Bài giảng Quản trị dự án - ThS. Lê Quang Bình (Phần 2)

pdf 48 trang phuongnguyen 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị dự án - ThS. Lê Quang Bình (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_du_an_ths_le_quang_binh_phan_2.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị dự án - ThS. Lê Quang Bình (Phần 2)

  1. CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 5.1 VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Phân tích tài chính của dự án đầu tư là một nội dung quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án thông qua các mặt sau: Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện hiệu quả dự án đầu tư, cũng như xác định qui mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn và các nguồn tại trợ cho dự án. Xem xét tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án. Tức là xem xét các chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà dự án mang lại khi thực hiện dự án. Kết quả của quá trình phân tích tài chính là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không? Ngoài ra, phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích lợi ích kinh tế xã hội của dự án. 5.2 LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO TỪNG NĂM, TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN 5.2.1 Xác định nguồn tài trợ cho dự án Các nguồn tài trợ gồm: nguồn ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn tự có hoặc vốn từ các nguồn khác Xem xét mặt số lượng và thời điểm nhận tài trợ, để đảm bảo thực hiện tiến độ đầu tư của dự án. Nếu là ngân sách nhà nước hoặc ngân hàng cho vay, thi phải có sự cam kết của cơ quan này bằng văn bản sau khi cơ quan này đã ký vào hồ sơ thẩm định. Nếu là vốn cổ phần hoặc liên doanh thì phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên liên doanh ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. Nếu là vốn tự có thì phải giải trình, chứng minh. 48
  2. Sauk hi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, tiếp đến là phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng thì dự án chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm qui mô dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong qui mô sản xuất. Trên cơ sở nhu cầu về vốn, tiến độ thực dự án, cần phải lập tiến độ huy động vốn hàng năm đối với từng nguồn cụ thể. Tiến độ huy động vốn phải tính các trường hợp có biến động giá cả và lạm phát. 5.2.2 Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án Doanh thu hoạt động của dự án bao gồm: Doanh thu do bán sản phẩm chính Bán sản phẩm phụ Bán phế liệu, phế phẩm Và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài Doanh thu = Sản lượng x giá bán 1 đơn vị sản phẩm 5.2.3. Dự tính chi phí sản xuất của dự án Chi phí sản xuất của dự án bao gồm: Nguyên vật liệu; Bán thành phẩm và dich vụ mua ngoài Nhiên liệu, năng lượng, nước Tiền lương, Bảo hiểm xã hội Chi phí bảo dưỡng MM, TB, nhà xưởng Khấu hao: Khấu hao máy móc tb, phương tiện vt; Khấu hao nhà xưởng và cấu trúc hạ tầng Chi phí phân xưởng Chi phí quản lý doanh nghiệp 49
  3. Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bảo hiểm tài sản; Chi phí tiêu thụ sản phẩm. Lãi vay tín dụng Chi phí khác Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng – SLD: Đây là phương pháp khấu hao đơn giản và có tính chất truyền thống. Khấu hao được tính ra hàng năm bằng nhau trong suốt thời kỳ khấu hao. Được tính theo công thức: SLD = (Giá trị ban đầu của tài sản – Giá trị còn lại của tài sản) / Tuổi thọ của tài sản. Ví dụ cách tính khấu hao SLD: Một máy A mua với giá 15.000 USD. Sau 8 năm sử dụng, bán lại với giá 3.000 USD. Hãy dùng phương pháp SLD để tính khấu hao hàng năm của máy A? Giải: SLD = (15.000 - 3.000) / 8 = 1.500 USD Khấu hao theo chỉ số tổng số thứ tự các năm (SOYD) Đầu tiên kê các năm của tuổi thọ rồi cộng lại chúng để có một tổng. Năm thứ nhất, lấy thừa số n/Sum nhân với tổng khấu hao Năm thứ 2, lấy khấu hao bằng cách (n-1)/Sum nhân với tổng khấu hao; các năm tiếp theo (tt) Còn gọi là khấu hao tăng tốc Tiếp ví dụ trên, hay tính khấu hao theo SOYD ? Khấu hao theo kết số giảm nhanh (DBD-Declining Balance Depreciation) Phương pháp này khác 2 phương pháp trên, chuỗi giá trị của tài sản bị giảm hàng năm theo 1 số % nhất định. 50
  4. Tiếp ví dụ trên, nếu kết số giảm 20% (tức là khấu hao được tính bằng 20% giá trị tài sản ở mỗi năm) 5.2.4. Dự tính mức lãi lỗ của dự án Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ: Giảm giá; Hàng bán bị trả lại; Thuế tiêu thụ đặt biệt. Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ Tổng chi phí sản xuất Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – Tổng chi phí sản xuất Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x thuế suất TNDN Lợi nhuận thuần sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp 5.2.5. Dự tính cân đối dòng tiền của dự án • Thu nhập là chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí tại thời điểm xem xét • Dòng tiền là chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi tại thời điểm xem xét • Vì vậy, dòng tiền tại thời điểm nào đó có thể khác với thu nhập của dự án tại thời điểm đó • Việc dự tính cân đối dòng tiền (cân đối thu chi) được thực hiện theo bảng sau: Bảng cân đối dòng tiền của dự án Năm thực hiện Các yếu tố 1 2 3 51
