Bài giảng Quản trị tài chính - Chương IV: Chi phí sản xuất-kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

ppt 52 trang phuongnguyen 7790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Chương IV: Chi phí sản xuất-kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_iv_chi_phi_san_xuat_kinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương IV: Chi phí sản xuất-kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

  1. CHƯƠNG IV CHI PHÍ SẢN XUẤT – KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DN
  2. NỘI DUNG I.CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN II.GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DN.
  3. I. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN 1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất – kinh doanh của DN 2. Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh 3. Kết cấu chi phí sản xuất – kinh doanh
  4. 1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất kinh doanh 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất – kinh doanh 1.2. Nội dung chi phí hoạt động của DN
  5. 1.1 Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
  6. 1.2. Nội dung chi phí hoạt động của DN 1.2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1.1. Chi phí hoạt động sản xuất 1.2.1.2. Chi phí hoạt động tài chính 1.2.2. Chi phí hoạt động khác
  7. 1.2.1 Chi phí hoạt động kinh doanh của DN 1.2.1.1. Chi phí hoạt động sản xuất: a. Mức tiêu hao vật tư b. Giá vật tư c. Công cụ, dụng cụ sử dụng cho quá trình kd. d. Giá trị vật tư tiêu hao thực tế
  8. 1.2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh 1.2.1.2 Chi phí hoạt động tài chính a. Chi phí liên doanh, liên kết b. Chi phí cho thuê tài sản; c. Chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu, kể cả khoản tổn thất trong đầu tư (nếu có) ; d. Khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; e. Chi phí về trả lãi vay; f. Giá trị ngoại tệ bán ra, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; g. Chi phí chiết khấu thanh toán h. Chi phí hoạt động tài chính khác.
  9. 1.2.2. Chi phí hoạt động khác ⚫ Chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; ⚫ Chi phí về tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; ⚫ Chi phí để thu tiền phạt; ⚫ Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá sổ kế toán (nếu có); ⚫ Các khoản chi phí hoạt động khác
  10. 2. Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh 2.1. Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh theo nội dung kinh tế 2.2. Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí 2.3. Phân loại chi phí sản xuất - kinh doanh theo mối quan hệ hoạt động giữa chi phí sản xuất – kinh doanh và sản lượng hàng hoá bán ra hoặc doanh thu tiêu thu 2.4. Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 2.5 Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh theo cách thức tập hợp chi phí
  11. 2.1 Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh theo nội dung kinh tế ⚫ Yếu tố 1: chi phí nguyên vật liệu mua ngoài ⚫ Yếu tố 2: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương ⚫ Yếu tố 3: chi phí vế khấu hao tài sản cố định ⚫ Yếu tố 4: chi phí dịch vụ mua ngoài ⚫ Yếu tố 5: chi phí bằng tiền khác
  12. 2.2. Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí Khoản mục 1: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Khoản mục 2: chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục 3: chi phí sản xuất chung Khoản mục 4: chi phí bán hàng Khoản mục 5: chi phí quản lý doanh nghiệp
  13. 2.3. Phân loại chi phí sản xuất - kinh doanh theo mối quan hệ hoạt động giữa chi phí sản xuất – kinh doanh và sản lượng hàng hoá bán ra hoặc doanh thu tiêu thu ⚫ Chi phí khả biến ⚫ Chi phí bất biến
  14. 2.4. Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ chế tạo sp ⚫ Chi phí cơ bản ⚫ Chi phí chung
  15. 2.5 Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh theo cách thức tập hợp chi phí ⚫ Chi phí trực tiếp ⚫ Chi phí gián tiếp
  16. 3. Kết cấu chi phí sản xuất – kinh doanh 3.1. Khái niệm 3.2. Ý nghĩa 3.3. Xu hướng
  17. II. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ Hạ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 2. Hạ giá thành sản phẩm.
  18. 1. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1. Khái niệm 1.2. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sp 1.3. Các loại giá thành sản phẩm 1.4 Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành
  19. 1.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
  20. 1.2 phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định (giá thành là chi phí sản xuất gắn liền với kết quả sản xuất); còn chi phí sản xuất thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định.
  21. Sơ đồ phân biệt cpsx và giá thành sp . CPQLDN CPSX CPBH NVL ’ T LĐLĐ SX TP T+t Khác Zsp
  22. 1.3. Các loại giá thành sản phẩm ⚫ Giá thành cá biệt ⚫ Giá thành bình quân toàn ngành
  23. * Giá thành toàn bộ sản phẩm. Giá thành Giá thành sản Chi Chi phí toàn bộ của = xuất của sản + phí + quản lý sản phẩm phẩm hàng bán doanh hàng hoá, hoá, dịch vụ hàng nghiệp dịch vụ
  24. * phân loại giá thành sản phẩm. • Giá thành kế hoạch • Giá thành thực tế
  25. 1.4 Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành - Giá thành là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp, là một căn cứ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật. - Giá thành là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp định giá cả đối với từng loại sản phẩm.
