Bài giảng Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Th.S Phan Tú Anh

pdf 130 trang phuongnguyen 9100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Th.S Phan Tú Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_to_chuc_san_xuat_trong_doanh_nghiep_th_s_phan_tu_a.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Th.S Phan Tú Anh

  1. Häc viÖn c«ng nghÖ b­u chÝnh viÔn th«ng KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 BÀI GIẢNG Tæ CHøC S¶N XUÊT TRONG DOANH NGHIÖP Hệ đại học chính quy PTIT Biện soạn: Th.S Phan Tú Anh HÀ NỘI - 2013
  2. Mục lục MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN 2 XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 2 1.1.1. Khái niệm 2 1.1.2. Ý nghĩa, mục đích của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 2 1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong 3 doanh nghiệp 1.1.4. Một số nguyên tắc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 5 1.1.5. Những chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức sản xuất trong doanh 7 nghiệp 1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 8 1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp 8 1.2.2. Tổ chức sản xuất về không gian và thời gian 14 1.2.3. Loại hình sản xuất và các phương pháp tổ chức sản xuất 21 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 43 2.1. TẠO LẬP CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỐI ƯU TRONG DOANH NGHIỆP 43 2.1.1. Vai trò của cơ cấu lao động tối ưu 43 2.1.2. Phương pháp xác định cơ cấu lao động tối ưu trong doanh 44 nghiệp 2.2. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG 45 CÁC TỔ SẢN XUẤT PTIT 2.2.1. Khái niệm và tác dụng của định mức lao động 45 2.2.2. Phân loại thời gian hao phí và cơ cấu của định mức thời gian 46 2.2.3. Các phương pháp xây dựng định mức lao động 48 2.3. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM SỨC LAO ĐỘNG 53 2.3.1. Sử dụng số lượng lao động 53 2.3.2. Sử dụng thời gian lao động 54 2.3.3. Sử dụng chất lượng lao động 54 2.3.4. Sử dụng cường độ lao động 55 2.3.5. Năng suất lao động và các biện pháp tăng năng suất lao động 55
  3. Mục lục CHƯƠNG 3: CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO SẢN XUẤT VÀ CHẾ 77 ĐỘ SỬA CHỮA DỰ PHÒNG THEO KẾ HOẠCH TRONG DN 3.1. CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 77 3.1.1. Các giai đoạn tiến hành chuẩn bị kỹ thuật 77 3.1.2. Phương pháp định mức sử dụng máy móc thiết bị 79 3.1.3. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị và biện pháp sử dụng 83 tiết kiệm máy móc thiết bị 3.2. CÔNG TÁC KIỂM TRA KỸ THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP 85 3.2.1. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kiểm tra kỹ thuật 85 3.2.2. Đối tượng của công tác kiểm tra kỹ thuật 85 3.2.3. Tính chất của công tác kiểm tra kỹ thuật 85 3.2.4. Các hình thức kiểm tra kỹ thuật 86 3.2.5. Các phương pháp kiểm tra kỹ thuật 86 3.3. CHẾ ĐỘ SỬA CHỮA DỰ PHÒNG THEO KẾ HOẠCH 87 3.3.1. Ý nghĩa của việc sửa chữa máy móc, thiết bị 87 3.3.2. Chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch 87 3.3.3. Các hình thức tổ chức công tác sửa chữa máy móc thiết bị 89 3.3.4. Xác định lượng lao động cho công tác sửa chữa và thời gian 89 ngừng máy để sửa chữa 3.3.5. Những biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường và cải tiến công 90 tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN 93 PTITVẬT LIỆU 4.1. ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU 93 4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 93 4.1.2. Cơ cấu của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 94 4.1.3. Công tác quản lý định mức sử dụng nguyên vật liệu trong 97 doanh nghiệp 4.2. KẾ HOẠCH CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT TRONG 109 DOANH NGHIỆP 4.2.1. Xác định lượng vật liệu cần dùng 109 4.2.2. Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ 112
  4. Mục lục 4.2.4. Kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu 115 4.3. QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 116 4.3.1. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu 116 4.3.2. Tổ chức quản lý kho 117 4.3.3. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 118 4.3.4. Thanh quyết toán nguyên vật liệu 119 4.4. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU 120 4.4.1. Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu 120 4.4.2. Những chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng nguyên vật liệu 120 4.4.3. Phương hướng và biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm 122 nguyên vật liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PTIT
  5. Lời nói đầu LỜI NÓI ĐẦU Tổ chức sản xuất là một trong những hoạt động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả lao động, trang thiết bị máy móc và nguyên vật liệu của mỗi doanh nghiệp. Tài liệu Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được biên soạn nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập, nghiên cứu cho các sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, trang bị cho sinh viên những kiến thức, hệ thống lý luận cần thiết trong việc xác định cơ cấu tổ chức, phân công lao động, tính toán lượng nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra được liên tục. Nội dung bài giảng được kết cấu thành 4 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Tổng quan về công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Chương 2: Tổ chức lao động trong doanh nghiệp - Chương 3: Chuẩn bị kỹ thuật và chế độ sửa chữa dự phòng trong doanh nghiệp - Chương 4: Tổ chức cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của sinh viên và đồng nghiệp. Xin trân trọng cám ơn! PTIT 1
  6. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao. Ở đây tổ chức sản xuất đơn giản chỉ là tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất đã được lập ra, vì vậy tổ chức sản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý sản xuất mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng phải thực hiện, nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Kỳ này ta sản xuất sản phẩm gì? Trả lời câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là nhu cầu ngắn hạn trên thị trường. - Sản phẩm được sản xuất ở đâu? (Bộ phận nào; công nghệ nào;), điều này phụ thuộc vào quy trình công nghệ gia công sản phẩm. - Ai sẽ sản xuất chúng? (người công nhân nào thực hiện gia công các sản phẩm khác nhau), điều này phụ thuộc vào lưu lượng công việc tại các nơi làm việc. - Cần bao nhiêu thời gian để sản xuất chúng? Nó phụ thuộc vào năng suất sản xuất của máy móc thiết bị, thời gian sản xuất các sản phẩm, hỏng hóc bất thường, thời gian vận chuyển, thời gian chờ đợi. Tổ chức sản xuất cần đưa ra các quyết định của người quản đốc phân xưởng hoặc cán bộ quản lý để thực hiện tốt một dự án hay một chương trình sản xuất đã được lập ra. Trong một doanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất được thực hiện ở hai cấp độ khác nhau: PTIT - Tổ chức sản xuất tập trung là xây dựng tiến trình đưa các lô sản phẩm vào sản xuất trong các bộ phận sản xuất tuỳ theo quy trình công nghệ, năng lực sản xuất của máy móc thiết bị và dự báo tiêu thụ sản phẩm ngắn hạn. Tổ chức sản xuất tập trung cũng chính là lập kế hoạch đưa vào sản xuất. - Tổ chức sản xuất phân tán là tổ chức sản xuất diễn ra trên các chỗ làm việc, tổ chức sản xuất phân tán là để thực hiện kế hoạch sản xuất đã được lập ra trong phương án tổ chức sản xuất tập trung 1.1.2. Ý nghĩa, mục đích của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 1- Mục đích Tổ chức quá trình sản xuất là nhằm thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau:  Chức năng kế hoạch hoá 2
  7. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Kế hoạch hoá những công việc khác nhau cần thực hiện trong một thời kỳ nhất định (chương trình sản xuất sản phẩm) - Kế hoạch hoá các phương tiện vật chất và lao động để thực hiện chương trình sản xuất  Chức năng thực hiện Thực hiện các nguyên công sản xuất khác nhau và theo dõi quá trình thực hiện đó  Chức năng kiểm tra - So sánh giữa kế hoạch và thực hiện - Tính toán mức chênh lệch so với kế hoạch và phân tích để tìm nguyên nhân. - Đưa các biện pháp nhằm khắc phục sự chênh lệch thời gian gia công các loạt sản phẩm khác nhau. Ở đây chúng ta muốn nhấn mạnh rằng tổ chức quá trình sản xuất phải đảm bảo sao cho các phương tiện vất chất và con người phải được sử dụng một cách tốt nhất, nhưng đồng thời phải tôn trọng những đòi hỏi về chất lượng và thời gian của khách hàng. Khi xây dựng chương trình sản xuất, chúng ta phải chú ý tới một số yêu cầu cơ bản đó là: - Cực tiểu mức dự trữ (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, sản phẩm cuối cùng) - Cực tiểu chi phí sản xuất - Cực tiểu chu kỳ sản xuất 2- Ý nghĩa của tổ chức sản xuất hợp lý trong doanh nghiệp Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt: - Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong doanh nghiệp. - Góp phần to lớn vàoPTIT việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp, tức là làm ăn có lãi. - Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp (không gây ô nhiễm, không gây độc hại). 1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. 1- Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng 3
  8. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Nguyên, nhiên, vật liệu mà mỗi doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và đa dạng và chúng còn được gọi là đối tượng lao động một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Vì vậy giữa nguyên nhiên vật liệu và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Sản xuất trong doanh nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Giá trị và giá trị sử dụng của nguyên, nhiên vật liệu được gia tăng gấp bội khi chúng được tiếp tục chế biến trong các doanh nghiệp để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chủng loại nguyên, nhiên vật liệu đơn giản hay phức tạp, chất lượng nguyên, nhiên vật liệu cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. Ngược lại. tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp ở trình độ cao hay thấp: thủ công, cơ khí hoá, tự động hoá đều đòi hỏi việc cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu phải đáp ứng yêu cầu. Nhìn chung, mối quan hệ giữa tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp và nguyên, nhiên, vật liệu thay đổi theo những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý và xác định cho được mức độ ảnh hưởng của nguyên, nhiên, vật liệu. 2- Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được hợp lý. Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc, nhiên, vật liệu mới. Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải biết và xác định được cho mình nên mua công nghệ nào, thiết bị, máy móc với nguyên, nhiên, vật liệu nào là thích hợp. Tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp nếu được ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thì nó cho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, sử dụng hợp lý công suất của máy móc thiết bị và sức lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong Tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nếu có được công nghệ mới, thiết bị máy móc hiện đại thì sẽ nâng cao đPTITược trình độ sản xuất, năng lực sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và xã hội. Ngoài ra, nếu đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn giúp doanh nghiệp sử dụng được nguyên, nhiên vật liệu thay thế và sử dụng tổng hợp nguyên, nhiên vật liệu. Như vậy, tiến bộ khoa học, kỹ thuật và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới và thiết bị, máy móc mới. 3- Chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất. Do sự phân công lao động xã hội nên mỗi doanh nghiệp chỉ thực hiện một số nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định từ đó tự lập loại hình chuyên môn hoá thích hợp. 4
