Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản trị kinh doanh

pdf 71 trang phuongnguyen 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản trị kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_kinh_doanh_1_chuong_i_nhung_van_de_co_ban.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản trị kinh doanh

  1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Tổng số TC: 3 Trong đó: Lý thuyết: 40 tiết Bài tập: 5
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS Nguyễn Thành Độ: Quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007 2. Luật Doanh nghiệp 2005 3. Bài tập QLDN –Bộ môn QTDN Ôn lại: Quản trị học
  3. YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC - Kiến thức: + Các vấn đề cơ bản về quản trị kinh doanh + Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của cán bộ QTKD - Kỹ năng: + Lập được các phương án và kế hoạch SXKD + Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch SXKD. + Đánh giá, phân tích được kết quả SXKD - Thái độ: + Nhận thức đúng đắn về đạo đức và văn hoá KD
  4. Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH • Các kiến thức cơ bản: – Vấn đề cơ bản về doanh nghiệp: Khái niệm, phân loại DN; các mục tiêu cơ bản – Đặc điểm cơ bản các loại hình DN ở nước ta hiện nay – Môi trường kinh doanh của DN – Nhưng vấn đề cơ bản về QTKD – Tổ chức quản trị kinh doanh – Khởi sự và tạo lập DN
  5. I. DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm doanh nghiệp Một số khái niệm có liên quan: » Đầu tư » Kinh doanh » Doanh nghiệp
  6. K/n doanh nghiệp • Đầu tư (Investment) – Là quá trình ứng trước các yếu tố nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu định trước Các yếu tố nguồn lực có thể là: Đất đai, tài nguyên, MMTB, lao động, nguyên nhiên vật liệu cần thiết để thực hiện một quá trình hoạt động nào đó.
  7. Đầu tư - Mục tiêu của các quá trình đầu tư: • MT phát triển • MT môi trường sinh thái • MT lợi nhuận Quá trình đầu tư với mục tiêu thu lợi nhuận gọi là đầu tư cho kinh doanh • MT phúc lợi xã hội •
  8. Đầu tư – Các giai đoạn chủ yếu của quá trình đầu tư: – Giai đoạn nào có vai trò quan trọng nhất???
  9. K/n doanh nghiệp • Kinh doanh (Business/ Trade) – Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (Ch I – Đ 4.2 - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11)
  10. Kinh doanh Những đặc trưng cơ bản của kinh doanh ? – Mục tiêu kinh doanh là thu lợi nhuận. – Do một chủ thể xác định thực hiện (DN, tập thể, cá nhân, HGĐ, các tổ chức KT-XH khác ). – Gắn với thị trường. – Sự vận động về đồng vốn.
  11. K/n doanh nghiệp • Doanh nghiệp (Enterprise/ Firm/ Company ) – Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (Ch I – Đ 4.1 - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11)
  12. Tại sao DN được coi là loại chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế thị trường ?? • Ràng buộc chặt chẽ và ổn định về mặt pháp lý • Phát huy ưu thế về mặt quy mô trong h.động SXKD • Có cơ cấu tổ chức quản trị nội bộ chặt chẽ, bền vững Nâng cao hiệu quả SXKD • Là một chủ thể chủ lực, đi đầu trong việc tổ chức các HĐSXKD thu lợi nhuận của toàn bộ nền kinh tế (Mục tiêu cơ bản nhất là thu lợi nhuận)
  13. 2. Phân loại doanh nghiệp • Theo hình thức sở hữu về vốn • Theo quy mô • Theo yếu tố nước ngoài trong sở hữu vốn • Theo mục tiêu hoạt động • Theo ngành nghề kinh doanh • Cách khác???
