Chuyên đề: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_phuong_phap_danh_gia_nong_thon_co_su_tham_gia_va_l.pdf
Nội dung text: Chuyên đề: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch
- Chuyên đề Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch
- Chuyên đề PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA và LẬP KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG Nội dung: Tập huấn nghiệp vụ đối tượng giảng viên Khuyến nông, Khuyến nông viên các cấp và nông dân chủ chốt năm 2006. Đơn vị: Trung tâm Khuyến Nông Tỉnh Đồng Nai Thời gian: 01 buổi ngày 6/4/2006 Mục đích 1. Thành viên lớp tập huấn sử dụng thông thạo các công cụ PRA 2. Có thể sử dụng các công cụ PRA như là bộ công cụ cơ bản để thiết lập kế hoạch 3. Có kỹ năng và kiến thức để đào tạo lại PRA cho các đối tượng khác Nội dung chính Phần 1: Khuyến nông và vai trò của người dân 1. Vai trò của khuyến nông trong phát triển nông thôn 2. Thế nào là khuyến nông có sự tham gia của người dân Phần 2: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) 1. Khái niệm 2. Tóm tắt lịch sử phát triển PRA và thực tế áp dụng ở Việt Nam 3. Bộ công cụ PRA - một số nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ của PRA 4. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một số công cụ PRA trong hoạt động khuyến nông 5. Phân tích, tổng hợp kết quả PRA và viết báo cáo Phần 3: Sử dụng PRA trong hoạt động khuyến nông 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông có người dân tham gia 2. Nghiên cứu ứng dụng có sự tham gia 3. Sử dụng PRA trong việc đánh giá nhu cầu tín dụng và xây dựng khả năng sử dụng vốn có hiệu quả ở cộng đồng 4. Sử dụng PRA trong đào tạo và chuyển giao kiến thức cho người dân Phần 4: Một số kỹ năng cần có trong quá trình tiến hành PRA và trong lập kế hoạch khuyến nông 1. Một số kỹ năng trong quá trình tiến hành PRA 2. Một số kỹ năng trong lập kế hoạch khuyến nông 1
- Tài liệu tham khảo 1. Lê Hưng Quốc, Đỗ Văn Nhuận, Chu Thị Hảo, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Văn Nghiêm, Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông, NXB Nông nghiệp, 1998. 2. Dự án nâng cao năng lực Xóa đói giảm nghèo Khu vực Miền Trung-(CACERP), Áp dụng công cụ PRA lập kế hoạch phát triển thôn/bản và kế hoạch phát triển xã (VDP & CDP) 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Tổng kết hoạt động khuyến nông, 2005. 4. Võ Văn Thoan, Bài giảng Lâm nghiệp xã hội đại cương. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Tài liệu tâp huấn khuyến nông, NXB Nông Nghiệp, 2001. 2
- Phần 1 KHUYẾN NÔNG VÀ VAI TRÕ CỦA NGƢỜI DÂN 1. VAI TRÕ CỦA KHUYẾN NÔNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1. Tại sao cần phải khuyến nông? Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với phát triển sánh xuất nông lâm nghiệp nhằm mục đích xã hội hoá nền sản xuất nông lâm. Vì vậy mọi quốc gia đều có cácc chương trình, hoạt động khuyến nông. Khuyến nông thực chất là mọi cố gắng của Chính phủ, cộng đồng, nông dân trong việc khuyến khích, mở rộng phát triển nông-lâm-ngư nghiệp. Ở nước ta, 80% dân số sống ở các vùng nông thôn với 70% lao động xã hội để sản xuất ra những nông sản thiết yếu cung cấp cho toàn bộ xã hội như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và dịch vụ chiếm 37% giá trị sản phẩm xã hội. Vai trò của nông thôn và nông nghiệp rất to lớn trong quá trình xây dựng lại đất nước. Nhưng ở nhiều vùng nông thôn, mức sống và trình độ dân trí còn rất thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Đây là những thách thức lớn trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khuyến nông được coi là một trong những con đường để góp phần giải quyết những thách thức đó. Nông dân luôn gắn liền với nông nghiệp, là bộ phận cốt lõi của nông thôn và cũng là chủ thể trong quá trình phát triển nông thôn. Nhưng trong mối quan hệ với bên ngoài cộng đồng như các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ chuyên môn, các cán bộ phát triển nông thôn, cán bộ khuyến nông họ bị những hàng rào về kiến thức, phong tục, giới tính, ngôn ngữ, thể chế chính sách ngăn cách. Khuyến nông là nhịp cầu vượt qua các hàng rào ngăn cách đó để nông dân và những người bên ngoài cộng đồng có cơ hội học hỏi, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm để cùng phát triển sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Khuyến nông còn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau và phát triển cộng đồng của họ. Công tác khuyến nông ngày càng trở nên không thể thiếu được ở mỗi địa phương, mỗi làng bản và đối với từng hộ nông dân. Vì vậy khuyến nông cần phải được tăng cường củng cố và phát triển. 1.2. Quan hệ khuyến nông đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn nhƣ thế nào? Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: (1) Nhà nước, (2) Nghiên cứu, (3) Môi trường, (4) Thị trường, (5) Nông dân giỏi, (6) Các doanh nghiệp, (7) Các đoàn thể, (8) Các ngành có liên quan, và (9) Quốc tế. 3
- Sơ đồ 1.1. Khuyến nông như là nhịp cầu nối giữa nông dân với những người bên ngoài cộng đồng (1) Nhà nước (2) Nghiên cứu (3) Môi trường (4) Thị trường CẦU NÔNG DÂN KHUYẾN (5) Nông dân giỏi NÔNG (6) Các doanh nghiệp (7) Các đoàn thể (8) Các ngành có liên quan (9) Quốc tế Như vậy giữa khuyến nông với phát triển nông nghiệp và nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ. Trong mối quan hệ này khuyến nông được coi như là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn và cũng là một công cụ, phương tiện hữu hiệu để phát triển nông nghiệp. Để khuyến nông thực sự trở thành cầu nối vững chắc, một công cụ phát triển và phương pháp tiếp cận thì các phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong khuyến nông. 2. THẾ NÀO LÀ KHUYẾN NÔNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN 2.1. Các cách tiếp cận chủ yếu trong khuyến nông - Cách tiếp cận theo mô hình “chuyển giao” Trước đây cách tiếp cận theo mô hình "chuyển giao" rất phổ biến. Người ta thường thấy các khái niệm như: chuyển giao kiến thức, chuyển giao công nghệ hay kỹ thuật cho nông dân. Đây là một hình thức khuyến nông mang nhiều yếu tố một chiều, có nhiều nhược điểm ngay đối với nhận thức của cán bộ khuyến nông và quá trình thực hiện khuyến nông. Sơ đồ (1.3) chỉ ra mối quan hệ thể hiện cách tiếp cận theo mô hình "chuyển giao" chứng tỏ tính một chiều trong khuyến nông. 4
- Sơ đồ 1.2. Tiếp cận theo mô hình "chuyển giao" Tiếp cận theo mô hình này thường bộc lộ những hạn chế cơ bản như áp đặt không dựa vào nhu cầu nông dân, cán bộ khuyến nông coi quá trình giảng dạy cho nông dân hơn là cùng học hỏi và chia sẻ. - Cách tiếp cận theo mô hình trình diễn Đây là cách tiếp cận theo hướng lấy nông dân làm trung tâm được phát triển vào cuối những năm 70 nhằm lôi cuốn nông dân vào quá trình phát triển kỹ thuật mới ngay trên đồng ruộng của họ. Sơ đồ sau mô tả mối quan hệ giữa nghiên cứu, thử nghiệm và khuyến nông theo phương pháp tiếp cận lấy nông dân làm trung tâm. Sơ đồ 1.3. Cách tiếp cận theo mô hình trình diễn 5
- Theo cách tiếp cận này, vai trò của người dân được chú trọng từ việc xác định nhu cầu, thực hiện, chấp nhận và phổ cập. Quá trình này cho phép vị trí của nông dân ngày càng cao trong quá trình khuyến nông. - Cách tiếp cận theo khuyến nông lan rộng Đây là cách tiếp cận “từ nông dân đến nông dân” ,bắt đầu được áp dụng từ năm 1984. Phươngpháp này đang góp phần khắc phục những tồn tại chính hiện nay của hệ thống khuyến nông nhà nước là chưa có khả năng với tới được tất cả các thôn bản. Khuyến nông lan rộng dựa vào việc huy động nông dân và các tổ chức địa phươngtham gia vào việc mở rộng công tác khuyến cáo và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông qua mạng lưới hoạt động ở địa phương. Sơ đồ (1.5) mô tả khuyến nông lan rộng được áp dụng. Sơ đồ 1.4. Tiếp cận theo khuyến nông lan rộng Thôn lan rộng Thôn điểm Thôn lan rộng Thôn lan rộng Theo cách tiếp cận này, vai trò của người dân, cộng đồng là trung tâm trong các hoạt động phổ cập, mở rộng, đặc biệt là khả năng tự quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông của ngườidân và cộng đồng. Hình thức tiếp cận này đòi hỏi phải tăng cường đào tạo cho nông dân, hình thành các tổ chức khuyến nông thôn bản như: nhóm quản lý, nhóm sở thích. Trong giai đoạn đầu yêu cầu phải lựa chọn các thôn điểm, phát động quá trình lan rộng từ thôn này sang thôn khác và luôn tổng kết và bổ sung kinh nghiệm. - Phƣơng pháp khuyến nông có nông dân tham gia Phương pháp này đạt hiệu quả cao là do kết hợp được sự hiểu biết, những kinh nghiệm quý báu của những người nông dân giỏi ở địa phương với những kiến thức, kỹ thuật mới mà các nhà khuyến nông, các nhà nghiên cứu đưa đến cho họ. 6
- Mục đích của phương pháp khuyến nông này: o Tăng mức độ của các việc đề xướng hoạt động khuyến nông phù hợp với yêu cầu của nông dân. o Tăng cường việc học tập, hiểu biết của nông dân khi họ được tham gia trực tiếp vào các công việc khuyến nông. o Dựa vào những ý kiến, hồi ân của các nông dân giỏi mà cán bộ khuyến nông, cán bộ nghiên cứu có những biện pháp chỉ dẫn giúp nông dân được sâu sát và cụ thể hơn. o Điều chỉnh việc cung cấp đầu vào, tín dụng, đầu ra và tiếp thị phù hợp với nhu cầu và khả năng của nông dân. Ưu điểm chính của phương pháp này là nông dân được tham gia đóng góp ý kiến và đề xuất các giải pháp cho nên họ sẽ tự giác thực hiện và vận động quảng đại trong cộng đồng của họ thực hiện với tỷ lệ cao. Nhược điểm là dễ mang tính tự phát và thiếu tập trung vào một cơ quan chuyên trách, khó kiếm soát trong quá trình họat động, thực hiện và đôi khi thiếu cơ sở khoa học trong các giải pháp kỹ thuật. 2.2. Hệ thống khuyến nông có ngƣời dân tham gia Hiện nay đang tồn tại hai hệ thống khuyến nông là: - Hệ thống khuyến nông theo cấu trúc chiều dọc Đây là hệ thống khuyến nông chính thức của nhà nước theo quan hệ thứ bậc từ trung ương (Cục khuyến nông), tỉnh (Trung tâm khuyến nông), tới huyện (Trạm khuyến nông). Một số nơi đang hình thành tổ chức khuyến nông chính thức xã hoặc cụm xã - Hệ thống khuyến nông quan hệ chiều ngang Đây là hệ thống khuyến nông không chính thức. Hệ thống này dựa trên cơ sở của sự hiểu biết về thông tin, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa nông dân với nhau, giữa gia đình với nhau, từ thôn này đến thôn khác với sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức bên ngoài cộng đồng. Hai hệ thống khuyến nông cần phải được liên kết với nhau nhằm hướng tới các hộ nông dân và cộng đồng của họ thông qua chính sự tham gia của nông dân. 2.3. Nông dân tham gia nhƣ thế nào trong các hoạt động khuyến nông - Ngƣời trong cuộc và ngƣời ngoài cuộc “Ngƣời trong cuộc” (insider) là những người cùng được xác định và nằm trong cộng đồng vừa hoặc có mối quan hệ phụ thuộc vào cộng đồng. “Ngƣời ngoài cuộc” (outsider) là những người có thể tham gia vào một cộng đông trong một thời gian nhưng không được cùng xác định với cộng động hoặc được cộng đồng xác định là thành viên của họ. Người ngoài cuộc là những người có liên quan đến quá trình phát triển nông thôn, nhưng bản thân không sống ở nông thôn và không nghèo, hiểu biết có phần hạn chế về tình trạng nghèo khổ ở nông thôn. Nhiều người là cán bộ nghiên cứu thực địa của các cơ quan chính phủ, các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, nhân viên các tổ chức cứu trự, nhà kinh doanh, bác sĩ, kỹ sư, nhà báo, 7
- luật gia, nhà chính trị, thầy giáo, cán bộ các trường đại học, nhân viên của các tổ chức tự nguyện và các nhà chuyên môn khác. - Các cấp độ của sự tham gia Trong thực tế, người ta có thể đánh giá các cấp độ tham gia khác nhau. Khi đề cập đến các cấp dộ của sự tham gia của cộng đồng trong quá trình hình thành các giải pháp quản lý tài nguyên, dựa trên mức độ kiểm soát của người trong cuộc, tiềm lực để hành động và quyền sở hữu của người trong cuộc, các cấp độ tham gia của người trong cuộc và người ngòai cuộc được phân chia như trong bảng 1.1. 8
