Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Chương II: Quản trị quá trình sản xuất trong doanh nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Chương II: Quản trị quá trình sản xuất trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_kinh_doanh_1_chuong_ii_quan_tri_qua_trinh.pdf
Nội dung text: Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Chương II: Quản trị quá trình sản xuất trong doanh nghiệp
- CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
- I- Quản trị quá trình sản xuất 1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị quá trình sản xuất a. Khái niệm QTSX là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và QT quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm/ dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định trong quá trình phát triển của DN.
- Khái niệm, mục tiêu . b. Mục tiêu của quản trị sản xuất - Cung cấp sản phẩm: do QTSX có chức năng SX nên phải hoàn thành nhiệm vụ SX để cung cấp sản phẩm theo khách hàng. - Góp phần tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: Ưu thế của DN chịu ảnh hưởng của thiết kế và SX sản phẩm - Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng cầu: - Đảm bảo tính hiệu quả: khối lượng sản phẩm tạo ra nhiều nhất với chi phí nguồn lực là thấp nhất.
- c. Nội dung quản trị sản xuất - Thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất - Tổ chức và điều hành quá trình sản xuất
- 2. Thiết kế và xây dựng hệ thống SX a. Khái niệm HTSX là tổng hợp các bộ phận SX và phục vụ sản xuất, sự phân bố về mặt không gian và mối liên hệ sản xuất kỹ thuật của chúng với nhau. Nội dung xây dựng HTSX: - Xây dựng các bộ phận SX, các bộ phận phục vụ SX - Xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận - Xác lập mối liện hệ giữa các bộ phận - Bố trí về mặt không gian cho các bộ phận
- b. Các yêu cầu khi thiết kế hệ thống sản xuất - Đảm bảo tính chuyên môn hóa: giúp phát huy ưu thế CMH trong lao động như sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, lao động thành thạo với công việc - Đảm bảo tính linh hoạt cần thiết: để thích nghi với sự thay đổi của môi trường. - Đảm bảo tính cân đối: bảo tính tỷ lệ cân đối giữa quá trình SX, các yếu tố SX, giữa các bộ phận SX - Đảm bảo gắn kết giữa hoạt động QT và hoạt động sản xuất: tạo điều kiện để các hoạt động QT diễn ra thuận lợi nhất, đồng thời đảm bảo sự quan sát, kiểm tra trực tiếp và thường xuyên hoạt động của cả dây chuyền SX
- c. Một số lựa chọn trong thiết kế HTSX * Lựa chọn địa điểm là lựa chọn nơi đặt DN cũng như từng bộ phận của DN. Có thể lựa chọn 1 địa điểm hoặc nhiều địa điểm. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm - Đặc điểm sản phẩm - Các lợi thế tạo ra Các phương pháp lựa chọn địa điểm + PP định tính: + PP định lượng PP cho điểm, hoặc PP dự báo để ước lượng doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng địa điểm
- Một số lựa chọn . * Lựa chọn phương pháp tổ chức SX PP TCSX theo thời gian PP TCSX theo không gian * Lựa chọn loại hình SX Nghiên cứu trong phần sau
- 3. Tổ chức quá trình sản xuất trong DN a.Khái niệm tổ chức sản xuất là quá trình xây dựng, tạo lập sự kết hợp cân đối, chặt chẽ, hài hoà giữa các yếu tố nguồn lực để thực hiện quá trình SXKD, nhằm đạt được các mục tiêu của DN. Để TCSX DN phải kết hợp chặt chẽ giữa Sức LĐ và TLSX cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ SX, quy mô SX và công nghệ SX đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao trên cơ sở quán triệt 3 vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường: Sản xuất cái gì ? Sản xuất bằng cách nào ? Sản xuất cho ai ?
- Sơ đồ minh hoạ khái niệm TCSX trong DN Sản xuất Sản xuất cái gì? bằng cách nào ? Sản xuất cho ai ?
- Khái niệm, vai trò, các nhân tố Vai tròTCSX ??? Làm tốt công tác TCSX đem lại ý nghĩa về nhiều mặt: Góp phần quan trọng vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố SX, Góp phần nâng cao hiệu quả SXKD, tạo được thế phát triển lâu dài và ổn định cho DN. Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các DN (hạn chế ô nhiễm, độc hại ).
- Khái niệm, vai trò, các nhân tố Nhân tố nào ảnh hưởng đến TCSX trong DN? Đặc điểm của ĐTLĐ của DN Đặc điểm MMTB và CNSX của DN Trình độ CMH và HTH trong SXKD
- b. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DN * Bảo đảm tính cân đối của QTSX Là gì ? là sự đảm bảo các quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa các yếu tố của QTSX , giữa các giai đoạn của QTSX. Trình tự biến động của Cân đối: Cân đối mất cân đối cân đối mới Phải thường xuyên theo dõi, giám sát, điểu chỉnh
- Cân đối Làm thế nào để đảm bảo tính cân đối trong SX ??? Đẩy mạnh công tác điều độ SX Đảm bảo dự trữ hợp lý cho QTSX Xây dựng cơ chế linh hoạt trong tổ chức lao động và điều hành SX Đào tạo những công nhân giỏi một nghề và biết nhiều nghề liên quan.