  14. Phân loại DN 1) Phân loại DN theo hình thức sở hữu vốn (7) + Doanh nghiệp nhà nước + Công ty trách nhiệm hữu hạn (Ltd. Company) + Công ty cổ phần (Joint-stock Company) + Công ty hợp danh (Partnership Company) + DN tư nhân (Private Company) + Hợp tác xã (Co-operative) + Nhóm công ty
  15. Phân loại DN 2) Phân loại DN theo quy mô (3) - Các chỉ tiêu: - 3 loại: DN lớn, DN vừa, DN nhỏ tương đối Quy mô DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp 10 người trở 20 tỷ đồng trở từ trên 10 người từ trên 20 tỷ đồng từ trên 200 người đến và thủy sản xuống xuống đến 200 người đến 100 tỷ đồng 300 người II. Công nghiệp và 10 người trở 20 tỷ đồng trở từ trên 10 người từ trên 20 tỷ đồng từ trên 200 người đến xây dựng xuống xuống đến 200 người đến 100 tỷ đồng 300 người III. Thương mại và 10 người trở 10 tỷ đồng trở từ trên 10 người từ trên 10 tỷ đồng từ trên 50 người đến dịch vụ xuống xuống đến 50 người đến 50 tỷ đồng 100 người
  16. TIÊU THỨC XÁC ĐỊNH DNV&N TRÊN THẾ GIỚI Nước Loại doanh nghiệp Số LĐ Tổng số vốn DT/năm CHLB Đức Doanh nghiệp V&N <500 - <100 tr. Doanh nghiệp nhỏ <9 - < 1 tr. Canada Doanh nghiệp V&N <500 - < 20 tr $ CAN Nhật Trong công nghiệp <300 <100 tr. yên - Trong bán buôn <100 <30 tr. yên - Trong bán lẻ <50 < 10 tr. yên - Hàn Quốc Trong công nghiệp <100 - - Trong dịch vụ <20 - - Hồng Kông Trong công nghiệp <100 - - Trong dịch vụ <50 - - Đài Loan DN vừa và nhỏ <300 < 120 tr $ ĐL - Singapore DN vừa và nhỏ <100 < 500 tr. $ S Thái Lan DN vừa và nhỏ <200 <50 tr Bath
  17. Phân loại DN 3) Phân loại DN theo yếu tố nước ngoài trong sở hữu vốn của DN 100% vốn nước 100% vốn trong ngoài nước DN 100% vốn DN liên doanh DN 100% vốn trong nước nước ngoài
  18. Phân loại DN 4) Phân loại DN theo mục tiêu hoạt động - DN kinh doanh: - DN công ích: - DN nửa công ích:
  19. Phân loại DN 5) Phân loại DN theo ngành nghề kinh doanh – DN công nghiệp, – DN nông nghiệp, – DN lâm nghiệp, – DN thương mại, – DN xây dựng cơ bản – DN dịch vụ Mang tính chất tương đối
  20. 3. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA DN - Hoạt động sản xuất - Hoạt động phân phối
  21. 4. CÁC L0ẠI HÌNH DN CHỦ YẾU Ở VN • Đọc luật DN 2005 - Trình bày đặc điểm cơ bản của từng loại hình DN - Ưu, nhược điểm của từng loại hình DN
  22. 5. Các mục tiêu của doanh nghiệp Các mục tiêu cơ bản: – Lợi nhuận (Profit) – Phát triển (Development) – Cung ứng (Supplement) – Trách nhiệm xã hội (Social Responsibility)
  23. Các mục tiêu Mục tiêu thu lợi nhuận  Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại của DN sau khi đã trang trải các chi phí trong sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước. LN = DT – CP - T
  24. Lợi nhuận * Tại sao thu lợi nhuận được coi là mục tiêu số một của các DN ??? - DN sẽ bị phá sản nếu không có LN. - Đáp ứng lợi ích của các chủ đầu tư vốn vào DN - Giúp cho DN có thể đầu tư tái SX mở rộng, nâng cao hiệu quả KD, - Nâng cao đ.sống vật chất, tinh thần cho người LĐ, - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào sự nghiệp phát triển toàn diện KT-XH của đất nước, * Làm thế nào để nâng cao lợi nhuận trong SXKD của DN ???
