Bài giảng Quản trị thương hiệu - Phạm Thị Lan Hương

pdf 150 trang phuongnguyen 3551
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị thương hiệu - Phạm Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_thuong_hieu_pham_thi_lan_huong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị thương hiệu - Phạm Thị Lan Hương

  1. QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU Phạm Thị Lan Hương
  2. Giới thiệu chung  Môn học : Quản trị thương hiệu \ (Brand management)  Chuyên ngành: Quản trị Marketing  Thời lượng: 45 tiết  Thời gian: 15 tuần  Giảng viên: Phạm Thị Lan Hương  Nơi làm việc: Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng  Điện thoại: 0511 836934  Địa chỉ e-mail: phamlanhuong2006@yahoo.com  Website trường Đại học kinh tế Đà Nẵng: www.due.edu.vn
  3. Mục tiêu môn học  Giải thích tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, được xem như là một công cụ Marketing quan trọng.  Khuyến nghị lựa chọn những yếu tố thương hiệu cho một sản phẩm đã có, cung ứng cho một thị trường mục tiêu nhất định.  Đề ra các chiến lược xây dựng và quản trị vốn thương hiệu.  Mô tả các phương pháp đo lường vốn thương hiệu.
  4. Cấu trúc môn học (8 chương)  Chương 1: Tổng quan về thương hiệu và quản trị thương hiệu  Chương 2: Vốn thương hiệu định hướng khách hàng  Chương 3: Định vị thương hiệu và giá trị  Chương 4: Chọn các yếu tố thương hiệu để xây dựng vốn thương hiệu
  5. Cấu trúc môn học  Chương 5: Thiết kế các chương trình Marketing nhằm xây dựng vốn thương hiệu  Chương 6: Truyền thông hợp nhất trong xây dựng vốn thương hiệu  Chương 7: Phát triển hệ thống đo lường và quản trị vốn thương hiệu.  Chương 8: Thiết kế và thực hiện các chiến lược gắn thương hiệu
  6. Yêu cầu đối với sinh viên  Lên lớp đủ thời lượng qui định  Ghi chép bài đầy đủ  Thực hiện đầy đủ bài tập do giáo viên yêu cầu  Năng động, sáng tạo trong giờ học  Tiếp cận thường xuyên những vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học
  7. Đánh giá  Dự án thương hiệu : 20%  Bài kiểm tra giữa kì: 20%  Bài thi cuối kì :40%  Tham gia thảo luận :10% (Bị điểm 0 nếu không có đóng góp tại lớp)  Bài tập tình huống:10%
  8. Chương 1 Tổng quan về thương hiệu và quản trị thương hiệu
  9. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu khái niệm thương hiệu, so sánh thương hiệu với sản phẩm  Chỉ ra tầm quan trọng của thương hiệu đối với tổ chức  Nêu những đặc điểm cần có của một thương hiệu mạnh  Nhận thức về khái niệm vốn thương hiệu  Khái quát về tiến trình quản trị thương hiệu
  10. Định nghĩa sản phẩm Sản phẩm: ’’ Bất cứ thứ gì được cung cấp trên thị trường thỏa mãn một nhu cầu và mong muốn nào đó’’. (Kotler) Đó là: Hàng hoá vật chất, dịch vụ, con người, tổ chức, địa phương hoặc ý tưởng
  11. 5 cấp độ sản phẩm  Cấp độ lợi ích cốt lõi  Cấp độ sản phẩm chung  Cấp độ sản phẩm kì vọng  Cấp độ sản phẩm gia tăng  Cấp độ sản phẩm tiềm tàng
  12. Định nghĩa thương hiệu  Quan điểm cũ: Thương hiệu :’’là một tên gọi, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hay thiết kế, hay sự kết hợp giữa chúng, nhằm định dạng hàng hóa, dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán để phân biệt chúng với đối thủ cạnh tranh’’ (Hiệp hội marketing Hoa Kì) Thương hiệu mang tính vật chất, hữu hình
  13. Định nghĩa thương hiệu  Quan điểm mới: Thương hiệu là:’’một tập hợp những liên tưởng (associations) trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ’’. Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn) (Keller). Nhấn mạnh đến đặc tính vô hình của thương hiệu, yếu tố quan trọng đem lại giá trị cho tổ chức
  14. Thương hiệu và sản phẩm  Một thương hiệu là một sản phẩm, được thêm vào những yếu tố để phân biệt nó với những sản phẩm khác được thiết kế để thỏa mãn cùng một nhu cầu (Keller)  Sản phẩm là yếu tố cốt lõi của thương hiệu. Một thương hiệu thành công luôn đi đôi với một sản phẩm thành công.
  15. Ý nghĩa chuyển tải bởi thương hiệu  Đem đến một số thuộc tính sản phẩm trong tâm trí khách hàng  Phản ánh lợi ích mà người tiêu dùng nhận được  Thể hiện giá trị của nhà sản xuất  Đại diện cho một nền văn hoá nhất định  Thể hiện tính cách của một con người, con vật hoặc vật thể  Chỉ ra loại người mua hoặc người sử dụng
  16. Vai trò của thương hiệu Người tiêu dùng Người sản xuất Chỉ ra nguồn gốc sản phẩm Phương tiện định dạng để đơn Qui trách nhiệm cho người sản giản hóa việc mô tả hay phân biệt xuất sản phẩm Giảm rủi ro Phương tiện hợp pháp để bảo vệ Giảm chi phí tìm kiếm những đặc tính độc đáo của sản phẩm Sự hứa hẹn, giao ước, cam kết của người sản xuất Dấu hiệu về cấp độ chất lượng đối với người tiêu dùng. Công cụ biểu tượng Phương tiện cung cấp cho sản Dấu hiệu của chất lượng phẩm những liên kết độc đáo. Nguồn lợi thế cạnh tranh Nguồn hoàn vốn tài chính
  17. Giá trị của các thương hiệu 120 100 80 Tổng giá trị thương hiệu Tỷ 60 Tài sản vô hình và uy tín đô- la Tài sản hữu hình thuần Mỹ 40 20 0 Coca- Johnson Procter Unileve Amazo cola & &Gamble r n.com (113) Johnson (83) (90) (22) (104)
  18. Những hàng hóa được gắn thương hiệu  Hàng hoá vật chất (Coca-cola, Kodak, Sony, Mercedes-Benz)  Dịch vụ (Bristish Airways, FedEx)  Nhà phân phối, nhà bán lẻ (Wal-mart)  Sản phẩm và dịch vụ cung ứng trên mạng (Google, Yahoo)  Con người và tổ chức (Bill Gates, Unicef)  Thể thao, nghệ thuật và giải trí (Manchester United)  Địa phương (Paris, London)  Ý tưởng (AIDs ribbons)
  19. Tiến trình quản trị thương hiệu chiến lược  Quản trị thương hiệu là một tiến trình kiếm soát mọi vấn đề liên quan đến cách thức thương hiệu nói, làm và được nhận thức  Tiến trình quản trị thương hiệu: (1) Định dạng và thiết lập giá trị và định vị thương hiệu (2) Hoạch định và thực hiện các chương trình Marketing thương hiệu (3) Đo lường và diễn giải hiệu năng thương hiệu (4) Tăng trưởng và duy trì vốn thương hiệu