- * Bảo đảm tính nhịp nhàng của SX Là gì ? QTSX diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp theo 1 nhịp điệu thống nhất. (trạng thái lặp lại ổn định của quá trình h.động mỗi bộ phận trong hệ thống SX) Tác dụng của nguyên tắc ? Tạo nhịp điệu h.động ổn định cho hệ thống MMTB và lực lượng LĐ. Tạo điều kiện sử dụng hợp lý công suất và năng lực của thiết bị, Tránh được hiện tượng quá tải, căng thẳng mang tính thời vụ của SX, Tránh sự lãng phí các nguồn lực trong SXKD.
- Nhịp nhàng Cần có biện pháp gì để đảm bảo SX nhịp nhàng ??? Quyết định và giao sớm nhiệm vụ SX (để có thời gian chuẩn bị) Cung cấp đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào của QTSX Phục vụ tốt cho SX Làm tốt công tác điều độ SX
- * Đảm bảo tính liên tục của SX Là gì ? trong QTSX, ĐTLĐ luôn luôn nằm trong trạng thái vận động, không để xảy ra gián đoạn Như đang được gia công chế biến, hoặc đang trên phương tiện vận chuyển từ NLV này đến NLV khác. Tại sao ? Góp phần rút ngắn chu kỳ SX, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao HQSXKD của DN. Cần làm gì ???
- Liên tục Cải tiến kỹ thuật Cải tiến về mặt tổ chức và công nghệ SX - Thay thế quá trình tự - Cải tiến tổ chức LĐ nhiên bằng các quá trình - áp dụng kiểu tổ chức công nghệ SX dây chuyền - Đổi mới MMTB theo - Tăng cường kỷ luật LĐ hướng đồng bộ hoá về - Tối ưu hoá quá trình mặt kỹ thuật SX và trình vận chuyển trong SX độ hiện đại của thiết bị.
- c. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DN Phân tích QTSX và lựa chọn cơ cấu sản xuất Phân tích các hoạt động SX của DN, Xác định cơ cấu, các cấp SX trong DN, Tổ chức thực hiện các QTSX cuả DN Lựa chọn và áp dụng phương pháp tổ chức SX thích hợp, Lựa chọn và áp dụng loại hình SX thích hợp, Tổ chức các hoạt động chuẩn bị và phục vụ SX Tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho SX, Tổ chức các hoạt động phục vụ SX: sửa chữa, bảo dưỡng MMTB, cung cấp vật tư kỹ thuật, vận chuyển nội bộ
- 4. PHÂN TÍCH KẾT CẤU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DN Căn cứ vào MQH với việc chế tạo ra SP của DN, chia QTSX thành: QTSX chính, QTSX phụ, QTSX phù trợ, Quá trình phục vụ SX. QTSX chính đóng vai trò trung tâm của các h.động của DN.
- a. Kết cấu của QTSX chính Để phục vụ cho công tác TCSX, QTSX chính được chia thành các quá trình nhỏ hơn: QT công nghệ QT vận chuyển QT kiểm tra các ĐTLĐ được trực các ĐTLĐ được di các ĐTLĐ được kiểm tiếp gia công chế chuyển vị trí về mặt tra, so sánh đối chiếu biến để trở thành sản không gian từ NLV với các thông số định phẩm hữu ích, phục này sang NLV khác trước để đảm bảo tiêu vụ cho nhu cầu của phục vụ cho các hoạt chuẩn chất lượng của xã hội động gia công chế SP SX ra biến
- Kết cấu Ngoài ra, dựa trên vai trò của con người đối với QTSX, chia QTSX 2 loại: Quá trình lao động Quá trình tự nhiên Mỗi quá trình trên đây lại được chia thành các Bước công việc khác nhau.
- b. Bước công việc (nguyên công) Bước công việc (BCV) là gì ??? là đơn vị cơ bản của QTSX, là phần việc được thực hiện tại một nơi làm việc nhất định, do một hay một nhóm công nhân tiến hành trên một đối tượng lao động cụ thể. Mỗi quá trình và giai đoạn SX đều bao gồm một hay nhiều BCV. Theo tính chất MQH với QTSX sản phẩm, BCV được chia thành các loại: Các BCV công nghệ, Q.trọng nhất; trực tiếp tạo ra SP Các BCV vận chuyển, Các BCV kiểm tra. BCV được coi là đối tượng chủ yếu của công tác ĐMLĐ và công tác TCSX. Để phục vụ nghiên cứu, khảo sát thì BCV còn được chia nhỏ hơn: các thao tác, các động tác và các tiểu tác giúp cho TCLĐ khoa học.
