Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 2: Kinh doanh - Dương Công Doanh

ppt 69 trang phuongnguyen 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 2: Kinh doanh - Dương Công Doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_kinh_doanh_chuong_2_kinh_doanh_duong_cong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 2: Kinh doanh - Dương Công Doanh

  1. QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên : Dương Công Doanh Điện thoại : 098 227 3187 Email : doanhdoanh.qtkd.neu@gmail.com doanhdc@neu.edu.vn website : duongcongdoanh.com
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013 2. Bài tập hướng dẫn thực hành Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2011
  3. CHƯƠNG 2 KINH DOANH
  4. MÈO ĐEN MỜI KHÁCH Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng để thiết đãi. Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi ăn ngon lành. Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói: - Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả! Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười phá lên. Còn sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu 'be be' để cảm ơn thịnh tình của mèo đen.
  5. BÀI HỌC TRONG KINH DOANH • Nhu cầu của khách hàng rất phong phú. Một công ty nọ cho ra đời sản phẩm mới, và cứ đinh ninh rằng khách hàng sẽ thích nó. Đó thực là một quan niệm sai lầm. Nếu bạn đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề thì điều này có xảy ra không?
  6. CASE STUDY No.1 • Tình huống chương 2.doc
  7. 5 nội dung chính Xu hướng Mô hình phát triển kinh kinh Chu kỳ doanh doanh kinh trong môi doanh trường Phân loại toàn cầu hoạt động Hoạt kinh động doanh kinh doanh
  8. 2.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Khái niệm: Kinh doanh là hoạt động tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho thị trường để kiếm lời Mục tiêu của kinh doanh có thể là tối đa hoá lợi nhuận hoặc tối thiểu hoá rủi ro Để tiến hành hoạt động kinh doanh, cần có các nguồn lực cơ bản là nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân tạo và nguồn nhân lực Khi xem xét hoạt động kinh doanh, còn phải chú ý đến hiệu quả và kết quả
  9. 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH Khái niệm: - Theo cách hiểu ngắn gọn: “Kinh doanh là hoạt động tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho thị trường để kiếm lời” - Theo luật DN năm 2005: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời” - Hiểu theo nghĩa rộng: “Kinh doanh là việc sản xuất hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ gì đáp ứng một nhu cầu cụ thể của con người nhằm mục đích kiếm lời”
  10. 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH - Đặc trưng: - Bao gồm một hoặc một số khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm – cung ứng dịch vụ - Hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời
  11. 2.1.2. MỤC ĐÍCH KINH DOANH Định hướng tiêu dùng, tạo ra văn minh tiêu dùng Tạo ra SP/DV thoả Tạo ra GTGT, mãn nhu cầu thị đóng góp ngân trường, tạo ra MỤC sách, , góp GTGT, thúc đẩy phần giải quyết SXXH phát triển ĐÍCH vấn đề XH Tạo ra đội ngũ lao Mắt xích của quá động có chuyên trình tái sản xuất môn, có tay nghề, mở rộng, liên kết có ý thức tổ chức chuỗi kỷ luật