  25. Các mục tiêu Mục tiêu phát triển Mở rộng SX và phát triển kinh doanh là yêu cầu bình thường đối với 1 DN. Sự phát triển của DN được thể hiện qua các tiêu chí: - Doanh thu TTSP hàng hoá - Lợi nhuận - Vốn đầu tư của DN - Hiệu quả SXKD - MMTB và công nghệ sản xuất - Đời sống vật chất, tinh thần của người LĐ - Đóng góp của DN cho ngân sách
  26. Các mục tiêu Mục tiêu cung ứng  Cung ứng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng Nghĩa vụ của DN đối với xã hội, là lý do tồn tại của DN.  Phương châm: “Bán thứ khách hàng cần, không bán cái mình có”.  Lưu ý: Mục tiêu cung ứng cần thay đổi cho phù hợp với: - Nhu cầu, thị hiếu của công chúng - Tình hình cạnh tranh trên thị trường, - Trình độ phát triển của thị trường
  27. Các mục tiêu Mục tiêu trách nhiệm xã hội - Đảm bảo cung cấp cho XH những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng. Giữ chữ “Tín” trong kinh doanh. - Đảm bảo quyền lợi của người cung ứng các đầu vào cho DN, người LĐ trong DN - Tuân thủ luật pháp và thông lệ kinh doanh - Bảo vệ MTST trong khu vực - Góp phần phát triển toàn diện KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng
  28. II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DN 1. Khái niệm: là tập hợp các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động KD của DN 2. Các yếu tố của MTKD - MT vĩ mô: MT văn hóa xã hội, MT chính trị luật pháp, MT kinh tế, MT công nghệ, MT tự nhiên - MT vi mô: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, công chúng
  29. 3.Đặc trưng cơ bản của MTKD ở Việt Nam 8 - Mang bản chất của nền kinh tế cạnh tranh - Các yếu tố thị trường đang được hình thành - Tư duy KD còn manh mún, truyền thống, cũ kỹ - Đang trong quá trình hội nhập quốc tế
  30. III. QUẢN TRỊ KINH DOANH (QTDN) – Khái niệm và chức năng quản trị DN – Nguyên tắc QTDN – Các phương pháp QTDN – Phân biệt QTKD truyền thống và hiện đại
  31. 1. Khái niệm và chức năng QTDN Quản trị DN ? là quá trình tác động của chủ thể QT đến các đối tượng QT trong và ngoài DN nhằm đạt được mục tiêu của DN thông qua sự cố gắng nỗ lực của tập thể người LĐ trên cơ sở sử dụng cách hợp lý và tiết kiệm nhất các nguồn lực của DN. Thực chất của QTDN là quản trị con người thông qua các hoạt động SXKD, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của DN. Mục tiêu của QTDN: - Định hướng kinh doanh. - Điều hành hệ thống DN. - Giúp DN phát triển
  32. Các chức năng quản trị: a. Chức năng kế hoạch hoá (hoạch định): • Là quá trình ấn định những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đó. • Giúp trả lời được câu hỏi: – DN sẽ phải làm gì ? – Làm như thế nào ? – Làm lúc nào? ai làm ? để đạt được mục tiêu tổng quát của DN. • Gồm những nội dung gì ??? – X.định mục tiêu dài hạn; mục tiêu cụ thể trong từng g.đoạn – X.dựng chiến lược & chính sách KD – Dự kiến các chương trình h.động; thiết lập trình tự thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra, – X.dựng các tiêu chuẩn, định mức làm cơ sở cho công tác quản trị các YTSX; điều hành DN – Dự tính nhu cầu các nguồn lực cần thiết cho việc triển khai các h.động đã đề ra, – Phân công trách nhiệm thực hiện các h.động
  33. Các chức năng b. Chức năng tổ chức phối hợp: – Xây dựng mô hình TCSX và TCQT – Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, chức danh trong BMQTDN – Xác định mối liên hệ công tác giữa các cá nhân và các bộ phận trong nội bộ DN. – Xác lập cơ chế uỷ quyền trong BMQTDN. – Giải quyết vấn đề nhân sự cho BMQTDN
  34. Các chức năng C. Chức năng điều khiển chỉ huy: – Đề ra các chỉ thị mệnh lệnh, – Tổ chức truyền đạt các chỉ thị mệnh lệnh đến các địa chỉ cần thiết, – Huấn luyện để các cấp thừa hành hiểu rõ mệnh lệnh, – Tổ chức, thúc đẩy để các cấp thừa hành thực hiện tốt các mệnh lệnh,
  35. Các chức năng d. Chức năng kiểm tra và giám sát: • X.dựng & quy định các PP đo lường, đánh giá việc thực hiện các mệnh lệnh, các h.động & các KH. • Tổ chức giám sát, theo dõi quá trình triển khai thực hiện các mệnh lệnh và KH ở các cấp, • Đo lường, đánh giá tình hình thực tế và so sánh chúng với các tiêu chuẩn, định mức đã đề ra. • Đ.chỉnh kịp thời nếu phát sinh sự không phù hợp
  36. 2. Nguyên tắc quản trị kinh doanh - Nguyên tắc QT là gì ? Là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định buộc mọi người thực hiện hoạt động QT phải tuân thủ. - Đặc trưng nguyên tắc QT + Mang tính chất bắt buộc + Nguyên tắc xây dựng hệ thống DN + Phải là 1 thể thống nhất, vừa mang tính chất độc lập tương đối, vừa tác động tương hỗ lẫn nhau.
