Đề cương ôn tập Kinh tế vi mô

ppt 15 trang phuongnguyen 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Kinh tế vi mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptde_cuong_on_tap_kinh_te_vi_mo.ppt

Nội dung text: Đề cương ôn tập Kinh tế vi mô

  1. ÔN TẬP KINH TẾ VI MÔ
  2. Bạn đã biết? • Kinh tế học ra đời từ khi nào? Ai là “cha đẻ” của kinh tế học? • Khi giá một sản phẩm tăng, thì lượng tiêu thụ sản phẩm đó thay đổi như thế nào? • Khi thu nhập người tiêu dùng tăng, lượng tiêu thụ một hàng hóa nào đó thay đổi ra sao? • Khi giá của một hàng hóa A tăng, lượng tiêu thụ hàng hóa B (liên quan với hàng hóa A) sẽ thay đổi ra sao?
  3. Bạn đã biết? • Trúng mùa, nông dân được lợi? • Chính sách giá sàn/trần cao hay thấp hơn giá trị trường, để bảo vệ ai? • Khi chính phủ đánh thuế vào một hàng hóa, ai là người chịu thuế nhiều hơn, nhà SX hay người tiêu dùng? • Nếu cho bạn 20 nghìn để bạn đi ăn bún bò/chè, tại sao bạn ăn cả 2 loại thức ăn mà không 1 loại? Kinh tế Vi Vô sẽ giúp các bạn hiểu đúng và đầy đủ hơn những vấn đề trên và còn nhiều vấn đề khác nữa
  4. Đề cương môn học Mục tiêu Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế VI MÔ, một chuyên ngành kinh tế quan tâm đến việc nghiên cứu phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể của từng thành viên trong một nền kinh tế.
  5. Mục tiêu (tt) • Giúp sinh viên hiểu những thuật ngữ và các lý thuyết liên quan đến các yếu tố kinh tế như cung, cầu, lượng, giá, người sản xuất, người tiêu dùng trong những nền kinh tế thị trường, và cả những tác động của các chính sách Kinh tế
  6. Mục tiêu (tt) Qua đó, giúp sinh viên: - Hiểu được các vấn đề kinh tế trong thế giới mà con người đang sinh sống - Có thể trở thành một thành viên khôn ngoan khi tham gia các hoạt động kinh tế trong tương lai, và - Nhận thức rõ hơn về khả năng và giới hạn của các chính sách kinh tế
  7. Nội dung môn học • Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học Vi Mô • Chương 2: Cung, cầu, cân bằng thị trường và tác động của cách chính sách vi mô vào thị trường • Chương 3: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng • Chương 4: Lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất • Chương 5: Tối ưu trong thị trường cạnh tranh và độc quyền
  8. Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học Vi Mô (3 tiết) • Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu • Lý thuyết lựa chọn kinh tế • Ảnh hưởng và hiệu quả của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần, chi phí cơ hội tăng dần đến lựa chọn kinh tế tối ưu
  9. Chương 2: Cung và Cầu (12 tiết) • Cầu: khái niệm cầu, cầu cá nhân, tổng cầu, đường cầu, luật cầu, các yếu tố là thay đổi cầu cầu và hàm số của cầu; • Cung: khái niệm cung, biểu cung, đường cung, luật cung, các yếu tố là thay đổi lượng cung và cung; • Cân bằng cung cầu: trạng thái cân bằng cung- cầu, trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường, sự thay đổi trạng thái cân bằng • Tác động của các chính sách vi mô vào thị trường
  10. Chương 3: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng (9 tiết) • Lý thuyết lợi ích: khái niệm lợi ích, quy luật lợi ích biên giảm dần, lợi ích biên và đường cầu, và thặng dư tiêu dùng. • Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu: tối đa hoá lợi ích người tiêu dùng, phân tích bàng quan – ngân sách
  11. Chương 4: Lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất (12 tiết) • Lý thuyết sản xuất: công nghệ và hàm SX, SX với 1 đầu vào biến đổi, và SX với 2 đầu vào biến đổi • Lý thuyết về chi phí SX: Chi phí ngắn hạn, chi phí dài hạn, đường đẳng phí • Lý thuyết về lợi nhuận: Khái niệm lợi nhuận, doanh thu và nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận.
  12. Chương 5: Phân tích mục tiêu của DN trong thị trường Cạnh tranh và độc quyền (9 tiết) • Các loại thị trường: Khái niệm thị trường, các tiêu thức phân loại thị trường, và các đặc điểm của từng loại thị trường • Các mục tiêu doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền hoàn hảo: tối đa lợi nhuận, tối đa doanh thu, tối đa sản lượng
  13. Yêu cầu môn học • Tham gia tối thiểu 70% buổi học • Thực hiện tất cả các bài tập được cho trên Phần bài tập riêng trong vở • Thực hiện 3 bài kiểm tra giữa kỳ vào thời điểm bất kỳ • Tham gia thi cuối khoá
  14. Đánh giá môn học • Điểm chuyên cần được tính 10%, dựa vào kết quả điểm danh ngẫu nhiên 10 buổi học. Sinh viên vắng trên 30% buổi học sẽ bị cấm thi và bị buộc phải học lại • Mỗi bài kiểm tra giữa kỳ được tính 1 điểm. Ba bài được tính 3/10 điểm • Kết quả thi cuối khoá được tính 60% tổng điểm (6 điểm) • Sinh viên không làm bài tập khi được kiểm tra đột xuất sẽ bị trừ 0,5 điểm/lần • Sự tích cực tham gia thảo luận, giải bài tập sẽ được ghi nhận để cộng điểm thưởng với mức tối đa 1 điểm trong suốt khoá học
  15. Tài liệu tham khảo Tài liệu bắt buộc: • Kinh tế vi mô, TS Lê Bảo Lâm (ĐH Kinh Tế), NXB Lao động – Xã hội, 2007/2009. • Câu hỏi – bài tập, trắc nghiệm Kinh tế Vi mô, TS. Nguyễn Như Ý (ĐH Kinh tế), NXB Lao động – Xã hội, 2007/2009. Tài liệu tham khảo thêm: • Nguyên Lý Kinh Tế Học (2 tập). N.Gregory Mankiw, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003. • Kinh Tế Học Vi Mô – Giáo trình dùng trong các trường Đại học, Cao Đẳng Khối Kinh Tế, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007