Bài giảng Quản trị sản xuất - PGS.TS. Nguyễn Thị Minh An

pdf 176 trang phuongnguyen 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị sản xuất - PGS.TS. Nguyễn Thị Minh An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_san_xuat_pgs_ts_nguyen_thi_minh_an.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị sản xuất - PGS.TS. Nguyễn Thị Minh An

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Bài giảng môn: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh An PTIT HÀ NỘI, 2013
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 2 1.1 SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI SẢN XUẤT .5 1.1.1. Sản suất 5 1.1.2 Phân loại sản xuất 2 1.2 BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 11 1.2.1 Khái niệm 11 1.2.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất 13 1.2.3 Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác 13 1.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 14 1.3.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm 14 1.3.2 Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ 15 1.3.3 Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp 15 1.3.4 Xác định vị trí đặt doanh nghiệp (Định vị doanh nghiệp) 15 1.3.5 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 16 1.3.6 Lập kế hoạch các nguồn lực 16 1.3.7 Điều độ sản xuất 17 1.3.8 Kiểm soát hệ thống sản xuất 17 1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 18 1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất 18 1.4.2. Xu hướng phát triển của quản trị sản xuất 20 1.5 ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT 21 1.5.1 Bản chất và tầm quan trọng của năng suất trong sản xuất và dịch vụ 21 1.5.2 Các nhân tố tác động đến năng suất 23 1.5.3 Những biện pháp nhằm nâng cao năng suất trong quản trị sản xuất 24 CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 27 2.1. THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 27 2.1.1. Khái niệm dự báo 27 2.1.2. Các nguyên tắc dự báoPTIT 27 2.1.3. Phân loại dự báo 28 2.1.4. Vai trò của dự báo 29 2.1.5 Đánh giá độ chính xác của dự báo 30 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO 32 2.2.1. Các phương pháp dự báo định tính 32 2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng 34 2.3 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 47 2.3.1 Một số quy luật phát triển bưu chính viễn thông 47 2.3.2 Các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông 53 2.3.3 Dự báo lưu lượng viễn thông 53 CHƯƠNG 3: RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 64 3.1 QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC BƯỚC RA QUYẾT ĐỊNH 64 3.2 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH 66 3.2.1 Các mô hình thống kê 66
  3. 3.2.2 Các mô hình tối ưu 66 3.3 MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO 72 3.4 MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG XÁC ĐỊNH 73 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 78 4.1 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ 78 4.2 NỘI DUNG THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 78 4.2.1 Thiết kế sản phẩm 78 4.2.2 Thiết kế công nghệ 79 4.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ 79 4.4 QUY TRÌNH THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ 82 CHƯƠNG 5: ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP 87 5.1 KHÁI QUÁT CHUNG 87 5.1.1 Khái niệm 87 5.1.2. Mục tiêu của định vị doanh nghiệp 87 5.1.3. Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp 88 5.1.4. Quy trình tổ chức định vị doanh nghiệp 89 5.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP 89 5.2.1. Các điều kiện tự nhiên 89 5.2.2. Các điều kiện xã hội 89 5.2.3. Các nhân tố kinh tế 90 5.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP 91 5.3.1. Phân tích chi phí theo vùng 91 5.3.2. Phương pháp cho điểm có trọng số 93 5.3.4 Phương pháp bài toán vận tải 95 CHƯƠNG 6: BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 98 6.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 98 6.1.1 Khái niệm và vai trò của bố trí sản xuất 98 6.1.2 Các yêu cầu trong bố trí sản xuất 98 6.2 CÁC LOẠI HÌNH BỐ TRÍ SẢN XUẤT CHỦ YẾU 98 6.2.1 Bố trí sản xuất theo sản phẩm 99 6.2.2 Bố trí sản xuất theo quá trình 100 6.2.3 Bố trí sản xuất theo vị trí cố định 100 6.2.4 Hình thức bố trí hỗn hợp PTIT 101 6.3 THIẾT KẾ BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 102 6.3.1 Thiết kế bố trí sản xuất theo sản phẩm 102 6.3.2 Thiết kế bố trí sản xuất theo quá trình 108 CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP 117 7.1 BẢN CHẤT CỦA HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP 117 7.2 CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP 119 7.2.1 Các chiến lược thuần tuý 119 7.2.2 Các chiến lược hỗn hợp 122 7.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP 123 7.3.1 Phương pháp trực giác 123 7.3.2 Phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược 123 7.3.3 Phương pháp cân bằng tối ưu 128 CHƯƠNG 8: QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ 132 8.1 HÀNG DỰ TRỮ VÀ CÁC CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ 132
  4. 8.1.1 Hàng dự trữ và vai trò của hàng dự trữ 132 8.1.2 Chi phí dự trữ 132 8.2 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ABC TRONG PHÂN LOẠI HÀNG DỰ TRỮ 133 8.3 DỰ TRỮ ĐÚNG THỜI ĐIỂM 135 8.3.1 Khái niệm lượng dự trữ đúng thời điểm 135 8.3.2 Những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ hoặc không đúng lúc của quá trình cung ứng 135 8.3.3 Một số biện pháp nhằm giảm dự trữ trong các giai đoạn 136 8.4 CÁC MÔ HÌNH DỰ TRỮ 137 8.4.1 Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – Basic Economic Oder Quantity Model) 137 8.4.2. Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ -Production Order Quantity model) 140 8.4.3. Mô hình dự trữ thiếu (BOQ – Back Order Quantity model) 142 8.4.4. Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model) 143 8.4.5. Ứng dụng mô hình phân tích biên để xác định lượng dự trữ tối ưu 144 CHƯƠNG 9: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU 146 9.1 BẢN CHẤT VÀ YÊU CẦU CỦA HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU (MRP–MATERIALS REQUIREMENTS PLANNING) 146 9.1.1 Khái niệm MRP 146 9.1.2 Mục tiêu của MRP 146 9.1.3 Các yêu cầu đối với hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 147 9.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU 147 9.2.1 Những yếu tố cơ bản của hệ thống MRP 147 9.2.1 Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 148 9.3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KÍCH CỠ Lô hÀnG 151 9.3.1 Phương pháp đưa hàng theo lô ứng với nhu cầu 151 9.3.2 Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn 151 9.3.3 Phương pháp cân đối các giai đoạn bộ phận 151 9.3.4. Phương pháp xác định cỡ lô hàng theo mô hình EOQ 152 9.4 ĐẢM BẢO SỰ THÍCH ỨNG CỦA HỆ THỐNG MRP VỚI NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG 152 9.4.1. Sự cần thiết phải đảmPTIT bảo MRP thích ứng với môi trường 152 9.4.2. Các kỹ thuật đảm bảo MRP thích ứng với những thay đổi của môi trường 153 CHƯƠNG 10: ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 156 10.1 BẢN CHẤt VÀ VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT 156 10.1.1 Bản chất của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp 156 10.1.2 Đặc điểm của điều độ sản xuất trong các hệ thống sản xuất khác nhau 156 10.1.3 Lập lịch trình sản xuất 157 10.2 PHÂN GIAO CÔNG VIỆC TRÊN MỘT MÁY TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT BỐ TRÍ THEO QUÁ TRÌNH 158 10.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN GIAO CÔNG VIỆC CHO NHIỀU ĐỐI TƯỢNG 162 10.3.1 Phương pháp Johnson bố trí thứ tự thực hiện n công việc trên 2 máy 162 10.3.2. Lập lịch trình n công việc cho 3 máy 163 10.3.3. Lập lịch trình n công việc trên m máy 163 10.3.4. Sử dụng bài toán Hungary trong phân giao n công việc cho n đối tượng 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO . .171
  5. LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất là một trong những phân hệ chính của doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ, thu hút 70 – 80% lực lượng lao động của doanh nghiệp. Sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thị trường, là nguồn gốc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng với chức năng marketing và chức năng tài chính nó tạo ra “cái kiềng doanh nghiệp”, mà mỗi chức năng đó là một cái chân. Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Quản trị sản xuất là một trong những nội dung chủ yếu của quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài giảng "Quản trị sản xuất " dùng cho sinh viên đại học ngành Quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trang bị những cơ sở lý luận cơ bản và hiện đại về quản trị sản xuất, bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Khái quát chung về quản trị sản xuất Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất Chương 4: Thiết kế sản phẩm và công nghệ Chương 5: Định vị doanh nghiệp Chương 6: Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp Chương 7: Hoạch định tổng hợp Chương 8: Quản trị hàng dự trữ Chương 9: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Chương 10: Điều độ sảnPTIT xuất trong doanh nghiệp Hy vọng bài giảng “Quản trị sản xuất” sẽ là tài liệu thực sự cần thiết cho sinh viên đại học ngành Quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh nói chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song tập bài giảng này khó tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng tập bài giảng. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ trong quá trình biên soạn tập bài giảng này. 1
  6. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1.1 SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI SẢN XUẤT 1.1.1 Sản xuất Quan niệm cũ cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như vật liệu máy móc thiết bị, mới gọi là đơn vị sản xuất. Những đơn vị còn lại, nếu không sản xuất các sản phẩm vật chất thì đều bị xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa. Phạm trù sản xuất trong SNA (SNA – System of National Accounts, Hệ thống tài khoản quốc gia) rất rộng, bao gồm toàn bộ hoạt động của con người trong lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ. Xét theo chủ thể thực hiện quá trình sản xuất, sản xuất là sự hoạt động của con người dưới hình thức là một tổ chức hoặc cá nhân thông qua công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động và năng lực tổ chức quản lý của mình biến đổi đối tượng lao động đó trở thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Xét theo quá trình, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào hay các nguồn sản xuất như lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin để trở thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sản phẩm của quá trình sản xuất bao gồm hai loại chính. Thứ nhất, sản phẩm hữu hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người và tồn tại dưới dạng vật thể. Thứ hai, sản phẩm vô hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người nhưng không tồn tại dưới dạng vật thể thường gọi là dịch vụ. Sản phẩm cho dù là hữu hình hay vô hình thì cũng ra đời, phát triển, trưởng thành và suy thoái. Nói cách khác trong hoàn cảnh môi trường kinh doanh luôn biến đổi sản phẩm có vòng đời hay chu kỳ sống của mình. Như vậy, về bản chất, sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sảnPTIT phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình này được thể hiện trong hình 1.1. - Lao động Các yếu tố - MM thiết bị Quá trình Sản phẩm đầu vào chuyển hóa - Nguyên vật liệu - Hàng hóa (nguồn SX) - Dịch vụ - Thông tin Hình 1.1: Quá trình sản xuất 1.1.2. Phân loại sản xuất Trong thực tiễn có rất nhiều kiểu, dạng sản xuất khác nhau. Sự khác biệt về kiểu, dạng sản xuất có thể do sự khác biệt về trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, về tính chất sản phẩm 2
