Giáo trình Chăn nuôi gia cầm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăn nuôi gia cầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_chan_nuoi_gia_cam.pdf
Nội dung text: Giáo trình Chăn nuôi gia cầm
- CHĂN NUÔI GIA CẦM
- CHƢƠNG 1 CHĂN NUÔI GIA CẦM- THÀNH TỰU VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN Trong vài chục năm lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Sản phẩm trứng và thịt gia cầm không ngừng tăng lên. Có được thành tựu đó là do việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về di truyền giống, dinh dưỡng, công nghệ sinh học, các thành tựu về cơ giới hoá, điện khí hoá trong chăn nuôi gia cầm nhất là chăn nuôi gia cầm công nghiệp. Mặt khác, xuất phát từ việc hiểu biết sâu sắc và khai thác triệt để các đặc điểm sinh học vốn có của gia cầm nên đã đưa lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Trước khi nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật cụ thể về chăn nuôi gia cầm cần làm quen với các khái niệm cơ bản. Gia cầm là gì? Gia cầm là tập hợp tất cả những vật nuôi hay săn bắn được nhằm đưa lại lợi ích kinh tế, mà các vật nuôi này có nguồn gốc từ lớp chim (aves). Như vậy, gia cầm bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà điểu, bồ câu Tập hợp tất cả các hiểu biết, các kiến thức của nhân loại về gia cầm và các giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ở gia cầm hình thành một ngành khoa học gọi là chăn nuôi gia cầm. Khoa học về chăn nuôi gia cầm và ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay đã phát triển ở mức độ cao và trở thành chăn nuôi gia cầm công nghiệp. Chăn nuôi gia cầm công nghiệp với các đặc trưng là: Quy mô lớn, sản phẩm tiêu chuẩn hoá, sản xuất theo quy trình công nghệ cao, sản phẩm mang tính hàng hoá Chăn nuôi gia cầm bao gồm nhiều lĩnh vực. Hai lĩnh vực sản xuất chính là sản xuất thịt và trứng. Các lĩnh vực khác có liên quan và đôi khi nó cũng trở thành ngành kinh doanh độc lập đó là sản xuất 1
- gia cầm giống (gia cầm con, gia cầm hậu bị); sản xuất thức ăn cho gia cầm; sản xuất, cung ứng các thiết bị phục vụ chăn nuôi gia cầm; chế biến các sản phẩm và thị trường tiêu thụ các sản phẩm gia cầm. Chăn nuôi gia cầm phát triển đòi hỏi tất cả các lĩnh vực sản xuất liên quan này phát triển theo. Mối quan hệ giữa các lĩnh vực sản xuất trong chăn nuôi gia cầm được trình bày trên hình 1.1. Trứng và thịt gia cầm sản xuất ra chủ yếu là để làm thực phẩm. Trứng còn được dùng trong các ngành chế biến thực phẩm khác như sản xuất bánh kẹo Nó còn được dùng trong sản xuất mỹ phẩm, chế vác-xin. Lông được sử dụng làm đệm, chăn, gối. Gia cầm còn là đối tượng thích hợp cho các nghiên cứu di truyền, dinh dưỡng, sinh lý và các quy trình sản xuất mới vì gia cầm có vòng đời ngắn, tốc độ sinh sản nhanh, vòng quay các thế hệ nhanh, giá thành nuôi dưỡng thấp. THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHĂN NUÔI GIA CẦM GIỐNG ẤP GÀ Trứng CON SẢN SẢN XUẤT XUẤT TRỨNG THỊT CHẾ BIẾN SẢN PHẨM GIA CẦM THỊ TRƯỜNG Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các lĩnh vực trong chăn nuôi gia cầm 2
- 1.1.Thành tựu của ngành chăn nuôi gia cầm 1.1.1.Chăn nuôi gia cầm thế giới Trước đây, chăn nuôi gia cầm chỉ là một ngành sản xuất phụ. Nuôi gia cầm chỉ để có thêm ít thức ăn hàng ngày, có thêm chút ít tiền và trong nhiều trường hợp nuôi gia cầm chỉ mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi làm cảnh xem chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội ). Trong vài ba chục năm trở lại đây, chăn nuôi gia cầm đã có bước phát triển nhảy vọt. Chăn nuôi gia cầm đã chuyển từ phương thức chăn nuôi ―nông nghiệp‖ sang phương thức chăn nuôi ―công nghiệp‖. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nghiên cứu, ứng dụng nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Kết quả của quá trình này là các đơn vị chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thay thế dần cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ - một sự chuyển đổi cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm. Nhờ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về di truyền, giống, dinh dưỡng, công nghệ sản xuất, máy ấp trứng mà chăn gia cầm thế giới đã phát triển nhanh cả về số lượng đầu con, sản lượng trứng, thịt, chất lượng sản phẩm, giá thành trong sản xuất sản phẩm gia cầm giảm đi, chất dinh dưỡng cung cấp cho con người với giá rẻ ngày càng tăng lên nhờ vào nguồn trứng và thịt gia cầm. Trong vài thập niên trở lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đó là kết quả của việc áp dụng những thành tựu di truyền chọn giống kết hợp với các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng có cơ sở khoa học. Năm 1999 (theo FAO), tổng đàn gia cầm trên thế giới khoảng 10 tỷ con, trong đó 96,7% gà, 1,8% vịt, còn lại là các gia cầm khác. Tổng đàn gà trên thế giới cũng tăng theo thời gian, cụ thể là năm 2000:14.831,9 triệu con; năm 2001: 15.526,26 triệu con; năm 2002: 16.373,16 triệu con; năm 2004:16.605,13 triệu con . Ở các nước đang phát triển số đầu con gia cầm tăng nhanh từ năm 2000 - 2003 (bảng 1.1). 3
- Bảng 1.1: Số lƣợng gia cầm ở các nƣớc đang phát triển (Đơn vị tính: 1.000.000. con) Tên nƣớc Năm Năm Năm Năm 2000 2001 2002 2003 Trung Quốc 3.623,01 3.769,49 4.098,91 3.980,55 Ấn Độ 568,00 658,00 737,00 842,00 Indonesia 859,50 960,16 1.218,41 1.290,10 Lào 13,09 14,06 15,27 20,00 Malaysia 123,65 149,59 160,84 170,00 Myanmar 44,76 55,08 51,13 60,00 Philipin 115,19 115,61 125,73 128,19 Thái Lan 224,73 232,71 235,23 277,11 (Nguồn: FAO,2004) Sản xuất trứng và thịt gia cầm ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước có ngành công nghiệp phát triển. Theo các số liệu thống kê của FAO thì sản lượng trứng gia cầm của thế giới từ 401,5 tỉ năm 1975 tăng lên 552 tỉ năm 1985. Tính trong cả giai đoạn từ 1965-1981, sản lượng trứng sản xuất ra của thế giới tăng 64,79%; trung bình mỗi năm tăng 5,05%. Cũng trong thời gian đó thì sản xuất thịt gia cầm tăng 2,47 lần và đạt 28,7 triệu tấn năm 1985. Sản lượng trứng gia cầm trên thế giới năm 2003 đạt 55,8 triệu tấn; Châu Á là khu vực đạt sản lượng cao nhất 33 triệu tấn (chiếm 59,14%), tiếp đến là Châu Âu 9,8 triệu tấn (chiếm17,56%), khu vực Bắc Mỹ 7,9 triệu tấn, khu vực Trung Mỹ 2,9 triệu tấn; Châu Phi 2,1 triệu tấn và thấp nhất là Châu Đại Dương 0,2 triệu tấn. Châu Á có mức tăng trưởng cao nhất, đặc biệt Trung Quốc luôn là nước đứng đầu thế giới về sản lượng trứng. Năm 2003 đạt 22,332 triệu tấn, chiếm 40,02% sản lượng trứng của toàn thế giới. 4
- Trên thế giới có 7 nước đạt sản lượng trứng gia cầm trên 1 triệu tấn: Trung Quốc 22,332 triệu tấn; Mỹ 5,123 triệu tấn; Nhật Bản 2,5 triệu tấn; Ấn Độ 2,200 triệu tấn; Nga 2,04 triệu tấn; Mexico 1,882 triệu tấn; Brazin 1,55 triệu tấn. Trong khi đó Việt Nam là 0,2345 triệu tấn trứng gà đứng thứ 30 trên thế giới. Sản xuất trứng trên thế giới không ngừng tăng lên, nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các vùng trên thế giới. Còn có những vùng riêng biệt, thậm chí cả châu lục (Châu Phi) mà ở đó sản phẩm gia cầm là chưa đáng kể. Sự tăng sản xuất trứng gia cầm trên thế giới chủ yếu là tăng sản lượng trứng trung bình của một gia cầm mái. Trung bình ở Hà Lan, Mỹ, Nhật, sản lượng trứng trung bình của một gà mái là 250- 280, hoặc 300, trên 300 quả mỗi năm. Triển vọng là sản lượng trứng nhận được từ một gà mái đẻ/ năm sẽ đạt đến 300 quả trên phạm vi toàn thế giới. Sản xuất trứng tăng làm tăng sức tiêu thụ trứng trên một người dân. Mức tiêu thụ trứng gia cầm/ người/ năm bình quân thế giới năm 2002 là 8,4 kg; cao nhất là Nhật Bản 19,1kg; thấp nhất là Tandikistan 0,5 kg và ở Việt Nam là 2,6 kg (FAO). Ở các nước Nga, Đức, Ý mức tiêu thụ trứng trên đầu người sẽ tăng cao. Một bước nhảy vọt đáng kể là Trung Quốc, không chỉ thoả mãn cho nhu cầu của dân số nước này hiện nay, mà trong tương lai sẽ cung cấp cho mỗi người dân 13 kg trứng, con số đó gấp 4 lần năm 1975. Mức tiêu thụ trứng ở một số nước phát triển lên tới 400 quả và mức tiêu thụ thịt gia cầm lên đến 34 kg/người/năm (Israel), mức trung bình ở các nước phát triển là 250-280 quả trứng và 15-20 kg thịt/người/năm. Dự báo trong những năm tới, sản xuất trứng tăng lên ở nhiều vùng, nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tăng nhanh ở các nước có nền công nghiệp phát triển, ở các nước có mật độ dân số cao và một số nước Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ ). 5
- Sản lựợng thịt gia cầm trên thế giới năm 2003 đạt 75,8 triệu tấn; tăng 1,4 triệu tấn so với năm 2002 (tăng 1,88%) và tăng 27,7 triệu tấn so với năm 1998 (tăng 57,50%).Thịt các loại gia cầm khác nhau cũng có những biến động khác nhau (bảng 1.2). Thịt gà: Châu Mỹ sản xuất tới 4,92%, châu Á 31,54%, Châu Âu 15,5% so với toàn thế giới. Thịt gà tây: chủ yếu được sản xuất ở Châu Mỹ 55,7%, Châu Âu 38,7% so với toàn thế giới. Ở Châu Á, thịt thủy cầm chiếm 86,2%. Năm 2003 có 11 nước trên thế giới sản xuất trên 1 triệu tấn thịt gia cầm, đó là Mỹ 14,855 triệu tấn; Trung Quốc 9,518 triệu tấn; Brazin 7,78 triệu tấn; Mexico 2,157 triệu tấn; Ấn Độ 1,440 triệu tấn; Liên hiệp Anh 1,294 triệu tấn; Thái Lan 1,227 triệu tấn; Nhật Bản 1,218 triệu tấn; Pháp 1,130 triệu tấn; Nga 1,033 triệu tấn; Tây Ban Nha 1,020 triệu tấn. Trong khi đó sản lượng thịt gia cầm của Việt Nam năm 2003 là 0,372 triệu tấn, đứng thứ 43 trên thế giới. Bảng 1.2: Sản lƣợng thịt gia cầm của các khu vực năm 2003 (Đơn vị tính: triệu tấn) Châu lục Thịt gà Thịt Thịt gà Thịt vịt tây ngỗng Thế giới 65,00 5,35 3,31 2,13 Châu Á 20,50 0,16 2,70 1,99 Châu Âu 10,10 2,07 0,45 0,08 Châu Mỹ 30,50 2,98 0,08 0,10 Châu Phi 3,10 0,06 0,06 Châu 0,80 Đại Dương (Nguồn: FAO,2004; Ghi chú: ít hơn 50 ngàn tấn) Thành tựu trong sản xuất thịt gia cầm là rất to lớn (sản xuất gà thịt broiler). Khối lượng giết thịt lý tưởng đạt được chỉ sau 8 tuần, 6 tuần, thậm chí là ở 4 tuần tuổi. Kết quả lớn hơn nữa là xét trong 6
- mối quan hệ giữa thể trọng và chi phí thức ăn cho 1 kg thể trọng thấp. Ví dụ như hãng Marsel (Đức): thể trọng gà đạt 2,90 kg ở 56 ngày tuổi, chi phí 2,17 kg thức ăn cho 1 kg thể trọng. Hãng Scotlan: thể trọng gà đạt 2,8 kg ở 42 ngày tuổi. Với các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan sản lượng thịt gia cầm cũng phát triển nhanh qua các năm (bảng 1.3). Bảng 1.3: Sản lƣợng thịt gia cầm sản xuất ở các nƣớc đang phát triển (Đơn vị tính: 1.000 tấn) Tên nớc Năm 2000 Năm2001 Năm 2003 Trung Quốc 9.025 9.310 9.518 Ấn Độ 575 595 1.440 Indonesia 804 807 952 Lào 10 11 14 Malaysia 770 780 765 Myanmar 176 196 256 Philippin 322 333 635 Thái Lan 1.117 1.200 1.227 Năm 2002 mức tiêu thụ thịt gia cầm bình quân theo đầu người/ năm của thế giới 11,7 kg, cao nhất là Israel 71,9kg, Mông Cổ là nước có mức tiêu thụ thịt gia cầm bình quân đầu ngời thấp nhất 0,1kg; còn ở Việt Nam 5,6kg. Theo ước tính của FAO, năm 2005 sản lượng thịt gia cầm trên thế giới sẽ đạt mức 88 triệu tấn. Đây là mức độ tăng trưởng cao nhất so với mức tăng của các loại thịt. Giá thịt gà trên thế giới có xu hướng giảm, và thấp hơn các loại thịt khác. Năm 1990, giá thịt gà chỉ bằng 29,2% so với giá thịt lợn và bằng 31,76% so với giá thịt của đại gia súc. 7
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được nghiên cứu và ứng dụng một cách rộng rãi, nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Các phư- ơng thức chăn nuôi gia cầm cũng thay đổi, từ phương thức chăn nuôi nông nghiệp chuyển sang phương thức chăn nuôi theo qui mô công nghiệp với số lượng lớn, quản lý chặt chẽ và chăm sóc tốt. Dự báo đầu năm 2010 sản xuất thịt và trứng tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là các nước có ngành công nghiệp phát triển và các nước có dân số cao. Mức tiêu thụ thịt gà trên thế giới dự kiến sẽ tăng cao hơn. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhu cầu tiêu dùng của con người về nguồn protein động vật ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hàng loạt công nghệ mới được ứng dụng nhằm tăng khả năng sản xuất thịt và trứng của gia cầm. Việc ứng dụng các công nghệ mới và công nghệ sinh học để cải tiến bản chất di truyền nhằm tạo ra những giống gia cầm mới có phẩm chất trứng - thịt thơm ngon. Sự tăng nhanh các sản phẩm gia cầm trên thế giới là do các nguyên nhân sau: *Tạo ra và ứng dụng nhanh các giống và các dòng gia cầm lai có năng suất cao (sản lượng trứng cao và tốc độ sinh trưởng nhanh). *Nhờ việc nghiên cứu và áp dụng các hệ thống chăn nuôi hợp lý; công thức thức ăn hợp lý; quy trình công nghệ thích hợp đối với từng đối tượng gia cầm; điện khí hoá và tự động hoá việc kiểm tra tiểu khí hậu trong chuồng nuôi *Cung cấp các thiết bị hoàn chỉnh phục vụ chăn nuôi gia cầm công nghiệp: Máy ấp trứng công suất cao, tỷ lệ ấp nở cao; máy đếm gia cầm con - trong 1 giờ chuẩn bị và đếm được 25.000 con; máy soi trứng trong máy ấp – 70.000 quả/giờ; máy chủng vác-xin cho gia cầm 1 ngày tuổi; thiết bị sấy khô và làm sạch phân gia cầm; thiết bị, dụng cụ phục vụ thụ tinh nhân tạo gia cầm 8