- 5. CÁC CẤP SẢN XUẤT TRONG DN - Phản ánh sự phân công LĐ trong nội bộ DN, - Thể hiện cơ cấu tổ chức BM QTDN. Các cấp SX: Phân xưởng hoặc đội SX Là đơn vị TCSX cơ bản của DN, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ SX một số loại SP hoặc hoàn thành 1 g.đoạn công nghệ nhất định của QTSX. Tổ sản xuất Là một cấp SX nằm trong phân xưởng hoặc đội SX, Tập hợp những CN, MMTB có quan hệ mật thiết với nhau về mặt công nghệ và tổ chức. Trực tiếp quản lý MMTB, quản lý LĐ để triển khai các h.động SX. Nơi làm việc (NLV) Là địa điểm diễn ra một BCV nhất định, là phần diện tích SX mà ở đó một (hoặc một nhóm) công nhân sử dụng MMTB, DCSX để hoàn thành một BCV cụ thể trong QTSX của DN. Tổ chức tốt lao động & bố trí hợp lý tại các NLV nâng cao NSLĐ & CLSP.
- Các cấp SX Trong thực tiễn TCSX, các DN có thể lựa chọn kiểu cơ cấu cấp SX như thế nào ??? DN -Phân xưởng (Đội SX) -Tổ SX - Nơi làm việc DN - Phân xưởng (Đội SX) - Nơi làm việc DN - Tổ SX - Nơi làm việc DN - Nơi làm việc
- 6. Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp Cơ cấu sản xuất là gì ? Cơ cấu là khái niệm phản ánh bố cục về chất và mối quan hệ về lượng bên trong của quá trình SX trong DN. CCSX được tạo lập bởi các bộ phận SX và mối quan hệ giữa các bộ phận đó để thực hiện quá trình SX ý nghĩa của cơ cấu sản xuất là gì ? - Tạo điều kiện tập trung lực lượng cho những hoạt động cần thiết, - Tạo ĐK cho việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đạt hiệu quả cao trong SXKD. - Tạo ĐK cho việc xây dựng một bộ máy quản trị tinh giản, có hiệu lực cao
- Các bộ phận của cơ cấu SX - Bộ phận SX chính: là bộ phận thực hiện nhiệm vụ cơ bản của quá trình SX của DN. - Bộ phận SX phù trợ: là bộ phận thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho SXKD chính - Bộ phận SX phụ: là bộ phận để tận dụng các phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm của SX chính - Bộ phận phục vụ SX: là bộ phận được tổ chức nhằm phục vụ cho SX
- 7. CHU KỲ SẢN XUẤT Khái niệm là khoảng thời gian theo lịch kể từ khi ĐTLĐ được đưa vào gia công chế biến cho đến khi trở thành sản phẩm được nghiệm thu nhập kho, sẵn sàng cung cấp cho thị trường. Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ TCSX và trình độ kỹ thuật SX của DN. Phấn đấu rút ngắn CKSX nâng cao hiệu quả SXKD của DN.
- Kết cấu thời gian chu kỳ SX Biểu thức: Tcksx = Tct + Ttn + Td Tcksx = (Tcn + Tvc +Tkt) + Ttn + (Tdk +Tdc) Tcksx là thời gian CKSX, Tcn là thời gian công nghệ Tct là thời gian công tác Tvc là thời gian vận chuyển Ttn là thời gian tự nhiên Tkt là thời gian kiểm tra, nghiệm Td là thời gian gián đoạn thu Tdk là thời gian dừng việc tại các kho bãi trung gian, Tdc là thời gian dừng lại giữa các ca làm việc.
- Kết cấu thời gian chu kỳ SX Thời gian công tác trong CKSX (Tct) là những khoảng thời gian QTSX diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của con người. Gồm: - Thời gian hoàn thành các BCV công nghệ, - Thời gian thực hiện các BCV kiểm tra, nghiệm thu, - Thời gian thực hiện các BCV vận chuyển. Thời gian quá trình tự nhiên (Ttn): diễn ra chỉ dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, không cần sự tác động trực tiếp của con người. Thời gian gián đoạn (Td)
- Phương hướng rút ngắn chu kỳ SX Việc phấn đấu rút ngắn CKSX có ý nghĩa gì ? Rút ngắn chu kỳ kinh doanh, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, Tiết kiệm các khoản chi phí, hạ Zsp (giảm chi phí lãi vay vốn) Giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh, Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong SXKD, nâng cao lợi nhuận của DN.
- Phương hướng Cần làm gì để rút ngắn CKSX ??? Về mặt kỹ thuật & công nghệ: Đổi mới MMTB và kỹ thuật SX rút ngắn Tcn trong QTSX, Thay thế các quá trình tự nhiên bằng các quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn, Cải tiến công tác phục vụ kỹ thuật tăng hệ số sử dụng MMTB
- Phương hướng Về mặt tổ chức quản lý: Hoàn thiện TCSX và tổ chức lao động, giảm Td trong QTSX Bố trí tăng hệ số ca làm việc (Kca) trong một ngày đêm, Hợp lý hoá phương án TCSX giảm bớt các BCV phụ, BCV vận chuyển trung gian áp dụng các biện pháp kích thích vật chất nâng cao NSLĐ Cải tiến công tác kiểm tra, nghiệm thu đảm bảo CLSP; rút ngắn thời gian chờ đợi của các bộ phận SX.