  20. Tiến trình quản trị thương hiệu chiến lược Các giai đoạn Khái niệm then chốt Định dạng và thiết lập -Biểu đồ trí tuệ định vị thương hiệu -Cơ sở cạnh tranh và giá trị -So sánh điểm giống và khác nhau -Giá trị thương hiệu cốt lõi Hoạch định và thực -Hòa trộn và gắn kết các yếu tố hiện các chương trình thương hiệu Marketing thương -Tích hợp các hoạt động Marketing thương hiệu hiệu -Gia tăng các liên kết thứ cấp Đo lường và diễn giải -Chuỗi giá trị thương hiệu hiệu năng thương -Kiểm toán thương hiệu hiệu -Theo dõi, giám sát thương hiệu -Hệ thống quản trị vốn thương hiệu -Ma trận thương hiệu-sản phẩm Tăng trưởng và duy -Cấp bậc và danh mục thương hiệu trì vốn thương hiệu -Chiến lược mở rộng thương hiệu -Phục hồi và củng cố thương hiệu
  21. Xây dựng vốn thương hiệu định hướng khách hàng Công cụ gắn thương hiệu Tác động đến nhận thức Lợi ích của việc gắn thương và mục tiêu người tiêu dùng hiệu Chọn các yếu tố thương hiệu Nhận thức thương hiệu Kết quả có thể xảy ra -Dễ nhớ Chiều sâu: - Gợi nhớ - Sự trung thành lớn hơn. -Tên thương hiệu -Có ý nghĩa -Biểu trưng -Nhận biết - Ít bị tổn thương bởi các hoạt - Dễ ưa thích Chiều rộng: - Mua -Biểu tượng - Dễ chuy ển tải động marketing cạnh tranh và -Tính cách - Tiêu các cuộc khủng hoảng. - Dễ thích ứng dùng -Bao gói - Dễ bảo vệ - Giá trị thặng dư cao hơn -Khẩu hiệu - Phản ứng nhiều hơn với sự Liên kết giảm giá. thương hiệu - Phản ứng ít hơn với sự tăng giá. Phát triển các chương trình Marketing - Hỗ trợ và hợp tác thương mại Mạnh : lớn hơn. Sản phẩm → Lợi ích v ô hình và hữu hình - Thích ứng -Tính hữu hiệu và hiệu quả tăng Giá cả → Nhận thức giá trị -Bền vững dần của truyền thông Marketing . Kênh phân phối → Chiến lược ‘’đẩy’’ và ‘’kéo’’ Thuận lợi: - Các cơ hội cấp phép . Truy ền thông → Tính hỗn hợp và sự gắn kết các -Đáng mong muốn - Đánh giá sự mở rộng thương phương thức truyền thông. -Dễ thực hiện hiệu thuận lợi hơn. Độc đáo: Nâng cao các liên kết thứ cấp - Điểm giống nhau Công ty - Điểm khác nhau Nước xuất xứ Nhận thức Kênh phân phối Có ý nghĩa Các thương hiệu khác Dễ chuy ển tải Vật chứng thực Sự kiện
  22. Đo lường vốn thương hiệu dựa trên khách hàng  Kiểm toán thương hiệu (brand audit) - Kiểm kê thương hiệu (brand inventory) -Nghiên cứu thị trường của thương hiệu (brand exploratory)  Chuỗi giá trị thương hiệu - Nguồn vốn thương hiệu - Kết quả vốn thương hiệu  Hệ thống đo lường vốn thương hiệu - Các nguyên tắc đo lường vốn thương hiệu - Bản báo cáo vốn thương hiệu - Các trách nhiệm của vốn thương hiệu
  23. Tăng trưởng và duy trì vốn thương hiệu 1Xác định hệ thống cấp bậc thương hiệu a.Nguy ên lý đơn giản Sử dụng càng ít cấp độ càng tốt bNguy ên lý thích ứng Tạo ra các liên kết trừu tượng thích ứng với càng nhiều sản phẩm càng tốt cNguy ên lý khác biệt Phân biệt thương hiệu và sản phẩm cá nhân dNguy ên lý nổi trội Điều chỉnh sự nổi trội để ảnh hưởng đến nhận thức về sự khác biệt sản phẩm 2. Xác định ma trận thương hiệu-sản phẩm a. Mở rộng thương hiệu T hiết lập vốn thương hiệu mới và nâng cao vốn thương hiệu hiện tại b. Danh mục thương hiệu Tối đa hóa độ bao phủ và tối thiểu hóa sự chồng chéo 3. Tăng cường vốn thương hiệu qua thời gian a. Củng cố thương hiệu Đổi mới trong thiết kế sản phẩm, sản xuất và bán hàng Thích ứng đối với người sử dụng và hình tượng người sử dụng b. Hồi sinh thương hiệu Chiến lược ‘’quay trở lại cơ bản’’ Chiến lược ‘’điều tra lại’’ 4. Thiết lập vốn thương hiệu qua các phân đoạn thị trường a. Định dạng sự khác biệt trong Cách thức người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm hành vi ứng xử của người tiêu dùng Những gì họ biết và cảm nhận về các thương hiệu khác nhau. Điều chỉnh chương trình gắn thương hiệu Lựa chọn các yếu tố thương hiệu Bản chất của các chương trình Mark eting hỗ trợ Gia tăng liên kết thứ cấp
  24. Chương 2 Vốn thương hiệu định hướng khách hàng (Customer-Based Brand Equity, CBBE)
  25. Mục tiêu nghiên cứu  Xem xét khái niệm vốn thương hiệu, cụ thể là vốn thương hiệu dựa trên khách hàng  Xem xét các nguồn vốn thương hiệu, cụ thể là các kết quả hay lợi ích có được từ những nguồn này.  Trình bày mô hình chi tiết về vốn thương hiệu dựa trên khách hàng và mô tả một số ứng dụng của mô hình này.  Chỉ ra cách thức xây dựng thương hiệu mạnh.
  26. Vốn thương hiệu (Brand equity)  ’’ Vốn thương hiệu là một tập hợp những tài sản có và tài sản nợ gắn liền với thương hiệu, tên và biểu tượng của nó, làm tăng lên hoặc giảm đi giá trị sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho một công ty hay khách hàng của công ty’’. (Aaker)  Giá trị thương hiệu: Giá trị tài chính của thương hiệu (Dòng tiền tệ khấu trừ thuần cho thương hiệu sau khi trả chi phí vốn đầu tư sản xuất và kinh doanh cùng với chi phí Marketing).
  27. Các thành phần của vốn thương hiệu Chất lượng cảm Nhận thức tên nhận thương hiệu Liên kết thương hiệu Sự trung thành VỐN với thương hiệu THƯƠNG Các tài sản thương HIỆU hiệu khác Đem lại giá trị cho khách hàng: Đem lại giá trị cho công ty: -Tăng cường diễn giải/xử lý thông -Nâng cao tính hữu hiệu và hiệu tin quả của các chương trình -Gia tăng sự tin tưởng vào quyết định marketing mua -Sự trung thành với thương hiệu -Tăng mức độ hài lòng khi sử dụng -Giá cả/lợi nhuận -Mở rộng thương hiệu -Đòn bẩy thương mại -Lợi thế cạnh tranh
  28. Vốn thương hiệu định hướng khách hàng (CBBE)  Định đề của CBBE: Quyền năng của thương hiệu phụ thuộc vào những gì có trong tâm trí khách hàng về thương hiệu đó.  CBBE là hiệu ứng khác biệt (diffrential effect) của kiến thức thương hiệu lên phản ứng của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing của thương hiệu đó.