- 1.1.2.Chăn nuôi gia cầm ở các nƣớc nhiệt đới ẩm Chăn nuôi gia cầm ở các nước nhiệt đới có những nét khác biệt với tình hình chung của thế giới. Quá trình thương mại hoá chăn nuôi gia cầm mới bắt đầu phát triển trong thời gian gần đây. Ở các nước này, trong một chừng mực nào đó, có sự trái ngược với các nước đã nói trên. Chăn nuôi gia cầm công nghiệp trong tình trạng thiếu vốn, bao gồm nhiều đơn vị sản xuất nhỏ, lao động trông chờ chủ yếu vào lao động thủ công vì vậy ngành chăn nuôi gia cầm diễn ra ở trình độ thấp, giá thành sản phẩm gia cầm còn cao. Đặc biệt bệnh tật, rủi ro sảy ra thường xuyên với đàn gia cầm. Dịch cúm gia cầm H5N1 trong các năm 2003 đến nay gây hậu quả nghiêm trọng và tổn thất lớn về kinh tế không chỉ cho các nước ở khu vực này, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn thế giới. Các yếu tố đó dẫn đến mức tiêu thụ gia cầm ở các nước này còn thấp. Ví dụ: Ước lượng vài năm lại đây ở Nigiêria, mức tiêu thụ trứng chỉ khoảng 20-25 quả/người/năm, trong khi đó ở Châu Âu và Châu Mỹ khoảng 250-300 quả/người/năm. Chăn nuôi gia cầm ở các nước nhiệt đới là đơn điệu (không đa dạng), chỉ nhấn mạnh sản xuất chính là trứng và chỉ một đối tượng gia cầm là gà nhà. Trong khi đó, về hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) và về mặt dinh dưỡng thì chăn nuôi các loại gia cầm khác sẽ tốt hơn. Ví dụ: Có nhiều giống vịt sinh trưởng nhanh, sức đề kháng với bệnh tật tốt hơn cả gà, có thể cho tới 300 trứng/năm (vịt khakicampbell) nhưng chưa được nuôi rộng rãi. Thế giới nuôi gà theo 3 hướng sản xuất: hướng thịt, hướng trứng và hướng kiêm dụng (vừa trứng vừa thịt) còn các nước ở vùng nhiệt đới thì hướng nuôi thịt ít được đặt ra. 1.1.3.Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam Ở Việt Nam trước đây, chăn nuôi gia cầm mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Ngành 9
- chăn nuôi gà công nghiệp có thể lấy mốc từ năm 1974, khi mà hai trung tâm giống Quốc gia được xây dựng đó là trung tâm giống gà hướng trứng Ba Vì (Sơn Tây) và trung tâm giống gà thịt Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Đàn gà giống hướng thịt và hướng trứng được nhập vào nước ta từ Cuba cũng từ năm 1974 với 2 vạn trứng giống của các dòng thuần. Gà dòng thuần hướng trứng giống Leghorn, nhập về 2 dòng là X và Y. Ban đầu nuôi ở Ba Vì, xí nghiệp gà Lương Mỹ (Hà Tây), xí nghiệp gà Minh Tâm (Sông Bé) và các trại gà thương phẩm khác trong nước. Gà dòng thuần hướng thịt giống Plymouth Rock, nhập về 3 dòng là 799; 488; 433. Ban đầu nuôi ở trung tâm gà thịt Tam Đảo, sau đó phát triển nuôi nhiều ở Tam Đảo, xí nghiệp gà Tam Dương (Vĩnh Phúc), Trại gà Hồng Sanh (Sông Bé) và nhiều cơ sở nuôi khác trong cả nước. Ngoài 2 trung tâm giống gà cấp Quốc gia còn phải kể đến các cơ sở lớn đó là: Trung tâm nghiên cứu gia cầm thuộc liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Trung Ương, Hà Đông (Sơn Tây), các trại giống Cẩm Bình (Hải Hưng), Trại Gò Vấp (TP.Hồ Chí Minh), Trại gia cầm Thụy Phương (Viện chăn nuôi quốc gia), Trung tâm giống vịt Đại Xuyên (Hà Tây) Trong những năm 1985-1995, chăn nuôi gia cầm nhất là gà công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh. Tổng đàn gà công nghiệp năm 1985 là 9,2 triệu con. Sản lượng trứng trung bình trong khu vực quốc doanh là 167 quả/gà mái/năm; ở khu vực gia đình sản lượng trứng còn thấp hơn. Đàn gà công nghiệp năm 1991 chiếm 5-7% tổng đàn gia cầm thì năm 1994 đã tăng lên 25%. Năm 1994 đã đạt 5 vạn tấn thịt gà. Sản xuất trứng cũng tăng lên đáng kể. Năm 1991, toàn ngành sản xuất được 8,5 triệu trứng giống, tiêu thụ chỉ được 40-45% (đưa vào ấp sản xuất gà con giống). Năm 1994 đã đạt 18,5 triệu, 10
- trong đó 95% được ấp cho ra gà con giống. Tính lãi ròng trong sản xuất giống là 20-40%, trong sản xuất thương phẩm là 12-13%. Các cơ sở sản xuất giống gà đều có hướng phát triển tốt. Trung tâm Ba Vì năm 1993 sản xuất 1,6 triệu trứng giống, tăng 5- 10% so với năm 1992. Năm 1994 đã sản xuất 2,2 triệu trứng, trong đó 53 nghìn trứng giống gà thịt (70% cung cấp cho các tỉnh phía Nam). Trung tâm Tam Đảo 9 tháng thu 650.000 trứng, cả năm sản xuất được 850.000 trứng. Trại Lương Mỹ sản xuất 2 triệu trứng giống, 406.000 gà giống 1 ngày tuổi, 46,8 tấn thịt gà Ngoài các giống gà nói trên, từ năm 1985 đến nay nhập thêm nhiều giống mới như Hybro, Hubbard White, Hubbard Golden Cormet, Isabrown , các dòng bố mẹ lai tạo gà lai đẻ trứng nâu: Goldline, Moravia, Từ năm 1996, cùng với sự đổi mới kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi gia cầm có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều giống gia cầm có lông màu, năng suất trứng và thịt khá được nhập vào nước ta, thích hợp với chăn nuôi (thả vườn) trong gia đình như gà Tam Hoàng, Kabir, Lương Phượng, gà Ai Cập; các giống vịt siêu thịt (Super meat), siêu trứng (Khakicampbell, Cv.2000). Không chỉ gà mà nhiều đối tượng gia cầm khác cũng được nhạp nội và khuyến khích phát triển như bồ câu Pháp ( Titan, Mimas), ngan Pháp (dòng R31, R51, R71 ), chim cút, đà điểu Tuy vậy dịch cúm gia cầm trong các năm 2003-2005 và ngay cả hiện tại đã và đang gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sản phẩm gia cầm tăng lên rõ rệt qua các năm (bảng 4). Năm 2000, sản lượng thịt 286,513 nghìn tấn, sản lượng trứng 3,708 tỷ quả. Năm 2003, sản lượng thịt 372,720 nghìn tấn và trứng 4,854 tỷ quả. Đến năm 2004, có 332,000 nghìn tấn thịt và 4,260 tỷ quả trứng. Như vậy đàn gia cầm bắt đầu giảm từ năm 2003 do dịch cúm gia cầm. 11
- Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang phát triển, tuy vậy sản phẩm chăn nuôi gia cầm bình quân/ đầu người/ năm còn thấp. Năm 1995 có 17,75kg tổng số thịt hơi các loại chiếm 100%, trong đó có thịt gia cầm hơi 2,64kg chiếm 14,8%; trứng 37,9 quả. Năm 1997 có 19,59kg tổng số thịt hơi các loại chiếm 100%, trong đó có thịt gia cầm hơi 2,95kg chiếm 15,1%; trứng 37,9 quả. Năm 2003, sản lượng trứng gia cầm bình quân/ đầu người/ năm là 45,0 quả, còn thịt gia cầm 3,36kg chiếm 15,0% trong tổng số thịt hơi các loại là 22,40kg (Lê Bá Lịch,2003). Bảng 1.4: Sản phẩm gia cầm qua các năm Tổng đàn Đàn gà Thịt gia Trứng Năm gia cầm (triệu con) cầm (Tấn) (tỷ quả) (triệu con) 1980 61,522 48,391 - 1,103200 1985 87,803 64,817 - 1,472000 1990 103,820 80,184 167,900 1,896400 1995 140,004 107,958 197,084 2,825025 2000 198,046 147,050 286,513 3,708605 2001 276,000 218,037 322,602 4,161844 2002 297,900 233,300 362,300 4,722000 2003 323,300 254,100 372,720 4,852000 2004 277,100 218,200 316,400 3,939000 2005 279,900 219,900 321,900 3,948000 Nguồn: Cục Chăn nuôi Bộ NN-PTNT năm 2005 Ngành chăn nuôi gia cầm đã tiếp cận một số công nghệ tiên tiến của thế giới về giống, thức ăn, thuốc thú y và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Ở nước ta cũng đã hình thành nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô lớn. Theo ước tính, đến nay cả nước có trên 100.000 hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại tại 8 vùng sinh thái khác nhau, 12
- thay thế dần kiểu chăn nuôi tự cấp, tự túc, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt như trước đây bằng kiểu chăn nuôi hàng hóa quy mô vừa và một số ít trang trại có quy mô chăn nuôi hàng hóa lớn đã xuất hiện. Cơ cấu giống gia cầm 80% là các giống địa phương, chỉ có 20% là các giống cao sản nhập nội, và những giống gia cầm cao sản này được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn nuôi công nghiệp. Phân bố đàn gia cầm: Đàn gà chủ yếu tập trung tại các tỉnh phiá Bắc (từ khu bốn cũ trở ra) 75%, còn 25% tập trung ở phía Nam. Đàn vịt chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (55%), còn lại phân bố ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm gần đây đạt được những thành tựu to lớn, tuy vậy còn gặp không ít khó khăn. Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp. Các trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô vừa và lớn mặc dù đã hình thành tại một số vùng sinh thái, song chiếm tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăn nuôi nhìn chung còn thấp kém, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật. Nguy cơ dịch bệnh đối với đàn gia cầm và an toàn thực phẩm cho người ngày càng nghiêm trọng. Năm 2004, một năm thật sự khó khăn, người chăn nuôi phải đối phó với dịch cúm gia cầm, nhưng ngành chăn nuôi vẫn đạt mức tăng trưởng 8%/năm với tổng sản lượng thịt hơi 2,63 triệu tấn tăng 10,85% đưa mức bình quân thịt hơi/người/năm đạt 31,5 kg. Ngay từ cuối năm 2003 và quý I năm 2004, dịch cúm gia cầm bùng phát trên diện rộng khắp 57 tỉnh thành, 38 triệu con gia cầm bị tiêu hủy. Ngành chăn nuôi gia cầm thật sự lao đao. Sát cánh, chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi, Đảng và Nhà nước đã vào cuộc với nỗ lực cao nhất nên đến hết tháng 3/2004 dịch cúm gia cầm cơ bản đã 13
- được dập tắt. Hệ thống giống quốc gia được bảo vệ an toàn, sẳn sàng cung cấp con giống để tái phát triển đàn gia cầm. Định hướng sản xuất của đàn gà công nghiệp nước ta là: Nhà nước quản lý và sản xuất con giống, nông dân nuôi thương phẩm và sản xuất ra thịt, trứng, nhà nước mua lại và bao tiêu sản phẩm. 1.2. Định hƣớng phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm Ngành chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới phát triển theo định hướng sau đây: 1.2.1.Về giống *Gia cầm hướng đẻ trứng -Tập trung theo hướng tăng sản lượng trứng tính theo mái đầu kỳ. Giữ nguyên hoặc giảm số đầu gia cầm mái. Khai thác trứng đến 75-78 tuần tuổi, sản lượng trứng đạt 290-315 quả/con/năm. -Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn đồng thời giảm khối lượng cơ thể gà. -Gà mái đạt 50% tỉ lệ đẻ ở lứa tuổi sớm hơn trước. Hàng loạt các hãng gia cầm đã cố định thời gian đạt 50% tỉ lệ đẻ là 150-155 ngày (Lomann, Dekalb); nhưng ở một số hãng khác (Goto của Nhật, Nicchic, Hailain của Mỹ) lại cố định thời gian này là 161-168 ngày. -Giữ tỉ lệ đẻ cao (hơn 90%) trong vòng 9-15 tuần, có tỉ lệ đẻ cao trong suốt thời gian sử dụng (76-78 tuần tuổi) và không thấp hơn 60% ở cuối giai đoạn khai thác. -Chất lượng trứng tốt, tỉ lệ trứng dập vỡ không quá 5%. -Tỉ lệ nuôi sống cao, tỉ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao. - Chọn tạo các giống/dòng gà lai đẻ trứng vỏ màu thay cho gà đẻ trứng vỏ trắng nhằm tăng tỷ lệ gà lai đẻ trứng vỏ màu trong cơ cấu đàn gà hướng trứng. 14
- *Gia cầm hướng thịt -Chọn gia cầm có thể trọng lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, sử dụng thức ăn tốt và có lông màu trắng. Gia cầm có độ sinh trưởng đồng đều cao, sức sống cao, phẩm chất thịt tốt. Ở nước ta, tiếp tục đa dạng các đối tượng gia cầm nuôi. Đưa gia cầm vào cơ cấu cây trồng vật nuôi phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo. Chọn giữ và bảo tồn quỹ gen các giống gia cầm quý đã có từ lâu đời ở nước ta. Nhập nội và lai tạo các giống gà thích hợp với nuôi chăn thả trong nông hộ và các trang trại nông nghiệp. Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khống chế được dịch bệnh, hướng tới sản xuất bền vững và sản xuất thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu. Mục tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm đến năm 2010, 2015 như bảng 1.5. Bảng 1.5: Chỉ tiêu phát triển đàn gia cầm đến năm 2015 Năm 2006 2010 2015 Các chỉ tiêu Đàn gà (triệu con) 173 233 350 Thủy cầm (triệu con) 55,5 48,8 43,7 Thịt gà (ngàn tấn) 188,0 225,0 321,8 Thịt vịt (ngàn tấn) 248,2 250,0 Trứng gia cầm (triệu quả) 3.948,5 7.920 10.207 Bình quân thịt xẻ/người/năm (kg) Năm 2005: 25,8 2006: 27,7 2008: 31,9 2010: 38,2 2015: 50,5 15
- 1.2.2.Về thức ăn và nuôi dƣỡng -Tìm cách giảm chi phí thức ăn trên một đơn vị sản phẩm thịt, trứng; tiết kiệm các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, nhất là thức ăn đạm, để có lợi nhuận sản xuất cao. -Tìm các nguồn nguyên liệu mới, tận dụng tối đa các phế thải trong công nghiệp giết mổ gia cầm. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thức ăn này tới chất lượng thịt gia cầm. -Hoà thiện định mức các chất dinh dưỡng, trước hết là protein và axít amin. -Nghiên cứu hiệu quả bổ sung các hoạt chất sinh học (vitamin, enzyme ) vào khẩu phần nuôi gia cầm. Theo các định hướng trên, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu theo hướng sử dụng phần lớn năng lượng từ khẩu phần vào việc tăng trọng và tạo trứng, còn phần nhỏ cho duy trì. Làm tăng tính thành thục ở gia cầm để rút ngắn thời gian nuôi gà broiler. Nghiên cứu đưa các axít amin không thay thế vào khẩu phần để giảm hàm lượng protein thô 1.2.3. Nghiên cứu quy trình nuôi thích hợp Tập trung các nghiên cứu tạo ra điều kiện nuôi lý tưởng. Hạn chế đến mức thấp nhất tác động của ngoại cảnh đến năng suất chăn nuôi. Xây dựng các quy trình nuôi thích hợp cho từng đối tượng gia cầm riêng biệt. Tăng cường đưa các thiết bị tự động hoá, đồng bộ các quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chế biến sản phẩm. Tạo sản phẩm có độ an toàn cao. Xây dựng các quy trình thú y chặt chẽ, kiểm soát, phòng ngừa tích cực dịch bệnh, vệ sinh môi trường và tạo ra các sản phẩm an toàn từ chăn nuôi gia cầm 1.2.4. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và chính sách phát triển Nghiên cứu chế biến sản phẩm gia cầm và thị trường tiêu thụ các sản phẩm gia cầm trong và ngoài nước. Hoàn thiện các văn bản pháp quy và chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển chăn nuôi 16