  7. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Mỗi kiểu, dạng sản xuất đòi hỏi phải áp dụng một phương pháp quản trị thích hợp. Do đó phân loại sản xuất là một yếu tố quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp quản trị sản xuất phù hợp. Cũng vì lý do trên, việc phân loại này phải được tiến hành trước khi thực hiện một dự án quản trị sản xuất. Sản xuất của một doanh nghiệp được đặc trưng trước hết bởi sản phẩm của nó, ví dụ Công ty giấy sản xuất giấy, doanh nghiệp bưu chính viễn thông cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông Tuy nhiên để quản lý sản xuất và để có được phương pháp quản lý sản xuất thích hợp người ta tiến hành nghiên cứu và phân loại sản xuất theo đặc trưng khác nhau, đó là: - Theo quy mô sản xuất và tính chất lặp lại - Theo hình thức tổ chức sản xuất - Theo mối quan hệ với khách hàng - Theo quá trình hình thành sản phẩm - Theo khả năng tự chủ trong việc sản xuất sản phẩm 1. Phân loại theo quy mô sản xuất và tính chất lặp lại Căn cứ vào quy mô sản xuất và tính chất lặp sản xuất được chia thành những loại sau: - Sản xuất đơn chiếc - Sản xuất hàng khối - Sản xuất hàng loạt a. Sản xuất đơn chiếc Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra rất nhiều nhưng sản lượng mỗi loại được sản xuất rất nhỏ. Thường mỗi loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài chiếc. Quá trình sản xuất không lặp lại, thường được tiến hành một lần nên chúng có một số đặc điểm cơ bản sau: - Số lượng sản phẩm ít, thông thường chỉ sản xuất 1 hoặc một vài sản phẩm - Số loại sản phẩm được sản xuất ra rất nhiều, ví dụ sản phẩm của Công ty xây dựng dân dụng PTIT - Quá trình sản xuất không ổn định - Trình độ nghề nghiệp của người công nhân cao vì họ phải làm nhiều loại công việc khác nhau. Nhưng do không được chuyên môn hoá nên năng suất lao động thường thấp. - Máy móc thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu là các thiết bị vạn năng được sắp xếp theo từng loại máy có cùng tính năng, tác dụng phù hợp với những công việc khác nhau và thay đổi luôn luôn. - Giá thành sảm phẩm cao, chu kỳ sản xuất dài - Đầu tư ban đầu nhỏ và tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. Đây là ưu điểm chủ yếu của loại hình sản xuất này. b. Sản xuất hàng khối (Sản xuất loại lớn) 3
  8. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Đây là loại hình sản xuất đối lập với loại hình sản xuất đơn chiếc, diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra ít thường chỉ có một vài loại sản phẩm với khối lượng sản xuất hàng năm rất lớn. Quá trình sản xuất rất ổn định, ít khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật gia công sản phẩm cũng như nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện, xi măng là những ví dụ tương đối điển hình về loại hình sản xuất này. Các doanh nghiệp có loại hình sản xuất này thường có những đặc điểm chính sau: - Vì gia công chế biến ít loại sản phẩm với khối lượng lớn nên thiết bị máy móc thường là các loại thiết bị chuyên dùng hoặc các thiết bị tự động, được sắp xếp thành các dây chuyền khép kín cho từng loại sản phẩm. - Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất như thiết kế sản phẩm, chế tạo các mẫu thử sản phẩm và quy trình công nghệ gia công sản phẩm được chuẩn bị rất chu đáo trước khi đưa vào sản xuẩt đồng loạt. Như vậy khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và khâu sản xuất là hai giai đoạn tách rời. - Do tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền nên trình độ chuyên môn hoá người lao động cao, mỗi người công nhân thường chỉ thực hiện một nguyên công sản xuất ổn định trong khoảng thời gian tương đối dài nên trình độ nghề nghiệp của người lao động không cao nhưng năng suất lao động thì rất cao. - Chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành hạ. Đây là những ưu điểm lớn nhất của loại hình sản xuất này. - Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu vào các thiết bị chuyên dùng rất lớn. Đây là nhược điểm lớn nhất của loại hình sản xuất này, khi nhu cầu thị trường thay đổi, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc chuyển đổi sản phẩm. Do vậy, chúng thường chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm thông dụng có nhu cầu lớn và ổn định. c. Sản xuất hàng loạt (Sản xuất loại nhỏ và loại trung bình) Sản xuất hàng loạt là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối, thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra tương đối nhiều nhưng khối lượngPTIT sản xuất hàng năm mỗi loại sản phẩm chưa đủ lớn để mỗi loại sản phẩm có thể được hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi bộ phận sản xuất phải gia công chế biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Với mỗi loại sản phẩm người ta thường đưa vào sản xuất theo từng "loạt" nên chúng mang tên "sản xuất hàng loạt". Loại hình sản xuất này rất phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí dụng cụ, máy công cụ, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất với những đặc trưng chủ yếu sau: - Máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị vạn năng được sắp xếp bố trí thành những phân xưởng chuyên môn hoá công nghệ. Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định của quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện một phương pháp công nghệ nhất định. - Chuyên môn hoá sản xuất không cao nhưng quá trình sản xuất lặp đi lặp lại một cách tương đối ổn định nên năng suất lao động tương đối cao. - Vì mỗi bộ phận sản xuất gia công nhiều loại sản phẩm khác nhau về yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ nên tổ chức sản xuất thường rất phức tạp. Thời gian gián đoạn trong 4
  9. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm tồn kho trong nội bộ quá trình sản xuất lớn Đó là những vấn đề lớn nhất trong quản lý sản xuất loại hình này. - Đồng bộ hoá sản xuất giữa các bộ phận sản xuất là một thách thức lớn khi xây dựng một phương án sản xuất cho loại hình sản xuất này. - Vì là một loại hình trung gian của hai loại hình trên nên nó cũng có những đặc điểm trung gian của sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối. 2. Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất Theo cách phân loại này chúng ta có các sản xuất chủ yếu sau đây: - Sản xuất liên tục - Sản xuất gián đoạn - Sản xuất vừa mang tính liên tục vừa mang tính gián đoạn - Sản xuất theo dự án a. Sản xuất liên tục (Flow shop) Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó. Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng. Vì các xưởng được sắp xếp thẳng dòng nên tiếng Anh gọi là Flow shop. Trong dạng sản xuất này, máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ để sản xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt. Để hạn chế sự tồn ứ chế phẩm và khơi thông dòng chuyển sản phẩm trong nội bộ quá trình sản xuất, cân bằng năng suất trên các thiết bị và các công đoạn sản xuất phải được tiến hành một cách thận trọng và chu đáo. Dạng sản xuất liên tục thường đi cùng với tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ bằng hệ thống vận chuyển hàng hoá tự động. Tự động hoá nhằm đạt được một giá thành sản phẩm thấp, một mức chất lượng cao và ổn định, mức tồn đọng chế phẩm thấp và dòng luân chuyển sản phẩm nhanh. PTIT Trong các doanh nghiệp dạng sản xuất liên tục bắt buộc phải thực hiện phương pháp sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị (sửa chữa trước khi máy hỏng) để tránh sự gián đoạn hoàn toàn của quá trình sản xuất. b. Sản xuất gián đoạn (Job shop) Sản xuất gián đoạn là một hình thức tổ chức sản xuất ở đó người ta xử lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song số loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng. Quá trình sản xuất được thực hiện nhờ các thiết bị vạn năng (máy tiện, máy phay). Việc lắp đặt thiết bị được thực hiện theo các bộ phận chuyên môn hoá chức năng. Bộ phận chuyên môn hoá chức năng là bộ phận ở đó tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị có cùng chức năng, cùng nhiệm vụ (máy tiện, máy phay, ) dòng di chuyển của sản phẩm phụ thuộc vào thứ tự các nguyên công cần thực hiện. Trong dạng sản xuất này người ta bố trí các bộ phận theo nhiệm vụ (Job shop), máy móc thiết bị có khả năng thực hiện nhiều công việc khác nhau, nó 5
  10. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất không phải là để chuyên môn hoá cho một loại sản phẩm vì vậy tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. Ngược lại rất khó cân bằng các nhiệm vụ trong một quá trình sản xuất gián đoạn. Năng suất của các máy không bằng nhau làm cho mức tồn đọng chế phẩm trong quá trình sản xuất tăng lên. Công nghiệp cơ khí và công nghiệp may mặc là những ví dụ điển hình về dạng sản xuất này. c. Sản xuất vừa mang tính liên tục vừa mang tính gián đoạn Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở một số công đoạn việc sản xuất mang tính gián đoạn nhưng ở một số công đoạn khác việc sản xuất mang tính liên tục. Sự kết hợp này nhằm bảo đảm tối ưu hoá quá trình sản xuất. Ví dụ: Quy trình khai thác thư bao gồm nhiều công đoạn, trong đó một số công đoạn được thực hiện liên tục, một số công đoạn được thực hiện gián đoạn. Bảng 1.1: Quy trình khai thác thư sử dụng dây chuyền tự động Địa điểm Công đoạn Cách thức Người gửi Thùng thư/Bưu cục Thu gom Xếp/ phân loại thư Máy tự động xếp, phân loại ục Lật mặt thư Máy tự động lật mặt thư Xoá tem Máy xoá tem ấp nhận Chia chọn Máy tự động chia chọn ch Buộc gói thư Máy buộc gói Trung tâm/ Bưu c Trung tâm/ Bưu Đóng túi Máy đóng túi Vận chuyển Nhận túi Mở túi thư Thiết bị dốc túi, băng chuyển treo PTIT Chia chọn Máy tự động chia chọn giang Buộc gói thư Máy buộc gói Trung tâm/BC quá Trung tâm/BC quá Đóng túi Máy đóng túi Vận chuyển Nhận túi Mở túi thư Thiết bị dốc túi, băng chuyển treo Chia theo bưu cục phát Máy tự động chia chọn Chia theo tuyến phát Máy tự động chia chọn Chia theo thứ tự chuyến phát Máy tự động chia theo thứ tự tuyến phát Trung tâm, BC phát Phát người nhận 6
  11. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Người nhận d. Sản xuất theo dự án Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất (Ví dụ: đóng một bộ phim, đóng một con tàu, viết một cuốn sách, ) và vì lẽ đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không lặp lại. Một dự án sản xuất được đặc trưng bởi sản phẩm riêng, thời hạn riêng, ngân quỹ, người phụ trách và đội ngũ lao động riêng. Nguyên tắc của tổ chức sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn. Trong dạng sản xuất này quá trình sản xuất không ổn định, cơ cấu tổ chức bị xáo trộn rất lớn do chuyển từ dự án này sang dự án khác, tổ chức sản xuất phải đảm bảo tính chất linh hoạt cao để có thể thực hiện đồng thời nhiều dự án sản xuất cùng một lúc. Sản xuất theo dự án có thể coi như một dạng đặc biệt của sản xuất gián đoạn. 3. Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng Theo cách phân loại này chúng ta phân biệt hai dạng sản xuất chính sau: - Sản xuất để dự trữ - Sản xuất khi có yêu cầu (đặt hàng). a. Sản xuất để dự trữ Trong loại hình sản xuất để dự trữ quá trình sản xuất được tiến hành trên cơ sở điều tra, nghiên cứu, dự báo nhu cẩu trên thị trường. Các nhà sản xuất chủ động sản xuất một khối lượng hàng hoá nhất định đưa vào khâu dự trữ rồi bán. Như vậy giữa sản xuất và khách hàng không có mối quan hệ trực tiếp mà thông qua dự trữ " Sản xuất- Dự trữ - Khách hàng". Sản xuất để dự trữ sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp xảy ra khi: - Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu. Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kểPTIT từ khi đưa sản phẩm vào gia công cho tới khi sản phẩm hoàn thành và có thể giao cho khách hàng. Chu kỳ thương mại đó là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng có yêu cầu cho đến khi yêu cầu đó được phục vụ (thoả mãn), nói một cách khác, từ khi khách hàng hỏi mua đến khi nhận được sản phẩm. Khi chu kỳ sản xuất dài hơn chu kỳ thương mại, cần phải sản xuất trước (dựa trên kết quả của quá trình dự báo nhu cầu) để thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhanh nhất ngay khi xuất hiện một yêu cầu. - Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để giảm giá thành - Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính chất thời vụ, trong các giai đoạn nhu cầu sản phẩm trên thị trường thấp, sản phẩm không tiêu thụ được, các nhà sản xuất không muốn ngừng quá trình sản xuất, sa thải công nhân, vì vậy họ quyết định sản xuất để dự trữ rồi tiêu thụ cho các kỳ sau, khi nhu cầu trên thị trường tăng lên. Sản xuất để dự trữ có những đặc điểm đặc trưng sau: 7
