Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 10: Quản trị tài chính
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 10: Quản trị tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_kinh_doanh_chuong_10_quan_tri_tai_chinh.pdf
Nội dung text: Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 10: Quản trị tài chính
- 1-1 Chương 10: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
- 1-2 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sau khi kết thúc chương này, người học có thể: ● Hiểu được khái lược về các hoạt động tài chính ● Hiểu được các chức năng của tài chính doanh nghiệp ● Biết cách phân tích tài chính doanh nghiệp
- 1-3 Các nội dung chính 1. KHÁI LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 2. ĐA DẠNG HÓA CÁC NGUỒN CUNG ỨNG VỐN 3. HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- 1-4 1. Khái lược về hoạt động tài chính 1.1 Các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và phạm vi hoạt động tài chính •Tài chính theo nghĩa hẹp nghĩa là vốn dưới dạng tiền •Hoạt động tài chính doanh nghiệp là hoạt động gắn với các dòng luận chuyển tiền tệ phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh •Quản trị tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh doanh cao •Phạm vi của hoạt động tài chính doanh nghiệp gắn với các đường vận động của tiền tệ
- 1-5 1.1.2 Các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp •Giữa doanh nghiệp và Nhà nước •Giữa doanh nghiệp với thị trường tiền tệ •Doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác •Trong nội bộ doanh nghiệp
- 1-6 1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp •Quản trị tài chính là quản trị các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức có liên quan •Quản trị tài chính doanh nghiệp có chức năng cơ bản là huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ
- 1-7 2. Đa dạng hóa các nguồn cung ứng vốn 2.1 Các nguồn cung ứng vốn của doanh nghiệp 2.1.1 Tự cung ứng •Khấu hao TSCĐ •Tích lũy tái đầu tư •Điều chỉnh cơ cấu tài sản
- 1-9 2.1.2 Các phương thức cung ứng từ bên ngoài •Cung ứng vốn từ ngân sách nhà nước •Vốn liên doanh liên kết •Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu •Vay vốn bằng phát hành trái phiếu •Tín dụng ngân hàng •Tín dụng thương mại •Mua vật tư, thiết bị theo phương thức trả chậm •Tín dụng thuê mua •Cung ứng vốn từ sự kết hợp công và tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng •Nguồn vốn ODA •Nguồn vốn FDI
- 1-10 2.2 Phương châm và các giải pháp huy động vốn •Sử dụng mọi nguồn vốn bên trong •Tìm kiếm, phân tích, so sánh rủi ro tín dụng cũng như so sánh CPKD sử dụng vốn từ các nguồn vốn bên ngoài để lựa chọn các nguồn vốn huy động theo phương châm đa dạng hóa các nguồn cung ứng vốn •Các giải pháp: •Phải xây dựng chiến lược vốn phù hợp với thực trạng thị trường trong từng thời kỳ •Tạo niềm tin nơi cung ứng vốn •Chứng minh mục đích sử dụng vốn •Huy động vốn dưới nhiều hình thức, từ nhiều đối tượng khác nhau •Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn
- 1-11 3. Hoạch định tài chính 3.1 Một số chỉ tiêu cơ sở 3.1.1 Giá trị của tiền theo thời gian •Tiền thay đổi giá trị theo thời gian •Giá trị tương lai của tiền: •Giá trị hiện tại của tiền 3.1.2 Giá trị thu nhập thuần hiện tại 3.1.3 Tỉ suất thu hồi vốn đầu tư •VD trang 394
- 1-12 3.2. Hoạch định dự án đầu tư 3.2.1 Đầu tư •Là quá trình tập trung và sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nhằm tạo ra các lợi ích kinh tế-xã hội lâu dài •Đầu tư là hoạt động mang tính rủi ro cao → Nguyên tắc đầu tư: •Phân tán rủi ro •Không đầu tư dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn •Đầu tư ban đầu đủ để hoạt động diễn ra bình thường •Chỉ triển khai hoạt động đầu tư khi làm chủ được tài chính 3.2.2 Dự án đầu tư 3.2.2.1 Khái niệm •Dự án đầu tư là bản nghiên cứu và đề xuất tổng hợp một hệ thống các luận chứng khả thi về các giải pháp sử dụng tài nguyên vào một hoạt động SXKD phù hợp với các điều kiện nhất định nhằm thu được các lợi ích kinh tế XH lâu dài
- 1-13 3.2.2.2 Các loại dự án đầu tư •Theo tính chất đầu tư •Theo phạm vi đầu tư 3.2.2.3 Hoạch định dự án đầu tư •Tìm kiếm cơ hội đầu tư •Nghiên cứu tiền khả thi •Nghiên cứu khả thi •Thẩm định chi tiết và quyết định đầu tư 3.2.2.4 Phương pháp lập dự án đầu tư •Có hai phương pháp ra quyết định đầu tư: •Phương pháp kinh nghiệm •Phương pháp nghiên cứu khả thi
- 1-14 3.3 Hoạch định tài chính doanh nghiệp 3.3.1 Sự cần thiết •Vốn là điều kiện để thực hiện các hoạt động khác của doanh nghiệp •Hoạch định vốn là bộ phận của hoạch định KH KD •Hoạch định vốn đúng là điều kiện tiên quyết để sử dụng vốn có hiệu quả 3.3.2 Căn cứ hoạch định •Chiến lược tài chính và đầu tư trong thời kỳ chiến lược cụ thể •Các kết quả phân tích và dự báo môi trường •Các mục tiêu đầu tư cụ thể trong thời kỳ kế hoạch •Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp •Các phân tích, so sánh, đánh giá về từng nguồn huy động vốn
- 1-15 3.3.3 Nội dung chủ yếu •Xác định cầu về vốn •Xác định cung về vốn •Xác định cơ cấu vốn •Xác định tỷ lệ chi phí sử dụng vốn bình quân •Đề xuất các giải pháp
- 1-16 3.3.4 Phương pháp cân đối •Cần chú ý vốn đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển •Đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ •Đầu tư hiện đại hóa hoạt động quản trị •Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ 3.4 Thiết lập kế hoạch ngân quỹ và khả năng thanh toán •Thường sử dụng các đại lượng nhất định, một trong các đại lượng đó là dòng luân chuyển tiền tệ (cash flow) •Dòng luân chuyển tiền tệ là đại lượng được sử dụng nhằm xác định khả năng tự cung ứng tài chính trong thời kỳ kế hoạch
- 1-17 4. Phân tích tài chính doanh nghiệp 4.1 Các chỉ tiêu thường sử dụng trong phân tích tài chính 4.1.1 Các chỉ số thanh toán •Khả năng thanh toán ngắn hạn: •Khả năng thanh toán nhanh:
- 1-18 4.1.2 Các chỉ số quản trị tài sản •Vòng quay hàng tồn kho, VQHTK •Số ngày thu tiền bán hàng bình quân 4.1.3 Các chỉ số về quản trị nợ •Tỉ lệ nợ
- 1-19 4.1.4 Các chỉ số về lợi nhuận •Doanh lợi doanh thu bán hàng •Doanh lợi vốn kinh doanh •Doanh lợi vốn tự có 4.2 Phân tích tài chính