  5. A. Dòng tiền vào 1. Vốn tự có (Vốn CSH) 2. Vốn vay 3. Doanh thu thuần 4. Giá trị còn lại 5. Thu khác B. Dòng tiền ra 1. Vốn cố định 2. Vốn lưu động 3. Chi phí sản xuất (không tính khấu hao) 4. Trả nợ gốc và lãi 5. Thuế phải nộp 6. Chi khác B. Cân đối dòng tiền (A-B) D. Lũy kế Ví dụ Một dự án P có các số liệu tài chính như sau: a. Vốn đầu tư ban đầu (năm 0) gồm: - Chi phí liên quan đất đai: 5 tỷ đồng - Mua máy móc thiết bị sản xuất: 15 tỷ đồng 52
  6. - Tuổi thọ máy móc thiết bị là 5 năm b. Nguồn vốn cho dự án - 70% là vốn của chủ sở hữu - 30% là vốn đi vay. Lãi vay 12% năm, số kỳ trả gốc đều là 3 năm. c. Doanh thu của dự án - Năng lực sản xuất của dự án là 100.000 sản phẩm/năm. - Thực tế sản xuất năm thứ nhất là 70% công suất, năm thứ 2 là 80%, năm thứ 3 là 90% và năm thứ 4 là 100%. Giá bán là 200.000 đồng sản phẩm d. Chi phí sản xuất bằng 50% doanh thu Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Hãy lập: a. Kế hoạch khấu hao máy móc thiết bị theo đường thẳng của dự án? b. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay của dự án? c. Bảng dự tính doanh thu của dự án? d. Bảng dự tính lãi lỗ của dự án? e. Bảng cân đối dòng tiền của dự án? 5.3 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 5.3.1 Một số chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích tài chính a. Lãi suất đơn, lãi suất kép, lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Thứ nhất, vay theo lãi suất đơn là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính lãi theo cách tích lũy. Tức là lãi tức của thời đoạn trước không nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau. Công thức tính như sau: I = P * r * n Trong đó: 53
  7. I: Lãi tức đơn P: Số vốn vay r: Lãi suất đơn n: Số thời đoạn trước khi thanh toán Ví dụ: Một công ty vay Ngân hàng 100 trđ với lãi suất 3% tháng tính theo lãi suất đơn. Thời hạn vay là 6 tháng. Hỏi hàng tháng và cuối tháng thứ 6, công ty phải trả cho ngân hàng bao nhiêu tiền? Hàng tháng công ty phải trả lãi bằng: I = 100 * 0,03 * 1 = 3 trđ Cuối tháng thứ 6 công ty trả: 100 trđ + 3 trđ = 103 trđ Tổng cộng số tiền phải trả cả 6 tháng: 100 trđ + 3 trđ * 6tháng = 118 trđ Thứ hai, vay theo chế độ lãi suất ghép (lãi suất kép) tức là tiền lãi của thời đoạn trước được nhập vào gốc để tính lãi cho thời đoạn sau. FV PV 1 i n Trong đó: FV: giá trị của tiền trong tương lai PV: giá trị của số tiền hiện tại i: lãi suất trong kỳ n: số thời đoạn vay Tiếp ví dụ trên: nếu vay theo chế độ lãi suất ghép thì tổng số tiền công ty phải trả cho ngân hàng khi kết thúc thời hạn vay: 6 100 1 0,03 100 1,1941 119,41trd 54
  8. Thứ ba, Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi bằng thời đoạn lãi ghép. Thời đoạn tính thường dùng là năm, nhưng nếu gặp lãi suất thực của thời đoạn ngắn (tháng, quý, 6 tháng) thì ta phải đổi ra lãi suất thực thời đoạn dài (năm) rồi mới tính. Ta có công thức: n i2 1 i1 1 Trong đó: i1: là lãi suất thực trong thời đoạn ngắn i2: là lãi suất thực trong thời đoạn dài n: số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài Ví dụ: Một khoản vay cho dự án A có mức lãi 1,2% tháng, lãi ghép theo tháng. Tính lãi suất thực năm? 12 i2 1 0,012 1 15,3894 %nam Thứ tư, lãi suất danh nghĩa, là lãi suất mà thời đoạn phát biểu khác với thời đoạn ghép lãi. Thông thường, thời đoạn ghép lãi ngắn hơn thời đoạn phát biểu . Cho một lãi suất 20% năm, ghép lãi theo tháng. Năm là thời đoạn phát biểu, còn tháng là thời đoạn ghép lãi. Vậy, đây là lãi suất danh nghĩa, ta cần đổi sang lãi suất thực. Gọi i là lãi suất thực trong thời đoạn tính toán (năm) r: lãi suất danh nghĩa trong thời đoạn phát biểu n1: số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu n2: số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn tính toán n r 2 Ta có công thức: i 1 1 n 1 Ví dụ: 55
  9. Một khoản vay của dự án A với lãi suất 20% năm. Lãi ghép theo tháng. Tính lãi suất thực năm? Ta có: r = 0,2 ; n1 = 12 ; n2 =12 12 0,2 Do đó: i 1 1 21,94% 12 b. Hiện giá • Trong dự án, các khoản chi và thu thường diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau. • Giá trị của tiền thay đổi theo thời gian • Mối quan hệ giữa tiền và thời gian có thể thấy qua quá trình tạo lãi suất ghép. • Giá trị của tiền tệ trong tương lai với cùng một số lượng sẽ ít hơn giá trị hiện tại của chúng. • Vì vậy, để tính toán một cách hiệu quả tài chính của dự án, chúng ta cần phải đưa các khoản giá trị trong tương lai về hiện tại bằng cách chiết khấu: FV PV 1 i n Trong đó: PV là hiện giá ; FV: là hiện giá tương lai i: lãi suất chiết khấu n: số thời đoạn tính toán Ví dụ: Sau 5 năm dự án sẽ đem lại số tiền là 7.000.000 USD, với lãi suất là 8% năm. Hỏi giá trị số tiền đó hiện nay là bao nhiêu? 7000000 PV 5 4.764.082,4$ (1 0,08) Bảng tóm tắt các thừa số tính đổi cho chuổi tiền tệ và các ký hiệu của nó: 56
  10. Đại Đại Nhân giá trị cho Ký hiệu lượng Tên gọi của lượng trước với thừa số của thừa cho thừa số cần tìm dưới đây số trước Giá trị lũy kế F P (1 + i) (F/P; i%; n) tương lai đơn Giá trị hiện tại P F (1+ i) (P/F; i%; n) đơn Giá trị hiện tại (P/A; i%; P A [(1+i) -1]/[i(1+i)] của chuỗi phân n) bố đều (A/P; i%; A P [i(1+i)]/[(1+i) - 1] Trả vốn n) Giá trị lũy kế (F/A; i%; F A [(1+i) -1] / i tương lai chuỗi n) phân bố đều (A/F; i%; A F i / (1 + i) - 1 Vốn chìm n) Trong đó: P: giá trị hiện tại F: giá trị tương lai A: giá trị chuỗi phân bố đều i: lãi suất trong thời đoạn tính n: số thời đoạn tính lãi 57