  29. Vốn thương hiệu định hướng khách hàng (CBBE)  3 thành phần then chốt của CBBE: - Tác động khác nhau: Vốn thương hiệu xuất phát từ những khác nhau trong phản ứng của người tiêu dùng. - Kiến thức thương hiệu : Những phản ứng khác nhau là kết quả của kiến thức người tiêu dùng về thương hiệu - Phản ứng của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing: Phản ứng khác nhau của người tiêu dùng tạo nên vốn thương hiệu, phản ánh trong nhận thức, sự ưa thích, hành vi ứng xử đối với các hoạt động marketing của thương hiệu
  30. Lợi thế marketing của các thương hiệu mạnh  Những nhận thức cải thiện về hiệu năng sản phẩm  Sự trung thành lớn hơn  Ít bị tổn thương bởi các hành động marketing cạnh tranh  Ít bị tổn thương bởi các khủng hoảng marketing  Giá trị gia tăng lớn hơn  Phản ứng ít hơn đối với sự tăng giá  Phản ứng nhiều hơn đối với sự giảm giá  Hợp tác và hỗ trợ thương mại lớn hơn  Tính hữu hiệu của truyền thông marketing tăng lên  Cơ hội cấp phép  Cơ hội mở rộng thương hiệu
  31. Vốn thương hiệu của 14 thương hiệu lớn nhất toàn cầu
  32. Kết quả thử nghiệm: Ý nghĩa vốn thương hiệu định hướng khách hàng Colt 45 ● Pabst ● Pabst Guinness ● Coors Guiness ● Budweiser ● ● Colt 45 ● ● Miller Lite ● ● Coors Miller Lite ● Budweiser ● Cảm nhận mùi vị của 6 thương Cảm nhận mùi vị của 6 thương hiệu bia khi người uống biết tên hiệu bia khi người uống không thương hiệu bia biết tên thương hiệu bia
  33. Tạo thương hiệu mạnh  Kiến thức thương hiệu là yếu tố then chốt để tạo ra vốn thương hiệu  Kiến thức thương hiệu: - Nhận thức thương hiệu: sức mạnh của điểm nút thương hiệu hay những dấu ấn trong trí nhớ - Hình ảnh thương hiệu: sự cảm nhận về một thương hiệu phản ánh bởi những liên tưởng thương hiệu có trong trí nhớ
  34. Những liên tưởng về thương hiệu Apple Computers Người sử dụng thân thiện Macintosh Có tính giáo dục Đổi mới Hài hước Logo Apple Apple Chế bản Desktop Sành điệu Thân thiện Sáng tạo PowerBook Đồ họa
  35. Nhận thức thương hiệu  Nhận thức thương hiệu là thực hiện việc nhớ lại (recall) và nhận biết (recognition) thương hiệu. - Hệ quả của nhận thức thương hiệu + Lợi ích nhận biết + Lợi ích quan tâm + Lợi ích lựa chọn -Thiết lập nhận thức thương hiệu
  36. Hình ảnh thương hiệu  Một hình ảnh thương hiệu tích cực được tạo ra bởi các chương trình marketing, gắn kết những liên tưởng mạnh mẽ, thuận lợi và độc đáo đối với thương hiệu trong ký ức. - Sức mạnh của liên tưởng thương hiệu - Sự thuận lợi của những liên tưởng thương hiệu - Sự độc đáo của những liên tưởng thương hiệu
  37. Lý do chọn thương hiệu Kinh nghiệm quá khứ Giá cả Chất lượng Giới thiệu của người khác Nổi tiếng/được quảng cáo Được người tiêu dùng xếp hạng Hiệu năng môi trường
  38. Các bước xây dựng thương hiệu (1) Định dạng thương hiệu đối với người tiêu dùng, tạo ra liên tưởng trong tâm trí khách hàng với một loại sản phẩm cụ thể hay nhu cầu khách hàng. (2) Thiết lập vững chắc tổng thể ý nghĩa của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, bằng cách kết nối những liên tưởng thương hiệu vô hình và hữu hình với một số đặc tính. (3) Gợi ra những phản ứng riêng của người tiêu dùng đối với nhận dạng thương hiệu và ý nghĩa thương hiệu. (4) Làm biến đổi phản ứng đối với thương hiệu để tạo ra mối quan hệ trung thành chủ động, sâu sắc giữa người tiêu dùng và thương hiệu.
  39. Hình khối xây dựng thương hiệu Sự ảnh 4. Quan hệ hưởng Giữa tôi và bạn thì thế nào? Cảm 3. Phản ứng Đánh nhận Còn bạn thì sao? giá 2. Ý nghĩa Hình tượng Hiệu năng Bạn là gì? Sự nổi trội 1. Nhận dạng Bạn là ai?
  40. Các tiêu thức của hình khối xây dựng thương hiệu Sự trung thành, gắn bó, tính cộng đồng, sự cam kết Sự cộng hưởng Chất lượng, tính đáng tin cậy, Sự ấm áp, hài hước, háo hức, sự quan tâm, tính ưu việt. Cảm an toàn, thừa nhận của xã hội, nhận Đánh tôn trọng bản thân. giá Những đặc điểm thứ cấp và sơ cấp, tính Đặc điểm của người sử dụng, đáng tin cậy của sản phẩm, độ bền, dịch Hình Hiệu năng tình huống mua và sử dụng, cá vụ tốt, tính hữu hiệu của dịch vụ, và sự tượng đồng cảm, kiểu dáng và thiết kế, giá cả. tính và giá trị, lịch sử, sự kế thừa và kinh nghiệm Nhận dạng loại sản phẩm, Sự nổi trội nhu cầu được thỏa mãn
  41. Sự nổi trội của thương hiệu Sự nổi trội của thương hiệu liên quan đến những khía cạnh nhận thức thương hiệu:  Chiều rộng và chiều sâu của nhận thức thương hiệu  Cơ cấu loại sản phẩm  Các ứng dụng chiến lược
  42. Hiệu năng thương hiệu Hiệu năng thương hiệu liên quan đến cách thức ở đó sản phẩm hay dịch vụ cố gắng đáp ứng những nhu cầu mang tính chức năng (thực dụng) của người tiêu dùng 5 thuộc tính hiệu năng:  Những thành phần sơ cấp và những đặc điểm bổ sung  Tính đáng tin cậy, độ bền, tính tiện lợi của sản phẩm  Tính hiệu quả, hữu hiệu của dịch vụ, sự đồng cảm  Kiểu dáng và thiết kế  Giá cả
  43. Hình tượng thương hiệu (Brand imagery)  Hình tượng thương hiệu là cách thức người tiêu dùng nghĩ về thương hiệu một cách trừu tượng, hơn là những gì họ nghĩ về thương hiệu thực tại có được  Hình tượng liên quan đến những khía cạnh vô hình của thương hiệu.  4 loại yếu tố vô hình của thương hiệu: - Đặc điểm người sử dụng - Tình huống mua và sử dụng - Cá tính và giá trị - Lịch sử, sự thừa kế và kinh nghiệm
  44. Đánh giá thương hiệu (Brand judgment) Đánh giá thương hiệu tập trung vào những ý kiến và đánh giá cá nhân liên quan đến thương hiệu 4 loại đánh giá thương hiệu:  Chất lượng thương hiệu  Sự tín nhiệm thương hiệu  Sự quan tâm đến thương hiệu  Tính ưu việt của thương hiệu
  45. Tình cảm đối với thương hiệu Tình cảm đối với thương hiệu là những phản ứng cảm xúc liên quan đến thương hiệu. 6 loại tình cảm: - Ấm áp - Hài hước - Háo hức - An toàn - Chấp nhận của xã hội - Tự trọng
  46. Sự cộng hưởng với thương hiệu Sự cộng hưởng với thương hiệu gắn liền với bản chất của mối quan hệ và mức độ đồng điệu mà người tiêu dùng cảm thấy với thương hiệu. Các thành phần của sự cộng hưởng: - Sự trung thành qua hành động mua - Sự gắn bó về thái độ - Ý thức phường hội - Cam kết tích cực
  47. Xếp hạng thương hiệu về các tiêu thức cộng hưởng (United States, 2001) Xếp hạng Sự trung thành Sự gắn bó Tính cộng đồng Sự cam kết với thương thương hiệu thương hiệu thương hiệu hiệu 1 Harley Davidson Harley Davidson Harley Davidson Harley 2 Hershey's Hershey's Lifetime Television Lifetime Television 3 Campell's Campell's Public Broadcasting Lexus 4 Clorox Discovery Channel Fidelity Investments Discovery Channel 5 Heinz BMW MSN Public Broadcasting 6 Kodak Wal-Mart Lexus Wal-Mart 7 Kraft Public Discovery Channel BMW Broadcasting 8 Wal-Mart Kraft AOL.com Dell 9 Duracell Kodak Chevrolet Toyota 10 Discovery NBC Hershey's Fidelity Channel Investments
  48. Ứng dụng CBBE trong xây dựng thương hiệu  Khách hàng sở hữu thương hiệu  Không nên đi đường tắt với xây dựng thương hiệu  Thương hiệu phải có tính đối ngẫu  Thương hiệu phải có sự phong phú  Cộng hưởng thương hiệu cung cấp trọng tâm quan trọng để ra quyết định marketing
  49. Chương 3 Định vị thương hiệu và giá trị thương hiệu
  50. Mục tiêu nghiên cứu  Xem xét những cấu trúc kiến thức thương hiệu lý tưởng trên góc độ định vị thương hiệu.  Xác định những điểm khác nhau và giống nhau để thiết lập định dạng thương hiệu đúng đắn và tạo ra hình ảnh thương hiệu thích hợp.  Xem xét cách thức nhận dạng và thiết lập những giá trị thương hiệu cốt lõi và xây dựng khẩu hiệu định vị.