- Bảng 1.1 Các cấp độ của sự tham gia Cấp độ Những đặc điểm Người ngoài Tiềm lực để Vai trò của tham gia cuộc hành động người kiểm soát địa phương trongcuộc Tham gia Sự tham gia của người trong cuộc mang tính chiếu lệ trong một ban điều Hình thức lôi cuốn hành chính thức nhưng không được bầu cử và không có một quyền lực nào. Tham gia Tham gia của người trong cuộc bởi được thông báo những sự việc đã được Lệ thuộc thụ động quyết định và đã xảy ra. Thông báo gồm những thuêyn bố đơn phương bởi quản trị hay quản lý dự án mà không cần lắng nghe sự phản ánh, trả lởi của ngwoif trong cuộc. Mọi thông tin chỉ được chia sẻ bên trong người ngoài cuộc. Tham gia Người trong cuộc tham gia bằng cắc đóng góp nguồn lực, như lao động để Làm thuê từ động lực nhận lương thực, tiền công hay những động lực vật chat khác. Người trong vật chất cuộc có thể đóng gáp đát và lao động nhưng chưa bao giờ than gia vào quá trình thí nghiệm hay quá trình học hỏi. Người ngoài cuộc quyết định lịch trình và điều khiển quá trình. Người trong cuộc không còn được thừa hưởng một chút công nghệ hay kỹ thuật khi những động lực kết thúc. Tham gia Người trong cuộc tham gia bằng tư vấn hay bằng trả lời những câu hỏi, người Khách bởi tư vấn ngoài cuộc xác định vấn đề, xác định tiến trình thu thập thông tin, và cả kiểm hàng soát sự phân tích, quyết định, định hướng hành động. Trong quá trình tham vấn, người trong cuộc cũng không được nhường cho một tí gì về quyền quyết định. Người ngoài cuộc không một chút mang ơn khi có được quan điểm của người trong cuộc. Tham gia Người trong cuộc tham gia có ý nghĩa để người ngoài cuộc đạt được những Thứ yếu vì nhiệm mục đích của dự án, đặc biệt giảm được kinh phú. Người trong cuộc có khi vụ tham gia bởi sự hình thành những nhóm nhằm đáp ứng những mục tiêu đã được định trước liên quan đến dự án. Sự tham dự này có thể tương tác và liên quan tới chia sẻ quyền quyết định, nhưng chỉ phát sinh sau khi những quyết định chính đã được người ngoài cuộc thực hiện rồi. Tệ hại nhất, người trong cuộc chỉ được tham gia vào để phục vụ cho những mục đích của người ngoài cuộc. 9
- Hợp tác Người trong cuộc làm việc cùng người ngoài cuộc để xác định những ưu tiên, Hợp tác người ngoài cuộc có nhiệm vụ điều khiển quá trình. Tham gia Người trong cuộc tham gia trong liên kết: trong phân tích, phát triển chương Đối tác tương tác trình hành đọng, hình thành hay tăng cường những định chế địa phương. bình đẳng Tham gia như một quyền chứ không phải để đạt mục đích của người ngoài cuộc. Tiến trình bao gồm những phương pháp luận liên ngành để tạo ra nhiều triển vọng, sử dụng có hệ thống và hình quá trình học hỏi. Như những nhóm kiểm soát nhưng x quyết định địa phương và xcs định những nguồn tài nguyên có thể được sử dụng như thế nào, do đó người dân có quyền duy trì cấu trúc và kỹ thuật công nghệ Đồng học Người trong cuộc và người ngoài cuộc chia sẻ kiến thức, tạo ra hiểu biết, cùng Thành viên hỏi nhau làm việc để hình thành kế hoạch hành động; người ngoài cuộc thúc đẩy. Tham gia Người dân tham gia bằng khởi xướng độc lập với tổ chức bên ngoài để thay Chủ động tự giác đổi hệ thống, học chủ động liên hệ với tổ chức bên ngoài để cố vấn về nguồn lực hay kỹ thuật khi thấy vần, nhưng họ kiểm soát làm thế nào để sử dụng những nguồn lực. Tham gia tự giác được phát triển nết những người ngoài cuộc đóng vai trò xúc tác và tăng cường khả năng của người trong cuộc. Cùng hành Người trong cuộc tự mình thực hiện việc tìm tòi và sáng tạo công nghệ thích Tự điều động ứng, xác lập và thực thi lịch trình của chính họ, người ngoài cuộc không có hành mặt 10
- Các hoạt động khuyến nông cấp thôn bản rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều hoạt động khác nhau: từ xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá và mở rộng phổ biến. Nông dân vừa là đối tượng của các hoạt động khuyến nông, họ là người hưởng lợi của các chương trình khuyến nông và cũng là người tham gia vào quá trình thực hiện khuyến nông theo hình thức khuyến nông lan rộng. Sự tham gia của các nông dân vào các chương trình hay hoạt động khuyến nông được hiểu như là một quá trình cùng hưởng ứng để tiếp nhận các dịch vụ khuyến nông từ bên ngoài, thực hiện và phổ biến cho các nông dân khác trong cộng đồng và ngoài cộng đồng. Kinh nghiệm ở nhiều nơi, đặc biệt là ở một số tỉnh Miền núi phía Bắc, nơi thực hiện Chương trình phát triển nông thôn miền núi cho thấy các hình thức tham gia của nông dân trong các chương trình khuyến nông gắn với chương trình phát triển thôn bản theo chu kỳ như sau: a. Đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA vòng 1) để tìm ra những khó khăn, giải pháp chung của thôn bản từ đó xác đinh nhu cầu khuyến nông và xây dựng kế hoạch hành động chung của thôn, trong đó có khuyến nông. b. Xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản, trong đó có các kế hoạch về khuyến nông như là một nội dung và cũng là phương pháp để nông dân thực hiện kế hoạch. c. Thành lập các tổ chức tự nguyện của thôn bản, trong đó mỗi tổ chức đều có chức năng khuyến nông. d. Tiếp nhận các hoạt động đào tạo từ bên ngoài, đặc biệt là đào tạo về quản lý. e. Tiếp nhận và thực hiện các dịch vụ khuyến nông trong quá trình thực hiện các kế hoạch của thôn bản. f. Tiến hành giám sát và đánh giá chu kỳ hoạt hoạt động bằng phương pháp PRA (PRA vòng 2) g. Điều chỉnh và xây dựng kế hoạch cho chu kỳ 2 Nông dân tham gia vào các tổ chức khuyến nông thôn bản theo các hình thức chủ yếu sau: - Các câu lạc bộ của nông dân. Đây là hình thức tổ chức rất phổ biến ở các tỉnh Miền nam. Các câu lạc bộ hoạt động và tồn tại dựa vào các thành viên tự nguyện, huy động vốn hoạt động từ các thành viên và lựa chọn đại diện để tham gia tập huấn và là người liên lạc cho câu lạc bộ giữa các thành viên với nhau và giữa câu lạc bộ với các tổ chức khuyến nông nhà nước ở một số địa phương đã thành lập một số câu lạc bộ sau: o Câu lạc bộ thuộc hội nông dân. o Câu lạc bộ do chính nông dân lập ra. o Câu lạc bộ thành lập với sự hỗ trợ của khuyến nông nhà nước. - Nhóm nông dân cùng sở thích. Đây là hình thức tổ chức rất phổ biến ở các tỉnh Miền bắc được hình thành trên cơ sở cùng chung một quan tâm hay điều kiện khả năng của các nông dân trong thôn bản, như các nhóm sở thích sau: o Nhóm sỏ thích về trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng. o Nhóm sở thích về cây ăn quả. o Nhóm sở thích về chăn nuôi. o Nhóm quản lý tín dụng thôn bản. 11
- o Nhóm sử dụng nước. o Nhóm sản xuất theo cùng ngành nghề. o Nhóm sản xuất theo dòng họ hay cụm dân cư Mỗi nhóm sở thích thường chọn ra một nhóm trưởng làm nhiệm vụ liên lạc giữa các thành viên của nhóm và các cán bộ, tổ chức khuyến nông bên ngoài 12
- Phần 2 PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ NGƢỜI DÂN THAM GIA (PRA) 1. KHÁI NIỆM VỀ PRA 1.1. PRA là gì? PRA là chữ viết tắt của ba từ tiếng Anh: Participatory Rural Appraisal, nghĩa là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện. PRA giúp cho cán bộ khuyến nông: - Học hỏi từ người dân, cùng người dân và bằng người dân. - Là người thúc đẩy để giúp người dân địa phương tự phân tích, lập kế hoạch và thực hiện. PRA có những đặc điểm chủ yếu sau: - Phương pháp luận PRA được xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn có của nông dân về xác định vấn đề, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện để cùng phát triển cộng đồng. - PRA sử dụng các kỹ thuật thu hút sự tham gia của người dân và kỹ năng thúc đẩy và tạo điều kiện của cán bộ khuyến nông. - PRA tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tự nguyện, sáng tạo vào mọi quá trình xác định vấn đề, xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện, giám sát và đánh giá. - Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung vào phát triển cộng đồng một cách bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng. - PRA luôn đề cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi và thúc đẩy của cán bộ khuyến nông. 1.2. Khi nào cần thực hiện PRA? PRA cần được thực hiện khi: - Người dân cần có các giải pháp thực tiễn, cùng tham gia để phát triển cộng đồng của họ. - Cần xác định lại các nhiệm vụ và nội dung hoạt động của công tác khuyến nông. - Cần có các chủ đề, đề tài nghiên cứu phát triển có sự tham gia của người dân. - Cần có các biện pháp để khắc phục những khó khăn sẽ xảy ra hoặc kế hoạch của các hoạt động tiếp theo. Tóm lại: PRA cần dùng cho nhiều lĩnh vực có cùng điểm xuất phát từ người dân lấy dân làm gốc, lấy cộng đồng thôn bản làm cơ sở. 1.3. PRA có thể đƣợc áp dụng vào lĩnh vực nào? PRA có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến phát triển nông thôn như: trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, y tế, giáo dục, giới, an toàn lươngthực, tín dụng, kế hoạch hoá gia đình 1.4. PRA có những ƣu điểm nào? - PRA làm thay đổi thái độ và phương pháp luận về đánh giá và phát triển nông thôn trước đây. 13
- - PRA tạo ra quá trình cùng học hỏi của cả hai phía: cán bộ khuyến nông và người dân. - PRA cho phép mỗi nhóm người sống trong làng bản tự đề ra các giải pháp phù hợp với chính họ để có thể thực hiện và đạt được lợi ích. - Thông qua PRA, mỗi thành viên trong làng bản nhận thấy tiếng nói của mình được lắng nghe và ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung. - Thông qua PRA cả người dân và cán bộ khuyến nông đều được thử thách để cùng phát triển thôn bản. - Những người nghèo, ít được học hành hoặc những nhóm người "thấp kém" trong thôn, bản được thu hút một cách tích cực tham gia vào lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá, tạo ra sự công bằng dân chủ trong việc tham gia phát triển nông thôn. 2. TÓM TẮT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PRA VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM 2.1. Tóm tắt lịch sử phát triển PRA trên thế giới Vào giữa thập kỷ 80, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được sử dụng rộng rãi vào các chương trình phát triển nông thôn. Nhưng phương pháp này đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản là: - Cán bộ phát triển nông thôn thu thập thông tin từ người dân thông qua một loạt các bài tập và phỏng vấn. Các số liệu thu được họ tự xử lý, lưu giữ, không chia sẻ cùng với người dân. - Cán bộ phát triển nông thôn dùng kết quả RRA cho mục đích lập kế hoạch thôn, bản theo kiểu can thiệp từ bên ngoài bằng các dự án hay chương trình nghiên cứu. Người ta nhận thấy cần phải thay đổi thái độ và cách ứng xử trong cách tiếp cận hướng tới người dân trong RRA sang quá trình học hỏi từ người dân để thu thập thông tin và cùng người dân phân tích và lập kế hoạch. Từ nhận thức trên, vào cuối thập kỷ 80, Gordon Conway, Robert Chambers và nhiều người khác đã xây dựng phương pháp PRA từ các phương pháp RRA như: RRA thăm dò, RRA chủ đề, RRA giám sát, RRA cùng tham gia. RRA cùng tham gia là nhịp cầu nối giữa RRA sang PRA và lần đầu tiên áp dụng ở Kenya và Ấn Độ vào năm 1988. Vào đầu những năm 90 là cuộc bùng nổ sử dụng PRA ở ấ n Độ và các nước khác ở châu á, châu Phi vào các dự án phát triển nông thôn. Tiếp sau đó là sự tiếp nhận PRA của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ của các chương trình, dự án tại các nước phát triển. 2.2. Thực tế áp dụng PRA ở Việt Nam Thực tế áp dụng PRA ở Việt Nam trong những năm qua như sau: - PRA được sử dụng như là một phương pháp chủ yếu của cán bộ khuyến nông để tìm kiếm và hiểu biết điều kiện thôn, bản trước khi họ thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Cán bộ khuyến nông cùng nông dân học sử dụng PRA và họ sẽ có được sự hiểu biết cao hơn sau mỗi lần như vậy. 14
- - Cuối mỗi đợt PRA, một bản kế hoạch phát triển thôn, bản được xây dựng dựa trên điều kiện thực tế và mong muốn của cộng đồng. Điều này tạo cho người dân cảm nhận sâu sắc về nghĩa vụ và lợi ích của họ trong thực hiện. - PRA được sử dụng cho phân tích chủ đề của từng lĩnh vực cụ thể như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tín dụng, thị trường PRA còn được sử dụng như là các yếu tố gián tiếp làm thay đổi cách suy nghĩ của mỗi cá nhân hay tổ chức cộng đồng như phải làm gì và làm thế nào cho thôn, bản. - PRA được sử dụng cho giám sát và đánh giá hàng năm để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tại thôn, bản, từ đó điều chỉnh và lập các hoạt động chi tiết trong năm sau. - PRA được sử dụng như một quá trình học hỏi của người dân thôn, bản. Quá trình này tạo ra khả năng tự quản lý, điều hành và thực hiện bằng chính năng lực của cộng đồng. Tuy nhiên, PRA cũng có một số khó khăn khi tổ chức thực hiện như sau: - Thời gian thực hiện PRA tương đối dài kể từ khi chuẩn bị, thực hiện dưới thôn, bản đến khi tổng hợp và viết báo cáo. - Khi thực hiện PRA tại thôn, bản đòi hỏi nhiều nông dân tham gia có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất nếu PRA được tổ chức vào đúng mùa vụ gieo trồng hay thu hoạch. - Tổ cán bộ PRA gồm nhiều người cho nên gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện PRA dưới thôn, bản. - Thời tiết, mùa vụ, những sự kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán trong thôn, bản luôn là những trở ngại khi thực hiện PRA tại thôn, bản. 3. BỘ CÔNG CỤ PRA - MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG CÔNG CỤ CỦA PRA 3.1. Bộ công cụ của PRA là gì? Công cụ PRA là cách làm hay kỹ năng sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm thu hút người dân vào quá trình đánh giá, phân tích và lập kế hoạch phát triển cộng đồng. Cho đến nay có khoảng gần 20 công cụ khác nhau thường được cùng sử dụng khi thực hiện PRA gọi là bộ công cụ của PRA. Mỗi công cụ PRA thường bao gồm 1 hay nhiều phương pháp khác nhau, Ví dụ: công cụ điều tra tuyến hay đi lát cắt là sự kết hợp nhiều phương pháp trong cùng thời gian và địa điểm như khảo sát hiện trường , phỏng vấn, thảo luận nhóm Đây chính là đặc điểm của công cụ PRA đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng công cụ PRA. Có thể phân chia các công cụ PRA như sau: - Các công cụ phân tích về không gian: xây dựng sa bàn, vẽ sơ đồ thôn, bản, điều tra tuyến (đi lát cắt), - Các công cụ phân tích theo thời gian: lập các biểu đồ hướng thời gian (biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ dạng đồ thị ), lập bảng lược sử thôn, bản 15