  12. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất - Lượng hàng tồn kho lớn - Vốn sản xuất cần nhiều - Doanh nghiệp có thể chủ động trong kế hoạch sản xuất - Chu kỳ sản xuất ngắn hơn - Rủi ro cao vì sản phẩm sản xuất ra có thể không tiêu thụ được - Không chiếm dụng được vốn của khách hàng - Giá thành sản phẩm hạ - Tận dụng được năng lực sản xuất - Có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn - Thường áp dụng đói với loại hình sản xuất hàng loạt và hàng khối b. Sản xuất theo yêu cầu Theo hình thức này quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy nó tránh được sự tồn đọng của sản phẩm cuối cùng chờ tiêu thụ. Dạng sản xuất này hiện nay được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn dạng sản xuất để dự trữ bởi vì nó giảm được khối lượng dự trữ, giảm các chi phí tài chính nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức sản xuất này khi có thể. Sản xuất theo yêu cầu có những đặc điểm đặc trưng sau: - Không có hàng tồn kho - Nhu cầu vốn sản xuất ít hơn - Doanh nghiệp bị động trong kế hoạch sản xuất - Thường thời gian sản xuất dài - Rủi ro thấp - Có thể chiếm dụng đPTITược vốn của khách hàng - Giá thành sản phẩm cao - Khó tận dụng được năng lực sản xuất - Tổng doanh thu thấp - Thường áp dụng đối với loại hình sản xuất đơn chiếc (sản phẩm có nhu cầu cá biệt của khách hàng). Trong thực tế, hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp được sử dụng khá nhiều, ở đó người ta tận dụng thời hạn chấp nhận được của khách hàng để lắp ráp hoặc thực hiện khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm, hoặc để cá biệt hoá tính chất của sản phẩm (phần này được thực hiện theo những yêu cầu của khách hàng); giai đoạn đầu được thực hiện theo phương pháp sản xuất để dự trữ. 8
  13. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Dự trữ Yêu cầu Chu kỳ thương mại Làm trước Làm theo yêu cầu Chu kỳ sản xuất Hình 1.2: Hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp 4. Phân loại theo quá trình hình thành sản phẩm Quá trình hình thành sản phẩm cũng được coi là một trong những căn cứ để phân loại sản xuất của doanh nghiệp. TheoPTIT cách phân loại này người ta phân biệt bốn quá trình hình thành sản phẩm trong sản xuất sau đây: a. Quá trình sản xuất hội tụ: Trong trường hợp này một sản phẩm được ghép nối từ nhiều cụm, nhiều bộ phận, tính đa dạng của sản phẩm cuối cùng nói chung là nhỏ, nhưng các cụm, các bộ phận thì rất nhiều. Số mức kết cấu có thể thay đổi từ một đến hàng chục, ví dụ sản xuất các sản phẩm đồ điện dân dụng và sản phẩm cơ khí, Đầu vào Sản phẩm cuối cùng Hình 1.3: Quá trình sản xuất hội tụ 9
  14. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất b. Quá trình sản xuất phân kỳ: Đó là trường hợp mà các doanh nghiệp xuất phát từ một hoặc một vài loại nguyên vật liệu nhưng lại cho ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ trong công nghiệp chế biến sữa, từ một loại nguyên liệu là sữa sản phẩm cuối cùng bao gồm nhiều loại với những quy cách và bao bì khác nhau như pho mát, sữa chua, bơ, Sản phẩm Đầu vào Hình 1.4: Quá trình sản xuất phân kỳ c. Quá trình sản xuất phân kỳ có điểm hội tụ: Đó là trường hợp các doanh nghiệp xuất phát từ nhiều các bộ phận, các cụm, các chi tiết tiêu chuẩn hoá hình thành một điểm hội tụ rồi xuất phát từ điểm hội tụ đó sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp lại rất nhiều loại và đa dạng thậm chí cũng nhiều loại như các yếu tố đầu vào.VD: Công nghệ sản xuất ô tô. Thông thường để quản lý loại doanh nghiệp này ta có thể áp dụng các phương pháp khác nhau đối với các phần khác nhau. Ví dụ: Quản lý sản xuất để dự trữ đối với các phần hội tụ, quản lý sản xuất theo đơn hàng đối với các phần phân kỳ. Kết cấu loại này thường gặp trong công nghệ sản xuất ô tô, Từ các chi tiết bộ phận tiêu chuẩn hoá người ta hình thành nhiều kiểu truyền động khác nhau (hộp số) và nhiều loại mui xe, kính chắn giá khác nhau, Các cụm, PTITSản phẩm cuối các bộ phận cùng đa dạng Tiêu chuẩn hoá Hình 1.5: Quá trình sản xuất phân kỳ có điểm hội tụ d. Quá trình sản xuất song song: Các doanh nghiệp có ít loại sản phẩm, ít loại nguyên liệu, các thành phẩm cuối cùng được tập hợp từ rất ít các yếu tố, thậm chí từ một yếu tố. Công nghiệp bao bì là một ví dụ điển hình về loại cấu trúc này. Một yếu tố đầu vào có 1 hoặc 1 số yếu tố đầu ra. 10
  15. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Hình 1.6: Quá trình sản xuất song song 5. Phân loại theo tính tự chủ a. Nhà thiết kế chế tạo Doanh nghiệp tự thiết kế các sản phẩm của mình, tự sản xuất và tiêu thụ. Doanh nghiệp loại này cần một hệ thống quản lý sản xuất hoàn chỉnh có tính thích ứng cao bởi vì đó chính là điều kiện để có khả năng cạnh tranh trên thị trường. b. Nhà thầu Đó là các doanh nghiệp chỉ thực hiện một bộ phận các công việc sản xuất của người cấp thầu (người cho thầu). Tuy nhiên doanh nghiệp nhận thầu có thể tự chủ trong việc mua sắm nguyên vật liệu và các trang thiết bị cần thiết và có thể lựa chọn một phương pháp sản xuất phù hợp để thoả mãn yêu cầu đặt ra của người cho thầu về sản phẩm và dịch vụ. c. Người gia công Cũng giống như người nhận thầu, người gia công chỉ thực hiện một phần công việc sản xuất của người giao việc (doanh nghiệp chủ). Tuy nhiên họ không có quyền tự chủ trong việc mua bán nguyên vật liệu. Tất cả cái đó được cung cấp bởi doanh nghiệp chủ, thậm chí cả máy móc thiết bị sản xuất cũng có thể được cấp bởi doanh nghiệp chủ. 1.2 BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1.2.1 Khái niệm Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường, bằng nguồn lực, các phương tiện vật chất và tài chính của mình có thể thoả mãn những nhu cầu của khách hàng bằng cách sản xuất sản phẩm và cung cấp các dịch vụ. Hay nói cách khác doanh nghiệp là một hệ thống chuyển hoá cácPTIT đầu vào thành đầu ra dưới dạng sản phẩm và dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện những chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Phân hệ sản xuất được biểu diễn trong hình 1.7. 11
  16. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Biến đổi ngẫu nhiên Quá trình biến đổi Đầu vào Đầu ra Thông tin Thông tin phản hồi Kiểm tra phản hồi Hình 1.7: Sơ đồ hệ thống sản xuất Yếu tố trung tâm của quản lý sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế biến, chuyển hoá các yếu tố đầu vào hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này. Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Chúng là điều kiện cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, tiết kiệm nhất. Đầu ra chủ yếu gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ. Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra, sau mỗi quá trình sản xuất, còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí rất lớn cho việc xử lý, giải quyết chúng, như phế phẩm, chất thải, Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Đó là những thông tin cho biếtPTIT tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp. Các đột biến ngẫu nhiên có thể làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất dẫn đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu. Chẳng hạn thiên tai, hạn hán, lũ lụt, chiến tranh, hoả hoạn, Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Quản trị sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. 12
  17. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Hay nói cách khác, quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá lợi nhuận. 1.2.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho nên quản trị sản xuất bị chi phối bởi mục đích của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp công ích mục đích là phục vụ. Quản trị sản xuất với tư cách là tổ chức quản lý sử dụng các yếu tố đầu vào và cung cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị trường, mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất. Nhằm thực hiện mục tiêu này, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau: - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng; - Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra; - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; - Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao; Cần chú ý rằng các mục tiêu trên thường mâu thuẫn với nhau. Vấn đề đặt ra là phải biết xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu tạo ra thế cân bằng động, đó là sự cân bằng tối ưu giữa chất lượng, tính linh hoạt của sản xuất, tốc độ cung cấp và hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh môi trường trong từng thời kỳ cụ thể để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các nhà kinh tế Nhật Bản lý tưởng hóa các mục tiêu quản trị sản xuất bằng 5 “không”: “không” kỳ hạn, “không” dự trữ, “không” phế phẩm, “không” hỏng hóc, “không” giấy tờ. 1.2.3 Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị tài chính, quản trị sản xuất và quảnPTIT trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Sự phát triển sản xuất là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình sản xuất được quản lý tốt góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ do khâu sản xuất hay cung ứng dịch vụ tạo ra. Hoàn thiện quản trị sản xuất tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá vai trò quyết định của quản trị sản xuất trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội không có nghĩa là xem xét nó một cách biệt lập tách rời các chức năng khác trong doanh nghiệp. Các chức năng quản trị được hình thành nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quản trị sản xuất có mối quan hệ 13
  18. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất ràng buộc hữu cơ với các chức năng chính như quản trị tài chính, quản trị marketing và với các chức năng hỗ trợ khác trong doanh nghiệp. Mối quan hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển, lại vừa mâu thuẫn nhau. Sự thống nhất, phối hợp cùng phát triển dựa trên cơ sở chung là thực hiện mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Các phân hệ trong hệ thống doanh nghiệp được hình thành và tổ chức các hoạt động sao cho đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu tổng quát của toàn hệ thống đã đề ra. Marketing cung cấp thông tin về thị trường cho hoạch định sản xuất và tác nghiệp, tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường với chi phí thấp nhất. Ngược lại sản xuất là cơ sở duy nhất tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho chức năng Marketing. Sự phối hợp giữa quản trị sản xuất và marketing sẽ tạo ra hiệu quả cao trong quá trình hoạt động, giảm lãng phí về nguồn lực và thời gian. Chức năng tài chính đầu tư đảm bảo đầy đủ, kịp thời tài chính cần thiết cho hoạt động sản xuất và tác nghiệp; phân tích đánh giá phương án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ mới; cung cấp các số liệu về chi phí cho hoạt động tác nghiệp. Kết quả của quản trị sản xuất tạo ra, làm tăng nguồn và đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, giữa các phân hệ trên có những mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, chức năng sản xuất và marketing có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau về thời gian, về chất lượng, về giá cả. Trong khi các cán bộ marketing đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ và thời gian giao hàng nhanh thì quá trình sản xuất lại có những giới hạn về công nghệ, chu kỳ sản xuất, khả năng tiết kiệm chi phí nhất định. Cũng do những giới hạn trên mà không phải lúc nào sản xuất cũng đảm bảo thực hiện đúng những chỉ tiêu tài chính đặt ra và ngược lại nhiều khi những nhu cầu về đầu tư đổi mới công nghệ hoặc tổ chức thiết kế, sắp xếp lại sản xuất không được bộ phận tài chính cung cấp kịp thời. Những mâu thuẫn đôi khi là khách quan, song cũng có khi do những yếu tố chủ quan gây ra. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản là phải tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các chức năng trên nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp đề ra. 1.3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUPTITẢN TRỊ SẢN XUẤT 1.3.1. Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm - Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thị trường mọi hoạt động thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều phải căn cứ và kết quả dự báo nhu cầu sản xuất. - Nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm nhằm trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì? - Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn lực sản xuất cần có. Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất. 14