  51. Thiết lập định vị thương hiệu  Định vị thương hiệu: ''Hành động thiết kế sản phẩm và hình ảnh của thương hiệu để nó giữ một vị trí khác biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu''. (Kotler)
  52. Tiến trình thiết lập định vị (1) Người tiêu dùng mục tiêu là ai? (2) Đối thủ cạnh tranh chính là ai? (3) Thương hiệu giống với đối thủ cạnh tranh như thế nào? (4) Thương hiệu khác đối thủ cạnh tranh như thế nào?
  53. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu  Tiêu thức phân đoạn: Hành vi, nhân khẩu học, tâm lý hình, địa lý  Tiêu chuẩn lựa chọn thị trường mục tiêu: - Có thể nhận dạng - Qui mô đủ lớn - Có thể tiếp cận - Phản ứng thuận lợi.
  54. Xác định đối thủ cạnh tranh ▪ Các yếu tố của cạnh tranh ▪ Cấp độ cạnh tranh: Theo kiểu, chủng loại và lớp sản phẩm ▪ Cạnh tranh xảy ra trên góc độ lợi ích hơn là thuộc tính
  55. Xác định những điểm khác biệt (Poins of difference-PODs)  Là những liên tưởng (thuộc tính hay lợi ích) mạnh, thuận lợi, độc đáo đối với một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.  Đề nghị bán hàng độc đáo (USP) và lợi thế cạnh tranh bền vững (SCAs) gần giống với PODs.  Nhiều kiểu PODs khác nhau: giá, chất lượng, dịch vụ, công nghệ,
  56. Xác định những điểm giống nhau (Points of parity, POPs)  Là những liên tưởng không nhất thiết là duy nhất, được chia sẻ với các thương hiệu khác .  Hai loại POPs: (1) POPs chủng loại: những liên tưởng mà người tiêu dùng coi là cần thiết về mặt pháp lý và đáng tin cậy khi cung ứng sản phẩm trong một chủng loại sản phẩm hay dịch vụ. (ví dụ, các qui định an toàn và bảo mật đối với dịch vụ ngân hàng)
  57. Xác định những điểm giống nhau (Points of parity, POPs)  POPs chủng loại có thể thay đổi theo thời gian  POPs chủng loại có tính quyết định khi mở rộng thương hiệu sang một chủng loại sản phẩm mới. (ví dụ, Nivea củng cố các PODs về độ mạnh của chất khử mùi, màu sắc mỹ phẩm đối với các loại sản phẩm của nó trước khi đưa ra những điểm khác biệt)
  58. Xác định những điểm giống nhau (Points of parity, POPs) (2) POPs cạnh tranh: những liên tưởng được thiết kế để phủ nhận những điểm khác biệt của đối thủ cạnh tranh. POPs tạo ra khả năng ''san phẳng'' sự khác nhau ở những lĩnh vực mà đối thủ cạnh tranh cố gắng tìm kiếm lợi thế .
  59. Phân biệt PODs và POPs  PODs tạo nên sự khác biệt, vượt trội so với đối thủ cạnh tranh  POPs tạo ra niềm tin đủ tốt (ngưỡng) so với tiêu chuẩn của một chủng loại sản phẩm hoặc các thương hiệu khác, như là điều kiện cần để được người tiêu dùng chấp nhận.
  60. Hướng dẫn định vị thương hiệu  Xác định và truyền thông hệ qui chiếu cạnh tranh  Chọn những điểm giống nhau (POPs) và điểm khác biệt (PODs)  Thiết lập những điểm giống nhau (POPs) và điểm khác biệt (PODs)  Cập nhật định vị theo thời gian
  61. Hướng dẫn định vị thương hiệu  Xác định và truyền thông hệ qui chiếu cạnh tranh: - Xác định tư cách hội viên chủng loại sản phẩm của thương hiệu (chỉ ra những sản phẩm hoặc tập hợp sản phẩm mà một thương hiệu cạnh tranh với nó). - Truyền thông tư cách hội viên chủng loại sản phẩm thông báo cho người tiêu dùng về mục đích mà họ có thể đạt được bằng cách sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ :  Truyền thông lợi ích chủng loại sản phẩm  So sánh với sản phẩm mẫu  Dựa vào công cụ mô tả sản phẩm (product descriptor)
  62. Hướng dẫn định vị thương hiệu  Chọn những điểm giống nhau (POPs) và điểm khác biệt (PODs): - POPs: dựa trên tư cách hội viên và việc phủ nhận khả năng của đối thủ - PODs: dựa vào 2 tiêu chuẩn: + Tính đáng mong muốn (sự thích hợp, sự khác biệt, đáng tin cậy) + Có thể thực hiện (tính khả thi, có thể truyền đạt, có thể chống đỡ)
  63. Hướng dẫn định vị thương hiệu  Thiết lập những điểm giống nhau (POPs) và điểm khác biệt (PODs) - Giải quyết tương quan nghịch giữa POPs và PODs - Tăng tính hữu hiệu của việc giải quyết mối tương quan trên: + Tách rời các thuộc tính + Nâng cao vốn của các thực thể khác + Xác định lại mối quan hệ
  64. Hướng dẫn định vị thương hiệu  Cập nhật định vị theo thời gian: - Đào sâu ý nghĩa của thương hiệu để rút ra giá trị thương hiệu cốt lõi (phương pháp bậc thang - laddering). - Đáp ứng những thách thức cạnh tranh đe dọa định vị hiện tại (phản ứng).
  65. Xác định và thiết lập giá trị thương hiệu  Giá trị thương hiệu cốt lõi Giá trị thương hiệu cốt lõi là tập hợp những liên tưởng trừu tượng (thuộc tính và lợi ích) đặc trưng cho từ 5 đến 10 khía cạnh hay tiêu thức (đặc điểm) quan trọng nhất của một thương hiệu. Giá trị thương hiệu cốt lõi là cơ sở định vị thương hiệu liên quan đến POPs và PODs
  66. Tiến trình nhận dạng giá trị thương hiệu cốt lõi ▪Xác lập bản đồ tinh thần (mental map) chi tiết về thương hiệu. Bản đồ tinh thần phản ánh thương hiệu được cảm nhận như thế nào bởi người tiêu dùng ▪ Những liên tưởng thương hiệu được nhóm thành các loại, từ 2 đến 4 liên tưởng trên một loại.
