Đồ án Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_hoan_thien_cong_tac_lap_ke_hoach_san_xuat_phan_1.pdf
Nội dung text: Đồ án Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT GVHD: TS. TRẦN ĐĂNG THỊNH SVTH : NGUYỄN THỊ THÙY TRANG 12124098 S KL 0 0 4 3 7 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HCM KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT (Tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình - Bình Dương) Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Đăng Thịnh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Trang MSSV : 12124098 Lớp : 121241B Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Giảng viên hướng dẫn TRẦN ĐĂNG THỊNH
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Giảng viên phản biện
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Kinh tế của trường, dưới sự giảng dạy và truyền đạt kiến thức một cách tận tụy của các Thầy Cô, em đã được tiếp cận, học tập và trang bị các kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế qua những môn học. Sau 2 tháng thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình (SHOES), em đã được hướng dẫn, cung cấp tài liệu và chỉ dạy một cách nhiệt tình. Tuy thực tập tại Công ty trong khoảng thời gian không dài nhưng em nhận thấy rằng đây là khoảng thời gian quan trọng. Bởi vì em được áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các cô chú, anh chị tại Phòng Kế hoạch của Công ty, đây là những kiến thức có ích cho bài báo cáo của em. Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các Thầy Cô trong khoa với sự giảng dạy nhiệt tình, đã tạo cho em một môi trường học tập và nghiên cứu hữu ích, đặt nền tảng kiến thức vững chắc cho em bước vào đời. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Trần Đăng Thịnh đã hướng dẫn em trong suốt thời gian vừa qua. Em cũng xin cảm ơn các cô chú, các anh chị trong Phòng Kế hoạch của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình tại Bình Dương đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu, học hỏi và hoàn thành bài báo cáo này. Em xin kính chúc quý Thầy Cô trong khoa Kinh tế cùng các cô chú và các anh chị trong Công ty sức khỏe và thành công trong sự nghiệp của mình. Chân thành cảm ơn ! Tp.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thùy Trang SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang i
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TBS : Thái Bình Shoes TNHH : Trách nhiệm hữu hạn R&D : Research and development BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CBCNV : Cán bộ - công nhân viên SL : Số lượng NSBQ : Năng suất bình quân PX : Phân xưởng NVL : Nguyên vật liệu DT : Doanh thu CP : Chi phí LN : Lợi nhuận SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang ii
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất giày SKECHER năm 2016 39 Bảng 3.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo số lượng sản phẩm của Công ty năm 2014 – 2015 42 Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2013 – 2015 43 Bảng 3.4: Kế hoạch sản xuất năm 2016 46 Bảng 3.5: Số lượng đặt hàng của khách hàng SKETCHERS đến ngày 31/05/2016 49 Bảng 3.6: Tiến độ thực hiện sản xuất ngày 12/01/2016 tại nhà máy 1 57 Bảng 3.7: Tổng hợp các đơn hàng xuất đi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 05/01/2016 của loại giày Skechers 59 Bảng 3.8: Kế hoạch sản xuất tháng 2/2016 60 Bảng 4.1: Bảng báo cáo những vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất mẫu 68 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang iii
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất 8 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 24 Hình 2.2: Sơ đồ các lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình 29 Hình 3.1: Quy trình sản xuất giày 32 Hình 3.2: Sản lượng giày xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2015 45 Hình 3.3: Lưu đồ lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn của công ty 47 Hình 3.4: Đơn hàng của khách hàng SKECHERS – loại giày CEMENT 52 Hình 3.5: Đơn hàng của khách hàng SKECHERS – loại giày MEN USA 53 Hình 3.6: Danh sách định mức nguyên vật liệu cho 1000 đôi giày 55 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang iv