  12. 2.1.3. TƯ DUY KINH DOANH Khái quát - Tư duy kinh doanh liên quan trực tiếp đến khả năng phân tích, tổng hợp những sự việc, hiện tượng để từ đó khái quát thành các quy luật kinh tế và quản trị kinh doanh - Tư duy kinh doanh gắn với tư duy sản xuất, cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường - Tư duy kinh doanh trực tiếp ảnh hưởng đến việc điều hành các hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị
  13. 2.1.3. TƯ DUY KINH DOANH Vai trò của tư duy kinh doanh với nhà quản trị - Thứ nhất, giúp NQT có tầm nhìn quản trị tốt - Thứ hai, giúp NQT dễ dàng chấp nhận sự thay đổi để thích nghi tốt hơn trong thế giới kinh doanh ngày càng biến động - Thứ ba, giúp NQT nhận rõ, chấp nhận và thay đổi theo những xu hướng mới trong cạnh tranh - Thứ tư, giúp NQT tận dụng được cơ hội kinh doanh, tránh né được các nguy cơ của môi trường; thay đổi tư duy kinh doanh khép kín - Thứ năm, giúp DN xác định được vai trò của mình trong quy trình sản xuất SP hoặc cung cấp dịch vụ
  14. Biểu hiện của tư duy kinh doanh tốt Dựa trên nền tảng kiến thức tốt Thể hiện tính định hướng chiến lược và rõ ràng Phải dựa trên tính độc lập của tư duy Cần phải thể hiện tính sáng tạo Phải thể hiện ở tính đa chiều và đa dạng Tập hợp, phát huy được năng lực của nhân viên dưới quyền Khả năng tổ chức thực hiện
  15. 2.2. PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
  16. Các cách phân loại hoạt động kinh doanh Phân loại theo ngành kinh tế - kỹ Phân loại thuật theo tính chất Phân loại kinh doanh theo loại hình trong nước sản xuất hoặc quốc tế Các cách Phân loại phân Phân loại theo tính chất theo phương đơn hay đa pháp tổ chức ngành loại sản xuất Phân loại Phân loại theo tính chất theo hình sở hữu thức pháp lý
  17. 2.2.1. Phân loại theo ngành kinh tế - kỹ thuật - Về cơ bản, hệ thống phân ngành kinh tế của các quốc gia tuân theo hệ thống ngành chuẩn ISIC Rev.4 của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, giữa các quốc gia lại có sự khác biệt nhất định - Ngoài ra, cũng có thể phân chia thành 3 lĩnh vực + Sản xuất + Dịch vụ + Sản xuất và dịch vụ
  18. 2.2.2. Phân loại theo loại hình sản xuất - Khái niệm loại hình sản xuất: Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất, được quy dịnh bởi trình độ chuyên môn hoá của NLV, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên NLV - Phân loại ➢ DN sản xuất khối lượng lớn ➢ DN sản xuất đơn chiếc ➢ DN sản xuất hàng loạt
  19. 2.2.3. Phân loại theo phương pháp tổ chức sản xuất - Mỗi phương pháp tổ chức SX phải thích ứng với những đặc điểm trình độ tổ chức và kỹ thuật, với từng loại hình SX của DN - Phân loại: + Phương pháp SX dây chuyền + Phương pháp SX theo nhóm + Phương pháp SX đơn chiếc
  20. TỔ CHỨC SX THEO PHƯƠNG PHÁP DÂY CHUYỀN NLV được chuyên môn hóa cao bố trí theo nguyên tắc đối tượng, hình thành đường dây chuyền Quá trình công nghệ được chia nhỏ thành nhiều bước công việc (BCV) có thời gian chế ĐẶC TRƯNG biến bằng nhau hoặc lập thành bội số với BCV có thời gian ngắn nhất Đối tượng được chế biến đồng thời trên tất cả các NLV của dây chuyền
  21. XỘT TRỜN PHƯƠNG DIỆN TỚNH ỔN ĐỊNH SẢN XUẤT XỘT Ở TRỠNH ĐỘ TRỜN DÕY CHUYỀN TỰ ĐỘNG HÚA PHÂN LOẠI XỘT Ở TRỠNH ĐỘ LIỜN TỤC PHÕN CHIA THEO TRONG QUỎ TRỠNH PHẠM VI ỎP DỤNG HOẠT ĐỘNG