  67. Giá trị thương hiệu cốt lõi Một năng lượng, quang cảnh, sự kiện không thể so sánh Đáng tin cậy duy nhất Không ngừng nghỉ, tháo vát, bền bỉ Cấp hạng vô địch Bộ phận tất yếu của thành phố New York Khả năng vô hạn Câu thần chú thương hiệu Kinh nghiệm New York City đam mê mãnh liệt, chuyên nghiệp, vô song. Kinh nghiệm sáng giá Bản đồ tinh thần Nổi tiếng chơi hay Tinh thần bền bỉ Đội bóng chất lượng cao NEW YORK KNICKS Luôn luôn cạnh tranh Vô địch Vận động viên gây bất ngờ Truyền thống chiến thắng Định vị thương hiệu đội bóng NewYork Knickerbrockers
  68. Khẩu hiệu định vị thương hiệu  Là ''thực chất thương hiệu'' hay ''sự cam kết thương hiệu cốt lõi''  Là sự ăn khớp giữa ''trái tim và tâm hồn'' của thương hiệu.  Các câu khẩu hiệu thường ngắn, từ 3 đến 5 từ, nắm bắt thực chất tinh thần của định vị thương hiệu và giá trị thương hiệu. Disney:’’Giải trí gia đình vui vẻ’’
  69. Khẩu hiệu định vị thương hiệu  Thiết kế khẩu hiệu định vị: - Chức năng thương hiệu - Từ bổ nghĩa mô tả - Từ bổ nghĩa cảm xúc Từ bổ nghĩa cảm Từ bổ nghĩa mô Chức năng xúc tả thương hiệu Nike Đáng tin cậy Vận động viên Hiệu năng Disney Vui vẻ Gia đình Giải trí
  70. Thực hiện khẩu hiệu định vị  Truyền thông: phạm vi và độc đáo  Đơn giản hoá: ngắn gọn, chính xác, sinh động (3 từ)  Truyền cảm hứng: thuyết phục, hấp dẫn, tương thích với giá trị cá nhân.
  71. Chương 4 Chọn các yếu tố thương hiệu nhằm xây dựng vốn thương hiệu
  72. Mục tiêu nghiên cứu  Xem xét các yếu tố thương hiệu khác nhau được lựa chọn như thế nào để xây dựng vốn thương hiệu.  Mô tả các tiêu chuẩn lựa chọn các yếu tố thương hiệu  Xem xét các vấn đề tác nghiệp cụ thể đối với mỗi loại yếu tố thương hiệu khác nhau.  Kết luận về việc chỉ ra cách thức người tiêu dùng chọn một tập hợp các yếu tố thương hiệu tối ưu để xây dựng vốn thương hiệu.
  73. Tiêu chuẩn lựa chọn các yếu tố thương hiệu  Tính dễ nhớ - Dễ dàng nhận ra - Dễ dàng nhớ lại  Có ý nghĩa - Mô tả - Thuyết phục  Tính hấp dẫn - Hài hước và hấp dẫn - Hình tượng bằng lời và bằng hình ảnh phong phú - Tính thẩm mỹ dễ nhìn  Tính dễ chuyển đổi - Trong cùng loại sản phẩm và đa chủng loại - Theo ranh giới địa lý và văn hóa  Tính có thể thích nghi - Tính linh hoạt - Có thể cập nhật  Tính có thể bảo vệ - Hợp pháp - Cạnh tranh
  74. Chiến thuật xây dựng các yếu tố thương hiệu  Tên thương hiệu  Biểu trưng và biểu tượng (logo & symbol)  Chữ viết  Khẩu hiệu  Âm nhạc  Bao gói
  75. Chọn tên thương hiệu  Yếu tố quan trọng nắm bắt chủ đề trung tâm hay những liên tưởng then chốt của một sản phẩm  6 tiêu chuẩn chọn tên thương hiệu: + Dễ ghi nhớ + Có ý nghĩa (liên tưởng mạnh đến loại sản phẩm hay lợi ích sản phẩm) + Được ưa thích (Hài hước hay hấp dẫn) + Có thể chuyển đổi (Có tiềm năng sáng tạo, có thể chuyến đổi sang chủng loại sản phẩm hoặc địa lý khác) + Có tính thích ứng (Ý nghĩa bền vững và thích ứng với thời gian) + Có thể được bảo vệ (Chống lại cạnh tranh và vi phạm bản quyền)
  76. Chọn tên thương hiệu Phân loại tên thương hiệu (Landor) I.Mô tả Mô tả nhiệm vụ theo đúng nghĩa đen Ví dụ: Singapore Airlines, Global Crossing II. Khuyến nghị Khuyến nghị một lợi ích hay chức năng Ví dụ: marchFIRST, Agilent Technologies III. Phức hợp: Kết hợp hai hay nhiều từ Ví dụ: redhat IV. Cổ điển: Dựa trên tiếng Latin, Hy Lạp hay tiếng Phạn Ví dụ: Merito V. Võ đoán (arbitratry) Từ thực không gắn liền với công ty Ví dụ: Apple VI. Kỳ lạ Từ tự nghĩ ra không có ý nghĩa ràng Ví dụ: Avanade
  77. Chọn tên thương hiệu  Tên thương hiệu phải bảo đảm sự nhận thức thương hiệu: - Đơn giản, dễ phát âm (Coca-cola, Honda) - Quen thuộc và có ý nghĩa (Neon, Ocean) - Độc đáo (Apple Computers, Toys ‘’R’’ Us)
  78. Chọn tên thương hiệu Tên thương hiệu phải củng cố những liên tưởng lợi ích hay thuộc tính quan trọng tạo nên định vị cho sản phẩm: - Tạo ra liên tưởng hiệu năng (máy tính xách tay Powerbook của Apple) - Tạo ra liên tưởng cảm xúc (Caress Soap, Obsession Perfumes)
  79. Những ví dụ về tên thương hiệu gợi lên những liên tưởng về sản phẩm Son môi ColorStay Dầu gội Head & Shoulders Kem đánh răng Close-Up Bánh snack giảm béo Snack Well Pin tự động DieHard Xi chùi sàn nhà Mop & Glo Món khai vị hàm lượng calo thấp Lean Cuisine Món gà hầm Shake’n Bake Tủ lạnh và tủ đông Sub-Zero Dụng cụ tháo lắp xây dựng tĩnh Cling-Free
  80. Tiến trình đặt tên thương hiệu (1) Xác định mục tiêu gắn thương hiệu trên góc độ 6 tiêu chuẩn đã nêu: - Xác định ý nghĩa lý tưởng của thương hiệu - Nhận thức vai trò của thương hiệu trong hệ thống cấp bậc thương hiệu của công ty và mối tương quan với các sản phẩm, thương hiệu khác - Hiểu được vai trò thương hiệu trong chương trình marketing tổng thể, cũng như mô tả sâu sắc về thị trường mục tiêu
  81. Tiến trình đặt tên thương hiệu (2) Phát triển tên thương hiệu dựa trên nhiều nguồn khác nhau (công ty, khách hàng, đại lý, công ty tư vấn, ) (3) Sàng lọc tên thương hiệu dựa trên những mục tiêu gắn thương hiệu và những xem xét marketing ở (1) (4) Thu thập thông tin ở phạm vi rộng đối với từ 5-10 tên thương hiệu được sàng lọc
  82. Tiến trình đặt tên thương hiệu (5) Điều tra người tiêu dùng về đặc tính ghi nhớ và có ý nghĩa của tên thương hiệu (6) Chọn tên thương hiệu cho phép tối đa hoá mục tiêu marketing và gắn thương hiệu, đăng kí bản quyền
  83. Tiến trình đặt tên thương hiệu (Interbrand) Hướng dẫn dự án Báo cáo chiến lược đặt tên Tổ chức nhóm làm việc Đầu vào khách hàng: phê chuẩn chiến lược Phát triển định hướng từ khóa Phát triển khái niệm/tên Nhóm thị trường mục tiêu Chuyên gia kĩ thuật Phát triển tên bằng Ngân hàng tên trên máy tính máy tính Tiêu chuẩn: Chiến lược/hợp Lựa chọn tên đầu tiên pháp/ngôn ngữ Danh sách ngắn các tên thương hiệu Đầu vào khách hang: lựa chọn danh sách ngắn Nghiên cứu hợp pháp Kiểm định người tiêu dùng Lựa chọn tên cuối cùng