  9. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp để xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp vào những công việc cùng loại nhất định. Quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp càng sâu đòi hỏi hiệp tác hoá giữa các doanh nghiệp càng phải chặt chẽ. Hiệp tác hoá là quá trình tổ chức phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, giữa chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chuyên môn hoá càng sâu, hiệp tác hoá càng phải chặt chẽ, tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp càng đơn giản. Do đó, trong quá trình tổ chức và tổ chức lại sản xuất, mỗi doanh nghiệp phải chú ý và coi trọng ảnh hưởng của yếu tố này, vì mục tiêu cơ bản của chuyên môn hóa và hợp tác hoá sản xuất của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mình. 4- Đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là vấn đề công nghiệp hoá và hiện đại hoá Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có những điều kiện khách quan chủ quan khác nhau, vì thế cần phải xác định rõ mục tiêu và các biện pháp thực hiện có hiệu quả mục tiêu trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử. Thực tiễn của nước ta cũng đã chỉ ra rằng trong mỗi thời kỳ kế hoạch, Đảng và nhà nước ta đều đề ra đường lối, chủ trương chính sách xây dựng, cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay không đều phải đi theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước để tiến hành tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển sang xây dựng một nền kinh tế thị trường nhưng Đảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo toàn diện, Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế vì vậy tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp có được duy trì, phát triển hay mở rộng phụ thuộc phần lớn vào đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. 1.1.4. Một số nguyên tắc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Tổ chức sản xuất trongPTIT doanh nghiệp được tiến hành theo những nguyên tắc chủ yếu sau : 1- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa với phát triển kinh doanh tổng hợp. Chuyên môn hóa là hình thức phân công lao động xã hội nhằm làm cho doanh nghiệp nói chung, các bộ phận sản xuất và các nơi làm việc nói riêng có nhiệm vụ chỉ sản xuất ra một (hoặc một số rất ít) loại sản phẩm, chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiến hành một (hoặc một số rất ít) bước công việc. Sản xuất chuyên môn hóa được coi là nhân tố rất quan trọng để nâng cao loại hình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tổ chức mua sắm vật tư, tổ chức lao động khoa học, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và công tác quản trị doanh nghiệp. 5
  10. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Ngày nay, sản xuất chuyên môn hóa được coi là xu hướng tất yếu của việc phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của công nghệ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu mà quyết định mức độ chuyên môn hóa cho thích hợp. Kinh doanh tổng hợp là những hoạt động kinh tế mang tính chất bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất công nghiệp đến sản xuất phi công nghiệp, từ sản xuất đến lưu thông phân phối và dịch vụ. Giữa các lĩnh vực này, có thể có hoặc không có mối quan hệ với nhau. Phạm vi kinh doanh tổng hợp trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng về nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng sinh lời của từng yếu tố trong mỗi lĩnh vực dự định kinh doanh. Chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp là hai vấn đề khác nhau, giữa chúng có tác động kiềm chế lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tổng hợp thì chuyên môn hóa sẽ bị co hẹp lại, do đó vấn đề đặt ra là khéo kết hợp với quan điểm trên góc độ toàn doanh nghiệp để xem xét thì thấy tuy mức độ chuyên môn hóa có giảm, song vần cần phải nâng cao trình độ chuyên môn hóa của từng bộ phận sản xuất và từng nơi làm việc. Chỉ như thế mới phù hợp với xu thế hiện nay là mỗi doanh nghiệp vừa thực hiện chuyên môn hóa vừa thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và kinh doanh tổng hợp trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. 2- Tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp phải bảo đảm tính cân đối Quá trình sản xuất cân đối là quá trình sản xuất được tiến hành trên cơ sở bố trí hợp lý, kết hợp chặt chẽ ba yếu tố của sản xuất: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Mối quan hệ tỷ lệ này nằm trong trạng thái động. Vì vậy một trong số các yếu tố này thay đổi, thì tất yếu phải xác lập lại mối quan hệ tỷ lệ mới. Đây chính là quá trình phá vỡ cân đối cũ, xác lập lại cân đối mới nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển với hiệu quả ngày càng cao. Sản xuất cân đối còn được thể hiện qua mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất: các đơn vị sản xuất chính, các đơn vị sản xuất phù trợ, các đơn vị sản xuất phụ, các đơn vị phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp. Mục đích của việc duy trì mối quan hệ này là nhằm bảo đảm sản xuất đồng bộ với hiệu quả cao và đây chính là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của tổ chức sản xuất hợp lý. PTIT Như chúng ta đã biết, tiến bộ khoa học phát triển rất nhanh chóng mà nhờ đó tạo ra ngày càng nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc mới, nguyên, nhiên vật liệu mới. Kết quả của sự tiến bộ này đã tạo ra điều kiện thuận lợi để xác lập và duy trì sản xuất cân đối trong doanh nghiệp. 3- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính nhịp nhàng Sản xuất được coi là nhịp nhàng khi số lượng sản phẩm sản xuất ra trong từng khoảng thời gian đã quy định (giờ, ca, ngày, đêm ) phải bằng nhau. Nói cách khác, sự nhịp nhàng của sản xuất thể hiện sự lặp lại của quá trình sản xuất trong khoảng thời gian như cũ ở mỗi nơi làm việc, mỗi ngành, mỗi phân xưởng và toàn doanh nghiệp với số lượng sản phẩm bằng nhau. 6
  11. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Sự nhịp nhàng của sản xuất chịu sự tác động của nhiều nhân tố như công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, kế hoạch hóa sản xuất, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị máy móc, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật, việc bố trí ca làm việc, trình độ thao tác của công nhân Nếu mỗi doanh nghiệp có biện pháp thích hợp để thực hiện phối kết hợp chặt chẽ các nhân tố này, bảo đảm sản xuất nhịp nhàng sẽ đem lại những tác dụng lớn đối với doanh nghiệp. Cụ thể như: + Thực hiện có hiệu quả các hợp đồng đã ký kết, bảo đảm việc cung ứng sản phẩm cho nhu cầu của thị trường và với xã hội một cách đều đặn. + Khắc phục được tình trạng sản xuất khi thì thong thả, cầm chừng, khi thì vội vã khẩn trương, gây nên những lãng phí về sức người, sức của. + Bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ và mối quan hệ hiệp tác, liên kết với các đơn vị kinh tế khác. 4- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải bảo đảm sản xuất liên tục Sản xuất hay quá trình sản xuất được coi là liên tục khi bước công việc sau thực hiện ngay sau khi bước công việc trước kết thúc không có bất kỳ sự gián đoạn nào về thời gian trong quá trình khai thác hoặc chế tạo sản phẩm. Sản xuất liên tục thể hiện trình độ liên tục của đối tượng lao động trong quá trình vận động từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác, từ khi còn là nguyên vật liệu đến lúc trở thành sản phẩm. Vì vậy việc bảo đảm sản xuất liên tục cần phải áp dụng các biện pháp sau : - Đối với nguyên, nhiên vật liệu phải đảm bảo cung ứng liên tục hoặc theo đúng thời hạn quy định cho nơi làm việc. - Đối với tư liệu lao động phải xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, máy móc. - Đối với lực lượng lao động, phải xây dựng kế hoạch tận dụng toàn bộ thời gian lao động, bố trí hợp lý ca làm việc, tổ chức đứng nhiều máy Bảo đảm sản xuất liên tục trên cơ sở thực hiện tốt các biện pháp đã nêu sẽ đem lại những tác dụng to lớn : PTIT + Tiết kiệm thời gian lao động trong sản xuất. + Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của thiết bị máy móc. + Góp phần bảo đảm sản xuất cân đối, nhịp nhàng. + Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao 1.1.5. Những chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Để phân tích và đánh giá trình độ tổ chức sản xuất của một doanh nghiệp, người ta thường dùng những chỉ tiêu sau đây: 1- Hệ số thời gian hoạt động Hệ số này được xác định bằng cách so sánh giữa thời gian hoạt động (thường tính bằng giờ) so với toàn bộ thời gian hoạt động của quá trình sản xuất. Thời gian hoạt động ở 7
  12. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp đây bao gồm thời gian lao động của công nhân và thời gian hoạt động của thiết bị, máy móc (trong trường hợp sản xuất tự động hoá). Hệ số này càng tiến gần tới 1, càng thể hiện tính liên tục của sản xuất. 2- Hệ số sản xuất đồng bộ đối với doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm gồm nhiều chi tiết, nhiều bộ phận hợp thành người ta sử dụng hệ số sản xuất đồng bộ để phân tích đánh giá trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số này được xác định bằng cách so sánh giữa thời gian lao động (hoặc giá trị) của thành phẩm với tổng số thời gian lao động (hoặc giá trị tổng sản lượng) thực hiện trong mỗi thời kỳ (tháng, quý, năm). Hệ số này càng gần 1 càng chứng tỏ sản xuất của doanh nghiệp đã diễn ra một cách cân đối nhịp nhàng (đều đặn) 1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế có thể nhìn nhận tổ chức sản xuất trên các góc độ khác nhau mà hình thành những nội dung tổ chức sản xuất cụ thể. Nếu coi tổ chức sản xuất như một trạng thái thì đó chính là các phương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phân bố chúng một cách hợp lý về không gian. Theo cách quan niệm này thì nội dung của tổ chức sản xuất gồm: - Hình thành cơ cấu sản xuất hợp lý. - Xác định loại hình sản xuất cho các nơi làm việc của bộ phận sản xuất một cách hợp lý, trên cơ sở đó xây dựng các bộ phận sản xuất. - Bố trí sản xuất nội bộ doanh nghiệp Tổ chức sản xuất còn có thể xem xét như là một quá trình thì đó chính là các biện pháp, các phương pháp, các thủ thuật để duy trì mối quan hệ và phối hợp hoạt động của các bộ phận sản xuất theo thời gianPTIT một cách hợp lý. Nội dung của tổ chức sẽ bao gồm: - Lựa chọn phương pháp tổ chức quá trình sản xuất. - Nghiên cứu chu kỳ sản xuất , tìm cách rút ngắn chu kỳ sản xuất. - Lập kế hoạch tiến độ sản xuất và tổ chức công tác điều độ sản xuất 1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp 1- Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp a/ Khái niệm về quá trình sản xuất trong doanh nghiệp Theo nghĩa rộng, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tích luỹ tiền tệ. Nói cách khác, đây là toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 8
  13. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Theo nghĩa hẹp, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình chế biến, khai thác, gia công phục hồi giá trị một loại sản phẩm nhờ kết hợp một cách chặt chẽ, hợp lý các yếu tố cơ bản của sản xuất. Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp luôn luôn có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là mặt vật chất - kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Mặt vất chất - kỹ thuật của sản xuất bao gồm sự tác động của sức lao động lên đối tượng lao động bằng các công cụ lao động cần thiết để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mặt kinh tế - xã hội của sản xuất cho thấy, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp còn là quá trình củng cố mối quan hệ sản xuất, quá trình lao động sáng tạo và hiệp tác của người lao động. b/ Phân loại quá trình sản xuất và nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp  Phân loại quá trình sản xuất Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp diễn ra trên cơ sở phân công lao động nội bộ doanh nghiệp, tức là trong các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi bộ phận chỉ thực hiện một phần công việc của quá trình sản xuất. Các quá trình sản xuất trong các bộ phận này được phân thành quá trình sản xuất chính, quá trình sản xuất phù trợ, quá trình sản xuất phụ và quá trình phục vụ sản xuất. Cần đặc biệt chú ý vai trò của quá trình sản xuất chính.  Nội dung của quá trình sản xuất chính Quá trình sản xuất chính làm nhiệm vụ khai thác, chế biến, gia công hoặc phục hồi giá trị một loại sản phẩm hay còn gọi là dịch vụ đặc trưng của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp bao gồm quá trình công nghệ, quá trình kiểm tra và quá trình vận chuyển. Trong đó, quá trình công nghệ có vai trò quan trọng hơn cả. Tuỳ theo phương pháp chế biến hay gia công được áp dụng trong doanh nghiệp mà quá trình công nghệ được chia thành nhiều hay ít giai đoạn công nghệ khác nhau và mỗi giai đoạn công nghệ lại được chia thPTITành nhiều bước công việc khác nhau. Bước công việc được gọi là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất. Đó là một phần việc của quá trình sản xuất, được thực hiện trên một nơi làm việc; do một công nhân hay một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối tượng lao động nhất định. Khi xem xét các bước công việc cần phải căn cứ vào 3 nhân tố: nơi làm việc; công nhân; đối tượng lao động; nếu một trong 3 nhân tố này thay đổi thì bước công việc cũng thay đổi. Việc phân chia bước công việc càng nhỏ, càng có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn hóa công nhân, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và sử dụng hợp lý công suất của thiết bị, máy móc. Tuy nhiên, thời gian gián đoạn trong sản xuất lại tăng lên trong một mức độ nhất định vì phải dừng lại ở nhiều nơi làm việc và phải chuyển nhiều lần từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác. Nói chung, việc chia thành nhiều bước công việc nhỏ chỉ phù hợp với trình độ sản xuất thủ công cũng như ở giai đoạn đầu của sản xuất cơ khí hoá. Cùng với việc phát triển các loại máy móc, thiết bị liên động và hệ thống tự động hoá, một xu hướng chung là gộp các bước công việc nhỏ thành những bước công việc lớn. 9