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG iii DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ iv MỤC LỤC v PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 4 1.1. Tổng quan về lập kế hoạch sản xuất 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Mục đích của lập kế hoạch sản xuất 5 1.1.3. Vai trò của lập kế hoạch sản xuất 5 1.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất 7 1.3. Nội dung và phương pháp cơ bản lập kế hoạch sản xuất 8 1.3.1. Kế hoạch năng lực sản xuất 8 1.3.2. Kế hoạch sản xuất tổng thể 10 1.3.3. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất 12 1.3.4. Kế hoạch tiến độ sản xuất 13 1.4. Căn cứ lập kế hoạch 14 1.4.1. Các chính sách chủ trương của nhà nước 14 1.4.2. Căn cứ vào tình hình thị trường 14 1.4.3. Căn cứ vào việc phân tích, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng về nguồn lực của doanh nghiệp 15 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch sản xuất 15 1.5.1. Quan điểm của các nhà lập kế hoạch 15 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang v
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh 1.5.2. Sự hạn chế của nguồn lực 15 1.5.3. Hệ thống quản lý thông tin 16 1.5.4. Hệ thống mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp 16 1.5.5. Khách hàng 17 1.5.6. Đối thủ cạnh tranh 17 1.5.7. Nhà cung ứng nguyên vật liệu 18 1.5.8. Loại sản phẩm 18 1.5.9. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp 18 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 19 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 19 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty 19 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 19 2.1.3. Khách hàng về giày của Công ty 21 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 21 2.2.1. Chức năng 21 2.2.2. Nhiệm vụ 21 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty 22 2.3.1. Cơ cấu tổ chức 22 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 24 2.4. Các hàng hóa dịch vụ hiện tại Công ty đang kinh doanh 27 2.5. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 28 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LẬP CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 30 3.1. Quy trình sản xuất giày 30 3.2. Mục tiêu của công tác lập kế hoạch tại Công ty 34 3.3. Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty 35 3.3.1. Lập kế hoạch dài hạn 36 3.3.2. Lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn (theo từng tháng) 46 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang vi
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh 3.4. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty 59 3.4.1. Ưu điểm 59 3.4.2. Một số nhược điểm cần cải tiến và hoàn thiện 60 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 62 4.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu Tư Thái Bình 62 4.1.1. Nâng cao chất lượng đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất 62 4.1.2. Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban trong quá trình lập kế hoạch sản xuất 63 4.1.3. Phát triển nguồn nhân lực 65 4.1.4. Chính sách tuyển dụng lao động 66 4.1.5. Giải pháp về phần mềm hỗ trợ công tác lập kế hoạch 67 4.1.6. Giải pháp về cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 67 4.2. Mội số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình 68 4.2.1. Xây dựng, cải tiến hệ thống thông tin – công tác tiền đề cho lập kế hoạch sản xuất 68 4.2.2. Chú trọng nghiên cứu thị trường 69 PHẦN KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang vii
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thế giới và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội và những thách thức mới. Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, củng cố vị thế và nâng cao uy tín của mình để có thể đứng vững trong môi trường đầy tính cạnh tranh. Ngành da giày là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đứng trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế về da giày và đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chỉ đứng sau dệt may và dầu thô)1. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày. Trong môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước như vậy, mỗi doanh nghiệp của Việt Nam phải không ngừng học hỏi, đổi mới, phải luôn giữ được thế chủ động trên thương trường. Doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: Biết mình đang ở đâu? Mình muốn đi tới đâu? Mình phải làm gì? Và cần phải làm như thế nào? Đây chính là một mục tiêu mà bản kế hoạch của các doanh nghiệp hướng tới. Trong đó lập kế hoạch là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất. Theo xu thế chung đó Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình tận dụng được cơ hội và sử dụng tốt những lợi thế của mình để đi lên và phát triển. Trong gần 25 năm hoạt động, lĩnh vực sản xuất giày của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào năng lực sản xuất quy mô lớn cùng chất lượng sản phẩm đáng tin cậy. Là một doanh nghiệp sản xuất nên công tác lập kế hoạch sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, công ty cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể cũng như những kế hoạch sản xuất phù hợp để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. 1 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 1