  22. TỔ CHỨC SX THEO NHÓM Tổ chức SX dựa trên cơ sở phân nhóm sản phẩm để thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị chung theo sản phẩm tổng hợp của nhóm Không tổ chức SX cho từng sản phẩm cụ thể ĐẶC TRƯNG Sử dụng các dụng cụ, đồ gá lắp chung cho từng loại sản phẩm trong từng nhóm
  23. NỘI DUNG - Phân nhóm sản phẩm: theo công nghệ và theo cấu tạo sản phẩm - Lựa chọn, thiết kế sản phẩm tổng hợp (điển hình) -Tính toán hệ số các BCV của mọi sản phẩm khác của nhóm trên cơ sở mối quan hệ của chúng với các sản phẩm điển hình - Bố trí máy móc thiết bị sản xuất và xác lập các định mức kinh tế - kỹ thuật cần thiết cho sản phẩm điển hình. - Thiết kế các dụng cụ, đồ gá lắp cần thiết để SX các sản phẩm trong nhóm + Tổ chức SX theo nhóm Ưu điểm: Có tác dụng nâng cao hiệu quả SX do nâng cao loại hình SX, chuyên môn hóa NLV
  24. Phương pháp tổ chức SX đơn chiếc - Đặc trưng + Không lập quy trình công nghệ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định bước công việc chung + NLV không được chuyên môn hóa, sử dụng thiết bị, công nhân vạn năng => Tổ chức SX cho các SP không có tính chất lặp lại - Nội dung + Xây dựng và bố trí SX theo nguyên tắc công nghệ + Sử dụng các kỹ thuật thích hợp khi tổ chức quá trình SX -Hiệu quả và phạm vi áp dụng + Hiệu quả thấp nhất + Phạm vi: Chỉ áp dụng ở những nơi không đủ tiêu chuẩn SX theo 2 kiểu trên
  25. 2.2.4. Phân loại theo hình thức pháp lý Do tính chất đang hoàn thiện của pháp luật nên theo hình thức pháp lý ở nước ta ngày nay có các nhóm loại đối tượng kinh doanh chủ yếu sau: - Nhóm đối tượng được gọi là doanh nghiệp - Nhóm đối tượng chưa được gọi là doanh nghiệp - Nhóm đối tượng không là doanh nghiệp
  26. Theo hình thức pháp lý Hợp tác xã Kinh Doanh doanh nghiệp tư theo NĐ nhân 66/HĐBT DN có vốn đầu tư Doanh Công ty nước hợp danh ngoài nghiệp DN nhà Công ty nước TNHH Công ty cổ phần
  27. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN - KN: Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của DN. - Chủ DN: + Có toàn quyền quyết định vể mọi hoạt động KD của DN + Là đại diện của Công ty theo pháp luật. + Có thể tự thực hiện công việc quản trị hoặc thuê người khác làm thay mình
  28. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN - Cụng ty TNHH 1 thành viờn do 1 tổ chức hay cỏ nhõn làm chủ sở hữu, chịu trỏch nhiệm về cỏc khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khỏc trong phạm vi vốn điều lệ của cụng ty.
  29. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN - Cụng ty TNHH 2 thành viờn trở lờn: Là 1 DN mà cỏc thành viờn cú thể là cỏ nhõn hoặc tổ chức, cỏc thành viờn chịu trỏch nhiệm về cỏc khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khỏc của DN trong phạm vi số vốn đó gúp vào DN.
  30. CÔNG TY CỔ PHẦN - KN: Là một DN, trong đó các thành viên là các tổ chức, cá nhân có các cổ phần và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN, trong phạm vi số vốn đã góp vào DN - Số lượng thành viên: Số cổ đông tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa. - Trách nhiệm: Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào DN. - Công ty có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn, và phân phối lợi nhuận theo tỉ lệ tài sản mà cổ đông đóng góp.