- - Các công cụ phân tích ảnh hưởng và quan hệ: lập biểu đồ hình cây, biểu đồ quan hệ, xây dựng lịch mùa vụ, sơ đồ VENN, sơ đồ cơ hội - Các công cụ phân tích quyết định: thảo luận nhóm, họp dân, 3.2. Một số chỉ dẫn khi sử dụng công cụ PRA Cán bộ khuyến nông sử dụng công cụ PRA để cùng người dân học hỏi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Vai trò của cán bộ khuyến nông khi sử dụng công cụ PRA là thực hiện chức năng thúc đẩy và tạo điều kiện năng lực của người dân địa phương trong thu thập thông tin, phân tích, lập kế hoạch và thực hiện. Vì vậy cán bộ khuyến nông cần hiểu rõ và thấm nhuần những nguyên tắc sau đây khi sử dụng các công cụ PRA: - Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm điều kiện sống và sản xuất của chính họ. - Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các phương pháp, tạo cơ hội, tạo quan hệ và kiểm tra chéo. - Loại bỏ các thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò thay thế cho sự bỏ qua, quan tâm đến người nghèo và phụ nữ và học hỏi từ họ những quan tâm và ưu tiên. - Sử dụng tối ưu các phương pháp và công cụ, tức là phải cân nhắc giữa số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian. - Sử dụng phép kiểm tra chéo thông tin. - Luôn tìm kiếm mọi mặt từ phía người dân, nghĩa là tìm tòi và học hỏi từ những điểm không hợp lý, những người không ủng hộ, những người đứng ngoài cuộc ở mọi tình huống. - Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân địa phương tự điều tra, phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó. - Hãy tự phê bình, nghĩa là cán bộ khuyến nông thôn tự kiểm tra mình và tự phê bình về thái độ, phong cách và cách ứng xử khi cùng làm việc với người dân địa phương. - Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi cán bộ khuyến nông phải tự chịu trách nhiệm với chính công việc mình làm, không đổ lỗi cho người khác - Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo ra cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, tâm tư giữa người dân với nhau, giữa người dân với cán bộ khuyến nông. - Sử dụng các công cụ PRA một cách mền dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa là không lựa chọn và sử dụng các công cụ một cách máy móc cho mọi nơi mọi lúc, bởi vì các phương pháp và công cụ PRA không phải là công thức bất di bất dịch. Chính vì vậy cán bộ khuyến nông phải học hỏi để có kinh nghiệm khi sử dụng các công cụ PRA vào công việc của mình có hiệu quả. 16
- 3.3. Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA 3.3.1. Thu thập tài liệu có sẵn Tài liệu có sẵn bao gồm hệ thống thông tin, dữ liệu cơ bản của địa phương, các kết quả nghiên cứu, hoạt động của dự án tại địa phương. Tài liệu có sẵn là cơ sở dữ liệu ban đầu cho các hoạt động PRA và là nguồn thông tin định hướng và kiểm tra chéo. - Các nguồn cung cấp tài liệu: o Các cơ quan chính quyền địa phương (xã, huyện). o Các cơ quan chuyên môn liên quan cấp huyện. o Các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại địa phương (thôn, bản, xã) o Các tài liệu xuất bản liên quan đến địa phương. - Phương pháp thu thập tài liệu: o Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin. o Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. o Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp. o Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. 3.3.2. Tạo lập mối quan hệ Các hoạt động PRA đều thông qua quá trình giao tiếp. Vì vậy việc tạo lập mối quan hệ với người dân là cần thiết và được xem như là sự trao đổi tương quan bình đẳng giữa cán bộ khuyến nông với người dân địa phương và có sự thông hiểu nhau. Do vậy tạo lập mối quan hệ để đạt được sự tin tưởng, sự liên kết, hoà hợp và cùng chung một số điểm tương đồng. Để tạo lập mối quan hệ cần có các kỹ năng giao tiếp như: chú ý, quan sát, lắng nghe, phản ảnh, trao đổi và thu thập thông tin. Sau đây là một số kỹ năng cơ bản trong tạo lập mối quan hệ khi thực hiện PRA: - Gặp lãnh đạo thôn và các nhà chức trách địa phương khi bắt đầu công việc tại địa phương để giải toả mọi nghi ngờ. - Hãy bắt đầu công việc với những người dân có khả năng tiếp cận nhanh và ít mặc cảm với người ngoài cộng đồng. - Giải thích thật rõ cho mọi người dân lý do đoàn PRA đến thôn, bản và công việc mà đoàn sẽ cùng làm với dân. - Hãy tự chỉ ra sự chân thành của mình đối với thôn, bản. - Lựa chọn thời gian và địa điểm mà người dân làm việc thuận tiện. 3.3.3. Làm việc với nhóm sở thích Nhóm sở thích bao gồm một số nông dân có cùng nguyện vọng được làm việc hay hợp tác về một hoạt động hay lĩnh vực nào đó như: làm vườn, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, trồng cây Nhóm sở thích còn có thể được xây dựng trên sự tự nguyện dựa trên tuổi tác, giới tính, nhóm dân tộc, sự giầu nghèo, tôn giáo 17
- Mục đích của làm việc với các nhóm sở thích là để thu thập thông tin và có được sự thấu hiểu cần thiết về nhu cầu sở thích và những vấn đề của họ. Khi làm việc với các nhóm sở thích cán bộ khuyến nông cần: - Chuẩn bị bảng danh sách về các nhóm sở thích có thể thành lập. - Ghi rõ các tên nhóm sở thích, tên và địa chỉ của các cá nhân để liên hệ. - Tập trung vào quá trình tạo mối quan hệ với các nhóm sở thích. - Sắp đặt các thành viên của các nhóm sở thích vào việc thực hiện các công cụ RRA. - Thu hút họ vào việc kiểm tra tính thực tiễn của thông tin đã được thu thập thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. 3.3.4. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn linh hoạt Phỏng vấn linh hoạt là một phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện các công cụ PRA. Phương pháp này được sử dụng với cá nhân nông dân, với các thông tin viên chính từ thôn, bản, với các nhóm sở thích hay với các nhóm nông dân khác Kỹ năng của phỏng vấn linh hoạt là đặt người dân vào quá trình đàm thoại thông qua một loạt các câu hỏi mở và thích hợp giữa cán bộ khuyến nông với người dân. Trong phỏng vấn linh hoạt cán bộ khuyến nông phải sử dụng thành thạo 7 dạng câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào và bao nhiêu? Để thực hiện phỏng vấn linh hoạt cán bộ khuyến nông cần: - Chuẩn bị danh mục chủ đề để phỏng vấn và ghi rõ từng chủ đề vào sổ theo dõi công việc hiện trường - Lựa chọn cá nhân, thông tin viên chính, nhóm sở thích hay các nhóm nông dân để phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng những người này có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng và có quan điểm rõ ràng. - Lựa chọn thời gian và địa điểm để cuộc phỏng vấn ít bị ảnh hưởng vì những lý do ngoại cảnh. - Sử dụng danh mục chủ đề và danh sách kiểm tra, nhưng cho phép mềm dẻo trong đàm thoại từ đó có thể khám phá ra những vấn đề mới hay những ý tưởng mới được xuất hiện. - Hỏi những câu hỏi thích hợp với từng cá nhân hay nhóm đang được phỏng vấn. - Sử dụng câu hỏi mở để đạt được giải thích và quan điểm của nông dân hơn là câu hỏi: có hoặc không ? - Ghi chép chi tiết các cuộc phỏng vấn lên sổ theo dõi công việc hiện trường . - Hãy điều chỉnh danh mục và câu hỏi để nổi lên những vấn đề mới. - Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. 3.3.5. Họp dân Họp dân thể hiện sự tham gia đóng góp đầy đủ nhất của người dân trong quá trình thực hiện các đợt đánh giá PRA. Trong PRA nhiều cuộc họp dân được tổ chức nhằm: - Kiểm tra lại thông tin và bổ sung thông tin. 18
- - Bổ sung và thống nhất các giải pháp cho thôn bản. - Thống nhất chương trình hành động và cam kết thực hiện. Trong một đợt PRA phải tổ chức nhiều cuộc họp dân. Có thể tổ chức các cuộc họp sau: - Họp dân lần 1: Cuộc họp này thường được tổ chức vào tối ngày thứ nhất của đợt PRA dưới thôn bản nhằm mục đích: o Giới thiệu chung về đợt đánh giá tại thôn, bản: Lý do, mục đích, kế hoạch làm việc phương pháp và kêu gọi sự tham gia. o Trình bày và thảo luận kết quả làm việc của ngày 1. o Thông báo kế hoạch làm việc ngày 2. - Họp dân lần 2: (có thể bao gồm 2 đến 3 cuộc họp) Cuộc họp này thường được tổ chức vào tối ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của đợt PRA nhằm mục đích: o Trình bày và thảo luận kết quả làm việc hàng ngày. o Thống nhất định hướng cho kế hoạch hành động. - Họp dân lần 3: Cuộc họp được tổ chức vào ngày cuối của đợt PRA nhằm mục đích. o Trình bày dự thảo kết quả PRA. o Đóng góp bổ, sung và thảo luận. o Thống nhất kế hoạch hành động. Để tổ chức cuộc họp dân thành công cần thực hiện các bước sau: - Chuẩn bị: o Xác định mục tiêu cuộc họp dân. o Chuẩn bị nội dung: Các kết quả đánh giá cần viết lên giấy khổ to, chữ to rõ ràng để mọi người có thể đọc. o Chuẩn bị địa điểm, và ánh sáng. o Thông báo rõ về thời gian họp cho mọi người. - Tiến hành cuộc họp o Giới thiệu, nêu mục đích cuộc họp, giới hạn nội dung thảo luận. o Đại diện cộng tác viên thôn trình bày và điều hành thảo luận theo từng nội dung o Tạo điều kiện cho người dân thảo luận, đóng góp, bổ sung ý kiến. o Tổng hợp các ý kiến, thống nhất các kết luận và chốt lại các vấn đề trước dân. o Kết thúc cuộc họp. Cuộc họp dân lần 1 và 2 không kéo dài quá 2 giờ. Cuộc họp dân thông qua kế hoạch hành động có thể kéo dài 2-3 giờ. 19
- 4. GIỚI THIỆU VÀ HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ PRA TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG Mục 3 đã giới thiệu khái quát về bộ công cụ của PRA. Sau đây là những công cụ chủ yếu được sử dụng trong các hoạt động khuyến nông: - Lược sử - Vẽ sơ đồ - Xây dựng biểu đồ hướng thời gian - Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt của thôn, bản - Phân tích lịch mùa vụ - Phỏng vấn hộ gia đình - Phân loại xếp hạng cho điểm - Phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ VENN Công cụ 1: Lƣợc sử thôn, bản (1) Mục đích và ý nghĩa Lược sử thôn, bản là 1 công cụ được dùng chủ yếu trong PRA. Đây là một trong những công cụ để tìm hiểu chung về thôn, bản. Thông qua công cụ này, người dân tự nhìn nhận những sự kiện xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởngcủa nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử dụng các nguồn nhân tài vật lực , từ đó có thể đề ra được những giải pháp trong tương lai phù hợp với địa phương mình (còn gọi là công cụ "phá băng" hoặc "làm quen" giữa người trong cộng đồng và người ngoài cộng đồng). (2) Nội dung Người dân được cán bộ PRA hướng dẫn tự liệt kê các sự kiện đã từng xảy ra ở thôn, bản theo cột thời gian. Họ tự trao đổi, phân tích, đánh giá các sự kiện đó cuối cùng đưa ra một bảng lược sử thôn, bản. (3) Phƣơng pháp và thời gian tiến hành Xây dựng biểu đồ lược sử thôn, bản do một nhóm nông dân thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ PRA. Quá trình thực hiện công cụ này bao gồm các bước sau: - Thành lập nhóm nông dân ít nhất 5-7 người để thực hiện công cụ. Họ phải là những người sống lâu năm ở thôn bản, có hiểu biết sâu sắc về địa phương mình - Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi đi lại thuận lợi, nhiều người có khả năng tham gia. - Các vật liệu như: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần được chuẩn bị đầy đủ. - Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích, ý nghĩa và các bước tiến hành thực hiện công cụ như sau: o Cán bộ PRA hướng dẫn khung mô tả lịch sử thôn, bản trên mặt đất và đề nghị họ thực hiện công việc. 20
- o Nông dân tự tiến hành liệt kê từng sự kiện, trao đổi, thảo luận, phân tích và đánh giá để đưa ra những thuận lợi, khó khăn, ảnh hưởngvà nguyên nhân của từng sự kiện chính. o Cán bộ PRA có thể tiến hành phỏng vấn hoặc yêu cầu nông dân làm rõ hơn những điểm cần thiết và ghi chép. o Kết quả của công cụ này được sao chép vào giấy khổ lớn. Công cụ này thường được thực hiện ngày thứ nhất, ngay sau khi đoàn PRA xuống thôn, bản và thường kéo dài từ 1,5 đến 2 giờ. Hình 2.1. Ví dụ về lược sử xã Hưng Long, Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (4) Vai trò của cán bộ PRA Nhóm công tác PRA gồm 2-3 người được phân công nhiệm vụ cụ thể với vai trò chính là hướng dẫn nông dân cách làm, thúc đẩy và tạo điều kiện cho nông dân tự đánh giá và ghi chép đầy đủ những ý kiến thảo luận của nông dân sau đó hệ thống hoá lại. 21
