Đánh giá tác động môi trường chiến lược (SEA: Strategic Environmental Assessment )

ppt 71 trang phuongnguyen 5650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tác động môi trường chiến lược (SEA: Strategic Environmental Assessment )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptdanh_gia_tac_dong_moi_truong_chien_luoc_sea_strategic_enviro.ppt

Nội dung text: Đánh giá tác động môi trường chiến lược (SEA: Strategic Environmental Assessment )

  1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (SEA: Strategic Environmental Assessment )
  2. Phần 1 • Giới thiệu về ĐMC Phần 2 • Qui trình ĐMC Phần 3 • Các phương pháp thực hiện ĐMC Phần 4 • Lồng ghép giữa ĐMC và CQK
  3. PHẦN 1: Giới thiệu về ĐMC ĐMC là gì? Tại sao ĐMC quan trọng Lợi ích và chi phí của ĐMC
  4. Khái niệm về ĐMC ở Việt Nam Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững (Luật BVMT 2005, Chương I, Điều 3, Khoản 19). ĐMC có mục đích lồng ghép các vấn đề về môi trường vào quá trình xây dựng CQK và tạo điều kiện để việc ra quyết định được minh bạch và có sự tham gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008, Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC)
  5. MÔ HÌNH THÁP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐMC VÀ ĐMT ĐMC - Đánh giá tác động cộng hưởng Chiến lược của một chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch Quy hoạch - Hài hòa giữa phát triển kinh tế, môi trường và xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững Kế hoạch ĐMT Dự án đầu tư - Đánh giá tác động môi trường của một dự án đầu tư cụ thể - Bảo đảm cho quá trình thực hiện dự án đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường
  6. Các công cụ quản lý môi trường trong tiến trình phát triển KT-XH
  7. ĐTM (EIA) ĐMC (SEA) Đối tượng Được áp dụng đối với một dự án Được áp dụng đối với các quy hoạch/kế đầu tư cụ thể. hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng, địa phương, ngành . Mục tiêu Nhận dạng, dự báo, phân tích và Nhận dạng, dự báo và đánh giá tổng hợp đánh giá các tác động môi trường về các hậu quả môi trường của việc thực của dự án. hiện các quy hoạch/kế hoạch Quy trình thực hiện ĐTM được tiến hành sau khi đã có ĐMC được tiến hành song song với quá phương án đầu tư được đề xuất. trình hoạch định các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch Dữ liệu Định lượng hơn Định tính hơn Sản phẩm chủ yếu Đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô Đưa ra các đề xuất có tính định hướng phát nhiễm môi trường, công nghệ giảm triển, điều chỉnh hoạch định CQK và lồng ghép thiểu nguồn thải các mục tiêu MT vào quá trình CQK
  8. Tại sao ĐMC quan trọng?
  9. Các nhà ra quyết định phải xem xét nhiều hơn đến các tác động tích lũy và lâu dài của các dự án khác nhau. ĐTM của các dự án là công cụ quan trọng nhưng chưa đủ để giải quyết một cách có hệ thống các tác động tích lũy của các dự án. ĐMC có thể củng cố và làm cho ĐTM ở cấp độ dự án có thể hiệu quả hơn.