  84. Biểu trưng và biểu tượng  Các yếu tố hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong nhận thức thương hiệu  Biểu trưng gắn với dấu hiệu của từ (Coca-cola, Kit-Kat)  Biểu tượng: biểu trưng gắn với hình ảnh (Ngôi sao của Mercedes, vương miện của Rolex)
  85. Biểu trưng & biểu tượng
  86. Nhân vật  Kiểu đặc biệt của biểu tượng thương hiệu (dựa trên đặc tính con người hay cuộc sống thật)  Có nhiều dạng khác nhau: con người (Marilyn Monroe), con vật (Tom và Jerry)  Yêu cầu: - Nhân vật phải gây sự chú ý và được ưa thích - Hình ảnh và cá tính phù hợp với thị trường mục tiêu và vượt thời gian - Nhân vật càng gần gũi với thực tế, càng vượt qua thời gian
  87. Các nhân vật quảng cáo cho kem đánh răng Brawny 1979 2000 Hiện nay
  88. Nhân vật hoạt hình
  89. Khẩu hiệu  Phải ngắn để truyền đạt những thông tin thuyết phục và mô tả về thương hiệu  Giúp người tiêu dùng hiểu được thương hiệu và lợi ích nó đem lại  Thiết kế khẩu hiệu: tăng cường nhận thức và hình ảnh thương hiệu  Cập nhật khẩu hiệu: thay đổi để phù hợp với công chúng
  90. Khẩu hiệu thay đổi theo thời gian của Coca-cola
  91. Bao gói  Bao gồm những hoạt động thiết kế và sản xuất bao gói cho sản phẩm  Yêu cầu đối với bao gói: - Định dạng sản phẩm - Chuyển tải những thông tin thuyết phục và mô tả - Làm dễ dàng cho bảo quản và vận chuyển - Có thể lưu kho ở nhà - Hỗ trợ cho tiêu dùng sản phẩm
  92. Bao gói  Nhân tố quan trọng cho nhận biết thương hiệu  Cung cấp thuộc tính sản phẩm  Tác động mạnh đến doanh số
  93. Bao gói
  94. Thông điệp âm nhạc  Nhạc nền của thương hiệu  Khẩu hiệu âm nhạc mở rộng, đóng vai trò quan trọng trong gắn thương hiệu  Dễ nhớ, tốt cho nhận thức  Khó chuyển đổi - Give me a break (Kit-Kat) - In-tel In-side (4 nốt nhạc trong 3 giây)
  95. Tóm lược yêu cầu đối với các yếu tố thương hiệu Dễ nhớ Có ý nghĩa Được ưa thích Có thể bảo vệ Dễ chuyển đổi Dễ thích ứng Tên thương hiệu Nhớ lại cao cao có không không Biểu trưng Nhận thức cao cao có có có /biểu tượng Nhân vật Nhận thức cao cao có không có Khẩu hiệu Nhớ lại cao cao có không có Đóng gói Nhận thức cao cao có không có
  96. Bài tập thực hành  Mục tiêu là tiếp cận với những thách thức để tạo ra những yếu tố thương hiệu.  Phát triển tên thương hiệu, biểu trưng, biểu tượng, bao gói, và nhân vật cho một thương hiệu nước hoa phụ nữ . Thảo luận về lý do lựa chọn những yếu tố này.
  97. Chương 5 Thiết kế các chương trình marketing xây dựng vốn thương hiệu
  98. Mục tiêu nghiên cứu  Xem xét cách thức xây dựng thương hiệu của các hoạt động marketing nói chung và các chiến lược sản phẩm, giá cả và phân phối nói riêng.  Cụ thể nghiên cứu cách thức thương hiệu tích hợp hữu hiệu với chương trình marketing, để tối đa hoá việc tạo dựng vốn thương hiệu
  99. Những xu hướng mới trong marketing  Nền kinh tế số hoá và internet  Loại bỏ trung gian và tái lập trung gian  Theo yêu cầu khách hàng cá nhân  Hội tụ công nghiệp  Khách hàng mới và năng lực công ty
  100. Marketing cá nhân hoá  Marketing kinh nghiệm (experiential marketing)  Marketing khách hàng cá nhân (one-to- one marketing)  Marketing được phép (permission marketing)
  101. Chiến lược sản phẩm  Chất lượng cảm nhận và giá trị - Những đặc tính vô hình của thương hiệu - Quản trị chất lượng toàn diện (TQM) - Chuỗi giá trị
  102. Chiến lược sản phẩm  Marketing quan hệ - Đáp ứng khách hàng cá nhân ở qui mô lớn (Dell Computer) - Marketing sau mua (HP) - Các chương trình tăng cường lòng trung thành : + Biết rõ khách hàng + Luôn có sự đổi mới + Lắng nghe những khách hàng thân thiết + Cam kết của khách hàng
  103. Chiến lược định giá  Đo lường cảm nhận về giá của người tiêu dùng (mức giá thích ứng với chất lượng sản phẩm)  Định giá để xây dựng vốn thương hiệu: - Cách thức định giá hiện tại - Định hướng cho khuyến mãi hoặc chiết khấu theo thời gian
  104. Chiến lược định giá  Định giá dựa trên giá trị: dựa trên chất lượng, chi phí và giá sản phẩm (giá cảm nhận của khách hàng), thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng ở thị trường mục tiêu  Tạo sự cân bằng giữa: - Thiết kế và cung ứng sản phẩm - Chi phí sản phẩm - Giá sản phẩm
  105. Chiến lược kênh marketing  Thiết kế kênh - Kênh gián tiếp: + Chiến lược đẩy và kéo + Hỗ trợ kênh + Nhà bán lẻ + Quảng cáo hợp tác - Kênh trực tiếp + Cửa hàng của chính công ty + Sử dụng các loại hình khác
  106. Chiến lược kênh marketing (Nhà bán lẻ) Nhà bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có cường độ phân phối mạnh, ảnh hưởng lớn đến vốn thương hiệu: - Hình ảnh cửa hàng ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu - Chiến lược kéo tạo nên sức mạnh cho nhà bán lẻ - Phân phối chuyên sâu/có lựa chọn/mở rộng
  107. Chiến lược kênh marketing (Lợi ích của các cửa hàng chủ quản)  Cửa hàng của Nike, Disney góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu  Chiều sâu và sự đa dạng  Cung cấp hàng hoá
  108. Chương 6 Truyền thông tích hợp trong xây dựng vốn thương hiệu
  109. Mục tiêu nghiên cứu  Phát triển các chương trình marketing tích hợp (IMC) để xây dựng vốn thương hiệu
  110. Tiến trình xử lý thông tin truyền thông  Tiếp cận  Chú ý  Hiểu  Thích  Dự định mua  Hành động mua
  111. Tổng quan về các hoạt động truyền thông  Quảng cáo  Khuyến mãi  Marketing sự kiện và tài trợ  Quan hệ công chúng và báo chí  Bán hàng cá nhân
  112. Phát triển các chương trình marketing tích hợp ▪Tạo phối thức các hoạt động truyền thông - Đánh giá các hoạt động truyền thông nhằm tạo ra kiến thức thương hiệu - Quyết định phối thức tối ưu ▪ Kết nối các hoạt động truyền thông
  113. Các tiêu chuẩn đánh giá tính hữu hiệu chương trình truyền thông tích hợp  Độ bao phủ: tỉ lệ khán giả được tiếp cận  Mức độ đóng góp: phản hồi mong muốn và ảnh hưởng của truyền thông từ phía khách hàng  Sự tương đồng: những liên tưởng chung được củng cố thông qua các hoạt động truyền thông  Sự kết hợp: Những liên tưởng và kết nối khác nhau được nhấn mạnh thông qua sự phối hợp của các hoạt động truyền thông  Tính linh hoạt: Ảnh hưởng của các hoạt động truyền thông là mạnh và hữu hiệu đối với các nhóm khách hàng khác nhau