- 8. CÁC PHƯƠNG PHÁP TCSX TRONG DN 8.1. Tổ chức SX theo thời gian Là PP tổ chức QTSX dựa trên việc bố trí trình tự thực hiện và phối hợp các BCV về mặt thời gian. Có 3 phương pháp: Tổ chức SX tuần tự Tổ chức SX song song Tổ chức SX hỗn hợp
- Tổ chức SX tuần tự Là gì ? ở đó một NLV được bố trí để thực hiện tất cả các BCV của QTSX theo trình tự quy định của công nghệ SX. Phương pháp này có đặc điểm gì ? Mỗi một NLV đều lần lượt thực hiện tất cả các BCV của QTSX sản phẩm, Công cụ SX và MMTB thường phải là đa năng, Người LĐ thường phải biết thực hiện nhiều BCV. ưu, nhược điểm ?
- Tuần tự ưu, nhược điểm ? ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM + K.Lượng phục vụ cho NLV là + Thời gian SX thường dài, ít nhất + Khả năng ngừng việc là thấp + K.Lượng dự trữ bán thành phẩm nhất trong SX nhiều + Tạo điều kiện để CN tự hoàn + Không phát huy được những ưu thiện TCSX thế của CMH lao động.
- Tuần tự . m TT tt TCN tcn ntcni i 1 tt TCN : Thời gian công nghệ theo phương pháp tuần tự n: Số sản phẩm (bộ phận, chi tiết) của loại cần gia công m: số BCV cần thiết của quá trình SX theo quy trình công nghệ tcni: Thời gian công nghệ ở BCV i
- Minh hoạ bố trí các BCV theo PP tuần tự
- Tổ chức SX song song Là gì ? ở đó mỗi NLV được bố trí để chỉ thực hiện một BCV duy nhất của QTSX. (QTSX diễn ra đồng thời tại nhiều NLV khác nhau) Phương pháp này có đặc điểm gì ? Phải tổ chức làm nhiều NLV Bố trí mỗi nơi NLV chỉ thực hiện một BCV. trong cùng một lúc ĐTLĐ đồng thời gia công ở nhiều NLV khác nhau.
- Song song ưu, nhược điểm ? ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM + Chu kỳ SX ngắn + K.Lượng phục vụ cho SX nhiều. + Tạo điều kiện để CMH, nâng cao + Khả năng ngừng việc lớn; NSLĐ của công nhân + Dự trữ bán thành phẩm là ít nhất. + MMTB không được sử dụng hết công suất. ĐKAD: Thời gian các BCV công nghệ chênh lệch không quá lớn.
- Song song . m dn SS tcni tcni TCN (n 1) i 1 NLVi *KVi NLVi *KVi TCNss: Thời gian công nghệ theo phương pháp song song NLVi: Số NLV cùng thực hiện BCV i KVi: Hệ số vượt mức năng suất của BCV i Tcnidn: Thời gian công nghệ của BCV dài nhất
- Minh hoạ bố trí các BCV theo PP song song
- Tổ chức SX hỗn hợp Là gì ? Kết hợp giữa tuần tự và song song; Tuỳ theo đặc điểm của từng BCV mà bố trí có NLV thực hiện 1 BCV, có nơi thực hiện một số BCV. ưu, nhược điểm ? . hạn chế được nhược điểm, đồng thời phát huy được những ưu điểm của 2 PP trên ở mức độ nhất định.
- Hỗn hợp . k h dh nh m tcni tcni hh tcni i 1 i 1 TCN (n 1) i 1 NLVi * KVi NLVi * KVi hh TCN : Thời gian công nghệ theo phương pháp hỗn hợp k: Số BCV có thời gian dài hơn h: Số BCV có thời gian ngắn hơn hơn tcnidh: Thời gian công nghệ của BCV dài hơn (BCV nằm giữa 2 BCV có thời gian công nghệ ngắn hơn nó) tcninh: Thời gian công nghệ của BCV ngắn hơn (BCV nằm giữa 2 BCV có thời gian công nghệ dài hơn nó)
- Minh hoạ bố trí các BCV theo PP hỗn hợp
- 8.2. Tổ chức SX theo không gian là phương pháp TCSX dựa trên sự bố trí về mặt không gian của các NLV để thực hiện QTSX của DN. Có 2 PP cụ thể: TCSX chuyên môn hoá theo công nghệ TCSX chuyên môn hoá theo đối tượng
- a. TCSX chuyên môn hoá theo công nghệ Là gì ??? mỗi phân xưởng, đội SX chỉ thực hiện một loại công nghệ giống nhau. Tại đây người ta bố trí các MMTB cùng loại để thực hiện cùng một loại công nghệ SX. ưu điểm ? tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kỹ thuật và quản lý chất lượng SP. Nhược điểm ? QTSX một SP cụ thể phải đi qua nhiều bộ phận, nhiều PX, phải sử dụng nhiều phương tiện VC nội bộ, phải tổ chức nhiều kho trung gian, việc phối hợp h.động giữa các khâu để SX một loại SP thường phức tạp.