  11. 5.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án a. Lợi nhuận thuần của dự án Công thức tính lợi nhuận thuần như sau: Wi = Oi – Ci Trong đó: Wi: lợi nhuận thuần năm i Oi: doanh thu thuần năm thứ i Ci: Các chi phí năm thứ i Ci bao gồm: chi phí sản xuất; chi phí tiêu thụ sản phẩm; chi phí quản lý hành chính; chi phí trả lãi vốn vay; thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. Ví dụ: Một dự án đầu tư có tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất là 100 tr USD. Doanh thu hàng năm của dự án là 60 tr USD. Chi phí hàng năm để đạt doanh thu đó là 40 tr.USD. Vòng đời của dự án là 5 năm. Giá trị còn lại của tài sản là 20 tr usd. Hãy xác định lợi nhuận thuần của dự án trong các năm? Giải: Lợi nhuận năm 1: W1 = 60 tr – 40 tr = 20 tr USD Năm 2 : W2 = 60 tr – 40 tr = 20 tr USD Năm 3 : W3 = 60 tr – 40 tr = 20 tr USD Năm 4 : W4 = 60 tr – 40 tr = 20 tr USD Năm 5 : W5 = 60 tr + 20 tr – 40 tr = 40 tr USD b. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) Thời gian hoàn vốn T là thời gian cần thiết có thể hoàn lại đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Chúng ta có thể định nghĩa bằng đẳng thức sau: T T 58  PV (Rt )  PV (C t ) t 0 t 0
  12. Trong đó: Rt: Vốn thu hồi năm t. Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t, bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Từ công thức (1) ta có thể tính được thời gian hoàn vốn của một dự án như sau: C R n n  PV  PV i 1 e i 1 n 1 T (n 1) R R 12 n n  PV  PV i 1 n i 1 n 1 Trong đó: n: số năm mà lũy kế hiện giá thu nhập thuần (Lãi thuần + Khấu hao) bắt đầu lớn hơn lũy kế hiện giá vốn đầu tư. C ∑PVe : Lũy kế hiện giá vốn đầu tư tính đến năm cuối cùng bỏ vốn đầu tư. R ∑PV : Lũy kế hiện giá thu nhập thuần của năm thứ n -1 n 1 R ∑PV : Lũy kế hiện giá thu nhập thuần của năm thứ n n Ví dụ: Đơn vị: tỷ đồng Năm Chi phí đầu tư Lãi thuần Khấu hao Ghi chú 0 2,0 Biết rằng lãi 1 3,0 0,45 1,3 suất chiết khấu là 10% năm 2 1,5 0,50 1,3 59
  13. 3 0,55 1,3 4 0,70 1,3 5 0,75 1,3 Tính T ? Để xác định thời gian hoàn vốn T, ta lập bảng tính toán như sau: Năm thứ Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5 Hệ số chiết khấu 1,00 0,9090 0,8264 0,7513 0,6830 0,6209 (P/F; 10%, n) Chi phí 2,0 3,0 1,5 đầu tư Hiện giá chi 2,0 2,727 1,2396 phí đầu tư Lũy kế hiện giá 2,0 4,727 5,9666 chi phí đầu tư 60
  14. Thu nhập thuần = 0 1,75 1,8 1,85 2,0 2,05 Lãi thuần + KH Hiện giá thu 1,59075 1,48752 1,389905 1,366 1,272845 nhập thuần Lũy kế hiện giá thu 1,59075 3,07827 4,468175 5,834175 7,10702 nhập thuần 5,9666 5,834175 0,132425 T (5 1) 12 4 12 4n 1,25t 7,10702 5,834175 1,272845 Thứ nhất, nhận xét về chỉ tiêu T: Ưu điểm: T có độ tin cậy cao, cho các nhà đầu tư thấy khi nào thì vốn có thể thu hồi về đủ. Hạn chế: T không cho biết thu nhập sau khi hoàn vốn. Đôi khi một dự án có thời gian hoàn vốn dài, nhưng có thu nhập về sau càng cao thì đó vẫn là dự án tốt. Thứ hai, sử dụng chỉ tiêu T: Nếu kết quả tính toán cho thấy T lớn hơn thời hạn đầu tư (n), thì ta xác định dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Khi T > n thì không cần tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác. c. Hiện giá thu nhập thuần – NPV (Net present Value) 61
  15. Hiện giá thu nhập thuần là hiệu số tổng hiện giá trị thu hồi tính cho cả thời hạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư, tức là tổng hiện giá lời sau khi đã hoàn đủ vốn. n n n n t t NPV  PV (Rt )  PV (Ct ) Hay NPV (Rt )(1 i) (Ct )(1 i) t 0 t 0 t 0 t 0 Rt: Vốn thu hồi năm t = Lãi thuần + khấu hao Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t; i: lãi suất chiết khấu; n: thời hạn đầu tư (năm) Tiếp ví dụ trên: Giả sử thời hạn đầu tư n = 5 năm. Tính NPV? ∑PV(Rt) = 7,10702 ∑PV(Ct) = 5,9666 NPV = 7,10702 – 5,9666 = 1,14042 tỷ đồng Thứ nhất, nhận xét về chỉ tiêu NPV: Ưu điểm: NPV cho ta biết tổng hiện giá của tiền lời sau khi đã hoàn vốn. NPV khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu T. Nếu NPV > 0 thì dự án có lời Nếu NPV < 0 thì dự án lỗ Nếu NPV = 0 thì dự án huề vốn Hạn chế: NPV chưa cho biết mức độ sinh lời của dự án. Do đó, đôi khi dự án có lời nhưng chưa nên vội đầu tư vì có thể mức sinh lời thấp. NPV mới chỉ cho biết kết quả chứ chưa cho biết hiệu quả. Dự án A có NPV lớn hơn dự án B, điều đó chưa đủ kết luận A tốt hơn B. Để khắc phục nhược điểm này, tìm qui luật sinh lời của dự án, có nhiều qui luật, trong đó qui luật phổ biến đó là suất thu hồi nội bộ IRR. Thứ hai, sử dụng chỉ tiêu NPV: Khi cần so sánh nhiều dự án, thì NPV là 1 chỉ tiêu quan trọng, tuy nhiên nó chưa đủ để kết luận. 62
  16. Trong nội bộ 1 dự án, khi cần so sánh các phương án về các giải pháp đầu tư thì giải pháp nào làm cho NPV càng lớn thì giải pháp đó càng tốt. Quan hệ giữa T và NPV: T > n, sẽ kéo theo NPV 0 T = n, sẽ kéo theo NPV = 0 Khi NPV > 0 ta nói dự án đó lời. Không nên nói dự án đó khả thi. d. Tỷ suất thu hồi nội bộ – IRR (Internal Rate of Return) Tỷ suất thu hồi nội bộ còn gọi là suất thu hồi nội tại. NPV là một hàm lãi suất chiếc khấu i %, tức là NPV = f(i) Nếu bây giờ ta chọn một lãi suất r% và dùng nó chiết khấu dự án mà có kết quả NPV = f(r) = 0, thì lãi suất này gọi là suất thu hồi nội bộ IRR. Lúc này: n n t t (Rt )(1 r) Ct (1 r) t 0 t 0 Như vậy, IRR chính là lãi suất r mà nếu ta dùng lãi suất này để xác định NPV thì NPV = 0. Giả sử chúng ta huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đầu tư đem lại IRR thì: Nếu IRR r dự án sẽ có lãi, tức NPV2 > 0 Xác định IRR ta cho NPV = 0 và giải phương trình này để tìm nghiệm IRR. Tuy nhiên giải phương trình rất phức tạp, nhiều khi không giải được. Nên chúng ta sử dụng phương pháp nội suy hay ngoại suy để tính. Thứ nhất, phương pháp nội suy: Chọn i1 sao cho NPV1 > 0 63
