa những cơ hội và ý tưởng mới, vòng tròn những sai lầm đưa đến những điều kỳ diệu. - 31 -
  32. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum 2.1.2. Ảo tưởng về ý tưởng Có lẽ không ai làm hại cho thế hệ doanh nhân tương lai hơn Ralph Waldo Emerson với câu nói: “nếu một người đàn ông có thể làm cái bẫy chuột tốt hơn hàng xóm của mình, thì dù anh ta có xây nhà trong rừng đi chăng nữa thì cái thế giới này vẫn sẽ tạo nên một con đường mòn đến cửa nhà của anh ta”. Cái gọi là ảo tưởng cái bẫy chuột vĩ đại ra đời là từ đây. Người ta thường cho rằng chỉ cần có ý tưởng mới là đã có thể thành công. Trong thế giới luôn thay đổi đổi thay ngày nay, nếu ý tưởng có liên quan đến công nghệ thì thành công là điều chắc chắn hoặc cũng gần như thế. Tuy nhiên, sự thật là các ý tưởng thì chậm chạp, trì trệ và với mọi mục đích thực tiễn thì nó không có giá trị. Hơn nữa, dòng ý tưởng amng tính chất hiện tượng. Ví như các nhà đầu tư vốn mạo hiểm, trong suốt thời kỳ bùng nổ đầu tư vào cuối nwhngx năm 1990, hàng tháng nhận được rất nhiều lời đề nghị (từ 100 đến 200 đề nghị) và các kế hoạch kinh doanh này thực sự được tài trợ, hay đầu tư vốn. Tuy nhiên, ảo ảnh vẫn tồn tại mặc dù bài học kinh nghiệm từ xa xưa trong câu trả lời sâu sắc của O.B. Winters dành cho Emerson: “Những nhà sản xuất mà chờ cho thế giới mở con đường đến cửa nhà anh ta thì anh ta quả là một người quá lạc quan. Những yếu tố góp phần gây ra sự ảo tưởng. Tuy vậy, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho Ralph Waldo Emerson. Có một vài lý do tồn tại những ảo tưởng này. Một là người ta đã đơn giản hóa quá mức về cách thức các công ty như Xerox, IBM và Polaroid đã làm cho người sáng lập ra công ty trở nên giàu có. Không may thay, những trường hợp ngoại lệ này không đem lại nguyên tắc hữu dụng để định hướng cho các doanh nhân. Một lý do khác đó là các nhà đầu tư dường như đặc biệt thiên về thiển cận cái bẫy chuột. Có lẽ, giống như Emerson, họ chủ yếu dựa vào quan điểm và kinh nghiệm có được từ thực tế khó khăn và cạnh tranh của thế giới kinh doanh. Kết quả là họ đánh giá thấp, nếu không muốn nói là quá mức thấp tầm quan trọng của những yếu tố làm nên một doanh nghiệp thành công. Thẳng thắn mà nói, việc sáng chế và tấn công não thú vị hơn nhiều so với việc quan sát kỹ lưỡng, điều tra và chăm sóc khách hàng một cách tỷ mỉ, cái thường đòi hỏi sau khi bán sản phẩm hay dịch vụ. Đóng góp vào ảo tưởng cái bẫy chuột vĩ đại đó còn tâm lý sở hữu rất lớn liên quan đến phát minh hay sản phẩm mới. Mối liên quan này khác với mối liên quan với một doanh nghiệp. trong khi một mức độ sở hữu tâm lý lớn, và sự liên hệ chắc chắn là điều kiện tiên quyết để tạo dựng một doanh nghiệp nhưng sai lầm lớn liên quan đến phát minh hay sản phẩm mới chính là sự hạn hẹp trong điểm trọng tâm của nó. Trọng - 32 -
  33. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum tâm cần phải là xây dựng doanh nghiệp chứ không phải chỉ là một khía cạnh của ý tưởng. Một nguồn khác về sự thiển cận ảo tưởng bẫy chuột phát sinh từ định hướng khoa học và công nghệ. Đó chính là ước muốn làm cho mọi thứ tốt hơn. Có một minh họa rất hay về vấn đề này chính là kinh nghiệm của một doanh nhân người Canada. Anh ta đã cùng với anh trai mình sáng lập ra công ty chuyên sản xuất ghế ngồi cho xe tải. Người anh trai đã phát triển nên một loại ghế ngồi mới dành cho xe tải với sự cải tiến hoàn toàn khác so với các loại ghế khác. Doanh nhân này biết rằng mình có thể thu lời từ việc bán loại ghế mà anh trai mình thiết kế và họ đã làm được điều đó. Khi họ cần thêm năng lực sản xuất, một người anh trai khác lại có nhiều ý tưởng để cải tiến loại ghế ngồi này. Người anh trai đầu tiên này nói rằng: “nếu tôi nghe lời anh ta, thì ngày nay có thể chúng ta chỉ là một cửa hàng quần áo hoặc là bị phá sản. Thay vì thế, chúng ta đã tập trugn vào việc sản xuất những loại ghế ngồi bán có lãi hơn là chỉ làm ra những ghế ngồi tốt hơn và và tốt hơn. Ngày nay, doanh thu và lợi nhuận của công ty chúng tôi đạt nhiều triệu đô la và đang tiếp tục sinh lợi.’ 2.1.3. Các nguồn ý tưởng. Những nhân tố chỉ ra rằng việc tìm kiếm một cơ hội tiềm năng thường chủ yếu liên quan đến việc tìm đúng người, đúng nơi và đúng lúc. Làm thế nào bạn có thể gia tăng những cơ hội trở thành một Anita Roddick tiếp theo của the Body Shop của mình? Nhiều nguồn thông tin có thể giúp bạn tạo ra những ý tưởng. 