- Minh hoạ TCSX theo công nghệ
- b. TCSX chuyên môn hoá theo đối tượng Là gì ??? mỗi PX, bộ phận SX được bố trí để chỉ chế tạo một loại sản phẩm hoặc một cụm chi tiết nhất định hình thành nên một dây chuyền SX khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào chế biến đến khi hoàn thành việc chế tạo SP. Đặc điểm ? Tại mỗi bộ phận này người ta bố trí nhiều loại MMTB khác nhau hoặc những máy móc đa năng để có thể thực hiện nhiều BCV của cả QTSX. ưu điểm ? Mỗi bộ phận chỉ SX số ít loại SP nên thuận lợi cho việc tổ chức QLLĐ, ít phải tổ chức các kho trung gian, KLVC nội bộ ít Nhược điểm ? chỉ có hiệu quả khi KLSX phải đủ lớn, nhiệm vụ SX tương đối ổn định.
- Minh hoạ TCSX theo đối tượng
- 9. LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA DN Là gì ? là đặc tính tổ chức - kỹ thuật tổng hợp của SX, được xác định bởi trình độ CMH của các NLV và tính ổn định của đối tượng gia công chế biến tại các NLV. Loại hình SX của DN chịu ảnh hưởng của các yếu tố gì ??? Nhu cầu thị trường về loại sản phẩm SX, Mức độ phức tạp của sản phẩm, Quy mô SX của DN, Trình độ công nghệ, kỹ thuật và TCSX của DN. Phân loại ? SX đơn chiếc, SX hàng loạt SX liên tục kiểu dây chuyền.
- 9.1. Sản xuất đơn chiếc Đặc điểm ? QTSX được tổ chức theo từng sản phẩm đơn lẻ, khi SX xong sản phẩm này mới tiến hành SX sản phẩm khác. Mỗi NLV được bố trí để thực hiện tất cả các BCV SX ra những sản phẩm hoàn chỉnh ( MMTB thường phải là vạn năng)
- Sản xuất đơn chiếc ưu điểm ? Khối lượng công tác phục vụ SX ít, Không cần dự trữ nhiều nguyên vật liệu cho SX, Tạo điều kiện cho việc đa dạng hoá sản phẩm Nhược điểm ? - Thời gian SX thường kéo dài, - Khó CMH lao động, - Zsp thường cao. ĐKAD ? thích hợp với một số ngành: XDCB, sửa chữa cơ khí, đóng tàu thuyền và một số ngành nghề khác có số lượng sản phẩm ít nhưng khối lượng công việc cho mỗi sản phẩm lại lớn.
- 9.2. Sản xuất hàng loạt Đặc điểm ? Số lượng sản phẩm SX ra lớn, và theo từng lô một. Thời gian chế biến 1 loại SP nào đó có tính chất liên tục. Mỗi NLV thường được bố trí để thực hiện một số ít BCV nhất định Phải điều chỉnh máy trên dây chuyền khi chuyển từ SX loại chi tiết này sang SX loại chi tiết khác ( tuỳ thuộc vào sự linh hoạt của MMTB trên dây chuyền)
- Sản xuất hàng loạt Ưu điểm ?? Nâng cao khả năng lợi dụng MMTB. Tạo điều kiện CMH lao động và nâng cao NSLĐ. Tiết kiệm chi phí, hạ Zsp Nhược điểm ? có thể gặp khó khăn trong tiêu thụ SP. ĐKAD ??? SP mang tính đại trà, đã được tiêu chuẩn hoá. DN được tổ chức CMH cao. Thích ứng với các DN với quy mô SX vừa và nhỏ
- 9.3. Sản xuất liên tục kiểu dây chuyền Đặc điểm ? Chia QTSX thành nhiều BCV theo trình tự hợp lý nhất, thời gian của mỗi BCV là bằng nhau hoặc là quan hệ bội số với nhau, NLV được CMH cao, mỗi NLV chỉ thực hiện một BCV, được tổ chức theo đối tượng gia công để tạo thành đường dây chuyền, ĐTLĐ đồng thời được gia công, chế biến trên tất cả các NLV của dây chuyền & được vận chuyển từ NLV này sang NLV khác theo một trình tự định truớc và trên những phương tiện thích hợp. Nhịp dây chuyền (V) Độ dài của băng chuyền (L) Tốc độ dịch chuyển của băng chuyền (P)
- Sản xuất liên tục kiểu dây chuyền Ưu điểm: Sử dụng tối đa công suất của MMTB, Rút ngắn được thời gian SX, giảm KLSP dở dang, Đẩy mạnh CMH lao động, nâng cao năng suất và CLSP Tiết kiệm được NVL và các chi phí khác, hạ Zsp Nhược điểm: Đòi hỏi khối lượng công tác phục vụ SX rất lớn, MMTB phải tốt và đồng bộ, KLSX phải đủ lớn
- Sản xuất liên tục kiểu dây chuyền TCSX dây chuyền thích hợp với những loại DN nào ? SX những sản phẩm có nhu cầu thị trường lớn, Có khả năng về vốn đầu tư Nguồn cung cấp nguyên vật liệu dồi dào.