- gia cầm, tạo động lực cho sự phát triển tốt hơn. NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Phân tích tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới và xu hướng phát triển trong những năm tới. 2. Phân tích tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam trong 10 năm qua và định hướng phát triển đến năm 2015. 17
- CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ GIA CẦM Trước khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cụ thể về nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý gia cầm cần phải có những hiểu biết cơ bản về đặc trưng sinh lý của nó.Các đặc điểm về giải phẫu sinh lý ở gà thường được lấy đó làm đại diện cho gia cầm nói chung. Vì vậy dưới đây sẽ trình bày những nét cơ bản về giải phẫu sinh lý gà nhà, có so sánh với các đối tượng gia cầm khác. 2.1.Đặc trƣng ngoại hình (bên ngoài) Ngoại hình của gà được trình bày trên hình 2.1. Gà có dạng điển hình của lớp chim (aves), một động vật có xương sống bậc cao đã thích ứng với điều kiện sống bay nhảy. Toàn thân được bao phủ bằng lông và yếm. Lông cườm và lông trên lưng có sự khác biệt giữa đực và cái. Ở con đực lông cườm và lông lưng dài, mềm mại hơn ở con cái. Sự sai khác này theo giới tính có thể nhận thấy ngay ở lứa tuổi còn non, nhất là các giống gà có tuổi thành thục sớm. Bộ lông của gia cầm có tác dụng ngăn cản những tác động bất lợi của môi trường đối với cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt và là cơ quan cảm giác nhờ tận cùng của các thần kinh ngoại biên. Lông cũng như mào, móng, tích tai là sản phẩm của da. Sự khác nhau về màu sắc của các sản phẩm phụ của da này là do sự khác nhau về giống và giới tính của gia cầm. Tuỳ thuộc vào loài, tuổi, giới tính mà bộ lông chiếm khoảng 4-9% khối lượng sống của gia cầm. Lông của gia cầm có cấu tạo khác nhau và được chia thành các loại chủ yếu sau: +Lông ống: Là phần cơ bản của bộ lông. Số lượng lớn lông ống là nằm ở cánh (lông cánh) và đuôi (lông đuôi). Tuỳ theo hình dạng và độ lớn mà chia lông cánh thành 2 loại là: Lông cánh loại I (còn gọi là lông cánh sơ cấp hay lông cánh chính) và lông cánh loại 18
- II (còn gọi là lông cánh thứ cấp hay lông cánh phụ). Lông cánh chính, mỗi bên cánh thường có 10 cái, lông cánh phụ thường có 14- 16 chiếc, chúng xếp sát vào nhau rất dễ nhận biết nhưng khi khép lại thì khó phân biệt đâu là lông cánh chính, đâu là lông cánh phụ. Giữa lông cánh chính và lông cánh phụ có một lông ngăn cách gọi là lông trục. Lông trục nằm đối diện với góc cánh và phân chia ranh giới giữa 2 lớp lông nói trên. Lông cánh nằm trên bề mặt và tạo nên lớp phủ ngoài giữ ấm cho cơ thể. Nó có ý nghĩa trong điều hoà thân nhiệt ở gia cầm. Lông còn có ý nghĩa kinh tế đặc biệt, nhất là ở thuỷ cầm. Từ 1 con vịt, ngỗng có thể nhận được 150-200g lông. +Lông tơ có nhiều ở gà tây, vịt, ngỗng; thường phân bố ở vùng ngực, nằm sát dưới da, dưới lớp lông cánh chính và đuôi. Màu sắc của bộ lông Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Màu lông phụ thuộc vào sự biểu hiện dưới dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố mêlanin và dạng dịch của sắc tố lipocrôm. Sắc tố mêlanin quy định từ màu càfê- vàng đến màu đen; còn lipôcrôm quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc xanh sẫm. Ở gia cầm màu sắc lông khác nhau có thể chia làm 2 nhóm lớn là lông màu và lông trắng (vấn đề màu sắc lông sẽ được thảo luận ở phần giống gia cầm). Chân của gia cầm được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipôcrôm đồng thời thiếu vắng mêlanin. Màu đen của chân là do sự xuất hiện của mêlanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng thời cả 2 màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng. Về cường độ (độ đậm nhạt) của màu vàng tuỳ thuộc vào hàm lượng xantôphin trong khẩu phần (sẽ tiếp tục thảo luận ở phần sau). 19
- 1 4 8 3 2 5 9 7 6 10 11 Hinh 2.1: Ngoại hình gà 1- mào; 2- tích; 3- tai; 4- mỏ; 5- lông cổ cườm; 6- ngực; 7- cánh; 8- lông đuôi; 9- lưng; 10- xương bàn chân; 11- xương ngón chân 20
- 2.2.Đặc trƣng bên trong 2.2.1.Hệ Xƣơng Hệ xương của gà được trình bày trên sơ đồ 2.2. 1 3 2 5 6 7 10 9 11 12 13 Hình 2.2: Bộ xƣơng gia cầm 1- xương đầu; 2- các đốt sống cổ; 3- xương cánh; 4- xương lưng; 5- xương hông; 6- xương khum; 7- các đốt sống đuôi; 8- các xương sườn; 9- xương ngực (xương lưỡi hái); 10- xương đùi; 11- xương cẳng chân; 12- xương bàn chân; 13- các xương ngón chân. Các phần của hệ xương tương ứng như là ở động vật. Cánh gà tương ứng với cánh tay và bàn tay ở động vật bậc cao, cẳng chân và ngón chân tương ứng cẳng và ngón chân ở động vật, xương bàn chân của gà là sự nối tiếp và kéo dài ra từ xương chân của động vật. 21
- Hệ xương gia cầm có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khoẻ (cứng). Hệ xương bao gồm xương đầu, xương sống, xương ngực, xương sườn và xương chi. Xương đầu chia thành hai loại là xương sọ và xương mặt. Xương sống chia ra xương sống cổ, xương ngực, xương hông (lưng, khum) và xương đuôi. Bộ xương chiếm khối lượng 7-8% khối lượng cơ thể. Số lượng các đốt sống ở các loại gia cầm trên bảng 2.1. Xương sườn của gà là 7 đôi, của vịt, ngỗng là 9 đôi. Mỗi xương sườn tận cùng gắn với một đốt sống ngực, đầu kia gắn với xương sống. Có 1-2 xương sườn không gắn với xương ngực mà thả trôi tự do gọi là xương sườn giả. Đốt sống cổ dài nhất trong toàn bộ cột sống, có dạng chữ S. Đốt đầu là đốt Atlat (xương nhỏ tròn) giúp gia cầm có thể quay đầu 180. Bảng 2.1: Số lƣợng các đốt sống ở gia cầm Gà Vịt Ngỗng Đốt sống cổ 13-14 14-15 17-18 Đốt sống ngực 7 9 9 Đốt sống lưng 1-2 1-2 1-3 Đốt sống hông 12 12 12 Đốt đuôi 5-6 7 7 Xương ngực ở gia cầm phát triển mạnh. Mỏm xương ngực ở một số giống gia cầm như gà Plymút, gà Corních, gà tây phát triển rất mạnh. Phần xương này là nơi bám của những cơ có giá trị quí (cơ trắng). Ở ngỗng, vịt mỏm xương ngực phát triển kém hơn, vì vậy chỗ bám của cơ là ở hai phía của xương ngực. Các phần còn lại của bộ xương như cánh, đùi, chân được tạo thành từ các xương riêng biệt và có sự kết hợp hài hoà với nhau. 2.2.2.Hệ cơ Ở gia cầm, hệ cơ mịn, sợi nhỏ và chắc. Sự phát triển của hệ cơ phụ thuộc vào loài, giống, tuổi gia cầm. Ở các phần khác nhau 22
- của cơ thể gia cầm hệ cơ phát triển ở mức độ khác nhau (hình 2.4). Cơ ngực phát triển tốt theo sự vận động của cánh và bảo vệ các cơ quan, bộ phận bên trong của ngực và bụng. Cơ có ý nghĩa kinh tế quan trọng trong sản xuất thịt, nó chiếm tỷ lệ lớn trong phần thịt ăn được của gà. Ở một số giống gà tây cơ ngực có thể phát triển đạt đến 1,5-1,9 kg. Màu sắc cơ của gia cầm là màu trắng hoặc sẫm (đỏ sẫm). Khi luộc thì cơ của gà và gà tây thì sáng hơn còn ở thuỷ cầm thì sẫm hơn. Tốc độ chảy của máu qua cơ quy định màu của nó. Chân có thịt màu sẫm trong khi ngực có thịt màu trắng. Gà, gà tây đi lại nhiều thì thịt có màu sáng hơn, trong khi thuỷ cầm thịt có màu sẫm hơn. Độ lớn của tế bào cơ biến động từ 10-100, chiều dài từ 6-12 cm. Các tế bào cơ chứa 70-75% là nước, 17-19% protit, 1-7% các hợp chất không chứa nitơ, khoảng 1% chất khoáng và 3,9% mỡ. Ngày nay đã xác định được mối tương quan thuận giữa khối lượng cơ đùi, cơ lườn (ngực) với khối lượng cơ thể gia cầm. 2.2.3.Hệ hô hấp Hệ hô hấp ở gia cầm ngoài phổi còn có các túi khí. Phổi của gia cầm nhỏ nên ngoài phổi ra, ở gia cầm còn có 7-9 túi khí tham gia vào quá trình hô hấp. Đó là 1 túi cổ, 2 túi dưới đòn, 2 túi ngực trước, 2 túi ngực sau và 2 túi bụng (hình 2.3). Trong quá trình hô hấp, phổi thực hiện động tác chủ động còn các túi khí thì bị động. Thể tích chung của các túi khí ở gà là 125- 160 cm3, thể tích khí ở phổi là 13-15 cm3. Ở gia cầm không có hoành cách mô phân cách giữa khoang ngực và khoang bụng như ở gia súc, vì vậy không có áp lực đặc biệt của ngực khi hô hấp mà chỉ có áp lực của phổi. Một lần thực hiện động tác hô hấp, dung lượng của phổi và khí trong đường hô hấp khoảng 45 cm3 ở gà, 38 cm3 ở vịt, 4,7-5,2 cm3 ở bồ câu. Hàm lượng ôxy trong khí hít vào là 20,94% và trong khí thở ra là 17,00%. 23
- 1 A B 2 3 4 5 Hình 2.3: Hệ hô hấp ở gia cầm A- xương đòn; B- phổi; 1- túi dưới đòn; 2- tuí ngực trước; 3- túi ngực sau; 4- túi lưng; 5- túi bụng Ngoài chức năng hô hấp, túi khí còn có tác dụng như sau: làm mát tinh hoàn, tim và các nội quan khác; làm giảm khối lượng tương đối của gia cầm giúp gia cầm bay và bơi được tốt; tăng độ ẩm của không khí hít vào; giúp cho việc giữ cân bằng khi các cơ quan bên trong thay đổi vị trí tương đối của nó 2.2.4.Hệ tiêu hoá 2.2.4.1. Cấu tạo hệ tiêu hóa ở gia cầm Quá trình tiêu hoá ở gia cầm diễn ra nhất nhanh. Ở gà, thức ăn chuyển qua đường tiêu hoá khoảng 8 giờ, ở vịt khoảng 16-26 giờ. Do vậy cấu tạo ống tiêu hoá ở gia cầm có khác với gia súc. Trong quá trình phát triển của phôi, ban đầu hệ tiêu hoá chỉ là một ống thẳng, về sau nó hình thành xoang miệng, thực quản, diều, dạ dày 24
- tuyến, dạ dày cơ, ruột (ruột non, ruột già) tận cùng là hậu môn (hình 2.4). Gia cầm có mỏ (thay cho môi ở gia súc), phần sừng của mỏ khá phát triển. Tác dụng của mỏ là để lấy thức ăn. Lưỡi của gia cầm khá phát triển và có dạng như mỏ của nó. Ở gà, phần gốc lưỡi hơi rộng, đầu lưỡi nhọn còn ở thuỷ cầm gốc lưỡi và đầu lưỡi có độ rộng như nhau. Ở xoang miệng không diễn ra quá trình tiêu hoá, không có răng. Sau khi vào xoang miệng thức ăn được chuyển theo thực quản. Ở gia cầm trên cạn (gà, gà tây, bồ câu ) thực quản phình to tạo thành một túi nhỏ gọi là diều, còn ở thuỷ cầm (vịt, ngỗng) sự phình to này ít hơn và tạo thành dạng ống (hình chai). Sự sai khác về giải phẫu này cho phép nhồi béo thuỷ cầm mà ở gà không làm được. Diều là một túi chứa thức ăn ở gia cầm. Sức chứa của diều từ 100-200g. Thức ăn được giữ ở diều với thời gian phụ thuộc vào loại gia cầm và các loại thức ăn. Thức ăn cứng khoảng 10-15 giờ, thức ăn mềm, bột khoảng 3-4 giờ. Thức ăn từ diều được chuyển dần xuống dạ dày tuyến. Dạ dày tuyến có dạng hình chai. Trong dạ dày tuyến có chất tiết chứa men pepxin và axít HCl. Thức ăn được giữ lại trong dạ dày tuyến là không lâu, sức tiêu hoá tại đây là không đáng kể. Tại dạ dày tuyến có sự phân giải prôtit và đồng hoá chất khoáng. Dạ dày cơ có dạng hình tròn hoặc ô van, có hai thành cứng, phía trong được phủ lớp niêm mạc dày, cứng. Chất tiết trong dạ dày cơ có dạng lỏng, có pH= 3-4,5. Thành phần dịch dạ dày gồm nước, HCl, men pepxin. Dạ dày cơ có khối lượng 50g, nhưng do lớp cơ dày nên sức co bóp lên tới 100-150 mmHg ở gà, 180 mmHg ở vịt, 260-280 mmHg ở ngỗng. Trong dạ dày cơ luôn luôn có cát sỏi hỗ trợ cho sự tiêu hoá. Ở dạ dày cơ, hydratcacbon được cắt ngắn, chia nhỏ ra, protit phân giải thành các peptit và axit amin tuy chưa thật triệt để. 25
- 1 2 3 5 4 7 6 9 8 10 11 Hình 2.4: Hệ tiêu hoá của gia cầm 1- mỏ; 2- thực quản; 3- hầu; 4- diều; 5- dạ dày tuyến; 6- dạ dày cơ; 7- gan; 8- tuỵ; 9- ruột non; 10- manh tràng; 11- lỗ huyệt Ruột của gia cầm có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, tuổi, phương thức nuôi, loại thức ăn Ruột non bắt đầu từ nơi tiếp giáp với dạ dày cơ, kéo dài cho đến đoạn ruột thừa (túi mù, ruột tịt). Ruột già bắt đầu từ chỗ tiếp giáp ruột non đến hậu môn. Tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Ở ruột già có nhiều vi sinh vật, nó giúp cho việc lên men và tiêu hoá xenlulô, chất không được tiêu hoá được bài tiết qua hậu môn (ổ nhớp) phần tận cùng của ống tiêu hoá. 26