  19. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất 1.3.2. Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ Nếu như dự báo là khâu đầu tiên quyết định sẽ sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì những kết quả của nó sẽ làm cơ sở quan trọng thứ hai cho thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ. - Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị trường 1 cách nhanh chóng là một thách thức đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. - Thiết kế sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. - Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng. Thiết kế quy trình công nghệ là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máy móc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế. - Tổ chức hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ Hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ được thực hiện bởi bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ, với sự tham gia phối hợp của các cán bộ quản lý, chuyên viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau (nhằm loại bỏ tính không tưởng, tính phi thực tế của sản phẩm, công nghệ mới đồng thời đưa ra được các giải pháp mang tính đồng bộ). Đồng thời doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với các tổ chức nghiên cứu bên ngoài, cung cấp điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu của họ hoặc ký hợp đồng kinh tế với các tổ chức nghiên cứu. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động và quy mô tổ chức, hoạt động thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ có thể tổ chức theo hình thức dự án. 1.3.3. Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhằm xác định quy mô công suất dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tươngPTIT lai. - Xác định đúng năng lực sản xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trên thị trường để phát triển sản xuất. - Xác định năng lực sản xuất không hợp lý sẽ gây lãng phí rất lớn, tốn kém vốn đầu tư hoặc có thể cản trở quá trình sản xuất sau này. - Quy mô sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu, đồng thời là nhân tố tác động trực tiếp đến loại hình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của các doanh nghiệp. 1.3.4. Xác định vị trí đặt doanh nghiệp (Định vị doanh nghiệp) - Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn. 15
  20. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất - Định vị doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của quản trị sản xuất. Định vị doanh nghiệp được đặt ra đối với những doanh nghiệp mới xây dựng hoặc trong những trường hợp mở rộng quy mô sản xuất hiện có, cần mở thêm những chi nhánh, bộ phận sản xuất mới (điểm giao dịch, phát triển các nút mạng mới ) - Định vị doanh nghiệp là một hoạt động có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sản xuất kinh doanh, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cả về những yếu tố vô hình và hữu hình. Để xác đinh vị trí đặt doanh nghiệp cần tiến hành hàng loạt các phân tích đánh giá những nhân tố của môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi kết hợp chặt chẽ cả những phương pháp định tính và định lượng. Trong đó các phương pháp định tính xác định chủ yếu những yếu tố về mặt xã hội rất khó hoặc không lượng hoá một cách chính xác được, còn các phương pháp định lượng nhằm xác định địa điểm có chi phí sản xuất và tiêu thụ là nhỏ nhất, đặc biệt là chi phí vận chuyển. 1.3.5. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp Bố trí sản xuất là xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến các yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố xã hội. Việc bố trí sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào lại hình sản xuất và quá trình công nghệ được lựa chọn như quá trình sản xuất liên tục, quá trình sản xuất gián đoạn, Có nhiều phương pháp thiết kế, lựa chọn phương án bố trí sản xuất, trong đó phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay là phương pháp trực quan kinh nghiệm. Gần đây người ta đã thiết kế những chương trình phần mềm máy tính riêng biệt dùng để xác định và lựa chọn phương án bố trí tối ưu. Tuy nhiên, do phải tính đến những đòi hỏi về công nghệ và yếu tố tâm lý xã hội đặt ra nên để đi đến kết quả cuối cùng phải dựa vào cả các chỉ tiêu định tính. 1.3.6. Lập kế hoạch các nguồn lực Lập kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch về nguồn lực sản xuất nói chung và kế hoạch về bố trí lao động, sử dụng máy móc thiết bị, kếPTIT hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục, với chi phí thấp nhất. Nhu cầu về các nguồn lực cần thiết để có thể sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã dự báo hoặc đơn hàng trong từng giai đoạn được xác định thông qua xây dựng kế hoạch tổng hợp. Đây là kế hoạch trung hạn về khối lượng sản phẩm cùng sản xuất đồng thời với quy đổi chúng thành nhu cầu về nguyên vật liệu, lao động thông qua chi phí trên một giờ công lao động. Nó cho phép doanh nghiệp dự tính trước khả năng sản xuất dư thừa hoặc thiếu hụt để xây dựng các phương án kế hoạch huy động tốt nhất các nguồn lực vào sản xuất, đặc biệt là các chiến lược huy động sử dụng lao động và máy móc thiết bị. Thông qua các phương pháp khác nhau như trực quan, đồ thị, toán học hoặc các kỹ thuật phân tích khác cho phép lựa chọn kế hoạch tổng hợp hợp lý nhất, vừa thực hiện hoàn thành những nhiệm vụ sản xuất sản phẩm trong kế hoạch dài hạn đề ra, vừa khai thác tận dụng được khả năng sản xuất hiện có và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 16
  21. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Lượng nguyên vật liệu cần mua trong từng thời điểm được xác định bằng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP - Material Requirement Planning). Đây là một trong những phương pháp xác định lượng nhu cầu vật tư, chi tiết, bán thành phẩm cần mua hoặc sản xuất trong từng thời điểm. Nó là một phương pháp mới xuất hiện vào những năm 1970. Nội dung chủ yếu là sử dụng máy tính để xác định lượng nhu cầu độc lập cần đáp ứng đúng thời điểm, nhằm giảm thiểu dự trữ những chi tiết, bộ phận hoặc nguyên liệu. Với phương pháp MRP những loại vật tư này chỉ được mua hoặc cung cấp khi cần thiết, đúng số lượng. Phương pháp này đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp, do đó nó được sử dụng khác rộng rãi hiện nay. 1.3.7. Điều độ sản xuất Điều độ sản xuất là bước tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã đặt ra, là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Hoạt động điều độ có quan hệ chặt chẽ với loại hình bố trí sản xuất. Mỗi loại hình bố trí sản xuất đòi hỏi phải có phương pháp điều độ thích hợp. Điều độ quá trình sản xuất gián đoạn, bố trí theo công nghệ khá phức tạp do tính chất đa dạng và thường xuyên thay đổi về khối lượng công việc và luồng di chuyển sản phẩm đưa lại. Điều độ sản xuất là quá trình xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng người, từng công đoạn sản xuất, nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Đối với loại hình sản xuất dự án do những đặc điểm đặc thù đòi hỏi phải có những kỹ thuật riêng biệt có hiệu quả để lập lịch trình và điều hành quá trình thực hiện một cách linh hoạt nhằm đảm bảo tiết kiệm nhất về thời gian và chi phí thực hiện dự án. Các kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất là sơ đồ Gannt và sơ đồ mạng lưới. 1.3.8. Kiểm soát hệ thống sản xuất Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất có hai nội dung quan trọng nhất là kiểm tra kiểm soát chất lượng và quảnPTIT trị hàng tồn kho. Hàng dự trữ tồn kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm hệ số sử dụng và vòng quay của vốn hoặc gây ra ách tắc cho quá trình sản xuất do không đủ dự trữ nguyên liệu cho quá trình sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh không bán được. Hoạt động quản trị hàng dự trữ được đề cập đến với những mô hình cụ thể ứng dụng cho từng trường hợp sao cho tìm được điểm cân bằng tối ưu giữa chi phí tồn kho và lợi ích của dự trữ tồn kho đem lại. Quản trị hàng dự trữ, tồn kho phải đảm bảo cả về mặt hiện vật và giá trị nhằm đảm bảo tối ưu, không tách rời nhau hai luồng chuyển động giá trị và hiện vật. Những phương pháp quản trị giá trị và hiện vật sẽ cho phép kiểm soát chặt chẽ lượng dự trữ tồn kho trong từng thời kỳ. Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn ngày nay. Để sản xuất sản phẩm ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao đáp ứng được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp phải có 17
  22. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất chất lượng cao và thường xuyên được kiểm soát. Quản lý chất lượng chính là nâng cao chất lượng của công tác quản lý các yếu tố, bộ phận toàn bộ quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Trong quản lý chất lượng sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về nhận thức và quan điểm về chất lượng và quản lý chất lượng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, các đặc điểm, phạm vi và chức năng của quản lý chất lượng trong sản xuất là cơ sở khoa học để các cán bộ quản trị sản xuất xây dựng chính sách, chiến lược chất lượng cho bộ phận sản xuất. Một yêu cầu bắt buộc đối với các cán bộ quản trị sản xuất là cần hiểu rõ và biết sử dụng các công cụ và kỹ thuật thống kê trong quản lý chất lượng. Hệ thống công cụ thống kê và kỹ thuật thống kê góp phần đảm bảo cho hệ thống sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên có khả năng thực hiện tốt những mục tiêu chất lượng đã đề ra. 1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất Quản trị sản xuất trong thực tế đã xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chúng chỉ được coi là "các dự án sản xuất công cộng" chứ chưa phải là quản trị sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Quản trị sản xuất trong các doanh nghiệp với tư cách là đơn vị sản xuất hàng hoá tham gia kinh doanh trên thị trường mới chỉ xuất hiện gần đây. Bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào những năm 1770 ở Anh. Thời kỳ đầu trình độ phát triển sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất đơn giản, chủ yếu lao động thủ công và nửa cơ khí. Hàng hoá được sản xuất trong những xưởng nhỏ. Các chi tiết bộ phận chưa tiêu chuẩn hoá, không lắp lẫn được. Sản xuất diễn ra chậm, chu kỳ sản xuất kéo dài, năng suất rất thấp. Khối lượng hàng hoá sản xuất được còn ít. Khả năng cung cấp hàng hoá nhỏ hơn nhu cầu trên thị trường. Từ sau những năm 70 của thế kỷ XVIII, những phát minh khoa học mới liên tục ra đời, trong giai đoạn này đã tạo ra những thay đổi có tính cách mạng trong phương pháp sản xuất và công cụ lao động tạo điều kiện chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Những phát minh cơ bản là phát minhPTIT máy hơi nước của James Watt năm 1764; cuộc cách mạng kỹ thuật trong ngành dệt năm 1885; sau đó là hàng loạt những phát hiện và khai thác than, sắt cung cấp nguồn nguyên liệu, năng lượng, máy móc mới cho sản xuất của các doanh nghiệp. Cùng với những phát minh khoa học kỹ thuật là những khám phá mới trong khoa học quản lý, tạo điều kiện hoàn thiện tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác kỹ thuật mới một cách có hiệu quả hơn. Năm 1776, Adam Smith trong cuốn "Của cải của các quốc gia" lần đầu tiên nhắc đến lợi ích của phân công lao động. Quá trình chuyên môn hoá dần dần được tổ chức, ứng dụng trong hoạt động sản xuất, đưa năng suất lao động tăng lên đáng kể. Quá trình sản xuất được phân chia thành các khâu khác nhau giao cho các bộ phận riêng lẻ đảm nhận. Lý thuyết về sự trao đổi lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận của Eli Whitney năm 1790 ra đời đã tạo điều kiện và khả năng lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận được làm ở những nơi khác nhau góp phần to lớn trong nâng cao năng lực sản xuất của xã hội, hình thành sự phân công 18