- II. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP
- 1. CƠ SỞ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của công tác kế hoạch hoá trong DN Phân loại kế hoạch trong DN Các căn cứ để lập kế hoạch trong DN Phương pháp lập kế hoạch trong DN
- 1.1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của công tác kế hoạch hoá trong DN * Khái niệm KHH hoạt động của DN : Là quá trình vận dụng một cách tổng hợp các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường để thiết lập MQH thích ứng: + giữa các yếu tố của QTSX, + giữa nhu cầu và khả năng của DN nhằm đạt được các mục tiêu của DN trong từng thời kỳ cụ thể.
- * Nội dung công tác kế hoạch hoá trong DN: Xây dựng kế hoạch của DN Tổ chức triển khai thực hiện KH Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện KH Sơ đồ
- Nội dung công tác KH trong DN X.định mục tiêu & các NV mục tiêu của DN, XD & lựa chọn PA thực hiện X.định & chuẩn bị các nguồn lực cần thiết X.định các mốc t.gian bắt đầu, kết thúc các h.động Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân. tình hình thực hiện KH ở các cấp, những lệch lạc phát sinh, những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện mức độ phù hợp của KH đối với thực tiễn những chỉ tiêu KH cần được điều chỉnh
- * Vai trò của công tác kế hoạch hoá trong DN Trong nền KTTT, công tác KHH có vai trò: Cho phép DN chủ động phân phối hợp lý, tiết kiệm các YTSX Giúp DN tổ chức triển khai các h.động cân đối, nhịp nhàng, liên tục Là công cụ để chỉ đạo điều hành và QL các h.động của DN Là cở sở để kiểm tra giám sát và hạch toán trong QTSXKD
- 1.2. Phân loại kế hoạch trong DN Các cách phân loại kế hoạch (3) Thời gian Lĩnh vực Nội dung thực hiện hoạt động kế hoạch - KH SX và TTSP, • KH dài hạn • KH SXKD chính, - KH áp dụng TBKT • KH hằng năm • KH SXKD phụ, vào SX, • KH chuẩn bị • KH ngắn hạn - KH cung cấp vật tư và phục vụ SX, KH lao động tiền lương, - KH chuẩn bị và PVSX, - KH đầu tư XDCB, - KH giá thành & LN, - KH tài chính DN.
- Phân loại Các bộ phận KH có MQH mật thiết với nhau, tạo thành 1 hệ thống thống nhất gọi chung là hệ thống KH sản xuất-kỹ thuật- tài chính của DN, KH sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò trung tâm.
- 1.3. Các căn cứ để lập KH trong DN (4) Nhu cầu thị trường Định hướng Lập kế phát triển hoạch Khả năng KT-XH của của DN Nhà nước Các định mức kinh tế kỹ thuật
- Các căn cứ (1) Nhu cầu của thị trường Nhu cầu thị trường về các loại HH/DV mà DN quan tâm là căn cứ quan trọng hàng đầu của công tác KH trong DN. Các HĐ SXKD của DN phải được tổ chức xuất phát từ yêu cầu của thị trường, hướng vào việc đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng đối với HH/DV của DN. Để có được những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường NC thị trường (áp dụng những PP và phương tiện thích hợp).
- Các căn cứ (2) Định hướng phát triển KT-XH của Nhà nước Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau tác động vào nền kinh tế (đảm bảo hiệu quả; ổn định bền vững; công bằng XH): đưa ra định hướng phát triển KT-XH trong từng thời kỳ, đưa ra các quy hoạch KH dài hạn Căn cứ hết sức quan trọng trong lập KH của các DN.
- Các căn cứ (3) Khả năng của DN Khả năng của DN là sự đảm bảo về cơ sở nhân, tài, vật lực của DN cho việc thực hiện các KH lập ra. Khả năng của DN được đánh giá thông qua các khía cạnh sau: Khả năng về đất đai, tài nguyên của DN, NLSX của hệ thống MMTB hiện có của DN Số lượng, chất lượng nguồn LĐ hiện có của DN, Khả năng về tài chính của DN, Trình độ TCQL của DN Việc đ.giá chính xác khả năng của DN trên các khía cạnh này tạo điều kiện cho công tác KHH của DN có thể đạt được tính thực tiễn và độ tin cậy cần thiết.