  14. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 2- Khái niệm cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Cơ cấu sản xuất là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, hình thức xây dựng những bộ phận ấy, sự phân bố về không gian và mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau. Cơ cấu sản xuất là một đặc tính chất lượng của hệ thống sản xuất. Đó chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của một hệ thống sản xuất. Cơ cấu sản xuất cũng thể hiện hình thức tổ chức của quá trình sản xuất sản phẩm, hình thức phân công lao động giữa các khâu, các bộ phận trong hệ thống, nó biểu hiện đặc điểm cụ thể của sự kết hợp các yếu tố sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm Mỗi doanh nghiệp nếu xác định hay xây dựng được một cơ cấu sản xuất hợp lý thì nó sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt: - Cơ cấu sản xuất cho doanh nghiệp thấy rõ hình thức tổ chức của quá trình sản xuất, tính chất phân công lao động giữa các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, đặc điểm của sự kết hợp lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. - Cơ cấu sản xuất là cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn phát triển và mở rộng doanh nghiệp phải có sự đầu tư thoả đáng cho cơ cấu sản xuất. - Cơ cấu sản xuất được coi là cơ sở khách quan để tạo lập bộ máy quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, muốn tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, không thể không hoàn thiện cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. 3- Các nguyên tắc hình thành cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Nguyên tắc chuyên môn hoá theo sản phẩm hay theo đối tượng lao động Theo nguyên tắc này, cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các bộ phận sản xuất chính theo sản phẩm được sản xuất. Mỗi bộ phận sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nào đó có khối lượng sản xuất lớn và ổn định trong một thời gian tương đối dài. - Nguyên tắc chuyên môn hoá theo công nghệ Theo nguyên tắc này, việc phân chia các bộ phận sản xuất chính căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm PTIThoặc các phương pháp công nghệ gia công chế biến sản phẩm. Mỗi bộ phận sản xuất đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định trong hành trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính hoặc một phương pháp công nghệ nào đó. Cơ cấu tổ chức sản xuất trong mỗi doanh doanh nghiệp được hình thành dựa trên kết cấu các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Dựa trên số lượng, chức năng, nhiệm vụ của của các bộ phận sản xuất, người ta sẽ tiến hành phân cấp các bộ phận sản xuất đó. 4- Các bộ phận và các cấp sản xuất trong doanh nghiệp a/ Các bộ phận sản xuất trong cơ cấu tổ chức sản xuất Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp thường được tiến hành tại các bộ phân sản xuất hay các phân xưởng sản xuất. Nếu sản phẩm có kết cấu phức tạp, quy trình công nghệ gia công sản phẩm phức tạp bao gồm nhiều nhiều nguyên công đòi hỏi sự tham gia của nhiều công nhân có nghề nghiệp 10
  15. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp khác nhau, sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau thuộc nhiều ngành kỹ thuật khác nhau (cơ khí, điện tử, hoá chất ) thì trong phạm vi một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sản xuất không thể đảm nhận thực hiện mọi nguyên công của một quá trình sản xuất sản phẩm được, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp có kết cấu phức tạp như ô tô, tầu thuỷ khi đó người ta có xu hướng hình thành nhiều bộ phận sản xuất hay phân xưởng cùng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Các bộ phân sản xuất này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong cơ cấu sản xuất của mỗi doanh nghiệp thường có những bộ phận sau:  Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất chính là những bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm chính của doanh nghiệp. Sản phẩm chính là những sản phẩm nằm trong danh mục kinh doanh của doanh nghiệp, được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vì thế chúng ta có thể hiểu tại sao phân xưởng cơ khí trong nhà máy cơ khí là bộ phận sản xuất chính, còn phân xưởng cơ khí trong nhà máy dệt thì không. Nhận thức này về bộ phận sản xuất chính cho phép tìm được nhân tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm mà hệ thống có thể sản xuất. Hơn nữa điều này còn cho phép hạch toán chính xác kết quả sản xuất.  Bộ phận sản xuất phù trợ Bộ phận sản xuất phù trợ là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính (sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính), bảo đảm cho sản xuất chính có thể tiến hành đều đặn và liên tục. Thí dụ, trong nhà máy cơ khí muốn hoạt động đều đặn và liên tục cần phải có các bộ phận cung cấp hơi, điện, sửa chữa khuôn mẫu và dụng cụ cắt, gọt Đây là những bộ phận sản xuất phù trợ.  Bộ phận sản xuất phụ Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để chế tạo ra những loại sản phẩm phụ, ngoài danh mục sản phẩm thiết kế. Thí dụ, trong nhà máy dệt kim Đông xuân đã tậnPTIT dụng vải vụn để may áo, mũ, tất trẻ em. Cần chú ý một điểm là quy mô của những bộ phận này phát triển đến một mức độ nào đó thì chúng không còn là sản phẩm phụ nữa mà trở thành các bộ phận sản xuất chính của một doanh nghiệp liên hợp.  Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất là bộ phận được tổ chức ra nhằm bảo đảm việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động. Bộ phận này thường bao gồm hệ thống kho tàng, lực lượng vận chuyển nội bộ và vận tải bên ngoài doanh nghiệp. b/ Các cấp sản xuất trong doanh nghiệp Các cấp sản xuất trong doanh nghiệp phản ánh kết quả của việc phân công lao động nội bộ doanh nghiệp. Không kể doanh nghiệp liên hợp, các cấp sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm phân xưởng, ngành và nơi làm việc. 11
  16. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Phân xưởng: là đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu của doanh nghiệp (quy mô lớn) có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hoặc hoàn thành một giai đoạn công nghệ của quá trình sản xuất. Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch của doanh nghiệp giao cho, phân xưởng tiến hành mọi hoạt động trên cơ sở hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp. - Ngành (buồng máy): là đơn vị tổ chức sản xuất nằm trong phân xưởng có quy mô lớn, trong ngành có nhiều nơi làm việc, có quan hệ mật thiết với nhau về mặt công nghệ hoặc sản phẩm. Ở đây, công nhân cùng thực hiện một số thao tác nhất định hoặc tiến hành những bước công việc khác nhau để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm (hoặc sản phẩm giống nhau). Như vậy, ngành có thể được chuyên môn hoá theo công nghệ như công nghệ chia chọn thư, công nghệ chia chọn bưu kiện hoặc được chuyên môn hoá theo đối tượng bộ phận khai thác bưu kiện, bộ phận khai thác bưu phẩm Ở những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường không có cấp phân xưởng, trong trường hợp này ngành trở thành đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu của doanh nghiệp. Việc bỏ cấp phân xưởng trong doanh nghiệp chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi các ngành được tổ chức theo nguyên tắc “đối tượng khép kín”. Nói cách khác trong quá trình chế biến, đối tượng lao động không phải di chuyển qua lại giữa các ngành mà đi theo một đường thẳng. - Nơi làm việc: là đơn vị cơ sở, khâu đầu tiên của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, là phần diện tích sản xuất mà đó đó một công nhân hay một nhóm công nghân sử dụng thiết bị, máy móc, dụng cụ để hoàn thành một bước công việc trong việc chế tạo sản phẩm. Tại nơi làm việc có thể có một công nhân điều khiển một máy hoặc một nhóm công nhân trông coi nhiều máy, hoặc một nhóm công nhân cùng điều khiểu một thiết bị. c/ Các kiểu cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Các kiểu cơ cấu sản xuất được hình thành bởi các cách liên hợp, phối hợp khác nhau của các cấp sản xuất. Việc lựaPTIT chọn kiểu cơ cấu sản xuất hợp lý, thích hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp với những đặc điểm sản xuất, kỹ thuật của doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của tổ chức sản xuất. Ở nước ta hiện nay có các kiểu cơ cấu sản xuất sau đây: Doanh nghiệp – Phân xưởng – ngành – Nơi làm việc Doanh nghiệp – Phân xưởng – Nơi làm việc Doanh nghiệp – Ngành – Nơi làm việc Doanh nghiệp – Nơi làm việc Trong một doanh nghiệp có thể cùng tồn tại một vài kiểu cơ cấu sản xuất khác nhau. 5- Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau: 12
  17. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp a/ Chủng loại, đặc điểm kết cấu và chất lượng sản phẩm Nếu chủng loại sản phẩm ít thì cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp đơn giản. Đặc điểm của kết cấu sản phẩm như số lượng chi tiết, tính phức tạp của kỹ thuật sản xuất, mức độ chính xác của các chi tiết đều có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. b/ Chủng loại, khối lượng và tính cơ lý hoá của nguyên vật liệu Chủng loại, khối lượng nguyên vật liệu, tính chất cơ, lý, hoá của chúng không chỉ ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích kho tàng, phương pháp bảo quản, đến số và chất lượng phương tiện vận chuyển . và cuối cùng ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. c/ Máy móc, thiết bị công nghệ Việc lựa chọn máy móc, thiết bị công nghệ tuy không phải là nội dung của việc xác định cơ cấu sản xuất, song nó lại liên quan mật thiết đến sự hình thành cơ cấu sản xuất. Chẳng hạn, như việc áp dụng dây chuyền tự động đòi hỏi một cơ cấu sản xuất khác hẳn so với việc áp dụng dây chuyền của các máy móc thiết bị vạn năng. d/ Trình độ chuyên môn hoá, hiệp tác hoá của doanh nghiệp Doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hoá cao, hiệp tác hoá sản xuất rộng sẽ có cơ cấu sản xuất đơn giản hơn những doanh nghiệp khác. Ví dụ, do việc mở rộng hiệp tác với các đơn vị khác trong việc cung cấp dụng cụ, đồ bao gói hoặc sửa chữa máy móc, thiết bị, doanh nghiệp không cần phải tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phù trợ. Nhờ đó mà cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp sẽ đơn giản và gọn nhẹ. 6- Phương hướng hoàn thiện cơ cấu sản xuất Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất mang tính khách quan, và chúng luôn biến đổi, chính vì thế cơ cấu sản xuất cần phải được hoàn thiện phù hợp với những điều kiện đã và đang được hình thành. Một cơ cấu sản xuất được coi là hợp lý khi nó phản ánh đầy đủ và đúng đắn quá trình sản xuất sản phẩm, những đặc điểm về công nghệ chế tạo, quy mô và loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, nó phảiPTIT bảo đảm tính hợp lý xét trên cả hai mặt: sắp xếp bố trí các bộ phận sản xuất trong không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng trên cơ sở tăng cường chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất. Ngoài ra, cơ cấu sản xuất cũng phải đảm bảo khả năng nhất định trong quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ cấu sản xuất có thể giải quyết theo các hướng sau: - Lựa chọn đúng đắn nguyên tắc (hình thức) xây dựng bộ phận sản xuất Các bộ phận sản xuất trong hệ thống sản xuất có thể xây dựng theo các nguyên tắc (hình thức) công nghệ, đối tượng hay hỗn hợp. - Giải quyết quan hệ cân đối giữa các bộ phận sản xuất chính với các bộ phận sản xuất phù trợ và phục vụ khác, bảo đảm sự cân đối giữa các bộ phận sản xuất. Với một hệ thống sản xuất sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ các bộ phận sản xuất chính. Vì vậy, muốn gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm trước hết trông cậy 13