  37. Nguyên tắc . - Yêu cầu của nguyên tắc QTKD + Phải đảm bảo tư cách mang tính bắt buộc, tự hoạt động + Đảm bảo cho người thực hiện chủ động trong hành động + Thích ứng với sự thay đổi của môi trường + Tác động tích cực đến kết quả kinh doanh
  38. Nguyên tắc QTKD chung + Nguyên tắc QT định hướng mục tiêu + Nguyên tắc QT định hướng kết quả + Nguyên tắc ngoại lệ + Nguyên tắc phân chia nhiệm vụ + Nguyên tắc chuyên môn hóa + Nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế
  39. 3. Các phương pháp QTDN a. Phương pháp hành chính: là cách thức tác động trực tiếp đến các đối tượng trong nội bộ DN dựa trên cơ sở các MQH về hành chính, tổ chức. Đặc điểm cơ bản ??? – Trao cho những người có trách nhiệm trong DN quyền lực nhất định (ra các mệnh lệnh, chỉ thị) & yêu cầu cấp dưới thực hiện. – Cấp dưới phải phục tùng một cách vô điều kiện các mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Yêu cầu: – Gắn chặt quyền hạn & trách nhiệm của từng cá nhân trong nội bộ DN, – Các quyết định, mệnh lệnh phải dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ cụ thể tăng cường trách nhiệm cá nhân & hiệu lực của các mệnh lệnh trong QTDN.
  40. Phương pháp hành chính ưu điểm: – Xác lập kỷ cương trong h.động của toàn DN, – Tập trung lực lượng để giải quyết một cách nhanh chóng các nhiệm vụ, – Tăng cường tính trách nhiệm cá nhân trong QTDN. Nhược điểm: – dễ dẫn đến tình trạng quan liêu mệnh lệnh, – triệt tiêu tính chủ động sáng tạo của các thành viên trong DN.
  41. Các phương pháp b. Phương pháp kinh tế là PP tác động đến đối tượng QT thông qua các lợi ích kinh tế, vật chất của chính các đối tượng QT. Đặc điểm cơ bản ??? • Các nhà QT áp dụng những biện pháp kích thích vật chất để những người thừa hành chủ động sáng tạo, cố gắng trong công việc Mục tiêu đề ra (cả DN và người lao động đều có lợi). Những lợi ích kinh tế (đòn bẩy kinh tế) thường được dùng ??? • Các hình thức trả lương & mức lương thích hợp; • Chế độ tiền thưởng; • Các hình thức khoán trong SXKD; • Các tiêu chuẩn, định mức thích hợp trong SX.
  42. Phương pháp kinh tế ưu điểm: • kích thích tính năng động, tự chủ, sáng tạo của người LĐ vì lợi ích kinh tế của chính họ trong quá trình SXKD của DN. Nhược điểm: • dễ nảy sinh hiện tượng chạy theo số lượng, bỏ qua chất lượng; • chỉ coi trọng lợi ích cá nhân trong các h.động của DN. Lưu ý khi áp dụng: • Thận trọng trong việc tính toán & kiểm soát HQKT của biện pháp áp dụng, • Cân đối được lợi ích giữa các đối tượng trong DN, • Thường xuyên xem xét điều chỉnh kịp thời các biện pháp áp dụng.