2.1.3.1 Các tổ chức kinh doanh hiện tại. Việc mua lại một tổ chức kinh doanh đang hoạt động là cách rất tốt để tìm ý tưởng kinh doanh mới. Cách tiếp cận công việc kinh doanh mới như vậy có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và cũng có thể giảm bớt rủi ro. Giám đốc ngân hàng đầu tư và những người môi giới kinh doanh thường rất am hiểu về các doanh nghiệp có nhu cầu bán lại. Tuy nhiên, những người môi giới này thường quảng bá chưa đủ tốt ho nhwgnx doanh nghiệp có nhu cầu bán lại này, và những viên ngọc quý giá này thường được mua bởi các cá nhân hay công ty gần gủi với họ nhất như ban quản trị, các giám đốc, khách hàng, nhà cung cấp hay những nhà đầu tư tài chính. Những quan tòa về phá san thường có liên tục hàng loạt những doanh nghiệp trong tình trạng gặp rắc rối nghiêm trọng. Những cơ hội tuyệt vời có thể bị chôn vùi bên dưới sự sụp đổ về tài chính của các công ty bị phá sản. 2.1.3.2. Nhượng quyền. - 33 -
  34. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Nhượng quyền là một cách khác để gia nhập vào ngành, bằng cách khởi sự một công ty nhượng quyền hay trở thành một công ty nhận nhượng quyền. Đây là một hình thức béo bở. Số lượng các công ty nhượng quyền trên toàn quốc là 4.000 công ty. Theo hiệp hội nhượng quyền quốc tế và Phòng thương mại Hoa Kỳ, các nhà nhượng quyền này chiếm hơn 600 tỷ đô la doanh thu hàng năm gần 1/3 doanh thu bán lẻ. 2.1.3.3. Bằng sáng chế. Những người môi giới sáng chế chuyên tiếp thị bằng sáng chế của các nhà phát minh riêng lẻ, các công ty, các trường đại học, hay nhưng tổ chức nghiên cứu khác cho những người tìm kiếm những sản phẩm mới có khả năng thương mại. Một số nhà môi giới chuyên về cấp phép sản phẩm quốc tế và đôi khi một nhà môi giới bằng sáng chế sẽ theo đuổi một phát mình và sau đó bán lại nó. 2.1.3.4. Cấp phép cho sản phẩm Một cách tốt để nắm bắt những ý tưởng sản phẩm có sẵn từ các trường đại học, các tập đoàn và các nhà đầu tư độc lập là đặt mua thông tin như bản tin Mỹ về công nghệ quốc tế, những công ty được lựa chọn, trung tâm công nghệ, công báo về cấp phép bằng sáng chế, và dịch vụ thông tin công nghệ quốc gia. Thêm vào đó, các tập đoàn, những viện nghiên cứu phi lợi nhuận và các trường đại học là những nguồn cho ý tưởng. 2.1.3.9. Các tập đoàn Những tập đoàn liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển thường phát triển những phát minh hay dịch vụ mà họ không khai thác về phương diện thương mại. Những phát minh này thường hoặc là không phù hợp với những dòng sản phẩm , hoặc là những chương trình marketing hiện tại, hay không là hiện thân cho những thị trường đủ lớn để thu hút các tập đoàn này. Một số lượng lớn các tập đoàn cấp phép những loại phát minh này, thông qua những người môi giới bằng sáng chế, những dịch vụ thông tin cấp phép sản phẩm hay là những nỗ lực marketing bằng sáng chế của chính họ. Sự liên quan trực tiếp của một tập đoàn với một chương trình cấp phép có thể là lợi ích. 2.1.3.9. Các viện nghiên cứu phi lợi nhuận. - 34 -
  35. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Những tổ chức này làm những cuộc nghiên cứu và phát triển dưới sự giao kết với chính phủ và ngành tư nhân, cũng như một vài nghiên cứu và phát triển được bảo trợ về những sản phẩm và quy trình mới, cái có thể được cấp phép cho những tổ chức tư nhân nhằm mục đích phát triển xa hơn, sản xuất, markeitng. 