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Trong quá trình thực tập ở Công ty, nhận thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch sản xuất trong việc xác định cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế của thế giới, đồng thời muốn tìm hiểu về hoạt động lập kế hoạch sản xuất tại Công ty. Nên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình” để làm đề tài tốt nghiệp của mình với hy vọng có thể trao dồi kiến thức cho bản thân và phần nào giúp nâng cao việc lập kế hoạch sản xuất tại Công ty. Mục tiêu thực hiện đề tài Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu công tác lập kế hoạch sản xuất giày tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình. Trên cơ sở hệ thống lí luận về công tác lập kế hoạch sản xuất, ta tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch của Công ty, phân tích dữ liệu tổng hợp ưu nhược điểm, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho công tác lập kế hoạch sản xuất. Phương pháp thực hiện đề tài - Phương pháp phân tích các số liệu thứ cấp từ công ty - Phương pháp thống kê, tra cứu tài liệu - Phương pháp quan sát, sưu tầm và thu thập thông tin từ thực tế, Đối tượng – phạm vi của đề tài - Đối tượng: Đề tài nghiên cứu các hoạt động liên quan đến công tác lập kế hoạch sản xuất và quy trình sản xuất giày tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình. - Thời gian: từ năm 2013 đến năm 2016. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động lập kế hoạch sản xuất về sản phẩm giày của Công ty. Cấu trúc của bài báo cáo Báo cáo thực tập gồm 4 chương: SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 2
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình Chương 3: Thực trạng lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 3
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 1.1. Tổng quan về lập kế hoạch sản xuất 1.1.1. Khái niệm Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp bao gồm nhiều kế hoạch chức năng: kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế hoạch vật tư, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch R&D, kế hoạch marketing. Các kế hoạch chức năng này được xem như là các kế hoạch chỉ đạo và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: “sản xuất cái gì”, “sản xuất bao nhiêu”, “khi nào sản xuất”, “sản xuất như thế nào” và nó được định nghĩa là “kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp”. Vậy “lập kế hoạch sản xuất là xây dựng nên các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện chúng phù hợp với các điều kiện đã có sẵn và các điều kiện có thể đạt được mục tiêu ban đầu của nhà sản xuất”. Kế hoạch sản xuất phải được xây dựng dụa trên các phân tích, đánh giá dự báo nhu cầu về sản phẩm; kế hoạch sản xuất phải dựa trên năng lực sản xuất, tối ưu việc sử dụng các yếu tố nguồn lực sản xuất. Thông thường kế hoạch sản xuất sẽ phải xác định các nội dung chính sau: - Khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm. Thông qua việc mô tả sản phẩm từ góc độ sản xuất ta có thể biết được sản phẩm cần những nguyên vật liệu hay bán thành phẩm để hợp thành như thế nào, với số lượng bao nhiêu để đáp ứng cho khách hàng và chính sách dự trữ của công ty. - Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất. Mỗi sản phẩm sẽ được quyết định xem sản xuất tại phân xưởng nào, sử dụng quy trình công nghệ nào, chi tiết hoặc công đoạn nào tự sản xuất hoặc gia công bên ngoài. - Sử dụng các yếu tố sản xuất: máy móc, thiết bị, công cụ - dụng cụ, phân xưởng. Cần dùng những loại máy móc, thiết bị nào, công xuất bao nhiêu, lấy thiết bị từ nguồn nào, cần nhà xưởng rộng bao nhiêu, bố trí và sắp xếp các chuyền ra sao, kế hoạch khấu hao nhà xưởng thiết bị thường thì việc xác định các yếu tố này SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 4