  17. Chọn i2 sao cho NPV2 0 hoặc < 0, rồi tính toán tương tự như nội suy. Ví dụ: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 1 tr USD. Thu nhập thuần các năm lần lượt là R1 = 200.000 USD, R2 = 300.000 USD, R3 = 400.000 USD, R4 = 400.000USD, R5 = 500.000 USD. Tính IRR của dự án? Chọn i1 = 20%, ta có: NPV1 = (0,2 * 0,8333 + 0,3 * 0,6944 + 0,4 * 0,5787 + 0,4 * 0,4823 + 0,5 * 0,4019) -1 = 0,00033 Chọn i2 = 22%, ta có: NPV2 = (0,2 * 0,8197 + 0,3 * 0,6719 + 0,4 * 0,5507 + 0,4 * 0,4514 + 0,5 * 0,3700) -1 = - 0,04865 IRR = 0,2 + (0,22 – 0,2) x [0,00033/(0,00033 + 0,04865)] = 0,2 + 0,000135 = 20,0135%. e. Điểm hòa vốn – BEP (Break Even Point) Các chỉ tiêu T, NPV, IRR cho chúng ta biết hiệu quả đầu tư của dự án trong nhiều năm, trong cả thời hạn đầu tư. Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trong một năm, ta dựa vào chỉ tiêu điểm hòa vốn. Khi tính T, NPV, IRR ta phải xét đến chiếc khấu. Nhưng tính BEP, vì chỉ liên quan đến thời đoạn 1 năm nên ta không sử dụng phương pháp chiếc khấu. Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp thu vừa bằng chi phí, tức giao điểm hàm doanh thu và hàm chi phí. 64
  18. Có 3 loại điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn lời lỗ (điểm hòa vốn lý thuyết) Điểm hòa vốn hiện kim (điểm hòa vốn tiền tệ) Điểm hòa vốn trả nợ Ta có đồ thị điểm hòa vốn như sau: ĐỒ THỊ ĐIỂM HÒA VỐN Doanh thu y1 Vùng B lỗ y2 A BEP Vùng lãi C1 0 X1 X Sản lượng Thứ nhất, phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ (lý thuyết) Gọi y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax Trong đó: a: giá bán bình quân 1 đơn vị hàng hóa x: sản lượng bán ra Gọi y2 là hàm chi phí, ta có : y2 = bx + c Trong đó: b: biến phí bình quân cho một sản phẩm 65
  19. c: định phí trong năm tính toán Cho y1 = y2  a.x = b.x + c x = c/( a-b) Gọi sản lượng trong năm tính toán là X, ta thấy: Nếu X x: có lời Nếu X = x: hòa vốn Thứ hai, phương pháp xác định điểm hòa vốn hiện kim (điểm hòa vốn tiền tệ) Điểm hòa vốn lời lỗ chưa xét đến việc trả nợ. Nhưng trong đầu tư thường có vốn vay nên không thể không xét đến việc trả nợ. Điểm hòa vốn hiện kim xác định mức mà từ đó dự án có hiện kim để trả nợ vay. Lúc này trong định phí cần trừ đi khấu hao cơ bản và chi phí thành lập vì số tiền này có thể dùng để trả nợ. Gọi c2 là định phí hiện kim, ta có: c2 = c1 – KH Trong đó: c1: định phí lời lỗ đã tính ở trên KH: khấu hao cơ bản và chi phí thành lập doanh nghiệp. Lúc này hàm doanh thu y1 không đổi Hàm chi phí sản xuất: y2 = bx + c2 = bx + (c1-KH) 66
  20. Thứ ba, phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ. Từ điểm hòa vốn hiện kim, dự án bắt đầu có tiền để trả nợ. Nợ ở đây bao gồm số nợ phải trả trong năm và thuế thu nhập doanh nghiệp của năm đó. Nó được xem như chi phí cố định của năm đó. Như vậy, định phí trong công thức tìm điểm hòa vốn trả nợ sẽ là định phí của điểm hòa vốn hiện kim + số nợ vay phải trả + thuế TNDN phải đóng trong năm. Gọi c3 là định phí trả nợ. Ta có: c3 = c2 + Nợ + Thuế TNDN Lúc này, y1 vẫn như cũ Còn y2 = bx + c3 = bx +{(c1 – KH) + Nợ + Thuế TNDN} BÀI TẬP CHƯƠNG 5 Bài 1: Mua một xe ô tô du lịch với giá 50.000 USD. Sau 10 năm sử dụng, bán lại với giá 10.000 USD. Hãy tính khấu hao hàng năm theo các phương pháp: a. SLD ? b. SOYD ? c. DBD với kết số giảm 15% ? Bài 2: Một dự án đầu tư X có số liệu tài chính như sau: a. Vốn đầu tư ban đầu (năm 0): - Mua máy móc thiết bị sản xuất, xây dựng ban đầu: 30 tỷ đồng. - Tuổi thọ máy móc thiết bị là 5 năm. b. Nguồn vốn cho dự án: - 60 % là vốn chủ sỡ hữu 67
  21. - 40 % là vốn vay. Lãi vay 12% năm, số kỳ trả gốc đều là 4 năm. c. Doanh thu của dự án - Năng lực sản xuất của dự án là 1.000.000 sản phẩm/năm. - Thực tế sản xuất năm thứ nhất là 70% công suất, năm thứ 2 là 80% công suất, năm thứ 3 là 90% công suất, năm thứ 4 là 95% công suất, năm thứ 5 là 90% công suất. - Giá bán là 30.000 đồng/sản phẩm. d. Chi phí sản xuất = 60% doanh thu. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Hãy lập: a. Kế hoạch khấu hao của dự án theo kết số giảm nhanh, với kết số giảm là 20%? b. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay của dự án? c. Bảng dự tính doanh thu của dự án? d. Bảng dự tính lãi lỗ của dự án? e. Bảng cân đối dòng tiền của dự án? Bài 3: Công ty A vay của ngân hàng ACB là 1500 triệu đồng với lãi suất 1,2% tháng tính theo lãi suất đơn. Thời hạn vay là 12 tháng. a. Hàng tháng và cuối tháng 12, công ty A phải trả cho ACB là bao nhiêu tiền? b. Nếu vay theo chế độ lãi suất ghép thì tổng số tiền công ty A phải trả cho ACB khi hết thời hạn vay là bao nhiêu? Bài 4: Một hợp đồng tín dụng có mức lãi 1,2% tháng, lãi ghép theo tháng. Tính lãi suất thực năm của hợp đồng tín dụng trên? Bài 5: Một hợp đồng tín dụng lãi suất 14% năm, lãi ghép theo tháng. Tính lãi suất thực năm của hợp đồng tín dụng trên? 68
