Bài giảng Quản trị học - Th.S Trần Thị Huế Chi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị học - Th.S Trần Thị Huế Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_hoc_th_s_tran_thi_hue_chi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Quản trị học - Th.S Trần Thị Huế Chi
- QUẢN TRỊ HỌC Th.S Trần Thị Huế Chi Khoa Quản Trị Kinh Doanh – ĐH Công Nghiệp TP.HCM 1
- Phương pháp học tập ◼ Đọc trước bài sẽ học ◼ Thảo luận nhóm ◼ Thảo luận tại lớp ◼ Giải quyết tình huống ◼ Sử dụng thông tin trên Internet, báo chí ◼ Sử dụng thông tin trong Thư viện 2
- Nội dung chương trình ◼ 1-Tổng quan về Quản trị học ◼ 2-Sự tiến triển của tư tưởng quản trị ◼ 3-Văn hóa công ty & môi trường hoạt động ◼ 4-Hoạch định ◼ 5-Tổ chức ◼ 6-Điều khiển ◼ 7-Kiểm tra 3
- Tài liệu tham khảo ◼ Quản trị học – TS. Nguyễn Liên Diệp ◼ Quản trị học – TS. Nguyễn Hải Sản ◼ Quản trị học – TS. Phạm Xuân Lan ◼ Nghệ thuật lãnh đạo – TS. Nguyễn Hữu Lam ◼ Nghệ thuật giao tiếp & thương lượng – TS. Thái Trí Dũng 4
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ 1.1 QUẢN TRỊ LÀ GÌ? 5
- QUẢN TRỊ LÀ GÌ ◼ là những hoạt động cần thiết khi có nhiều người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm hoàn thiện mục tiêu chung của tổ chức. ◼ là nhằm tạo lập & duy trì một môi trường nội bộ thuận lợi nhất, trong đó các cá nhân làm việc theo nhóm để có thể đạt được một hiệu suất cao nhất nhằm hoàn thiện mục tiêu chung của tổ chức. 6
- QUẢN TRỊ LÀ GÌ ◼ là tiến trình làm việc với con người & thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức trong một môi trường luôn luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả những nguồn lực có giới hạn. 7
- PHÂN BIỆT HIỆU QUẢ & HIỆU SUẤT HIỆU QUẢ (effectiveness) HIỆU SUẤT ➢ Là tỷ lệ giữa kết quả (efficiency) đạt được so với mục ➢ Là tỷ lệ giữa kết quả đạt tiêu đặt ra được và chi phí bỏ ra. ➢ Do the right thing ➢ Do the right thing right (làm đúng việc) (làm việc đúng) 8
- NỘI DUNG (ĐỐI TƯỢNG) CỦA QUẢN TRỊ ◼ Theo chức năng (lĩnh vực) hoạt động: ◼ Quản trị sản xuất ◼ Quản trị chất lượng ◼ Quản trị nhân sự ◼ Quản trị tài chính ◼ Quản trị marketing ◼ Quản trị rủi ro ◼ 9
- 1.2 CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ ◼ HOẠCH ĐỊNH ◼ TỔ CHỨC ◼ ĐIỀU KHIỂN ◼ KIỂM TRA 10
- 1.3 NHÀ QUẢN TRỊ ◼ Khái niệm: Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, có trách nhiệm điều khiển công việc của những người khác nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. 11
- Các cấp bậc quản trị NQT Quyết định chiến lược cấp cao NQT cấp trung Quyết định chiến thuật (middle managers) NQT cấp cơ sở Quyết định tác nghiệp (first-line managers) Người thừa hành Thực hiện quyết định (operatives) 12
- Chức Nhiệm vụ năng cụ thể -Xác định mục tiêu & phương hướng phát HOẠCH triển. ĐỊNH -Dự thảo chương trình hành động -Lập lịch trình hoạt động. -Cải tiến tổ chức -Xác lập sơ đồ, cơ cấu tổ chức TỔ -Mô tả công việc, nhiệm vụ của từng bộ CHỨC phận, chức danh công việc. -Thực hiện chính sách tuyển dụng, sử dụng người hợp lý 13
- Chức Nhiệm vụ năng cụ thể -Động viên, đãi ngộ nhân viên ĐIỀU -Huấn luyện, chỉ huy nhân viên KHIỂN -Giải thích đường lối, chính sách -Ủy quyền cho thuộc cấp -Thiết lập các mối quan hệ bên trong, bên ngoài DN. -Xây dựng các tiêu chuẩn, lịch trình kiểm KIỂM soát. TRA -Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. -Điều chỉnh các sai lệch 14
- Tỷ lệ thời gian thực hiện các chức năng quản trị HOẠCH TỔ ĐIỀU KIỂM ĐỊNH CHỨC KHIỂN SOÁT NQT cấp cao (top managers) NQT cấp trung (middle managers) NQT cấp cơ sở (first-line managers) 15
- Các kỹ năng của NQT ◼ Kỹ năng TƯ DUY (nhận thức): thể hiện qua tầm nhìn, tư duy có hệ thống, năng lực xét đoán ◼ Kỹ năng KỸ THUẬT (nghiệp vụ): hiểu biết về chuyên môn liên quan đến phạm vi công việc mà NQT đang phụ trách. ◼ Kỹ năng QUAN HỆ: khả năng giao tiếp, làm việc với con người. 16
- Quan hệ giữa các cấp bậc quản trị & các kỹ năng Kỹ năng NQT cấp cao tư Kỹ năng duy NQT cấp trung Kỹ nhân NQT cấp cơ sở năng sự kỹ thuật Nhân viên 17
- 1.4 TÍNH KHOA HỌC & NGHỆ THUẬT CỦA QUẢN TRỊ ◼ Tính khoa học của quản trị: đòi hỏi cần phải hiểu biết các lý thuyết & các nguyên tắc quản trị một cách có hệ thống. ◼ Tính nghệ thuật của quản trị: đòi hỏi vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các lý thuyết quản trị vào thực tiễn. 18
- Chương 2 SỰ TIẾN TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ Nhóm lý thuyết Cổ điển: ◼ Trường phái Quản trị khoa học (1911) ◼ Trường phái Quản trị tổng quát (1915) Nhóm lý thuyết Hiện đại: ◼ Trường phái Tâm lý xã hội (1932) ◼ Trường phái Định lượng ◼ Trường phái Hiện đại (thập niên 1960) 19
- Chương 3 VĂN HÓA TỔ CHỨC & MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 3.1 MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ◼ Môi trường hoạt động bao gồm tất cả các nhân tố bên trong, cũng như bên ngoài DN thường xuyên có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của DN. 20
- Phân loại môi trường: ◼ Môi trường bên ngoài (ngoại vi) ◼ Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát): kinh tế, văn hoá, dân số, chính trị, công nghệ. ◼ Môi trường vi mô (môi trường ngành): khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, cộng đồng. ◼ Môi trường bên trong (nội bộ): ◼ Bao gồm: nhân sự, tài chính, marketing, R&D, VHDN 21
- Ý nghĩa của phân tích môi trường? ◼ Phân tích môi trường bên trong giúp xác định được: ◼ Điểm mạnh (S – strengths) ◼ Điểm yếu (W – weaknesses) ◼ Phân tích môi trường bên ngoài giúp xác định được: ◼ Cơ hội (O – opportunities) ◼ Đe doạ (T – threats) 22
- 3.2 VĂN HÓA TỔ CHỨC ◼ Văn hóa: ◼ là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi. (E. Heriot) ◼ Văn hoá phản ảnh & thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, hiện tại. Nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ, lối sống & dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình. (UNESCO) 23
- Văn hoá doanh nghiệp ◼ Khái niệm: ◼ VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại & phát triển của DN, trở thành các giá trị, quan niệm, tập quán & truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN, đồng thời, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ & hành vi của mọi thành viên trong DN nhằm theo đuổi & thực hiện mục đích của DN. 24
- Văn hoá doanh nghiệp ◼ Các bộ phận cấu thành: ◼ Triết lý hoạt động của DN: là tư tưởng chung chỉ đạo toàn bộ suy nghĩ & hoạt động của mọi thành viên trong DN. ◼ Những giá trị, chuẩn mực: còn được gọi là những “nguyên tắc bất thành văn” ◼ Đạo đức kinh doanh: là những hoạt động của DN không chỉ đem lợi ích cho mình mà còn cho cá nhân, DN khác & XH. ◼ Phương thức tổ chức, hoạt động: bao gồm những quy định, thể chế, qui tắc làm việc của DN. 25