- Các căn cứ (4) Các định mức kinh tế kỹ thuật Các ĐM KT-KT là các tiêu chuẩn về quản lý, sử dụng các nguồn lực cho quá trình SXKD của DN. Là một căn cứ quan trọng để tính toán các chỉ tiêu cụ thể của KH trong DN. Trong DN, hệ thống ĐM KT-KT dùng cho công tác lập KH gồm: ĐM lao động, Đơn giá tiền lương, ĐM tiêu hao vật tư, ĐM sử dụng MMTB, Các ĐM chi phí cho các hoạt động của DN, Hệ thống giá cả hiện hành
- 1.4. Phương pháp lập kế hoạch trong DN a. Phương pháp cân đối Dựa trên cơ sở tạo ra những trạng thái cân đối trong SXKD của các DN. Cân đối trong SX là một trạng thái thích ứng về quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành của hệ thống SXKD của DN. Nội dung: N/ cứu các yếu tố cấu thành hệ thống SXKD, tìm biện pháp tạo ra được trạng thái cân đối giữa các yếu tố đó, nhờ đó triển khai các HĐSXKD của DN một cách hiệu quả nhất, nhằm đạt được các mục tiêu của DN.
- Phương pháp cân đối Các bước chính: Bước 1 - Xác định nhu cầu, Bước 2 - Xác định khả năng, Bước 3 - Cân đối giữa nhu cầu và khả năng, Bước 4 - Đề ra các giải pháp để đảm bảo cân đối.
- b. Phương pháp phân tích biến động Là PP lập KH dựa trên kết quả NC, phân tích các biến động của các yếu tố bên trong và bên ngoài DN để dự đoán trạng thái trong tương lai, quyết định mục tiêu, các h.động của DN và đưa ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đã lựa chọn.
- Phương pháp phân tích biến động 4 bước cơ bản: Bước 1 - Nghiên cứu, phân tích các yếu tố của trạng thái hiện tại, Bước 2 - Phân tích các biến động của các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống DN, Bước 3 - Xác định mục tiêu cần đạt được trong tương lai, Bước 4 - Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đã chọn.
- Phương pháp toán kinh tế áp dụng các mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán vận tải, sơ đồ mạng Việc lựa chọn PP áp dụng trong lập KH của DN phụ thuộc vào: - tình hình đặc điểm của SXKD và - yêu cầu công tác quản lý của từng DN cụ thể.
- * Các bước xây dựng kế hoạch SX sử dụng PP toán kinh tế Bước 1: Chọn bài toán thích hợp: phản ánh mục tiêu của DN,những ràng buộc, hạn chế Bước 2: Thu thập số liệu để xác định các hệ số, các tham số của bài toán. Bước 3: Sử dụng các thuật toán đã có để giải bài toán được xây dựng. Bước 4: Phân tích, đánh giá kết quả thu được.
- Ví dụ VD: Một xí nghiệp đông lạnh có 3 phân xưởng sản xuất: chế biến, đóng hộp, đóng gói. Do yêu cầu phải đảm bảo an toàn về máy móc mà số giờ máy tối đa mỗi phân xưởng có thể sử dụng tương ứng là 10, 12, 14h/ngày. Sản phẩm của xí nghiệp gồm 2 loại là A và B. Cho biết thời gian hao phí cho các công đoạn sản xuất và lợi nhuận thu được từ mỗi loại sản phẩm như sau: Yêu cầu: Tìm tổ hợp tối ưu các loại sản phẩm sản xuất ra để xí nghiệp đạt được lợi nhuận cực đại mà vẫn đảm bảo an toàn về máy móc. Chỉ tiêu ĐVT Sản phẩm A Sản phẩm B 1. Thời gian hao phí Giờ / 1tấn sản phẩm - Chế biến 3 2,5 - Đóng hộp 2 2 - Đóng gói 1 1,5 2. Lợi nhuận Ngàn đồng / tấn 40 30
- III. Phương pháp điều hành quá trình sản xuất 1. Phương pháp Kanban a. Xuất xứ và phạm vi áp dụng Là PP điều hành SX ngắn hạn xuất hiện ở Nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2, được M. Ohno áp dụng thành công ở công ty TOKYO năm 1958 và phát triển rộng rãi.
- PP Kaban Đặc điểm của PP: điều khiển hoạt động SX trong toàn bộ quá trình SX theo nguyên tắc mỗi nơi làm việc chỉ thực hiện nhiệm vụ SX theo yêu cầu của NLV sau nó. PP này sẽ giới hạn việc SX ở mọi NLV bằng cách: - Theo đúng sản phẩm (bộ phận, chi tiết) theo yêu cầu - Vào đúng thời điểm được yêu cầu - Theo đúng số lượng yêu cầu
- PP Kaban b. Bản chất của PP Là lệnh SX cho 1 nơi làm việc phía trước do NLV phía sau chuyển lên bằng 1 Kaban. Kaban theo tiếng Nhật là chiếc nhãn. Nhãn chính là 1 phiếu yêu cầu công việc với các thông tin cần thiết sau: - Loại đối tượng được chế biến - Địa chỉ, ký hiệu của nơi làm việc trước - Địa chỉ, ký hiệu của nơi làm việc sau - Ký hiệu (chỉ số) báo động (nếu cần)
- PP Kaban Có 2 loại Kaban: Kaban sản xuất và Kaban vận chuyển + Kaban SX dùng phổ biến cho mọi nơi làm việc liền kề nhau như 1 “lệnh SX” + Kaban vận chuyển chỉ được sử dụng ở 2 NLV cách xa nhau (nằm ở 2 phân xưởng khác nhau), cần thực hiện BCV vận chuyển giữa chúng như 1 lệnh vận chuyển.