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh được lập cho kế hoạch dài hạn. Kế hoạch sản xuất hàng năm xác định công xuất của hệ thống máy móc, thiết bị. - Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm. Nhu cầu sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu, cần những nguyên vật liệu như thế nào Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực: số lượng lao động, trình độ tay nghề, giới tính, độ tuổi, Và những mục tiêu này được xác định trên cơ sở thõa mãn các ràng buộc về mặt kỹ thuật, các mục tiêu của doanhn nghiệp, các nguồn lực từ các bộ phận khác. 1.1.2. Mục đích của lập kế hoạch sản xuất Nghiên cứu sự thay đổi: môi trường phát triển tất yếu dẫn đến sự thay đổi. Một lĩnh vực được ưu tiên sẽ là nghiên cứu những thay đổi mới có liên quan đến hàng hóa và thị trường. Sự thay đổi của môi trường và những yếu tố nội bộ sẽ là những yếu tố cản trở việc thực hiện kế hoạch. Vạch ra những chiến lược phát triển gắn bó: đó là đảm bảo tính liên kết giữa các mục tiêu và phân chia các nguồn vốn của doanh nghiệp. Các mục tiêu phối hợp sẽ được phản ánh ở các kế hoạch sản xuất, tài chính, marketing, Cải thiện năng lực của doanh nghiệp: công tác lập kế hoạch sản xuất cho phép tối ưu hóa nguồn vốn của doanh nghiệp, thông qua việc thực hiện hoạch định kinh doanh mà tài nguyên không bị lãng phí, từ đó doanh nghiệp ấn định mục tiêu tiến độ và có tính khả thi. 1.1.3. Vai trò của lập kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất. Doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác, cũng có thể chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhưng để hoàn thiện sản phẩm có thể phải trải qua nhiều công đoạn. Ví dụ, để sản xuất ra một đôi giày doanh nghiệp cần phải sản xuất ra mũ giày và đế giày. Để có được mũ giày: chúng ta phải tiến hành nhập nguyên vật liệu vào sản xuất, cắt – chặt, in ép, lạng cán, thêu trang trí và logo, may ráp từng chi tiết thành mũ giày. Tương tự, với đế giày cũng vậy: nhập nguyên vật liệu cao su, cán, ép đế, hoàn thiện SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 5
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh đế giày. Khi có đủ hai bộ phận này, để có được đôi giày hoàn chỉnh phải tiến hành gò ráp. Mỗi giai đoạn bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn yêu cầu trình độ tay nghề kỹ thuật nhất định. Do đó, một phân xưởng sản xuất hay một dây chuyền không thể đảm nhận hết các công việc, các dây chuyền sản xuất cũng chỉ được với một số công đoạn hay từng loại sản phẩm nhất định. Kế hoạch sản xuất sẽ xác định rõ từng mã hàng, khối lượng của từng mã hàng được sản xuất ở đâu (phân xưởng nào đảm nhận hay cần phải thuê gia công nào bên ngoài, ) sao cho phù hợp với khả năng sản xuất của từng phân xưởng, đồng thời đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả và đúng tiến độ đưa ra. Kế hoạch sản xuất tác động đến việc xây dựng các kế hoạch khác. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp bao gồm nhiều kế hoạch chức năng: kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch vật tư, kế hoạch tài chính, kế hoạch R&D. Các kế hoạch chức năng này có mối quan hệ qua lại với nhau, chúng tác động phụ thuộc lẫn nhau, khi lập kế hoạch này cần dựa vào những kế hoạch chức năng khác. Ví dụ: kế hoạch nhu cầu vật tư sẽ dựa vào yêu cầu vật tư trong kế hoạch sản xuất để dự báo về nhu cầu vật tư trong kế hoạch, kế hoạch sản xuất cũng dựa vào kế hoạch vật tư để xác định tiến độ hoàn thành đơn hàng. Kế hoạch sản xuất là công cụ để kiểm soát tiến độ thực hiện. Ngoài những nội dung cơ bản trên của một bản kế hoạch sản xuất (sản lượng cho mỗi mã hàng, cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm, sử dụng các yếu tố sản xuất, phân công sản xuất, kế hoạch gia công bên ngoài), bản kế hoạch sản xuất cũng chỉ rõ những nội dung: số lượng từng mã hàng, chi tiết của sản phẩm, khi nào bắt đầu sản xuất, khi nào phải hoàn thành, Nhìn vào bản kế hoạch có thể biết mình đang ở giai đoạn nào, đã thực hiện kế hoạch được đến đâu từ đó có thể dự tính được thời gian hoàn thành kế hoạch, có biện pháp thực hiện cần thiết để đảm bảo tiến độ đề ra. Như vậy, sự có mặt của kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách tối ưu nhất khiến cho hoạt động sản xuất trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp, với các yêu cầu của quản lý sản xuất: tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo hệ thống sản xuất hoạt dộng hiệu quả và quản lý tốt các nguồn lực. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 6