  31. CÔNG TY HỢP DANH - KN: là DN trong đó có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. - Công ty hợp danh không được quyền phát hành chứng khoán. - Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn đóng góp về các khoản nợ của công ty. - Cơ cấu tổ chức: + Do các thành viên hợp danh thỏa thuận trong điều lệ. + Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề
  32. 2.2.4.2. HỢP TÁC XÃ - KN: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ, do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp sức nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động SX, KD, Dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước - Trước đây: + Tồn tại dưới hình thức hợp tác xã kiểu cũ. + Không tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi, quản lý yếu kém, hiệu quả kinh tế thấp Bị tan rã hàng loạt vào cuối thập niên 80. - Hiện nay: Tồn tại dưới hình thức Hợp tác xã cổ phần
  33. 2.2.4.3. KD theo NĐ 66/HĐBT - Là hộ kinh doanh cá thể được coi là doanh nghiệp rất nhỏ, với vốn đăng ký của chủ sở hữu doanh nghiệp thấp hơn mức vốn tối thiểu yêu cầu đối với các doanh nghiệp tư nhân
  34. 2.2.4.4. NHÓM CÔNG TY - KN: Là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác - Tồn tại dưới các hình thức: Công ty mẹ - con, hoặc tập đoàn kinh tế
  35. 2.2.4.5. DN LIÊN DOANH VÀ DN FDI - DN liên doanh là DN do 2 hay nhiều bên hợp tác thành lập tại VN trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ nước ngoài; hoặc là DN liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. - DN nước ngoài là DN có 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hoạt động theo luật đầu tư năm 2005 - Hiện nay, NN đang khuyến khích DN liên doanh và DN FDI chuyển thành một hình thức pháp lý Việt Nam mà họ mong muốn
  36. 2.2.5. Phân loại theo tính chất sở hữu KINH DOANH 1 CHỦ SỞ HỮU KINH DOANH NHIỀU CHỦ SỞ HỮU - Chủ sở hữu là cá nhân: - Chủ sở hữu là cá nhân: DNTN, kinh doanh theo NĐ Hợp tác xã, công ty TNHH 2 66/HĐBT thành viên trở lên, công ty cổ - Chủ sở hữu là tổ chức: phần, công ty hợp danh và Công ty TNHH 1 thành viên nhiều người cùng kinh doanh theo NĐ 66/HĐBT - Chủ sở hữu là các tổ chức: Công ty TNHH có trên 1 thành viên mà các tổ chức cùng nhau thành lập
  37. 2.2.6. PHÂN LOẠI THEO TÍNH CHẤT ĐƠN NGÀNH HAY ĐA NGÀNH - Kinh doanh đơn ngành: Là hoạt động kinh doanh một hay một nhóm SP/DV cùng một ngành - Kinh doanh đa ngành: Là hoạt động kinh doanh nhiều loại SP/DV khác ngành
  38. 2.2.6. PHÂN LOẠI THEO TÍNH CHẤT KINH DOANH TRONG NƯỚC HOẶC QUỐC TẾ - Kinh doanh trong nước: Là hoạt động kinh doanh chỉ gắn với quốc gia mình đăng ký kinh doanh - Kinh doanh quốc tế: Là hoạt động kinh doanh ở phạm vi nhiều nước
  39. 2.3. CHU KỲ KINH DOANH
  40. 2.3.1. CHU KỲ KINH TẾ - KN: Là một loại dao động được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng hợp của một/nhiều quốc gia - Bao gồm: + Giai đoạn mở rộng: sự gia tăng đầu tư đồng thời diễn ra ở rất nhiều các hoạt động kinh tế, GDP tăng trưởng một cách mạnh mẽ + Giai đoạn suy thoái: chứng kiến sự sụt giảm GDP thực + Giai đoạn phục hồi: GDP tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái
  41. 2.3.2. CHU KỲ KINH DOANH - Chu kỳ kinh doanh có thể được xem xét ở phạm vi hẹp hơn như chu kỳ kinh doanh của sản phẩm, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp - Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải trải qua các giai đoạn giống nhau trong vòng đời hình thành và phát triển, tuy khoảng thời gian của mỗi giai đoạn này có thể dài ngắn khác nhau - Mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có thể được chia thành các giai đoạn: hình thành, bắt đầu phát triển, phát triển nhanh, trưởng thành và suy thoái