  43. Các phương pháp c. Phương pháp tâm lý giáo dục Là PP quản trị dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý con người để vận động, giáo dục, thuyết phục người LĐ để họ tự giác và sáng tạo trong LĐ SXKD. Tác động đến người lao động ??? • Làm cho người lao động – tự phân biệt rõ đúng - sai, tốt - xấu, lợi - hại các hành vi của mình – cảm thấy tự hào, được quan tâm trong tập thể – thấy được hướng tiến thân của mình trong quá trình làm việc tại DN
  44. 4. QTKD truyền thống và hiện đại QTKD truyền thống QTKD hiện đại 1. Cơ sở để tổ Chuyên môn hóa công việc của Coi trong QT theo quá chức QT từng bộ phận, cá nhân trình, lấy tính trọn vẹn của Coi trọng QT theo chức năng (là quá trình làm cơ sở để tổ tập hợp các hoạt động QT cùng chức các hoạt động QTKD loại) 2. Uu điểm - Phát huy ưu thế của CMH Không bị chia cắt -Thực hiện đầy đủ sức mạnh và uy tín của các hoạt động cơ bản. - Dễ cho quá trình kiểm tra 3. Nhược Làm quá trình chia cắt - Không phát huy được ưu điểm thế của tính CMH - Việc kiểm tra khó khăn
  45. IV. NHÀ QUẢN TRỊ 1. Khái niệm Nhà QT là người tổ chức thực hiện hoạt động quản trị doanh nghiệp Những người không thực hiện công tác quản lý và điều hành được gọi là người thừa hành. 45
  46. Các cấp nhà quản trị trong DN: NQT Cấp Cao Các quyết định (Top Managers) chiến lược NQT cấp trung gian Các quyết định (Middle Managers) chiến thuật NQT cấp cơ sở Các quyết định (First – Line Managers) tác nghiệp Những người thực hiện (thừa hành) Thực hiện (Operatives) quyết định
  47. 2. Các cấp nhà QT Cấp bậc quản trị và các chức năng: QTV cấp cao QTV cấp trung QTV cấp thấp Hoạch định 28% 18% 15% Tổ chức 36% 33% 24% Điều khiển 22% 36% 51% Kiểm tra 14% 13% 10% 47
  48. 2. Vai trò của nhà quản trị VAI TRÒ QUẢN LÝ CON NGƯỜI Vai trò Thể hiện như một biểu hiện về quyền lực pháp tượng lý, thực hiện nhiệm vụ mang tính nghi lễ, hình trưng thức Vai trò Động viên, đôn đốc, thúc đẩy cấp dưới người lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ Vai trò Là chiếc cầu nối, truyền thông, liên kết mọi liên kết người trong và ngoài tổ chức.
  49. Vai trò nhà QT Vai trò truyền thông Trung tâm thu Điểm trọng tâm trung chuyển, lưu thập, xử lý thông trữ, xử lý tất cả các loại thông tin. tin Phổ biến, truyền Chuyển giao những thông tin cho cấp đạt thông tin dưới, báo cáo thông tin cho cấp trên. Người phát Chuyển giao những thông tin chọn lọc ngôn của tổ cho những người bên ngoài công ty. chức
  50. Vai trò nhà quản trị Vai trò ra quyết định Sáng tạo Khởi xướng các thay đổi bên trong tổ chức Tiến hành các hoạt động điều chỉnh cần Người giải quyết thiết, hòa giải và xử lý những xung đột. xung đột Điều phối các Quyết định phân chia các nguồn lực trong nguồn lực tổ chức cho từng bộ phận hay dự án. Tham gia thương lượng với các đối tác để Nhà thương đem lại ổn định và quyền lợi cho tổ chức. lượng
  51. 3. Các kỹ năng nhà QT 3.1. Kỹ năng tư duy (hay kỹ năng nhận thức) - Là khả năng, năng lực tư duy và hoạch định của nhà QT. - Có khả năng phán đoán tốt. - Óc sáng tạo, trí tượng tượng cao. 3.2. Kỹ năng quan hệ (kỹ năng nhân sự): - Hiểu và khuyến khích con người trong TC - Những mối quan hệ trong tổ chức. 3.3- Kỹ năng kỹ thuật - Là khả năng hiểu và thông thạo trong lĩnh vực chuyên môn: kiến trúc, xây dựng, nghiên cứu thị trường, kế toán, . - Trình độ chuyên môn của nhà quản trị 51
  52. 3. Các kỹ năng nhà QT Yêu cầu về kỹ năng theo cấp quản trị QTV cấp cao QTV cấp trung QTV cấp thấp 52