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh 1.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi: “sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu”, “sản xuất ở đâu”, “cần những vật tư gì”, “quy trình công nghệ ra sao”, “khi nào sản xuất, khi nào xuất hàng” dựa trên các ràng buộc về nhân sự, về cung ứng, về nhu cầu, về khả năng lưu kho, luồng tiền, ta sẽ có quy trình lập kế hoạch sản xuất được xây dựng như sau: Đầu tiên, nhân viên kế hoạch xác định căn cứ nhất định để lập kế hoạch sản xuất. Xuất phát từ các căn cứ này để nhân viên kế hoạch xây dựng các kế hoạch bộ phận trong kế hoạch sản xuất chung. Một trong các căn cứ quan trọng được xác định: Chiến lược kinh doanh trong dài hạn Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong năm trước, kỳ trước Dự báo nhu cầu thị trường Năng lực sản xuất của doanh nghiệp Cân đối quan hệ cung cầu Sau khi xác định các căn cứ lập kế hoạch sản xuất, nhân viên kế hoạch tiến hành lập kế hoạch sản xuất. Một bản kế hoạch sản xuất chung bao gồm các kế hoạch bộ phận: kế hoạch năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch nhu cầu sản xuất, kế hoạch tiến độ sản xuất. Trong mỗi kế hoạch bộ phận sẽ xây dựng các chỉ tiêu riêng, các chỉ tiêu này được xây dựng dựa vào kế hoạch trước đó và các mối ràng buộc. Tồn kho, năng lực Marketing Tài chính Nhu cầu Mua sắm SVTH:Năng Nguy lựcễn Thcungị Thùy cấp Trang Trang 7
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Xác định năng lực Nhân sự sản xuất Kế hoạch nhân sự Lập kế hoạch sản xuất tổng thể Lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất Lập kế hoạch nhu cầu sản xuất Hình 1.1: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất 1.3. Nội dung và phương pháp cơ bản lập kế hoạch sản xuất 1.3.1. Kế hoạch năng lực sản xuất Năng lực sản xuất của doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi lập kế hoạch không thể bỏ qua. Bởi năng lực sản xuất thay đổi hàng năm, sự thay đổi này là do sự thay đổi về điều kiện sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm, nguồn nhiên liệu, trình độ người lao động, phương pháp sản xuất, tuổi thọ máy móc ) và nó tác động trực tiếp đến hoạt động của nhà máy. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định lại năng lực sản xuất của mình trước khi lập kế hoạch sản xuất. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, mà yếu tố quan trọng nhất là công sức của máy móc thiết bị và mức độ sử dụng máy móc và thiết bị trong những điều kiện sản xuất nhất định. Xác định công suất Công suất thiết kế là mức sản lượng lý thuyết tối đa của một hệ thống sản xuất trong một thời kì nhất định. Nó thường được thể hiện bằng tỉ lệ, như số đôi giày trong SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 8
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh một năm. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, công suất được đo trực tiếp bằng sản lượng tối đa trong một khoảng thời gian, tuy nhiên đối với một số tổ chức khác thì việc xác định công suất có khó khăn hơn. Thông thường thì các doanh nghiệp sử dụng các thiết bị của mình ở mức thấp hơn công suất lí thuyết bởi vì họ cho rằng hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn khi các nguồn lực của doanh nghiệp không bị dãn ra tới mức giới hạn. Công suất thực tế là công sức mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong khuôn khổ những điều kiện sản xuất thực tế. Công suất thực tế thường thấp hơn công suất thiết kế do các loại thiết bị có thể được thiết kế cho các loại sản phẩm thuộc phiên bản cũ hoặc sản phẩm không hoàn toàn giống sản phẩm hiện tại. Tóm lại, công suất thực tế là công suất doanh nghiệp có thể đạt tới trong những điều kiện xác định về chủng loại sản phẩm, phương pháp sản xuất, các điều kiện sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng. Dự báo nhu cầu sử dụng công suất Xác định nhu cầu sử dụng công suất là một quy trình phức tạp, chủ yếu được dựa trên nhu cầu tương lai. Khi các dự báo nhu cầu được thực hiện với một mức độ chính xác nào đó thì việc xác định nhu cầu công suất có thể xác định không mấy khó khăn. Việc dự báo này giúp doanh nghiệp cân bằng mức độ sử dụng máy móc tránh tình trạng hoạt động quá mức hoặc nhàn rỗi của thiết bị. Dự báo nhu cầu công suất trải qua các bước: - Bước 1: Trước tiên doanh nghiệp cần tiến hành thu thập, phân tích dữ liệu và nhu cầu thị trường, tình hình biến đổi, xu hướng phát triển của thị trường. Từ đó dự báo nhu cầu tương lai của thị trường, kết quả này sẽ được sử dụng để xác định nhu cầu công suất. - Bước 2: Thu thập các số liệu thống kê về năng suất giờ hoặc ca làm việc từ 1 đến 3 tháng sản xuất ổn định. Từ những số liệu đã thu thập được ở trên, ta chọn ra 25 số liệu tốt nhất (những số liệu cao nhất tính từ trên xuống). Sau đó, ta tính năng lực bình quân lần thứ nhất theo công thức: SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 9
- S K L 0 0 2 1 5 4