  18. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp vào hoạt động của chúng. Song vấn đề không hoàn toàn như vậy, các bộ phận sản xuất phù trợ và phục vụ luôn có tác dụng gia tăng hiệu quả hoạt động của sản xuất chính. Trong điều kiện trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất của các bộ phận phụ trợ và phục vụ chiếm một tỷ trọng lớn lực lượng lao động, diện tích sản xuất. Việc mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ của sản xuất chính luôn phải chú ý đến tương quan phát triển của bộ phận sản xuất phụ trợ và phục vụ. Điều đó, cho phép sử dụng triệt để khả năng sản xuất của các bộ phận sản xuất chính, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục hiệu quả. - Coi trọng bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí mặt bằng tạo ra sự hợp lý trong cách sắp xếp bố trí các bộ phận trong không gian, đảm bảo các mối liên hệ sản xuất chặt chẽ giữa các bộ phận sản xuất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm diện tích sản xuất. 1.2.2. Tổ chức sản xuất về không gian và thời gian Nếu xét về mặt không gian thì nội dung của công tác tổ chức sản xuất bao gồm việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất bảo đảm sự cân đối giữa các bộ phận sản xuất và bố trí tổng mặt bằng của doanh nghiệp. Nếu xét về mặt thời gian, thì nội dung của công tác tổ chức sản xuất bao gồm việc tính toán, quy định độ dài của chu kỳ sản xuất và lựa chọn phương thức phối hợp các bước công việc của quá trình sản xuất. 1- Tổ chức sản xuất về không gian Việc lựa chọn đúng đắn và hợp lý các hình thức tổ chức, các bộ phận sản xuất (phân xưởng, ngành) có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quá trình sản xuất sẽ diễn ra một cách trôi chảy, các bộ phận sản xuất tiến hành một cách nhịp nhàng, cân đối và liên tục. Về mặt không gian, các bộ phận sản xuất thường được tổ chức theo các hình thức: Công nghệ, đối tượng và hỗn hợp. a/ Hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ Theo hình thức này việcPTIT phân chia các phân xưởng sản xuất chính dựa vào hành trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc các phương pháp công nghệ gia công chế biến sản phẩm. Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định trong hành trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính hoặc một phương pháp công nghệ nào đó. Ở đây, người ta bố trí thiết bị, máy móc cùng loại. Tên của phân xưởng hay ngành được gọi theo tên của thiết bị, máy móc hoặc phương pháp công nghệ. Ví dụ: Một công ty dệt sản xuất các loại vải công nghiệp đã căn cứ vào hành trình công nghệ sản xuất vải bao gồm 3 giai đoạn chính là: kéo sợi, dệt vải và nhuộm – In hoa đã quyết định thành lập 3 phân xưởng sản xuất chính trong hệ thống sản xuất của mình là Phân xưởng sợi; phân xưởng dệt và phân xưởng nhuộm. Trường hợp này ta nói rằng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ. Chuyên môn hoá công nghệ được áp dụng khi doanh nghiệp phải sản xuất nhiều loại sản phẩm có khối lượng sản xuất không lớn với quy trình công nghệ gia công chúng khác 14
  19. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp nhau.Chẳng hạn để sản xuất xe đạp người ta phải gia công hàng vài chục loại chi tiết phụ tùng có quy trình công nghệ hoàn toàn khác nhau, khi đó người ta bố trí thiết bị theo những nhóm máy có cùng chức năng (nhóm máy tiện, nhóm máy mài, nhóm máy phay ). Trong một bệnh viện quy trình chữa bệnh khác nhau tuỳ thuộc vào bệnh nhân, theo hình thức chuyên môn hoá công nghệ, khi đó hệ thống sản xuất được bố cục thành các chuyên khoa (tim mạch, hô hấp, tiêu hoá ). Trong trường đại học có nhiều chương trình đào tạo cho những đối tượng khác nhau, theo hình thức chuyên môn hoá công nghệ hệ thống sản xuất hình thành các bộ môn theo môn học (toán, vật lý, tin, kinh tế, điện tử ). Như vậy mỗi bộ phận trong hệ thống sản xuất bán “kinh nghiệm chuyên môn” của mình chứ không phải bán “sản phẩm” riêng.  Ưu điểm Các phân xưởng sản xuất được tạo nên bởi hình thức chuyên môn hoá công nghệ, do tập trung các thiết bị công nghệ cùng loại và các phương pháp gia công công nghệ lại với nhau nên đã đem lại những ưu điểm sau: - Có khả năng thích ứng cao với sự biến động về thị trường sản phẩm. Điều này thấy rất rõ trong hệ thống sản xuất của các trường đại học, trong các bệnh viện và trong các ngành sản xuất công nghiệp có sự cạnh tranh khốc liệt, có môi trường kinh doanh biến động như may mặc, cơ khí, điện dân dụng, thuỷ tinh hệ thống sản xuất và mặt bằng ít biến động khi sản phẩm thay đổi. - Việc quản lý kỹ thuật chuyên môn đơn giản vì tính thống nhất về chuyên môn kỹ thuật trong một phân xưởng sản xuất; có khả năng tập trung các chuyên gia để xử lý những vấn đề chuyên môn đặc biệt và có khả năng tận dụng được năng lực sản xuất của thiết bị máy móc; đặc biệt với những thiết bị gặp sự cố hoặc tiến hành sửa chữa thì ảnh hưởng không lớn tới tiến trình sản xuất tổng thể. - Công nhân thao tác cố định một loại thiết bị thuận lợi cho việc nâng cao kỹ năng chuyên môn của họ.  Nhược điểm Các phân xưởng sản xuất chuyên môn hoá công nghệ do không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất toàn bPTITộ một sản phẩm bởi một sản phẩm phải qua nhiều phân xưởng sản xuất mới được hoàn thành, điều này đã tạo nên những nhược điểm sau: - Con đường lưu chuyển của sản phẩm trong quá trình sản xuất dài, lượng công việc lưu chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm tương đối nhiều. - Thời gian ngừng, đợi sản phẩm trong quá trình sản xuất tăng, kéo dài thời kỳ sản xuất, tăng số lượng bán thành phẩm và đây cũng là điểm bị chiếm dụng vốn nhiều nhất. - Sự hợp tác, qua lại giữa các đơn vị sản xuất là thường xuyên khiến công tác quản lý kế hoạch tác nghiệp sản xuất, quản lý bán thành phẩm trở nên khá phức tạp. b/ Hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá sản phẩm Theo hình thức này, mỗi phân xưởng hay ngành chỉ chế tạo một loại sản phẩm hoặc một loại chi tiết nhất định. Quá trình chế biến kể từ khi đưa nguyên liệu, vật liệu vào cho đến khi ra sản phẩm (thành phẩm) đều ở trong phân xưởng hay ngành đó. 15
  20. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Hệ thống sản xuất chuyên môn hoá sản phẩm thường hình thành các dây chuyền sản xuất khép kín cho từng sản phẩm tạo ra những đường di chuyển thẳng dòng của sản phẩm trong khi sản xuất.  Ưu điểm Các phân xưởng được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá sản phẩm có các ưu điểm sau: - Rút ngắn cự ly lưu chuyển nguyên vật liệu trong quá trình gia công sản phẩm, tiết kiệm nhân lực, thiết bị và chi phí lưu chuyển, giảm bớt sự chiếm dụng kho và diện tích sản xuất. - Giảm bớt thời gian ngừng nghỉ và chờ đợi trong quá trình gia công sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm lượng tồn kho bán thành phẩm trong quá trình gia công, tiết kiệm vốn. - Có lợi cho việc sản xuất ra các sản phẩm hoàn thiện một cách đúng lúc, đúng số lượng và đồng bộ. - Thuận tiện cho việc áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến như sản xuất dây chuyển, sản xuất theo nhóm - Giảm bớt mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị sản xuất, từ đó có thể đơn giản hoá công tác công tác kế hoạch tác nghiệp sản xuất và công tác khống chế sản xuất. - Có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm về chất lượng và về giá thành. Do mỗi phân xưởng sản xuất được tạo nên theo nguyên tắc chuyên môn hoá sản phẩm về cơ bản có thể độc lập hoàn thành nhiệm vụ sản xuất một sản phẩm nào đó, cho nên phải chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm đó.  Nhược điểm Nhược điểm của các phân xưởng được tạo nên dựa trên nguyên tắc chuyên môn hoá theo sản phẩm là: - Do thiết bị cùng loại phân tán trong nhiều phân xưởng khác nhau cho nên quản lý kỹ thuật trở nên phức tạp và kémPTIT hiệu quả. Do vậy làm tỷ lệ tận dụng của những thiết bị này tương đối thấp, có khi chỉ một thiết bị gặp sự cố là ảnh hưởng đến công việc của toàn bộ đơn vị sản xuất. - Chi phí đầu tư để mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị thường rất lớn vì người ta sử dụng các thiết bị chuyên dùng cho từng loại sản phẩm, điều đó còn gây thiệt hại lớn khi ta thay đổi sản phẩm vì khả năng chuyển đổi thấp. Khắc phục điều này hiện nay người ta đã thiết kế và chế tạo các loại thiết bị điều chỉnh linh hoạt với chi phí điều chỉnh thấp khi thay đổi sản phẩm làm cho tính linh hoạt của hệ thống sản xuất được nâng lên. Tuy hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc sản phẩm có nhiều ưu điểm, song không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thiết và có thể tổ chức theo hình thức này. Bởi vì hình thức này chỉ thích hợp khi doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ổn định, sản lượng của một loại sản phẩm hay chi tiết khá lớn. Ngược lại nếu doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất 16
  21. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp thường thay đổi thì việc áp dụng hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ lại hợp lý và có hiệu quả hơn. Tổng chi phí Chi phí CPCĐ khi chuyên môn CPBĐ cho 1 sản phẩm thấp hoá sản phẩm CPBĐ cho 1 sản phẩm cao CPCĐ khi chuyên môn hoá công nghệ sản lượng thấp chuyên sản lượng cao chuyên môn hoá theo công môn hoá theo sản nghệ phẩm Hình 1.1: So sánh tổng chi phí theo sản lượng giữa hai mô hình hệ thống sản xuất Để tận dụng những ưu điểm của hai hình thức nêu trên, người ta còn áp dụng hình thức hỗn hợp để để bố trí các bộ phận sản xuất. c/ Hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc hỗn hợp Hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc này, nghĩa là trong một doanh nghiệp, hay trong cùng một phân xưởng sẽ gồm một số bộ phân tổ chức theo nguyên tắc chuyên môn hoá theo sản phẩm còn một số khác lại theo nguyên tắc chuyên môn hoá theo công nghệ. 2- Tổ chức sản xuất về thời gianPTIT a/ Chu kỳ sản xuất và phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất.  Khái niệm và ý nghĩa của chu kỳ sản xuất Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản xuất hay sản phẩm hoàn chỉnh. Chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian lịch tức là sẽ bao gồm cả thời gian sản xuất và thời gian nghỉ chế độ. Chu kỳ sản xuất bao gồm các loại thời gian sau đây: - Thời gian hoàn thành các bước công nghệ theo quá trình công nghệ (tcn) - Thời gian kiểm tra kỹ thuật (tkt) 17
  22. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Thời gian gián đoạn do sản phẩm dở dang ngừng vận động, dừng lại tại các nơi làm việc, kho trung gian trong những ngày và ca không làm việc (tgd) - Thời gian vận chuyển (tvc) - Thời gian của các quá trình tự nhiên tác động vào đối tượng lao động (ttn) Tck = ∑ tcn + ∑ tkt + ∑ tgd + ∑ tvn + ∑ ttn Chu kỳ sản xuất là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định. Chu kỳ sản xuất làm cơ sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ. Chu kỳ sản xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Chu kỳ sản xuất càng ngắn biểu hiện trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất. Chu kỳ sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất. Trong thị trường cạnh tranh nhiều biến động, chu kỳ sản xuất càng ngắn càng nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất đáp ứng với những thay đổi.  Phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất. Chu kỳ sản xuất chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố song chúng ta có thể phân các yếu tố ảnh hưởng đó thành hai nhóm lớn đó là: nhóm các yếu tố thuộc về kỹ thuật sản xuất, nhóm các yếu tố thuộc về trình độ tổ chức sản xuất. Do đó phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất sẽ nhằm vào hai hướng cơ bản này. - Một là, cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình hay phương pháp công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm làm giảm thời gian của quá trình công nghệ và thay thế quá trình tự nhiên bằng quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn. Việc giảm thời gian quá trình công nghệ còn được thực hiện bằng nhiều biện pháp như thực hiện chuyên môn hoá các bộ phận sản xuất và các nơi làm việc, tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá và trang bị các máy móc có năng suất cao, áp dụng loại công nghệ hiện đại và phương pháp tổ chức tiên tiến. - Hai là, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, hạn chế và xoá bỏ thời gian gián đoạn, tăng cường công tác kiểm tra, tiến hành sửa chữa thiết bị, máy móc trong những ca không sản xuất; tăng cường công tác điềuPTIT độ sản xuất nhằm xoá bỏ thời gian ngừng việc do thiếu nguyên liệu hoặc do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sản xuất. Biện pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở đây là lựa chọn hợp lý phương thức phối hợp các bước công việc nhằm rút ngắn thời gian công nghệ. b/ Những phương thức phối hợp các bước công việc Phương thức phối hợp các bước công việc có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian chu kỳ sản xuất, vì sẽ ảnh hưởng đến thời tổng thời gian công nghệ. Tổng thời gian công nghệ chiếm tỷ trọng đáng kể trong chu kỳ sản xuất đó chính là tổng thời gian thực hiện các bước công việc trong quá trình công nghệ. Thời gian bước công việc phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật, và những điều kiện sản xuất khác. Giả sử các điều kiện đó không thay đổi, nghĩa là thời gian bước công việc không thay đổi, thì tổng thời gian công nghệ vẫn có thể khác nhau, bởi cách thức mà chúng ta phối hợp các bước công việc một cách tuần tự hay đồng thời. Phối hợp các bước công việc không những ảnh hưởng đến thời gian công nghệ, mà nó còn ảnh hưởng tới các mặt hiệu quả khác như mức sử dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động 18