  53. 4. Phong cách nhà QT • Phong cách nhà QT là tổng thể các phương thức ứng xử ổn định của chủ thể QT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. • Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách QT - Chuẩn mực XH: phong tục tập quán, tôn giáo - Trình độ văn hóa, học thức, kinh nghiệm sống, môi trường sống của nhà QT - Lứa tuổi, giới tính, đặc điểm nghề nghiệp - Khí chất, phẩm chất, nhân cách, tình trạng tâm lý
  54. Phong cách QT • Các phong cách QT chủ yếu - Phong cách dân chủ - Phong cách thực tế - Phong cách độc đoán - Phong cách mạnh dạn - Phong cách tổ chức - Phong cách tập trung chỉ huy
  55. V. TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1. Bộ máy QTDN Là cơ cấu tổng hợp bao gồm các bộ phận có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau, được CMH và hợp tác với nhau nhằm thực hiện các chức năng QTDN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ Bộ phận quản trị Cấp quản trị Là gì Là một đơn vị riêng biệt có Là sự thống nhất của tất cả các bộ phận những chức năng quản trị nhất quản trị ở một trình độ nhất định định. Ví dụ P. Kế hoạch, P.Kỹ thuật, P. Cấp DN, cấp phân xưởng, tổ SX Marketing ý Số bộ phận QT phản ánh sự phân Số cấp QT thể hiện sự phân chia chức năng QT nghĩa chia chức năng QT theo chiều theo chiều dọc Tuỳ thuộc vào trình độ tập ngang CMH trong phân công trung QT & có liên quan đến vđề chỉ huy trực lao động QT. tuyến & hệ thống cấp bậc.
  56. 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu BMQTDN Hình thức pháp lý của DN - Tính chất, đặc điểm Trỡnh độ chuyên môn & quy mô của SXKD cán bộ QTDN - Cơ cấu tổ chức SX của DN Cơ cấu Trỡnh độ p.triển BMQT Trang bị các phương C.nghệ và kỹ thuật tiện cho lĩnh vực SX QTDN
  57. 3. Các nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện BMQTDN • Phù hợp với quy mô, đặc điểm SXKD của DN; • Thực hiện đầy đủ các chức năng quản trị; tránh bỏ sót hoặc trùng lặp. • Nguyên tắc thủ trưởng; • Tin cậy, chính xác & linh hoạt trong các h.động BM. • Gọn nhẹ, tinh giản, linh hoạt, • Tiết kiệm trong BMQT.
  58. 4. Các kiểu cơ cấu tổ chức BMQTDN • BMQTDN được tổ chức để giúp việc cho GĐ trong việc q.lý các HĐSXKD của DN. • Thực hiện các chức năng của QTDN. • ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả SXKD toàn DN. • Tuỳ theo yêu cầu, đặc điểm SXKD của từng DN Các kiểu cơ cấu khác nhau
  59. a. Cơ cấu tổ chức BMQT kiểu trực tuyến các MQH giữa các bộ phận trong bộ máy được thực hiện theo cơ chế kiểu đường thẳng (trực tuyến). Có đặc điểm gì ?? • Người lãnh đạo DN trực tiếp thực hiện tất cả chức năng QTDN, • Mỗi một bộ phận DN chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp, • Người phụ trách từng bộ phận chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên về kết quả công việc của những người do mình phụ trách,
  60. BMQT kiểu trực tuyến ưu điểm ? • Tạo điều kiện để xây dựng bộ máy QTDN gọn nhẹ, tiết kiệm, • Các mệnh lệnh, chỉ thị được truyền đạt và thi hành một cách nhanh chóng, chính xác, • Tạo điều kiện áp dụng chế độ thủ trưởng, tăng cường trách nhiệm cá nhân trong QTDN. Nhược điểm ? • Người giám đốc phải giải quyết quá nhiều công việc sự vụ • Không sử dụng được các chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực trong QTDN. ĐKAD ? • thích hợp với những DN quy mô nhỏ, có quy trình SX đơn giản.
  61. b. Cơ cấu BMQT kiểu chức năng Đặc điểm gì ?? • BM được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận được CMH để chỉ thực hiện một hay một vài chức năng QT cụ thể, • Giám đốc các bộ phận chức năng Người thừa hành. • Mỗi bộ phận chức năng sẽ ra các chỉ thị, mệnh lệnh cho các bộ phận thừa hành về những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của bộ phận đó.