  22. Bài 6: Một nhà đầu tư mua một lô đất giá 20 tỷ đồng. Nhà đầu tư này dự đoán mỗi năm lô giá đất sẽ tăng 15%. Hãy tính: a. Sau 3 năm giá lô đất là bao nhiêu? b. Sau 8 năm giá lô đất là bao nhiêu? c. Trong bao lâu giá trị lô đất tăng gấp đôi? d. Nếu tốc độ tăng giá chỉ 8% năm, thì sau bao lâu giá lô đất sẽ tăng gấp đôi? Bài 7: Sau 5 năm dự án sẽ đem lai số tiền là 2000 triệu đồng, với lãi suất là 12% năm. Hỏi giá trị số tiền đó hiện nay là bao nhiêu? Bài 8: Một dự án đầu tư có tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất là 1500 triệu đồng. Doanh thu hàng năm của dự án là 900 triệu đồng. Chi phí hàng năm ( bao gồm cả khấu hao) để đạt được doanh thu đó là 600 triệu đồng. Vòng đời của dự án là 6 năm. Giá trị còn lại của tài sản là 400 triệu đồng. Hãy tính: a. Lợi nhuận thuần của dự án trong các năm? b. Tổng lợi nhuận thuần của cả vòng đời dự án? Bài 9: Doanh nghiệp A đang cân nhắc việc mua một trong hai dây chuyền sản xuất nước tinh khiết. Biết giá và đặc tính của hai dây chuyền như sau: Số liệu Dây chuyền 1 Dây chuyền 2 Giá mua 40 tỷ 50 tỷ Chi phí vận 10 tỷ 8 tỷ hành/năm 69
  23. Chi phí bảo trì máy 5 tỷ 4 tỷ Giá trị thu hồi 1o tỷ 15 tỷ Tuổi thọ của cả hai dây chuyền là 5 năm, lãi vay để mua máy là 12% năm. Hỏi doanh nghiệp nên mua dây chuyền nào? Bài 10: Một dự án đầu tư có tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất là 100 triệu USD. Doanh thu hàng năm của dự án là 70 triệu USD. Chi phí hàng năm để đạt được doanh thu đó là 40 triệu USD. Vòng đời của dự án là 5 năm. Giá trị còn lại của tài sản là 20 triệu USD. Hãy xác định T, NPV, IRR của dự án, biết rằng lãi suất chiếc khấu của dự án là 10%. Bài 11: Một dự án đầu tư có tổng định phí là 30.800.000.000 đồng, biến phí cho một đơn vị sản phẩm là 40.000 đồng, giá bán 1 đơn vị sản phẩm là 70.000 đồng. a. Hãy xác định lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn của dự án? b. Giả sử tổng số sản phẩm sản xuất của cả vòng đời dự án là 2.000.000 sản phẩm, thì giá bán thấp nhất là bao nhiêu để dự án không bị lỗ vốn? c. Hãy tính lãi và lỗ của dự án khi dự án sản xuất và tiêu thụ được: 1.000.000 sản phẩm 1.500.000 sản phẩm. Bài 12: Trong một năm hoạt động của dự án có các số liệu sau: Sản lượng bán được trong năm là 500 tấn Doanh thu trong năm là 14.000 triệu đồng Tổng định phí cả năm là 1.400 triệu đồng 70
  24. Tổng biến phí cho 500 tấn sản phẩm là 11.200 triệu đồng. Khấu hao cơ bản trong năm là 280 triệu đồng Nợ vay phải trả trong năm là 700 triệu đồng Thuế TNDN là 400 triệu đồng Hãy xác định: a. Điểm hòa vốn lãi lỗ? b. Điểm hòa vốn tiền tệ? c. Điểm hòa vốn hiện kim? Bài 13: Một dự án có các số liệu như sau: Đơn vị: tỷ đồng Năm Chi phí đầu tư Lãi thuần 0 2,0 1 1,5 0,20 2 1,5 0,30 3 0,45 4 0,50 5 0,60 Biết rằng lãi suất chiếc khấu là 14% năm, giá trị còn lại của tài sản là 0,5 tỷ đồng, doanh nghiệp khấu hao theo đường thẳng. Hãy tính: a. Thời gian hoàn vốn của dự án? b. NPV của dự án? 71
  25. c. IRR của dự án? Bài 14: Mua một máy sản xuất với giá là 150 triệu đồng, biết rằng hàng năm máy đem lại một khoản thu nhập là 40 triệu đồng. Thời gian hoạt động của máy là 5 năm. Hãy tính tỷ suất thu hồi nội bộ của thiết bị này? Bài 15: Một nhà máy sản xuất bia dự kiến xây dựng một phân xưởng sản xuất vỏ chai. Số tiền đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng để mua thiết bị làm việc trong 10 năm, chi phí vận hành hàng năm khoảng 85 triệu, thuế và bảo hiểm là 50 triệu. Biết rằng mỗi năm, nhà máy cần dùng là 60.000 vỏ chai và giá mỗi vỏ chai là 500 đồng và lãi suất đi vay hiện là 12%. Hỏi công ty có nên xây dựng phân xưởng sản xuất vỏ chai hay không? 72
  26. CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘICỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6.1. KHÁI NIỆM VỀ LỢI ÍCH KT – XH Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được, so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án đầu tư. 6.2. MỤC TIÊU VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH LỢI ÍCH KT - XH 6.2.1. Mục tiêu: Xác định vị trí của dự án trong phát triển kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác, là phải xem xét việc thực hiện dự án sẽ đóng góp gì cho việc thực hiện nền kinh tế quốc dân. 6.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá: Thứ nhất, nâng cao mức sống của dân cư Thứ hai, phân phối thu nhập và công bằng xã hội. Thứ ba, gia tăng số lao động có việc làm. Thứ tư, tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. Thứ năm, các mục tiêu khác như: Bảo vệ môi trường Nâng cao năng suất lao động Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực 73
  27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm 6.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH KT-XH DO DỰ ÁN MANG LẠI 6.3.1. Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư: Dựa trực tiếp vào các báo cáo tài chính của dự án, để tính các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các xem xét mang tính định tính sau: Mức đóng góp cho ngân sách: các loại thuế,phí Số việc làm tăng thêm = số lao động của dự án – số lao động bị mất việc. Số ngoại tệ thực thu từ dự án = tổng thu ngoại tệ - tổng chi ngoại tệ Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án. Mức độ DT do bán sản phẩm của dự chiếm lĩnh án trên thị trường = thị trường DT tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của DA cùng loại trên thị trường 71 Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án so với trước khi có dự án. Mức nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sau khi có dự án. Các tác động đến môi trường sinh thái Đáp ứng và nâng cao mức sống của người dân Tác động dây chuyền đối với các ngành liên quan 74
  28. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương như cơ sở hạ tầng, bộ mặt kinh tế - xã hội, thu nhập người lao động địa phương Đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế địa phương và cả nước 6.3.2. Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô: Xem xét lợi ích và chi phí Chi phí bao gồm: chi phí của nhà đầu tư, chi phí của địa phương, của ngành và của cả nền kinh tế. Lợi ích bao gồm: lợi ích của nhà đầu tư, người lao động, địa phương và cả nền kinh tế được hưởng. Chỉ tiêu lợi ích – chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích nhận được và chi phí đã bỏ ra, tính theo công thức sau: n 1 B  i (1 r ) i PV ( B ) B i 0 C n 1 PV ( C )  Ci i i 0 (1 r ) Trong đó: Bi: lợi ích nhận được năm i Ci: Chi phí năm i n: Vòng đời của dự án r: Lãi suất chiết khấu PV(C) là giá trị hiện tại của các khoản chi phí PV(B) là giá trị hiện tại của các khoản thu ở các năm của vòng đời dự án 75
  29. B/C > 1 dự án được chấp nhận B/C <1 dự án bị bác bỏ Một dự án có B/C cao nhất chưa chắc có NPV cao nhất 6.4. SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÂN TÍCH LỢI ÍCH TÀI CHÍNH VỚI PHÂN TÍCH LỢI ÍCH KT – XH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ Phân tích tài chính đứng ở góc độ nhà đầu tư là xem xét hiệu quả dự án ở góc độ vi mô, còn phân tích lợi ích kt – xh là xem xét ở góc độ vĩ mô. Mục tiêu của phân tích tài chính là tối đa hóa lợi nhuận, còn phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội mục đích là tối đa hóa lợi ích kinh tế xã hội. BÀI TẬP CHƯƠNG 6 Bài 1: Một dự án đầu tư A có số vốn đầu tư ban đầu là 15 tỷ đồng. Chi phí vận hành hàng năm là 6 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm là 9 tỷ đồng. Vòng đời của dự án là 5 năm. Giá trị thanh lý cuối đời của dự án là 0,5 tỷ. Hãy xác định tỷ số B/C biết lãi suất chiếc khấu là 15%? 76
  30. CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7.1. ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VỀ MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 7.1.1. AN TOÀN VỀ NGUỒN VỐN Khi xem xét an toàn về nguồn vốn cần phải xem xét các yếu tố: Các nguồn vốn huy động cần phải đủ về số lượng và phù hợp với tiến độ của dự án. Tính đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy động. Xem xét các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ Cần phải đảm bảo tính hợp lý giữa vốn tự có và vốn đi vay. Tỷ lệ này phải đảm bảo lớn hơn 1. 7.1.2. AN TOÀN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ trả nợ tài chính ngắn hạn: Tỷ số an toàn trả nợ tài chính ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động thường bao gồm: số vốn bằng tiền mặt, các khoản phải thu và dự trữ lưu kho, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Nợ ngắn hạn thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả Tỷ lệ này lớn hơn hay bằng 1 và được xem xét cụ thể cho từng dự án. 77
  31. Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn trả nợ hàng năm của dự án / Nợ phải trả hàng năm (gốc & lãi). Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm. Nợ phải trả hàng năm do người vay quyết định theo cam kết hợp đồng vay nợ. 7.2. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu, như thu nhập thuần, NPV, IRR, T khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy giúp nhà đầu tư biết được dự án nhạy cảm đối với các yếu tố nào. Gồm các phương pháp: Phương pháp thứ nhất, phân tích độ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính với từng yếu tố liên quan. Bước 1: Xác định những yếu tố chủ yếu liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét. Bước 2: Tăng hoặc giảm yếu tố đó theo cùng 1 tỷ lệ % nào đó. Bước 3: Tính lại chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét. Ví dụ: Quan sát sự thay đổi IRR của một dự án đầu tư A do sự thay đổi của các yếu tố vốn đầu tư ban đầu, chi phí khả biến, giá cả sản phẩm và tuổi thọ dự án. Kết quả tính toán dự án cho ở bảng sau: STT CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI IRR 78
  32. 1 Không đổi 20% 2 Vốn đầu tư tăng 10% 17,5% 3 Chi phí biến đổi tăng 10% 16,2% 4 Giá cá sản phẩm giảm 10% 14,3% 5 Tuổi thọ dự án giảm 10% 16,8% Lưu ý: Khi các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi theo hướng bất lợi trong một giới hạn nhất định, nếu chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét vẫn đạt hiệu quả thì dự án được xem là khá an toàn. Chỉ tiêu Mức thay đổi giá bán -20% -10% 0 10% 20% NPV (tỷ đồng) 200 800 1500 1700 2200 IRR (%) 11,05 14,3 20,0 24,2 27,5 Tỷ suất chiết khấu của dự án là 10% Phương pháp thứ hai, phân tích đồng thời nhiều yếu tố, trong đó các tình huống tốt xấu khác nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, để xem xét độ an toàn của dự án. 79
  33. 7.3. PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU RỦI RO VÀ KHẢ NĂNG a. Phương pháp toán xác suất: Nếu gọi qi là xác suất của biến cố i, ∑qi =1 pi là giá trị của biến cố i Kỳ vọng toán EV sẽ là : EV = ∑qi*pi Kỳ vọng toán EV ở đây được hiểu là cân bằng tin cậy hay mức độ trung bình của biến cố. Ví dụ: Một dự án đầu tư mặt hàng sản xuất X. Nếu mặt hàng này bị nhà nước đánh thuế thì IRR của dự án chỉ đạt 10%, xác suất bị đánh thuế là 20%. Nếu không bị đánh thuế thì IRR của dự án là 20%. Hỏi IRR kỳ vọng của dự án này là bao nhiêu? Giải : Có hai biến cố đánh thuế và không bị đánh thuế Xác suất bị đánh thuế là 20% Xác suất không bị đánh thuế là 80% Do đó IRR kỳ vọng của dự án là EV = 0,2*0,1 + 0,8*0,2 = 0,18 = 18% b. Phương pháp xác định tỷ suất lợi nhuận có điều chỉnh theo độ rủi ro IRR = r / (1- q) d / a gioi_han Trong đó: 80
  34. IRRd/a: là tỷ suất lợi nhuận đã điều chỉnh theo độ rủi ro r_giới hạn : là tỷ suất giới hạn; q : là xác suất rủi ro Ví dụ: Trong 1 dự án khai thác dầu ở biển đông cho thấy cứ 100 mũi khoan thì mới 20 mũi có dầu. Nếu dự án vay vốn với lãi suất 12 % thì IRR của dự án cần phải đạt bao nhiêu để dự án không bị lỗ. Giải: Xác suất rủi ro của dự án là: (100 -20)/100 = 80% Do đó IRR của dự án cần phải đạt là IRRd/a = 0,12/(1-0,8) = 0,6 hay 60% 7.4. PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ TRƯỢT GIÁ VÀ LẠM PHÁT Phương pháp 1: Tiến hành điều chỉnh các khoản thu và chi theo tỷ lệ phần trăm (%) trượt giá nhằm phản ánh đúng các khoản thu và chi của dự án. Điều chỉnh tỷ suất chiết khấu r theo tỷ lệ lạm phát bằng công thức: r_lf = (1 + r) x (1 + f) -1 Trong đó: r_lf: tỷ suất chiết khấu có tính đến yếu tố lạm phát r: tỷ suất chiết khấu khi chưa có lạm phát f: tỷ lệ lạm phát 81
  35. Phương pháp 2: Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi chiếc khấu. Công thức: r = {(1 + r_lf) / (1 + f)} – 1 r_lf: tỷ suất chiết khấu đã bao hàm yếu tố lạm phát r: tỷ suất chiết khấu đã loại trừ được yếu tố lạm phát. f: tỷ lệ lạm phát Ví dụ: Một dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tư tính đến thời điểm hoạt động là 400 tr USD. Doanh thu hàng năm của dự án là 400 tr USD (trong đó bao gồm cả thu từ khấu hao), và chi phí các loại hàng năm để tạo ra doanh thu trên là 100 tr USD tính theo giá tại thời điểm dự án đi vào hoạt động. Dự án hoạt động trong 3 năm, giá trị còn lại bằng 0. Dự kiến doanh thu hàng năm tăng 5%, chi phí hàng năm tăng 6%, tỷ lệ lạm phát hàng năm là 5%. Hãy tính NPV của dự án đã loại trừ yếu tố lạm phát. Biết rằng, chi phí cơ hội của vốn là 20% năm đã tính yếu tố lạm phát. Bài giải: Phương pháp 1 Điều chỉnh doanh thu và chi phí dự án theo phần trăm trượt giá, ta có: Doanh thu thực tế năm thứ 1: 300 x (1+0,05) = 315 tr usd Doanh thu thực tế năm 2: 300 x (1 + 0,05) = 330,75 tr usd 82
  36. Doanh thu thực tế năm 3: 300 x (1 + 0,05) = 347,2875 tr usd Chi phí thực tế năm 1: 100 x (1 + 0,06) = 106 tr usd Chi phí thực tế năm thứ 2: 100 x (1 + 0,06) = 112,36 tr usd Chi phí thực tế năm 3: 100 x (1 + 0,06) = 119,1016 tr usd Tính NPV của dự án đã loại trừ được yếu tố lạm phát: NPV = (315 -106)/1,2 + (330,75 – 112,36)/1,2 + (347,2875 – 119,1016)/1,2 - 400 = 57,8783 Phương pháp 2 Điều chỉnh doanh thu và chi phí của dự án theo tỷ lệ % trượt giá, ta có: Doanh thu thực tế năm 1: 300 x (1 + 0,05) = 315 tr usd Doanh thu thực tế năm 2: 300 x (1 + 0,05) = 330,75 tr usd Doanh thu thực tế năm 3: 300 x (1 + 0,05) = 347,2875 tr usd Chi phí thực tế năm 1: 83
  37. 100 x (1 + 0,06) = 106 tr usd Chi phí thực tế năm 2: 100 x (1 + 0,06) = 112,36 tr usd Chi phí thực tế năm 3: 100 x (1 + 0,6) = 119,1016 tr usd Thu nhập hàng năm của dự án như sau: Năm thứ nhất : 315 tr usd – 106 tr usd = 209 tr usd Năm thứ 2: 330,75 – 112,36 = 218,39 usd Năm thứ 3: 347,2875 – 119,1016 = 228,1859 tr usd Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản thu nhập hàng năm của dự án: Thu nhập thực tế của năm thứ 1 chỉ tương đương với 218,39/1,05 = 199,0476 tr usd ở đầu năm 1 Thu nhập thực tế năm thứ 2 chỉ tương đương với: 228,39/1,05 = 198,0861 tr usd ở đầu năm 1 Thu nhập thực tế năm 3 chỉ tương đương với: 218,1859/1,05 = 197,1155 tr usd ở đầu năm thứ 1 Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi tỷ suất chiết khấu: r = (1 + 0,2)/(1 + 0,05) – 1 = 0,142857 Tính NPV đã loại trừ yếu tố lạm phát của dự án: NPV = 199,0476/(1 + 0,142857) + 198,0861/(1 + 0,142857) + 197,1155/(1 + 0,142857) = 57,8783 tr usd 84
  38. BÀI TẬP CHƯƠNG 7 Bài 1: Một dự án với số tiền đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng. Thu nhập thuần hàng năm của dự án là 300 triệu đồng. Vòng đời dự án là 5 năm. Lãi suất chiết khấu là 10% năm. Tỷ lệ lạm phát là 5% năm. Tính NPV của dự án theo lãi suất chiết khấu đã bao gồm lạm phát? Bài 2: Một dự án với số tiền đầu tư ban đầu là 600 triệu đồng. Thu nhập thuần hàng năm của dự án là 350 triệu đồng. Vòng đời dự án là 5 năm. Lãi suất chiết khấu là 12% năm. Tỷ lệ lạm phát là 5%. Tính NPV của dự án theo lãi suất chiết khấu đã bao gồm lạm phát? 85
  39. CHƯƠNG 8 LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (Sử dụng phương pháp sơ đồ PERT) 8.1. Trình tự lập sơ đồ • Liệt kê các công việc, không được bỏ sót công việc nào. • Xác định trình tự thực hiện công việc theo đúng trình tự công nghệ. • Tính thời gian thực hiện công việc, bằng cách sử dụng các ước lượng sau: o Ước lượng lạc quan a là thời gian thực hiện trong điều kiện thuận lợi. o Ước lượng bi quan b là thời gian thực hiện trong điều kiện khó khăn. o Ước lượng thực hiện m là thời gian thực hiện trong điều kiện bình thường. • Thời gian kỳ vọng thực hiện công việc được tính theo công thức: a 4m b t t A ij 6 o Trong đó:  A – Công việc A  i – Sự kiện đầu của A  j – Sự kiện cuối của A o Lúc này phương sai của : 2 2 b a  ij 6 8.2. Vẽ sơ đồ PERT: o Dự án A có số liệu như sau, thời gian phải hoàn thành là 10 tháng: 86