- Công cụ 2: Vẽ sơ đồ thôn, bản (1) Mục đích, ý nghĩa Vẽ sơ đồ thôn, bản là một công cụ quan trọng của PRA nhằm đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, bản, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng để đưa ra được những khó khăn giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn, bản từ đó phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thôn, bản trong tương lai nhất là trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, là tài liệu quan trọng làm cơ sở thảo luận trong hội nghị toàn thôn. (2) Nội dung Người dân được cán bộ PRA hướng dẫn để tự phác hoạ hiện trạng thôn, bản. Sơ đồ này mô tả đầy đủ hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi cây trồng, điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế xã hội của thôn, bản để họ cùng nhau thảo luận, phân tích những thuận lợi, khó khăn để có thể đề ra các giải pháp của thôn, bản trong tương lai. Hình 2.2. Ví dụ về sơ đồ xã Hưng Long, Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (3) Phƣơng pháp và thời gian tiến hành: Vẽ sơ đồ thôn, bản do một nhóm nông dân thực hiện dưới sự hướng dẫn, thúc đẩy của cán bộ PRA. Quá trình thực hiện công cụ này bao gồm các bước sau: - Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 người - Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi cao trong thôn, bản dễ quan sát toàn thôn, bản, đi lại thuận lợi để có nhiều người có khả năng tham gia. 22
- - Các vật liệu như: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần được chuẩn bị đầy đủ. - Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích, ý nghĩa và các bước tiến hành thực hiện như sau: o Đề nghị nông dân phác họa sơ đồ lên mặt đất. o Tạo điều kiện thúc đẩy người dân trao đổi, thảo luận, tranh luận trong quá trình vẽ sơ đồ. o Chuyển sơ đồ đã được phác hoạ trên mặt đất vào giấy khổ lớn. o Tiến hành thảo luận: khó khăn, cơ hội và giải pháp chung cho cả thôn, bản. Sơ đồ thôn, bản thường được vẽ vào ngày đầu tiên khi đoàn PRA xuống thôn, bản và thời gian cần thiết để vẽ từ 2-3 giờ (ngoài quan sát hiện trường, sa bàn là cơ sở quan trọng để vẽ sơ đồ thôn bản). (4) Vai trò của cán bộ PRA Nhóm công tác PRA bao gồm 2 - 3 người có nhiệm vụ chính là giải thích rõ mục đích yêu cầu của vẽ sơ đồ, cách tiến hành và thúc đẩy quá trình vẽ, thảo luận của nông dân, nghi chép những ý kiến thảo luận Trong trường hợp cần thiết cán bộ PRA có thể làm mẫu. Nếu nông dân gặp khó khăn khi chuyển sơ đồ đã vẽ vào giấy khổ lớn, cán bộ PRA có thể giúp họ. Công cụ 3: Xây dựng biểu đồ hƣớng thời gian (1) Mục đích, ý nghĩa Xây dựng các biểu đồ hướng thời gian là một công cụ chủ yếu dùng trong PRA nhằm mục đích phân tích tình hình, sự kiện, hiện tượng của thôn, bản theo thời gian. Thông qua sự phân tích này cho thấy sự biến động của các thành phần trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp theo thời gian và những ảnh hưởngcủa các sự kiện, hiện tượng trong thôn, bản đối với các hoạt động đó. Kết quả của xây dựng các biểu đồ hướng thời gian làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, định hướng kế hoạch thôn, bản, và còn là tài liệu cho việc giám sát, đánh giá sau này. (2) Nội dung Các loại biểu đổ có thể sử dụng: biểu đồ tròn, biểu đồ cột, đường biểu diễn kiểu đổ thị Thông thường các biểu đồ được mô tả như sau: ứng với mỗi mốc thời gian mô tả nội dung của sự kiện, hiện tượng hay số lượng, chất lượng và nguyên nhân cũng như các ảnh hưởng. Nội dung mô tả thưởngđược người dân quyết định như: - Sự biến động tình hình sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng. - Sự thay đổi về số hộ gia đình hay nhân khẩu. - Sự thay đổi về năng suất cây trồng hay thu nhập. - Sự thay đổi về các loại bệnh dịch Mỗi nội dung mô tả cần được nông dân thảo luận kỹ và đưa ra được: khó khăn, nguyên nhân và giải pháp. 23
- (3) Phƣơng pháp và thời gian tiến hành Đây cũng là một công cụ PRA được tổ chức thực hiện vào ngày đầu khi nhóm công tác PRA xuống thôn. Thời gian thực hiện công cụ này thường kéo dài 3 giờ. Quá trình thực hiện công cụ này gồm những bước chủ yếu sau: - Thành lập các nhóm nông dân thực hiện công cụ. Mỗi nhóm nông dân ít nhất 5-7 người cả nam và nữ được huy động vào xây dựng các biểu đồ hướng thời gian. Họ là những người sống lâu năm ở thôn, bản, hiểu biết sâu sắc về tình hình đời sống, xã hội và sản xuất. - Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi rộng rãi đi lại thuận lợi để có nhiều người có khả năng tham gia. - Các vật liệu như: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần được chuẩn bị đầy đủ. Huy động nông dân thu lượm các vật liệu có sẵn như các viên sỏi, đá, hạt cây, các que nhỏ để phục vụ cho đánh giá. - Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích, ý nghĩa và các bước tiến hành thực hiện như sau: o Tạo điều kiện cho nông dân thảo luận lựa chọn nội dung đánh giá. o Tạo điều kiện (có thể gợi ý, giải thích nếu cần) cho nông dân thảo luận lựa chọn loại biểu đồ để mô tả. o Cán bộ PRA hướng dẫn nông dân sử dụng loại biểu đồ đã chọn (có thể làm mẫu nếu cần thiết) o Nông dân tiến hành đánh giá mô tả từng nội dung lên trên nền đất bằng vật liệu có sẵn và thảo luận, tranh luận. o Cán bộ PRA tạo điều kiện, thúc đẩy nông dân thảo luận, phỏng vấn, ghi chép những ý kiến của nông dân. o Yêu cầu nông dân đưa ra những khó khăn và giải pháp cho từng nội dung đánh giá. o Yêu cầu nông dân chốt lại nhưng vấn đề chính và chuyển các biểu đồ lên giấy khổ lớn. o Yêu cầu nhóm nông dân chọn người chuẩn bị trình bày kết quả đánh giá trước cuộc họp toàn thôn, bản. (4) Vai trò của cán bộ PRA Nhóm công tác PRA gồm 2-3 người được phân công giải thích, hướng dẫn, tạo điều kiện, thúc đẩy, phỏng vấn và ghi chép. Đây là một công cụ yêu cầu cán bộ PRA phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hướng dẫn nông dân để đảm bảo các thông tin cả về số lượng và chất lượng. 24
- Công cụ 4: Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt (1) Mục đích và ý nghĩa Điều tra theo tuyến hay đi lát cắt là công cụ quan trọng của PRA dùng để đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thôn, bản. Xây dựng các tuyến đi lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai và cộng đồng dân cư sẽ sử dụng như thế nào trong kế hoạch phát triển thôn, bản. Đây là kỹ thuật điều tra nhằm đánh giá chi tiết tại từng khu vực về đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nội bộ cộng đồng từ đó lập kế hoạch cho các hoạt động trong tương lai. (2) Nội dung - Đi lát cắt là công cụ khảo sát hiện trường ở từng khu vực đặc trưng của thôn, bản được sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận, quan sát trực tiếp và điều tra. - Xây dựng sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản: thông tin từ các tuyến lát cắt được tập hợp lại để lên sơ đồ mặt cắt. Sơ đồ mặt cắt bao gồm 2 phần chính: o Mô tả hiện trạng bề mặt theo độ cao trong đó mô tả các hình ảnh chung về các phương thức canh tác, sử dụng đất và vật nuôi cây trồng. o Phần dưới mô tả trong các ô vuông ứng với từng khu vực như: điều kiện tự nhiên, các phương thức canh tác, vật nuôi cây trồng, tổ chức sản xuất, khó khăn và giải pháp. - Xây dựng sơ đồ mặt cắt trong tương lai: đây là sơ đồ mặt cắt thể hiện mong muốn cũng như những giải pháp của thôn, bản trong thời gian tới. (3) Thời gian và phƣơng pháp tiến hành Đi lắt cắt được thực hiện sau khi thực hiện các công cụ đắp sa bàn và vẽ sơ đồ. Thông thường, tổ chức 2-3 tuyến đi lát cắt để có thể đến tất cả các khu vực chủ yếu của thôn, bản. Thời gian thực hiện cho công cụ này thường kéo dài từ 3 giờ. Quá trình thực hiện đi lát cắt và xây dựng sơ đồ mặt cắt gồm các bước chủ yếu sau: - Thảo luận trên sa bàn hoặc trên sơ đồ để xác định các hướng đi lát cắt - Thành lập các nhóm đi lát cắt: mỗi tuyến đi lát cắt thành lập một nhóm gồm: một số nông dân (5-7 người) cả nam, nữ và các cán bộ PRA có chuyên môn khác nhau (3-4 người): nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi - Chuẩn bị công cụ: bản đồ, địa bàn, dụng cụ quan sát, đo đếm, giấy bút. - Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu nông dân dẫn đường và sẵn sàng thảo luận. Tiến hành đi lắt cắt Thông thường đi từ vùng thấp đến vùng cao. Đến mỗi vùng đặc trưng cho cả khu vực dừng lại thảo luận. Cán bộ PRA phác hoạ nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó. Tạo điều kiện cho nông dân thảo luận với nhau hoặc tiến hành phỏng vấn. Trong trường hợp cần thiết cán bộ PRA cùng với nông dân khảo sát kỹ, đo đếm hoặc lấy mẫu vật. Nên tập trung trao đổi và phỏng vấn vào các nội dung sau: 25
- - Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lịch sử sử dụng đất đai - Các loài cây trồng vật nuôi chính và kỹ thuật canh tác, năng suất - Tình hình tổ chức quản lý. - Những khó khăn đang gặp phải - Những định hướng và giải pháp. Vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản Sau khi đi lát cắt, kết quả của các nhóm được củng cố lại, thống nhất và đưa ra được một sơ đồ mặt cắt đặc trưng cho thôn, bản. Xây dựng sơ đồ mặt cắt tương lai Từ những khó khăn và giải pháp được tìm ra trong quá trình đi lát cắt và vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại, cán bộ PRA tạo điều kiện cho người dân thảo luận những dự kiến hoạt động trong tương lai và mô tả lên sơ đồ mặt cắt trong tương lai. Thông thường sơ đồ mặt cắt tương lai thể hiện thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi các phương thức canh tác sẽ được thực hiện trong tương lai. Nông dân cũng cần phải chỉ ra những sức ép và cơ hội nội tại cho việc hiện thực hoá dự định của họ. Hình 2.3. Ví dụ vẽ sơ đồ lát cắt 26
- (4) Vai trò của cán bộ PRA Nhóm công tác PRA có chuyên môn khác nhau có nhiệm vụ giải thích thật rõ cho nông dân về mục đích, ý nghĩa và phương pháp tiến hành. Kết hợp sử dụng nhiều kỹ thuật PRA như phỏng vấn linh hoạt, quan sát, lắng nghe tích cực, ghi chép và tổng hợp để thúc đẩy người dân thảo luận, phân tích, đánh giá và đề ra được những giải pháp trong tương lai. Công cụ 5: Phân tích lịch mùa vụ (1) Mục đích và ý nghĩa Lập biểu đồ mùa vụ hay phân tích lịch mùa vụ là công cụ quan trọng cho việc đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm canh tác của thôn, bản để lập kế hoạch các hoạt động sản xuất của thôn, bản trong tương lai. Công cụ này cho phép xác định mùa vụ gieo trồng theo từng nơi và có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện thời tiết khí hậu ở nơi đó. Công cụ này còn là cơ sở để xác định mức độ sử dụng lao động và huy động các nguồn lực của thôn, bản trong mối quan hệ với thời gian, thời tiết trong năm cho các hoạt động sản xuất. (2) Nội dung Lịch mùa vụ được chính nông dân sống trong thôn, bản phân tích, thông qua đó người dân xây dựng được biểu đồ lịch mùa vụ cho các lĩnh vực khác nhau như: - Lịch mùa vụ đối với trồng trọt, - Lịch mùa vụ đối với chăn nuôi, - Lịch mùa vụ đối với các hoạt động lâm nghiệp, - Lịch mùa vụ đối với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, - Lịch mùa vụ đối với các hoạt động tín dụng Có thể tổ chức các nhóm cả nam và nữ hoặc nhóm nam, nhóm nữ để xem xét sự quan tâm của mỗi nhóm đối với các yếu tố trong quan hệ với thời tiết, khí hậu trong năm. Biểu đồ lịch mùa vụ là kết quả của quá trình phân tích lịch mùa vụ. Biểu đồ này cho thấy một bức tranh chung nhưng khá chi tiết của các yếu tố trong thôn, bản trong mối quan hệ với thời tiết, đồng thời khả năng huy động các nguồn lực của cộng đồng. Từ đó có thể lập kế hoạch phát triển cho thôn, bản. Biểu đồ lịch mùa vụ gồm trục thời gian được mô tả 12 tháng trong năm theo âm lịch. 27
- - Phần trên trục thời gian được nông dân mô tả các nhân tố chủ yếu của thời tiết, khí hậu: như lượng mưa, độ nóng theo các tháng hoặc mô tả các sự kiện thời tiết như: gió, bão, lụt. Bằng phương pháp so sánh giữa các tháng nông dân dễ dàng thống nhất đánh giá các yếu tố khí hậu, thời tiết. - Phần dưới trục thời gian được nông dân mô tả các nhân tố mà họ quan tâm như: lịch gieo trồng của các loài cậy chính, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, lịch sử dụng lao động, lịch thu nhập và chi tiêu, lịch sâu bệnh, bệnh tật Người nông dân phân tích từng nhân tố và theo kinh nghiệm nhiều đời họ dễ dàng đưa ra lịch mùa vụ thực tế tại thôn, bản mình. Từ những phân tích, đánh giá trên họ tự rút ra những khó khăn đang gặp phải và đề ra các biện pháp giải quyết. Hình 2.4. Ví dụ về biểu đồ lịch mùa vụ của xã Hưng Long, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa Lúa Làm đất Hè Thu Đông Xuân Rau màu Sâu bệnh Chăn nuôi (bò, heo, dê) B án đượ c gi á vào d ịp trước tết Cá Làm đất Xuống giống lúa và rau Đập lúa xuống giống sống đời Thu hoạch rau, sống đời Lao động rải đều suốt khoảng thời gian không tập trung Lao động làm liên tục trong suốt thời gian (3) Thời gian và phƣơng pháp tiến hành Công cụ phân tích lịch mùa vụ thường được thực hiện vào ngày thứ 2 tại thôn trong đợt PRA. Thời gian cần thiết để thực hiện công cụ này thường kéo dài từ 2,5 đến 3 giờ. Quá trình phân tích lịch mùa vụ bao gồm các bước sau: - Thành lập nhóm nông dân tiến hành phân tích lịch mùa vụ. Tuỳ theo mục đích có thể thành lập một nhóm hỗn hợp cả nam và nữ hoặc 1 nhóm nam, 1 nhóm nữ. Mỗi nhóm gồm 5-7 nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất. 28
- - Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi rộng rãi đi lại thuận lợi để có nhiều người có khả năng tham gia. - Các vật liệu như: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần được chuẩn bị đầy đủ. Huy động nông dân thu lượm các vật liệu có sẵn như các viên sỏi, đá, hạt cây, các que nhỏ để phục vụ cho đánh giá. - Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích, ý nghĩa và các bước tiến hành thực hiện như sau: o Cán bộ PRA mô tả và giải thích trên nền khung của biểu đồ lịch mùa vụ (nếu cần thiết cán bộ PRA vẽ giúp) o Cán bộ PRA đặt câu hỏi mở về nhân tố thời tiết, khí hậu trong thôn, bản. o Hướng dẫn hoặc làm mẫu việc xác định các nhân tố thời tiết theo tháng, cách sử dụng các vật liệu đơn giản bằng phương pháp so sánh. o Tạo điều kiện nông dân tự xác định các nhân tố và tranh luận, cán bộ PRA lắng nghe ghi chép. o Đề nghị nông dân phân tích các hoạt động theo mùa vụ trong năm. Cán bộ PRA có thể làm mẫu cách phân tích và xác định thời gian thực hiện các hoạt động. o Trong quá trình phân tích luôn đặt câu hỏi vì sao và tạo điều kiện cho nông dân suy nghĩ liên hệ với các hoạt động khác. Cán bộ PRA phải ghi chép tất cả ý kiến tranh luận của nông dân. o Cán bộ PRA đề nghị và tạo điều kiện nông dân nêu lên những khó khăn và cách khắc phục o Tổng hợp kết quả phân tích và vẽ biểu đồ lịch mùa vụ lên giấy khổ to. Công cụ 6: Phân tích kinh tế hộ gia đình (1) Mục đích Là một công cụ PRA nhằm phân tích kinh tế HGĐ trong thôn, bản, phân tích các tiềm năng của các HGĐ theo các nhóm hộ khác nhau để làm cơ sở cho việc hỗ trợ, giúp đỡ của dự án cũng như thu hút sự đóng góp vào các hoạt động của dự án phù hợp với điều kiện kinh tế của từng HGĐ. (2) Nội dung của phỏng vấn HGĐ - Phỏng vấn tình hình chung của HGĐ. - Phỏng vấn để xác định các hoạt động sản xuất chủ yếu và vẽ sơ đồ các hoạt động sản xuất HGĐ. - Phân tích kinh tế HGĐ - Kiểm tra kết quả phân loại hộ và chỉ tiêu phân loại hộ. Hình 2.5 Ví dụ về sơ đồ phỏng vấn HGĐ 29
- Chủ HGĐ: Hoàng Phúc Quảng Nhóm hộ III Ngƣời phỏng vấn: Dân tộc : Tuổi Thôn Tặc Tè, xã Nậm Lành, huyện Văn chấn, Tỉnh Yên Bái Thông tin cơ bản của HGĐ: 8 khẩu, 3 lao động Thời gian phỏng vấn: Sơ đồ phỏng vấn HGĐ (vẽ bằng tay theo mẫu) Bảng 2.4. Ví dụ về bảng phân tích kinh tế HGĐ Họ và tên chủ hộ: Hoàng Phúc Quảng Thông tin cơ bản của gia đình: Nhóm hộ: III Số nhân khẩu: 8 (5 nam, 3 nữa) Thôn: Tặc Tè Số lao động: 3 Xã Nậm Lành Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bá Thu Chi Nguồn thu Cân đối Giải pháp Hiện vật Tiền (đ) Hiện vật Tiền (đ) I. Lƣơng thực - Lúa ruộng vụ 1 240kg Khai thác lâm sản lấy Thiếu - Lúa nương 600kg 1200kg tiền mua Ăn + chăn lương thực - Sắn 500kg nuôi II. Nguồn thu khác - 1 lợn nái Đang nuôi Cần đầu tư Đủ, nhưng Một số năm bằng tiền để một số năm có thu từ - 2 con gà Đang nuôi mua thức ăn thiếu chăn nuôi - 300 gốc quế Đang nuôi và tận dụng để cho sinh thức ăn thừa hoạt - 8 cây mận Mới trồng - 8 cây nhãn Mới trồng III Nghề phụ - Đóng cày bừa 25x25.000 Cho chi tiêu Không đủ để bán (Bq. 25 =625.000đ sinh hoạt cái/năm) hàng năm - Khai thác lâm Khó thống sản kê 30
- (3) Thời gian và phƣơng pháp tiến hành Công cụ phỏng vấn HGĐ được thực hiện sau khi tiến hành phỏng vấn phân loại HGĐ và xây dựng bản đồ xã hội (nếu có). Thông thường phỏng vấn HGĐ được thực hiện vào ngày thứ 3 của đợt thực hiện PRA và thực hiện theo các bước sau: - Thành lập các nhóm phỏng vấn HGĐ: Có thể thành lập 2-3 nhóm, mỗi nhóm có ít nhất 2 cán bộ PRA và 1 cộng tác viên chính của thôn, bản. Nhóm này phân công rõ nhiệm vụ: 1 cán bộ PRA làm nhiệm vụ phỏng vấn và hướng dẫn; 1 cán bộ PRA ghi chép, tổng hợp; cộng tác viên thôn, bản làm nhiệm vụ liên hệ với các HGĐ và dẫn đường. - Công việc chuẩn bị o Các nhóm rà soát lại nội dung phỏng vấn HGĐ, chuẩn bị các mẫu hay danh mục kiểm tra, chuẩn bị vật dụng để vẽ o Lựa chọn từ 15% đến 20% HGĐ của mỗi nhóm hộ để phỏng vấn. Những HGĐ được lựa chọn phỏng vấn được xác định trên bản đồ xã hội (nếu có) sao cho phân bố đều trong toàn thôn và cơ cấu ngành nghề. - Các bƣớc tiến hành phỏng vấn tại HGĐ o Tổng hợp tình hình kinh tế HGĐ theo nhóm hộ. Chào hỏi, giới thiệu và tạo mối quan hệ. o Nói rõ mục đích của cuộc viếng thăm gia đình. o Vào đề cuộc phỏng vấn thật tự nhiên, đảm bảo người dân không cảm thấy bị thẩm vấn. o Thảo luận các hoạt động sản xuất của gia đình: vẽ sơ đồ hoạt động sản xuất hiện tại, thảo luận kỹ từng hoạt động sản xuất, đưa ra khó khăn, giải pháp hiện nay, vẽ sơ đồ và thảo luận các hoạt động sản xuất trong năm tới, những khó khăn và cách khắc phục. o Thảo luận về tình hình kinh tế HGĐ: đề nghị gia đình tự phân tích kinh tế theo bảng. - Tổng hợp tình hình kinh tế hộ: Sau khi các nhóm phỏng vấn HGĐ mỗi nhóm hộ cần được tổng hợp theo các nội dung sau: o Những nét tổng quát tình hình gia đình: nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm sản xuất, sức khỏe, vị trí của HGĐ o Những nét chủ yếu trong tổ chức sản xuất: các hoạt động sản xuất chủ yếu, quĩ đất canh tác và cơ cấu, tổ chức lao động, những thuận lợi, khó khăn và đề nghị, hướng phát triển sản xuất trong tương lai. o Những nét chủ yếu từ phân tích kinh tế HGĐ: Đầu tư, thu nhập, chi tiêu, những khó khăn và đề xuất. Phân tích kinh tế hộ gia đình cần tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu sau: 31
- 1) An toàn lương thực (cân đối lương thực trong hộ gia đình), 2) Thu nhập tiền mặt (cân đối thu chi trong hộ gia đình). Công cụ 7: Phân loại, xếp hạng cho điểm (1) Mục đích của phân loại, xếp hạng và cho điểm Phân loại, xếp hạng và cho điểm là một công cụ của PRA để người dân đánh giá xác định mức độ cần thiết, ưa thích và ưu tiên trong quản lý tài nguyên cây con vật nuôi hay các hoạt động khác có liên quan. Bằng kết quả phân loại, xếp hạng và cho điểm người dân có thể làm căn cứ để xây dựng được các hoạt động phù hợp với điều kiện địa phương và mong muốn của họ. (2) Một số nguyên tắc của công cụ phân loại, xếp hạng và cho điểm - Đảm bảo tính thực tế của địa phương và sự hiểu biết của cộng đồng. - Nhiều đối tượng tham gia: cá nhân, nhóm sở thích, nhóm nam giới, nhóm nữ giới. - Sử dụng tổng hợp các kỹ thuật có sự tham gia của người dân: Phỏng vấn bán định hướng, biểu đồ hay trực quan, thảo luận nhóm (3) Các đối tƣợng phân loại, xếp hạng và cho điểm - Cây lâm nghiệp - Cây ăn quả - Cây nông nghiệp - Cây công nghiệp - Vật nuôi - Sử dụng lâm sản - Hoạt động tín dụng (4) Phƣơng pháp chủ yếu trong phân loại, xếp hạng và cho điểm Sử dụng phương pháp ô vuông la tinh hay gọi là phương pháp ma trận. Thiết lập một bảng ô vuông gồm: - Các ô vuông trên cùng hàng ngang của bảng để liệt kê các đối tượng để phân loại đánh giá cho điểm. - Các ô vuông bên trái hàng dọc của bảng để liệt kê các tiêu chuẩn phân loại đánh giá (trừ ô đầu tiên góc trái) - Các ô nằm giao giữa các ô liệt kê đối tượng và ô liệt kê tiêu chuẩn dùng để đánh giá cho điểm. - Các ô vuông cuối cùng hàng ngang dùng để đánh giá lựa chọn các chỉ tiêu khác, ví dụ: lựa chọn ưu tiên. Phương pháp này cho phép nông dân cùng bàn luận, trao đổi, tranh luận những lý do vì sao mà họ quyết định phân loại, cho điểm cho từng đối tượng (Phân loại , đánh giá, cho điểm cái gì / tiêu chuẩn nào được đưa vào để làm căn cứ đánh giá ). 32
- Bảng 2.5. Ví dụ về phân loại xếp hạng và cho điểm các loại cây của xã Hưng Long, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh Loài cây Chỉ tiêu đánh giá Rau Sống Dưa leo, bầu Gừng, Ngò Huệ Xoài Kiểng ăn lá đời bí, mướp khoai Giá trị kinh tế cao 7 7 9 5 2 6 1 10 Dễ trồng 3 10 7 5 9 9 5 1 Nguồn giống sẵn có 5 10 3 8 10 8 7 1 ít bị sâu bệnh 3 4 2 2 5 10 3 7 Vốn đầu tư ít 3 10 4 2 8 6 9 1 Dễ tiêu thụ 7 10 8 7 10 5 10 7 Thuận lợi Đất đai thích hợp với các loại cây trồng hiện tại Những hộ nghèo thiếu vốn và cây giống tốt. Sâu bệnh nhiều (chủ yếu Khó khăn là sâu đục thân), thiếu hiểu biết về sâu bệnh và cách phòng trừ. Thiếu nước vào mùa khô Quy hoạch lại khu vực trồng trong xã, lập hệ thống tưới tiêu trong toàn Hƣớng giải quyết xã, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập huấn các loại cây mới, hỗ trợ vốn Có truyền thống trồng sống đời, diện tích nhiều, có kinh nghiệm trong Những thuận lợi sản xuất. Hƣớng dẫn cơ bản (ví dụ: phân loại, xếp hạng và cho điểm các loại cây trồng) - Đề nghị nông dân liệt kê các loài cây chủ yếu hiện có trong thôn, bản của mình (có thể viết tên, ký hiệu, tốt nhất là lấy lá cây đó để vào ô của cây đó) - Thảo luận nhanh với nông dân về tiêu chuẩn đánh giá dựa vào nhận thức của họ (không nên gợi ý) - Viết từng tiêu chuẩn đánh giá ở ô bên trái hàng dọc: nên viết theo chiều thuận VD: dễ trồng, dễ mua cây giống, bán nhiều tiền, dễ bán (viết tiêu chuẩn nào, đánh giá cho điểm tiêu chuẩn đó) - Giải thích cho nông dân cách cho điểm: so sánh giữa các cây với nhau họ thảo luận và cân nhắc để cho điểm bằng: hạt ngô, viên sỏi, hay viết bằng số. Tốt nhất cho 10 điểm, kém nhất cho 0 điểm - Cán bộ hướng dẫn sẽ phỏng vấn, sử dụng câu hỏi vì sao, nông dân trả lời, cán bộ ghi chép - Đề nghị nông dân cho xếp loại ưu tiên từng loài cây chính. Ghi chú: Điểm nông dân cho từng loài cây được coi là 1 công cụ để khuyến khích người dân tranh luận và giải thích câu hỏi vì sao. Cho nên cần tạo điều kiện để nông dân phân tích, lý giải rõ ràng. 33
- (5) Thời gian và các bƣớc tiến hành Công cụ phân loại, xếp hạng và cho điểm thường được thực hiện vào ngày thứ 2 và thứ 3 trong đợt PRA, sau khi thực hiện các công cụ khác như đi lát cắt, phân tích mùa vụ Công cụ này được tổ chức thực hiện theo các bước sau: - Thành lập nhóm: o Tuỳ theo mục đích của PRA mà có thể thành lập các nhóm nông dân khác nhau như : nhóm nam, nhóm nữ, nhóm hỗn hợp. Các nhóm này thực hiện tách biệt nhau dưới sự hướng dẫn của cán bộ PRA. o Mỗi nhóm nông dân gồm: 5-7 người, họ là những người hiểu biết sâu sắc về tình hình thôn, bản. o Mỗi nhóm có ít nhất 2 cán bộ và 1 cộng tác viên thôn, bản được phân công: 1 hướng dẫn thực hiện công cụ, phỏng vấn và 1 ghi chép, cộng tác viên thôn giúp liên hệ, tổ chức và có thể huy động vào làm mẫu. - Công tác chuẩn bị: o Huy động nông dân và chuẩn bị các vật dụng, mẫu vật cần thiết. o Chọn địa điểm thích hợp. o Chuẩn bị phấn viết, giấy viết, bút - Thực hiện phân loại, xếp hạng, cho điểm o Triệu tập nông dân đến địa điểm. o Chào hỏi, giới thiệu, làm quen. o Nêu rõ mục đích của cuộc gặp mặt. o Thảo luận với nông dân về các đối tượng cần đánh giá phân loại. o Hướng dẫn nông dân cách đánh giá (cán bộ PRA có thể vẽ mẫu bảng ô vuông lên sân hay nền đất) o Tạo điều kiện nông dân đánh giá và thảo luận. o Hướng dẫn nông dân phân tích những khó khăn và giải pháp. o Sao chụp kết quả lên giấy khổ to hoặc giấy khổ A4 và tổng hợp ý kiến thảo luận của nông dân. o Chuyển sang đánh giá đối tượng khác hoặc kết thúc buổi đánh giá o Nên tiến hành công cụ này trên sàn nhà hoặc trên sân nhà bằng các vật liệu đơn giản sẵn có như phấn, than, sỏi, hạt, cành lá của cây, hình vẽ của các con vật 34
- Công cụ 8: Phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức (sơ đồ VENN) với cộng đồng thôn bản (1) Mục đích Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi, định hướng cho việc thảo luận của người dân nói lên tầm quan trọng khác nhau và ảnh hưởngcủa các tổ chức địa phương hiện tại đối với các hoạt động của thôn, bản. Thông qua đó, có thể phát hiện những thay đổi cần thiết trong hoạt động của các tổ chức để đóng góp nhiều hơn, có hiệu quả hơn cho sự phát triển của địa phương, đặc biệt là yêu cầu của người dân đối với hoạt động của các tổ chức để tạo cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ họ phát triển (2) Nội dung - Liệt kê các tổ chức mà người dân quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, đánh giá tầm quan trọng và sự ảnh hưởngcủa các tổ chức đó đối với thôn, bản - Xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức còn gọi là sơ đồ VENN để mô tả tầm quan trọng và ảnh hưởngcủa các tổ chức đối với thôn, bản (3) Phƣơng pháp thực hiện công cụ Thành lập nhóm: một nhóm nông dân 5-7 người bao gồm nhiều thành phần: đại diện nông dân và các tổ chức đoàn thể của thôn, bản, một nhóm cán bộ PRA ít nhất 2 người hướng dẫn nông dân thực hiện công cụ và 1 cộng tác viên thôn, bản. Chuẩn bị: Địa điểm thực hiện, các vật tư, vật dụng sẵn sàng, báo dân tham gia Thời gian và cách tiến hành: Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ VENN được thực hiện vào ngày thứ 3 của đợt PRA. Công cụ này được thực hiện theo các bước: - Chào hỏi, giới thiệuvà làm quen. - Nêu rõ mục đích của cuộc gặp mặt và đề nghị giúp đỡ. - Cán bộ hướng dẫn nông dân thực hiện công cụ bước 1 Liệt kê các tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ, tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởnghiện nay của các tổ chức 35