  23. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Ví dụ: chúng ta muốn chế tạo chi tiết A gồm năm bước công việc có thứ tự và thời gian thực hiện các bước công việc như sau: Bảng1.1: Thời gian thực hiện các bước công việc TT Bước công việc Thời gian (phút) 1 I 6 2 II 4 3 III 5 4 IV 7 5 V 4 Mỗi loạt chế biến 4 chi tiết. Hãy tìm các phương thức phối hợp bước công việc và tổng thời gian công nghệ tương ứng? Trên góc độ đối tượng lao động để xem xét ta thấy những phương thức phối hợp các bước công việc tương ứng với các hình thức vận động của đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. Trong thực tiễn, các doanh nghiệp thường sử dụng các phưong thức phối hợp các bước công việc sau đây để rút ngắn thời gian công nghệ của chu kỳ sản xuất.  Phương thức phối hợp tuần tự Theo phương thức phối hợp tuần tự, mỗi chi tiết của loạt chế biến phải chờ cho toàn bộ chi tiết của loạt ấy chế biến xong ở bước công việc trước mới được chuyển sang chế biến ở bước công việc sau. Các bước công việc sẽ được chế biến một cách tuần tự. Khi áp dụng phương thức này, lượng sản phẩm dở dang ở nơi làm việc sẽ lớn, chiếm nhiều diện tích sản xuất, thời gian công nghệ bị kéo dài. Sơ đồ biểu diễn như sau: PTIT Hình 1.2: Sơ đồ phối hợp tuần tự các bước công việc Công thức tính thời gian công nghệ tuần tự như sau: m Tcntt = n ti i 1 Tcntt : Thời gian công nghệ theo phương thức tuần tự Ti: Thời gian thực hiện bước công việc thứ i 19
  24. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp n: số chi tiết của một loạt m: số bước công việc trong quá trình công nghệ Trong ví dụ ta có: Tcntt = 4 x 26 = 104 phút Phương thức này áp dụng ở các bộ phận phải đảm nhiệm sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui trình công nghệ khác nhau, trong sản xuất hàng loạt nhỏ đơn chiếc.  Phương thức phối hợp song song. Theo phương thức này việc sản xuất sản phẩm được tiến hành đồng thời trên tất cả các nơi làm việc. Nói cách khác trong cùng một thời điểm, loạt sản phẩm được chế biến ở tất cả các bước công việc. Mỗi chi tiết sau khi hoàn thành ở bước công việc trước được chuyển ngay sang bước công việc sau, không phải chờ các chi tiết của cả loạt. Sơ đồ biểu diễn như sau: Hình 1.3 : Sơ đồ phối hợp song song các bước công việc Thời gian công nghệ theo phương thức song song: Tcnss = a + b + c = (6+4+5 +7+4) + (4 - 1) x7 = 47 phút. Công thức tổng quát: m Tcnss = ti (n 1)tmax PTITi 1 Trong đó: tmax là thời gian của bước công việc dài nhất. Thời gian công nghệ thực hiện theo phương thức song song rất ngắn vì các đối tượng không phải nằm chờ, nhưng nếu phối hợp các bước công việc theo nguyên tắc này có thể xuất hiện thời gian nhàn rỗi ở các nơi làm việc do bước công việc trước dài hơn bước công việc sau. Phương thức này áp dụng tốt cho loại hình sản xuất khối lượng lớn đặc biệt trong trường hợp thời gian bước công việc bằng nhau hay lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất.  Phương thức phối hợp hỗn hợp Phương thức hỗn hợp thực chất là sự kết hợp của phương thức song song và tuần tự. Khi chuyển từ bước công việc trước sang bước công việc sau mà bước công việc sau có thời gian chế biến lớn hơn ta có thể chuyển song song. Khi bước công việc sau có thời gian nhỏ 20
  25. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp hơn bước công việc trước ta chuyển tuần tự cả đợt, sao cho chi tiết cuối cùng của loạt được chế biến ở bước công việc sau ngay khi nó hoàn thành ở bước công việc trước. Sơ đồ biểu diễn như sau: Hình 1.4: Sơ đồ phối hợp hỗn hợp các bước công việc Thời gian công nghệ theo phương thức hỗn hợp Tcnhh = (6 + 4 + 5 + 7 + 4) + (4 – 1) x [(6 + 7) – 4 ] = 53 phút Công thức tổng quát m Tcnhh = ti (n 1)(td tn ) i 1 td : là tổng thời.gian các bước công việc dài hơn tn : Là tổng thời gian các bước công việc ngắn hơn. Người ta gọi bước công việc “dài hơn” khi nó nằm giữa hai bước công việc có thời gian chế biến ngắn hơn. Bước công việc được coi là “ngắn hơn” khi nó nằm giữa hai bước công việc có thời gian chế biến dài hơn. Nếu trước hoặc sau nó không có bước công việc nào cả thì xem như bước công việc đó có thời gian chế biến bằng 0. Trong trường hợp có một bước công việc nào đó nằm giữaPTIT một bước công việc lớn hơn và một bước công việc nhỏ hơn thì người ta bỏ đi, không cần tính đến. Phương thức đã loại bỏ được sự nhàn rỗi tại các nơi làm việc khi thời gian thực hiện các bước công việc khác nhau. Nó có thể áp dụng cho các loại hình sản xuất hàng loạt. 1.2.3. Loại hình sản xuất và các phương pháp tổ chức sản xuất 1- Loại hình sản xuất a/ Khái niệm loại hình sản xuất Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức - kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất được qui định chủ yếu bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc. Thực chất, loại hình sản xuất là dấu hiệu biểu thị trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc. Loại hình sản xuất là căn cứ rất quan trọng cho công tác quản lý hệ thống sản xuất hiệu quả. Hiện nay có thể chia loại hình sản xuất thành các loại như 21
  26. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn, sản xuất hàng loạt trong đó có sản xuất hàng loạt lớn, sản xuất hàng loạt vừa sản xuất hàng loạt nhỏ, sản xuất đơn chiếc và sản xuất dự án. Nói đến loại hình sản xuất tức là muốn nó đến từng nơi làm việc. Vì thế, nếu muốn xác định loại hình sản xuất cho một bộ phận sản xuất, một phân xưởng hay xí nghiệp ta phải căn cứ vào loại hình sản xuất nào chiêm ưu thế nhất. Cũng cần chú ý rằng ranh giới giữa các loại hình sản xuất chỉ có tính tương đối mà thôi. b/ Đặc điểm các loại hình sản xuất  Loại hình sản xuất khối lượng lớn Sản xuất khối lượng lớn biểu hiện rõ nhất đặc tính của hệ thống sản xuất liên tục. Đặc điểm của loại hình sản xuất khối lượng lớn là nơi làm việc chỉ tiến hành chế biến một loại chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiến hành một bước công việc nhất định. Như vậy, nơi làm việc được chuyên môn hoá rất cao. Với loại hình sản xuất này, người ta hay sử dụng các máy móc thiết bị và dụng cụ chuyên dùng. Các nơi làm việc được bố trí theo nguyên tắc đối tượng. Công nhân được chuyên môn hóa cao. Đường đi sản phẩm ngắn, ít quanh co, sản phẩm dở dang ít. Kết quả sản xuất được hạch toán đơn giản và khá chính xác.  Đặc điểm của các loại hình sản xuất hàng loạt Trong loại hình sản xuất hàng loạt, nơi làm việc được phân công chế biến một số loại chi tiết, bước công việc khác nhau. Các chi tiết, bước công việc này được thay nhau lần lượt chế biến theo định kỳ. Nếu chủng loại chi tiết bước công việc phân công cho nơi làm việc ít với số lượng mỗi loại lớn thì gọi là sản xuất hàng loạt lớn. Trái lại, nếu chủng loại chi tiết, bước công việc qua nơi làm việc lớn, mà khối lượng của mỗi loại nhỏ thì người ta gọi là sản xuất hàng loạt nhỏ. Loại hình sản xuất nằm giữa hai loại hình sản xuất trên có thể gọi là sản xuất hàng loạt vừa. Trên các nơi làm việc sản xuất hàng loạt, quá trình sản xuất sẽ liên tục khi nó đang chế biến một loạt chi tiết nào đó, nhưng khi chuyển từ loại chi tiết này sang loại chi tiết khác thì phải có thời gian tạm ngừng sản xuất. Trong khoảng thời gian ngừng sản xuất này, người ta thực hiện việc điều chỉnh máyPTIT móc thiết bị, thay đổi dụng cụ, thu dọn nơi làm việc Như vậy, thời gian gián đoạn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong toàn bộ thời gian sản xuất. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng công suất máy móc thiết bị, đến năng suất lao động của công nhân, cũng như ảnh hưởng tới dòng dịch chuyển liên tục của các đối tượng.  Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc Sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất thuộc sản xuất gián đoạn. Trong sản xuất đơn chiếc, các nơi làm việc thực hiện chế biến nhiều loại chi tiết khác nhau hoặc nhiều bước công việc khác nhau trong quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Mỗi loại chi tiết được chế biến với khối lượng rất ít, thậm chí có khi chỉ một chiếc. Các nơi làm việc không chuyên môn hóa, được bố trí theo nguyên tắc công nghệ. Máy móc thiết bị van năng thường được sử dụng trên các nơi làm việc. Công nhân thành thạo một nghề và biết nhiều nghề. Thời gian gián đoạn lớn. Loại hình sản xuất đơn chiếc có tính linh hoạt cao.  Đặc điểm của sản xuất dự án 22
  27. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Sản xuất dự án cũng là một loại sản xuất gián đoạn, nhưng các nơi làm việc tồn tại trong khoảng thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một loại sản phẩm hay đơn hàng nào đó. Sự tồn tại của nơi làm việc ngắn nên máy móc thiết bị, công nhân, thường phải phân công theo công việc, khi công việc kết thúc có thể phải giải tán lực lượng lao động này hoặc di chuyển đến các công việc khác. Vì thế, người ta có thể sử dụng công nhân các bộ từ các bộ phận khác nhau trong tổ chức để phục vụ một dự án. Trong loại hình sản xuất này hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thấp, công nhân và máy móc thiết bị thường phải phân tán cho các dự án khác nhau, vì thế đế nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, nó phải tổ chức theo cơ cấu ma trận. Cơ cấu này có khả năng tập trung điều phối sử dụng hợp lý các nguồn lực của hệ thống, cơ cấu ngang hình thành theo các dự án có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động khác nhau phù hợp với tiến độ của từng dự án. c/ Các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất Mỗi loại hình sản xuất có những đặc tính riêng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý sản xuất. Việc lựa chọn loại hình sản xuất không thể tiến hành một cách tùy tiện, bởi vì loại hình sản xuất luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố có tính khách quan. Trước khi phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chúng ta cần khẳng định một điều là có những doanh nghiệp do đặc tính công nghệ của chúng mà nó buộc phải tổ chức theo một loại hình nhất định. Ví dụ: ngành điện lực, hóa chất, khai thác mỏ Đối với hầu hết các xí nghiệp thì việc xác định loại hình sản xuất phải căn cứ vào các nhân tố sau:  Trình độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao thể hiện ở chủng loại sản phẩm nó sản xuất ít và số lượng sản phẩm mỗi loại lớn. Điều kiện chuyên môn hóa của xí nghiệp như vậy cho phép có thể chuyên môn hóa cao đối với các nơi làm việc và bộ phận sản xuất. Chuyên môn hóa còn có thế dẫn tới khả năng tăng cường hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp làm giảm chủng loại và gia tăng khối lượng chi tiết bộ phận chế biến trong doanh nghiệp nâng cao hơn nữa loại hình sản xuất.  Mức độ phức tạp của kết cấu sản phẩm Sản phẩm có kết cấu phứcPTIT tạp là sản phẩm gồm nhiều chi tiết hợp thành, yêu cầu về kỹ thuật cao, quá trình công nghệ gồm nhiều dạng gia công khác nhau, nhiều bước công việc khác nhau. Sản phẩm càng phức tạp phải trang bị nhiều loại máy móc thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Vì thế, khó khăn trong việc chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại hình sản xuất. Sản phẩm càng đơn giản càng có nhiều khả năng chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại hình sản xuất.  Qui mô sản xuất của doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp biểu hiện ở sản lượng sản phẩm sản xuất, số lượng máy móc thiết bị, số lượng công nhân Quy mô xí nghiệp càng lớn càng dễ có điều kiện chuyên môn hóa các nơi làm việc và bộ phận sản xuất. Các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất là khách quan, chúng gây ra tác động tổng hợp lên loại hình sản xuất. Hơn nữa, các nhân tố ảnh hưởng lên loại hình sản xuất luôn biến đổi nên công tác tổ chức sản xuất phải nghiên cứu phát hiện các yếu tố này để điều chỉnh 23