- 2.2.4.2. Quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng ở gia cầm 2.2.4.2.1. Tiêu hoá ở miệng Gia cầm tìm thức ăn chủ yếu nhờ vào thị giác và xúc giác, rất ít khi nhờ vào khứu giác và vị giác. Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng, hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khối thức ăn lớn. Mỏ vịt và ngỗng hình bằng, mép thô và có nhiều răng nhỏ bằng chất sừng nên thuận lợi cho việc lấy thức ăn trong nước. Khi đó, nước sẽ qua khe hở của mép chảy ra ngoài, thức ăn được giữ lại ở miệng. Miệng gia cầm không có răng nên không nhai thức ăn. Sau khi vào miệng, nhờ di động của lưỡi mà thức ăn được đưa nhanh xuống hầu. Nước bọt của gia cầm rất ít, thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy có tác dụng thấm ướt thức ăn cho dễ nuốt. Gà mái có thể tiết 7 -12 ml nước bọt trong một ngày đêm (Nguyễn Văn Hùng và CTV, 1994), bình quân một ngày đêm tiết của gà khoảng 12 ml (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992). Thực quản gia cầm rộng và dễ phình ra tiện lợi cho thức ăn chưa nhai đi qua. Gia cầm nuốt thức ăn nhờ động tác ngẩng đầu lên và đưa về trước. Thức ăn nuốt vào thực quản được đẩy xuống diều. 2.2.4.2.2. Tiêu hoá ở diều Diều là là bộ phận phình to của thực quản, nằm tiếp giáp giữa ngực và cổ, ở dưới da mặt trước cổ. Diều gà rất phát triển hình thành một túi chứ thức ăn, diều vịt và ngỗng kém phát triển, chỉ là phần phình to của thực quản. Diều không có tuyến tiết dịch tiêu hoá, nó chỉ có tác dụng dự trữ, thấm ướt và làm mềm thức ăn nhờ niêm dịch. Tuy vậy, thức ăn trong diều vẫn được tiêu hoá một phần nhờ men amylaza của nước bọt xuống và hoạt động của vi sinh vật, mặc dầu không đáng kể. Khi gia cầm ăn, một phần thức ăn dừng lại ở diều, phần khác thì đi thẳng xuống dạ dày. Thời gian thức ăn dừng lại ở diều khoảng 27
- 3-4 giờ đến 16-18 giờ. Diều co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày nhưng khi dạ dày đầy thức ăn thì diều ngừng co bóp. Hoạt động của diều do dây thần kinh mê tẩu chi phối, nếu cắt bỏ dây mê tẩu hai bên cổ làm co bóp của diều dừng lại. Gà bị cắt diều sẽ mất tính thèm ăn, tỷ lệ tiêu hoá thức ăn giảm rõ rệt. Bồ câu cả trống và mái, khi mớm thức ăn cho con trong diều sản sinh ra một loại dịch thể màu trắng sữa (gọi là sữa diều). Nó chứa protein, lipit, muối khoáng, men amylaza, sarcaraza (từ màng niêm dịch của diều bị biến chất và rụng ra). Dịch này được bồ câu ợ lên miệng để mớm cho con trong vòng 20 ngày đầu sau khi nở (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992). 2.2.4.2.3. Tiêu hoá ở dạ dày tuyến Dạ dày tuyến có dung tích nhỏ, nhưng thành của nó dày. Trong thành niêm mạc dạ dày tuyến có tuyến dịch vị (khoảng 30-40 tuyến). Dịch vị do tuyến tiết ra chứa men pepxin và axit chlohydric (HCl), độ pH là 3,1-4,5 (Nguyễn Văn Hùng và CTV, 1994). Lượng dịch vị tiết ra sau 30 phút của gà là 11,3 ml, nhiều nhất là một giờ sau khi ăn. Nếu cho thức ăn giàu protein thì dịch vị tiết ra nhiều hơn so với cho ăn thức ăn thực vật. Trong khẩu phần chứa 15-20% protein tiêu hoá thì dịch vị tiết ra nhiều nhất. Nếu lượng protein tăng lên quá mức thì quá trình tiết dịch giảm xuống. Khi gia cầm ở giai đoạn đẻ trứng với cường độ cao thì dịch vị tiết ra nhiều, còn khi thay lông thì ngược lại. Thức ăn chỉ ở lại dạ dày tuyến một thời gian ngắn nên không được tiêu hoá ở đây. Dịch vị do dạ dày tuyến tiết ra sẽ theo thức ăn xuống dạ dày cơ. 2.2.4.2.4. Tiêu hoá ở dạ dày cơ Dạ dày cơ là cơ quan tiêu hoá phát triển nhất của gia cầm. Nó có hình tròn, dẹt như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau, do lớp cơ dày 28
- rắn tạo thành. Nó có thể xem như hạ vị của dạ dày loài có vú và có chức năng đặc biệt. Lớp trong niêm mạc dạ dày cơ có nhiều tuyến nhỏ. Chúng tiết ra chất keo dính phủ lên lớp biểu bì niêm mạc của dạ dày cơ một lớp màng sừng dai cứng gọi là mô sừng (cutin), có tác dụng bảo vệ niêm mạc thành dạ dày khỏi bị tổn thương khi nghiền nát thức ăn cứng như thóc, sạn sỏi. Màng sừng này luôn luôn bị bong ra do cọ xát khi hoạt động và cũng luôn được bổ sung do sản phẩm của tuyến tiết ra. Chức năng chủ yếu của dạ dày cơ là nghiền nát thức ăn ngũ cốc. Trong dạ dày cơ thường có một số lương nhất định các hạt cát, sạn, sỏi nhỏ. Những hạt này giúp cho việc nghiền nát thức ăn ngũ cốc dễ dàng khi dạ dày cơ co bóp. Sự co bóp của dạ dày cơ diễn ra có chu kỳ, bình quân cứ 20 - 30 giây co bóp một lần. Khi đói nhịp co bóp chậm, khi no co bóp tăng lên. Áp lực xoang dạ dày cơ khi co bóp tăng lên rất cao, đạt tới 140 mmHg ở gà, 100 mmHg ở vịt, 265 mmHg ở ngỗng, tạo thuận lợi cho việc nghiền nát thức ăn cứng. Dạ dày cơ không có tuyến dịch vị, sự tiêu hoá hoá học ở đây do tác dụng của dịch vị từ dạ dày tuyến xuống. Dưới tác dụng của axit HCl trong dạ dày cơ, các tế bào thực vật bị phá huỷ, protein phồng và xốp lên. Dưới tác dụng của men pepxin, protein phân giải thành pepton. Trong dạ dày cơ còn có quá trình phân giải hydratcacbon dưới ảnh hưởng của vi khuẩn có trong thức ăn. 2.2.4.2.5. Tiêu hoá ở ruột Ruột non của gia cầm đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và 2 manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hoá phân bố suốt dọc thành niêm mạc ruột. Riêng gà và gà tây không 29
- có tuyến tá tràng (tuyến Bruuner). Ngược lại, tuyến tuỵ của gia cầm rất phát triển. Ở tá tràng, các chất được tiêu hoá và hấp thu với tốc độ mạnh dưới tác dụng của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu xanh lá cây và sánh nhầy. Dịch mật chứa 78-80% nước, 20-22% chất đặc, trong đó có axit mật, keo, cholesterin, muối vô cơ và sắc tố mật (bilirubin, biliverdin). Dịch mật của gia cầm khác với gia súc là trong thành phần của nó chứa axit xtearic. Axit HCl cùng với nhũ chấp được chuyển từ dạ dày vào tá tràng, dưới tác dụng của HCl, hocmon dịch tràng được hình thành ở màng nhầy tá tràng và theo máu đến tuyến tuỵ và kích thích tuyến tuỵ tiết dịch tuỵ. Dịch tuỵ lỏng, trong suốt có phản ứng kiềm yếu, pH = 7,2-7,5. Trong dịch tuỵ có nhiều men tripxin, erepxin, amylaza, mantaza, lipaza. Thông qua kích thích cơ học vào màng nhầy, tuyến ruột tiết ra dịch ruột. Dịch ruột có tỉ trọng 1,076, phản ứng kiềm pH = 7,42, màu đục. Trong dịch ruột có chứa men enterpkinaza, erepxin, amylaza, mantaza. Tiêu hoá ở ruột già cũng có hai quá trình lên men và thối rữa. Lên men xảy ra mạnh ở manh tràng, thối rữa ở trực tràng. Manh tràng gia cầm khá phát triển nên quá trình lên men tương đối mạnh, nhất là những gia cầm ăn nhiều thức ăn thực vật thô sơ. Ruột của gia cầm nói chung tương đối ngắn, thức ăn lưu lại không quá một ngày đêm. Đầu cuối của trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang tiết niệu - sinh dục. Nó do bốn bộ phận thông với nhau tạo thành. Trực tràng thông với bộ phận lớn nhất gọi là bộ phận đường phân (A); tiếp theo về sau gọi là ngăn bài tiết chung (B), ống dẫn tinh (hoặc ống dẫn trứng) và ống dẫn nước tiểu đều đổ chung vào đây; tiếp theo là hậu môn (C); và bộ phận thứ tư là túi phabuli (D). 30
- Khi thức ăn chuyển xuống đoạn cuối ruột già, nước được hấp thu mạnh, phần bã còn lại ở trạng thái đặc, khi đi vào xoang tiết niệu sinh dục nó hỗn hợp với nước tiểu trở nên sền sệt. Phân gia cầm thải ra ngoài nổi trên mặt một màu trắng hạt bã đó là các thể urat (muối kết tinh của axit uric). Cấu tạo xoang tiết niệu-sinh dục của gia cầm (hình 2.5) A ống dẫn nước tiểu ống dẫn tinh (ống dẫn trứng) B Hình 2.5:Xoang tiết niệu sinh dục D A. Đường phân C B. Ngăn bài tiết chung C. Hậu môn nguyên thuỷ ấpD. thu Túi phabuli Sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở gia cầm cơ bản giống loài có vú, chủ yếu ở đoạn ruột non nhờ các nhung mao tăng diện tích hấp thu. Manh tràng ruột già có thể hấp thu nước, muối khoáng, các chất chứa nitơ, các sản phẩm lên men xelluloz (các axit béo bay hơi). Xoang tiết niệu sinh dục hấp thu nước. Quá trình hấp thu ở ruột diễn ra chậm, nhưng do diện tích bề mặt lớn cho nên vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Diện tích màng nhầy (tính theo cm2) của toàn bộ ruột của gà là 1600-2400, của vịt là 1200-1800, của ngỗng là 5500-6000, của gà 31
- tây là 5000-9000 (Theo Tecver - trích từ Nguyễn Mạnh Hùng và CTV, 1994). 2.2.5.Hệ tuần hoàn Như các loài động vật khác, hệ tuần hoàn của gia cầm gồm tim và mạch quản. Trung tâm của hệ tuần hoàn là tim. Tim có dạng hình nón. Khối lượng của tim ở gia cầm khác nhau tuỳ thuộc vào loài. Ở gà tim có khối lượng là 4,4g/1kg khối lượng sống, ở ngỗng là 8g/kg, còn ở vịt là 7,44g/kg khối lượng sống. Tần số tim đập ở gia cầm trưởng thành 200-300 lần/phút, ở gia cầm non là 400-500 lần/phút. Máu là tổ chức lỏng, là môi trường bên trong của cơ thể (nội môi) tạo môi trường sống cho tế bào cũng như cung cấp dinh dưỡng và ôxy cho tế bào, mô và toàn cơ thể. Máu gia cầm chiếm 8,5-9% khối lượng cơ thể, có pH là 7,42-7,48. Trong máu có hồng cầu. Hồng cầu gia cầm khác với hồng cầu gia súc là chúng có dạng ô van dài, có nhân. Thời gian sống của hồng cầu là 90-120 ngày. Phần lớn nitơ và axít amin trong tế bào nằm trong nhân của nó. Số lượng hồng cầu phụ thuộc tuổi, giống, trạng thái khi nghiên cứu máu. Trong 1 mm3 máu có chứa 3,3-3,6 triệu hồng cầu (ở gà mái là 2,5-3,0 triệu, trên 3 triệu ở gà trống). Bạch cầu chia 2 nhóm là nhóm có bắt màu và nhóm không bắt màu. Trong 1 mm3 máu có chứa 20-34 triệu bạch cầu. Số lượng phụ thuộc giống, tuổi, cá thể Trong huyết tương máu của gia cầm không có kháng thể mà kháng thể chỉ có trong bạch cầu. Trong bạch cầu đã xác định có 63 loại kháng thể khác nhau. Kháng thể được di truyền và không thay đổi trong suốt quá trình sống của gia cầm. Do vậy, nhóm kháng thể ở mỗi loại gia cầm là đặc trưng cho cá thể và có thể sử dụng trong công tác chọn giống. 2.2.6.Hệ bài tiết và sinh dục gia cầm trống Hệ bài tiết gồm 2 quả thận dính sát cột sống và 2 ống dẫn nước tiểu đỗ ra lỗ huyệt, gia cầm không có bọng đái (hình 2.5). 32
- Thận, ngoài chức năng bài tiết nước tiểu còn có tác dụng quan trọng trong sự cân bằng muối-nước và áp lực thẩm thấu của mô bào. Tuỳ thuộc vào độ pH của máu mà thận phân tiết nhiều hơn hay ít hơn các yếu tố kiềm hoặc axít giữ cho máu có phản ứng cần thiết. Mỗi ngày gà nhận 240-250 cm3 nước và thải ra 120-130 cm3 nước tiểu. Nếu gà thiếu nước một vài giờ thì sẽ phát sinh stress làm giảm sức đẻ, sinh trưởng và khối lượng sống giảm, đồng thời nảy sinh một số hậu quả nghiêm trọng khác. Hình 2.5: Hệ bài tiết và sinh dục gia cầm trống V.C. khí quản; T. tinh hoàn; V.il. phế quản; K. thận; D.d. ống dẫn tinh; Ur. ống dẫn nước tiểu; Cl. lỗ huyệt. Cơ quan sinh dục gia cầm trống bao gồm 2 tinh hoàn nằm sát cột sống, trước thận một ít, 2 ống dẫn tinh, tuyến sinh dục phụ và gai 33
- giao cấu. Tinh hoàn có dạng hình trứng hoặc hạt đậu, bình thường tinh hoàn bên trái có kích thước lớn hơn tinh hoàn bên phải. Tinh hoàn nằm phía dưới và trước thận. Trong mùa sinh sản tinh hoàn có thể tăng kích thước lên 200-300 lần. Từ mỗi tinh hoàn nối ra ống dẫn tinh và đổ vào hậu môn với lỗ mở hoặc thông qua gai giao cấu. Gà con 1 ngày tuổi có thể phân biệt đực cái thông qua xem gai giao cấu, sau thời gian đó không thể phân biệt được. Ở ngỗng, vịt gai giao cấu phát triển hơn ở gà. Trong tinh hoàn hình thành tế bào sinh dục đực - tinh trùng. Sự sản sinh tinh trùng cũng giống như ở các loài gia súc khác. 2.2.7. Hệ sinh dục cái và quá trình hình thành trứng ở gia cầm Quá trình sinh sản ở gia cầm mái khác nhau rất cơ bản so với ở gia súc. Sinh sản ở gia cầm thông qua việc đẻ trứng. Trứng được thụ tinh bên trong đường sinh dục cái. Phôi phát triển ngoài cơ thể mẹ và đòi hỏi những điều kiện nhất định. Giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi, cơ quan sinh dục ở gia cầm không có sự phân biệt đực cái. Sự phân hoá giới tính chỉ xảy ra từ tuần thứ hai của quá trình phát triển phôi. Ở gia cầm cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển (trừ bồ câu), nguyên nhân của sự mất đi của buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải chưa được xác định và giải thích thoả đáng. Buồng trứng bên trái phân bố một vùng trong xoang bụng (trước thận trái). Kích thước của buồng trứng thay đổi rất lớn phụ thuộc vào loài gia cầm, tuổi, thời gian đẻ Gà một ngày tuổi có kích thước buồng trứng 1-3 mm, khối lượng 0,03g. Khi thành thục sinh dục buồng trứng có chiều dài 10-15mm, rộng 10mm, dày 3-4mm và có khối lượng là 0,3-0,5g. Lúc gà 18-20 tuần tuổi buồng trứng nặng 20g, lúc gà đẻ trứng cao nhất buồng trứng nặng 40-60g. Sự tăng khối lượng của buồng trứng được xác định là do sự phát triển của 3-4 noãn bào. Mỗi noãn bào đạt đến đường kính chừng 40mm. 34
- Buồng trứng được tạo thành từ 2 lớp: lớp vỏ và lớp trung tâm. Khi chưa thành thục (gia cầm chưa thành thục về tính) lớp vỏ của buồng trứng được phủ các tế bào hình trụ (biểu mô hình trụ). Dưới đó là lớp tổ chức liên kết, trong đó phân bố các noãn bào. Dưới kính hiển vi quan sát thấy có tới 12.000 noãn bào. Phần trung tâm là các tổ chức liên kết có chứa thần kinh, mạch quản, cơ trơn. 1 2 5 3 4 6 7 8 10 9 11 Hình 2.6: Cơ quan sinh dục gia cầm mái 1. cuống buồng trứng; 2. tế bào trứng nhỏ; 3. tế bào trứng chín ; 4. lòng loa kèn; 5. cổ loa kèn; 6. phần phân tiết lòng trắng; 7. phần eo có chứa trứng; 8. tử cung; 9. âm đạo; 10. phần còn lại của ống dẫn trứng bên trái; 12. lỗ huyệt. 35