  114. Mục tiêu nghiên cứu  Nghiên cứu cách thức phát triển và thực hiện hệ thống đo lường vốn thương hiệu  Giới thiệu hệ thống quản trị vốn thương hiệu: - Thiết kế những điều tra theo dõi thương hiệu - Thiết lập hệ thống đo lường vốn thương hiệu
  115. Chuỗi giá trị thương hiệu  Phương pháp cấu trúc để đánh giá các nguồn và kết quả của vốn thương hiệu, cách thức tạo ra giá trị thương hiệu bởi các hoạt động marketing  Mô hình chuỗi giá trị thương hiệu: Gồm các nhân tố kết nối giữa các giai đoạn từ nguồn đến kết quả, nhân lên giá trị tạo ra ở mỗi giai đoạn Số nhân
  116. Mô hình chuỗi giá trị thương hiệu Các Đầu tư Tâm trí Hiệu năng Giá trị cổ giai chương người tiêu thị trường đông đoạn trình dùng giá marketing trị Số Chất lượng Điều kiện Tâm lý nhân chương trình thị trường nhà đầu tư
  117. Đầu tư chương trình marketing  Bất cứ đầu tư marketing nào cũng gắn liền với phát triển giá trị thương hiệu: - Sản phẩm - Truyền thông - Thương mại - Nhân viên - Khác
  118. Số nhân chương trình: Chất lượng chương trình  Khả năng gây ảnh hưởng của chương trình marketing đến tâm trí khách hàng phụ thuộc vào chất lượng chương trình: - Sự rõ ràng - Sự thích ứng với người tiêu dùng - Sự khác biệt so với đối thủ - Sự tương thích và tích hợp của các thành tố chương trình
  119. Tâm trí khách hàng  Chương trình marketing tác động khác nhau đến những khách hàng khác nhau  Theo CBBE, có 5 tiêu thức đo lường tâm trí khách hàng: - Nhận thức thương hiệu - Liên tưởng thương hiệu - Thái độ đối với thương hiệu - Sự gắn bó với thương hiệu - Hành động đối với thương hiệu
  120. Số nhân khách hàng: Điều kiện thị trường  Mức độ giá trị tạo ra trong tâm trí khách hàng ảnh hưởng hiệu năng thị trường, phụ thuộc các nhân tố: - Tính siêu việt của cạnh tranh - Sự hỗ trợ của kênh phân phối và các trung gian khác - Đặc điểm và qui mô khách hàng
  121. Hiệu năng thị trường  Tâm trí khách hàng ảnh hưởng đến phản ứng trên thị trường theo nhiều cách khác nhau  Có 6 kết quả của phản ứng: - Mức giá tăng thêm - Độ co giãn của giá - Thị phần - Tăng trưởng - Cơ cấu chi phí - Khả năng sinh lợi
  122. Số nhân thị trường  Mức giá trị tạo ra bởi hiệu năng thị trường của thương hiệu phụ thuộc vào các biến số : - Động lực thị trường (lãi suất, tâm lý cổ đông, nguồn cung ứng vốn) - Tiềm năng tăng trưởng của thương hiệu - Đặc điểm rủi ro đối với thương hiệu - Sự đóng góp của thương hiệu vào danh mục thương hiệu công ty
  123. Giá trị cổ đông  Đánh giá của thị trường tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thương hiệu: - Giá chứng khoán - Số nhân giá/thu nhập - Tư bản hoá thị trường tổng thể đối với công ty
  124. Thiết kế các cuộc điều tra theo dõi thương hiệu  Theo dõi sản phẩm gắn thương hiệu cá nhân Đo lường nhận thức và hình ảnh thương hiệu: + Nhận thức thương hiệu: đo lường sự nhắc lại và nhận biết + Hình ảnh thương hiệu: đo lường cảm nhận (liên tưởng) và đánh giá
  125. Thiết kế các cuộc điều tra theo dõi thương hiệu  Theo dõi sản phẩm gắn thương hiệu gia đình hay công ty: Bổ sung thêm một số đo lường: - Thương hiệu được quản trị như thế nào? - Thiết lập quan hệ kinh doanh với thương hiệu có dễ dàng không? - Khách hàng có quan tâm đến thương hiệu? - Làm thế nào để tiếp cận thương hiệu? - Có mong muốn thiết lập quan hệ kinh doanh với thương hiệu?
  126. Thiết kế các cuộc điều tra theo dõi thương hiệu  Theo dõi toàn cầu: liên quan đến các biến số bối cảnh thị trường địa lý: - Kinh tế - Truyền thông - Bán lẻ - Công nghệ - Nhân khẩu học - Sản phẩm và dịch vụ khác - Hành vi ứng xử của người tiêu dùng
  127. Thiết lập hệ thống quản trị vốn thương hiệu  Tập hợp tiến trình của tổ chức được thiết kế để cải thiện sự hiểu biết và sử dụng vốn thương hiệu trong công ty.  Các bước chính của thiết lập hệ thống quản trị thương hiệu: - Xây dựng bản hiến chương vốn thương hiệu - Xây dựng bản báo cáo vốn thương hiệu - Trách nhiệm đối với vốn thương hiệu
  128. Xây dựng bản hiến chương vốn thương hiệu  Cung cấp những hướng dẫn về vốn thương hiệu cho nhà quản trị marketing cũng như cho các đối tác marketing bên ngoài: - Quan điểm của công ty về vốn thương hiệu, tầm quan trọng của nó - Mô tả những thương hiệu then chốt, cách thức được gắn thương hiệu và được tiếp thị - Vốn thương hiệu mong mốn và thực tại cho thương hiệu ở các cấp độ thích ứng - Cách thức đo lường vốn thương hiệu - Cách thức quản trị vốn thương hiệu trên góc độ chiến lược
  129. Báo cáo vốn thương hiệu  Tổng hợp các kết quả theo dõi và các đo lường hiệu năng để cung cấp hàng tháng cho nhà quản trị: - Cảm nhận của khách hàng về những liên tưởng lợi ích và thuộc tính then chốt - Mô tả thông tin liên quan đến thị trường
  130. Xác định trách nhiệm liên quan đến vốn thương hiệu  Giám sát vốn thương hiệu  Cơ cấu và thiết kế tổ chức  Quản trị các đối tác marketing
  131. Chương 8 Thiết kế và thực hiện các chiến lược gắn thương hiệu
  132. Mục tiêu nghiên cưú  Xem xét những vấn đề liên quan đến chiến lược xây dựng thương hiệu và cách thức tối đa hoá vốn thương hiệu của tổ chức  Cụ thể, nghiên cứu 2 công cụ chiến lược quan trọng : ma trận thương hiệu-sản phẩm và cơ cấu cấp bậc thương hiệu, để thiết lập các chiến lược xây dựng thương hiệu
  133. Ma trận thương hiệu-sản phẩm  Thể hiện bằng đồ thị tất cả các sản phẩm và thương hiệu cung ứng bởi công ty  Hàng ngang: quan hệ thương hiệu-sản phẩm và thu hút chiến lược mở rộng thương hiệu dựa trên số lượng và bản chất của sản phẩm có cùng thương hiệu  Hàng dọc: quan hệ sản phẩm-thương hiệu và thu hút chiến lược danh mục thương hiệu, dựa trên số lượng và bản chất thương hiệu được tiếp thị đối với mỗi chủng loại