  23. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất hiệp tác giữa các doanh nghiệp. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp mới xuất hiện. Những đặc điểm đó đã tác động đến hình thành quan niệm quản trị sản xuất chủ yếu là tổ chức điều hành các hoạt động tác nghiệp trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức sản xuất trong giai đoạn này là tổ chức, điều hành sản xuất sao cho sản xuất ra càng nhiều sản phẩm càng tốt vì cung còn thấp hơn cầu rất nhiều. Vì vậy, trong giai đoạn này các doanh nghiệp có quy mô tăng lên nhanh chóng. Tiếp đó, một bước ngoặt cơ bản trong tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp là sự ra đời của học thuyết "Quản lý lao động khoa học" của Taylor công bố năm 1911. Quá trình lao động được hợp lý hoá thông qua việc quan sát, ghi chép, đánh giá, phân tích và cải tiến các phương pháp làm việc. Công việc được phân chia nhỏ thành những bước đơn giản giao cho một cá nhân thực hiện. Để tổ chức sản xuất không chỉ còn đơn thuần là tổ chức điều hành công việc mà trước tiên phải hoạch định, hướng dẫn và phân giao công việc một cách hợp lý nhất. Nhờ phân công chuyên môn hoá và quá trình chuyển đổi trong quản trị sản xuất đã đưa năng suất lao động trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng. Khối lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ngày càng lớn, thị trường lúc này cung đã dần dần đến điểm cân bằng với cầu về nhiều loại sản phẩm, buộc các doanh nghiệp phải tính toán cân nhắc thận trọng hơn trong quản trị sản xuất. Đặc trưng cơ bản của quản trị sản xuất trong thời kỳ này là sản xuất tối đa, dự trữ hợp lý bán thành phẩm tại nơi làm việc và quản lý thủ công. Những năm đầu thế kỷ XX học thuyết quản lý khoa học của Taylor được áp dụng triệt để và rộng rãi trong các doanh nghiệp. Con người và hoạt động của họ trong công việc được xem xét dưới "kính hiển vi" nhằm loại bỏ những thao tác thừa, lãng phí thời gian và sức lực. Người lao động được đào tạo, hướng dẫn công việc một cách cặn kẽ để có thể thực hiện tốt nhất các công việc của mình. Việc khai thác triệt để những mặt tích cực của lý thuyết Taylor làm cho năng suất tăng lên rất nhanh. Nhiều sản phẩm công nghiệp có xu hướng: khả năng cung vượt cầu. Hàng hoá ngày càng nhiều trên thị trường, tính chất cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp có khả năng sản xuất khối lượng sản phẩm lớn và bắt đầu phải quan tâm nhiều hơn tới hoạt động bán hàng. Quản trị sản xuất lúc này có nội dung rộng hơn bao gồm các chức năng hoạch định, lựa chọn và đào tạo hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp với mục tiêu chủ yếu làPTIT tăng khối lượng sản phẩm sản xuất một cách hợp lý, đồng thời với nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, lý luận của Taylor đã bộc lộ những nhược điểm, mức phát huy tác dụng đã ở giới hạn tối đa. Để nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, bắt đầu xuất hiện những lý luận mới được áp dụng trong quản trị sản xuất. Con người không còn chỉ được xem xét ở khía cạnh kỹ thuật đơn thuần như một bộ phận kéo dài của máy móc thiết bị như trong học thuyết quản lý lao động khoa học của Taylor đã đề cập mà bắt đầu nhận thấy con người là một thực thể sáng tạo có nhu cầu tâm lý, tình cảm và cần phải thoả mãn những nhu cầu đó. Những khía cạnh xã hội, tâm sinh lý, hành vi của người lao động được đề cập nghiên cứu và đáp ứng ngày càng nhiều nhằm khai thác khả năng vô tận của con người trong nâng cao năng suất. Lý luận của Maslow về các bậc thang nhu cầu của con người, học thuyết của Elton Mayo 1930 về động viên khuyến khích người lao động cùng với hàng loạt các lý thuyết về hành vi và các mô hình toán 19
  24. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất học xuất hiện đưa quản trị sản xuất chuyển sang một giai đoạn mới phát triển cao hơn, với những nội dung cần quan tâm rộng lớn hơn. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, tính cạnh tranh ngày càng tăng buộc các doanh nghiệp tăng cường hoàn thiện quản trị sản xuất. Quản trị sản xuất tập trung vào phấn đấu giảm chi phí về tài chính, vật chất và thời gian, tăng chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng, Nhiệm vụ, chức năng của quản trị sản xuất được mở rộng ra bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm, thiết kế hệ thống sản xuất tới hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 1.4.2. Xu hướng phát triển của quản trị sản xuất Với sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội và công nghệ, đồng thời cạnh tranh ngày càng gay gắt đã buộc các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả. Những vấn đề chính này chịu tác động trực tiếp và to lớn của quản trị sản xuất. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có tính chất mở luôn có mối quan hệ gắn bó trực tiếp với môi trường bên ngoài. Nhiệm vụ cơ bản của quản trị sản xuất là tạo ra khả năng sản xuất linh hoạt đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, khi xác định phương hướng phát triển của quản trị sản xuất cần phân tích đánh giá đầy đủ những đặc điểm của môi trường kinh doanh hiện tại và xu hướng vận động của nó. Những đặc điểm cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay là: - Toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế, tự do trao đổi thương mại và hợp tác kinh doanh. - Sự phát triển vô cùng nhanh chóng của khoa học công nghệ. Tốc độ đổi mới công nghệ nhanh, chu kỳ sản phẩm giảm, năng suất và khả năng của máy móc thiết bị tăng, - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều nước. Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp. - Cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế. - Các quốc gia tăng cường kiểm soát và đưa ra những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. PTIT - Những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế, xã hội dẫn đến sự thay đổi nhanh của nhu cầu. Để thích ứng với những biến động trên, ngày nay hệ thống quản trị sản xuất của các doanh nghiệp tập trung vào những hướng chính sau: - Tăng cường chú ý đến quản trị chiến lược các hoạt động tác nghiệp; - Xây dựng hệ thống sản xuất năng động linh hoạt; - Tăng cường các kỹ năng quản lý sự thay đổi; - Tìm kiếm và đưa vào áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại như JIT, Kaizen, MRP, Kanban, 20
  25. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất - Tăng cường các phương pháp và biện pháp khai thác tiềm năng vô tận của con người, tạo ra sự tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo và tự giác trong hoạt động sản xuất. - Thiết kế lại hệ thống sản xuất của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian trong thực hiện hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh về thời gian. 1.5. ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT 1.5.1. Bản chất và tầm quan trọng của năng suất trong sản xuất và dịch vụ Quản trị sản xuất gắn liền với việc nâng cao năng suất và đánh giá năng suất đạt được của từng khâu, từng bộ phận cũng như của toàn bộ dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển của các doanh nghiệp, các quốc gia. Về mặt toán học, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Đầu ra có thể là tổng giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra, đó là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng suất khác nhau. Có thể biểu diễn công thức tính năng suất chung cho tất cả các yếu tố như sau: Q P 1 1 L C R Q Trong đó: P1 - Năng suất chung Q1 - Tổng đầu ra L - Yếu tố lao động C - Yếu tố vốn R - Nguyên liệu thô PTIT Q - Những hàng hoá và dịch vụ trung gian khác Trong công thức này năng suất được đánh giá chung cho tất cả các yếu tố và cho từng yếu tố đầu vào. Nó được lượng hoá thông qua những con số cụ thể, phản ánh mức hiệu quả của việc khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên ngoài những yếu tố có thể lượng hoá được năng suất cần được đánh giá đầy đủ về mặt định tính như tính hữu ích của đầu ra, mức độ thoả mãn người tiêu dùng, mức độ đảm bảo những yêu cầu về xã hội gồm bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm, Khái niệm năng suất phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, sự đổi mới và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu năng suất cho doanh nghiệp biết được trình độ và chất lượng của hoạt động quản trị sản xuất, đồng thời là cơ sở để xem xét việc trả công cho người lao động sau mỗi quá trình sản xuất. Vì vậy, việc tính toán năng suất có ý nghĩa rất quan trọng trong quản trị sản xuất của các doanh nghiệp. 21
  26. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Để đánh giá sự đóng góp của từng nhân tố riêng biệt người ta còn dùng các chỉ tiêu năng suất bộ phận. Năng suất bộ phận bao gồm hai loại cơ bản nhất là năng suất lao động và năng suất vốn. - Năng suất lao động: Q VA W W L L hoặc L L Trong đó: WL - Năng suất lao động Q - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra L - Số lao động bình quân VA - Giá trị gia tăng Năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một công nhân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định (năm, tháng, ngày, giờ, ) hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - Năng suất vốn Q VA W W v V hoặc v V Trong đó: WV - Năng suất vốn Q - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra V - Vốn sản xuất kinh doanh VA - Giá trị gia tăng Năng suất vốn là một chỉ tiêuPTIT được sử dụng trong việc xác định giá trị được tạo ra từ một đơn vị vốn sử dụng. Thông qua năng suất vốn người ta có thể biết được đồng vốn được sử dụng như thế nào và mức đóng góp của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp. Gần đây người ta còn sử dụng chỉ tiêu năng suất yếu tố tổng hợp. TFP (Total Factor Productivity) phản ánh hiệu quả và tính hiệu quả của quản lý hai nhân tố đầu vào này, đồng thời cũng đánh giá mức thay đổi của tiến bộ công nghệ, của cơ cấu sản xuất và của hoạt động quản lý. Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp TFP được xác định bằng khối lượng sản phẩm được sản xuất ra khi mỗi yếu tố vốn và lao động cùng được sử dụng với cường độ như nhau. Sản phẩm hoặc dịch vụ thu được nhiều hơn từ sử dụng tối ưu nguồn lao động, vốn, từ hoàn thiện quá trình, từ cải tiến chất lượng của vốn, lao động và chất lượng của hệ thống các hoạt động. Ngoài phần đóng góp của từng nhân tố lao động và vốn, chúng ta còn thấy một phần giá trị mới do một bộ phận vô hình tạo ra. Bộ phận không nhìn thấy này chính là tác động tổng hợp của các yếu tố đầu vào. 22