  28. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp loại hình sản xuất thích hợp. Ngoài ra, với những điều kiện nhất định, nếu chúng ta chủ động đưa ra các biện pháp thích hợp thì có thể làm ổn định nhiệm vụ sản xuất cho các nơi làm việc. Ví dụ, phân phối kế hoạch sản xuất sản phẩm nhằm giảm chủng loại chi tiết, sản phẩm chế biến trong từng khoảng thời gian, hoặc tăng cường việc gia công hiệp tác với bên ngoài. 2- Các phương pháp tổ chức sản xuất Thực tiễn tại nhiều doanh nghiệp chỉ ra rằng có nhiều phương pháp tổ chức khác nhau. Mỗi phương pháp phải thích ứng với những đặc điểm trình độ tổ chức và kỹ thuật với từng loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Trong phần này, cần đi sâu nghiên cứu những phương pháp chủ yếu sau đây: a/ Phương pháp sản xuất dây chuyền  Khái niệm Sản xuất dây chuyền là một hình thức đặc biệt của tổ chức hệ thống sản xuất chuyên môn hóa sản phẩm, được thiết kế để sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm có quy mô sản xuất lớn, có tính chất đồng nhất về quy trình công nghệ và có quá trình sản xuất ổn định trong khoảng thời gian tương đối dài (5năm, 0 năm ) với một số đặc trưng chính sau đây:  Những đặc điểm của sản xuất dây chuyền - Sản xuất dây chuyền dựa trên cơ sở một quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã được nghiên cứu một cách tỉ mỉ, phân chia thành nhiều bước công việc sắp xếp theo trình tự hợp lý nhất, với thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất trên dây chuyền. Đặc điểm này là đặc điểm chủ yếu nhất của sản xuất dây chuyền, nó cho phép dây chuyền hoạt động với tính liên tục cao. - Các nơi làm việc trong sản xuất chuyên môn hóa cao, nghĩa là chúng được phân công thực hiện ổn định chỉ một công việc của quá trình công nghệ. Trên nơi làm việc thường được trang bị bởi các máy móc, thiết bị dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý nhất và có trình độ tổ chức lao động cao để có thể thực hiện công việc liên tục. Mặt khác, được tổ chức, bố trí theo nguyên tắc đối tượng, nói cách khác là theo trình tự chế biến sản phẩm và tạo thành đường dây chuyền. Đối tượng lao động được vận động theo một hướng cố định với đường đi ngắnPTIT nhất. Trong phân xưởng Sơ mi của một Công ty May là một phân xưởng chuyên môn hóa sản phẩm bao gồm 13 máy may với 13 người thợ may, nếu trong ca làm việc mỗi người công nhân tự mình may hoàn chỉnh 10 chiếc áo sơ mi thì phân xưởng này là một phân xưởng chuyên môn hóa sản phẩm nhưng không phải là một dây chuyền sản xuất; nếu 13 người công nhân phối hợp với nhau mỗi người chỉ thực hiện 1 nguyên công nhất định trong quy trình công nghệ may áo Sơ mi gồm 13 nguyên công: May túi - May cầu vai - May nẹp - Chắp thân - May cô -Chắp cổ - Chắp tay - Mãng séc - May cửa tay- May sườn áo- May gấu áo - Thùa khuyết - Đính khuy, và máy móc được bố trí theo đúng thứ tự trên ta sẽ có một “dây chuyền may áo sơ mi”. Nhờ chuyên môn hóa trong sản xuất cao hơn. mỗi người chỉ thực hiện công việc "nhỏ" nên nâng suất lao động cao hơn, một ca làm việc dây chuyền có thể sản xuất được 180 sản phẩm thay vì 130 sản phẩm như ở trường hợp trên. 24
  29. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Đối tượng lao động được chế biến đồng thời trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền và được chuyển từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác trên các phương tiện. Trong một thời điểm nào đó, nếu quan sát tất cả các nơi làm việc của dây chuyền ta thấy, đối tượng lao động được chế biến đồng thời (song song) ở tất cả các bước công việc và được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác theo từng cái một hoặc từng chồng, từng nhóm bằng các phương tiện riêng, chẳng hạn như băng chuyền. Những đặc điểm nêu trên vừa bảo đảm thực hiện tốt những nguyên tắc của tổ chức sản xuất, vừa tiêu biểu cho loại hình sản xuất dây chuyền hoàn chỉnh nhất.  Phân loại sản xuất dây chuyền Những đặc điểm nói trên là sự khái quát các đặc trưng lớn nhất của sản xuất dây chuyền hiện đại. Tuy nhiên, trong thực tế có thể tồn tại nhiều loại dây chuyền chúng có thể khác nhau về kỹ thuật, về tính ổn định, về phạm vi áp dụng, về tính liên tục, Nếu xét trên phương diện trình độ kỹ thuật có thể có các dây chuyền thủ công, dây chuyền cơ khí hóa, dây chuyền tự động hóa. Các dây chuyền thường dùng để tạo ra một loại sản phẩm, song nó cũng có thể thiết kế để chế biến một số loại tương tự nhau. Tất nhiên, yếu tố ổn định sản xuất của dây chuyền ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của nó cũng như những yêu cầu đối với công tác quản lý dây chuyền. Nếu xét trên phương diện tính ổn định sản xuất trên dây chuyền ta có thể chia ra hai loại: - Dây chuyền cố định: là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn. Trên dây chuyền cố định, các nơi làm việc hoàn toàn chỉ thực hiện một bước công việc nhất định của quá trình công nghệ. Loại dây chuyền này thích hợp với loại hình sản xuất khối lượng lớn. - Dây chuyền thay đổi: là loại dây chuyền không chỉ có khả năng tạo ra một loại sản phẩm, mà nó còn có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản xuất ra một số loại sản phẩm gần tương tự nhau. Các sản phẩm sẽ được thay nhau chế biến theo từng loạt, giữa các loạt như vậy dây chuyền có thể tạm dừngPTIT sản xuất để thực hiện các điều chỉnh thích hợp. Loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa có thể sử dụng loại dây chuyền này. Các dây chuyền còn khác nhau ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt động của nó. - Dây chuyền sản xuất liên tục: là loại dây chuyền mà trong đó các đối tượng được vận chuyển từng cái một, một cách liên tục từ nơi làm việc này qua nơi làm việc khác, không có thời gian ngừng lại chờ đợi. Trong loại dây chuyền này đối tượng chỉ tồn tại ở một trong hai trạng thái, hoặc là đang vận chuyển, hoặc là đang được chế biến. Sự liên tục có thể được duy trì bởi nhịp điệu bắt buộc hoặc nhịp điệu tự do. Với nhịp điệu bắt buộc, thời gian chế biến trên tất cả các nơi làm việc phải bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số. Băng chuyền sẽ duy trì nhịp điệu chung của dây chuyền với một tốc độ ổn định. Dây chuyền nhịp điệu tự do áp dụng trong điều kiện mà thời gian các công việc vì một lý do nào đó gặp khó khăn khi làm cho chúng bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số một cách tuyệt đối, chỉ có thể gần xấp xỉ. Nhịp sản xuất sẽ phần nào do công nhân duy trì và để cho dây chuyền hoạt động liên 25
  30. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp tục người ta chấp nhận có một số sản phẩm dở dang dự trữ có tính chất bảo hiểm trên các nơi làm việc. - Dây chuyền gián đoạn: là loại dây chuyền mà đối tượng có thể được vận chuyển theo từng loạt, và có thời gian tạm dừng bên mỗi nơi làm việc để chờ chế biến. Dây chuyền gián đoạn chỉ có thế hoạt động với nhịp tự do. Các phương tiện vận chuyển thường là những loại không có tính cưỡng bức (như băng lăn, mặt trượt, mặt phẳng nghiêng ). Dây chuyền còn có thể phân chia theo phạm vi áp dụng của nó. Như thế, sẽ bao gồm dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng, dây chuyền toàn xưởng. Hình thức hoàn chỉnh nhất là loại dây chuyền tự động toàn xưởng. Trong đó hệ thống các máy móc thiết bị sản xuất, các phương tiện vận chuyển kết hợp với nhau rất chặt chẽ, hoạt động tự động nhờ một trung tâm điều khiến.  Các thông số của dây chuyền cố định liên tục Quản lý sản xuất dây chuyền khá đơn giản, nhưng để có được dây chuyền sản xuất người ta phải tính toán hết sức tỉ mỉ các thông số của nó. Để đơn giản trước hết chúng ta nghiên cứu các thông số cơ bản cho loại sản xuất dây chuyền cố định và liên tục. - Nhịp dây chuyền (r) Nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền là khoảng thời gian trung bình để hai sản phẩm kế tiếp nhau được sản xuất xong và đi ra khỏi dây chuyền. May 1 chiếc áo sơ mi hết 45 phút nếu ta phân đều thành 3 nguyên công (bước công việc) có thời gian định mức bằng nhau và bố trí một dây chuyền sản xuất gồm 3 máy thì cứ sau 15 phút sẽ có một chiếc áo sơ mi được gia công xong; ta nói rằng nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền là r = 15 phút/ sản phẩm Nếu ta phân chia quy trình công nghệ thành 9 nguyên công (bước công việc) có thời gian định mức là 5 phút và bố trí một dây chuyền gồm 9 máy thì cứ sau 5 phút ta có sản phẩm gia công xong đi ra khỏi dây chuyền; vậy ta có r = 5phút/sản phẩm. Tới đây ta thấy rằng nhịp sản xuất của dây chuyền phụ thuộc vào tổng thời gian cấn thiết để gia công sản phẩm và PTITsố lượng thiết bị của dây chuyền. Thời gian gia công càng nhỏ, nhịp sản xuất của dây chuyền càng nhỏ và nếu số lượng thiết bị trên dây chuyền càng nhiều, nhịp sản xuất của dây chuyền càng thấp và năng suất của dây chuyền càng cao. Thời gian cần thiết để gia công sản phẩm thường ít thay đổi (45 phút cho một chiếc áo sơ mi) trừ phi ta thay đổi công nghệ hoặc thiết bị sản xuất, vì vậy nhịp sản xuất của dây chuyền phụ thuộc chủ yếu vào số lượng thiết bị của dây chuyền. Ngược lại, nếu ta ấn định một nhịp sản xuất của dây chuyền thì ta cũng có thể xác định được số lượng máy cần thiết cho dây chuyền, nhịp sản xuất được ấn định này được gọi là nhịp sản xuất mong muốn của dây chuyền hay còn gọi là nhịp "thiết kế" của dây chuyền. Nhịp sản xuất thiết kế của dây chuyền sẽ quyết định năng suất chung của toàn bộ dây chuyền và được xác định trên cơ sở sản lượng thiết kế của dây chuyền theo công thức: T r = lv (phút/sản phẩm) Qtk 26
  31. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Tlv : là tổng quỹ thời gian làm việc trực tiếp gia công sản phẩm của dây chuyền trong một năm, không kể thời gian ngừng việc để sửa chữa và bảo trì máy móc. Qtk : tổng sản lượng thiết kế của dây chuyền (sản phẩm/năm). Ví dụ: Thiết kế một dây chuyền sản xuất có sản lượng thiết kế là 45.000 sản phẩm/năm. Dây chuyền dự định làm việc 2 ca (7,5 giờ/ca) trong một ngày, số ngày làm việc thực tế trong năm dự kiến là 250 ngày. Như vậy ta có Tlv = 250 x 2 x 7,5 x 60 = 225000 phút 225000 r = 5 phút/sản phẩm 45000 - Xác định số chỗ làm việc(số lượng thiết bị) tối thiểu của dây chuyền Nếu mỗi nơi làm việc bố trí một thiết bị thì số lượng thiết bị đồng nhất với số nơi làm việc. Trong trường hợp nơi làm việc không được trang bị máy móc thiết bị (dây chuyền lắp ráp sản phẩm chẳng hạn) thì nơi làm việc và số lượng thiết bị là khác nhau vì vậy một cách tổng quát, ta hãy xác định số lượng chỗ làm việc của dây chuyền. Số chỗ làm việc nhỏ nhất của dây chuyền được xác định bằng công thức: T n = gc (Chỗ làm việc) r Tgc : là tổng thời gian cần thiết để gia công một đơn vị sản phẩm r : là nhịp sản xuất thiết kế của dây chuyền. Trong thực tế “n” tính được thường là số lẻ nên ta phải quy tròn tăng vì số lượng chỗ làm việc không thể là một số lẻ. Ví dụ, tổng thời gian cần thiết để may một chiếc áo sơ mi là 45 phút nếu nhịp sản xuất mong muốn của dây chuyền lPTITà 4 phút/ sản phẩm thì số chỗ làm việc (trường hợp này đồng 45 nhất với số máy) tối thiểu là: n = 11,25 quy tròn tăng ta được 12 máy. Ta chỉ có thể đạt 4 tới số lượng máy tối thiểu nếu có thể chia quy trình công nghệ gia công sản phẩm thành những nguyên công (bước công việc) bằng nhau. Nếu thời gian chế biến của một bước công việc nào đó gấp 2 hoặc 3, 4 lần nhịp dây chuyền thì ta phải bố trí 2 hoặc 3,4 nơi làm việc cùng đảm nhiệm bước công việc đó. Tất nhiên là sản phẩm chỉ đi qua một trong số những nơi làm việc có cùng một nhiệm vụ. - Bước dây chuyền (B) Bước dây chuyền là khoảng cách giữa trung tâm hai nơi làm việc kề liền nhau. Bước dây chuyền phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm, của máy móc, thiết bị được bố trí trên nơi làm việc. 27
  32. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Trong sản xuất dây chuyền liên tục, bước dây chuyền cũng đồng thời là khoảng cách giữa trung tâm hai sản phẩm được chế biến kế tiếp nhau. - Độ dài băng chuyền (L) Độ dài băng chuyền ở đây chỉ tính độ dài thực tế làm việc có hiệu quả, nó phụ thuộc vào bước dây chuyền và số lượng nơi làm việc được bố trí cùng một phía của băng chuyền. Độ dài của băng chuyền được tính theo công thức sau: L = B x n L : Độ dài của băng chuyền (m) B: Bước dây chuyền (m) n: Số nơi làm việc ở cùng một phía của băng chuyền - Tốc độ chuyển động của băng chuyền (V) Trên băng chuyền của dây chuyền liên tục, sản phẩm chế biến được vận chuyển theo một tốc độ đều và không thay đổi. Tốc độ này được tính theo công thức sau đây: B V = r V: Vận tốc chuyển động của băng chuyền (m/phút) B: Bước dây chuyền (m) r: Nhịp dây chuyền (phút) Theo kinh nghiệm, người ta thường quy định tốc độ này dao động trong khoảng từ 0,1 đến 0,4m/phút. Nếu tốc độ cao quá sẽ ảnh hưởng đến an toàn lao động. Ngoài những thông số nêu trên, việc bố trí hợp lý mặt bằng có dây chuyền có ý nghĩa quan trọng. Việc bố trí mặt bằng phụ thuộc vào số lượng nơi làm việc, khoảng cách giữa các nơi làm việc, loại phương tiện vận chuyển và diện tích sản xuất. Trong thực tế, người taPTIT có thể lựa chọn một trong những phương án bố trí mặt bằng của dây chuyền như hình vẽ dưới đây: Hình 1.5. Các phương án bố trí mặt bằng của sản xuất dây chuyền 28