  26. 2. Hạ giá thành sản phẩm 2.1. Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp: 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạ giá thành và các chỉ tiêu hạ giá thành 2.3. Các biện pháp hạ giá thành
  27. 2.1 Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm 1. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, các quỹ doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. 2. Giảm bớt được nhu cầu vốn lưu động và tiết kiệm vốn cố định. 3. Tận dụng công suất máy móc thiết bị, giảm bớt chi phí khấu hao tài sản cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm. 4. Là điều kiện quan trọng hạ thấp giá bán sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  28. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạ giá thành và các chỉ tiêu hạ giá thành 2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành 2.2.2 Các biện pháp hạ giá thành
  29. 2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hạ giá thành ⚫ Ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất ⚫ Tổ chức lao động và sử dụng con người ⚫ Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính
  30. 2.2.2 Các chỉ tiêu hạ giá thành n MZ = [(Si1 Zi1) −(Si1 Zi0)] Trong đó: i=1 ⚫ MZ : Mức hạ giá thành sản phẩm hàng hoá so sánh được ⚫ Zi0 : Giá thành đơn vị sản phẩm loại i ở kỳ gốc ⚫ Zi1 : Giá thành đơn vị sản phẩm loại i ở kỳ kế hoạch ⚫ Si1 : Số lượng sản phẩm so sánh được loại i ở kỳ kế hoạch ⚫ i : Loại sản phẩm so sánh được (i= 1,n )
  31. * Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm M Z TZ = n (Si1 Zi0) i=1 Trong đó: ⚫ TZ : Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được ⚫ MZ : Mức hạ giá thành sản phẩm hàng hoá so sánh được ⚫ Zi0 : Giá thành đơn vị sản phẩm loại i ở kỳ gốc ⚫ Si1 : Số lượng sản phẩm so sánh được loại i ở kỳ kế hoạch
  32. 2.3. Các biện pháp hạ giá thành ⚫ Nâng cao năng suất lao động ⚫ Tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu tiêu hao ⚫ Tận dụng công suất máy móc thiết bị ⚫ Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất ⚫ Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính
  33. III. LẬP KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH 1. Nội dung giá thành sản phẩm và dịch vụ 2. Căn cứ lập kế hoạch 3. Phương pháp lập kế hoạch
  34. 1. Nội dung giá thành sản phẩm và dịch vụ 1.1. Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ 1.2. Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ
  35. 1.1 Giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ a. Chi phí vật tư trực tiếp b. Chi phí nhân công trực tiếp c. Chi phí sản xuất chung
  36. 1.2. Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ a. Giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đã tiêu thụ. b. Chi phí bán hàng. c. Chi phí quản lý doanh nghiệp
  37. 2. Căn cứ lập kế hoạch - Tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Căn cứ vào các kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư – kỹ thuật, kế hoạch khấu hao tài sản cố định, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch nhu cầu vốn lưu động
  38. 3. Phương pháp lập kế hoạch 3.1. Kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố 3.2. Kế hoạch giá thành sản xuất tính theo khoản mục tính giá thành
  39. 3.1 Kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố A. Phần tổng hợp 5 yếu tố chi phí a. Phương pháp 1: Căn cứ vào các bộ phận kế hoạch khác có liên quan để lập dự toán chi phí sản xuất. b. Phương pháp 2: Căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất của các phân xưởng, các bộ phận, đơn vị nội bộ để lập. c. Phương pháp 3: Căn cứ vào các kế hoạch giá thành tính theo khoản mục để lập dự toán chi phí sản xuất.
  40. 3.1 Kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố B. Phần điều chỉnh ⚫ Trừ phế liệu thu hồi ⚫ Trừ chi phí về các công việc không nằm trong tổng sản lượng ⚫ Cộng hay trừ ( ) chênh lệch số dư đầu năm, cuối năm của chi phí trả trước (hoặc chi phí chờ phân bổ). ⚫ Cộng hay trừ ( ) chênh lệch số dư cuối năm, đầu năm của chi phí phải trả (hoặc chi phí trích trước).