  62. BMQT kiểu chức năng ưu điểm ? • Sử dụng các chuyên gia giỏi về từng mặt trong BM QTDN, • Giảm bớt gánh nặng các công việc sự vụ cho Giám đốc Nhược điểm ? • Người thừa hành nhận mệnh lệnh từ nhiều đầu mối khác nhau • Nảy sinh tình trạng thiếu trách nhiệm cá nhân trong các h.động của BMQT • Hiện tượng chậm trễ trong quá trình ra và truyền đạt quyết định Mất thời cơ KD. ĐKAD ? • DN có quy mô lớn; • DN cần phát huy tính chủ động của các bộ phận nội bộ trong SXKD.
  63. c. Cơ cấu BMQT trực tuyến - chức năng Đặc điểm: • Chia các bộ phận trong DN thành 2 loại: – Các bộ phận trực tiếp SX (các phân xưởng, đội, tổ ) – các bộ phận chức năng (các phòng, ban ), • Các bộ phận trực tiếp SX chỉ nhận mệnh lệnh trực tiếp từ cấp trên trực tiếp theo cơ chế trực tuyến, • Các bộ phận chức năng được phân công CMH để tham mưu, giúp việc cho GĐ về những vấn đề cụ thể trong QTDN.
  64. BMQT trực tuyến - chức năng • Các bộ phận chức năng: – Tham mưu cho giám đốc trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể của DN, – Chuẩn bị các quyết định, mệnh lệnh để giám đốc ký và ban hành, – Theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ ở các bộ phận nội bộ, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác QTDN, – Phục vụ tận nơi, tại chỗ cho các hoạt động SX ở các bộ phận trực tiếp SX, – Không được ra các mệnh lệnh và chỉ thị cho các bộ phận SX để đảm bảo tính tập trung trong công tác QT DN.
  65. BMQT trực tuyến - chức năng • ưu điểm ? – Đảm bảo được chế độ thủ trưởng trong quản trị, – Sử dụng được các chuyên gia giỏi và năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng trong công tác QTDN. • ĐKAD ? – các DN nhiều quy mô khác nhau; áp dụng phổ biến hiện nay ở nước ta.
  66. 3. Các chức vụ và bộ phận chủ yếu trong bộ máy QTDN - Giám đốc DN - Phó giám đốc DN - Kế toán trưởng - Các phòng ban chức năng - Phân xưởng, đội sản xuất
  67. VI. KHỞI SỰ VÀ TẠO LẬP DOANH NGHIỆP Để tạo lập 1 DN cần quan tâm đến 1 số vấn đề: - Nghiên cứu cơ hội và điều kiện kinh doanh - Lựa chọn hình thức pháp lý cụ thể - Thiết kế hệ thống sản xuất Một số lựa chọn: địa điểm, quy mô, phương pháp tổ chức SX, số cấp của bộ phận SX - Thiết kế bộ máy QTDN
  68. 1. Nghiên cứu cơ hội và điều kiện kinh doanh a. Nghiên cứu cơ hội kinh doanh Thực chất là nghiên cứu thị trường. - Nghiên cứu và phát hiện cầu: - Nghiên cứu cung: b. Cân nhắc cơ hội kinh doanh c. Nghiên cứu các điều kiện môi trường Nghiên cứu môi trường kinh doanh
  69. 2. Lựa chọn hình thức pháp lý và xây dựng triết lý kinh doanh a. Lựa chọn hình thức pháp lý * Tại sao phải lựa chọn hình thức pháp lý của DN - Do mỗi loại hình pháp lý luôn gắn với các điều kiện hoạt động cụ thể - Do mỗi người có mục tiêu, khả năng, yêu cầu khác nhau * Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức pháp lý - Khả năng lãnh đạo - Khả năng mở rộng và phát triển - Các quy định của pháp luật
  70. 3. Thiết kế hệ thống sản xuất Hệ thống sản xuất của DN là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, sự bố trí về không gian và mối liên hệ sản xuất – kỹ thuật giữa chúng với nhau. • Nội dung xây dựng hệ thống SX - xây dựng các bộ phận SX, phục vụ SX - Xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận - Xác lập mối liên hệ về kỹ thuật – sản xuất giữa các bộ phận - Bố trí không gian cho các bộ phận 4. Xây dựng bộ máy QT (đọc phần trước)
  71. Xin chân thành cảm ơn