- Khi gia cầm thành thục về tính, buồng trứng bao gồm nhiều tế bào trứng. Số tế bào trứng có trong buồng trứng gà mái (theo Jull,1967) là 3.600, tuy vậy gà mái đẻ trứng tốt nhất cho đến nay là 1.500 quả. Như vậy còn một khoảng cách lớn giữa tiềm năng năng suất trứng và năng suất thực tế. Điều đó cho phép đi sâu tìm hiểu các biện pháp để nâng cao sức sản xuất trứng ở gà. Tại buồng trứng mỗi tế bào trứng được bọc trong một túi nhỏ đính vào cuống buồng trứng. Trên bề mặt noãn bào có nhiều mạch máu để nuôi tế bào trứng. Thời gian từ khi hình thành trứng cho đến khi trứng chín và rụng khoảng 7-10 ngày. Ống dẫn trúng ở gia cầm được chia thành 5 phần với độ dài ngắn khác nhau và có chức năng không giống nhau (hình 2.6). + Loa kèn: Loa kèn là phần đầu của ống dẫn trứng với chức năng hứng trứng. Trứng được thụ tinh ở phần loa kèn. Niêm mạc ở phần loa kèn tiết ra chất tiết có tác dụng nuôi dưỡng tinh trùng. Tinh trùng có thể sống tại phần loa kèn được 1-30 ngày. Nhưng hoạt lực thụ tinh tốt nhất từ 1-7 ngày. Trứng rơi vào phần loa kèn và lưu lại tại đây 5-25 phút. Sau đó nhờ nhu động của ống dẫn trứng mà trứng được di chuyển tiếp tục xuống các phần sau của ống dẫn trứng. + Phần phân tiết lòng trắng trứng: Là phần tiếp theo ngay loa kèn của ống dẫn trứng có chiều dài bằng 80% chiều dài toàn bộ ống dẫn trứng. Chức năng là sản sinh ra lòng trắng trứng. Chừng 40-50% lòng trắng trứng được hình thành từ đoạn này, phần lòng trắng còn lại sẽ tiếp tục được hình thành ở phần sau của ống dẫn trứng. Trứng dừng lại ở phần phân tiết lòng trắng trứng không quá 3 giờ. + Phần eo của ống dẫn trứng: Tiếp theo phần phân tiết lòng trắng, phần eo có chức năng hình thành màng vỏ trứng và một phần lòng trắng trứng. Qua khỏi phần eo hình dạng của trứng được hình thành. Trứng dừng lại ở phần eo khoảng 75 phút. 36
- + Tử cung: Là phần phình to tiếp theo phần eo, có chiều dài băng 10% chiều dài ống dẫn trứng. Tại tử cung phần lòng trắng tiếp tục được sinh ra và thấm qua màng vỏ trứng vào trứng. Ngay khi trứng vào đến phần eo thì đầu trước của nó hình thành vỏ lụa (màng dưới vỏ trứng), sau đó vỏ cứng được hình thành dần dần (vỏ đá vôi). Thời gian trứng lưu lại ở tử cung là 16-20 giờ. Tại tử cung màu sắc của vỏ trứng cũng được hình thành. + Âm đạo: Là phần tận cùng của ống dẫn trứng, có chức năng sinh ra lớp màng mỡ bao bọc vỏ trứng. Lớp màng mỡ này giúp cho gia cầm dễ đẻ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng. Lớp màng mỡ tạo nên độ bóng giúp ta phân biệt được trứng cũ và trứng mới. Như trên đã trình bày, trứng được tổng hợp một phần ở buồng trứng một phần ở ống dẫn trứng. Sự hình thành trứng là một quá trình phức tạp có sự tham gia của hormone. Tuy lòng đỏ trứng được hình thành ở buồng trứng, nhưng hàm lượng protein của nó lại được tổng hợp ở các phần khác nhau của cơ thể mà chủ yếu ở gan và thận. Mỡ của trứng được tổng hợp nên có nguồn gốc trực tiếp từ lipit của khẩu phần và một phần lớn hơn lại từ giải phóng mỡ ở các kho dự trữ mỡ trong cơ thể. Protein và mỡ được chuyển qua máu đến buồng trứng tham gia hình thành trứng. Mất vài ngày để lòng đỏ hình thành ở buồng trứng, phần còn lại được hình thành trong ống dẫn trứng. Lòng đỏ trứng (tế bào sinh dục cái) được phóng thích từ buồng trứng và tiếp tục hoàn thiện trong ống dẫn trứng. Sự thụ tinh của trứng phụ thuộc vào sự hợp nhất của tinh trùng và đĩa phôi hoặc nhân của trứng. Quá trình này diễn ra trong phần đầu của ống dẫn trứng trước khi các phần khác của trứng được bổ sung. Sự thụ tinh diễn ra là kết quả của sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, còn sự hình thành trứng không phụ thuộc trứng có được thụ tinh hay không. Trứng mất 5 phút ở phần loa kèn, 3 giờ ở phần phân tiết lòng trắng, 1 giờ 15 phút ở phần eo để hình 37
- thành màng vỏ trứng. Nếu phần eo thắt không bình thường thì có thể dẫn đến thay đổi hình dạng trứng. Sự hình thành albumin ở tử cung hoặc tuyến vỏ mất 12-20 giờ. Vỏ được hình thành chậm ở nửa đầu của giai đoạn trứng trong tử cung và nhanh chóng hơn ở nửa còn lại. Chất hoá học sử dụng để hình thành vỏ trứng chủ yếu là canxi và photpho có nguồn gốc một phần từ khẩu phần và một phần giải phóng ra từ xương. Kho dự trữ chất khoáng này trong xương bắt đầu được giải phóng ra trước khi gia cầm vào đẻ trứng 2 tuần. Các chất hình thành vỏ trứng được chuyển vào máu đến tử cung, không có phần nào của vỏ được hình thành ở âm đạo và thời gian trứng lưu lại đó là không đáng kể (bảng 2.2). Bảng 2.2:Thời gian trứng lƣu lại trong các phần của ống dẫn trứng ở gà Thời gian lưu lại Các phần của Giờ % trong tổng thời ống dẫn trứng gian Phần loa kèn 0.33 1.4 Phần phân tiết lòng trắng 3.00 12.8 Phần eo 1.17 5.0 Tử cung 19 80.8 Âm đạo rất ngắn Cộng 23.5 100.0 Bảng 2. 3: Chiều dài các phần của ống dẫn trứng ở vịt và gà (theo David Farrell và Paul Stapleton, 1986 ) Các phần Vịt nhà Vịt Gà nhà ống dẫn khakicampbell trứng Loa kèn 4,8cm 6,9cm 15% 9,0cm 11% 12,0% Phân tiết lòng 24,4cm 24,3cm 54% 32,0cm 42% trắng 52% Eo 10,6cm 7,9cm 18% 14.0cm 18,4% 38
- 22% Tử cung 7,3cm 5,9cm 13% 21cm 27,6 15% Tổng cộng 47,2cm 45cm 100% 76cm 100% 100% Bảng 2. 4: Thời gian hình thành trứng ở vịt và gà (giờ) (theo David Farrell và Paul Stapleton, 1986 ) Các phần Vịt nhà Vịt Gà nhà ống dẫn khakicampbell trứng Loa kèn 0,16 + 0,25 0,16 + 0,08 0,40 + 0,18 Phần trước 4,50 + 0,60 5,41 + 1,10 5,66 + 0,42 khi vào tử cung Phần sau tử 24,41 24,00 25,42 cung Tại tử cung 18,19 16,59 19,76 Thời gian trứng di chuyển từ loa kèn đến khi ra ngoài khoảng 24 giờ. Được sự điều chỉnh, kiểm tra của hormon, một tế bào trứng không được phóng thích khỏi buồng trứng trước khi quả trứng trước được đẻ ra nửa giờ. Như vậy một giai đoạn khoảng 24,5 giờ là chu kỳ bình thường của 2 quả trứng được sinh ra từ cùng một gia cầm mái. Ở gà, quả trứng thứ 2 được đẻ ra chậm hơn một chút trong ngày hôm sau so với quả trứng đầu và sau một khoảng thời gian đẻ (chu kỳ đẻ) có 1 hoặc hơn 1 ngày gia cầm mái nghỉ đẻ. Các hoạt động của hormon là khá đồng bộ để các quả trứng bình thường được hình thành và chỉ có một quả trứng trong ống dẫn trứng trong cùng một thời gian. Gà đẻ trứng trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trong khi đó nhịp độ ngày đêm là 12 giờ (ở vùng nhiệt đới). Gà nhà đẻ trứng theo chu kỳ từ 1-5 quả, giữa khoảng đó có nghỉ đẻ. 39
- Chu kỳ dài hơn, thời gian nghỉ ngắn hơn gia cầm sẽ cho trứng nhiều hơn. Màu sắc vỏ trứng, chất lượng ngoài của trứng thay đổi không đáng tin cậy ở những gà đẻ trứng liên tục. Đôi khi ống dẫn trứng bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài tác động đến việc tổng hợp lòng trắng trứng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc hình thành lòng đỏ trứng, kích thích buồng trứng phóng thích ra một vài tế bào trứng cùng một lúc. Đó chính là nguyên nhân để gia cầm mái đẻ ra một quả trứng có 2 lòng đỏ, 2 quả trứng trong 1 ngày ở một số trường hợp hoặc các quả trứng không bình thường khác. 2.2.8.Vai trò của hormon trong hoạt động sinh sản ở gia cầm Hormon không chỉ điều hoà hoạt động sống mà còn gắn liền với quá trình hình thành trứng, hoạt động sinh sản và các đặc điểm giống, giới tính ở gia cầm. Các hormon được sản sinh từ tuyến yên có tên chung là Gonadotrophic Hormone (GH); các hormon sinh duc khác gồm Androgen, Oestrogen, Progesteron. Vai trò của hormon là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của gia cầm. Các hormon chính và hoạt động của nó ở gia cầm được tóm tắt trong bảng 2.3. Chuỗi các hoạt động của hormon được trình bày trên hình 2.7 và hình 2.8. Cũng như ở gia cầm mái, sự phát triển và hoạt động sinh sản ở gia cầm trống phụ thuộc vào hoạt động của hormon. Chuỗi hoạt động của hormon ở gia cầm trống khởi đầu bằng ánh sáng (hình 2.7). LH kích thích sản sinh ra androgen từ các tế bào kẽ leydig nằm giữa các ống sinh tinh trong dịch hoàn, quy định tỷ lệ giữa kích thước dịch hoàn với kích thước mào. Ở chim rất nhạy cảm với hàm lượng androgen, nó ảnh hưởng ngay đến tính ngon miệng và khả năng nhận thức ăn của gia cầm. Các hoạt động của ống sinh tinh được kích thích bởi Polyculo Stymulin Hormon (FSH), đồng 40
- thời với Luteino Hormon (LH), thông qua sự kiểm tra và sản sinh androgen và tham gia trực tiếp vào tổng hợp tinh trùng. Bảng 2.5. Hoạt động của Hormon trong sinh sản ở gia cầm Tuyến nội tiết Hormon Chức năng cơ bản tƣơng ứng FSH Kích thích sinh trưởng của tế bào trứng Thuỳ trước LH Nguyên nhân của sự thải trứng Tuyến yên Prolactin Chi phối tính ấp bóng, tiết sữa diều Thuỳ sau Tuyến Oxytoxin Điều hoà quá trình đẻ yên Vosopressin Co thắt mạch máu Adrogen Điều hoà sự phát triển cơ quan sinh Tinh hoàn dục đực, hoạt động sinh dục Oestrogen Điều hoà sự phát triển buồng trứng, ống dẫn trứng, hoạt động sinh dục Buồng trứng Progesteron Cùng với Oestrogen điều hoà quá trình hình thành trứng Androgen, nguyên nhân của sự sinh trưởng và độ tươi của mào, tích, tai và kiểm tra kho dự trữ canxi hàng ngày cung cấp cho sự tạo tinh trùng. Sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng chịu sự kiểm tra của Oestrogen và Progesteron. Hai hormon này còn ức chế hiệu quả của Prolactin sinh sản ra từ tuyến yên, điều khiển tính ấp bóng của gia cầm mái và phân tiết sữa diều ở bồ câu. 41
- Tía tử ngoại Mắt Não Tuyến yên (Hypophysis) Thuỳ trước Thuỳ sau Gonadotrophin Somatrophin Thyrotrophin Sinh trưởng FSH LH Thyroid Đặc điểm Tinh hoàn Thyroxin theo giới tính Tinh trùng Androgen Kết cấu của mào Hoạt động tính dục Sai khác bộ lông Hình 2.7: Sơ đồ vai trò của hormon, khởi đầu bằng ánh sáng trong hoạt động sinh dục của gia cầm trống 42
- TK nhận cảm Tia tử ngoại Mắt Não Tuyến yên (Hypophysis) Sữa diều Prolactin Thuỳ trước Thuỳ sau Ôxytoxin Somatrophin Thyrotrophin Gonadotrophin Luteinising Hormone Thyroid FSH LH Sinh trưởng Thyroxin Oestrgen Buồng trứng Mào, Tích Màu sắc, cấu trúc cơ thể Bộ lông, cườm Ống dẫn trứng Oestrogen Phản xạ gại trống Tích luỹ Ca cho hình thành vỏ trứng Tích luỹ mỡ cho hình thành lòng đỏ Kiểu lông của gia cầm mái Hình 2.8:Sơ đồ vai trò của Hormon trong hoạt động sinh dục của gia cầm cái 43
- 2.2.8. Một số đặc điểm sinh học khác ở gia cầm Trao đổi cơ bản ở gia cầm cao hơn 2-4 lần so với trao đổi cơ bản ở động vật có vú. Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi cơ bản là nhiệt độ cơ thể cao, trung bình là 41,50C (40,8-41,90C). Thân nhiệt được điều tiết nhờ thần kinh trung ương, cơ quan bài tiết và đặc biệt là các túi khí. Khả năng điều tiết thân nhiệt kém ở gia cầm con từ sau khi nở đến 5 tuần tuổi, nhiệt độ cơ thể thường thay đổi lớn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ngoài. Sự thay lông: Gia cầm thay lông hàng năm, bình thường vào cuối mùa hè, đầu mùa thu nếu gia cầm ở vào các tháng mùa xuân của năm trước. Nếu ấp trứng và thành lập đàn liên tục trong cả năm thì quá trình thay lông diễn ra ở các tháng khác nhau trong năm, bình thường vào sau khi kết thúc chu kỳ đẻ trứng. Sự thay lông có liên quan với hoạt động của hormon thyroxin. Thay lông gắn liền với sản lượng trứng. Những gia cầm mái đẻ tốt, quá trình thay lông diễn ra sớm và nhanh. Ngược lại, những gia cầm mái đẻ kém quá trình thay lông diễn ra chậm và kéo dài. Sự thay lông ở gà bắt đầu từ thay lông cổ, sau đó chuyển đến ngực, bụng, cuối cùng là lông cánh. Quá trình thay lông mạnh nhất là lúc thay lông cánh chính. Lúc này sức đẻ của gà mái giảm nhanh hoặc ngừng hẳn. Sự thay lông cánh chính bắt đầu từ lông trục. Các lông cánh sơ cấp rụng từng chiếc một (chiếc nọ tiếp chiếc kia) trong khoảng 2 tuần. Các lông cánh chính mới mọc lại trong vòng 6 tuần. Sự phát triển nhanh hơn trong 3 tuần đầu tiên trước khi đạt đến 2/3 chiều dài bình thường của nó. 44
- Hình 2.9: Sự thay lông ở gà A. lông cánh ở gà: - lông trục; từ số 1 đến 10: lông cánh chính; B. đang thay 2 lông cánh chính; C. thay được 2 lông cánh chính, đang thay tiếp lông thứ 3,4; D. đã thay xong 5 lông; E. gà thay lông sắp xong. Ở gà khi quá trình thay lông kết thúc thì bộ lông màu sáng hơn, bóng hơn, bộ lông khép kín, xếp sát vào thân. Ở gà tây quá trình thay lông diễn ra như ở gà ta. Ở vịt (thuỷ cầm) sự thay lông diễn ra chậm hơn ở gà và phụ thuộc vào phương thức nuôi. Vịt nuôi chăn thả thời vụ ở nước ta thường cho thay lông cưỡng bức theo yêu cầu của người nuôi. NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Phân tích các đặc điểm sai khác về giải phẫu, sinh lý ở gia cầm so với gia súc. Nghiên cứu những sai khác này có ý nghĩa gì trong chăn nuôi gia cầm. 45