  41. BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT LẬP THEO YẾU TỐ Đơn vị tính: YẾU TỐ Ước thực hiện Kế năm báo cáo hoạch 1. Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài 2. Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 3. Chi phí khấu hao tài sản cố định 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 5. Chi phí bằng tiền khác A – Cộng chi phí sản xuất
  42. BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT LẬP THEO YẾU TỐ Đơn vị tính: YẾU TỐ Ước thực Kế hiện năm hoạch báo cáo 6. Trừ phế liệu thu hồi. 7. Trừ chi phí các công việc không nằm trong giá trị tổng sản lượng. 8. Cộng (hay trừ) chênh lệch số dư đầu năm, cuối năm của chi phí trả trước. 9. Cộng (hay trừ) chênh lệch số dư cuối năm, đầu năm của chi phí phải trả. B – Cộng chi phí sản xuất tổng sản lượng
  43. BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT LẬP THEO YẾU TỐ Đơn vị tính YẾU TỐ Ước thực Kế hiện năm hoạch báo cáo 10. Cộng (hay trừ) chênh lệch số dư đầu năm, cuối năm sản phẩm đang chế tạo. 11. Trừ chi phí quản lý doanh nghiệp. C – Giá thành sxsp hàng hóa 12. Chi phí bán hàng. 13. Chi phí quản lý doanh nghiệp. D – Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa tiêu thụ
  44. 3.2. Kế hoạch giá thành sản xuất tính theo khoản mục tính giá thành Kế hoạch giá thành là mục tiêu phấn đấu giảm chi phí của doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Kế hoạch giá thành sản xuất: kế hoạch giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm, kế hoạch giá thành tính theo khoản mục và kế hoạch giá thành của những sản phẩm so sánh được.
  45. CHI PHÍ TRỰC TIẾP CHO MỖI ĐƠN VỊ SẢN PHẨM A Khoản mục đvt p Z đơn vị Q Tiền Nguyên vật liệu chính: A, B Vật liệu phụ Nhiên liệu Năng lượng Tiền lương công nhân sản xuất Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế & kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất Cộng chi phí trực tiếp
  46. DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Đơn vị tính: KHOẢN CHI PHÍ BC KH 1. Chi phí quản lý hành chính: – Lương chính, BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên quản lý HC. Các chi phí hành chính: tiếp tân, khánh tiết, hội nghị. 2. Chi phí quản lý kinh doanh: – Chi phí SCTX, bảo quản, Khấu hao TSCĐ. CP về bảo quản phòng thí nghiệm, phát minh sáng kiến BHLĐ. – Trả lãi tiền vay ngân hàng. 3. Chi phí khác. Cộng
  47. * Chi phí gián tiếp P P = g TL gsp TLCNSX sp Trong đó: ⚫ Pgsp: Là chi phí gián tiếp ⚫ Pg : Là tổng số chi phí gián tiếp ⚫ TLCNSX: Là tổng tiền lương của công nhân sản xuất các loại sp ⚫ TLsp: Là tiền lương của công nhân sản xuất loại SP nào đó.
  48. BIỂU GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CÁC LOẠI SẢN PHẨM (Tính theo khoản mục giá thành) Đơn vị tính: KHOẢN MỤC A B – Nguyên vật liệu chính, phụ trực tiếp sản xuất – Nhiên liệu trực tiếp sản xuất – Năng lượng trực tiếp sản xuất – Tiền lương công nhân sản xuất – BHXH, BHYT, BHTN – Chi phí sản xuất chung – Giá thành sản xuất – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp – Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa
  49. DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG KHOẢN CHI PHÍ BC KH Lương của công nhân phục vụ và nhân viên PX BHXH của công nhân phục vụ và nhân viên PX Nhiên liệu, vật liệu phụ, năng lượng phục vụ sản xuất. CPSCTX bảo quản nhà cửa vật kiến trúc, dụng cụ SX Khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng. Phân bổ công cụ dụng cụ. Chi phí bảo hộ lao động. Chi phí nghiên cứu khoa học phát minh sáng kiến. Chi phí khác thuộc phân xưởng Cộng
  50. KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH TÍNH THEO KHOẢN MỤC Đơn vị tính: KHOẢN MỤC Ztb Zsp BC KH BC KH 1. Nguyên vật liệu chính 2. Vật liệu phụ dùng sản xuất 3. Nhiên liệu dùng vào sản xuất 4. Năng lượng dùng vào sản xuất 5. Lương (chính, phụ) của công nhân SX 6. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất
  51. KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH TÍNH THEO KHOẢN MỤC Đơn vị tính: KHOẢN MỤC Ztb Zsp BC KH BC KH 7. Chi phí sản xuất chung Trong đó chi phí khấu hao máy móc thiết bị 8. Thiệt hại về sản phẩm hỏng 9. Thiệt hại về ngừng sản xuất A. Cộng giá thành sản xuất 10. Chi phí bán hàng 11. Chi phí quản lý doanh nghiệp B. Ztb của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
  52. KẾ HOẠCH HẠ GIÁ THÀNH CỦA NHỮNG SẢN PHẨM SO SÁNH ĐƯỢC Các chỉ tiêu đvt BC KH Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa Tỷ lệ giữa Zsp và Ztb % Sản lượng hàng hóa so sánh được năm nay Tính theo giá thành năm trước Tính theo giá thành năm nay Mức giảm Z sản lượng hàng hóa so sánh được Tỷ lệ hạ Z sản lượng hàng hóa so sánh được %