  40. Công a m b tA Trình tự việc A1 1 2 3 2 Bắt đầu ngay A2 0,5 1 1,5 1 Bắt đầu ngay A3 4 5 6 5 Bắt đầu ngay A4 1 2 3 2 Sau A2 A5 5 6 7 6 Sau A1 A6 2 3 4 3 Sau A1 A7 3 4 5 4 Sau A3, A5 • Nhận xét: o Ba công việc A1, A2, A3 có thể bắt đầu ngay khi có lệnh khởi công. o Công việc A4 chỉ bắt đầu khi A2 đã xong. o A7 sau A5 và A3, do đó A5 và A3 cũng phải gặp nhau. Vẽ sơ đồ PERT: 2 A1 A6 0 1 4 2 3 3 7 8.3. Xác định đường găng: 87
  41. a.Quy tắc tính toán i j D ij T s T m T s T m i i tij j j D i D j • Trong đó: o i, j – Các sự kiện i, j. Hơn nữa i < j m m o T i , T j - Thời điểm xuất hiện muộn của cv i,j s s o T i , T j - Thời điểm xuất hiện sớm của cv i và j o t ij - Thời gian thực hiện công việc i, j o D i , D j - Dự trữ thời gian của công việc i, j o D ij - Dự trữ thời gian (dự trữ chung) của công việc i, j b. Tính các yếu tố thời gian của các sự kiện: • Thời gian xuất hiện sớm các sự kiện: • s s Tj max Ti Tij  • Ô trái sau = ( ô trái trước + tij) theo đường max s • Tính từ trái sang phải, choT 0 0 • Thời gian xuất hiện muộn của các sự kiện: m m Ti min Tj tij  • Ô phải trước = (ô phải sau – tij)min T m T s j 88j
  42. • Tính từ phải sang trái. Cho , trong đó j là sự kiện kết thúc. • Dự trữ thời gian của các sự kiện: m s • Di Ti Ti • Ô dưới = ô phải trừ ô trái • Nếu Di = 0 thì i là sự kiện găng c. Tính các yếu tố thời gian của các công việc: • Dự trữ chung về thời gian của công việc i – j m s • Dij Tj Ti tij • Dij = 0 thì i – j là công việc găng. • Bằng cách đó ta phát hiện tất cả các sự kiện găng và các công việc găng. Nối chúng lại được đường găng. • Các phép tính trên được thực hiện trên sơ đồ • Trở lại ví dụ trên ta tính các chỉ tiêu sau: • Tính T s : • Ô trái sau = (Ô trái trước + tij)max • Tính T m : • Ô phải trước = (ô phải sau – tij)min • Tính Dij : Ô phải sau – ô trái trước - tij • Ta có thể tính nhẩm ngay trên sơ đồ: 89
  43. 2 1 10 9 4 0 A1 0 1 A6 7 0 0 2 2 12 12 2 0 3 0 0 3 8 8 0 • Kết quả: D 0 1 D 1 3 D 3 4 0 ; Vậy 0-1(A1), 1-3(A5) và 3-4(A7) là các công việc găng. • Gọi T E là đường găng, ta có TE 12tháng • Ý nghĩa đường găng: o Cho biết các công việc găng, tức là các công việc cần tập trung làm trước. o Đường găng cho ta biết tổng thời gian ngắn nhất để hoàn thành công trình. o Tuy nhiên ở đây là 12 tháng, yêu cầu là 10 tháng, vậy cần rút ngắn thời gian thực hiện xuống 10 tháng. 8.4. Phương pháp rút ngắn thời gian thực hiện: o Ta có bảng sau: TG thực hiện (th) Chi phí Có thuộc đường CV α BT Rút K/n rút BT Khi rút găng không? A1 2 1 1 1000 1300 300 Có 90
  44. A2 1 1 0 800 - - Không A3 5 3 2 600 700 50 Không A4 2 2 0 1000 - - Không A5 6 4,5 1,5 5000 5600 400 Có A6 3 2 1 1800 2200 400 Không A7 4 3 1 800 1000 200 Có Tổng 11000 o Trong đó α tính như sau: 1300 1000 300ngànUSD /1tháng 1 2 1 700 600 50ngànUSD/1tháng 2 5 3 o TN = 10 tháng < TE = 12 tháng o Do đó ta phải rút ngắn TE xuống 2 tháng, như vậy sẽ phát sinh thêm chi phí. o Xét các công việc găng A1, A5, A7 có:  α1 =300, khả năng rút A1 được 1 tháng  α2 =400, khả năng rút A5 được 1,5 tháng  α3 =200, khả năng rút A7 được 1 tháng o Để có chi phí = min, công việc nào có α = min ta rút trước.  Ta rút A7 xuống 1 tháng, chi thêm 200 ngàn USD  Rút A1 xuống 1 tháng, chi thêm 300 ngàn USD  Lúc này TE = 12 -1 -1 = 10 tháng = TN o Tổng số tiền phải chi thêm: 200.000 + 300.000 = 500.000 USD 91
  45. BÀI TẬP CHƯƠNG 8 Bài 1: Cty ký 1 HĐ sản xuất 1 sp X cho 1 khách hàng. HĐ có 8 công việc cần thực hiện. Thời gian thực hiện từng công việc và trình tự thực hiện được cho ở bảng sau. Thời gian thực hiện (tA) Công việc Trình tự (Ngày) X1 9 Bắt đầu ngay X2 7 Bắt đầu ngay X3 6 Bắt đầu ngay X4 6 Sau X1 X5 5 Sau X2 X6 6 Sau X3 và X4,x5 X7 6 Sau X3 và X4,x5 X8 7 Sau X6 Bảng thông tin về thời gian và chi phí rút như sau: TG thực hiện (ng) Chi phí Có thuộc CV α đường găng BT Rút K/n rút BT Khi rút không? X1 9 6 1200 1500 X2 7 6 1000 1100 X3 6 6 700 0 92
  46. X4 6 4 1000 1400 X5 5 5 5000 0 X6 6 6 1300 0 X7 6 5 900 1000 X8 7 5 1100 1600 Tổng ? Yêu cầu: a) Hãy vẽ sơ đồ PERT? b) Xác định tổng thời gian tối thiểu để thực hiện dự án ? c) Xác định các công việc quan trọng cần tập trung chỉ đạo thực hiện? d) Để hoàn thành theo hợp đồng trong 23 ngày, Công ty phải bỏ thêm bao nhiêu chi phí? Bài 2: Một Sản phẩm Y có 7 công việc cần thực hiện. Thời gian thực hiện từng công việc và trình tự thực hiện được được cho ở bảng sau: Thời gian thực hiện (tY) Công việc Trình tự (Ngày) Y1 10 Bắt đầu ngay Y2 8 Bắt đầu ngay Y3 9 Sau Y1 Y4 12 Sau Y2 và Y3 Y5 7 Sau Y2 và Y3 Y6 8 Sau Y4 93
  47. Y7 9 Sau Y5 Yêu cầu: a) Hãy vẽ sơ đồ PERT? b) Xác định tổng thời gian tối thiểu để thực hiện sản phẩm ? c) Xác định các công việc quan trọng cần tập trung chỉ đạo thực hiện? Bài 3: Một dự án A có số công việc cần thực hiện, thời gian và trình tự thực hiện từng công việc như sau: Thời gian thực hiện (tA) Công việc Trình tự công việc (tháng) A1 2 Bắt đầu ngay A2 3 Bắt đầu ngay A3 2 Sau A1 A4 4 Sau A1 A5 3 Sau A3 và A2 Yêu cầu: Vẽ sơ đồ Pert, xác định các công việc cần tập trung thực hiện, xác định tổng thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án?. Bài 4: Một dự án A có số lượng công việc, thời gian thực hiện từng công việc và trình tự thực hiện như sau: Thời gian thực hiện (tA) Công việc Trình tự công việc (tháng) 94
  48. A1 2 Bắt đầu ngay A2 3 Bắt đầu ngay A3 2 Sau A1 A4 4 Sau A1 A5 3 Sau A2 và A4 Yêu cầu: Vẽ sơ đồ Pert, xác định các công việc cần tập trung thực hiện, xác định tổng thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án? 95