2.1.3.9. Các trường đại học. Số các trường đại học chủ động trong nghiên cứu khoa học và tìm cách cấp phép cho những phát minh là kết quả của các nghiên cứu này, một cách trực tiếp hoặc thông qua một quỹ tài trợ nghiên cứu kết hợp, cái quản lý chương trình bằng sáng chế của nó. Viện công nghệ Massachusetts và Viện công nghệ California thường công bố các báo cáo định kỳ gồm các báo cáo tóm tắt về các phát minh mà họ sở hữu, cái phát minh mà họ có quyền cấp phép. Thêm vào đó, vì số lượng những ý tưởng hay được phát triển trong các trường đại học không bao giờ đến với các đại lý cấp phép thông thường, nên có một cách khác để tìm thấy những ý tưởng này đó là trở nên gần gũi với công việc của những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ưa thích của bạn. 2.1.4. Các phương pháp sáng tạo ý tưởng. 2.1.4.1. Dựa vào kinh nghiệm Người ta không thể xây dựng doanh nghiệp mà không có ý tưởng, cũng giống như người ta không thể xây nhà mà không có búa vậy. Liên quan đến vấn đề này, kinh nghiệm đóng vai trò sống còn khi xem xét các ý tưởng kinh doanh mới. Theo thời gian, các doanh nhân có kinh ngiệm có một khả năng nhận biết nhanh chóng một cấu trúc trong khi nó còn đang định hình. Herbert Simon, người đạt giải thưởng Nobel và Richar King, giáo sư khoa học tâm lý của trường đại học Mellon đã viết rất nhiều về vấn đề nhận diện cấu trúc. Ông đã mô tả việc nhận biết các mô hình như một quá trình sáng tạo, không đơn thuần chỉ là một quá trình mang tính logic, tuyến tính mà nó còn mang tính trực giác và quy nạp. Ông nói rằng, nó liên quan đến sự kết nối sáng tạo hay sự liên kết chồng chéo của kinh nghiệm, bí quyết và các mối liên hệ. Simon chắc chắn rằng phải mất hơn 10 năm để một người có thể tích lũy được cái mà ông gọi là “50.000 khúc” kinh nghiệm, cái có thể giúp người đó trở nên sáng tạo hơn nhiều và giúp họ nhận biết được các cấu trúc. Người ta gọi đây là tình trạng các tình huống quen thuộc có thể dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Vì thế, quá trình lọc các ý tưởng và nhận biết một mô hình cũng tương tự như quá trình lắp các mảnh ghép vào nhau trong trò chơi xếp hình 3D. Chúng ta không thể chơi trò này bằng cách nhìn vào nó hay xem nó như một đơn vị tổng thể. Đúng hơn người chơi cần phải xem xét các mối liên hệ giữa các mảnh ghép, cái có vẻ như không - 35 -
  36. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum có gì liên quan gì với nhau trước khi bức tranh hay mô hình được hình thành để từ đó có thể lắp chúng vào được với nhau. Nhận biết những ý tưởng có thể trở thành cơ hội kinh doanh xuất phát từ khả năng thấy được những thứ mà người khác không thấy- những cái mà một cộng một bằng ba. Chúng ta hãy xem ví dụ sau: Năm 1973, Thomas Stemberg làm việc cho Star Market ở Boston. Ở đây, ông ta được biết đến với việc ra đời gòn thức ăn giống như giá rẻ đầu tiên. 12 năm sau, ông ta áp dụng mô hình kinh doanh siêu thị với số lượng lớn và chi phí thấp này vào để cung cấp thiết bị văn phòng. Kết quả là Staples, cửa hàng văn phòng phẩm quy mô lớn đầu tiên ra đời và ngày nay Staples là một công ty đáng giá hàng tỷ đô la. Trong suốt quá trình đi dụ lịch xuyên Châu Âu, những nhà sáng lập của Crate & barrel thường thấy những sản phẩm rất kiểu cách và sáng tạo dành cho bếp và nhà mà vẫn chưa có mặt tại Mỹ. Khi họ trở về nhà, họ đã quyết định thành lập nên công ty Crate & barrel để cung cấp những sản phẩm này cho những nơi đã tiến hành nghiên cứu thị trường. Tại Crate & barrel, kiến thức về thói quen mua hàng của khách hàng trong một khu vực địa lý là Châu Âu đã được chuyển sang khu vực khác một cách thành công, là Hoa Kỳ. 2.1.4.2. Tăng cường tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo được mô tả ở trên rất có giá trị trong việc nhận biết cơ hội, cũng như trên các phương diện khác của khởi sự kinh doanh. Quan điểm cho rằng sự sáng tạo có thể học được và có thể tăng cường có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nhân, những người cần phải sáng tạo trong suy nghĩ của mình. Hầu hết mọi người đều có một khả năng sáng tạo nhất định. Hầu như trẻ con đều có khả năng này và cũng nhiều đứa trẻ lại mất khả năng đó. Nhiều nghiên cứu cho rằng người ta đạt đến đỉnh điểm của sự sáng tạo trong giai đoạn học tiểu học bởi cuộc đời con người ngày càng có cấu trúc hơn hoặc bị người khác hay tổ chức khác định hình. Hơn nữa, sự phát triển của nguyên tắc và sự nghiêm khắc về trí tuệ trong tư duy lại đóng vai trò quan trọng hơn trong giai đoạn ở trường so với giai đoạn phát triển ban đầu. Hầu hết giáo dục của sau giai đoạn mầm non đều nhấn mạnh vào phương pháp logic, chuẩn mực trong lập luận và suy nghĩ. Cuối cùng, áp lực xã hội cũng có thể trở thành một tác động đối với khả năng sáng tạo. 2.1.4.3. Khả năng sáng tạo tự do. - 36 -
  37. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Từ những năm 1950, đã có nhiều nghiên cứu về quá trình hoạt động của não người. Ngày nay, các nghiên cứu đã thống nhất rằng hai bán cầu não xử lý thông tin theo nhiều cách khác nhau. Bán cầu não trái thực hiện chức năng lý trí, tư duy lập luận,, trong khi bán cầu não phải điều khiển các phương thức tư duy lạc quan, phi lý trí. Con người sử dụng cả hai bán cầu này, thực ra là chuyền từ bán cầu não này sang bán cầu não kia. Tiếp cận các ý tưởng một cách sáng tạo và tối đa hóa việc kiểm soát những điểm tư duy này sẽ rất có giá trị đối với doanh nhân. Gần đây, các giáo sư đang tập trung nghiên cứu tiến trình sáng tạo. Chẳng hạn, như Michael Gorbon đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng sáng tạo và sự cần thiết của việc tập kích não trong trình bày về các yếu tố quyền lực cá nhân. Ông đã đề nghị sử dụng 10 quy tắc tập kích não sau để tăng cường khả năng sáng tạo: 1. Xác định mục đích của bạn 2. lựa chọn những người tham dự 3. Lựa chọn người giám sát 4. Tập kích não một cách tự nhiên 5. Không phê bình chỉ trích, không tiêu cực 6. Ghi lại các ý tưởng một cách đầy đủ 7. Tạo ra những “khoảng trống” 8. Ngăn tình trạng bám lấy một ý tưởng 9. Chỉ ra được những ý tưởng hứa hẹn nhất 10. Chắc lọc và ưu tiên. 2.1.4.4. Khả năng sáng tạo của nhóm. Một nhóm người có thể tập hợp nên khả năng sáng tạo vốn có thể không tồn tại ở một cá nhân đơn lẻ nào đó. Người ta quan sát được rằng khả năng sáng tạo của một nhóm chính là những giải pháp ấn tượng, là những giải pháp sáng tạo hơn cho những vấn đề phát sinh từ sự tương tác tập thể của một nhóm nhỏ người. Một ví dụ điển hình về khả năng sáng tạo hình thành bởi hơn một cái đầu là trường hợp của một sinh viên tốt nghiệp của trường kinh doanh Babson với chút kiến thức kỹ thuật. Anh ta đã lập nhóm với một nhà sáng chế tài năng. Bí quyết kinh doanh và khởi sự của nhà sáng lập đã bổ sung với kỹ năng sáng tạo và kỹ thuật của nhà sáng chế. Kết quả của sự kết hợp này là một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh đến nhiều triệu đô trong lĩnh vực thiết bị phẫu thuật dựa vào video. - 37 -
  38. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 5 đến 10 người liên quan đến vấn đề đang được quan tâm. Điểm mạnh của nhóm là giúp các công ty có thể khám phá ra khách hàng của họ nghĩ gì, thông qua bản chất cho và nhận của một cuộc thảo luận nhóm. Điểm yếu của hình thức này chính là do những người tham gia không đại diện được một mẫu ngẫu nhiên nên các kết quả không thể khái quát hóa cho những nhóm lớn hơn được (nơi lấy mẫu). Nói cách khác, mẫu này không được dùng để suy rộng ra cho cả tổng thể. Thông thường, các nhóm được quản lý bởi các nhà điều tiết có trình độ cao. Mục tiêu hàng đầu của các nhà điều tiết là giữ cho nhóm tập trung và tạo ra những cuộc thảo luận đầy sinh động. Đối với những người này, việc hiểu biết một cách đầy đủ các mục tiêu bên dưới của cuộc nghiên cứu cũng rất quan trọng. Hầu hết hiệu quả của buổi thảo luận nhóm phụ thuộc vào khả năng của người điều tiết trong việc đưa ra vấn đề, đặt câu hỏi và giữ cho buổi thảo luận đi đúng hướng. Ví dụ, một quán cà phê có thể tổ chức một nhóm gồm từ 7 đến 10 khách hàng thường xuyên và hỏi nhóm về vấn đề: “ Điều gì bạn không thích ở quán cà phê chúng tôi”. Một khách hàng có thể trả lời rằng: “Bạn bán các túi cà phê vườn đặc sản của công ty bạn loại nặng 1 pound cho những người chế biến tại nhà. Điều đó ổn thôi, nhưng nhà tôi thường hết cà phê chỉ trong vài ngày. Có khi là 1 tuần trước khi tôi trở lại quán để mua một túi khác. Nếu bạn bán túi loại nặng 3 pound hoặc 5 pound, thì tôi sẽ thực sự dùng nhiều cà phê hơn bởi vì tôi không phải đi ra ngoài để mua café như trước nữa. tôi đoán rằng mình có thể mua 2 hoặc 3 túi cà phê loại 1 pound cùng một lúc, nhưng nó lại đắt tiền hơn. Tuy nhiên tôi có thể 1 cái túi 3 pound hoặc 5 pound nếu như bạn giảm giá bán của mình dưới hình thức chiết khấu vì mua số lượng lớn.” Điều tiết viên có thể hỏi nhóm là: “Có bao nhiêu người ở đây sẽ chọn mua túi café nặng 3 pound hoặc 5 pound của chúng tôi nếu chúng đã có sẵn?” Nếu có 5 bàn tay đưa lên, thì quán café có thể khám ra ý tưởng mới về sản phẩm mới. 2.1.4.9. Phương pháp tập kích não. Tập kích não là phương pháp dùng để tập hợp được nhiều ý tưởng một cách nhanh chóng. Phương pháp này không dùng cho việc phân tích hay ra quyết định mặc dù những ý tưởng tập hợp nên trong suốt quá trình tập kích não vẫn cần phải được chắt lọc và phân tích nhưng việc này sẽ được tiến hành sau. - 38 -
  39. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Phần tập kích não tập trung vào một chủ đề cụ thể mà nhóm được chỉ định để hình thành ý tưởng. Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên chia sẽ ý tưởng. Một người trình bày ý tưởng và người khác phản hồi lại ý tưởng đó, và tiếp tục, một người lại phản hồi trên ý phản hồi trước đó. Người ta thường dùng một flip chart để ghi lại tất cả các ý tưởng. Phần thảo luận phải diễn ra một cách tự nhiên, thoải mái và sôi nổi. Mục đích chính là nhằm tạo ra một bầu không khí nhiệt tình và mới mẻ và có thể hình thành được thật nhiều ý tưởng. kết quả của quá trình tập kích não có thể đem lại nguồn cảm hứng cho những sản phẩm mới hay thậm chí là viễn cảnh cho một công ty mới. tuy nhiên, có bốn quy luật nghiêm khắc khi thực hiện phần tập kích não. Nếu chúng ta không tôn trọng những quy tắc này thì có thể làm cho những người tham gia không cảm thấy sự thoải mái khi chia sẻ ý tưởng: - Không phê bình chỉ trích, thậm chí cũng không được cười thầm một mình, nhướn mày, hay những biểu hiện khác trên khuôn mặt để thể hiện thái độ hoài nghi. Sự phê bình chỉ trích làm cản trở quá trình sáng tạo và hạn chế dòng ý tưởng. - Khuyến khích sự tự do, nghĩa là tự do thể hiện ý tưởng mà không bị các quy tắc hay ràng buộc nào cản trở, càng nhiều ý tưởng càng tốt. Thậm chí những ý tưởng điên rồ hay kỳ dị đôi khi lại đem đến những ý tưởng hay hoặc đem lại giải pháp cho một vấn đề nào đó. - Quá trình tập kích não phải diễn ra nhanh chóng và không cho phép điều gì có thể làm chậm tốc độ của nó. Chẳng hạn như việc nắm bắt cốt lõi hay bản chất của ý tưởng quan trọng hơn việc dành thời gian để viết chúng ra một cách sạch đẹp. - Khuyến khích việc nhảy cóc. Điều này có nghĩa là sử dụng một ý tưởng làm công cụ để nhanh chóng nhảy tiếp đến những ý tưởng khác. Có hai lý do khiến cho quá trình tập kích não có thể hình thành nên những ý tưởng không thể hình thành theo cách khác. Thứ nhất, do tập kích não không cho phép sự phê bình, chỉ trích nào nên mọi người thường đưa ra nhiều ý tưởng hơn so với cách làm truyền thống. Phê bình, chỉ trích là hành động đưa những đánh giá và thường xuất phát từ sự không dung hòa, khoan nhượng với nhau. Thứ hai, quá trình tập kích não có thể hình thành nên nhiều ý tưởng hơn so với một cuộc họp truyền thống bởi tập kích não tập trung vào khả năng sáng tạo hơn là sự đánh giá. Hãy nghĩ đến một họp điển hình. Một người đưa ra ý tưởng và ngay lập tức những người còn lại trong nhóm bắt đầu đánh giá nó. Chuyện này xẩy ra bởi vì hầu hết - 39 -
  40. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum mọi người đều giỏi trong việc phê bình các ý tưởng hơn là đưa ra những ý tưởng mới. Mục đích duy nhất của quá trình tập kích não là sáng tạo ra ý tưởng mà không cho phép một sự đánh giá nào. Vì thế, nếu một quá trình động não kéo dài hai tiếng đồng hồ thì nhóm sẽ dùng hai tiếng đồng này đẻ sáng tạo ra các ý tưởng. thực tế, điều này hầu như không diễn ra bên ngoài quá trình tập kích não. Hầu hết các buổi động não đều bao gồm những nhân viên trong tổ chức, nhưng với Kodak thì khác. Kodak thường xuyên theo định kỳ tổ chức các bữa tiệc pizza video, nơi mà các nhóm khách hàng gặp gỡ với các nhân viên kỹ thuật của công ty để thảo luận về những vấn đề mà họ gặp phải và thảo luận về nhu cầu của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ mà công ty cung cấp, đồng thời “tập kích não” về các giải pháp tiềm năng. Tương tự như vậy, một số công ty biến các buổi tập kích não ngắn trở thành một phần thông lệ của những chuyến du lịch tiện ích. 2.1.4.9. Dựa vào các cuộc điều tra Điều tra là một phương pháp thu thập thông tin từ nhóm các cá nhân được lấy làm mẫu. Mẫu này thường là một phần dân cư được nghiên cứu. Các cuộc điều tra có thể được tiến hành thông qua điện thoại, thư từ, trực tuyến hoặc cá nhân. Những cuộc điều tra hiệu quả nhất lấy mẫu ngẫu nhiên như một nhóm dân cư, có nghĩa rằng mẫu này không được chọn một cách lung tung hay từ những người tình nguyện tham gia vào cuộc điều tra. Mẫu được chọn theo cách đảm bảo rằng mỗi người trong mẫu đều có cơ hội được lựa chọn ngang nhau. Cách này sẽ làm cho kết quả của cuộc nghiên cứu có thể khái quát hóa ra được cả dân số hay nói cách khác là có thể suy ra cho cả tổng thể. Các cuộc điều tra được tiến hành theo phương pháp đã chuẩn hóa nên mỗi người tham gia đều được hỏi những câu hỏi giống nhau, theo cách thức giống nhau. Mục đích của cuộc điều tra không chỉ đơn thuần là mô tả những kinh nghiệm hay ý kiến của từng cá nhân riêng biệt, mà chủ yếu nhằm có được một bảng mô tả sơ lược tổng hợp về toàn bộ dân cư hay tổng thể, nơi được lấy mẫu. Chất lượng thông tin của cuộc điều tra chủ yếu được quyết định bởi mục đích và cách thức tiến hành cuộc điều tra. Ví dụ như, hầu hết các cuộc điều tra thông qua hộp thư truyền hình hay các cuộc bình chọn tạp chí thưởng không tin cậy lắm bởi những người tham gia đại diện cho cái gọi là cuộc bỏ phiếu tự chọn. hầu hết những người có thời gian tham gia vào cuộc bình chọn này bỏ phiếu bởi vì họ có ý kiến hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực vf một sản phẩm hay chủ đề cụ thể nào đó. - 40 -
  41. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum Các cuộc điều tra giúp tạo nên sản phẩm, dịch vụ mưois và những ý tưởng kinh doanh mới bởi chúng hỏi những câu hỏi cụ thể và có được những câu trả lời cụ thể tương ứng. Ví dụ, như công ty palmOne có thể thực hiện được một cuộc điều tra trên một mẫu ngẫu nhiên trong tập hợp những người sở hữu chiêucs Palm Pilots, và hỏi những người tham gia này xem họ sẽ trả thêm tiền cho tiện ích nào sau đây nếu nó được tích hợp thêm vào Palm Pilots: chức năng giọng nói, gửi văn bản truy cập Internet Cuộc điều tra cũng hỏi thêm về người trả lời sẽ sẵn sàng trả thêm bao nhiêu cho mỗi giá trị gia tăng đó, và liệu họ có mua một sản phẩm giá trị gia tăng hay không. Một số cuộc điều tra cũng gồm các câu hỏi đóng và mở nhằm đem đến cho những người tham gia có cơ hội thêm thông tin vào.Ví dụ như công ty này có thể hỏi thêm: “ có bất kỳ sản phẩm nào mà công ty chúng tôi có khả năng cung cấp độc nhất vô nhị mà hiên tại chúng tôi chưa cung cấp”. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi này sẽ không đại diện cho một mẫu có tính khoa học, nhưng đôi khi chúng có thể đem đến những điều thú vị, dẫn đến ý tưởng và các sản phẩm mới. 2.1.4.9. Các kỹ thuật hay các phương pháp khác. Các công ty cũng sử dụng các phương pháp khác để sáng tạo ra ý tưởng. một số công ty thành lập nên các ủy ban tư vấn khách hàng, chuyên gặp gỡ thường xuyên và thảo luận về những nhu cầu, mong muốn của khách hàng, các vấn đề khách hàng đang gặp phải, rồi từ đó có thể dẫn đến những ý tưởng mới. Các cuộc thảo luận tư vấn có thể được diễn ra trực tuyến, nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những người tham gia gặp gỡ và trao đổi với nhau. Các công ty khác thì tiến hành các cuộc điều tra nhân khẩu học dưới nhiều hình thức khác nhau, như nghiên cứu thường ngày. Để chắc chắn rằng các khách hàng của mình được thỏa mãn và để thăm dò những ý tưởng về sản phẩm mới, công ty đã thường xuyên gửi nhân viên của mình đến gặp gỡ các khách hàng để điều tra về vấn đề đó. Một số công ty tham dự các buổi triển lãm thương mại, các cuộc hội thảo, và buổi hội họp của những công chức trong ngành nhằm tiếp cận họ một cách thông minh, thăm dò thông tin về đối thủ cạnh tranh, và sau đó sử dụng những thông tin này để kích thích những ý tưởng về sản phẩm/ dịch vụ mới. một kỹ thuật khác được sử dụng để tạo ra ý tưởng đó là thiết lập được một chương trình ý tưởng hay chương trình đề xuất ý kiến cho nhân viên. Những thuộc tính quan trọng của một chương trình đề xuất thành công đó là: xử lý nhanh các đề xuất, đưa ra những phản hồi có chất lượng, phản ứng lại đối với những ý tưởng và đề xuất hữu dụng và đưa ra những sự khuyến khích bằng tiền. các chương trình đề xuất biến đổi tùy theo tính phức tạp của nó, bắt đầu từ những hộp đề xuất đơn giản cho đến các chương trình phức tạp, nơi những ý - 41 -
  42. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum tưởng được đặt trong một ngân hàng (được gọi là ngân hàng ý tưởng) dùng cho việc xem lại và đánh giá ý tưởng của các cá nhân. 2.2. Nhận biết cơ hội 2.2.1. Xác định và nhận biết cơ hội Về cơ bản, các doanh nhân nhận biết một cơ hội và chuyển nó thành một doanh nghiệp thành công. Một cơ hội là một nhóm những điều kiện thuận lợi tạo ra nhu cầu cho một sản phẩm, dịch vụ mới hay một doanh nghiệp mới. Hầu hết các công ty được khởi sự theo 2 cách. Cách thứ nhất đó là được tiến hành từ bên ngoài. Theo cách này, một doanh nhân quyết định khởi sự một công ty, tìm kiếm và nhận biết những cơ hội và sau đó bắt đầu gây dựng doanh nghiệp mình như Jeff Bezos đã làm khi ông xây dựng nên Amazon.com. ông đã lên kế hoạch và thành lập công ty thương mại điện tử. Cách thứ hai đó là được tiến hành từ bên trong. Theo cách này, một doanh nhân nhận thức được vấn đề hay cơ hội do lỗ hổng thị trường tạo nên và quyết định xây dựng doanh nghiệp để điền vào lỗ hổng thị trường này. Điều này thông qua tình huống của công ty BuyAndHold.com. Khi khởi sự một doanh nghiệp, bất kể nó được thành lập theo hay không theo bất kỳ cách nào trong hai cách nói trên, thì cơ hội luôn là yếu tố rất khó phát hiện. Việc nhận biết cơ hội kinh doanh dành cho sản phẩm hay dịch vụ là điều không dễ, nhất là khi nó không chỉ đơn thuần là việc tung ra những phiên bản mới từ những cái có sẵn. Nhận biết cơ hội là việc vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Nó nghệ thuật ở chỗ, doanh nhân phải biết dựa trên bản năng của mình để nhận ra được cơ hội. Còn nó khoa học ở chỗ, doanh nhân phải sử dụng những hành động có mục đích và những kỹ năng phân tích của mình để đóng góp vào quá trình phát hiện ra cơ hội. Một cơ hội thường có 4 đặc trưng cần thiết là: (1) hấp dẫn, (2) bền vững, (3) đúng lúc và (4) gắn chặt với sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp giúp tạo ra hay gia tăng giá trị cho người mua hay người sử dụng cuối cùng. Để một doanh nhân tận dụng cơ hội thì cánh cửa cơ hội của nó phải mở ra. Cụm từ “cánh cửa cơ hội” là một phép ẩn dụ, mô tả khoảng thời gian mà trong đó một công ty có thể gia nhập vào một thị trường mới. Khi thị trường cho một sản phẩm mới được hình thành thì cánh cơ hội sẽ mở ra. Khi thị trường phát triển, các công ty - 42 -
  43. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum sẽ gia nhập vào thị trường và cố gắng thiết lập vị trí sinh lợi của mình. Đến một lúc nào đó, khi thị trường bão hòa thì cánh cửa cơ hội sẽ đóng lại. Điều này tương tự như tình huống của thị trường các công cụ tìm kiếm trên mạng. Hiểu được sự khác nhau giữa cơ hội và ý tưởng là rất quan trọng. ý tưởng là một ý nghĩ, một cảm tưởng hay một ý niệm. Nó có thể hoặc không thể thỏa mãn tiêu chuẩn của một cơ hội. đây là một điểm then chốt bởi vì như đã nói nhiều doanh nghiệp thất bại không phải vì nó hoạt động/ làm ăn không tốt, mà chủ yếu là do nó không có một cơ hội thực sự để bắt đầu. trước khi trở nên hứng thú với một ý tưởng kinh doanh, thì điều quan trọng là phải hiểu được liệu ý tưởng đó có đáp ứng được nhu cầu và thỏa mãn được tiêu chuẩn của một cơ hội hay không. Khi nó không thỏa mãn thì nó sẽ dẫn đến một kết quả đáng thất vọng. 2.2.2. Khi nào thì ý tưởng là một cơ hội? Nếu một ý tưởng không là một cơ hội, vậy thì cơ hội là gì? Các cơ hội kinh doanh tốt có bốn điểm tựa cơ bản sau: 1. Chúng tạo ra hay gia tăng giá trị đáng kể cho khách hàng hay người tiêu dùng cuối cùng. 2. Chúng tạo ra hay gia tăng giá trị bằng cách giải quyết một vấn đề có ý nghĩa, loại bỏ đi một “điểm đau” nghiêm trọng, hay đáp ứng một nhu cầu hay mong muốn mà vì điểm đau đó mà người ta sẵn sàng chi trả một khoản tiền cao hơn. 3. Chúng có một thị trường rộng lớn, biên lợi nhuận cao hơn, và những đặc tính sinh lợi cao để cho phép doanh nhân ước tính và truyền thông giá trị bền vững cho các giới hữu quan như các nhà đầu tư, cổ đông 4. Chúng phù hợp với nhà sáng lập và nhóm quản lý tại một thời điểm và không gian nhất định với một cán cân rủi ro và phần thưởng hấp dẫn. Để một cơ hội có được những đặc tính này, thì “cánh cửa cơ hội” phải mở và mở đủ lâu. Hơn nữa, việc gia nhập vào một thị trường với những đặc điểm thích hợp là một việc khả thi, và nhóm quản lý có thể làm được điều này. Công việc làm ăn mới phải hoặc có thể đạt được lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng, các thông số kinh tế của doanh nghiệp phải đủ tốt để đạt được mức lợi nhuận cao và có tiềm năng tăng trưởng. Tóm lại, một cơ hội tốt có những đặc tính như: hấp dẫn, đúng lúc và được gắn liền với một sản phẩm hay dịch vụ tạo ra hay gia tăng giá trị của người mua hay người sử dụng cuối cùng- bằng cách giải quyết một vấn đề rất nghiêm trọng và rắc rối. những doanh nhân, các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư tư nhân thành công - 43 -
  44. Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum nhất là những người luôn tập trung vào các cơ hội nghĩa là họ bắt đầu với những cái gì mà khách hàng và thị trường muốn và không để mất cơ hội này. 2.2.3. Suy nghĩ đủ lớn. Từ khi ra đời ấn phẩm, Sáng tạo một khởi sự mới (New Venture Creation) đã cố gắng truyền cảm hứng cho những doanh nhân khao khát có “ Suy nghĩ đủ lớn”. một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa doanh nhân có tư duy tiến bộ và hợp lý với những người chủ các doanh nghiệp nhỏ này chính là suy nghĩ “lớn hơn”. Partricia Cloherty đã nói rằng: “ Rất quan trọng để suy nghĩ đủ lớn. Nếu bạn muốn bắt đầu và gây dựng một công ty, bạn sẽ phải dốt hết sức mình. Nhờ thế bạn mới có thể suy nghĩ về một công ty LỚN. Ít nhất bạn sẽ dốt hết sức mình và trở nên giàu có, chứ không phải bị cạn kiệt.” Với tư cách là một nhà đầu tư mạo hiểm, và từng là chủ tịch của công ty Patrioff ở thành phố New York, Pat đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bà ta còn từng là nữ chủ tích đầu tiên của hiệp hội các công ty tài chính quốc gia. Chủ đề của bà về suy nghĩ đủ lớn được hàm chứa xuyên suốt quyển sách này. Làm thế nào bạn có thể tham gia vào quá trình “suy nghĩ đủ lớn”, điều mang bạn đến với cuộc hành trình đặt chân lên ranh giới mong manh giữa những tham vọng mãnh liệt và việc hoàn toàn mất trí? Làm thế nào bạn biết được ý tưởng mà mình đang theo đuổi chỉ là một cái cầu vồng khác hay thực sự có một hũ vàng ngay tại điểm kết thúc? Bạn có thể không bao giờ biết được mình nằm ở bên nào của ranh giới cho đến khi bạn làm chủ cuộc hành trình. 2.3. Rà soát, lựa chọn cơ hội 2.3.1. Tập trung vào cơ hội Tập trung vào cơ hội là điểm khởi đầu quan trọng trong tiến trình sàng lọc cơ hội. Quá trình sàng lọc không nên bắt đầu bằng một chiến lược cũng không bắt đầu bằng các phân tích tài chính và bảng tính (cái có sẵn trước đó) và không bắt đầu bằng những dự đoán về giá trị của công ty và ai sẽ sở hữu bao nhiêu phần trăm cổ phần. Những điểm khởi đầu này thường “đặt xe ngựa trước con ngựa”, tức là thường diễn ra một cách trái khoáy, ngược đời, lấy kết quả làm nguyên nhân. Nhiều doanh nhân khởi sự công ty, nhất là những người khởi sự doanh nghiệp lần đầu, thường bị cạn ngân quỹ với tốc độ nhanh hơn so với việc họ có được khách hàng và doanh thu sinh lợi. Có nhiều lý do tại sao chuyện này lại xẩy ra, nhưng có một điều chắc chắn là: những doanh nhân này đã không tập trung vào cơ hội đúng. - 44 -