  33. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp  Hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là phương pháp tổ chức quá trình sản xuất tiên tiến và có hiệu quả cao. Nhờ áp dụng sản xuất dây chuyền mà kỹ thuật sản xuất ngày càng phát triển, hình thành các máy móc thiết bị liên hợp năng suất cao, thuận lợi cho xu hướng cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất quá trình sản xuất. Sản xuất dây chuyền còn tạo điều kiện hoàn thiện công tác tổ chức và kế hoạch hóa doanh nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, tăng năng suất lao động, cải thiện các điều kiện lao động. Trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả của sản xuất dây chuyền đã được bảo đảm nhờ thiết kế sản phẩm hợp lý, báo đảm tính thống nhất hóa và tiêu chuẩn hóa, tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu và thời gian lao động. Trong quá trình hoạt động, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền thể hiện ở các mặt sau: - Tăng sản lượng sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích và máy móc thiết bị, nhờ sử dụng các máy móc thiết bị chuyên dùng, giảm thời gian gián đoạn trong quá trình sản xuất tới mức thấp nhất, sắp xếp, bố trí máy móc thiết bị một cách hợp lý, nâng cao cường độ sản xuất - Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt khối lượng sản phẩm dở dang, do đó, giảm nhu cầu và tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong phạm vi sản xuất. Nâng cao năng suất lao động trên cơ sở chuyên môn hóa công nhân, giảm bớt công nhân phụ, xóa bỏ thời gian lãng phí do ngừng việc để điều chỉnh máy móc thiết bị, tiếp nhận nguyên vật liệu. - Chất lượng sản phẩm được nâng cao do quá trình thiết kế sản phẩm, quá trình công nghệ đã được nghiên cứu kỹ, công nhân chuyên môn hóa, sản phầm ít bị ứ đọng. - Giá thành sản phẩm giảm nhờ sản xuất khối lượng lớn, tính tiết kiệm được quán triệt chặt chẽ trong từng khâu, từng giai đoạn sản xuất. Tuy vậy, để đảm bảo choPTIT sản xuất dây chuyền đạt hiệu quả cao, cần thỏa mãn các điều kiện sau: - Thứ nhất, nhiệm vụ sản xuất phải ổn định sản phẩm phải tiêu chuẩn hóa và có nhu cầu lớn. - Thứ hai, sản phẩm phải có kết cấu hợp lý, đồng thời phải có tính công nghệ cao. - Thứ ba, sản phẩm, chi tiết có tính lắp lẫn cao và có mức dung sai cho phép.  Công tác quản lý dây chuyền - Nguyên vật liệu phải được cung cấp cho dây chuyền đúng tiến độ, đúng quy cách, tuân theo nhịp điệu quy định. Đảm bảo cân đối trên dây chuyên, tổ chức sửa chữa bảo dưỡng tốt máy móc thiết bị, tránh xảy ra sự cố hỏng hóc. 29
  34. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp. Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức kỷ luật. Coi trọng công tác an toàn lao động. - Giữ gìn nơi làm việc ngăn nắp, sạch sẽ. Phục vụ chu đáo các nơi làm việc. b/ Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm  Đặc điểm và nội dung sản xuất theo nhóm . Loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và vừa thường có nhiều mặt hàng cùng được sản xuất trong hệ thống. Vì thế, người ta cần rất nhiều thời gian để điều chỉnh sản xuất cho các loạt sản phẩm. Sản xuất dây chuyền trong trường hợp này sẽ không đạt hiệu quả cao. Phương pháp sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc để sản xuất từng loại sản phẩm, chi tiết, mà làm chung cho cả nhóm đưa vào chi tiết tổng hợp đã chọn. Các chi tiết của một nhóm được gia công trên cùng một lần điều chỉnh máy. Nội dung phương pháp sản xuất theo nhóm bao gồm các bước chủ yếu sau: - Tất cả các chi tiết cần chế tạo trong doanh nghiệp sau khi đã tiêu chuẩn hóa chúng được phân thành từng nhóm căn cứ vào kết cấu, phương pháp công nghệ, yêu cầu máy móc thiết bị giống nhau. - Lựa chọn chi tiết tổng hợp cho cả nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp hơn cả và có chứa tất cả các yếu tố của nhóm. Nếu không chọn được chi tiết như vậy, phải tự thiết kế một chi tiết có đủ điều kiện như trên, trong trường hợp này người ta gọi đó là chi tiết tổng hợp nhân tạo. - Lập quy trình công nghệ cho nhóm, thực chất, là cho chi tiết tổng hợp đã chọn. - Tiến hành xây dựng định mức thời gian cho các bước công việc của chi tiết tổng hợp. Từ đó lập định mức cho tất cả các chi tiết trong nhóm bằng phương pháp so sánh. - Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp, bố trí máy móc thiết bị cho toàn nhóm.  Hiệu quả của sản xuất theo nhóm Phương pháp sản xuất theo nhóm áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp loại hình sản xuất hàng loạt, đặc biệt là sảnPTIT xuất cơ khí. Hiệu quả của sản xuất theo nhóm có thể tóm lại trong các điểm cụ thể sau: - Giảm bớt khối lượng và thời gian của công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất. Giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, công tác kế hoạch tiến độ. - Cải tiến tổ chức lao động, tạo điều kiện chuyên môn hóa công nhân, nâng cao trình độ nghề nghiệp và năng suất lao động. Giảm chi phí đầu tư máy móc thiết bị, đồ gá lắp, nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị. c/ Phương pháp sản xuất đơn chiếc Trong hệ thống sản xuất đơn chiếc, người ta tiến hành sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, với sản lượng nhỏ, đôi khi chỉ thực hiện một lần, trình độ chuyên môn hóa nơi làm việc rất thấp. 30
  35. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Để tiến hành sản xuất người ta không lập qui trình công nghệ một cách tỷ mỹ cho từng chi tiết sản phẩm mà chỉ quy định những bước công việc chung (Thí dụ: Tiện, phay, bào, mài ). Công việc sẽ được giao cụ thể cho mỗi nơi làm việc phù hợp với kế hoạch tiến độ và trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật, như bản vẽ, chế độ gia công Kiểm soát quá trình sản xuất yêu cầu hết sức chặt chẽ đối với các nơi làm việc vốn được bố trí theo nguyên tắc công nghệ, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Hơn nữa, sản xuất đơn chiếc còn yêu cầu giám sát khả năng hoàn thành từng đơn hàng. d/ Phương pháp sản xuất đúng thời hạn (Just in time -JIT)  Khái niệm và triết lý của JIT Mục đích chính của sản xuất vừa đúng lúc là có đúng loại sản phẩm ở đúng chỗ vào đúng lúc, hay nói cách khác là mua hay tự sản xuất các mặt hàng chỉ một thời gian ngắn trước thời điểm cần phải có chúng để giữ cho lượng tồn kho trong quá trình sản xuất thấp. Thực tế không những chỉ hạ thấp nhu cầu vốn lưu động mà còn hạ thấp nhu cầu sử dụng mặt bằng và rút ngắn thời gian sản xuất. Sử dụng hệ thống JIT thường nhận thấy các yếu tố quan trọng sau: Có một dòng nguyên vật liệu đều đặn chảy từ nơi cung ứng đến nơi sử dụng mà không hề gây ra sự chậm trễ, hay trì hoãn vượt quá mức tối thiểu do sự cần thiết của quá trình sản xuất đặt ra. Người ta cho rằng bất kỳ sự chậm trễ không cần thiết hay tồn kho trong quá trình sản xuất là lãng phí. Vì vậy, lượng tồn kho được giữ ở mức tối thiểu. Mục tiêu bên trong một nhà máy theo hệ thống JIT là phải đạt được sự đồng bộ và đều đặn của dòng các lô vật tư nhỏ. Mục tiêu này có thể đạt được, vì hệ thống không muốn có tồn kho dư thừa, nên không thể đột xuất sản xuất lô hàng lớn được. Ngược lại nếu muốn giảm hơn nữa qui mô lô sản xuất, lúc đó sẽ gây nên sự ứ đọng vật tư. JIT hoạt động tốt nhất trong điều kiện tiến độ sản xuất đều đặn. Một khi bị buộc phải thay đổi mức sản xuất thì chúng được điều chỉnh theo nhiều bước nhỏ. Phương thức phối hợp các nơi làm việc trong hệ thống JIT tuân theo phương pháp kéo thay cho phương pháp đẩy truyền thống. Phương pháp đẩy tức là người quản trị sản xuất, lập tiến độ khối lượng vật tư cần thiếtPTIT để sản xuất tất cả các bộ phận, phù hợp với khối lượng cần thiết cho khâu lắp ráp cuối cùng. Nguyên vật liệu được phân cho các nơi làm việc khởi đầu vào những thời điểm thích hợp. Khi công việc đã hoàn thành tại một nơi làm việc, các chi tiết được chuyển đến nơi làm việc tiếp theo và đợi để được chế biến tiếp. Trong phương pháp kéo chúng ta có thể hình dung nhà máy là một mạng gồm các nơi làm việc sử dụng vật tư và các nơi làm việc cung ứng vật tư. Mỗi đơn vị nhận vật tư từ một đơn vị cung cấp vật tư, chế biến chúng và giữ lại cho đến khi đơn vị sau yêu cầu. Hoạt động lắp ráp cuối cùng sẽ kéo những lô bộ phận, chi tiết cần thiết từ các nơi làm việc thích hợp, để tiến hành công việc lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Đến lượt các nơi làm việc sẽ kéo những lô hàng mà nó cần từ các nơi làm việc cung cấp cho nó để sản xuất ra lô hàng khác thay cho lô hàng của nó đã được kéo đi trước đó. Quá trình cứ lặp lại cho toàn bộ dây chuyền sản xuất. Do phản ứng dây chuyền như vậy, mỗi bộ phận dùng để lắp ráp sản phẩm cuối cùng được sản xuất vừa đúng số lượng cần thiết tại tất cả các nơi làm việc. Phản ứng dây chuyền này diễn ra bởi hệ thống Kanban, có tác dụng như một lệnh sản xuất. 31
  36. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Sản xuất và đặt hàng với qui mô nhỏ cũng là một đặc trưng của hệ thống JIT. Nếu như việc đặt hàng sản xuất và mua sắm phải được tiến hành với qui mô tối ưu, thì hệ thống JIT muốn tạo ra dòng dịch chuyển vật chất đều đặn liên tục với qui mô nhỏ, điều này đã làm giảm đáng kế mức tồn kho. Lô hàng sản xuất trong hệ thống JIT thường có đặc điểm sau: qui mô của nó rất nhỏ để giữ lượng tồn kho trong quá trình sản xuất thấp. Các bộ phận được sắp xếp trong container đủ cho một giờ làm việc hay ít hơn. Các bộ phận, chi tiết được sắp xếp thuận tiện cho việc kiểm tra, thống kê số lượng và dễ thao tác ở khâu công việc sau. Chủng loại sản phẩm do một nơi làm việc sản xuất ra không được nhiều quá dễ tạo ra lượng tồn kho quá lớn. Lô cung ứng phụ thuộc vào việc duy trì sản xuất qui mô nhỏ nên chỉ cần một lượng nhỏ nguyên vật liệu, các chi tiết, bộ phận cần cung cấp cho các bộ phận lắp ráp theo cụm. Vì vậy các nhà cung ứng, cũng phải giao lô hàng nhỏ với mức độ đều đặn. Người ta có thể chấp nhận chi phí cao hơn để cho các nhà cung cấp phải ở trong phạm vi cho phép, và cung ứng đều đặn với qui mô nhỏ. Quá trình sản xuất của hệ thống JIT thực chất là tiến đến một hệ thống sản xuất với tính mềm dẻo cao. Thiết lập môi trường sản xuất trong hệ thống này phải đảm bảo yêu cầu nhanh và rẻ. Theo cách lập luận truyền thống thì việc thiết lập môi trường sản xuất tốn kém đã làm chậm trễ quá trình sản xuất, nên tốt hơn là sản xuất lô hàng lớn và giữ cho số lần thiết lập môi trường là ít nhất. Nhưng do thiết lập môi trường không thường xuyên nên công nhân không thành thạo nên việc thiết lập môi trường vẫn đắt đỏ. Với lý luận của JIT, do thiết lập môi trường một cách thường xuyên nên công nhân sẽ cố gắng cải tiến, tích lũy kinh nghiệm nên sẽ ít tốn kém hơn. Công nhân thành thạo nhiều kỹ năng và công cụ vạn năng. Do một nơi làm việc có thể được yêu cầu sản xuất nhiều loại hàng khác nhau và công nhân cũng được yêu cầu làm nhiều việc khác nhau, nên công nhân phải có khả năng thực hiện một vài hoạt động khác nhau để sản xuất không bị đình trệ. Các nhà máy thường bố trí thành các phân xưởng để sản xuất một số sản phẩm cần sử dụng công nghệ sản xuất tương tự nhau (thường gọi là công nghệ theo nhóm sản phẩm), vì vậy, cần phải sử dụng công cụ vạn năng. Mức chất lượng cao là yêu cầu cần thiết cho JIT hoạt động tốt và cũng là kết quả của phương pháp JIT. Một lô hàngPTIT được chuyển đến nơi làm việc sau theo một số lượng nhất định vì vậy không được có phế phẩm hay thiếu số lượng trong lô hàng. Bởi vì chỉ có lô hàng nhỏ được sản xuất trong giờ trước nên dễ dàng kiểm tra và đếm được số sản phẩm. Nếu phát hiện ra phế phẩm thì dễ dàng tìm ra người, hay máy móc, dụng cụ tạo ra phế phẩm để diều chỉnh kịp thời. Máy hỏng hóc là kẻ thù của dòng sản xuất liên tục nên vấn đề bảo dưỡng có hiệu quả máy móc, dụng cụ phải được đặt ra rất nghiêm khắc. Một máy móc hư hỏng sẽ làm đình trệ cả nhà máy nếu như nó là máy duy nhất sản xuất các bộ phận cho tất cả các sản phẩm. Vì vậy, bắt buộc máy móc, dụng cụ phải ở tình trạng tốt. Hệ thống JIT luôn tự hoàn thiện bản thân nó. Trong quá trình sản xuất phải luôn tìm ra những điểm yếu trong hoạt động sản xuất để hoàn thiện hệ thống.  Thiết kế hệ thống JIT - Các mục tiêu bổ trợ 32