  42. Chu kì kinh doanh của DN Lợi nhuận Thu hái kết quả Cấp quyền kinh doanh Quyền thành lập công ty con Cải tiến hoàn toàn Thay đổi quản trị Lãnh đạo Quản trị Thông tin và vai trò thông tin Thay đổi quản trị Phong cách uỷ quyền Lãnh đạo Phong cánh: cùng tham gia ĐỔi MỚi TRƯỞNG THÀNH Lãnh đạo Thương lượng Tiếp thị SUY THOÁI Chiến lược TĂNG TRƯỞNG Cơ cấu Lập kế hoạch tiếp theo Vai trò quyết định Lãnh đạo Cố vấn giàu kinh nghiệm Hoà hợp, lắng nghe, Phong cách: cùng tham gia, giải quyết mâu thuẫn Trao quyền cho người khác Quản trị KHỞi ĐỘNG Doanh nghiệp Lãnh đạo, lập kế hoạch Óc sáng tạo, đánh giá cơ hội Cạnh tranh Thâm nhập thị trường Phong cách: độc đoán, có cố vấn Thời gian
  43. 2.3.2. CHU KỲ KINH DOANH Thứ nhất, giai đoạn hình thành - Đây là giai đoạn khởi nghiệp của các ý tưởng kinh doanh - Gồm các bước: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh, tiến hành phân khúc thị trường, đánh giá khả năng hiện thực hoá ý tưởng, cụ thể hoá ý tưởng thông qua việc lựa chọn thị trường mục tiêu và mô tả SP/DV - Đặc trưng: + Giai đoạn này DN chưa phải đối mặt với những vấn đề lớn về quản lý + Chi phí phát sinh cho việc chứng minh tính khả thi của ý tưởng, phát triển kế hoạch và tiếp cận nguồn vốn
  44. 2.3.2. CHU KỲ KINH DOANH Thứ hai, giai đoạn bắt đầu phát triển - Đây là giai đoạn DN bắt đầu quá trình cung cấp các SP/DV ra thị trường - Đặc trưng: + DN phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính khi các khoản thu không đủ bù đắp chi phí về nhân sự, marketing, các khoản chi phí đầu tư ban đầu + Thường chưa có các vấn đề phát sinh như sự kém hiệu quả trong quản lý do quy mô tăng, sự mất đoàn kết giữa các thành viên ban lãnh đạo, mâu thuẫn trong phân chia lợi nhuận của chủ sở hữu
  45. 2.3.2. CHU KỲ KINH DOANH Thứ ba, giai đoạn phát triển nhanh - Giai đoạn này các vấn đề khó khăn về tài chính của DN cơ bản được giải quyết - Bắt đầu xuất hiện các vấn đề quản lý do quy mô tăng, phạm vi quản lý rộng - Có thể xuất hiện mâu thuẫn trong phong cách quản lý hoặc điều hành, mâu thuẫn về quan điểm phân chia lợi nhuận - Nếu vượt qua giai đoạn này, DN có thể bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao
  46. 2.3.2. CHU KỲ KINH DOANH Thứ tư, giai đoạn trưởng thành - Giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận của DN không thể cứ tiếp tục tăng trưởng mà sẽ ổn định tại một mức nhất định nào đó - Những vấn đề về tài chính, cơ cấu tổ chức cơ bản đã ổn định - Tuy nhiên, DN phải đối mặt với nguy cơ lỗi thời, lạc hậu của SP/DV. Nếu không có chiến lược phát triển đúng đắn, DN sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm doanh thu và lợi nhuận
  47. 2.3.2. CHU KỲ KINH DOANH Thứ năm, giai đoạn suy thoái - Giai đoạn này sẽ diễn ra nếu DN không manh nha các hoạt động điều chỉnh cần thiết từ giai đoạn trước đó. Doanh thu, lợi nhuận sẽ giảm dần đên khi không còn lợi nhuận - Doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn chiến lược phù hợp với sự phát triển của ngành
  48. 2.4. HỆ THỐNG KINH DOANH ( SV THAM KHẢO GIỎO TRỠNH)
  49. 2.5. MỄ HÈNH KINH DOANH
  50. Mô hình kinh doanh Nguồn: Supporting Business Model Modelling: A Compromise between Creativity and Constraints, 2010 KHU VỰC KHU VỰC KHU VỰC Hoạt động Quan hệ KH HOẠT ĐỘNG chính SẢN KHÁCH HÀNG PHẨM/DỊCH VỤ Mạng lưới Giá trị Phân đoạn đối tác KH Nguồn lực Kênh phân chính phối KHU VỰC TÀI CHÍNH Cấu trúc chi Doanh thu phí