  134. Ma trận thương hiệu-sản phẩm Sản phẩm 1 2 N A Thương B hiệu M
  135. Các khái niệm cơ bản  Dòng thương hiệu: tất cả các sản phẩm có cùng thương hiệu  Danh mục thương hiệu: tất cả các thương hiệu và dòng thương hiệu mà công ty cung ứng cho một loại sản phẩm  Dòng sản phẩm: tập hợp các sản phẩm cùng chủng loại có liên quan mật thiết về thị trường, phân phối, định giá
  136. Chiến lược gắn thương hiệu  Phản ánh số lượng và bản chất các yếu tố thương hiệu chung hoặc khác biệt được gắn cho các sản phẩm khác nhau của công ty  Đặc trưng của chiến lược gắn thương hiệu: - Chiều rộng: các mối quan hệ thương hiệu-sản phẩm và chiến lược mở rộng thương hiệu - Chiều sâu: các mối quan hệ sản phẩm- thương hiệu và danh mục thương hiệu
  137. Chiều rộng của chiến lược gắn thương hiệu  Số lượng và bản chất các sản phẩm khác nhau gắn liền với các thương hiệu cung cấp bởi công ty. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của loại sản phẩm: - Nhân tố thị trường tổng thể - Nhân tố ngành - Nhân tố môi trường
  138. Chiều sâu của chiến lược gắn thương hiệu  Số lượng và bản chất của các thương hiệu khác nhau trong cùng loại sản phẩm được cung cấp bởi công ty  Nhiều thương hiệu được đưa ra vì không được cảm nhận là như nhau ở các thị trường khác nhau
  139. Nguyên lý cơ bản thiết kế danh mục thương hiệu  Tối đa hoá độ bao phủ thị trường  Tối thiểu hoá sự chồng chéo của các thương hiệu
  140. Vai trò đặc biệt của thương hiệu trong danh mục thương hiệu  Thu hút các đoạn thị trường hiện tại còn bỏ trống bởi các thương hiệu khác của công ty  Bảo vệ bên sườn cho các thương hiệu đi đầu của công ty  Thương hiệu bò sữa sinh lợi cao  Thương hiệu có giá thâm nhập thấp để thu hút khách hàng vượt qua rào cản giá cao của danh mục thương hiệu  Thương hiệu có giá cao nhằm gia tăng uy tín đối với danh mục  Tăng sự phụ thuộc của nhà bán lẻ  Thu hút những khách hàng tìm kiếm sự đa dạng  Tăng cạnh tranh nội bộ  Kinh tế bậc thang cho các hoạt động marketing và bán hàng
  141. Cấp bậc thương hiệu  Là phương tiện tóm tắt chiến lược gắn thương hiệu thông qua thể hiện số lượng và bản chất của các yếu tố thương hiệu khác nhau (theo các sản phẩm khác nhau) được ỉình bày theo thứ tự.  Trình bày đơn giản nhất của cấp bậc thương hiệu theo thứ tự: - Thương hiệu công ty (General Motors) - Thương hiệu gia đình (Buick) - Thương hiệu cá nhân (Park Avenue) - Thương hiệu điều chỉnh (thiết kế đơn vị hay kiểu, Ultra)
  142. Cấp bậc thương hiệu  Cấu trúc cây thương hiệu trong tâm trí Duke khách hàng (ví dụ, Trường Đại học Duke, Fuqua Luật USA) Thương hiệu cấp công ty: Duke MBA PhD Thương hiệu gia đình: Fuqua, Luật Thương hiệu cá nhân: MBA, PhD Cuối tuần Ban ngày Thương hiệu điều chỉnh: Cuối tuần, ban ngày
  143. Xây dựng vốn thương hiệu ở các cấp bậc khác nhau  Cấp độ thương hiệu công ty: + Hình ảnh công ty: những liên tưởng có trong ký ức người tiêu dùng đối với công ty + Hình ảnh công ty có liên quan chặt chẽ nếu công ty đóng vai trò quan trọng trong chiến lược gắn thương hiệu + Các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh công ty: sản phẩm, hành động, cách thức truyền thông. + Vốn thương hiệu công ty: phản ứng khác nhau từ phía người tiêu dùng, khách hàng, các đối tác, đối với sản phẩm, hành động và truyền thông của công ty.
  144. Xây dựng vốn thương hiệu ở các cấp bậc khác nhau  Cấp độ thương hiệu gia đình : thương hiệu được gắn cho nhiều loại sản phẩm khác nhau (thương hiệu dù) - Hữu hiệu: chi phí giới thiệu thấp hơn và sự chấp nhận cao hơn đối với sản phẩm mới. - Thận trọng khi đưa những sản phẩm mới vào thương hiệu (làm suy yếu thương hiệu)
  145. Xây dựng vốn thương hiệu ở các cấp bậc khác nhau  Cấp độ thương hiệu cá nhân: Gắn liền với một chủng loại sản phẩm - Thương hiệu và các chương trình marketing thoả mãn nhu cầu cho một nhóm khách hàng cụ thể - Các yếu tố thương hiệu và các chiến lược marketing phải gắn liền với nhóm khách hàng mục tiêu - Khó khăn, phức tạp, và chi phí cao khi xây dựng các chương trình marketing
  146. Xây dựng vốn thương hiệu ở các cấp bậc khác nhau  Cấp độ thương hiệu điều chỉnh: Thương hiệu cho mỗi kiểu sản phẩm khác nhau - Tạo sự tinh lọc và khác biệt trong thương hiệu gắn với mức chất lượng (Johnnie Walker Red Label), thuộc tính (Doublemint), chức năng (Kodak 100, 200, 400 film) - Tăng cường độ bao phủ thị trường - Làm cho sản phẩm được nhận biết rõ hơn và thích ứng hơn với người tiêu dùng
  147. Các tiêu thức đo lường hình ảnh công ty  Thái độ, lợi ích, thuộc tính sản phẩm chung  Con người và các quan hệ  Giá trị và chương trình  Tính đáng tin cậy của công ty
  148. Thiết kế chiến lược gắn thương hiệu  Xác định số cấp bậc thương hiệu sử dụng  Nhận thức và hình ảnh thương hiệu mong muốn ở mỗi cấp độ  Cách thức kết hợp các yếu tố thương hiệu ở các cấp bậc khác nhau cho một sản phẩm cụ thể  Một yếu tố thương hiệu được kết nối với nhiều sản phẩm như thế nào
  149. Các hướng dẫn cho quyết định về cấp bậc thương hiệu - Số cấp bậc Nguyên lý đơn giản (càng ít càng tốt) - Mức độ nhận thức và kiểu liên tưởng ở mỗi cấp bậc Nguyên lý tương hợp (liên tưởng tương hợp với nhiều thương hiệu cá nhân) Nguyên lý khác biệt: phân biệt các thương hiệu cá nhân - Kết nối thương hiệu ở các cấp độ khác nhau Nguyên lý nổi trội: sự nổi trội tương đối của các yếu tố thương hiệu từ xa và kiểu hình ảnh tạo ra cho sản phẩm mới - Kết nối một thương hiệu cho nhiều sản phẩm Nguyên lý tương đồng: liên kết các mạnh khi các yếu tố thương hiệu càng giống nhau
  150. Điều chỉnh đối với các chương trình marketing  Chiến dịch hình ảnh công ty: - Xây dựng nhận thức và bản chất của hoạt động kinh doanh - Xây dựng uy tín và trung thực cho công ty - Tạo ra những liên tưởng hình ảnh công ty được nâng cao bởi hoạt động marketing cho sản phẩm cụ thể  Chiến dịch dòng thương hiệu Nhấn mạnh chiều rộng của những sản phẩm liên kết với thương hiệu