  37. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Mục đích cơ bản của JIT là cân bằng hệ thống, có nghĩa đảm bảo dòng dịch chuyển đều đặn, liên tục xuyên suốt hệ thống. Làm cho thời gian thực hiện càng ngắn và sử dụng nguồn lực càng tốt là cách thức đạt được sự cân bằng. Mức độ đạt được mục tiêu phụ thuộc vào vào mức độ đạt được các mục tiêu bổ trợ, đó là: + Loại bỏ sự gián đoạn. + Làm cho hệ thống linh hoạt. + Loại bỏ sự lãng phí, đặt biệt tồn kho vượt mức. Sự gián đoạn tác động ngược lại đối với hệ thống trong việc làm đều đặn dòng dịch chuyển sản phẩm trong hệ thống và vì thế nó cần loại bỏ. Nguyên nhân của gián đoạn là do các yếu tố, như chất lượng kém, hư hỏng thiết bị, thay đổi tiến độ và cung ứng chậm trễ. Tính linh hoạt của hệ thống sản xuất giúp tăng khả năng sản xuất tổ hợp đa dạng các loại sản phẩm, đảm bảo sự cân đối nguồn lực và duy trì tốc độ trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng đầu vào. Hệ thống cần có khả năng thích ứng với những thay đổi. Thời gian thiết đặt các điều kiện và thực hiện lắp ráp tác động làm giảm tính linh hoạt của hệ thống, vì vậy cắt giảm chi phí này là điều kiện quan trọng của JIT. Sự lãng phí thể hiện việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực; loại bỏ sự lãng phí làm tự do nguồn lực và cải thiện sản xuất. Tồn kho là nguồn lực nhàn rỗi, lấn chiếm không gian và làm tăng chi phí tồn kho và do đó nó cần được tối thiểu hóa. Theo triết lý của JIT, sự lãng phí khác bao gồm: Thời gian chờ đợi: Sử dụng không gian và các nguồn lực bổ sung mà không tạo nên giá trị. Vận chuyển không cần thiết: Tăng chi phí vận chuyển và tồn kho quá trình. Lãng phí quá trình: Thực hiện các bước không cần thiết. Phương pháp sản xuất không hiệu quả: Năng suất thấp, tăng phế thải và tồn kho quá trình. Hư hỏng sản phẩm:PTIT Yêu cầu sản xuất lại và thiệt hại bán hàng do không thỏa mãn khách hàng. - Xây dụng các module của hệ thống Thiết kế và sản xuất theo hệ thống JIT cung cấp nền tảng cho việc đạt được các mục tiêu trên. Các module gồm có: + Thiết kế sản phẩm + Thiết kế quá trình + Yếu tố con người/ tổ chức + Hoạch định và kiểm soát sản xuất Sự nhanh chóng và đơn giản hóa là yếu tố then chốt cho việc thiết kế các module trên.  Thiết kế sản phẩm 33
  38. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Bốn yếu tố quan trọng trong thiết kế sản phẩm theo JIT đó là: - Chuẩn hóa bộ phận. - Thiết kế theo module. - Công suất cao và chất lượng đã được thiết lập. - Thiết kế đồng thời. Hai yếu tố đầu tiên tạo nên tốc độ và sự đơn giản. Việc sử dụng các bộ phận tiêu chuẩn làm cho công nhân có ít bộ phận để giải quyết, và chi phí cho huấn luyện và mua sắm, lưu trữ và kiểm tra chất lượng trở nên nhiệm vụ thường xuyên hơn trong việc cải tiến liên tục. Lợi ích quan trọng khác là có khả năng để sử dụng các quy trình chuẩn hoá. Thiết kế theo module là việc mở rộng của tiêu chuẩn hoá bộ phận. Module là nhóm các bộ phận và được xem là một đơn vị độc lập. Nó giúp làm giảm đáng kể các bộ phận phải xử lý làm đơn giản việc lắp ráp, mua sắm, lưu trữ, huấn luyện và nhiều hoạt động khác. Tiêu chuẩn hoá mang đến lợi ích bởi cắt giảm số các bộ phận khác nhau trong kết cấu sản phẩm và vì vậy làm đơn giản kết cấu sản phẩm. JIT yêu cầu công suất cao của hệ thống sản xuất. Yêu cầu về chất lượng rất cao đối với hệ thống JIT bởi việc tạo nên sản phẩm kém chất lượng có thể gây nên sự ngưng trệ. Chất lượng tồn tại cả trong sản phẩm và quá trình. Bởi do qui mô lô sản xuất nhỏ và không có dự trữ tồn đọng trên các nơi làm việc, hệ thống sẽ trở nên nhạy cảm với các vấn đề xảy ra. Tương tự như vậy, chi phí dừng sản xuất hay thiết đặt sản xuất thấp làm tăng khả năng ra quyết định dừng sản xuất để giải quyết nhanh chóng vấn đề đang xảy ra. Hệ thống JIT sử dụng cách tiếp cận quản trị chất lượng toàn diện. Chất lượng được thiết kế trong sản phẩm và quy trình sản xuất. Chất lượng cao là kết quả của JIT bởi hệ thống này sản xuất các loại sản phẩm tiêu chuẩn, sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn hoá lao động, sử dụng những công nhân có kỹ năng thích hợp cho công việc và sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn. Chi phí thiết kế bình quân mỗi sản phẩm cũng được giảm thấp và chất lượng được xem xét cả trong quá trình thiết kế. Như vậy hệ thống JIT tìm kiếm sự tương thích chất lượng đối với khách hàng cuối cùng PTITvà công suất sản xuất.  Thiết kế quy trình Có bảy yếu tố quan trọng trong thiết kế quy trình theo hệ thống JIT: - Lô sản xuất nhỏ. - Chi phí thiết đặt sản xuất thấp. - Hệ thống cụm sản xuất. - Hạn chế nhiệm vụ sản xuất trong quá trình. - Cải tiến chất lượng. - Sản xuất linh hoạt. - Tồn kho thấp. 34
  39. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Lô sản xuất nhỏ: Theo triết lý của JIT, lô sản xuất lý tưởng là một đơn vị sản phẩm, là số lượng không phải lúc nào cũng có thể đạt được trong việc xem xét lô sản xuất tối thiểu. Ngược lại, mục đích vẫn luôn đặt ra là làm cho lô sản xuất càng nhỏ càng tốt. Lô nhỏ cả trong quá trình sản xuất, phân phối và cung cấp sẽ làm cho lợi ích của JIT tạo nên hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Trước hết, với lô sản xuất nhỏ chuyển dịch trong toàn bộ hệ thống, tồn kho trong hệ thống cũng vì thế được giảm đi. Điều này làm giảm chi phí lưu giữ tồn kho, yêu cầu không gian, và điểm bố trí nơi làm việc. Thứ hai, chi phí kiểm tra và tái chế tạo khi có tình trạng chất lượng được giảm thấp do có ít chi tiết trong lô kiểm soát và sản xuất lại. Lô sản xuất nhỏ cũng sẽ làm cho việc lập tiến độ được linh hoạt hơn. Hệ thống lặp lại điển hình yêu cầu một số lượng ít các loại sản phẩm. Trong hệ thống truyền thống, điều này có nghĩa thời gian sản xuất lô hàng lâu dài và sản phẩm chuyển đổi theo từng loạt. Cần lưu ý là việc sử dụng lô sản xuất nhỏ không mâu thuẫn với cách tiếp cận EOQ. Có hai khía cạnh của triết lý JIT ủng hộ cho quan điểm lô EOQ nhỏ. Trước hết, chi phí lưu giữ tồn kho được cho là cao, nhưng bởi do chi phí này dựa trên tồn kho bình quân, các chi phí tồn kho có thể được giảm bằng việc giảm quy mô, điều làm cho tồn kho giảm. Thứ hai đó là vấn đề giảm chi phí thiết đặt. Như vậy, cả việc chi phí lưu giữ tồn kho cao và thiết đặt thấp làm giảm quy mô lô tối ưu. Giảm thời gian thiết đặt: Sự cố của chất lượng tồi trong quá trình có thể làm dừng lại dòng công việc. Vì vậy, giải quyết vấn đề trở nên nhiệm vụ quan trọng khi xảy ra phế phẩm. Nói cách khác sẽ không có đặt ra vấn đề dừng lại của cải tiến chất lượng, là hoạt động tập trung vào việc tìm kiếm và khắc phục nguyên nhân của vấn đề chất lượng. Hệ thống JIT giảm thiểu phế phẩm thông qua việc sử dụng tự động hoá, thực hiện việc tự động kiểm tra phế phẩm trong suốt thời gian sản xuất. Linh hoạt sản xuất: Mục đích chung nhất của hệ thống JIT là tạo nên khả năng sản xuất tổ hợp sản phẩm với dòng dịch chuyển đều. Chướng ngại vật tiềm năng cho mục đích này là sự ứ đọng xảy ra khi một bộ phận của hệ thống trở nên quá tải. Việc xuất hiện sự ứ đọng phản ánh tính không linh hoạt của hệ thống. Thiết kế quá trình có thể làm tăng tính linh hoạt sản xuất và giảm sự ứ đọng bằng một số cách. Một số Biện pháp tăng tinh linh hoạt sản xuất: PTIT + Giảm thời gian chết bằng cách giảm sự thay đổi thời gian. + Bảo trì dự phòng trên thiết bị chủ yếu để giảm sự hỏng hóc và thời gian chết. + Huấn luyện kỹ năng liên quan cho công nhân để họ giúp đỡ khi có sự ngưng trệ xảy ra. Những công nhân này biết cách điều chỉnh thiết bị và sửa chữa nhỏ. + Sử dụng nhiều đơn vị công suất nhỏ; nhiều cụm nhỏ làm dễ dàng cho việc điều chỉnh và dịch chuyển công suất. + Sử dụng các vùng đệm chờ. Tồn kho bảo hiểm từ sản xuất sử dụng để chống lại sự tắc nghẽn. + Công suất dự trữ cho khách hàng quan trọng. 35
  40. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Lưu trữ tồn kho: Hệ thống JIT thiết kế để giảm thiếu tồn kho. Theo triết lý của JIT, tồn kho lưu trữ là sự dư thừa. Khi máy dừng, hệ thống sẽ dừng lại nếu tồn kho không đủ sử dụng cho thời gian ngừng máy. Việc lưu trữ tồn kho là giải pháp làm tăng tồn kho nếu sự ngưng trệ tăng lên. Giải pháp tốt hơn là nghiên cứu các nguyên nhân gây ra dừng máy và tập trung vào việc loại trừ nó. Vấn đề tương tự đối với chất lượng, nhà cung cấp kém tin cậy và lập kế hoạch tiến độ có thể được giải quyết bằng lưu trữ tồn kho. Tuy nhiên, việc lưu trữ tồn kho cho toàn bộ các tình huống trên làm tăng chi phí và yêu cầu không gian. Cách tiếp cận JIT làm giảm tồn kho bằng cách khắc phục các vấn đề nêu trên. Khi các vấn đề được nhận diện và giải quyết, tồn kho sẽ được giảm thiểu. Tồn kho giảm là kết quả của quá trình giải quyết thành công vấn đề xảy ra vào bất cứ lúc nào. Hơn nữa, bởi không chắc là tất cả các vấn đề được xác định và giải quyết, điều cần thiết là có khả năng giải quyết nhanh chóng với các vấn đề khi xảy ra. Một cách để giảm tồn kho trong hệ thống JIT là vật liệu tiếp nhận từ nhà cung cấp đưa trực tiếp vào hệ thống sản xuất. Vào cuối quá trình, các sản phẩm hoàn chỉnh được tải đi nhanh chóng khi có thể, làm cho tồn kho giảm thiểu. Trong số các lợi thế của tồn kho thấp là chi phí lưu trữ tồn kho thấp, cần ít không gian, ít có xu hướng các lưu trữ bảo hiểm, ít công việc khi cần tái chế và ít cần phải "làm tồn kho sẵn" trước khi cải tiến thiết kế. Nhưng việc giảm chi phí lưu trữ tồn kho có thể có những nguy cơ. Vấn đề chính là nếu vấn đề xảy ra tăng. không có khả năng cho ứng phó.  Các yếu tố con người / tổ chức Có năm yếu tố của vấn đề về con người và tổ chức quan trọng đối với JIT: + Con người là tài sản. + Công nhân có kỹ năng ở phạm vi liên quan. + Cải tiến quy trình liên tục. + Hạch toán chi phí. + Quản trị dự án/ nhóm làm việc Con người là tài sản: TriPTITết lý nền tảng của JIT đó là công nhân là tài sản. Những công nhân được đào tạo tốt và được thúc đẩy là thành tố cơ bản của hệ thống JIT. Họ được trao cho quyền hạn rất lớn trong việc ra quyết định so với các hệ thống truyền thống. Công nhân có kỹ năng trong phạm vi liên quan: Những người công nhân có kỹ năng trong phạm vi liên quan thực hiện nhiều nhiệm vụ và sử dụng nhiều máy móc ở nơi làm việc và các khu vực lân cận. Điều này làm cho hệ thống trở nên linh hoạt bởi người công nhân này có thể giúp đỡ người công nhân khác khi có sự ứ đọng công việc hay khi họ vắng mặt. Điều đó cũng làm cho dây chuyền được cân đối. Cải tiến liên tục: Những công nhân trong hệ thống JIT có trách nhiệm cao đối với chất lượng hơn là các công nhân trong hệ thống truyền thống và họ tham gia tích cực hơn trong việc giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục. Công nhân của hệ thống JIT được đào tạo tốt hơn về kiểm soát chất lượng theo quá trình, cải tiến chất lượng và giải quyết vấn đề. 36
  41. Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Giải quyết vấn đề là nhiệm vụ nền tảng của bất cứ hệ thống JIT nào. Nếu vấn đề ít đáng lưu ý, dòng dịch chuyển công việc có xu hướng đều đặn trong toàn bộ hệ thống. Nếu vấn đề xuất hiện, nó trở nên điều cần cấp để giải quyết. Các vấn đề xảy ra trong thời gian sản xuất phải được giải quyết nhanh chóng. Có một số công ty sử dụng hệ thống ký hiệu để nhận diện vấn đề, như ở Nhật Bản, gọi là andon. Mỗi nơi làm việc được xác định bởi 3 màu sắc. Màu xanh báo hiệu không có vấn đề, màu nâu có nghĩa có dấu hiệu làm việc không chuẩn xác của công nhân và màu đỏ là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Mục đích của hệ thống màu báo hiệu để giữ cho các thành phần khác trong hệ thống được thông báo và để cho các công nhân và giám sát viên nhận thấy khi nào và ở đâu đang xảy ra vấn đề. Các công ty Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các nhóm công nhân và nhà quản trị thực hiện các nhiệm vụ ổn định. Hơn thế, các công nhân có trách nhiệm nhận diện và báo cáo về các vấn đề hoặc tiềm năng của vấn đề cho nhóm. Tất cả các cấp quản trị đều phải tích cực tham gia vào qui trình giải quyết vấn đề. Tư tưởng cốt lõi của tiếp cận JIT là hướng đến cải tiến hệ thống liên tục - giảm tồn kho, giảm chi phí và thời gian thiết đặt, cải tiến chất lượng, tăng tỷ lệ đầu ra, cắt giảm sự dư thừa và không hiệu quả. Hạch toán chi phí: Đặc điểm khác của hệ thống JIT là phương pháp phân bổ trước. Một phương án phân bổ thuộc phương pháp này đó là chi phí dựa trên hoạt động. Phương pháp này phản ánh khá chính xác tổng các chi phí phát sinh cho công việc hay hoạt động cụ thể. Hạch toán trên cơ sở công việc trước tiên xác định các chi phí xác định được và phân định nó thuộc hoạt động nào như thiết đặt sản xuất, kiểm định, giờ may, lao động trực tiếp và vận chuyển vật liệu. Các công việc đặc thù được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với các hoạt động được xác định rõ ràng. Quản trị dự án / nhóm làm việc: Đặc điểm khác của JIT là hệ thống nhóm làm việc và lãnh đạo nhóm. Các nhà quản trị là lãnh đạo nhóm và là người hỗ trợ.  Hoạch định và kiểm soát sản xuất Có sáu yếu tố của hoạchPTIT định và kiểm soát sản xuất trong hệ thống JIT : + San bằng tải trọng. + Hệ thống kéo. + Hệ thống trực quan. + Quan hệ mật thiết với nhà cung cấp. + Giảm chi phí giao dịch trong quá trình. + Bảo trì dự phòng và đảm bảo nơi làm việc. San bằng tải trọng: hệ thống JIT chú trọng đảm bảo mức sản xuất ổn định trong tiến độ sản xuất. Kế hoạch tiến độ sản xuất chính cung cấp mức tải trọng công suất. Nó dựa trên nền tảng mức sản xuất đều hơn là mức đều về sản lượng theo mỗi loại sản phẩm. Hơn nữa, mỗi khi thiết lập, tiến độ sản xuất được lập cho từng khoảng thời gian ngắn. Một vài điều 37