Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Tổng qua về rủi ro và quản trị rủi ro - Ts. Ngô Quang Huân

ppt 33 trang phuongnguyen 9660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Tổng qua về rủi ro và quản trị rủi ro - Ts. Ngô Quang Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_rui_ro_chuong_1_tong_qua_ve_rui_ro_va_qua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Tổng qua về rủi ro và quản trị rủi ro - Ts. Ngô Quang Huân

  1. QUẢN TRỊ RỦI RO TS. NGÔ QUANG HUÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC KINH TẾ T.P HỒ CHÍ MINH
  2. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 2. Chương 2 NHẬN DẠNG RỦI RO 3. Chương 3 ĐO LƯỜNG RỦI RO 4. Chương 4 KIỂM SOÁT RỦI RO 5. Chương 5 TÀI TRỢ RỦI RO
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản trị rủi ro- Nhà xuất bản giáo dục 1998 TG: Ngô Quang Huân – Nguyễn Quang Thu - 2. Quản trị rủi ro doanh nghiệp NXB Thống kê 2002 Nguyễn Quang Thu 3. Quản lý khủng hoảng - Cảm nang kinh doanh Harvard - NXB Tổng hợp TPHCM 2005. 4. Đáng giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân Hàng NXB Thống kê 2002 – Nguyễn Văn Tiến 5. Rủi ro tài chính – thực tiễn và phương pháp đánh giá – NXB Tài chính 2002 – Nguyễn Văn Nam 6. Risk – Nguy cơ Dan Gardner Khoa học và chính trị về nỗi sợ hãi. NXB Lao động – Xã hội – 2008.
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Quản trị rủi ro và khủng hoảng NXB Thống kê 2002 – Đoàn Thị Hồng Vân 8. Phân tích thị trường tài chính – NXB Thống kê 2000 David Blake. 9. Risk Management and Insurance Seventh Edition 1995 – C. Arthur Williams,Jr. – University of Minnesota. 10. Technical Risk management – Jack V. Michaels, Ph.D. – prentice Hall PTR.1996. 11. Introduction to Risk Management And Insurance, của MARK S.DORFMAN. 12. Fundamentals of risk and insurance, EMMETT VAUGHAN.
  5. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO 1. Rủi ro 2. Bất định 2. QUẢN TRỊ RỦI RO 1. Lịch sử phát triển chức năng quản trị rủi ro 2. Quản trị rủi ro một tổ chức 3. Mối quan hệ quản trị rủi ro, quản trị hoạt động và quản trị chiến lược Quá trình phát triển 4. Nội dung cơ bản của chương trình quản trị rủi ro
  6. Trường phái truyền thống (tiêu cực). - Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến (từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1995) - Theo Giáo sư Nguyễn Lân “ rủi ro (đồng nghiã với rủi) là sự không may”. - Theo từ điểm Oxford “ rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại ” - Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa “rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến - “rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong qúa trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp” - Như vậy: “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
  7. Trường phái trung hòa - Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight) - rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến côù không mong đợi (Allan Willett) - Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến - Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết qủa. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”. - Như vậy: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rui ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội”.
  8. RỦI RO ▪ Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, số lượng các kết quả có thể có càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể có càng cao thì rủi ro càng lớn. ▪ Rủi ro là một khái niệm khách quan và có thể đo lường được.
  9. RỦI RO THUẦN TUÝ VÀ RỦI RO SUY ĐOÁN + Rủi ro thuần tuý là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hay không tổn thất, trường hợp tốt nhất là tổn thất không xảy ra. + Rủi ro suy đoán là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoặc sinh lợi. Phần sinh lợi còn gọi là phần thưởng cho rủi ro.
  10. VÍ DỤ ▪ Ví dụ rủi ro thuần túy: người chủ một chiếc xe có rủi ro tổn thất tiềm ẩn liên quan đến một vụ đụng xe. Nếu có đụng xe, người đó sẽ bị thiệt hại về tài chính. Nếu không, người đó sẽ không có lợi gì cả, vì thế tình trạng tài chính của người đó vẫn không thay đổi . ▪ Ví du rủi ro suy đoán: đầu tư vào một dự án vốn có thể có lợi nhuận hay có thể thất bại. Những rủi ro thuần túy thì luôn luôn làm người ta khó chịu, nhưng những rủi ro suy đoán có mặt hấp dẫn nào đó.
  11. RỦI RO CÓ THỂ ĐA DẠNG VÀ KHÔNG THỂ ĐA DẠNG + Rủi ro có thể đa dạng hay còn gọi là rủi ro không có tính hệ thống, rủi ro đặc trưng. Đây là những rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính riêng có, cá thể và có thể phân chia, giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các nguồn quỹ góp chung. + Rủi ro không thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường. Đây là những rủi ro nảy sinh từ những tác động to lớn của thị trường thường nằm ngoài sự kiểm soát cuả doanh nghiệp và không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa.
  12. VÍ DỤ ▪ Rủi ro cho người đầu tư cổ phiếu khi công ty bị phá sản, khi đa dạng hoá rủi ro này sẽ giảm. ▪ Những thỏa hiệp đóng góp sẽ không có ảnh hưởng đến phương diện rủi ro về sự trì trệ nền kinh tế toàn cầu bởi vì rủi ro này có ảnh hưởng đến tất cả những người tham gia gần như cùng một cách thức và vào cùng một thời điểm
  13. RỦI RO ĐẶC TRƯNG 1. RỦI RO QUẢN LÝ • Là những rủi ro nảy sinh do trình độ yếu kém của người quản vì vậy quyết định do họ đưa ra có thể sai lầm gây tổn hại thậm chí phá sản doanh nghiệp. 2. RỦI RO TÀI SẢN • Là những rủi nảy sinh do tài sản và cơ cấu tài sản doanh nghiệp nắm giữ. 3. RỦI RO TÀI TRỢ • Là những rủi ro và trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
  14. RỦI RO THỊ TRƯỜNG 1. Những thay đổi trong cơ chế quản lý 2. Những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng 3. Tiến bộ khoa học công nghệ 4. Chuyển dịch trong dòng vốn đầu tư 5. Thay đổi và dịch chuyển lực lượng lao động, dân số.
  15. BẤT ĐỊNH ▪ Sự chắc chắn là một trạng thái không có nghi ngờ. ▪ Phản nghĩa của từ chắc chắn là sự bất định, có nghĩa là “nghi ngờ khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán kết quả tương lai của một loạt những hoạt động hiện tại”. ▪ Rõ ràng, thuật ngữ “sự bất định” mô tả một trạng thái tư tưởng. Sự bất định xuất hiện khi một cá nhân bắt đầu ý thức rằng không thể biết chắc chắn kết quả là gì. Bất định là một khái niệm chủ quan.
  16. CÁC MỨC ĐỘ BẤT ĐỊNH 1. Không có (tức là chắc chắn) ▪ Những kết quả có thể được tiên đoán chính xác ▪ Những qui luật vật lí, các môn khoa học tự nhiên 2. Mức 1 (Sự bất định khách quan) ▪ Những kết quả được nhận ra và xác suất được biết ▪ Những trò chơi may rủi: bài, xúc sắc. 3. Mức 2 (Sự bất định chủ quan) ▪ Những kết quả được nhận ra và xác suất không được biết ▪ Hỏa hoạn, tai nạn xe cộ sự suy đoán KD. 4. Mức 3 Bất định cao nhất. ▪ Những kết quả không được nhận ra đầy đủ và xác suất không được biết ▪ Thám hiểm không gian, nghiên cứu di truyền.
  17. PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI SỰ BẤT ĐỊNH • Sự bất định có thể có những ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi của con người. Trong những trường hợp khắc nghiệt, sự bất định có thể dẫn đến sự tê liệt hay sự thụ động; bình thường hơn, sự bất định ảnh hưởng đến mức bồi thường yêu cầu cho những hoạt động rủi ro. Sự bất định cũng làm cho những cá nhân hay những tổ chức chống lại những kết quả mà họ đã nhận ra và không mong muốn chúng. Rõ ràng, mức độ bất định sẽ phần nào ảnh hưởng đến phản ứng đối với sự bất định.
  18. SỰ BẤT ĐỊNH, THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG • Việc giảm bớt sự bất định có giá trị kinh tế, và thông tin có thể làm giảm sự bất định. Mức độ bất định phụ thuộc vào khối lượng, loại thông tin có được để nhận ra những kết quả có thể có và đánh giá khả năng xảy ra của chúng. Truyền thông có thể làm giảm mức độ bất định của các nhà đầu tư, của một tổ chức, của những người có quyền lợi liên quan, từ đó làm cho họ sẵn lòng gia tăng quan hệ với tổ chức trên những điều kiện thuận lợi. • Tuy nhiên chỉ có truyền thông không thôi cũng chưa đủ để làm giảm đi sự bất định, ngoại trừ khi thông tin đáng tin cậy.
  19. RỦI RO BẤT ĐỊNH VÀ ĐẠO ĐỨC • Một cách trừu tượng, người ta có thể xem rủi ro không khác hơn là một vấn đề thuộc về những xác suất, trong khi đó sự bất định có thể phản ảnh sự bất lực của chúng ta trong việc biết đến những xác suất này. Tuy nhiên một cái nhìn quá đơn giản như vậy sẽ gây khó khăn trong nghiên cứu quản trị rủi ro. Người ta có thể cho rằng động lực trong quản trị rủi ro và sự bất định phát sinh từ góc độ đạo đức cũng như khoa học. • Ý nghĩa về mặt đạo đức của rủi ro và tính bất định là gì? Một cách quan trọng, nó có ý nghĩa là người ta bị thúc đẩy phải đối phó với rủi ro và sự bất định (hoạt động “quản trị rủi ro”). Thường người ta có thể hiểu quản trị rủi ro và sự bất định bao gồm những biện pháp được áp dụng để thực hiện những trách nhiệm đạo đức đối với thế giới và loài người trên thế giới.
  20. CHI PHÍ CỦA RỦI RO VÀ BẤT ĐỊNH 1. Chi phí tổn thất. Nghĩa là, hậu quả của rủi ro và sự bất định có thể là một tổn thất : tài sản bị phá hủy, người bị thương, tử vong, những luật lệ tòa án chống lại một tổ chức. 2. Một chi phí khác của rủi ro là chính chi phí bất định. Ngay cả khi không có tổn thất nào, sự hiện diện của rủi ro và bất định vẫn có thể tạo ra chi phí. Ở mức độ cơ bản, chi phí bất định có thể được minh họa bởi “sự lo lắng”. • Chi phí cho sự bất định có thể xuất hiện dưới hình thức lo lắng và sợ sệt, nhưng chi phí này được thấy rõ nhất qua bố trí không hợp lý nguồn nhân lực của tổ chức.
  21. QUẢN TRỊ RỦI RO 1. Lịch sử phát triển chức năng quản trị rủi ro 2. Quản trị rủi ro một tổ chức 3. Mối quan hệ quản trị rủi ro, quản trị hoạt động và quản trị chiến lược Quá trình phát triển 4. Nội dung cơ bản của chương trình quản trị rủi ro
  22. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ▪ Quản trị rủi ro đã được thực hiện một cách không chính thức từ thuở ban đầu. Người tiền sử tụ tập lại với nhau thành những bộ lạc để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chia sẻ trách nhiệm, và chống lại những bất trắc trong cuộc sống. ▪ Giai đoạn đánh dấu sự ra đời của quản trị rủi ro hiện đại cả về mặt học thuật lẫn nghề nghiệp là giai đoạn (1955-1964) (theo Snider, 1991). Khi đó quản trị rủi ro chính thức mới có được một sự chấp nhận rộng rãi đối với cả những nhà thực hành lẫn những nhà nghiên cứu.
  23. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ▪ Quá trình phát triển về mặt kỹ thuật của quản trị rủi ro qua xu hướng “đáng tin cậy” của thập niên 1950, và qua xu hướng “an toàn hệ thống” của thập niên 1960 và 1970. ▪ Quản trị rủi ro bắt đầu đi vào một giai đoạn mang tính quốc tế từ giữa những năm 70 đó là giai đoạn toàn cầu hóa. Hiệp Hội Quản Trị Rủi Ro và Bảo Hiểm (viết tắt là RIMS, là hiệp hội những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này) bắt đầu thiết lập những quan hệ với các nhà quản trị rủi ro châu Aâu và châu Á.
  24. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ▪ Trong những năm 90, các hoạt động quản trị rủi ro tiếp tục phát triển. Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực hoàn thiện như kế toán và tài chính. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng quản trị rủi ro ngày nay đã vượt xa nguồn gốc ban đầu của nó. ▪ Việc mua bảo hiểm tiếp tục đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết những trách nhiệm của nhà quản trị, nhưng tầm quan trọng của nó đang bị giảm đi. Hơn nữa, nguyên tắc mua bảo hiểm đang bắt đầu hoà hợp với những hoạt động quản trị rủi ro khác của tổ chức, chẳng hạn như thiết kế an toàn, quản trị rủi ro pháp lý, sự an toàn những hệ thống thông tin .
  25. QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO • Quan điểm truyền thống hay qui ước về quản trị rủi ro tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến các nhà hoạt động thực tiễn và các học giả. Những lập luận rằng quản trị rủi ro là một môn học gồm nhiều ngành học liên quan đến việc quản trị những rủi ro “thuần túy” của một tổ chức. Nó là quan điểm của người quan tâm đến lợi nhuận dựa trên ý niệm quản trị rủi ro đang tăng trưởng đều, thay vì thay đổi hoàn toàn việc mua bảo hiểm . Những người theo truyền thống lý luận rằng các nhân tố vượt quá giá trị cực đại của công ty có thể ảnh hưởng đến những quyết định về quản trị rủi ro.
  26. QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO ▪ Quản trị rủi ro toàn diện (TRM) là:”một quá trình có hệ thống, dựa trên cơ sở thống kê và tổng hợp được xây dựng để đánh giá quản trị rủi ro. ▪ Bốn nguồn gốc của các thất bại (hệ thống) trong một cấu trúc cấp bậc đa mục tiêu”. Bốn nguồn gốc của thất bại hệ thống bao gồm: 1. Sự thất bại về phần cứng, 2. sự thất bại về phần mềm, 3. sự thất bại thuộc về tổ chức, và 4. sự thất bại về con người. ▪ Quan điểm này có mục đích phù hợp với những nguyên lý quản trị chất lượng toàn diện (TQM), và dựa chủ yếu vào ngôn ngữ và những khái niệm thuộc về các lĩnh vực quản trị hoạt động và kỹ thuật.
  27. QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO ▪ Quan điểm thứ ba được dựa trên quan điểm lý thuyết tài chính hiện đại về chức năng quản trị rủi ro, nghĩa là quản trị rủi ro là những quyết định tài chính và nên được đánh giá trong mối tương quan ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty. ▪ Quản trị rủi ro là một hình thức quản trị đã xuất hiện chủ yếu trong cộng đồng ngân hàng giống như một cách tiếp cận có hệ thống để đối phó với những rủi ro tài chính cụ thể, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro trong giao dịch; cũng như rủi ro đầu tư.
  28. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
  29. ORM ▪ Định nghĩa ORM đối nghịch với quan điểm truyền thống, trong khi đó nó mang nhiều yếu tố của quan điểm chung của Kloman, Haimes, và Doherty. ▪ Điểm thứ nhất, những người chỉ trích này cho rằng: quản trị rủi ro không nên phân biệt các rủi ro. ▪ Điểm thứ hai, quản trị rủi ro không phải là chức năng quản trị chuyên môn hóa; nó là một chức năng quản trị chung. ▪ Điểm thứ ba, trong một phạm vi hẹp hơn nhiều, những người chỉ trích đã lưu ý rằng, những người theo truyền thống đã phần nào hướng vào “quản trị tổn thất ” thay vì hướng vào “quản trị rủi ro và bất định ”.
  30. NHIỆM VỤ NHÀ QTRR 1. Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích đo lường và phân loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức. 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những điều kiện phù hợp với tổ chức đó. 3. Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro: 1. Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm. 2. Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng. 3. Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan 4. Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác
  31. QUẢN TRỊ RỦI RO, QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ▪ Chức năng quản trị chiến lược bao gồm những hoạt động nhằm tìm ra sứ mạng, những chỉ tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, kế hoạch chiến lược của nó, cũng như quá trình đánh giá được sử dụng để đo lường sự tiến triển của tổ chức đối với sứ mạng của nó. ▪ Chức năng quản trị hoạt động bao gồm những hoạt động thực sự hướng tổ chức đến nhiệm vụ của nó. Quản trị hoạt động chính nó liên quan đến quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là với việc quản trị “bằng cách nào tổ chức làm được điều nó cần phải làm”. ▪ Chức năng quản trị rủi ro bao gồm tất cả những hoạt động làm cho việc đạt được sứ mạng của tổ chức một cách trực tiếp và dễ dàng.
  32. VÍ DỤ Nghiên cứu marketing 1. Chiến lược: Sứ mạng của chúng ta tương tác với nhu cầu trên thị trường về những sản phẩm/dịch vụ của chúng ta như thế nào? Chúng ta muốn biết cái gì? 2. Hoạt động: Chúng ta đang đảm bảo những đánh giá chính xác và đúng lúc về thị trường như thế nào? Nghiên cứu được chỉ đạo như thế nào? 3. Rủi ro: Nghiên cứu của chúng ta có phải là đặc trưng về thực tế hay không? Những rủi ro mắc sai lầm là gì? Những rủi ro nào phát sinh từ ước muốn đáp ứng nhu cầu thị trường?
  33. NHỮNG YẾU TỐ CỦA ORM 1. Xác định sứ mạng. Sắp xếp thứ tự những chỉ tiêu và những mục tiêu quản trị rủi ro cùng với sứ mạng của tổ chức là một nhiệm vụ cơ bản của nhà quản trị rủi ro. 2. Đánh giá rủi ro và tính bất định bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro và tính bất định. 3. Kiểm soát rủi ro là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn, giảm bớt hay nếu không thì cũng là kiểm soát những rủi ro và tính bất định. 4. Tài trợ rủi ro là các hoạt động cung cấp những phương tiện đền bù tổn thất xảy ra, hay tạo quĩ cho những chương trình khác để giảm bớt rủi ro và bất định hay gia tăng những kết quả tích cực. 5. Quản lý chương trình là tất cả những hoạt động và những chiến lược liên quan đến hoạt động dài hạn và hàng ngày của chức năng quản trị rủi ro.