Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Management) - Chương 3: Liên kết kinh tế quốc tế

ppt 24 trang phuongnguyen 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Management) - Chương 3: Liên kết kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_kinh_doanh_quoc_te_international_business.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Management) - Chương 3: Liên kết kinh tế quốc tế

  1. CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION 1. Khái niệm 2. Liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước (Macrointegration) 3. Một số liên kết kinh tế quốc tế quan trọng 4. Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân (Microintegration) 1
  2. 1. KHÁI NIỆM ▪ Khái niệm – Liên Kết Kinh Tế Quốc Tế là việc thiết lập những luật lệ và nguyên tắc vượt phạm vi một quốc gia để cải thiện thương mại kinh tế và sự hợp tác giữa các nước ▪ Đặc điểm ▪ Hình thành thương mại ▪ Chệch hướng thương mại ▪ Không có lợi cho thương mại quốc tế, trừ khi khắc phục chệch hướng thương mại quốc tế 2
  3. 1. KHÁI NIỆM (tt) ▪ Nguyên nhân ▪ Toàn cầu hóa kinh tế ▪ Phân công lao động quốc tế ▪ Hiệu quả kinh tế cao hơn ▪ Thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất ▪ Tính cạnh tranh nền kinh tế và sản phẩm 3
  4. 1. KHÁI NIỆM (tt) ▪ Động cơ ▪ Thúc đẩy phân công lao động quốc tế toàn cầu ▪ Phát huy sự hợp tác giữa các nền kinh tế ▪ Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế ▪ Khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế các nước ▪ Thay đổi cơ cấu kinh tế các nước theo hướng có lợi nhất ▪ Tăng sức cạnh tranh các nước ▪ Tạo điều kiện chuyển dịch vốn, kỹ thuật giữa các nước ▪ Sử dụng tối ưu và phát triển thành tựu khoa học kỹ thuật 4
  5. 2. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC (MACROINTEGRATION) 2.1. Khái niệm 2.2. Nguyên nhân 2.3. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 2.4. Những vấn đề về liên kết kinh tế quốc tế 5
  6. 2.1. KHÁI NIỆM ▪ Là những liên kết kinh tế được hình thành trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa hai hoặc nhiều Chính phủ nhằm lập ra các liên minh kinh tế khu vực hoặc liên kết khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại 6
  7. 2.2. NGUYÊN NHÂN ▪ Tham gia toàn cầu hóa ▪ Bảo hộ kinh tế nội địa ▪ Khu vực hoặc toàn cầu hóa kinh tế, tài chính, đầu tư, thương mại ▪ Hợp tác kinh tế ▪ Giải quyết tranh chấp quốc tế 7
  8. 2.3. CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 2.3.1. Khu Vực Mậu Dịch Tự Do (Free Trade Area) ▪ Thuận lợi hóa thương mại - giảm hay xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp phi thuế ▪ Thuận lợi hóa đầu tư ▪ Xây dựng các chương trình hợp tác kinh tế và đầu tư vì sự phát triển chung ▪ Tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ ▪ Các nước thành viên vẫn giữ quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với nhau 8
  9. 2.4. CÁC HÌNH THỨC (tt) 2.3.2. Liên Minh Thuế Quan (Customs Union) ▪ Có những điều kiện giống khu vực mậu dịch tự do ▪ Các nước tham gia bị mất quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với nước ngoài khối ▪ Thỏa thuận xây dựng chung về cơ chế hải quan thống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên. ▪ Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng trong hoạt động thương mại với các nước ngoài liên kết. ▪ Tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất 9
  10. 2.4. CÁC HÌNH THỨC (tt) 2.3.3. Thị Trường Chung (Common Market) ▪ Là hình thức phát triển cao hơn ▪ Xóa bỏ trở ngại đến quá trình mua bán lẫn nhau như thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, ▪ Xóa bỏ trở ngại quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước hội viên ▪ Xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường thành viên ▪ Tiến tới xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ với các nước ngoài khối. 10
  11. 2.4. CÁC HÌNH THỨC (tt) 2.3.4. Liên Minh Kinh Tế (Economic Union) ▪ Có tính tổ chức thống nhất cao hơn thị trường chung ▪ Có đặc điểm tương tự thị trường chung ▪ Chính sách kinh tế đối ngoại chung ▪ Chính sách phát triển kinh tế chung ▪ Phân công lao động sâu sắc giữa các thành viên ▪ Thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước 11