  51. 2.5.1. Khái niệm mô hình kinh doanh - Các quan niệm về mô hình kinh doanh + Quan niệm của Osterwalder: “Mô hình kinh doanh của DN là một đại diện đơn giản hoá lý luận kinh doanh của DN đó. Nó mô tả DN chào bán cái gì cho khách hàng, làm sao để DN tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó, và cuối cùng là, DN đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào” + Quan niệm của Bruce R. Barringer và D. Duane Ireland: “Mô hình kinh doanh của DN là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả DN đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và lợi nhuận của DN như thế nào để tồn tại và phát triển”
  52. 2.5.1. Khái niệm mô hình kinh doanh - Vai trò của mô hình kinh doanh: là trung gian trong việc kết nối giữa hai lĩnh vực đầu vào kỹ thuật và đầu ra kinh tế của DN
  53. 2.5.2. Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh gồm 4 trụ cột và 9 nhân tố sau: - Sản phẩm: giá trị đề nghị - Khách hàng: khách hàng mục tiêu, kênh phân phối, quan hệ khách hàng - Quản lý cơ sở hạ tầng: mô hình giá trị, năng lực cạnh tranh cốt lõi và mạng lưới đối tác - Tài chính: cấu trúc chi phí và mô hình doanh thu
  54. 2.5.2. Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh 2.5.2.1.Khu vực cơ sở hạ tầng Bao gồm: - Thứ nhất, các nguồn lực chính Trong một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, DN muốn thành công thì phải có một số năng lực cốt lõi nhất định. Tuỳ thuộc vào ngành nghề mà các nguồn lực cốt lõi này có thể bao gồm: Nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia, cơ sở dữ liệu, mạng lưới công nghệ thông tin, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu
  55. 2.5.2. Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh 2.5.2.1.Khu vực cơ sở hạ tầng - Thứ hai, mạng lưới đối tác Bao gồm những tổ chức có quan hệ hợp tác với DN. Các đối tác hợp tác với nhau đề chia sẻ, bổ sung và khuếch đại nguồn lực của nhau để tạo ra năng lực cạnh tranh bổ sung mới - Thứ ba, các hoạt động chính Để thực hiện một mô hình kinh doanh, DN cần thực hiện một số hoạt động chủ chốt. DN có thể tự thực hiện các hoạt động này hoặc thông qua một mạng lưới các đối tác
  56. 2.5.2. Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh 2.5.2.2. Khu vực SP/DV - Gồm 1 nhân tố đề xuất về giá trị hay tuyên bố về giá trị. Chính điều này sẽ thu hút khách hàng và khiến cho khách hàng sẵn lòng bỏ tiền ra để tiêu dùng sản phẩm hay sử dụng dịch vụ - Đề xuất giá trị này sẽ phác hoạ ra những gói SP/DV cụ thể cho từng phân khúc khách hàng của DN
  57. 2.5.2. Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh 2.5.2.2. Khu vực khách hàng Bao gồm: - Phân đoạn khách hàng mục tiêu: Là đối tượng chính mà khách hàng hướng tới. DN phải nỗ lực tìm kiếm và mang lại cho khách hàng những giá trị tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của họ - Kênh phân phối: Là kênh mà DN thông qua đó để bán SP DV; là sự kết nối giữa DN, những đề xuất giá trị của DN với khách hàng của nó - Quan hệ khách hàng: Là hình thức kết nối, tương tác, sợi dây gắn kết giữa DN với khách hàng
  58. 2.5.2. Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh 2.5.2.4. Khu vực tài chính Bao gồm - Thứ nhất, cấu trúc chi phí: Là những chi phí cần thiết mà DN phải chịu khi vận hành mô hình KD. Đây là kết quả từ các thành phần khác nhau của mô hình - Thứ hai, doanh thu: Là nguồn mà qua đó DN sẽ có được thu nhập từ khách hàng