- PP Kaban c. Nguyên tắc hoạt động - Mỗi Kaban chỉ di chuyển giữa 2 NLV xác định - Khi NLV trước hoàn thành công việc và chuyển đối tượng LĐ sang NLV sau thì dán 1 Kaban vào ĐTLĐ. - Khi NLV sau cần NLV trước thực hiện nhiệm vụ thì chuyển 1 Kaban ngược lại cho NLV trước. - NLV trước chỉ thực hiện nhiệm vụ khi nhận được Kaban ở NLV sau chuyển lên. - Cần nhiệm vụ được ưu tiên (có chỉ số báo động) ngược lên làm việc trước đó.
- PP Kaban d. Điều kiện và ưu nhược điểm - Điều kiện áp dụng: hệ thống thông tin rõ ràng, quá trình SX sản phẩm linh hoạt, bố trí máy móc thiết bị hợp lý, thời gian thay đổi sản phẩm ngắn, loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên, các yếu tố đầu vào được cung cấp đúng tiến độ, người phụ trách NLV đa năng, tiêu chuẩn hóa các đối tượng chế biến,
- PP Kaban -Ưu điểm: + Lưu chuyển nhanh thông tin giữa các bộ phận, cá nhân + Phối hợp ăn ý giữa các NLV + Thích ứng với quá trình SX theo các dòng yêu cầu + Áp dụng phân quyền QT trực tiếp ở các bộ phận SX - Nhược điểm: chỉ có tác dụng ở phạm vi điều độ SX trong từng phạm vi hẹp
- 2. Phương pháp OPT (Optimized Production Technology) a. Xuất xứ và thực chất của PP Là PP điều hành quá trình SX xuất hiện ở Mỹ vào năm 1978, tác giả là 2 anh em họ Goldratt; Cơ sở của PP: - Cho rằng toàn bộ năng lực SX do khâu yếu nhất quyết định nên toàn bộ PP OPT xuất phát từ và tập trung vào giải quyết các điểm yếu nhất.
- PP OPT b. Nguyên tắc chủ yếu của PP PP này đặt ra phương châm hành động là: đạt mục tiêu giao nộp sản phẩm cho khách hàng đúng kỳ hạn với chất lượng đảm bảo và CPKD thấp nhất.
- PP OPT Nguyên tắc của PP: - Cân bằng quá trình chứ không cân bằng năng lực - Mức tận dụng các nguồn lực “không hạn hẹp” không do các yếu tố này quy định mà phụ thuộc các ràng buộc khác của hệ thống. - Sử dụng 1 nguồn lực không có nghĩa là chất đầy tải cho nó - Nguồn lực “hạn hẹp” luôn quyết định năng lực cung cấp và mức tồn đọng của cả hệ thống. - Thời gian lãng phí của nguồn lực “hạn hẹp” là thời gian lãng phí của toàn hệ thống. - Thời gian tận dụng ở nguồn lực không hạn hẹp là cái được ảo - Loạt SX phải lớn hơn loạt vận chuyển
- PP OPT * Áp dụng OPT vào thực tiễn: Kịp thời phát hiện và xử lý các nguồn lực “hạn hẹp”. Để kịp thời phát hiện cần chú ý đến các dấu hiệu như: + Mức dữ trữ ở 1 nơi làm việc vượt quá mức bình thường + Sản phẩm cuối cùng giao nộp chậm so với thời hạn
- 3. Phương pháp JIT (Just In Time) PP này còn được gọi là PP sản xuất đúng thời điểm do người Nhật sáng tạo và lần đầu tiên được áp dụng ở hãng TOYOTA vào những năm 1970 SX đúng thời điểm là SX, cung cấp các sản phẩm cuối cùng đúng thời điểm chúng được đem bán, đúng lúc người tiêu dùng cần, cung cấp các chi tiết, các bộ phận sản phẩm đúng thời điểm chúng được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, cung cấp NVL, bán thành phẩm đúng thời điểm quá trình sản xuất cần Thực chất của PP là SX không có dự trữ
- PP JIT Ưu điểm của PP : - DN chỉ SX ra sản phẩm thị trường cần - tạo sự linh hoạt, kịp thời cho các bộ phận SX - Giảm dự trữ NVL, SP dở dang, bán thành phẩm - Giảm chi phí đầu tư về kho bãi, phương tiện vận chuyển, chi phí bảo quản vật tư. - Giảm hư hao mất mát NVL - Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm do nhanh chóng phát hiện những sai hỏng, khuyết tật của giai đoạn SX trước.
- PP JIT Điều kiện áp dụng : - SX theo loạt nhỏ - Phải mua nguyên vật liệu đúng thời hạn - Nên ký hợp đồng với 1 cơ sở cố định để giảm các thủ tục và tạo sự tin cậy.