  12. 2.4. CÁC HÌNH THỨC (tt) 2.3.5. Liên Minh Tiền Tệ ( Monetary Union) ▪ Hình thức “quốc gia kinh tế chung” ▪ Chính sách kinh tế chung ▪ Xây dựng chính sách đối ngoại chung ▪ Hình thành đồng tiền chung thống nhất ▪ Chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất ▪ Ngân hàng chung ▪ Quỹ tiền tệ chung ▪ Chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung ▪ Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị 12
  13. 2.4. CÁC HÌNH THỨC (tt) 2.3.6. Liên Minh Chính Trị ( Political Union) ▪ Hội nhập kinh tế đầy đủ ▪ Tất cả chính sách kinh tế đều giống hệt nhau ▪ Chính phủ đơn nhất 13
  14. 2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ ▪ Các nước sẽ chọn mức độ hội nhập kinh tế thích ứng trên cơ sở những nhu cầu về chính trị và kinh tế ▪ Hội nhập kinh tế sẽ đem thành công cho tất cả các nước thành viên ▪ Những công ty trong nhóm sẽ tận dụng tài nguyên để nâng cao hiệu quả kinh doanh ▪ Vài nước trong khối sẽ tổn thất ngắn hạn do khả năng đạt hiệu quả thấp hơn 14
  15. 4. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ TƯ NHÂN (MICROINTEGRATION) 4.1. Khái niệm 4.2. Nguyên nhân 4.3. Các hình thức công ty quốc tế 4.4. Đặc điểm phát triển của công ty quốc tế 4.5. Hội nhập kinh tế và quản lý chiến lược 15
  16. 4.1. KHÁI NIỆM ▪ Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là hình thức liên kết kinh tế quốc tế ở tầm vi mô để lập ra các công ty quốc tế 16
  17. 4.2. NGUYÊN NHÂN ▪ Tránh rủi ro và bất ổn của chu kỳ kinh doanh nội địa ▪ Sự gia tăng nhu cầu trên thị trường thế giới về sản phẩm công ty cung cấp ▪ Chiến lược “theo sau cạnh tranh” để bảo vệ thị phần ▪ Giảm chi phí ▪ Vượt qua hàng rào thuế ▪ Sử dụng lợi thế kỹ thuật chuyên môn bằng sản xuất trực tiếp hơn là license ▪ Đa nguồn cung để giảm rủi ro ▪ Thu thập kiến thức ▪ Phục vụ khách hàng quan trọng 17
  18. 4.3. CÁC HÌNH THỨC CÔNG TY QUỐC TẾ 4.3.1. Phân loại theo nguồn vốn ▪ Công ty đa quốc gia (Multinational Company or Enterprise - MNC or MNE) – là công ty được thành lập do vốn của nhiều nước đóng góp ▪ Công ty toàn cầu (Global Company - GC) – là công ty tiêu chuẩn hóa các hoạt động toàn cầu trên mọi lĩnh vực ▪ Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC) – là MNC hoặc GC. 18
  19. 4.3. CÁC HÌNH THỨC CÔNG TY QUỐC TẾ (tt) 4.3.2. Phân loại theo phương thức hoạt động ▪ Trust – tổ chức độc quyền quốc tế liên kết 1 số lượng lớn các xí nghiệp của 1 ngành hay những ngành gần nhau trong 1 số nước ▪ Consotium – hình thức liên kết 1 số lớn các xí nghiệp của các ngành khác nhau trong 1 số nước ▪ Syndicat – hiệp định thống nhất về tiêu thụ sản phẩm của 1 số Trust và Consotium ▪ CartelI – hiệp định độc quyền liên minh các nhà tư bản độc quyền của 1 số nước tư bản trong 1 ngành nào đó 19
  20. 4.4. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY QUỐC TẾ ▪ Thay đổi lĩnh vực đầu tư ▪ Chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế thế giới ▪ Mở rộng liên minh kinh tế để tăng sức cạnh tranh 20
  21. 4.5. HỘI NHẬP KINH TẾ & QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC 4.5.1. Địa phương hóa sản phẩm ▪ Đầu tư nghiên cứu và phát triển ▪ Phát triển, sản xuất và tiếp thị hàng hóa phù hợp thị trường địa phương ▪ Cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp tốt nhất ở khu vực địa lý khác 21
  22. 4.5. HỘI NHẬP KINH TẾ & QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC 4.5.2. Địa phương hóa lợi nhuận ▪ Tái đầu tư lợi nhuận tại thị trường địa phương ▪ Mở rộng hoạt động, lập nhà máy mới, thuê nhân công mới, 22
  23. 4.5. HỘI NHẬP KINH TẾ & QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC (tt) 4.5.3. Địa phương hóa sản xuất ▪ Sản xuất tại nước chủ nhà ▪ Gia tăng thành phần nguyên vật liệu địa phương cấu tạo sản phẩm ▪ Cung cấp giá trị gia tăng ▪ Liên kết những đối tác của nước sở tại 23
  24. 4.5. HỘI NHẬP KINH TẾ & QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC (tt) 4.5.4. Địa phương hóa điều hành ▪ Khuyến khích nhà quản lý nước họ tìm hiểu, học hỏi ngôn ngữ, văn hóa địa phương ▪ Giao quyền hạn cho nhà quản lý sở tại 24