- Bảng 2.6. Ví dụ về đánh giá và phân tích các tổ chức liên quan đến xã Hƣng Long, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh. Tầm quan Tác dụng hiện tại STT Tên các tổ chức Chức năng, nhiệm vụ trọng đối với thôn 1 Hội nông dân, phụ Là các tổ chức gần gũi với cộng đồng trực tiếp Giữ vai trò Có một số hoạt nữ và đoàn thanh thực hiện các chỉ đạo về sản xuất và phong trào quan trọng động về chuyển niên và chi bộ sản xuất, KHKT, công tác bảo vệ cộng đồng. giao KHKT và tín thôn dụng 2 UBND và HĐND Trực tiếp theo dõi, giám sát, đôn đốc các tổ chức Có vai trò Có tác dụng động xã thực hiện các kế hoạch của cộng đông trong K.H trọng lãnh viên nhân dân của địa phương. Trực tiếp tham gia quản lý, phân đạo và chỉ tham gia phối cấp giấy quyền sử dụng đất cho nông dân. đạo sản xuất Xét duyệt các đơn xin vay vốn trong các chương trình của nhà nước. 3 Khuyến nông và Là tổ chức giúp đỡ cộng đồng các kiến thức KH- Có tầm quan Kết hợp với Hội chi cục BVTV KT, về SX, chăn nuôi cây giống và các đầu tư trọng trong Nông dân mở các huyện khác như bảo vệ thực vật, công tác thú y. chuyển giao lớp tập huấn ngắn KHKT hạn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp 4 Y tế giáo dục Là tổ chức giúp đỡ cộng đồng chăm lo sức khỏe và học tập của con em 5 Ngân hàng Là cơ quan giúp dân vay vốn để SX Rất quan Cho vay vốn NN&PTNT, Ngân trọng nhưng ít, điều kiện hàng Bình Chánh vay vốn khó khăn 6 Dân quân và hội Là tổ chức liên quan tới cộng đồng, giúp đỡ cộng cựu chiến binh đồng về công tác kế hoạch bảo vệ sản xuất. 7 Chương trình Là chương trình của nhà nước nhằm hỗ trợ vốn Quan trọng Số tiền cho vay XĐGN sản xuất cho người dân nghèo ở xã, thực hiện các nhỏ nhưng thủ tục chương trình, chính sách của nhà nước rườm rà Hƣớng dẫn cơ bản - Cán bộ PRA vẽ lên mặt đất hoặc sàn và giải thích khung đánh giá bao gồm các cột: Tên các tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng - Các cán bộ PRA đề nghị nông dân liệt kê các tổ chức hiện đang có trong địa phương. Sau khi liệt kê đề nghị nông dân khẳng định và lược bỏ bớt các tổ chức ít có quan hệ đến mục tiêu đánh giá - Đề nghị nông dân thảo luận chức năng của từng tổ chức theo cách hiểu của họ và ghi vào cột - Đề nghị nông dân đánh giá tầm quan trọng của từng tổ chức theo cách so sánh giữa các tổ chức với nhau: có thể dùng điểm hoặc dùng các tiêu chuẩn khác như: rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng. Mỗi một tổ chức đề nghị nông dân cho biết lý do vì sao? - Đề nghị nông dân đánh giá mức độ ảnh hưởng thực tế như cách đánh giá tầm quan trọng, nhưng yêu cầu giải thích và cho biết thật rõ: tổ chức đó đã làm được gì cho thôn, bản. 36
- Ghi chú: cần phân biệt rõ 3 tiêu chuẩn đánh giá theo sự hiểu biết của người dân: o Chức năng nhiệm vụ: Làm gì theo sự hiểu biết của người dân o Tầm quan trọng: Có cần thiết hay không theo thực tế mà họ cảm nhận o Ảnh hƣởng: Đã làm được gì, theo thực tế mà người dân thấy Cán bộ hướng dẫn nông dân thực hiện bước 2:Xây dựng sơ đồ VENN. Sơ đồ VENN mô tả bản thân mỗi tổ chức và mỗi quan hệ giữa tổ chức đó đối với thôn, bản hoặc một lĩnh vực nào đó trong thôn, bản. Xây dựng sơ đồ VENN bao gồm 2 nội dung: o Xác định lĩnh vực quan tâm: phát triển chung của thôn, bản, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ lợi o Thể hiện tầm quan trọng: Mỗi tổ chức được biểu hiện một vòng tròn, độ to nhỏ khác nhau thể hiện tầm quan trọng khác nhau. o Vị trí của các vòng tròn thể hiện tác động, ảnh hưởngcủa các tổ chức đó, càng gần hoặc càng chồng lên nhau nhiều, nghĩa là ảnh hưởnghay tác động càng nhiều Hình 2.6: Sơ đồ VENN Hƣớng dẫn cơ bản: - Đề nghị nông dân dùng kéo cắt các giấy màu khác nhau thành các vòng tròn to nhỏ khác nhau. Dùng phương pháp so sánh để xác định và ghi tên các tổ chức vào các vòng tròn to hay nhỏ. Tổ chức nào càng quan trọng thì được ghi tên vào vòng tròn càng to (cộng đồng thôn bản là vòng tròn to nhất ). - Đề nghị nông dân sắp xếp vị trí các vòng tròn. Tổ chức nào đã, và đang có ảnh hưởng nhiều đến thôn, bản thì xếp gần hoặc chồng lên vòng tròn thể hiện lĩnh vực quan tâm. - Cán bộ PRA luôn đặt câu hỏi tại sao? 37
- 5. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP KẾT QUẢ PRA VÀ VIẾT BÁO CÁO 5.1. Kết quả PRA Kết quả PRA bao gồm 2 phần chủ yếu sau: (1) Kết quả thực hiện các công cụ PRA Mỗi công cụ PRA được thực hiện đều đưa ra kết quả cụ thể. Các kết quả này được thể hiện bằng các bản đồ phác hoạ, sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ, những kết quả thảo luận của nhóm nông dân và biên bản do cán bộ PRA ghi trong quá trình thực hiện công cụ PRA. Các kết quả này mô tả trên giấy khổ lớn được thông qua trong các cuộc họp toàn thôn, sau đó sao chép lên khổ giấy nhỏ (khổ giấy A4). Đây là kết quả thực tế đòi hỏi cán bộ PRA phải phản ánh trung thực khi mô tả, vẽ hoặc sao chụp. (2) Kết quả phân tích tổng hợp Phân tích, tổng hợp kết quả PRA được tổ chức sau khi thực hiện xong các công cụ PRA. Đây là bước tiến hành quan trọng để dự thảo kết quả PRA sau đó được trình bày và thông qua trong cuộc họp dân toàn thôn để đưa ra kết quả PRA cuối cùng. Thông thường kết quả này bao gồm một số nội dung sau: - Tổng hợp các khó khăn giải pháp và dự kiến các hoạt động của từng lĩnh vực sản xuất của thôn, bản. - Tổng hợp các khó khăn, giải pháp của từng nhóm hộ gia đình. - Kế hoạch hành động của thôn, bản. Bảng 2.7. Ví dụ về khung tổng hợp các khó khăn, giải pháp và dự kiến hoạt động Lĩnh vực Khó khăn Giải pháp Dự kiến hoạt động Trồng trọt: Chăn nuôi: Lâm nghiệp: Cây ăn quả: Thuỷ lợi Tín dụng: 38
- Bảng 2.8. Ví dụ về khung mô tả kế hoạch hành động của thôn, bản Các hoạt Kết quả sẽ Ngƣời thực Cam kết của Thời gian Chƣơng trình động cụ thể đạt đƣợc hiện nhân dân thực hiện - Huấn luyện, đào tạo - Khuyến nông - Thử nghiệm giống mới - Trồng trọt - Chăn nuôi - Trồng và bảo vệ rừng - Cải tạo hệ thống thuỷ lợi - Tín dụng Có thể tổng hợp, phân tích theo mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của đợt PRA hay yêu cầu của các hoạt động khuyến nông sau này. 5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp kết quả PRA (1) Thành lập tổ phân tích tổng hợp Tổ phân tích tổng hợp bao gồm: Các thông tin viên chính, các cộng tác viên của thôn, bản, đại diện các tổ chức quần chúng trong thôn, những nông dân chủ chốt và cán bộ PRA. Vai trò của cán bộ PRA là hướng dẫn, thúc đẩy, tạo điều kiện. (2) Chuẩn bị - Chọn địa điểm như hội trường, trường học đủ để trình bày các kết quả thực hiện các công cụ PRA. - Hệ thống kết quả thực hiện các công cụ PRA được treo trình tự của bộ công cụ. - Các vật tư, dụng cụ phục vụ viết, vẽ phải sẵn sàng. - Phân công các cán bộ PRA chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, thúc đẩy thảo luận và ghi chép 39
- (3) Các bƣớc tiến hành Bƣớc 1: Giới thiệu, trình bày và liệt kê các lĩnh vực quan tâm o Cán bộ PRA trình bày rõ mục đích và phướng pháp phân tích, tổng hợp kết quả PRA o Giải thích rõ từng mẫu phân tích, tổng hợp. o Cán bộ PRA hoặc mời một nông dân trình bày tóm tắt các kết quả thực hiện các công cụ PRA theo các biểu mẫu. o Cán bộ PRA trình bày những ý chính trong các biên bản ghi khi thực hiện các công cụ và các cuộc họp dân. o Đề nghị nông dân thảo luận và liệt kê các lĩnh vực chính thôn, bản đang quan tâm đã được đề cập trong khi thực hiện các công cụ PRA. Bƣớc 2: Thảo luận nhóm (phân tích, tổng hợp các khó khăn, giải pháp theo từng lĩnh vực và dự kiến các hoạt động). o Cán bộ PRA hướng dẫn và tạo điều kiện thảo luận từng lĩnh vực theo mẫu ở bảng (2.7). o Phân tích, tổng hợp các khó khăn và giải pháp chủ yếu căn cứ vào kết quả của các công cụ PRA sử dụng các kỹ năng kích thích hồi tưởng, phỏng vấn bán định hướng. o Cán bộ PRA sử dụng kỹ thuật não công để kích thích phát sinh ý tưởng của nông dân trong việc đề ra các hoạt động cụ thể. Bƣớc 3: Thảo luận nhóm (dự kiến kế hoạch hành động của thôn). o Kế hoạch hành động của thôn được xây dựng dựa trên các hoạt động đã vạch ra bao gồm: các chương trình hành động, kết quả mong đợi, người thực hiện, cam kết đóng góp của nhân dân và thời gian thực hiện. o Cán bộ PRA hướng dẫn nông dân tổng hợp và liệt kê các chương trình hành động căn cứ vào các hoạt động đã đề ra. Ví dụ các chương trình như: . Huấn luyện và đào tạo . Khuyến nông - khuyến lâm. . Trồng trọt. . Chăn nuôi, thú y. . Lâm nghiệp. . Cây ăn quả. . Thuỷ lợi hay cơ sở hạ tầng. . Tín dụng. . Tổ chức cộng đồng o Cán bộ PRA tạo điều kiện cho nông dân thảo luận và đề xuất cho từng chương trình. o Cán bộ PRA tổng hợp dự thảo kế hoạch hành động của thôn. 40
- 5.3. Viết báo cáo kết quả PRA (1) Mục đích Báo cáo kết quả PRA là tập tài liệu được gửi lên cơ quan có thẩm quyền, các chương trình, dự án quan tâm để làm cơ sở cho việc xây dựng dự án cho thôn, bản (đối với các PRA thăm dò) hoặc gửi lên văn phòng dự án đang thực thi các hoạt động tại thôn, bản (đối với các PRA chủ đề, PRA giám sát hàng năm) để làm cơ sở cho việc đánh giá, điều chỉnh và lập kế hoạch hành động của dự án trong năm sau. (2) Tập báo cáo kết quả PRA Tập báo cáo kết quả PRA bao gồm 2 phần chính. - Phần I: Báo cáo tổng hợp quá trình PRA . - Phần II: Phần phụ lục gồm các tài liệu. o Kết quả thực hiện các công cụ PRA (bản viết tay) o Kết quả phân tích tổng hợp PRA (xem mục 5.1) Kết quả phân tích khả thi kế hoạch hành động của thôn, bản o Các tài liệu liên quan khác. (3) Nội dung và phƣơng pháp viết báo cáo Phần I là phần báo cáo do cán bộ PRA tổng hợp và viết. Đây là một báo cáo tổng hợp quá trình PRA nên phải thể hiện rõ đầy đủ nội dung của tiến trình PRA, những nhận xét, đánh giá và kiến nghị. Phần báo cáo này bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1) Lời giới thiệu Nội dung này cần nêu rõ: - Lý do và xuất xứ của việc hình thành PRA tại thôn, bản. - Mục tiêu đã đặt ra cho PRA. - Mục đích của báo cáo. - Kết cấu của báo cáo. 2) Phƣơng pháp và tiến trình PRA Nội dung này cần nêu rõ: - Những hoạt động trước khi tiến hành PRA tại thôn, bản: hình thành ý đồ, khảo sát ban đầu, xác định mục tiêu PRA, xác định phương pháp (công cụ), lập kế hoạch thực hiện PRA, nhân sự, chuẩn bị và nối ghép. - Tiến trình PRA tại thôn, bản: các hoạt động PRA hàng ngày tại thôn, bản và phương pháp, những thuận lợi và khó khăn. - Nhận xét về phương pháp và tiến trình PRA. 41
- 3) Đánh giá kết quả PRA Nội dung này cần nên rõ: - Phân tích và bình luận các kết quả ở phần phụ lục. - Phương pháp phân tích và bình luận dựa vào việc so sánh giữa mục tiêu đã đặt ra cho đợt PRA và kết quả thu được của PRA. Yêu cầu là chỉ ra được những mục tiêu đạt được, những mục tiêu chưa đạt được và khoảng trống của nó. Sử dụng kỹ thuật đối chiếu, so sánh để phân tích. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội của kết quả PRA 4) Các kiến nghị Nội dung này cần chỉ rõ những kiến nghị về các mặt: - Sử dụng các kết quả PRA - Cần phân biệt rõ kế hoạch hoạt động của thôn được đưa ra bằng phương pháp PRA với kế hoạch của dự án. Kế hoạch hỗ trợ của dự án phải dựa trên kế hoạch thôn, bản nhưng không phải tất cả các kế hoạch đó được dự án hỗ trợ. Vì vậy các kết quả PRA phải do chính nông dân sử dụng làm cơ sở thực hiện các hoạt động và giám sát theo dõi. Trong kiến nghị này cần nêu rõ trách nhiệm của người dân trong thôn, bản, các tổ chức được hình thành trong quá trình PRA, trách nhiệm của chính quyền địa phương, của các tổ chức cấp trên và dự án. - Những định hướng hỗ trợ cho thôn, bản. - Dự án hỗ trợ cho phát triển thôn, bản phải được định hướng và xác định ưu tiên. Các hỗ trợ phải xác định như là những xúc tác, ngòi nổ hay động lực ban đầu , tránh bao cấp. Vì vậy những kiến nghị về hỗ trợ cho thôn, bản phải thể hiện rõ và xác định trách nhiệm và cam kết với nông dân. Thông thường các hỗ trợ của bên ngoài bao gồm nhiều nguồn khác nhau như của dự án, chính phủ hay các tổ chức khác Những hỗ trợ này phải có kế hoạch và không được chồng chéo. Kế hoạch hỗ trợ nên lập theo kiểu "gối đầu" nghĩa là chỉ khi có được hiệu quả của các hỗ trợ trước mới tiếp tục cho các hỗ trợ tiếp theo. Điều này phải ghi trong cam kết. - Các hoạt động tiếp theo. - Trong kiến nghị phải ghi rõ những hoạt động tiếp theo và thông báo cho nông dân tránh việc mong chờ và gây nghi ngờ của nông dân đối với dự án. Những hoạt động tiếp theo vạch ra căn cứ vào tình hình cụ thể nhưng phải xác định rõ thời gian và công việc chủ yếu. 5) Kết luận 42