  10. Lợi ích và chi phí của ĐMC
  11. Tóm tắt Lợi ích của ĐMC Tiết kiệm được thời gian và tiền của cho quá trình ra quyết định chiến lược Làm gia tăng sự ủng hộ của công chúng đối với các nhà hoạch định CQK và những người ra quyết định Nâng cao được chất lượng của việc ra quyết định chiến lược Chi phí của ĐMC Ở Châu Âu, ĐMC có thể làm tăng thêm 5- 10% tổng chi phí xây dựng CQK
  12. Những người tham gia chính trong quá trình ĐMC
  13. Các bên tham gia trực tiếp trong quá trình ĐMC Cơ quan thực hiện CQK ĐMC Các nhà phân tích, các cơ quan Viện nghiên cứu, NGO Cơ quan thực hiện ĐMC Hội đồng thẩm định Cộng đồng, giới kinh doanh Ra quyết định
  14. Các kết quả của ĐMC ĐMC đưa ra các gợi ý thực tiễn cho việc lồng ghép các khía cạnh về môi trường hoặc tính bền vững vào quá trình xây dựng CQK : Xác định những hạn chế và cơ hội về môi trường Những gợi ý để tối ưu hóa các hành động được đề xuất (trình tự, quy mô/địa điểm, v.v ); Những gợi ý để tối ưu hóa việc tổ chức thực hiện. Báo cáo ĐMC Đảm bảo rằng các nhà ra quyết định và các bên hữu quan có thể thẩm định được chất lượng của một ĐMC. Được dùng để đánh giá CQK
  15. Phần 2: Qui trình ĐMC
  16. Các bước thực hiện ĐMC trong Hướng dẫn của Bộ TNMT 1. Xác định phạm vi ĐMC 2. Xác định những vấn đề cốt lõi về môi trường và những mục tiêu về môi trường có liên quan đến CQK; 3. Xác định các bên liên quan chính và xây dựng̣ kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan; 4. Phân tích những xu hướng biến đổi về môi trường khi không có CQK; 5. Đánh giá về các mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất; 6. Đánh giá về những xu hướng môi trường bị biến đổi trong tương lai do các họat động được đề xuất trong CQK; 7. Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ tác động và kế hoạch giám sát môi trường ; 8. Lập báo cáo ĐMC và đệ trình tới các cơ quan có thẩm quyền liên quan để xem xét và thẩm định.
  17. Bước 1: Xác định phạm vi ĐMC cho một CQK cụ thể (Scoping)
  18. Mục đích và cách tiếp cận Cung cấp khung làm việc cho việc xác định phạm vi ĐMC: Không gian, thời gian. Các vấn đề môi trường. Các chỉ thị đánh giá. Tư vấn (tham khảo ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các ngành về phạm vi ĐMC)
  19. Được tiến hành khi bối cảnh tổng thể của CQK đang được xác định và khi các phương án lựa chọn tổng thể nhất đang được xây dựng Người tiến hành công tác xác định phạm vi cần phải thu thập được các thông tin về : Cấu trúc và trình tự của quá trình xây dựng CQK Các vấn đề cốt lõi đang được xem xét, và Tiến độ thời gian và việc tổ chức cho các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng CQK
  20. Bước 2: Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu môi trường có liên quan đến CQK Ô nhiễm không khí Chất thải Nước thải rắn CTNH
  21. Mục đích và cách tiếp cận Nhằm xác định các vấn đề và mục tiêu về môi trường có liên quan cần phải được xem xét trong quá trình tiến hành ĐMC. Danh mục các Danh mục các vấn đề và mục tiêu môi trường vấn đề MT chủ yếu, trong đó bao gồm những vấn đề chính được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng. Danh mục sơ bộ này không nên được sử dụng một cách cứng nhắc – có thể có những thay đổi bởi vì sự nhận thức về các vấn đề môi trường của CQK luôn được phát sinh thêm
  22. • Nhiệm vụ 1: • Nhiệm vụ 2: • Nhiệm vụ 3: Xác định Lựa chọn Xác định các mục các chỉ số các vấn đề tiêu môi thích hợp môi trường trường có hoặc các cốt lõi liên quan câu hỏi định hướng
  23. Bước 3: Xác định các bên liên quan chính và xây dựng̣ kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan (Stakeholder)
  24. Mục đích Nhằm xác định các bên có liên quan đến quá trình ĐMC
  25. Phương pháp tham vấn các bên liên quan Mục đích: ➢ Thu thập thông tin về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường ➢ Thu thập các ý kiến đóng góp cho quy hoạch và cho các nội dung ĐMC ➢ Thảo luận các vấn đề chưa rõ và tìm kiếm phương án thống nhất giải quyết Nguyên tắc chung: ➢ Ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu và dễ tiếp cận Phương pháp: ➢ Phân phát tài liệu tóm tắt ➢ Hội thảo ➢ Phát phiếu điều tra ➢ Tư vấn qua mạng internet ➢ Tổ chức triển lãm công khai giới thiệu nội dung quy hoạch và nội dung báo cáo ĐMC
  26. Bước 4: Phân tích các xu hướng biến đổi khi không có CQK
  27. Mục đích Để mô tả xu hướng của “phương án KHÔNG” – nghĩa là sự biến đổi về hiện trạng môi trường trong trường hợp CQK không được thực hiện. Nhiều vấn đề môi trường có thể được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn trong tương lai mà không liên quan gì đến CQK
  28. Mô tả các xu hướng quá khứ và hiện tại có thể dựa trên các dữ liệu sẵn có từ các nguồn thông tin hiện tại hoặc thông qua sự phán xét của các chuyên gia (trong trường hợp thiếu dữ liệu). Cả các thông tin định tính và định lượng có thể sử dụng được cho mục đích này
  29. Bước 5: Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất
  30. Ma trận: những sự xung đột và tương hợp khác nhau có thể dễ dàng nhìn thấy một cách trực quan thông qua việc sử dụng các biểu tượng đơn giản hoặc màu sắc để biểu thị : Các xung đột/hạn chế tuyệt đối (màu đỏ), Các xung đột/hạn chế tương đối (màu da cam), Tác động tích cực hoặc sự tương hợp đáng kể (màu xanh lá cây nhạt), Tương hợp hoàn toàn – đó là mục tiêu đề xuất để giải quyết một vấn đề về môi trường hoặc tính bền vững hiện tại (màu xanh lá cây đậm), Sự tác động là không chắc chắn (màu xanh da trời), Sự tác động là không đánh kể (không màu).