  59. 2.6. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG MỄI TRƯỜNG TOÀN CẦU
  60. 2.6.1. Đặc trưng của môi trường kinh doanh trong xu thế toàn cầu hoá Cơ hội giải quyết tranh chấp công bằng Thị trường mở rộng Áp lực hội nhập CƠ HỘI Có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận vốn Môi trường kinh tín dụng, công nghệ, doanh được cải nhân lực từ nước thiện ngoài
  61. 2.6.1. Đặc trưng của môi trường kinh doanh trong xu thế toàn cầu hoá Sự hiểu biết về thị trường và luật chơi còn hạn chế Yêu cầu của thị trường khắt khe Dỡ bỏ các chính hơn THÁCH sách ưu đãi THỨC Cạnh tranh khốc liệt Sự dịch chuyển lao hơn động cấp cao
  62. 2.5.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI 2.5.2.1. Thương mại điện tử - KN: Kinh doanh trực tuyến hay thương mại điện tử là việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hỗ trợ cho tất cả các hoạt động kinh doanh - Vai trò: + Cho phép DN kết nối hệ thống dữ liệu bên trong và bên ngoài DN một cách hiệu quả và linh hoạt hơn + Giúp DN hợp tác một cách chặt chẽ hơn với nhà cung cấp và các đối tác + Thoả mãn được tốt hơn nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng
  63. 2.5.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI 2.5.2.1. Thương mại điện tử - Phân loại: Căn cứ vào sự phân chia thành 2 nhóm nhà cung cấp/nhà SX và người tiêu dùng/KH có thể phân loại thương mại điện tử thành các nhóm: + Doanh nghiệp – Doanh nghiệp + Doanh nghiệp – Người tiêu dùng + Doanh nghiệp – Nhân viên + Doanh nghiệp – Chính phủ + Chính phủ - Doanh nghiệp + Chính phủ - Chính phủ + Chính phủ - Công dân + Người tiêu dùng – Người tiêu dùng + Người tiêu dùng – Doanh nghiệp
  64. 2.5.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI 2.5.2.2. Kinh doanh theo mạng - KN: Kinh doanh theo mạng hay kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh, bán hàng trực tiếp mà người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty hoặc qua một nhà phân phối duy nhất mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ - Ưu điểm: + Đối với các DN kinh doanh đa cấp + Đối với người tiêu dùng + Đối với quốc gia
  65. 2.5.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI 2.5.2.3. Nhượng quyền thương mại - Khái quát: Nhượng quyền thương mại được coi là một hoạt động thương mại trong đó bên nhượng quyền chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền sau khi ký hợp đồng nhượng quyền được phép khai thác trên một không gian địa lý nhất định và phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định
  66. 2.5.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI 2.5.2.3. Nhượng quyền thương mại - Các nhân tố tác động đến kinh doanh nhượng quyền + Bản sắc thương hiệu + Sự tin tưởng tuyệt đối vào mô hình kinh doanh của người nhận nhượng quyền + Sự am hiểu địa phương + Chiến lược kinh doanh dài hạn và khả năng tài chính của người nhận nhượng quyền
  67. 2.5.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI 2.5.2.3. Nhượng quyền thương mại - Lợi thế của bên nhận quyền + Được sử dụng uy tín thương hiệu của người chủ thương hiệu để kinh doanh + Được quyền phân phối sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một khu vực địa lý nhất định + Được thừa hưởng một số lượng khách hàng nhất định từ hệ thống + Nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người bán + Có thể được vay tiền ưu đãi từ ngân hàng và có thể được bên nhượng quyền bảo lãnh vay tiền ngân hàng
  68. VIDEO No.2 (Free time)