- Phần 3 SỬ DỤNG PRA TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG 1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG THÔN BẢN CÓ NGƢỜI DÂN THAM GIA (PVEP) 1.1. Mục đích, yêu cầu Áp dụng phương thức khuyến nông từ người dân, một yêu cầu bức thiết không những đối với nông dân mà còn bức thiết cho sự nghiệp phát triển nông thôn hiện tại và trong tương lai. Phương thức khuyến nông từ người dân đã đặt ra 2 yêu cầu cơ bản: 1) Hoạt động khuyến nông phải xuất phát từ yêu cầu của người dân. 2) Người dân phải được tham gia vào quá trình hoạt động khuyến nông. Xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn, bản có sự tham gia của người dân là nhằm mục đích: - Nêu được các yêu cầu về khuyến nông và khuyến lâm của người dân thôn bản thông qua quá trình làm PRA. - Xác định và thống nhất được mục tiêu và những hoạt động cụ thể về khuyến nông và khuyến lâm tại thôn, bản. - Xác lập được vai trò và trách nhiệm của người dân, các tổ chức khuyến nông trong việc thực hiện hoạt động và hỗ trợ người dân trong hoạt động khuyến nông tại thôn, bản. Yêu cầu đặt ra cho việc lập kế hoạch là người dân thôn, bản phải được tham gia vào quá trình một cách tự nguyện, bình đẳng, chủ động và có trách nhiệm. Cán bộ khuyến nông là người hướng dẫn, hỗ trợ để quá trình xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả có tính thực thi cao. 1.2. Các bƣớc tiến hành trong quá trình lập kế hoạch khuyến nông thôn bản bằng phƣơng pháp PRA Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn bản có sự tham gia của người dân là phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên để tạo lập một cơ cấu yêu cầu từ người dân về hoạt động khuyến nông trên một địa bàn cụ thể, trên cơ sở kế hoạch được lập, các cơ quan khuyến nông cấp trên có cơ sở xây dựng một cơ cấu hỗ trợ hợp lý, đúng đắn và cụ thể để giúp đỡ cộng đồng, hộ gia đình và người dân trong hoạt động khuyến nông, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp góp phần nâng cao đời sống và phát triển nông thôn. Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn bản là một quá trình vận động và điều cốt lõi là có người dân tham gia với trách nhiệm cao. Quá trình này thường phải qua 3 bước, các bước diễn ra tuần tự trước sau từ 1 đến 3, PRA được sử dụng nhằm để khuyến khích người dân tham gia một cách thực sự vào các bước và là phương tiện giao tiếp và tiếp cận chủ yếu giữa cán bộ khuyến nông với người dân và giữa người dân với người dân trong quá trình lập kế hoạch. 43
- Bước 1: Chuẩn bị Tham gia vào bước chuẩn bị thường bao gồm cán bộ khuyến nông xã, huyện (có thể có sự hỗ trợ của khuyến nông cấp tỉnh). Họ trực tiếp làm việc với các cấp chính quyền cơ sở thôn, xã và gặp gỡ nông dân trong một số cuộc họp thôn nhất định. Công việc phải làm trong bước này gồm: 1) Chọn điểm để tiến hành lập kế hoạch Điểm chọn được là cấp cộng đồng thôn, bản nơi sẽ diễn ra các hoạt động khuyến nông. Tại sao phải chọn điểm (chọn thôn, bản)? Chọn điểm để thực hiện chiến lược phát triển khuyến nông: Xây dựng điểm (thành mô hình) để mở rộng điểm ra diện rộng (mở rộng theo chiều ngang). Sơ đồ 3.1. Nên chọn điểm như thế nào? Điểm được chọn làm kế hoạch và tiến hành hoạt động khuyến nông theo kế hoạch có vai trò rất quan trọng. Điểm không những là nơi thử nghiệm phương thức hoạt động khuyến nông từ người dân, nó còn là mô hình hoạt động khuyến nông để mở rộng diện cho những hoạt động này trên địa bàn rộng (từ thôn đến xã ) Do vậy cán bộ khuyến nông cần lựa chọn một số tiêu chuẩn nhất định để xác định điểm. Một số tiêu chuẩn có thể xác định làm căn cứ chọn thôn điểm sau đây: 1) Thôn trong xã đã có quy hoạch sử dụng đất 2) Thôn đã hoàn thành việc giao đất 44
- 3) Người dân có nhu cầu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bằng phương thức khuyến nông để nâng cao đời sống. 4) Các tổ chức chính quyền và đoàn thể quần chúng hoạt động tốt, có cán bộ có khả năng và nhiệt tình trong quản lý và hoạt động khuyến nông. Để chọn được điểm cần tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương xã và huyện, căn cứ vào tiêu chuẩn họ sẽ là người lựa chọn chủ yếu để đưa ra thống nhất trong một cuộc họp giữa khuyến nông và chính quyền. 2) Chuẩn bị về mặt xã hội và tổ chức cộng đồng Các công việc phải làm cho bước này là: - Tổ chức họp thôn (thôn được chọn làm điểm) để trình bầy mục đích yêu cầu của phát triển khuyến nông, vai trò trách nhiệm của thôn điểm. o Xác lập vai trò và sự tham gia của mọi người dân trong hoạt động khuyến nông o Lập kế hoạch và thống nhất tiến độ cho việc tiến hành lập kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn bản - Thành lập nhóm công tác PRA (lập kế hoạch) bằng cách chọn các thành viên đại diện cho người dân tham gia vào nhóm công tác PRA (số người: 10 -15; được dân tín nhiệm, nhiều thành phần khác nhau, có hiểu biết nhiều về thôn, bản mình. Chú ý: có cả nam, nữ, già, trẻ ). - Thu thập một số thông tin cơ bản về kinh tế - xã hội của cộng đồng. - Xem xét các tổ chức cơ sở của cộng đồng để phát huy vai trò của các tổ chức này trong quá trình tham gia vào lập kế hoạch phát triển thôn bản. Tóm lại trong bước này: Cần phải xác định vai trò của sự tham gia: - Tham gia của các cấp chính quyền để đảm bảo nhất trí về quan điểm "chọn điểm" hỗ trợ về chuyển giao những thông tin cần thiết đến tận hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận người dân của nhóm công tác PRA (xây dựng kế hoạch khuyến nông). - Tham gia của người dân trong việc bầy tỏ thái độ và trách nhiệm đăng ký tham gia vào thực hiện lập kế hoạch hoạt động khuyến nông, tham gia lựa chọn người thay mặt mình tham gia vào nhóm công tác PRA lập kế hoạch hoạt động khuyến nông. Bước 2: Thực hiện quá trình lập kế hoạch hoạt động khuyến nông tại thôn bản Bước này là bước kế tiếp bước chuẩn bị, sau khi thôn đã được chọn, người dân đã nhất trí tham gia, thôn đã chọn được các thành viên đại diện, thôn đã thống nhất kế hoạch và thời gian tiến hành lập kế hoạch Cách thức tiến hành bước này tại thôn bản như sau: 45
- 1) Cán bộ khuyến nông huyện (hoặc tỉnh) xuống thôn tổ chức chuyển giao các kỹ năng thực hiện PRA cho các thành viên đại diện đã đƣợc thôn bản lựa chọn - Thống nhất với họ lần cuối cùng về kế hoạch tiến hành bước 2 - Xác định vai trò, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm - Huấn luyện và chuyển giao các công cụ PRA cho nhóm 2) Thực hiện quá trình đánh giá thôn bản có sự tham gia của ngƣời dân để xác định thực trạng của thôn bản - Bằng các công cụ và kỹ năng sử dụng công cụ của PRA, nhóm công tác PRA (gồm cán bộ khuyến nông huyện, xã và đại diện thôn, bản) cùng với người dân đánh giá thực trạng về các tiềm năng: đất đai, lao động, vật nuôi, cây trồng và kiến thức của cộng đồng. - Bằng các công cụ và kỹ năng sử dụng công cụ của PRA đánh giá về thực trạng kinh tế -xã hội (phân loại kinh tế hộ, phân tích kinh tế hộ, các phương thức hoạt động sản xuất, sử dụng đất đai, thực trạng y tế, giáo dục vv ). - Bằng các công cụ và kỹ năng sử dụng công cụ PRA đánh giá và tập hợp được các yêu cầu của người dân và cộng đồng về phát triển sản xuất, hoạt động khuyến nông Nói chung là những yêu cầu về phát triển kinh tế -xã hội thông qua hoạt động khuyến nông địa phương. Thực trạng của thôn bản là bức tranh toàn cảnh mô tả một cách chân thực về tiềm năng, kinh tế, xã hội hiện tại của cộng đồng, là cơ sở để xác đinh điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn đang tồn tại ở cộng đồng và căn cứ để tìm ra những giải pháp cho hoạt động khuyến nông trong lập kế hoạch ở bước sau. Thực trạng cũng có thể nói là "chỗ đứng hiện tại" của cộng đồng và từ chỗ đứng hiện tại của mình, cộng đồng có thể lấy đó làm căn cứ để xác định các hoạt động phát triển cộng đồng trong tương lai. 3) Xây dựng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho quá trình phát triển hoạt động khuyến nông thôn bản Thực trạng là chỗ đứng hiện tại, mục tiêu là đích phải đến hoặc phải đạt được trong tương lai (sau l năm hoặc 5 năm). - Mục tiêu dài hạn: Là mục tiêu xác định cho mỗi thời hạn kỳ kế hoạch (5 năm) hoặc một giai đoạn dự án (3,4 hoặc 5 năm). Mục tiêu dài hạn là sự cụ thể hoá mong muốn của cộng đồng trong tương lai xa, trong hoạt động dự án khuyến nông khi đưa vào kế hoạch nên gọi là: Kết quả cuối cùng cho thời hạn 5 năm hay giai đoạn dự án. Nó là kết quả cuối cùng của một quá trình thực hiện kế hoạch, do vậy cần được người dân tham gia, xác định hết sức cụ thể để làm căn cứ phấn đấu và cũng làm căn cứ để đánh giá vào cuối kỳ kế hoạch. - Mục tiên ngắn hạn: Thường xác định cho 1 năm kế hoạch. Mục tiêu ngắn hạn cho một năm kế hoạch lại cần phải xác định cụ thể vì đó là kết quả cuối cùng của 1 năm, là đích của việc thực hiện kế hoạch của cộng đồng phải đạt tới. Mục tiêu ngắn hạn thường đặt ra cho từng nội dung cụ thể để dễ phấn đấu và đánh giá vào cuối năm, nó cũng sẽ là căn cứ để xây dựng các hoạt động cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu. Mục tiêu 46
- ngắn hạn là xác định kết quả cuối cùng cho sự phấn đấu hàng năm của cộng đồng nên thường dựa trên: Mục tiêu dài hạn, khả năng và tiềm lực của cộng đồng và phải được người dân tham gia đề xuất, thảo luận và nhất trí. 4) Xác định các giải pháp để đạt đƣợc kết quả cuối cùng cho năm kế hoạch Các giải pháp chính là các hoạt động cụ thể của cộng đồng sẽ làm để phấn đấu đạt tới mục tiêu hay kết quả cuối cùng của năm kế hoạch. Các giải pháp thông thường được nhóm công tác PRA tập hợp sau quá trình đánh giá thực trạng và xác định được mục tiêu bằng phương pháp PRA. Các giải pháp được xây dựng cho từng nội dung hoạt động khuyến nông của thôn bản Thông qua sự tham gia của người dân (trong quá trình tiến hành PRA), các nội dung hoạt động cho khuyến nông đã được người dân nêu ra, thảo luận, nhóm công tác sẽ tập hợp và tiến hành làm 2 bước: a) Tập hợp các nội dung hoạt động chính b) Đưa ra để người dân thảo luận, xác định tầm quan trọng và tính cấp thiết của các nội dung (bằng công cụ so sánh cặp đôi) để xếp −u tiên việc tiến hành các hoạt động khuyến nông của thôn bản. 5) Xác định khối lƣợng cho từng hoạt động Khối lượng là chỉ tiêu hết sức cụ thể cho từng hoạt động, nhóm công tác lập kế hoạch có thể đưa ra dự kiến của mình sau khi đã thảo luận với cán bộ thôn, bản và người dân. Dự kiến khối lượng cho từng nội dung hoạt động cần được đưa ra thảo luận và được thống nhất cao (trồng bao nhiêu ha rừng cho năm 1998, thử nghiệm bao nhiêu ha giống lúa mới, ngô mới, trên bao nhiêu hộ gia đình), xây dựng bao nhiêu mô hình, bao nhiêu thử nghiệm khuyến nông ) 6) Xác định thời gian cho các hoạt động Thời gian tiến hành các hoạt động cũng cần phải xác định rõ và phù hợp với yêu cầu của người dân và quan trọng là phù hợp với lịch mùa vụ của địa phương. Xác định được thời gian cho các hoạt động cụ thể sẽ giúp nhóm khuyến nông viên thôn bản lên được kế hoạch tiến độ. Các tổ chức khuyến nông các cấp cơ sở phối hợp trong việc theo dõi và hỗ trợ cho cộng đồng thực hiện kế hoạch (hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, vật t−, cây con, vốn vay theo dõi, giám sát, đánh giá cho kịp thời vụ và đúng với yêu cầu của người dân). Thời gian cần cho một hoạt động nên xác định: - Khi nào bắt đầu ? - Khi nào kết thúc? - Khi nào tiến hành tổng kết, đánh giá? 47
- 7) Xác định nguồn lực và trách nhiệm cho từng hoạt động Nguồn lực và trách nhiệm thực hiện cho từng hoạt động là một nội dung hết sức quan trọng trong việc lập kế hoạch hàng năm cho hoạt động khuyến nông ở thôn, bản. Thông thường các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thôn, bản có sự góp phần của 3 nguồn lực: i) Nguồn lực từ người dân/ hộ gia đình; ii) nguồn lực từ cộng đồng thôn bản; iii) Nguồn lực từ Nhà nước /Dự án. Cũng trên cơ sở nguồn lực mà xác định trách nhiệm cho các bên trong việc thực hiện từng nội dung hoạt động khuyến nông tại thôn, bản. Trong quá trình sử dụng phương pháp PRA để xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn bản, vấn đề xác định nguồn lực và xác định trách nhiệm cho 2 bên: người dân và Nhà nước có ý nghĩa rất lớn. a) Đây là một dịp thảo luận với người dân để đi đến thống nhất, người dân thôn bản không những tham gia vào quá trình lập kế hoạch mà còn có trách nhiệm đóng góp nguồn lực và thực hiện kế hoạch để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông, đảm bảo tính bền vững của hoạt động khuyến nông ở địa phương. b) Người dân xác định được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của riêng mình và của cộng đồng sẽ là yếu tố cơ bản để xã hội hoá, toàn dân hoá được hoạt động khuyến nông địa phương. ý nghĩa lớn như vậy cho nên khi xác định nguồn lực và trách nhiệm cần làm cho người dân thôn, bản thấy rõ vai trò của mình: là vai trò làm chủ và sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm về mình, huy động tiềm lực cá nhân, hộ gia đình đóng góp để thực hiện tốt và có kết quả từng nội dung hoạt động, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội trong cộng đồng. Phương châm chung của việc xác định nguồn lực trong phát triển nông thôn nói chung và hoạt động khuyến nông nói riêng là: Dân làm, Nhà nước hỗ trợ hoặc Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trên cơ sở chỉ đạo của phương châm này, và trên cơ sở của các chính sách chủ trương của nhà nước/dự án, nhóm công tác sẽ cùng với dân thảo luận cụ thể nguồn lực và trách nhiệm cho từng nội dung hoạt động, làm rõ phần nào là nguồn lực từ dân, phần nào là nguồn lực từ dân là chủ yếu nhà nước hỗ trợ thêm hoặc theo chính sách trợ giá; phần nào nhà nước hỗ trợ là chủ yếu, dân đóng góp thêm 8) Lập kế hoạch sơ bộ về hoạt động khuyến nông / năm Sau khi đã cùng với người dân và cán bộ của cộng đồng thảo luận và xác định được 7 vấn đề đã nêu trên, nhóm công tác lên kế hoạch sơ bộ và trình bầy trước một cuộc họp dân toàn cộng đồng. Mục đích trình bầy kế hoạch này trước dân để thống nhất lại: a) Toàn bộ các hoạt động cần phải làm trong 1 năm đã được dân nêu ra và đã thảo luận. b) Các giải pháp cụ thể để thực hiện các nội dung hoạt động 48
- c) Thời gian thực hiện các giải pháp và cuối cùng là; d) Thống nhất về nguồn lực và trách nhiệm cho từng hoạt động khuyến nông ở thôn, bản. Đây là dịp để cho người dân xem xét lại một lần nữa về vai trò, trách nhiệm của mình không những đã tham gia vào quá trình làm kế hoạch mà còn đóng góp ý kiến để chỉnh sửa lại kế hoạch một cách hợp lý với khả năng, nguồn lực của mình, phấn đấu thực hiện nó để đạt được đến kết quả cuối cùng (mục tiêu) mà họ đã thống nhất phấn đấu. Trong lần họp thôn này, nhóm công tác cần hướng dẫn cộng đồng bầu nhóm quản lý để quản lý và điều hành hoạt động khuyến nông theo kế hoạch đã lập ra. Trách nhiệm của nhóm: - Quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông theo tiến độ kế hoạch hoạt động khuyến nông đã lập ra. - Làm đầu mối liên hệ với mọi hoạt động hỗ trợ từ các cấp tổ chức khuyến nông Nhà nước/Dự án để thực hiện hoạt động khuyến nông ở thôn, bản. - Tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức khuyến nông mở và tổ chức chuyển giao kỹ thuật vế khuyến nông cho người dân. Tiêu chuẩn lựa chọn: - Có tinh thần tự nguyện phục vụ nông dân/ cộng đồng. - Được dân tín nhiệm - Có trình độ nhất định về văn hoá, kỹ thuật canh tác - Có thời gian tham gia các lớp tập huấn và giao tiếp với người dân và hộ gia đình Bước 3: Thẩm định kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn, bản Kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn, bản sau khi đã thống nhất lần cuối với toàn bộ cộng đồng được gọi là kế hoạch sơ bộ về hoạt động khuyến nông thôn, bản. Nhóm quản lý thôn, bản sẽ gửi lên trạm khuyến nông huyện để khuyến nông cấp huyện và tỉnh tổ chức thẩm định. Mục đích của bước này là tổ chức khuyến nông cấp huyện và cấp tỉnh xem xét lại tính khả thi của bản kế hoạch của thôn, bản: - Về khối lượng - Về nguồn lực/ trách nhiệm của nhà nước/ dự án - Có thể bổ sung một số hoạt động khuyến nông từ nhà nước (như các Chương trình khuyến nông từ cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương) Sau khi xem xét, cấp huyện gặp lại nhóm quản lý thôn, bản và người dân (cuộc họp dân) trình bầy kết quả thẩm định của mô hình để thảo luận thống nhất với dân lần cuối trước khi kế hoạch trở thành kế hoạch chính thức trình duyệt. 49
- Phần 4 MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH PRA VÀ TRONG LẬP KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG 1. MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH PRA PRA là một quá trình bao gồm nhiều người, nhiều chuyên môn, nhiều thành phần với trình độ khác nhau cùng tham gia. Nếu biết phát huy thế mạnh của những người tham gia, hạn chế những nhược điểm cố hữu của từng thành phần thì công việc sẽ tiến hành thuận lợi, thu được kết quả như mong muốn. Nếu không, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. Dưới đây, chúng tôi xin nêu lên một số kỹ năng trong việc làm PRA để mọi người tham khảo khi tiến hành PRA. 1.1. Kỹ năng trong giao tiếp Giao tiếp là một khoa học, một nghệ thuật để đạt đến sự hài hoà giữa người nói và người nghe, và ngược lại. Vì thế, người cán bộ làm PRA cần phải lưu ý mấy điểm sau: - Phải cởi mở, chân thành, lắng nghe ý kiến của người dân, quan tâm đến những gì mà người dân quan tâm. Phải nói chậm, rõ ràng. - Phải cố gắng nghe hết ý kiến của người dân, tuyệt đối không nên ngắt lời họ. Nếu chưa rõ có thể đưa ra câu gợi ý để họ trả lời, vừa lắng nghe, vừa ghi chép, thường xuyên có cử chỉ bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của họ và có lời khen khi cần thiết - Cách nêu vấn đề và đặt câu hỏi mở, dễ hiểu, hỏi với thái độ nhẹ nhàng, khiêm tốn, tuần tự từng câu hỏi một, tạo cho người dân có điều kiện trả lời và tham gia một cách chủ động vừa trả lời vừa thảo luận với chúng ta tránh tình trạng nêu câu hỏi liên tục bắt người dân trả lời. Như vậy thì có khác nào một cuộc "thẩm vấn họ" - Cần chủ động mời những người ít nói, rụt rè để họ bày tỏ ý kiến quan điểm của mình, tránh tình trạng một vài người nói hết phần của người khác. - Cần tạo ra sự chú ý của người nghe, vì sự chú ý là khởi điểm của việc quan tâm - Khuyến khích sự quan tâm của người nghe. - Gợi sự ham muốn về thông tin của người nghe. - Thuyết phục người nông dân từ nghe, hiểu đến có hành động cụ thể và làm cho họ tin chắc rằng họ sẽ được thoả mãn từ các hành động của họ. - Cần chú ý đến đặc điểm dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, trình độ văn hoá, tuổi tác, giới tính để có cách giao tiếp sao cho phù hợp. - Cần tránh lối giao tiếp áp đặt, một chiều. - Các câu hỏi nên là các câu hỏi gợi mở, hoặc các tình huống giả thiết gắn liền với điều kiện hoàn cảnh của địa phương. 50
- 1.2. Kỹ năng trong quá trình thu thập và xử lý thông tin PRA là quá trình thu thập, đánh giá thông tin có sự tham gia của nông dân. Vì thế, kỹ năng thu thập, sử lý và đánh giá thông tin là hết sức quan trọng đối với cán bộ khuyến nông. Để có thể thu thập thông tin khi làm PRA, có thể dựa vào các nguồn sau: - Các dữ liệu thứ cấp: Nguồn này thường có sẵn ở các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở KHCN và môi trường, Cục thống kê, các phòng nông nghiệp và PTNT, UBND các xã Chúng ta có thể liên hệ xin các số liệu về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân tộc, diện tích, năng suất, sản lượng, số con gia súc, địa điểm đất đai, thị trường và các bản đồ Các số liệu này rất cần cho công tác PRA ở một vùng nào đó mà ta nghiên cứu. - Các nghiên cứu, chương trình, dự án đã làm trước đây: Khi tiến hành thu thập thông tin, nên tìm hiểu xem trên địa bàn đã có các chương trình, dự án hay nghiên cứu nào đã làm trước đây hay không, số liệu công bố hay báo cáo, khuyến cáo của chúng ra sao để xem ta có thể tận dụng được gì, tránh điều gì, nhằm tiếp kiệm thời gian, sức lao động và tiền bạc. - Các nghiên cứu viên và cán bộ khuyến nông cơ sở: Cần dựa vào những người này để khai thác thông tin vì họ là những người gắn bó trực tiếp với cơ sở, hiểu biết khá rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương nên họ là những người cung cấp thông tin đáng tin cậy. - Quan sát bằng mắt: Bằng chính mắt mình chúng ta có thể thu thập được các thông tin trực giác như: độ dốc, thảm thực vật, nguồn nước, phân bố dân cư, tình hình sản xuất - Đo đạc trực tiếp: Để có các thông tin chính xác và định lượng, chúng ta có thể dùng dụng cụ như cân, thước để cân đong, đo, đếm. Thông thường là người ta dùng phương pháp trên khi cần có các thông tin về diện tích, năng suất, sản lượng, số đầu con gia súc - Hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác hiện có. - Kiến thức và sự hiểu biết của người nông dân. - Phỏng vấn nông dân và cán bộ địa phương. - Các thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân. Để thu thập thông tin, có thể dựa vào các phương pháp sau: - Thu thập thông tin không dùng phiếu điều tra, bao gồm: - Sử dụng kết quả của các thí nghiệm trước. - Sử dụng các dữ liệu thứ cấp. - Tìm hiểu quan sát trực tiếp. - Đo đạc trực tiếp. - Thu thập thông tin có dùng phiếu điều tra, bao gồm: o Phỏng vấn những người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó. o Phỏng vấn bán chính thức từng nông dân. o Phỏng vấn chính thức nông dân với nội dung chuyên sâu. o Phỏng vấn nhóm nông dân. 51
- Người ta cũng thường sử dụng các phương pháp sau đây để thu thập và xử lý thông tin khi làm PRA - Phương pháp KIP (hỏi những người am hiểu sự việc) Thành phần từ 7-15 người, bao gồm: Nông dân, nhà buôn, ngân hàng, chủ nhiệm hợp tác xã, chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông, thầy cô giáo Mục đích là để tìm hiểu tình hình chung. - Phương pháp SWOT (viết tắt của các từ tiếng Anh: mạnh yếu, triển vọng và rủi ro) Mục đích: Để xác định những mặt mạnh, yếu, triển vọng và rủi ro của một điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian nhất định của một làng, xã, cộng đồng hay một tổ chức, một nông hộ. - Phương pháp phân loại ABC Mục đích để xác định những nông hộ nghèo trong số nông hộ trong làng, xã, cộng đồng: A: Biểu thị cho hộ giàu B: Biểu thị cho hộ trung bình C: Biểu thị cho hộ nghèo Các mức độ giầu, trung bình, nghèo thường do nhóm KIP bình chọn - Phương pháp WEB Mục đích là để phân tích những khó khăn hiện tại trong một cộng đồng Khi phân tích các thông tin trong PRA, người ta có thể phân tích theo các hướng sau đây: * Phân tích các yếu tố không gian o Bản đồ: Bản đồ đất, địa hình, nước, bản đồ cây trồng, bản đồ xã hội o Sơ đồ mặt cắt o Hình vẽ mô tả hoạt động sản xuất của toàn bộ nông hộ với những mối tương quan qua lại giữa các sản phẩm và phụ phẩm của mỗi hoạt động sản xuất. * Phân tích các yếu tố thời gian o Lịch bố trí cây trồng o Diễn biến các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, mực nước trên đồng và sông ngòi. o Lịch diễn biến mức độ cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc qua từng tháng. o Lịch diễn biến mức độ, nhu cầu lao động, mức độ, nhu cầu tiền mặt qua từng tháng. o Lịch diễn biến các mức độ sâu bệnh hại qua từng tháng. * Phân tích các yếu tố dòng chảy. o Dòng chảy về tiền mặt: Gồm dòng chảy vào và chảy ra qua từng tháng, qua đó biết được thời gian nào cần tiền, thời gian nào thu được nhiều tiền. o Dòng chảy về đầu tư nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất. o Dòng chảy về nhu cầu lao động qua từng tháng cho từng hoạt động sản xuất và cho toàn bộ nông hộ. 52
- 1.3. Kiểm tra thông tin Các thông tin mà ta thu thập được từ nhiều nguồn, nhiều người khác nhau nên đôi khi không cập nhập, không chính xác, không đại diện Vì thế cần phải kiểm tra các thông tin thu được trước khi sử dụng nó. Có các cách sau đây để kiểm tra các thông tin thu được: - Thảo luận các thông tin nghi vấn tại các cuộc họp nhóm để lấy ý kiến thống nhất. - Đi kiểm tra ngoài thực địa. - Đối chiếu với bản đồ và các tư liệu có sẵn. - Hỏi các chuyên gia hoặc người am hiểu sự việc. - Có thể cân, đong, đo, đếm để kiểm tra. - Loại bỏ các thông tin trùng lặp, không chính xác. 1.4. Kỹ năng tổ chức cuộc họp nhóm Để tổ chức một cuộc họp nhóm có kết quả, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và tuân thủ các nguyên tắc sau đây: - Địa điểm, thời gian, chủ đề cuộc họp phải rõ ràng và được thông báo trước cho mọi người. - Nội dung cuộc họp và những vấn đề cần thảo luận cần phải được chuẩn bị trước để có chủ động về thời gian và trình tự, tránh tản mạn, lạc đề. - Phải phân công người điều khiển, người ghi chép (thư ký) để ghi lại tất cả các ý kiến của các thành viên. Cố gắng dứt điểm từng vấn đề một. - Vấn đề nêu ra cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh trừu tượng và càng định lượng hoá được thì càng tốt. - Nhóm không nên quá lớn, thông thường chỉ từ 15-25 người là vừa. Thời gian họp chỉ nên kéo dài từ 1,5 tiếng - 2 tiếng là cùng. - Khuyến khích mọi người trong nhóm đều tham gia phát biểu ý kiến, tránh để một số người nói hết phần người khác. Cần khéo léo "mời" những người ngồi phía dưới tham gia phát biểu ý kiến. - Cần khéo léo dung hoà các ý kiến đối lập nhau và giữ hoà khí trong cuộc họp. - Sử dụng các công cụ hỗ trợ để làm cho cuộc họp thêm sinh động và dễ hiểu như: bảng đen, tranh ảnh, sa bàn - Trước khi chuyển qua vấn đề mới, cần tóm tắt, nhắc lại những vấn đề đã bàn bạc, thống nhất. - Phải đặc biệt chú ý khi trong cuộc họp có nhiều người ở các độ tuổi khác nhau, các giới và ngành nghề khác nhau để làm sao cho mọi người cảm thông vui vẻ, thoải mái. - Cần biết kết thúc cuộc họp đúng lúc, đúng giờ. 2. MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG THÔN BẢN Trên cơ sở những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ năng trong quá trình lập kế hoạch khuyến nông - khuyến lâm thôn bản. Những kỹ năng này được trình bày qua một số bước sau: 53