  31. Bước 6: Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của các hoạt động được đề xuất trong CQK đến các xu hướng biến đổi môi trường liên quan
  32. Mục đích Đánh giá các tác động tích lũy và/hoặc các tác động tiêu cực của các đề xuất cụ thể trong CQK đến các xu hướng biến đổi môi trường liên quan Đề xuất các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu để có thể cải thiện ở mức tối đa có thể các tác động tiêu cực khi thực hiện CQK đến môi trường hoặc đến sự phát triển bền vững.
  33. Cách tiếp cận Đầu tiên phải xác định được những hợp phần (những nhóm dự án hay những dự án độc lập) của CQK có khả năng gây ra những tác động đáng kể đến lên các xu hướng môi trường liên quan. Mô tả các tác động của từng hợp phần của CQK đến các xu hướng môi trường có liên quan.
  34. Đối với mỗi hợp phần, các chuyên gia ĐMC cần giải thích: Đặc điểm của các rủi ro/tác động (nguyên nhân chính xác gây ra rủi ro/tác động) Xác suất xảy ra. Phạm vi địa lý bị tác động. Thời gian của tác động (ngắn hạn, dài hạn)
  35. Bước 7: Đề xuất về các biện pháp giảm thiểu và biện pháp củng cố và tổ chức việc giám sát môi trường
  36. Mục đích Đưa ra các biện pháp nhằm phòng tránh, giảm nhẹ hoặc đền bù lại các tác động tiêu cực và củng cố các tác động tích cực
  37. Bước 8: Soạn thảo báo cáo ĐMC và đệ trình cho các cơ quan liên quan để thẩm định
  38. Phần 3: Các phương pháp thực hiện ĐMC
  39. Xác định phạm vi tác động Kỹ thuật ước tính -Lập mô hình - Mạng lưới -Bảng liệt kê - Bảng liệt kê - Phân tích xu hướng GIS (Checklists) -Ma trận - Phân tích đa tiêu chí - Phân tích hệ thống - Ý kiến (Multi-criteria analysis) chuyên -Phân tích khả năng tiếp - Thảo luận trao đổi ý gia nhận kiến và điều tra - Phân tích chi phí – lợi ích (Cost – benefit analysis)
  40. Kỹ thuật xác định phạm vi và tác động: Xác định: ❖ Loại tác động ❖ Nơi tác động ❖ Cách thức tác động • Gián tiếp • Tích lũy • Tương hỗ sẽ xảy ra Kỹ thuật ước tính: dự đoán ❖ Cường độ tác động
  41. Các phương pháp/công cụ phổ biến trong ĐMC (1) Các phương pháp chủ yếu
  42. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp ĐMC Chủ quan Khách quan • Có thể cung cấp đủ thông tin tin • Năng lực tổ chức, phân tích và cậy trong khoảng thời gian và cung cấp thông tin ngân sách sẵn có cho ĐMC • Yêu cầu của các bước thực hiện • Có thể phân tích xu hướng diễn trong quy trình biến các điều kiện tự nhiên, • Đặc điểm của các vấn đề môi KTXH và môi trường trường cần được đánh giá • Có thể xác định và mô tả những • Đặc điểm của đối tượng chịu tác vấn đề không chắc chắn động • Có thể sử dụng khi xây dựng và • Chất lượng và số lượng của dữ liệu đánh giá các phương án/kịch bản chuẩn thực hiện CQK • Trình độ chuyên môn sẵn có của • Dễ hiểu và dễ thảo luận đối với đội ngũ tư vấn ĐMC các nhà lập CQK và các bên liên quan tham gia trong quá trình ĐMC