- CHƢƠNG 3 GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG GIA CẦM 3.1.Nguồn gốc và sự thuần hoá gia cầm Gia cầm bắt nguồn từ gia cầm hoang dã, nó là một trong những vật nuôi đầu tiên được con người thuần hoá. Nhiều di tích khảo cổ và nguồn gốc văn hoá cổ xưa chứng minh rằng gia cầm đã được sử dụng rộng rãi với mục đích kinh tế ngay từ thời văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, Hy lạp cổ xưa. Vài thế kỷ gần đây, với văn minh của loài người, con người đã thông qua chọn lọc nhân tạo, tạo nên một sự đa dạng lớn các giống gia cầm mới. Gần đây số lượng các giống gia cầm và các dạng riêng biệt của nó, đặc biệt ở gà đã tăng lên rất nhiều và đã trở thành chuyên ngành mũi nhọn về số lượng và chất lượng sản phẩm của nó. Con người, ngay cả hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện các giống đã có tạo ra các giống gia cầm mới trên cơ sở sử dụng các đặc điểm đặc thù của các nước và khu vực khác nhau trên thế giới để phối hợp vào trong con giống. Vì vậy khác với các giống trước đây, các giống gia cầm ngày nay có khả năng thích ứng nhanh hơn, phổ biến rộng rãi hơn trên thế giới ngay khi nó được tạo ra. Chính đặc trưng này đã thúc đẩy ngành gia cầm phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều ngành sản xuất khác trong nông nghiệp. Sự thuần hoá gia cầm tạo nên các giống gia cầm ngày nay là cả một quá trình, gắn với sự phát triển của loài người và đều xuất phát từ các dạng gia cầm hoang dã ban đầu. 3.1.1.Nguồn gốc gà nhà Gà nhà (Gallus domesticus) hiện nay rất đa dạng về kiểu hình là do kế thừa tính di truyền và trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau của quá trình hình thành nó. Kiểu di truyền là do sự tổ hợp các gen truyền lại từ cả hai phía bố và mẹ. Sự sai khác kiểu di truyền ở gà nhà là do gà có nguồn gốc từ nhiều nhóm gà rừng khác nhau. 46
- Về nguồn gốc gà nhà hiện đang tồn tại 2 học thuyết là thuyết đơn nguyên và thuyết đa nguyên. Theo thuyết đơn nguyên thì gà nhà bắt nguồn từ duy nhất một nhóm gà rừng đó là Gallus gallus, còn theo thuyết đa nguyên thì gà nhà có nguồn gốc từ nhiều nhóm gà rừng khác nhau, trong đó gà rừng Gallus gallus như ta đã biết chính là Gallus domestics trong thuyết đa nguyên. Thuyết đơn nguyên dựa trên các kết quả nghiên cứu của Đarwyn (1868), khi nghiên cứu nguồn gốc gà nhà đã khẳng định: Gà nhà có chung một nguồn gốc và xuất phát từ giống Gallus. Trong giống này có 4 dạng gà rừng khác nhau, đại diện của các giống này ngày nay còn gặp ở Nam Á và một vài vùng khác trên thế giới. Phổ biến rộng rãi nhất là dạng Gallus bankiwa hay còn có tên là Gallus gallus, hay gặp ở rừng Đông nam Á, Ấn độ, Birma, bán đảo Mã lai và vài nước khác. Dạng Gallus lapayette lesson gặp ở vùng rừng Seilon và còn có tên gọi là gà rừng Seilon. Dạng thứ ba là Gallus sonerati còn gọi là gà rừng màu xám thường gặp ở vùng rừng núi Ấn độ. Một dạng khác nữa là Gallus varius shaw gặp phổ biến ở Java nên còn gọi là gà rừng Java. Khi nghiên cứu nguồn gốc chung của gà nhà từ các dạng này của giống Gallus, Đarwyn đã xác định cấu trúc chung của cơ thể, bộ lông, đầu, khả năng nhận được con lai của gà mái nhà và khẳng định Gallus bankiwa là tổ tiên chung nhất. Bằng chứng nói lên điều đó là gà nhà Gallus gallus chỉ sống tự do đồng thời với gà rừng Gallus gallus mà rất hiếm thấy với các dạng gà hoang khác. Con cháu của gà nhà với gà rừng Gallus gallus rất đa dạng trong khi đó giữa gà nhà với các dạng gà rừng khác thì không thấy. Cấu trúc chung của cơ thể, bộ lông, tiếng gáy rất giống gà nhà; mặt khác khi lai giữa các giống gà nhà với nhau nhận được con lai rất giống gà rừng Gallus gallus. Nhiều tác giả khác đã nhận định rằng các dạng còn lại của giống Gallus đã tham gia để tạo nên các giống gà nhà hiện nay. 47
- Đặc điểm của gà rừng Gallus gallus (Gallus bankiwa) là có tầm vóc nhỏ, thể trong 0,6-0,8kg, dễ thích nghi, đẻ 2-3 lứa/ năm, mỗi lứa 10-12 trứng, màu lông gần như màu lông của gà Ý và có hoạt tính sinh dục mạnh. Gà trống có màu lông café sẫm, có lông đỏ ở đuôi và ở ngực, lông cổ, bụng màu đỏ sáng. Gà mái có tầm vóc nhỏ hơn gà trông, màu lông sẫm hơn và đồng nhất hơn. Gà có mào đơn, thẳng, chân màu xám. Gà có cánh dài, hiếu động, giỏi bay nhảy, sống trong các rừng tre nứa, ăn hạt, cỏ, côn trùng. Gà con dễ nuôi, dễ thích nghi như gà đã được thuần hoá hoàn toàn. Ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng sự suy luận trên dựa trên cơ sở các thông tin chưa đầy đủ vì vậy cần phải hiệu chỉnh lại. Trên cơ sở đó mà học thuyết đa nguyên ra đời, thuyết này cho răng gà nhà ngày nay là bắt nguồn từ các loại gà hoang khác nhau, một trong số đó là gà Gallus Gallus. Hiện có 4 nhóm gà rừng (bảng 2-1) đang phân bố ở nhiều nơi, được xem là thuỷ tổ của gà nhà (Gallus domestic). Sự thuần hoá Gà được thuần hoá bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Sự phát triển này gắn liền với hoạt động giao lưu của con người. Khi nghiên cứu sự di chuyển của gà trên thế giới, nhà nghiên cứu người Anh tên là Eduara Braun đưa ra sơ đồ có tính thuyết phục về sự du cư của gà từ vùng được thuần hoá ra các vùng còn lại. Từ Ấn Độ gà chuyển lên Trung Quốc, đi lên Bắc châu Á, qua Mông Cổ, phía Tây châu Âu, tiếp tục chuyển qua Bắc Âu đến cuối cùng là châu Mỹ. 48
- Bảng 3.1. Tóm tắt đặc điểm của các nhóm gà rừng Tên Nơi phân bố Một số đặc điểm Phía Nam, Màu lông gà mái như ở gà 1.Gallus gallus Trung, Đông của Lơgo đỏ, còn trống có lông G.Bankiwa Ấn Độ; Miến màu vàng da cam ở cổ, cánh, G.Ferrugeneus Điện; Thái Lan; lưng; lông ngực màu đen, (Gà rừng màu Bán đảo Mã trứng màu vàng xỉn, chân đỏ) Lai;Philippin và màu đá đen, mào màu đỏ. Sumatra Giống như gà Gallus về bộ lông, nhưng gà trống có màu 2.Gallus vàng da cam ở bụng, ngực. lafayetti Srilanka Lông cánh của gà mái trụi. (Gà rừng Ceyl) Mào màu vàng ở chung quanh còn ở trung tâm màu đỏ. Trứng có vết đốm. Gà mang gen trội trắng bạc (S), vì vậy trong tổng thể 3.Gallus màu trắng có một chỗ màu sonneratti Tây bắc Ấn Độ vàng, xung quanh có màu (Gà rừng màu đen, trứng có chấm đốm, xám) tiếng gáy khác với gà G.gallus. 4.Gallus varius G.Furcatus Gà có lông cổ ngắn và mền, (Gà rừng màu Java, Lombok yếm màu đỏ, vàng hoặc xanh đen hoặc màu da trời, mào có màu xanh. xanh) 49
- 3.1.2.Nguồn gốc gà tây Gà tây nhà xuất phát từ gà tây hoang dã (Meleagris golanavo), hiện còn gặp ở Mỹ. Sự thuần hoá gà tây bắt đầu từ Mêhicô trước khi người châu Âu tìm ra châu Mỹ và di cư đến châu Mỹ. Gà tây được người Tây Ban Nha đưa vào châu Âu năm 1948. Tồn tại 2 dạng gà tây hoang dã là Meleagris Americana và Meleagris Mexicana. Từ các dạng ban đầu này đã tạo ra nhiều giống gà tây khác nhau về độ lớn, sản lượng trứng, cường độ sinh trưởng, chất lượng thịt và nhiều chỉ tiêu khác. 3.1.3.Nguồn gốc của vịt nhà Thuỷ tổ của vịt nhà ngày nay là vịt hoang Anas bochas. Một số tác giả còn chứng minh rằng vịt xiêm (Cairina moschata) cũng bắt nguồn từ một vài giống vịt hoang xưa. Vịt hoang hiện còn ở Nam Mỹ. So với các loại gia cầm khác thì vịt được thuần hoá tương đối muộn. Sự thuần hoá vịt bắt đầu ở Trung Quốc, ở đó có một mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc tạo điều kiện tốt cho chăn nuôi vịt phát triển. 3.1.4.Nguồn gốc của ngỗng Ngỗng nhà xuất phát từ ngỗng hoang màu xám (Anser cinereus), thường gặp ở một số vùng Châu Âu và Châu Á. Sự thuần hoá nó diễn ra ở Bắc, Trung Âu và Châu Á. Nhiều dấu vết ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ xưa cho thấy ngỗng được thuần hoá từ thế kỷ thứ 10 trong kỷ nguyên của chúng ta. 3.1.5.Nguồn gốc bồ câu Darwyn chứng minh rằng tất cả các giống bồ câu nhà hiện này đều có nguồn gốc từ bồ câu rừng (Columbia livia), hiện nay đang còn thấy ở Địa Trung Hải, Châu Á, Châu Phi. Bồ câu sống thành từng cặp, con cái đẻ 2 trứng, thời gian ấp nở từ 17-21 ngày. 50
- 3.2.Các quy luật di truyền cơ bản ứng dụng trong công tác giống gia cầm Trong công tác giống gia cầm, sự nhận biết các quy luật di truyền các tính trạng từ bố mẹ sang con cái là rất quan trọng để tạo ra con giống có được các tính trạng mong muốn. Sự truyền đạt các thông tin di truyền từ bố mẹ sang các thế hệ sau thông qua tế bào sinh dục - người ta gọi là giao tử (Gamet). Giao tử chứa các thông tin di truyền và được đặt trên các nhiễm sắc thể (NST). NST chỉ nhìn thấy khi phân chia tế bào, ở các giai đoạn khác, NST tồn tại dưới dạng các sợi mảnh, dài phân bố trong bào tương và nhân. Số lượng NST của tế bào cơ thể là đặc trưng cho loài gia cầm, gia súc khác nhau. Số lượng NST ở gà là 78, ở vịt là 80, ngỗng 80, gà tây 82, bồ câu 62, bò 60, người 46 NST nằm thành từng cặp, có hình dạng và kích thước xác định. Các NST của mỗi cặp được hình thành từ 2 cặp của cha và mẹ. Đặc trưng của nó là sự phân chia theo từng đôi và hoàn toàn giống nhau. Đôi NST là đối xứng (tương đồng). Các gen trên NST cũng được phân bố đối xứng và được gọi là các alen. Ở tế bào sinh dục thành thục NST là đơn bội (n), khi thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái, số lượng NST trở về lưỡng bội (2n). Có 2 loại NST là NST thường và NST giới tính. Ở gia cầm, khác với gia súc, giao tử ở các thể đực là đồng hợp ZZ, còn ở thể cái là dị hợp ZW-người ta thừa nhận kiểu gen là Z0. (ở gia súc con đực: XY, con cái: XX). Sự di truyền các tính trạng từ bố mẹ cho các thế hệ sau thông qua NST, nhưng số lượng các tính trạng lại lớn hơn rất nhiều so với số lượng NST. Vì vậy 1 NST mang nhiều gen (ngoài NST W-quy định chỉ sự di truyền giới tính). Các gen (alen) của tính trạng này được phân bố trên một NST tương đồng ở một vị trí chính xác gọi là locus. 51
- Sự di truyền các tính trạng chất lượng như hình dạng mào, màu sắc lông, da, màu mỏ, chân cũng như các tính trạng số lượng, sản lượng trứng, khối lượng trứng, thể trọng đều phụ thuộc vào alen. Các tính trạng chất lượng được quy định bởi 1 đôi gen, trong đó không nhận thấy sự biến động và nó ít phụ thuộc vào môi trường ngoài. Các tính trạng số lượng được quy định bởi số lượng lớn các đôi gen, nó không ngừng biến đổi và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh. 3.2.1.Sự di truyền các tính trạng chất lƣợng ở gia cầm Các tính trạng chất lượng tiêu biểu ở gia cầm như màu lông, hình dạng mào, màu da, mỏ, chân đặc trưng cho giống gia cầm và được quy định bởi các gen gọi là gen chính hay gen chủ yếu. Sự di truyền các tính trạng chất lượng được quy định bởi số lượng nhỏ các cặp gen, thường được gắn với NST sinh dục và được di truyền theo quy luật Menđen. 3.2.1.1. Sự di truyền màu sắc lông Những màu sắc khác nhau của bộ lông gia cầm có thể chia thành 2 nhóm: lông có màu và lông trắng. Bộ lông màu như là một tính trạng được thể hiện bởi ký hiệu C (Colour). Ở gia cầm với bộ lông đen là chủ yếu còn được thể hiện bằng E (Entarsion). Điều khiển màu của các vằn trên lông là alen B. Màu đen của lông cũng như các màu khác được quy định bởi các sắc tố mêlanin và xantophin (ở gia súc chỉ có mêlanin). Xantophin chỉ nằm ở da. Những con có sắc lông vàng ở da, mỏ, chân đều đồng hợp thể theo gen W-gen điều khiển sự phân bố xantophin. Màu vàng sáng được quy định bởi alen lặn s; màu sắc bạc do gen trội S quy định là trội hơn so với màu vàng sáng. Màu trắng của lông gặp ở gà Leghorn, Wyandotte, Plymouth rock ở gà Leghorn, màu trắng là trội và tương ứng với gen J, nó át chế sự hình thành sắc tố (màu); có nghĩa là trong trường hợp này 52
- alen J lấn át các alen C và B. Theo Mener, cấu trúc di truyền màu lông trắng của gà Leghorn có dạng sau: II CC BB (ở gà trống) ; II CC B- (ở gà mái) Ở các giống gà Plymouth, Wyandotte, Minhorka trắng mang màu trắng lặn của lông (alen lặn của gen C), màu này là lặn so với màu đen, mặc dù trong quan hệ kiểu hình ở các giống gà thuần chủng không có sự khác nhau giữa màu trắng trội và lặn của bộ lông. Gà có lông trắng lặn có kiểu di truyền là: II CC BB Màu trắng trội nhưng không phải trội trên màu đỏ, vì vậy khi lai với các giống gà lông đỏ, hầu như luôn luôn phát hiện gà lai có màu lông đỏ ở cổ, cánh, đuôi của gà trống và ở ngực của gà mái. Sự di truyền màu sắc lông ở các loài gia cầm khác (ngỗng, vịt, gà tây, bồ câu ) cũng đã được nghiên cứu nhiều (xem thêm trong tài liệu tham khảo). A B Hình 3.1: Di truyền màu sắc lông ở gà Gà trống giống Rốt đỏ (lông đồng nhất) lai với gà mái giống Plimút vằn (lông vằn đen-trắng), đời con nhận được: gà mái có màu lông đồng nhất (B), gà trống có màu lông có đốm trắng ở đầu (A). 53
- 3.2.1.2. Sự di truyền màu sắc da Sự di truyền màu sắc da ở gia cầm gắn với sự di truyền màu sắc của chân và mỏ. Chia ra 2 màu cơ bản của da là màu vàng và màu trắng. Da trắng ở các giống gà Leghorn, Plymouth, Sussex, Wyandotte da vàng ở các giống Rhode island, Orpiton, Dorkin, Lang san Alen trội của gen W quy định màu trắng của da. Màu vàng của da được quy định bởi alen tương ứng. Tất cả các mức độ của màu phụ thuộc vào 2 sắc tố cơ bản là mêlanin và xantophin. Ở gà da trắng không có các sắc tố này. 3.2.1.3. Sự di truyền hình dạng mào Trong quá trình thuần hoá, mào đơn của gà rừng Bankiva đã đột biến sang các dạng khác như mào lá, mào hoa hồng, mào hạt đậu, mào hồ đào (óc chó) mào lá được quy định bởi alen lặn của gen r, còn mào hoa hồng là do gen trội R của nó quy định. Mào hạt đậu được hình thành từ 3 hàng hạt, nó được quy định từ alen trội không hoàn toàn của gen P. 1 2 3 4 Hình 3.2: Hình dạng mào ở gà 1: mào lá; 2: mào hoa hồng; 3: mào hồ đào (óc chó) 4: mào hạt đậu. 54
- Mào hoa hồng gặp ở một số giống gà Trung Quốc, Ấn Độ và các giống gà Châu Á khác. Khi lai gà có mào hoa hồng với gà có mào đơn thì nhận được sự phân ly với mào lá và mào hạt đậu. Khi lai gà có mào hoa hồng với gà có mào hạt đậu, tất cả gà con ở thế hệ thứ nhất (F1) đều có mào hạt đậu. Ở thế hệ thứ hai (F2) xuất hiện gà có mào lá. Hiện tượng đó được giải thích trên cơ sở di truyền theo phương thức sau đây: Bố mẹ có dạng mào hoa hồng với kiểu gen RRpp, còn gà có mào lá có kiểu gen rrPP. Thế hệ F1 là mới -tồn tại kiểu gen của bố và mẹ RrPp - nó quy định dạng mào hạt đậu. Ở F2 phân ly theo tỷ lệ 9 hạt đậu (R và P), 3 hoa hồng (p và R), 3 hạt đậu (P và r) và 1 mào lá (rrpp). Hình 3.3: Di truyền hình dạng mào ở gà Lai gà trống mào hoa hồng với gà mái mào đơn,đời con thế hệ 1 có mào hoa hồng ở cả trống và mái;thế hệ 2 tỷ lệ gà có mào hoa hồng/mào đơn là 3/1. 55
- 2.1.4. Sự di truyền liên kết với giới tính và ứng dụng trong phân biệt giới tính ở gà Cơ chế di truyền ở người và động vật cho phép nhận được ở thế hệ sau 50% cá thể đực và 50% cá thể cái. Tuy vậy, trong sản xuất không phải lúc nào cũng cần một tỷ lệ đực cái như nhau nên việc phân biệt và tách đực cái sớm sẽ có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôi. Ở gia cầm, giao tử đực là đồng hợp ZZ nhiễm sắc thể, cá thể cái là dị hợp ZW. Nhiễm sắc thể Z ngoài quy định giới tính còn mang theo 13 yếu tố di truyền khác (Hutt, 1949). Nhiễm sắc thể sinh dục W quy định chỉ sự di truyền giới tính. Một số tính trạng hình thái được xác định bởi giới tính, điều này cho phép ngay khi gia cầm con nở ra có thể phân biệt được dựa vào những sai khác về ngoại hình như màu lông, độ dài lông Các đặc điểm này gắn liền với giới tính và dạng dị hợp của cá thể cái được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm để tạo gia cầm lai phân biệt được giới tính ngay khi mới nở ra khỏi trứng (autoxexing). Ngày nay, dạng gà autoxexing nhận được theo 2 tính trạng là màu sắc lông và tốc độ mọc lông. Để hiểu cơ sở di truyền của việc tạo gà lai phân biệt trống mái khi mới nở, ta xét các trường hợp sau (hình 3.4). Trường hợp 1: Cho lai giữa gà trống có bộ lông vằn, trội do gen BB quy định với gà mái có màu lông đồng nhất do gen lặn tương ứng b- quy định. ĐờI con sinh ra cả trống và mái đều có bộ lông vằn nên không thể tách riêng trống mái qua màu lông. Trường hợp 2: Cho lai ngược lại, gà trống có bộ lông đồng nhất do gen lặn bb quy định với gà mái có bộ lông vằn, trội do gen B- quy định. Đời con sinh ra có sự sai khác về màu sắc lông: gà trống có bộ lông vằn, còn gà mái có bộ lông đông nhất. Đây là cơ sở để tách trống mái lúc mới nở. 56
- Sơ đồ về trường hợp 1: Sơ đồ về trường hợp 2: Hình 3.4: Di truyền liên kết giới tính ở gà Để nhận được gà lai theo dạng này có thể sử dụng các khả năng sau đây: 57
- *Lai giữa gà mái mang alen trội của gen SL quy định màu trắng bạc của lông với gà trống mà giao tử của nó mang alen lặn tương ứng s-, quy định màu vàng sáng của lông. Gà con nhận được có màu lông trắng bạc sẽ là gà trống, còn gà con có màu lông vàng sáng sẽ là gà mái. Trong thực tế, gà trống được dùng là Rốt đỏ (Red Rhode), gà mái là Rốt trắng. Các dạng gà lai cao sản nổi tiếng thế giới như Uorel SSL, Decalb, Drilink, Benkoc B-380, Hisex brown là những sản phẩm theo hướng này. *Lai giữa gà mái mang alen trội của gen B quy định màu của các vằn trên lông và alen trội của gen E quy định màu đen của lông với gà trống mang các alen lặn tương ứng của nó b, e. Gà con nhận được có lông đen toàn thân là gà mái, gà con lông đen, trên đầu có đốm trắng là gà trống. Trên thực tế ta dùng gà trống là giống Rốt đỏ hay Niuhamsai (Newhampshire) với gà mái giống Plimut vằn. Các giống gà mới đưa vào nước ta gần đây như: Moravia, Goldline được tạo ra theo hướng này cho phép phân biệt được trống mái ngay khi mới nở nên đang được nhiều người ưa chuộng. *Thông qua tốc độ mọc lông. Từ lâu ta đã biết rằng các giống gà thuộc hướng đẻ trứng mọc lông nhanh hơn các giống gà thuộc hướng kiêm dụng và hướng thịt. Ví dụ gà con giống Leghorn mọc lông đầy đủ ở lứa tuổi còn non và khác với gà con từ các giống Sussex, Rhode, các giống nặng cân khác. Tính trạng mọc lông nhanh hay chậm gắn liền với giới tính. Khi lai gà mái mang alen trội của gen K, quy định mọc lông chậm với gà trống mang alen lặn của gen k, quy định mọc lông nhanh. Gà con nhận được nếu mọc lông chậm là gà trống, mọc lông nhanh là gà mái. Gà mái ngay sau khi nở ra đã có đủ các lông cánh chính. Người đầu tiên lai tạo gà lai dựa trên tốc độ mọc lông liên kết với giới tính là Serebrov (1922), khi ông dùng gà mái giống Orlop Nga với gà giống Plimut vằn. 58
- 3.1.4. Sự di truyền các tính trạng số lƣợng Các tính trạng số lượng ở gia cầm gắn liền với sức sản xuất, sinh trưởng phát dục, khả năng sinh sản Trong suốt một thời gian dài các nhà di truyền cho rằng sự di truyền các tính trạng số lượng không tuân theo quy luật Menđen và sự di truyền các tính trạng số lượng từ bố mẹ cho các thế hệ sau không thông qua nhiễm sắc thể mà chỉ thông qua tế bào chất (Citoplasma). Năm 1909 nhà di truyền học Thuỵ Điển chứng minh rằng về thực chất sự di truyền các tính trạng số lượng không vượt ra ngoài quy luật Menđen. Ngày nay sự di truyền các tính trạng số lượng được hiểu như là một polygen. Một tính trạng số lượng (TTSL) được quy định bởi không chỉ một gen mà từ sự cộng gộp của nhiều gen, đôi khi từ 100-200 đôi gen. Cho đến nay số lượng chính xác các gen quy định TTSL vẫn chưa được xác định. Trong chăn nuôi gia cầm, tất cả các TTSL đều có ý nghĩa kinh tế lớn như sản lượng trứng, trọng lượng trứng, thể trọng vì vậy rất được quan tâm chú ý khi chọn lọc. Các quy luật di truyền TTSL là đối tượng nghiên cứu của di truyền học quần thể (DTQT). DTQT quan tâm đến sự tác động đồng thời của nhiều cá thể theo các chỉ tiêu trung bình. Nói cách khác là các cá thể riêng biệt trong một quần thể nhận được các đặc trưng tương ứng thông qua sự so sánh nó với giá trị trung bình của quần thể về các tính trạng xác định. Để hoàn thiện các giống gia cầm, điều quan trọng hơn cả là nhận biết các đại lượng di truyền cơ bản của các tính trạng kinh tế, cũng như mức độ di truyền (DT), sự tương quan giữa chúng và sự lặp lại của các tính trạng Hệ số di truyền h2 (HSDT) thường được sử dụng nhiều trong công tác giống. Thông qua HSDT sẽ hạn chế được ảnh hưởng của môi trường ngoài và tìm thấy được giá trị di truyền thuần tuý của tính trạng nghiên cứu. Theo Lasley, HSDT là một bộ phận của sự biến dị kiểu hình nói chung, nó phụ thuộc vào sự khác nhau của gen 59
- và các cá thể khác nhau trong quần thể. Từ giá trị của HSDT rút ra được những kết luận về sự đa dạng DT trong khuôn khổ một nhóm hay một đàn gia súc, gia cầm. HSDT là khác nhau không chỉ trong các quần thể mà ngay cả trong một quần thể trong quá trình hoàn thiện nó. Do đó sẽ mắc sai lầm nếu như ứng dụng một cách máy móc các giá trị của HSDT từ đàn này cho đàn khác và cần phải tính HSDT trong điều kiện cụ thể của tiến trình công tác giống. Theo Boyer (1964), HSDT của các tính trạng riêng biệt là một đại lượng tương đối ổn định, nó phụ thuộc vào các tính trạng số lượng khác nhau. Ở gia cầm, HSDT các tính trạng được chia ra theo nhóm sau: -Các tính trạng (TT) có giá trị của HSDT cao ( h2 =0,6) gồm có khối lượng trứng và màu sắc vỏ trứng. -Các TT có HSDT trung bình (h2 =0,35) gồm có khối lượng cơ thể, vòng ngực, dài lườn tức là các TT liên quan đến sản xuất thịt nói chung. -Các TT có HSDT thấp (h2 =0,25) gồm có tuổi đẻ trứng, sản lượng trứng, cường độ đẻ tức là các TT liên quan đến sức sản xuất trứng. -Các TT có HSDT rất thấp (h2 =0,1) gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ ấp nở, sức sống HSDT nói lên rằng sự di truyền có ảnh hưởng rất hạn chế đến các TT này. Các nghiên cứu đã xác định HSDT của các đối tượng gia cầm chủ yếu thể hiện trong các bảng 3.2, 3.3, 3.4, 3.5. Bảng 3.2 : Giá trị HSDT của dòng gà 6E, giống Leghorn (Theo Vanchep, Donchep và cộng sự, 1990) Tính trạng Theo Vanchep và Theo các tác giả cs. khác Khối lượng cơ thể lúc - Mới nở 0,63 60
- 56 Ngày 0,31 - 154 Ngày 0,40 - 365 Ngày 0,55 0,63 Tuổi đẻ trứng đầu (ngày) 0,44 - Sản lượng trứng 0,22 0,26 Trọng lượng trứng 0,53 0,50 Bảng 3.3 :Giá trị HSDT ở ngỗng Tính trạng Tính trạng Thể trọng lúc 1,5-2,5 tháng 0,38 Sản lượng trứng 0,16 tuổi Khối lượng gan 0,45 Khối lượng trứng 0,38 Tỷ lệ thụ tinh 0,09 Tỷ lệ ấp nở 0,04 Bảng 3.4: Giá trị HSDT ở gà tây, vịt Tính trạng Tính trạng Gà Tây Vịt Thể trọng lúc 2 tháng 0,38 Thể trọng lúc 1 ngày 0,65 Thể trọng lúc 6 tháng 0,39 Thể trọng lúc 2 tháng 0,42 Dài xương ngực 0,28 Thể trọng lúc 18 tháng 0,33 Rộng ngực 0,32 Thể trọng khi giết thịt 0,71 Sản lượng trứng 0,28 Sản lượng trứng 0.36 Khối lượng trứng 0,31 Khối lượng trứng 0,50 Tỷ lệ thụ tinh 0,17 Tỷ lệ nở 0,14 Trên cơ sở hệ số di truyền của từng tính trạng cho phép đưa ra phương pháp công tác giống thích hợp, làm tăng nhanh tiến bộ di truyền và hiệu quả chọn lọc giống. 61
- Bảng 3.5: Giá trị HSDT và công tác giống Tính trạng HSDT (h2) Phƣơng pháp giống Sản lượng trứng 0,30 (0,15-0,45) Theo dòng họ Tuổi thành thục SD 0,25 (0,15-0,40) Theo dòng họ Cường độ đẻ trứng 0,20 - Theo dòng họ Tỷ lệ nở 0,15 - Theo dòng họ Khối lượng trứng 0,60 (0,45-0,80) Theo cá thể Màu vỏ trứng 0,60 (0,55-0,75) Theo cá thể Hình dạng trứng 0,15 (0,1-0,2) Theo dòng họ Độ dày vỏ trứng 0,30 - Theo dòng họ Màu lòng đỏ 0,15 - Theo dòng họ Sức sống 0,10 (0,05-0,1) Theo dòng họ Khối lượng cơ thể 0,40 (0,4-0,5) Theo cá thể Đến 12 tuần tuổi Đến 6 tháng tuổi 0,45 (0,40-0,50) Theo cá thể Khối lượng sống 0,60 (0,55-0,65) Theo cá thể cuối kỳ 3. 3. Công tác giống gia cầm Tuỳ thuộc vào phương thức biểu hiện giá trị giống và số lượng các tính trạng cần củng cố và nâng cao ở những giống cụ thể mà sử dụng phương pháp công tác giống thích hợp. 3.3.1. Chọn lọc giống gia cầm 3.3.1.1. Chọn lọc giống theo cá thể Theo phương pháp này việc chọn lọc được thông qua kiểu hình của các cá thể trong trong toàn đàn theo các giá trị của giống. Phương pháp này thu được hiệu quả cao khi sự di truyền trội hoặc lặn được qui định bởi các cặp gen. Ví dụ ở gà Plymouth trắng lặn qui định bởi alen-c, mào đơn bởi alen-r, các cá thể mang các tính trạng 62
- này là đồng hợp theo màu lồng và hình dạng mào nên chọn lọc la rất đơn giản. Phương pháp chọn theo cá thể là rất hiệu quả với các tính trạng có HSDT cao. 3.3.1.2.Chọn lọc theo gia đình, dòng họ Phương pháp chọn lọc này được thực hiện thông qua giá trị giống trung bình của gia đình, dòng họ. Giá trị giống trung bình được tính cho cả các cá thể trong gia đình được chọn lọc. Phương pháp này có hiệu quả cao khi các tính trạng chọn lọc có HSDT thấp. 3.3.1.3.Chọn lọc hỗn hợp (cá thể, dòng họ, gia đình) Trong phương pháp này cho phép chọn các cá thể tốt nhất trong các gia đình tốt nhất, là phương pháp có nhiều triển vọng và được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia cầm. Phụ thuộc vào chương trình công tác giống khác nhau, việc chọn lọc được thực hiện trên 1 tính trạng hay nhiều tính trạng mà sử dụng các hình thức chọn lọc sau: -Chọn lọc liên tục theo một tính trạng: Được sử dụng chỉ trong các trường hợp đặc biệt. Chọn lọc chỉ theo giá trị giống của một tính trạng và kéo dài liên tục qua nhiều thế hệ cho đến khi đạt mục đích giống đặt ra thì dừng lại. Sau đó chuyển sang chọn lọc theo tính trạng khác. Phương pháp này được tiến bộ di truyền tương đối nhanh nhưng chỉ ở một tính trạng. Ở gia cầm các tính trạng luôn có liên quan với nhau nên việc chọn lọc theo phương pháp này gặp trở ngại, vì vậy thường chỉ ứng dụng trong công tác giống với các dòng chuyên dụng. -Chọn lọc độc lập: Theo phương pháp này việc chọn lọc đồng thời ở một số tính trạng cho đến khi các tính trạng đó đạt giới hạn của giá trị giống xác định. Tức là đánh giá các cá thể thoả mãn đòi hỏi thấp nhất được xác định cho mỗi tính trạng, nếu không thoả mãn một tính trạng thì phải loại thải. Chỉ chọn các cá thể theo tất cả các tính trạng trên giới hạn qui định. Ví dụ đưa ra giá trị giống về sức đẻ trứng 220, trọng lượng trứng 55g thì tất cả các cá thể có SLT từ 220 63
- và TLT từ 55g trở lên mới được chọn. Nhược điểm của phương pháp này là phải loại thải đi các cá thể có giá trị cao chỉ ở một TT mong muốn, các gia cầm có đặc tính quí ở một hướng sản xuất nào đó. Đòi hỏi phải có số lượng lớn để chọn lọc. Phương pháp này ứng dụng nhiều trong CNGC. -Chọn lọc theo chỉ số giống: Chỉ số giống được qui định cho tất cả cá thể và cho tất cả tính trạng giống. Chỉ số giống chung nhất được thể hiện với mô hình toán học tổng quát là: I = V1P1+V2P2+ +VnPn Trong đó P1,P2 Pn là giá trị chuyển đổi của các tính trạng giống; V1,V2 Vn là hệ số xác định của giá trị giống; n là số lượng tính trạng giống. Chỉ số giống sau đây hay dùng trong chăn nuôi gia cầm: I = 0,236 (P1- P1) + 0,132 (P2 – P2) + 14,56 (P3 – P3) Trong đó P1,P2,P3 là sản lượng trứng (quả); khối lượng trung bình của trứng (g) và khối lượng của gia cầm sau năm đẻ trứng đầu tiên (kg); P1, P2, P3 là giá trị trung bình của các tính trạng tương ứng trong quần thể. 3.3.2 Sử dụng ƣu thế lai trong chăn nuôi gia cầm Sản lượng cao của các giống gà hướng trứng, tăng trọng nhanh, tầm vóc lớn của các giống gà hướng thịt, khả năng sử dụng thức ăn tốt của các dòng gà gần đây đã trở thành nổi tiếng trên thế giới không thể tách rời khỏi sự lai tạo và sử dụng ưu thế lai. Sự tăng về sức sống, độ lớn, sức sinh sản, tốc độ phát triển, khả năng chống đỡ với bệnh tật và những thay đổi của khí hậu thời tiết biểu hiện ở cơ thể lai so với cơ thể bố mẹ, kết quả của sự kết hợp giữa các giao tử của bố, mẹ ở cơ thể con lai được gọi là ưu thế lai. Trong chăn nuôi gia cầm đẻ nhận được ưu thế lai cao người ta thường sử dụng các phương pháp lai đó là: Lai giữa các giống, lai giữa các dòng và lai hỗn hợp từ 2,3,4 dòng hợp lại. Các dạng gà lai điển hình về năng suất cao theo hướng trứng vỏ trắng, trứng vỏ màu 64
- và gà lai theo hướng sản xuất thịt Broiler được giới thiệu trên các bảng 3.6, 3.7. 3.3.2.1. Những lợi ích nhận được từ lai tạo Thứ nhất, con lai có thể tổ hợp được các đặc tính tốt từ 2 giống khác nhau. Những khuyết tật tồn tại ở một giống sẽ không có ở thế hệ sau nhờ vào sự bổ sung, đóng góp của các giống khác. Ví dụ: một gà mái Leghorn trắng (LW) lai gà rốt đỏ (RIR) cho ra gà đời con có sức đẻ trứng cao hơn gà RIR, trứng lớn hơn, thể trọng gà sau thời gian đẻ trứng lớn hơn so với gà LW, trứng của gà lai sẫm màu hơn Thứ hai, lai tạo hướng tới sự đồng nhất hơn về đặc trưng bên ngoài thông qua chọn lọc, cho phép chọn, loại những con yếu, không kinh tế và không cho sản phẩm. Thứ ba, hai nhóm giống từ hai giống khác nhau có thể lai tạo, sử dụng gen liên kết giới tính để chọn gà trống mái lúc mới nở ra khỏi trứng. Thứ tư, con lai thường biểu hiện ưu thế lai, các thành tích về thế hệ con cháu cao hơn so với thành tích trung bình của bố mẹ chúng. Ví dụ (theo Hutt và Cale) sự thay đổi sức sản xuất qua lai tạo: sản lượng trứng đến 500 ngày tuổi là +22 quả; trọng lượng trứng +2g; thể trọng +130g; tuổi đẻ trứng đầu tiên -5 ngày. Bảng 3. 6: Gà lai đẻ trứng vỏ trắng Trọng Hãng sản Sản lƣợng Thức Gà lai lƣợng xuất trứng ăn/trứng trứng (g) Bebkok B- Bebkok 255-288 59,5-60,0 133-160 300 Mỹ Euribrit Hà Khixec trắng 253-287 60,3-61,9 150-162 lan 65
- Roc trắng Róc Anh 270 61,5 150 Roc Sayvur-228 243-286 58,4-61,5 146-178 Canada Belarus-9 Nga 227-277 59,4-60,0 133-188 Za ria-17 Nga 243-257 59,0-61,0 165-171 Hybrit-212 Đức 238-277 6,5-62,6 144-171 Babona Tetran 243-286 58,4-61,5 146-178 Hung Giữa 2 nhóm gà đẻ trứng vỏ trắng và vỏ màu có đặc điểm là: Sản lượng trứng tương đương nhau (230-290/235-296); trọng lượng trứng vỏ màu cao hơn vỏ trắng; chi phí thức ăn để sản xuất trứng gà vỏ màu cao hơn chút ít (133-190/151-190), tầm vóc cơ thể sau khi đẻ nhóm gà vỏ màu cao hơn. Gà đẻ trứng vỏ màu ít chịu ảnh hưởng của stress môi trường, sức sản xuất trứng ổn đinh và tỷ lệ nuôi sống cao hơn gà lông trắng, đẻ trứng vỏ trắng. Vì vậy tạo gà lai đẻ trứng vỏ màu đang là xu hướng của các nhà tạo giống gà. Bảng 3. 7: Gà lai đẻ trứng vỏ màu Trọng Hãng sản Sản lƣợng Thức Gà lai lƣợng xuất trứng ăn/trứng trứng (g) Bebkok B- Bebkok 235-255 61,8-62,5 151-193 380 Mỹ Decan Decanb 256-296 63,0-65,4 170 Ambelin Mỹ Decan Decanb 256-296 53,0-65,0 170 Drilink Mỹ Khixec đỏ Euribrit Hà 260-293 61,2-63,5 172 lan Khubard Khubard 265-279 61,4-62,5 165 66
- Mỹ Lohman Lohman 279 62,5 168 Đức Roc đỏ Roc Anh 270 63,0 154 Uoren SSL Uoren Mỹ 256-289 61,1-62,1 153-166 Tetral CL Babina 244-274 64,1-65 154-181 Hung 3.3.2.2. Lai tạo và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta Ứng dụng các thành tựu của di truyền học và lai tạo giống gia cầm của thế giới vào thực tiễn chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã được các nhà khoa học quan tâm từ những năm 70, nhưng phát triển mạnh và có đóng góp tích cực cho sản xuất là khoảng 10 năm trở lại đây. Các công trình nghiên cứu lai tạo được thực hiện theo 3 hướng: 1) lai giữa các giống/dòng gia cầm cao sản nhập nội; 2) lai giữa các giống gia cầm địa phương trong nước; 3) lai giữa một giống là gia cầm cao sản nhập nội với một giống địa phương. Kết quả các công trình nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành chăn nuôi (tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, nay là nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí chăn nuôi của Hội chăn nuôi Việt Nam và trên website của Bộ giáo dục và đào tao www/hed.edu.vn. Thông tin chi tiết tìm trên các tài liệu này). Thống kê chưa đầy đủ, các công trình nghiên cứu về lai tạo và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gà thể hiện trên bảng 3.8. Bảng 3. 8: Tổng hợp các công trình lai tạo gà đã công bố ở nƣớc ta Cặp lai Tác giả, năm công bố Plymouth x Ri Tạ An Bình, 1973 67
- Red Rhode island x Mía Cornish x Ri Phù lưu tế x Sussex Plymouth x Ri Nguyễn Đức Hưng, 1975 Red Rhode island x Ri Newhampshire x Ri Các dòng gà Plymouth Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc, TD8 xTD3 1984 TD83 x TD9 Red Rhode island x Ri Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao, 1985 Các dòng gà Leghorn Nguyễn Huy Đạt, 1991 BVX x BVY Tổ hợp lai 3 máu của gà Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Hybro 85 Nguyễn Huy Đạt, Trần Long, 1993 Ross 208 x HV85 Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn, 1996 Tiền Giang x Tam Hoàng Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung, Đồng Sỹ Hùng, 1997 Rhode island x Goldline Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung, Đồng Sỹ Hùng, 1997 Tam Hoàng 882 x RhodeRi Phạm minh Thu, Trần Công Xuân, 1997 Đông Tảo x TH Jangcun Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, 1999 Giữa các dòng gà Bình Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung, Thắng (BT1, BT2) Đồng Sỹ Hùng, 1999 Kabir x Ri Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Mía x Ri Huy Đạt, 1999 68
- Tam Hoàng x Brownic Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Thị Tam Hoàng x Bình Thắng Thanh, 1999 Kabir x Ri Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Tam Hoàng x Ri Huy Đạt, Nguyễn Đăng Vang, Tam Hoàng x Mía 2001 Tam Hoàng x Hồ Kabir x Lương Phượng Trần Công Xuân và cộng sự, Lương Phượng x Kabir 2002 Mía x Kabir Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức Ri x Kabir Hưng, Nguyễn Đăng Vang, 2002 Lương Phượng x Sasso Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2003 Tam Hoàng x Tàu Vàng Lâm Minh Thuận, 2004 Lương Phượng x Tàu Vàng Lương Phượng x Ri Nguyễn Huy Đạt, 2004 Goldline x Ai Cập Phùng Đức Tiến và cọng sự, 2004 Ri x Lương Phượng Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Mía x Lương Phượng 2006 Đông Tảo x Lương Phượng Ri x Kabir Mía x Kabir Đông Tảo x Kabir Các đối tượng gia cầm khác cũng được lai tạo với những công thức khác nhau. Lai giữa vịt Bắc kinh với vịt Bầu (Phạm Văn Trượng và cộng sự, 1990), lai giữa vịt Khakicampbell với vịt Cỏ (Nguyễn Đức Hưng, 1993; Trần Thanh Vân, 1998), Giữa các dòng vịt siêu thịt với nhau (Hoàng Văn Tiệu và cộng sự, 1993, 2003, 2004, 2005) Lai giữa các dòng ngan pháp với nhau và với ngan 69
- nội: lai chéo dòng ngan pháp R31 x R51 (Nguyễn Đức Hưng, Mai Danh Luân, 2001), lai giữa ngan R71 và vịt CV-2000 (Nguyễn Đức Hưng, Lương Thị Thủy, 2004; Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đức Trọng, 2003) Lai giữa các dòng bồ câu pháp với bồ câu nhà (Trần Công Xuân và cộng sự, 2003-2004) Ở hầu hết các công thức lai và hầu như ở tất cả các đối tượng gia cầm khi lai đều cho ưu thế lai và có thể sử dụng trong sản xuất thịt, trứng có hiệu quả cao hơn các giống địa phương. Một số nhóm giống mới đã được công nhận đưa vào sản xuất như gà RốtRi, gà Bình Thắng (BT1, BT2) 3.3.3.Phƣơng pháp tạo các dòng gà lai có năng suất cao Các dòng gà lai có năng suất cao hiện nay được ra theo nguyên tắc chung và theo sơ đồ sau của Piuzen (1982). Quần thể từ một hoặc nhiều giống ban đầu +Hình thành các dòng cận huyết Các dòng cận huyết E B Z M A B C F M +Thử nghiệm sự kết hợp giữa các dòng Các dòng có khả năng kết hợp tốt B E C Z M BE x EC ZM +Con lai đơn (2 dòng) BCE ECZM +Con lai phức tạp (3-4 dòng) 70
- Lai kinh tế trong chăn nuôi gà công nghiệp có nhiều công thức khác nhau: -Đơn giản nhất là lai chéo 2 dòng. Ví dụ: trống Leghorn dòng X với mái dòng Y = mái thương phẩm Leghorn. -Giữa trống dòng thuần với mái là sản phẩm lai tạo để tạo ra con lai thương phẩm. Ví dụ: công thức lai Plymouth 791 (P.983) Bước 1 tại trại ông bà lai trống 488 x mái 433 132A (P.83). trống 799 x mái 799 dòng thuần (P.9) Bước 2 tại trại bố mẹ lai trống dòng thuần 799 x mái lai 132A 791 -Giữa gà trống dòng cha, mái dòng mẹ đều là sản phẩm lai cùng giống hoặc khác giống tạo ra gà lai thượng thẩm 4 máu. Ví dụ công thức lai tạo gà Hybro của Cuba. Bố là sản phẩm của 2 dòng Cornic P1,I1; mẹ là sản phẩm của 2 dòng Plimut B1,B7. 3.4. Hệ thống công tác giống gia cầm Các nước có ngành gia cầm phát triển, hệ thống giống có dạng hình tháp mà đỉnh là các trung tâm giống gốc, tiếp đến là các trại giống ông bà, trại giống bố mẹ, dưới cùng là hệ thống các trại thương phẩm có số lượng và qui mô lớn gấp nhiều lần các cơ sở cung cấp giống. -Trung tâm giống gốc có nhiệm vụ giữ giống gốc nguyên chủng, cải tiến giống cho phù hợp với địa phương và yêu cầu của sản xuất, tự thay đàn. Sản phẩm là gia cầm thuần chủng dòng thuần, cung cấp giống cho trại ông bà. -Trại ông bà nhân giống và lai chéo dòng để tạo ra gia cầm hậu bị bố mẹ theo các công thức lai đã định trước. 71
- -Trại thương phẩm chỉ nên mua gia cầm con từ trại bố mẹ mới đảm bảo chất lượng con giống. Trong chăn nuôi gia cầm không dùng dòng thuần để nuôi thương phẩm mà phải trải qua quá trình lai kinh tế theo các công thức nhất định đã được nghiên cứu xác định. Lai kinh tế nhằm mục đích: Tạo giống thương phẩm có sức sống cao, dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao hơn là dòng thuần. Tạo đặc điểm màu lông khác nhau để tách trống mái lúc mới nở. Nhằm giữ độc quyền về con giống, giống gốc, giống ông bà, người nuôi thương phẩm nuôi gia cầm lai không tự nhân đàn để tái sản xuất được. 3.5. Các giống gia cầm đang nuôi phổ biến hiện nay 3.5.1. Các giống gà 3.5.1.1. Gà hướng trứng Đặc điểm chung Gà hướng trứng được phổ biến trong nước cũng như trên thế giới bởi chính ở sản lượng trứng cao của nó (trên 250 trứng/năm). Gà hướng trứng có đặc điểm chung là: Tầm vóc nhỏ, bộ lông dày, sít, ép sát vào thân. Mào, tích tai phát triển lớn. Chân nhỏ, cao, không có lông. Cơ thể có kết cấu vững chắc, dạng hình thoi hay hình chữ nhật dài. Sinh trưởng chậm nhưng thành thục về tính sớm (20- 21 tuần tuổi). Hoạt động sinh dục mạnh, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao, không còn khả năng ấp bóng, thuộc loại thần kinh linh hoạt). Hiện nay phân thành 2 nhóm gà đẻ trứng đó là gà đẻ trứng vỏ trắng và gà đẻ trứng vỏ màu. Tiêu biểu cho các giống gà hướng trứng là các giống Leghorn (trắng và đỏ), gà trắng Nga, gà Minhorka (Địa Trung Hải) điển hình là giống Leghorn (hình 3.5). 72
- Hình 3. 5: Gà Leghorn trắng Gà Leghorn là giống chuyên trứng cao sản nhất thế giới hiện nay. Gà được tạo ra từ giống gà địa phương của Ý (Từ cảng Livor Ý gà chuyển sang Mỹ năm 1835, gà có lông màu trắng, nhỏ con nhưng đẻ trứng tốt). Qua quá trình lai tạo các nhà khoa học Mỹ đã cho giống gà Leghorn ngày nay. Gà Leghorn đã có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ ngành gà công nghiệp thế giới. Nó được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước, ở các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Trong sản xuất trứng gà Leghorn luôn chiếm tỷ trọng cao về đầu con và cao nhất về sản lượng trứng. Đặc điểm ngoại hình: Gà Leghorn có lông trắng toàn thân, và có giống Leghorn màu đỏ. Bộ lông dày, sít, xếp sát vào thân. Cấu trúc cơ thể chắc chắn, bộ xương khoẻ chắc. Mào đơn có 5 khía răng cưa nhỏ, gà mái khi đã đẻ gà thường ngả về một phía. Đầu nhỏ, mắt xanh, lá tai màu trắng xanh là đặc trưng di truyền trội của giống. Cổ 73