  27. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Y = AL K Trong đó: Y - Đầu ra; L - Lao động; K - Vốn đầu vào; ,  - Độ co giãn của đầu ra tương ứng với lao động và vốn. Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả kinh tế - xã hội. Tăng năng suất tạo cơ sở khách quan cần thiết để đảm bảo thống nhất lợi ích của tất cả mọi lực lượng tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như người lao động, khách hàng, chủ sở hữu, cộng đồng xã hội, người cung ứng và cải thiện chất lượng công việc nói riêng. Năng suất ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Giữa năng suất và tính cạnh tranh có mối quan hệ rất chặt chẽ. Khi tài sản và quá trình được quản lý một cách có hiệu quả thì sẽ đạt được năng suất cao, tăng năng suất dẫn đến chi phí đơn vị sản phẩm thấp nhưng lại tăng mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đó là cơ sở cho tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo sự phát triển bền vững. 1.5.2. Các nhân tố tác động đến năng suất Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chia thành hai nhóm chủ yếu: - Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước. - Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, công nghệ, tình hình và khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Có thể biểu diễn sự tác động của các nhân tố này theo sơ đồ sau: PTIT 23
  28. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Cơ chế quản lý và Môi trường kinh Tình hình thị chính sách vĩ mô: t ế thế giới: trường: - Tình hình kinh - Nhu cầu - Chính sách đối t ế thế giới - Cạnh tranh ngoại - Hộ nhập quốc tế - Giá cả - Chính sách cơ - Tình hình các - Chất lượng cấu kinh tế ngu ồn lực Khả năng và tình Trình độ quản lý: hình tổ chức sản - Đội ngũ cán bộ CÁC NHÂN TỐ xuất: quản lý ẢNH HƯỞNG ĐẾN - Cơ cấu thứ bậc - Quy mô NĂNG SUẤT (tính tập trung dân - Chuyên môn hoá chủ) - Liên kết kinh tế - Cơ chế hoạt động Công nghệ: Lao động: Vốn: - Máy móc thiết bị - Số lượng - Nguồn cung cấp - Nguyên liệu - Chất lượng - Cơ cấu - Quá trình - Trình độ tay - Tình hình tài nghề, chuyên môn chính Hình 1.8: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất PTIT 1.5.3. Những biện pháp nhằm nâng cao năng suất trong quản trị sản xuất Năng suất phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng thiết kế và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất. Do vị trí vai trò của năng suất hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nên nâng cao năng suất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản trị sản xuất. Sau đây là một số biện pháp hoàn thiện quản trị sản xuất nhằm nâng cao năng suất: - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và thước đo năng suất đối với tất cả các hoạt động tác nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhưng hiện nay Việt nam vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu thống nhất đánh giá năng suất theo cách tiếp cận mới, hội nhập với khu vực và thế giới. - Xác định rõ mục tiêu hoàn thiện năng suất trong sản xuất. Căn cứ vào hệ thống sản xuất hiện tại và tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuất để lựa chọn mục tiêu hợp 24
  29. Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất lý. Mục tiêu phải lượng hoá được bằng các con số cụ thể, có tính khả thi nhưng thể hiện sự phấn đấu vươn lên trong mối quan hệ chặt chẽ với các đối thủ cạnh tranh khác. Mỗi thành viên cần hiểu rõ mục tiêu, năng suất đặt ra để có kế hoạch hành động thích hợp. - Phân tích, đánh giá quá trình sản xuất phát hiện những khâu yếu nhất - "nút cổ chai" để có những biện pháp khắc phục. Đây là khâu quyết định đến năng suất của toàn bộ hệ thống sản xuất. Tìm kiếm và phát hiện khâu yếu nhất là công việc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thận trọng, đánh giá tất cả các khâu, các bộ phận, về khả năng kỹ thuật, thiết bị, con người, nguyên liệu và sự phối hợp đồng bộ giữa các nhân tố này. - Tăng cường các biện pháp và phương pháp khuyến khích động viên người lao động như các nhóm lao động, nhóm chất lượng. - Định kỳ đánh giá kết quả của các biện pháp hoàn thiện tăng năng suất và công bố rộng rãi, khen thưởng kịp thời. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Khái niệm sản xuất, các yếu tố của quá trình sản xuất? 2. Phân loại sản xuất theo quy mô sản xuất và tính chất lặp lại của quá trình sản xuất? 3. Phân loại sản xuất theo hình thức tổ chức sản xuất? 4. Phân loại sản xuất theo mối quan hệ với khách hàng? 5. Phân loại sản xuất theo quá trình hình thành sản phẩm? 6. Khái niệm quản trị sản xuất và mục tiêu của quản trị sản xuất? 7. Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác? 8. Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất? 9. Bản chất năng suất, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, để nâng cao năng suất hoạt động quảrn trị sản xuất cần hoàn thiện theo hướng nào? 10. Lấy ví dụ 2 doanh nghiệp, 1 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vật chất và 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực như: sản xuất ô tô, hàng điện tử, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thương mại, duPTIT lịch, thể thao giải trí - Xác định các hoạt động kinh doanh chủ yếu, thu thập 1 số dữ liệu phản ánh hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp - Nghiên cứu cơ cấu tổ chức: Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức, Trong cơ cấu tổ chức có bộ phận quản trị sản xuất không? Nếu không có, bộ phận có chức năng quản trị sản xuất có tên là gì? - Vẽ sơ đồ phản ánh các yếu tố đầu vào, quá trình biến đổi và đầu ra của 1 hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp? Cho biết hoạt động đó thuộc loại hình sản xuất gì? Giải thích ngắn gọn? 11. Căn cứ vào dữ liệu thống kê được cho trong bảng sau, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vốn và tiền lương đến doanh thu của doanh nghiệp. 25
  30. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Đơn vị tính: tỉ đồng Năm Doanh thu Vốn cố định Tiền lương 2001 4.872 4.985 1.218 2002 5.964 6.246 1.309 2003 7.915 8.368 1.009 2004 9.044 10.609 1.013 2005 9.619 12.804 1.147 2006 11.247 14.870 1.357 2007 13.812 16.834 1.615 2008 15.294 18.783 1.760 2009 16.925 20.822 1.878 2010 19.215 22.387 2.020 2011 20.182 23.120 2.098 2012 20.975 24.086 2.119 PTIT 26
  31. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 2.1. THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 2.1.1. Khái niệm dự báo Thuật ngữ dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Pro” (nghĩa là trước) và “gnois” (có nghĩa là biết), “prognois” nghĩa là biết trước. Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai. Tiên đoán là hình thức phản ánh vượt trước về thời gian hiện thực khách quan, đó là kết quả nhận thức chủ quan của con người dựa trên cơ sở nhận thức quy luật khách quan trong sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Có thể phân biệt ba loại tiên đoán: Tiên đoán không khoa học: Đó là các tiên đoán không có cơ sở khoa học, thường dựa trên các mối quan hệ qua lại có tính tưởng tượng, không hiện thực, được cấu trúc một cách giả tạo, hoặc những phát hiện có tính chất bất chợt. Các hình thức như bói toán, tiên tri, các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, thuộc loại tiên đoán này. Tiên đoán kinh nghiệm: Các tiên đoán hình thành qua kinh nghiệm thực tế dựa vào các mối quan hệ qua lại thường xuyên trong thực tế hoặc tưởng tượng mà không trên cơ sở phân tích cấu trúc lý thuyết, nghiên cứu các quy luật hay đánh giá kinh nghiệm. Loại tiên đoán này ít nhiều có cơ sở song lại không giải thích được sự vận động của đối tượng và đa số mới chỉ dừng lại ở mức độ định tính. Tiên đoán khoa học: đây là tiên đoán dựa trên việc phân tích mối quan hệ qua lại giữa các đối tượng trong khuôn khổ của một hệ thống lý luận khoa học nhất định. Nó dựa trên việc phân tích tính quy luật phát triển của đối tượng dự báo và các điều kiện ban đầu với tư cách như là các giả thiết. Tiên đoán khoa học là kết quả của sự kết hợp giữa những phân tích định tính và những phân tích định lượng các quá trình cần dự báo. Chỉ có dự báo khoa học mới đảm bảo độ tin cậy cao và là cPTITơ sở vững chắc cho việc thông qua các quyết định quản lý khoa học. 2.1.2. Các nguyên tắc dự báo 1. Nguyên tắc liên hệ biện chứng Tất cả các hiện tượng kinh tế - xã hội đều có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Mối quan hệ giữa chúng có nhiều loại: mối quan hệ bản chất, không bản chất; cố định và tạm thời; trực tiếp hoặc gián tiếp Nguyên tắc liên hệ biện chứng tạo ra công cụ, phương pháp luận rất có hiệu quả để giải thích, phân tích đúng đắn và dự báo các hiện tượng kinh tế – xã hội. Áp dụng nguyên tắc này đòi hỏi : - Phải tính đến các mối quan hệ tồn tại giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa các ngành, thành phần kinh tế, quan hệ kinh tế, 27
  32. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm - Phải tính đến các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế – xã hội với các lĩnh vực khác như chính trị, pháp luật, - Phải xem xét mọi vấn đề trong một điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mặt của vấn đề nghiên cứu. - Phải có quan điểm hệ thống trong phân tích dự báo. 2. Nguyên tắc kế thừa lịch sử Nguyên tắc này yêu cầu khi tiến hành dự báo một đối tượng phải nghiên cứu sâu sắc quá trình vận động của đối tượng đó trong quá khứ và hiện tại, tạo ra cơ sở thực nghiệm để tiên đoán và đánh giá tác động các xu hướng trong tương lai. Chỉ có thể dự báo tương lai mà không rơi vào không tưởng khi chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng quá khứ và hiện tại của đối tượng dự báo. 3. Nguyên tắc tính đặc thù về bản chất của đối tượng dự báo Nguyên tắc này đòi hỏi nhất thiết phải tính đến những nét đặc thù về bản chất của đối tượng cần dự báo. Xuất phát từ những nét đặc thù này sẽ tạo cho chúng ta những giới hạn nhất định về xu thế phát triển đối tượng kinh tế trong tương lai. Nguyên tắc này càng quan trọng khi sử dụng các phương pháp ngoại suy định lượng trong dự báo, nếu không có giới hạn thì dễ dàng đi đến những kết luận sai lầm trong dự báo. 4. Nguyên tắc mô tả tối ưu đối tượng dự báo Nguyên tắc này đòi hỏi phải mô tả đối tượng dự báo như thế nào đó nhằm đảm bảo sự xác thực và chính xác cho trước của dự báo với chi phí dự báo thấp nhất. Để thực hiện nguyên tắc này cần phải mô tả đối tượng dự báo với mức độ hình thức hoá tối ưu, kết hợp mô hình hình thức với phương pháp mô tả phi hình thức; lựa chọn một số biến số và tham số tối thiểu, đánh giá tầm quan trọng của biến số; chọn thang đo phù hợp cho mỗi chỉ tiêu nhằm đảm bảo độ chính xác đặt ra với chi phí nhỏ nhất. 5. Nguyên tắc về tính tương tự của đối tượng dự báo Nguyên tắc này đòi hỏi khi phân tích phải thường xuyên so sánh những tính chất của đối tượng dự báo với những đối tượngPTIT tương tự đã biết và với các mô hình của các đối tượng đó nhằm mục đích sử dụng mô hình sẵn có này phục vụ cho dự báo. Việc quán triệt nguyên tắc này cho phép tiết kiệm chi phí để phân tích, rút ngắn thời gian xây dựng mô hình, mặt khác cho phép kiểm tra kết quả bằng cách so sánh với các kết quả của các đối tượng tương tự trước đó. 2.1.3. Phân loại dự báo Dự báo được phân loại theo nhiều cách khác nhau, để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, tổ chức sản xuất và quản trị sản xuất người ta phải tiến hành dự báo cho các khoảng thời gian khác nhau. Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau : Dự báo ngắn hạn: Dự báo ngắn hạn là dự báo có tầm xa dự báo rất ngắn, có thể tuần, tháng đến dưới một năm. Dự báo loại này thường được dùng cho các quyết định mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ, cân đối các mặt trong quản trị tác nghiệp. 28
  33. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Dự báo trung hạn Khoảng thời gian dự báo thường từ 3 tháng đến 3 năm. Loại dự báo này cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực Dự báo dài hạn Dự báo dài hạn là các dự báo cho khoảng thời gian từ 3 năm trở lên. Loại dự báo này cần cho việc lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, lựa chọn các dây chuyền công nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp 2.1.4. Vai trò của dự báo Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ vô. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch. Mối quan hệ giữa công tác dự báo và lập kế hoạch được biểu thị trong hình 2.1. Mục tiêu của quản lý Những thuận lợi về nguồn lực Các mục tiêu, mục đích và các DỰ BÁO LẬP KẾ HOẠCH quyết định PTIT Sự phân bổ nguồn lực và các cam kết Các hạn chế Sự thực hiện và các chính sách điều chỉnh Hình 2.1: Mối quan hệ giữa công tác dự báo và lập kế hoạch Trong quản lý vi mô, công tác dự báo khoa học giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh và giành thắng lợi trong kinh doanh. Các dự báo về thị trường, giá cước, tiến bộ khoa học công nghệ, sự thay đổi các nguồn đầu vào, đối thủ cạnh tranh có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra dự báo còn cung cấp các thông tin đảm bảo sự phối hợp hành động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. 29
  34. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm 2.1.5 Đánh giá độ chính xác của dự báo Độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào đặc điểm của từng dòng nhu cầu, phương pháp dự báo và tầm dự báo. Độ chính xác của dự báo là một chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của người dự báo và người sử dụng kết quả dự báo vì nó quyết định chất lượng công tác kế hoạch và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá kết quả dự báo người ta thường dùng các chỉ số sau: a. Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD): Đây là một chỉ số đo lường sai số dự báo, dễ tính toán và hay được sử dụng trong thực tế. MAD là trung bình tuyệt đối các sai số dự báo theo thời gian của đối tượng dự báo, không quan tâm tới đó là sai số vượt quá hay sai số thiếu hụt. Công thức tính toán MAD như sau: n  Di Fi MAD i 1 n Trong đó: Di – Mức nhu cầu thực của kỳ i Fi – Mức nhu cầu dự báo của kỳ i n – Số kỳ quan sát b. Sai số bình phương trung bình Khi tính độ lệch tuyệt đối trung bình, chúng ta không tính trọng số của các quan sát, và chúng ta cho các quan sát một trọng số như nhau. Còn trong trường hợp này, các sai số lớn thì có trọng số lớn (trọng số chính là giá trị sai số), sai số nhỏ thì có trọng số nhỏ. Sai số bình phương trung bình (MSE) được tính theo công thức: n 2  Di Fi MSE i 1 n c. Sai số dự báo trung bình PTIT Một mô hình dự báo tốt không những có sai số trung bình nhỏ mà còn phải đảm bảo tính không chệch. Một mô hình được gọi là không chệch nếu như các sai số dương và sai số âm là tương đương. Hay nói cách khác, tổng giá trị các sai số dự báo này càng gần tới giá trị không (MFE = 0), và MFE được tính theo công thức sau: n  Di Fi MFE i 1 n Nếu MFE càng xa không, có nghĩa là dự báo càng chệch và ngược lại. d. Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE) Sai số tương đối mà một dự báo mắc phải có thể được đo lường bằng phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE). MAPE được tính theo công thức sau: 30
  35. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm 100 n D F MAPE  i i n i 1 Di MAPE phản ánh giá trị dự báo sai khác bao nhiêu phần trăm so với giá trị trung bình. e. Giám sát và kiểm soát dự báo Việc theo dõi kết quả thực hiện theo các số liệu đã dự báo so với số liệu thực tế được tiến hành dựa trên cơ sở “Tín hiệu theo dõi”. Tín hiệu theo dõi được tính bằng cách lấy “Tổng sai số dự báo dịch chuyển” (Running Sum of the Forecast Error – RSFE) chia cho độ lệch tuyệt đối trung bình MAD. RSFE Tín hiệu theo dõi = MAD ∑( Nhu cầu thực tế của kỳ i – Nhu cầu dự báo của kỳ i) = MAD Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn nhu cầu dự báo. Tín hiệu theo dõi âm, cho biết nhu cầu dự báo cao hơn nhu cầu thực tế. Tín hiệu theo dõi được coi là tốt nếu có RSFE nhỏ và có sai số âm. Nói cách khác, có độ lệch nhỏ đã là tốt rồi, nhưng các sai số dương và âm cân bằng lẫn nhau để cho đường tâm của tín hiệu theo dõi nằm quanh số 0. Để kiểm soát một cách tốt nhất các kết quả dự báo, doanh nghiệp nên đưa ra các giới hạn kiểm soát dự báo. Một khi tín hiệu dự báo tính được vượt quá giới hạn trên hoặc giới hạn dưới là có báo động. Điều đó có nghĩa là dự báo của doanh nghiệp đang có vấn đề và doanh nghiệp cần đánh giá lại phương thức dự báo nhu cầu của mình. Hình 2.2 mô tả lược đồ kiểm soát dự báo thông qua việc sử dụng “Tín hiệu theo dõi”, “Tín hiệu theo dõi giới hạn”. Giới hạnPTIT kiểm tra trên + RSFE = 0 Phạm vi chấp nhận MAD - Giới hạn kiểm tra dưới Tín hiệu theo dõi báo động Hình 2.2: Lược đồ kiểm soát dự báo 31
  36. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Việc xác định phạm vi chấp nhận được chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sao cho không quá hẹp, cũng không quá rộng. Nếu quá hẹp thì với sai số nhỏ đã phải điều chỉnh phương pháp dự báo. Nếu quá rộng thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất nhiều. Một số chuyên gia dự báo cho rằng đối với các mặt hàng có số lượng lớn thì phạm vi này lấy bằng ± 4MAD còn đối với các mặt hàng có số lượng nhỏ có thể lấy đến ± 8MAD. Một số chuyên gia khác, dựa vào quan hệ 1MAD ≈ 0,8 độ lệch chuẩn, cho rằng phạm vi chấp nhận được nên lấy tối đa là bằng ± 4MAD. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO 2.2.1. Các phương pháp dự báo định tính Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo, chỉ mang tính phỏng đoán, không định lượng Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo trong nhiều trường hợp cũng rất tốt. Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu: 1. Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành Đây là phương pháp dự báo được sử dụng khá rộng rãi. Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp , những người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất. Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. 2. Phương pháp lấy ý kiến của đội ngũ bán hàng Những người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự báo được lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng. PTIT Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số người bán hàng thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hoá, dịch vụ bán được để dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao để nâng danh tiếng của mình. 3. Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng Đây là phương pháp lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng. 32
  37. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báo nhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây dựng câu hỏi. Đôi khi phương pháp này cũng vấp phải khó khăn là ý kiến của khách hàng không xác thực hoặc quá lý tưởng. 4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất. Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia. Phương pháp chuyên gia được áp dụng đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp sau đây: - Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát lớn phụ thuộc nhiều yếu tố mà hiện tại còn chưa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định. - Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo. - Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thức thể hiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi cũng như quy mô và cơ cấu. - Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hoá đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội (thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư ) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy trong quá trình phát triển của mình đối tượng dự báo có nhiều đột biến về quy mô và cơ cấu mà nếu không nhờ đến tài nghệ của chuyPTITên gia thì mọi sự trở nên vô nghĩa. - Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để đưa ra các dự báo kịp thời. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia làm ba giai đoạn lớn: - Lựa chọn chuyên gia - Trưng cầu ý kiến chuyên gia; - Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo. Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén. 33
  38. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm 2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai. Khi dự báo nhu cầu tương lai, nếu không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Nếu cần ảnh hưởng của các nhân tố khác đến nhu cầu có thể dùng các mô hình hồi quy tương quan Để tiến hành dự báo nhu cầu sản phẩm theo phương pháp định lượng cần thực hiện 8 bước sau: - Xác định mục tiêu dự báo - Lựa chọn những sản phẩm cần dự báo - Xác định độ dài thời gian dự báo - Thu thập các dữ liệu cần thiết - Phân tích dữ liệu - Nghiên cứu phương pháp dự báo và lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp - Tiến hành dự báo - Áp dụng kết quả dự báo 1. Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian (Phương pháp ngoại suy) Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian được xây dựng trên một giả thiết về sự tồn tại và lưu lại các nhân tố quyết định đại lượng dự báo từ quá khứ đến tương lai. Trong phương pháp này đại lượng cần dự báo được xác định trên cơ sở phân tích chuỗi các số liệu về nhu cầu sản phẩm (dòng nhu cầu) thống kê được trong quá khứ. Như vậy thực chất của phương pháp dự báo theo dãy số thời gian là kéo dài quy luật phát triển của đối tượng dự báo đã có trong quá khứ và hiện tại sang tương lai với giả thiết quy luật đó vẫn còn phát huy tác dụng. Các yếu tố đặc trưng của dãyPTIT số theo thời gian gồm: - Tính xu hướng: Tính xu hướng của dòng nhu cầu thể hiện sự thay đổi của các dữ liệu theo thời gian (tăng, giảm ) - Tính mùa vụ: Thể hiện sự dao động hay biến đổi dữ liệu theo thời gian được lặp đi lặp lại theo những chu kỳ đều đặn do sự tác động của một hay nhiều nhân tố môi trường xung quanh như tập quán sinh hoạt, hoạt động kinh tế xã hội Ví dụ: Nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông không đồng đều theo các ngày trong tuần, các tháng trong năm. - Biến đổi có chu kỳ: Chu kỳ là yếu tố lặp đi lặp lại sau một giai đoạn thời gian. Ví dụ: Chu kỳ sinh học, chu kỳ phục hồi kinh tế - Biến đổi ngẫu nhiên: Biến đổi ngẫu nhiên là sự dao động của dòng nhu cầu do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra, không có tính quy luật. Sau đây là các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. 34
  39. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm a. Phương pháp trung bình giản đơn (Simple Average) Phương pháp trung bình giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong đó các nhu cầu của các giai đoạn trước đều có trọng số như nhau, nó được thể hiện bằng công thức: n  D t i F i 1 t n Trong đó: Ft - Nhu cầu dự báo cho kỳ t Dt-i - Mức nhu cầu thực ở kỳ t-i n - Số kỳ quan sát ( Số kỳ có nhu cầu thực) Phương pháp này san bằng được tất cả mọi sự biến động ngẫu nhiên của dòng yêu cầu, vì vậy nó là mô hình dự báo rất kém nhạy bén với sự biến động của dòng nhu cầu. Phương pháp này phù hợp với dòng nhu cầu đều, ổn định, sai số sẽ rất lớn nếu ta gặp dòng nhu cầu có tính chất thời vụ hoặc dòng nhu cầu có tính xu hướng. b. Phương pháp trung bình động Trong trường hợp khi nhu cầu có sự biến động, trong đó thời gian gần nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa thì ảnh hưởng càng nhỏ ta dùng phương pháp trung bình động sẽ thích hợp hơn. Phương pháp trung bình động dùng kết quả trên cơ sở thay đổi liên tục khoảng thời gian trước đây cho dự báo giai đoạ tiếp theo: n  D t i F i 1 PTITt n Trong đó: Ft - Nhu cầu dự báo cho kỳ t Dt-i - Mức nhu cầu thực ở kỳ t-i n - Số kỳ quan sát của trung bình động Nếu n = 3 D D D F t 1 t 2 t 3 t 3 35
  40. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Khi sử dụng phương pháp trung bình động đòi hỏi phải xác định n sao cho sai số dự báo là nhỏ nhất, đó chính là công việc của người dự báo, n phải điều chỉnh thường xuyên tuỳ theo sự thay đổi tính chất của dòng nhu cầu. Để chọn n hợp lý cũng như để đánh giá mức độ chính xác của dự báo người ta căn cứ vào độ lệch tuyệt đối bình quân (MAD). n  Di Fi MAD i 1 n Trong đó: Di – Mức nhu cầu thực của kỳ i Fi – Mức nhu cầu dự báo của kỳ i n – Số kỳ quan sát Ví dụ: Sản lượng điện thoại nội hạt của vùng A theo tháng được cho trong bảng, yêu cầu dùng phương pháp trung bình động 3 tháng để dự báo nhu cầu cho tháng tới. Sản lượng điện Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động Sai số Tháng thoại nội hạt, với n = 3 tuyệt đối triệu phút 1 405 2 450 3 440 4 380 ( 440 + 450 + 405 )/3 = 431,7 51,7 5 370 (380 + 440 + 450)/3 = 423,3 53,3 6 430 (370 + 380 + 440)/3 = 396,7 33,3 7 450 (430 + 370 + 380)/3 = 393,3 56,7 8 461 (450 + 430 + 370)/3 = 416,7 44,3 9 410 (461 + 450PTIT + 430)/3 = 447,0 37,0 10 400 (410 + 461 + 450)/3 = 440,3 40,3 11 450 (400 + 410 + 461)/3 = 423,7 26,3 12 (450 + 400 + 410)/3 = 420,0 n  Di Fi 342,9 i 1 342,9 MAD 42,9 8 c. Phương pháp trung bình động có trọng số: Đây là phương pháp bình quân nhưng có tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác nhau đến nhu cầu, thông qua việc sử dụng các trọng số. 36
  41. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm n F D t  t i t i i 1 Trong đó: Ft - Mức nhu cầu dự báo kỳ t Dt-i - Mức nhu cầu thực kỳ t-i n - Số kỳ quan sát t-i - Trọng số của kỳ t-i t-i được lựa chọn bởi người dự báo dựa trên cơ sở phân tích tính chất của dòng nhu cầu, thoả mãn điều kiện: n  t i 1 và 0  t-i 1 i 1 Trong phương pháp trung bình động có trọng số, độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng xác định được các trọng số phù hợp. Thực tế chỉ ra rằng, nhờ điều chỉnh thường xuyên hệ số t-i của mô hình dự báo, phương pháp trung bình động có trọng số mang lại kết quả dự báo chính xác hơn phương pháp trung bình động. Ví dụ: Sản lượng điện thoại nội hạt của vùng A theo tháng được cho trong bảng, yêu cầu dùng phương pháp trung bình động có trọng số với n =3 để dự báo nhu cầu cho tháng tới. Cho các trọng số như sau: t-1= 0,5; t-2= 0,3; t-3= 0,2 Tháng Sản lượng Dự báo theo phương pháp trung bình động có trọng Sai số tuyệt ĐTNH, tr. phút số với n = 3 và t-1= 0,5; t-2= 0,3; t-3= 0,2 đối 1 405 2 450 3 440 4 380 (440PTIT x 0,5 + 450 x 0,3 + 405 x 0,2) = 436,0 56,0 5 370 (380 x 0,5 + 440 x 0,3 + 450 x 0,2) = 412,0 42,0 6 430 (370 x 0,5 + 380 x 0,3 + 440 x 0,2)= 387,0 43,0 7 450 (430 x 0,5 + 370 x 0,3 + 380 x 0,2) = 402,0 48,0 8 461 (450 x 0,5 + 430 x 0,3 + 370 x 0,2)= 428,0 33,0 9 410 (461 x 0,5 + 450 x 0,3 + 430 x 0,2) = 451,5 41,5 10 400 (410 x 0,5 + 461 x 0,3 + 450 x 0,2)= 433,3 33,3 11 450 (400 x 0,5 + 410 x 0,3 + 461 x 0,2) = 415,2 34,8 12 (450 x 0,5 + 400 x 0,3 + 410 x 0,2)= 427,0 37
  42. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm n D i Fi 331,6  i 1 331,6 MAD 41,5 8 Trong mô hình trên, tính chính xác của dự báo phụ thuộc vào số quan sát của trung bình động và khả năng xác định trọng số có hợp lý hay không? Các phương pháp trung bình giản đơn, trung bình động, trung bình động có trọng số đều có các đặc điểm sau: - Khi số quan sát n tăng lên, khả năng san bằng các giao động tốt hơn, nhưng kết quả dự báo ít nhạy cảm hơn với những biến đổi thực tế của nhu cầu. - Dự báo thường không bắt kịp nhu cầu, không bắt kịp xu hướng thay đổi nhu cầu. - Đòi hỏi phải ghi chép số liệu đã qua rất chính xác và phải đủ lớn. - Để dự báo nhu cầu ở kỳ t chỉ sử dụng n mức nhu cầu thực gần nhất từ kỳ t-1 trở về trước còn các số liệu từ kỳ n+1 trở đi trong quá khứ bị cắt bỏ, nhưng thực tế và lý luận không ai chứng minh được rằng các số liệu từ kỳ n +1 trở về trước hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến đại lượng cần dự báo. 4. Phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp trên, người ta đề xuất sử dụng phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn để dự báo. Đây là phương pháp dễ sử dụng nhất, nó cần ít số liệu trong quá khứ. Theo phương pháp này: Ft = Ft-1 + (Dt-1 - Ft-1) với 0< <1 Trong đó: Ft - Mức nhu cầu dự báo kỳPTIT t Ft-1 - Mức nhu cầu dự báo kỳ t-1 Dt-1 - Mức nhu cầu thực kỳ t-1 - Hệ số san bằng mũ Thực chất là dự báo mới bằng dự báo cũ cộng với khoảng chênh lệch giữa nhu cầu thực và dự báo của kỳ đã qua, có điều chỉnh cho phù hợp. Hệ số trong mô hình dự báo thể hiện tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của số liệu hiện tại đến đại lượng dự báo. Hệ số càng lớn mô hình càng nhạy bén với sự biến động của dòng nhu cầu. Nếu chọn = 0,7, thì chỉ cần 3 số liệu đầu tiên đã tham gia 97,3% vào kết quả dự báo. 38
  43. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Hệ số chọn càng nhỏ mô hình dự báo càng kém nhạy bén hơn với sự biến đổi của dòng nhu cầu. Nếu chọn = 0,2 thì giá trị hiện tại chỉ tham gia 20% vào kết quả dự báo, tiếp đó là 16% và 5 số liệu mới nhất chiếm khoảng 67%, dãy số còn lại từ kỳ thứ 6 trong quá khứ về vô cùng chiếm 33% kết quả dự báo. Việc chọn phải dựa trên cơ sở phân tích tính chất của dòng nhu cầu. Ví dụ: Nhu cầu đàm thoại nội hạt của vùng A theo tháng được cho trong bảng, yêu cầu dùng phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn với = 0,1 để dự báo nhu cầu cho tháng tới. Giả sử nhu cầu dự báo tháng 1 là 405. Sản lượng điện Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình Sai số tuyệt Tháng thoại nội hạt, động có trọng số với n = 3 đối triệu phút 1 405 405 0,0 2 450 405 + 0,1 (405 – 405) = 405 45,0 3 440 405 + 0,1 (450 – 405) = 409,5 30,5 4 380 409,5 + 0,1 (440 – 409,5) = 412,6 32,6 5 370 412,6 + 0,1 (380 – 412,6) = 409,3 39,3 6 430 409,3 + 0,1 (370 – 409,3) = 405,4 24,6 7 450 405,4 + 0,1 (430 – 405,4) = 407,9 42,1 8 461 407,9 + 0,1 (450 – 407,9) = 412,1 48,9 9 410 412,1 + 0,1 (461 – 412,1) = 417,0 7,0 10 400 417,0 + 0,1 (410 – 417,0) = 416,3 16,3 11 450 416,3 + 0,1 (400 – 416,3) = 414,7 35,3 12 414,7+ 0,1 (450 – 414,7) = 418,2 PTITn D F 321,6  i i i 1 321,6 MAD 29,2 11 Đối với dòng nhu cầu có tính chất thời vụ, để áp dụng phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn, ta có thuật toán sau: - Tính chỉ số thời vụ từ các số liệu thống kê về nhu cầu thực trong quá khứ: D i I i D 0 Trong đó: 39
  44. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Di - Nhu cầu thực bình quân của tháng i qua các năm (Nhu cầu thực bình quân của các tháng cùng tên qua các năm) D 0 - Mức cơ sở của dòng nhu cầu thực (giá trị trung bình của các tháng qua các năm). - Phi thời vụ hoá dòng nhu cầu ở thời kỳ t bằng cách chia nó cho chỉ số thời vụ It, kết quả nhận được chính là mức cơ sở của dòng nhu cầu (Nt) hay còn gọi là mức nhu cầu phi thời vụ hoá: Dt Nt It Trong đó: Nt – Mức nhu cầu thực phi thời vụ hoá của tháng t Dt - Mức nhu cầu thực của tháng t It - Chỉ số thời vụ của kỳ t - Dự báo theo phương pháp san bàng hàm mũ giản đơn đối với dòng nhu cầu phi thời vụ hoá Vt = V t-1 + (Nt-1 - Vt-1) Trong đó: Vt, V t-1 - Mức nhu cầu dự báo phi thời vụ hoá ở kỳ t và t-1 - Xác định mức nhu cầu dự báo đã tính đến yếu tố thời vụ: Ft = Vt . It Ví dụ: Nhu cầu đàm thoại nội hạt của vùng A theo tháng của các năm được cho trong bảng, yêu cầu dùng phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn có tính đến yếu tố mùa vụ với = 0,3 để dự báo nhu cầu cho tháng 12 năm thứ 4. Phi thời Dự báo Dự báo đã vụ hoá theo dòng Sai số Năm Năm Năm Năm thứ tính đến Tháng T. bình I dòng nhu nhu cầu tuyệt thứ 1 thứ 2 thứ 3 i 4 yếu tố cầu năm phi thời đối mùa vụ thứ 4 vụ hoá 1 360 375 390 375,0 0,9566 405 423,4 423,4 405,0 0,0 2 402 408 415 408,3PTIT 1,0417 435 417,6 423,4 441,0 6,0 3 400 412 425 412,3 1,0519 440 418,3 421,7 443,5 3,5 4 350 360 372 360,7 0,9201 380 413,0 420,6 387,0 7,0 5 340 360 350 350,0 0,8929 370 414,4 418,4 373,5 3,5 6 385 397 408 396,7 1,0119 430 424,9 417,2 422,1 7,9 7 392 405 420 405,7 1,0349 450 434,8 419,5 434,1 15,9 8 400 410 430 413,3 1,0544 461 437,2 424,1 447,2 13,8 9 370 385 400 385,0 0,9821 410 417,5 428,0 420,4 10,4 10 352 370 395 372,3 0,9498 400 421,1 424,9 403,5 3,5 11 380 400 420 400,0 1,0204 450 441,0 423,7 432,4 17,6 12 400 425 450 425,0 1,0842 428,9 465,0 40
  45. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm n  D i Fi 89,1 i 1 89,1 MAD 8,1 11 e. Phương pháp san bằng hàm mũ có điều chỉnh xu hướng Phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn không thể hiện rõ xu hướng biến động của dòng nhu cầu, do đó cần phải sử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng. Trong phương pháp này nhu cầu dự báo được xác định theo công thức: FITt = Ft + Tt Trong đó: FITt - Mức nhu cầu dự báo theo phương pháp san bằng hàm mũ có điều chỉnh xu hướng Ft - Mức nhu cầu dự báo theo phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn Tt - Lượng điều chỉnh theo xu hướng, Tt được xác định theo công thức sau: Tt = Tt-1 + (Ft - Ft-1) Trong đó: Tt - Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong kỳ t Tt-1 - Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong kỳ t-1  - Hệ số san bằng xu hướng Như vậy, để dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng hàm mũ có điều chỉnh xu hướng, cần tiến hành các bước sau: - Dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn Ft ở thời kỳ t. - Tính lượng điều chỉnh theo xu hướng: Để tính lượng điều chỉnh theo xu hướng, giá trị điều chỉnh xu hướng ban đầPTITu phải được xác định và đưa vào công thức. Giá trị này có thể được đề xuất bằng phán đoán hoặc bằng những số liệu đã quan sát được trong thời gian qua. - Tính nhu cầu dự báo theo phương pháp san bằng hàm mũ có điều chỉnh xu hướng. Ví dụ: Nhu cầu điện thoại nội hạt của vùng A theo tháng được cho trong bảng, yêu cầu dùng phương pháp san bằng hàm mũ có điều chỉnh xu hướng với = 0,5 và = 0,4 để dự báo nhu cầu cho tháng tới. 41
  46. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Mức nhu cầu Lượng điều Mức nhu Sai số tuyệt Dự báo theo Sai số tuyệt Tháng dự báo với chỉnh xu cầu thực tế đối xu hướng đối = 0,5 hướng 1 405 405,0 0,0 0,0 405,0 0,0 2 418 405,0 13,0 0,0 405,0 13,0 3 422 411,5 10,5 2,6 414,1 7,9 4 400 416,8 16,8 4,7 421,5 21,5 5 420 408,4 11,6 1,4 409,7 10,3 6 430 414,2 15,8 3,7 417,9 12,1 7 450 422,1 27,9 6,8 428,9 21,1 8 461 436,0 25,0 12,4 448,5 12,5 9 465 448,5 16,5 17,4 465,9 0,9 10 474 456,8 17,2 20,7 477,5 3,5 11 485 465,4 19,6 24,2 489,5 4,5 12 475,2 28,1 503,3 n  Di Fi 173,9 i 1 ( 0,5) 173,9 MAD( 0,5) 15,8 11 n  Di Fi 107,3 i 1 ( 0,5; 0,4) 107,3 MAD 9,8 PTIT( 0,5; 0,4) 11 f. Dự báo theo đường xu hướng Phương pháp dự báo theo đường xu hướng giúp ta dự báo nhu cầu trong tương lai dựa vào dãy số theo thời gian. Dãy số theo thời gian cho phép xác định đường xu hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường xu hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đường xu hướng lý thuyết để dự báo nhu cầu cho tương lai. Để xác định đường xu hướng lý thuyết trước hết cần biểu diễn các nhu cầu trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng phát triển của các số liệu đó. Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng hoặc giảm tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định thì ta có thể vạch ra một đường thẳng biểu hiện chiều hướng đó. Nếu các số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăng nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có 42
  47. Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm thể sử dụng các đường cong thích hợp để mô tả sự biến động đó, như đường parabol, hyperbol, logarit Một số đường cong xu hướng nhu cầu sản phẩm thường gặp như: tuyến tính, Logistic và hàm mũ Dưới đây sẽ xem xét phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm theo đường xu hướng tuyến tính. Dạng của mô hình tuyến tính được biểu diễn theo công thức sau : Yt = a +bt Trong đó: Yt - Nhu cầu sản phẩm tính cho kỳ t a, b - Các tham số t - Biến thời gian Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, a và b được xác định như sau: n  Yi t i n.Y.t i 1 a Y b.t b n và 2 2  t i n.t i 1 n n t Yi  i i 1 i 1 Y và t n n Trong đó: Yt – Nhu cầu dự báo cho kỳ t Yi – Nhu cầu thực của kỳ i N – Số kỳ quan sát Ví dụ: Sản lượng bưu phPTITẩm ghi số qua các năm được cho trong bảng, yêu cầu dự báo nhu cầu bưu phẩm ghi số cho 5 năm tiếp theo theo phương pháp đường xu hướng? Sản lượng bưu phẩm ghi số qua các năm Đơn vị tính: ngàn cái Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sản lượng 230 255 298 300 370 400 459 494 541 652 738 798 Biểu diễn các số liệu trong bảng lên đồ thị ta thấy rằng chuỗi số liệu có xu thế tuyến tính (xem hình 2.3). 43