  43. Ví dụ về phương pháp sử dụng trong các bước ĐMC Nội dung ĐMC Phương pháp sử dụng Nghiên cứu cơ sở •Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường và các tài liệu tương tự •Liệt kê, lập khung logic các vấn đề môi trường Sàng lọc/xác định phạm vi, •Khảo sát, so sánh quy mô và đặc điểm liên quan •Xây dựng mạng lưới hệ quả đến môi trường •Tham vấn chuyên gia và cộng đồng Xác định các mục tiêu môi •Đối chiếu với các chính sách, chiến lược, tiêu chuẩn môi trường trường •Tham khảo các CQK của vùng/địa phương Phân tích tác động •Xây dựng kịch bản •Xác định các chỉ thị và tiêu chí môi trường •Ma trận tác động •Các mô hình dự báo và tiên đoán •Chồng ghép bản đồ và GIS •Phân tích chi phí/lợi ích và các kỹ thuật đánh giá kinh tế khác •Phân tích đa tiêu chí •Phân tích khả năng chịu tải và xu hướng biến đổi các yếu tố môi trường •Đánh giá rủi ro Đề xuất các giải pháp điều •Phân tích mạng lưới tác động
  44. Đánhgiá độ tin cậy củamột số phươngphápsử dụng trongĐMC Phương pháp Mục đích sử dụng Độ tin cậy Phương pháp kịch bản -Đánh giá tác động -Đơn giản hoá và là cách để chia sẻ sự và mô phỏng -Dự báo xu thế diễn biến môi trường hiểu biết của các hệ thống phức tạp -Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các -Đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật tương đối cao giải pháp thay thế khác để thực hiện Phương pháp mô hình -Đánh giá tác động -Phù hợp với việc phân tích các tác động -Dự báo xu thế diễn biến môi trường trực tiếp và các tác động tích luỹ -Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các -Chỉ ở mức độ định tính, độ tin cậy giải pháp thay thế khác không cao vì các nguồn phát tán là nguồn diện Phương pháp chồng -Đánh giá tác động -Trình bày trực quan những tác động ghép bản đồ và GIS -Đánh giá sự phù hợp với các CQK về môi trong quá khứ, hiện tại và tương lai trường -Độ chính xác phụ thuộc vào mức độ chi -Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các tiết của cơ sở dữ liệu GIS giải pháp thay thế khác Phân tích đa tiêu chí -Đánh giá tác động -Có thể được sử dụng để tổng hợp ý kiến -Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các của các bên liên quan vào một bản đánh giải pháp thay thế khác giá -Là một phương pháp đánh giá rõ ràng và minh bạch, dễ kiểm tra -Việc cho điểm số đánh giá còn mang tính chủ quan, vì thế có thể không chính xác Phân tích chi phí - lợi -Đánh giá tác động -Cho phép so sánh các tác động thuộc ích -Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các loại khó so sánh giải pháp thay thế khác -Tính toán chi phí về môi trường chưa đủ cơ sở khoa học và thực tế
  45. Phần 4: Lồng ghép giữa ĐMC và CQK
  46. Mô hình dựa theo ĐTM Quá trình xây dựng CQK Quá trình ĐMC Báo cáo ĐMC QUÁ MUỘN
  47. Mô hình song song Quá trình Quá trình ĐMC xây dựng CQK Một quy trình ĐMC luôn phù hợp
  48. Mô hình lồng ghép hoàn toàn Quá trình xây dựng CQK + ĐMC không phân biệt rõ ràng Khó nhận biết được vai trò hiệu quả của ĐMC
  49. Mối liên hệ giữa quy trình lập CQK và quy trình ĐMC
  50. Cơ sở pháp lý về ĐMC ở Việt Nam ❖ Luật Bảo vệ môi trường 2005 ❖ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 ❖ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ❖ Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển ❖ Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 ❖ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường ❖ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu