Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Văn Đạt

pdf 91 trang phuongnguyen 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Văn Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_doanh_nghiep_lam_nghiep_ths_nguyen_van_da.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Văn Đạt

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ ===o0o=== BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP ThS. NGUYỄN VĂN ĐẠT Đăk Lăk, năm 2001 1
  2. Chương I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP 1.1. DOANH NGHIỆP VÀ CÁC MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là một đ ơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện về tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu kinh tế xã hội 1.1.2 Các mục tiêu của doanh nghiệp Hiện nay còn tồn tại một số quan điểm khác nhau về mục tiêu của doanh nghiệp, tuy nhiên có thể khẳng định, mọi doanh nghiệp đều có một hệ thống các mục tiêu của mình, trong đó thu lợi nhuận là mục tiêu trung tâm, cơ bản nhất của doanh nghiệp. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, các doanh nghiệp có thể xác định thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng mục tiêu cụ thể của mình. Nhìn chung, hệ thống mục tiêu tổng quát của các doanh nghiệp có thể như sau: 1.1.2.1 Mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trang trải các chi phí trong sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước. Thu lợi nhuận được coi là mục tiêu trung tâm số một của các doanh nghiệp bởi các lý do sau đây: - Doanh nghiệp là tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động kinh doanh nên đương nhiên thu lợi nhuận phải là mục tiêu số một của doanh nghiệp, nếu không thu được lợi nhuận doanh ngh iệp sẽ bị phá sản. - Thu được lợi nhuận là điều kiện để đáp ứng lợi ích của các chủ đầu tư vốn vào doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp có thể thu hút vốn để tổ chức và mở rộng quá trình kinh doanh của mình. - Thu được lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có thể đầu tư tái sản xuất mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 2
  3. - Thu được lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. - Thu được lợi nhuận tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp của mình vào sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội của đất nước. Để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có hai con đường cơ bản sau đây: - Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hạ giá thành sản phẩm. - Mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Trong các doanh nghiệp, tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm được coi là con đường cơ bản nhất. 1.1.2.2 Mục tiêu phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được coi là hiện tượng lành mạnh và là yếu tố động lực thúc đẩy sự phát triển của các doah ngh iệp. Trong điều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp lớn, trường vốn thường có nh iều ưu thế hơn trong tổ chức sản xuất kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường. Sự phát triển của doanh nghiệp có thể được đánh giá thong qua các chỉ tiêu: - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao. - Lợi nhu ận đạt được ngày càng lớn. - Vốn đầu tư của doanh nghiệp ngày càng nhiều. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao. - Máy móc thiết bị và công nghệ ngày càng hiện đại. - Đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. - Đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách ngày càng lớn. Để có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, liên tục phát triển là mục tiêu rất quan trọng được đặt ra một cách thường xuyên đối với mọi doanh nghiệp, bởi tương quan giữa các doanh nghiệp là một trạng thái thường xuyên thay đổi theo thời gian. Để có thể phát triển ổn định, bền vững, doanh nghiệp cần xây dựng và thực thi một chiến lược kinh doanh khoa họ c, các chính sách và biện pháp kinh doanh linh hoạt, hiệu quả. 3
  4. 1.1.2.3 Mục tiêu cung ứng Cung cấp những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế là một mục tiêu quan trọng, là lý do tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong cơ chế thị trường, doanh ngh iệp phải tự tìm hiểu thị trường để tổ chức sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhất định. Nếu hàng hóa và dịch vụ của doanh ngh iệp tiêu thụ được trên thị trường có nghĩa là thị trường đã chấp nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra trong một số trường hợp, doanh nghiệp phải thực hiện một số hoạt động do Nhà nước chỉ định. Cung ứng những sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác của mình. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải tạo cho mình một phân đoạn thị trường hợp lý và một lượng khách hàng đủ lớn để tồn tại và phát triển. 1.1.2.4 Mục tiêu trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp là một cơ sở sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, là một tế bào của xã hội, v ì thế phải đặt ra mục tiêu thực hiện các trách nhiệm xã hội của mình. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ đưa ra thị trường, bảo đảm lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng. Trước hết, doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm đã đăng ký, bên cạnh đó cần phấn đấu từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ người tiêu dùng . - Bảo vệ và cải thiện các điều kiện môi trường sinh thái trong khu vực nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát và loại trừ các yếu tố có thể gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất kinh doanh, từng bước tiến tới chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để cải thiện các điều kiện môi trường sinh thái trên địa bàn hoạt động của mình. - Góp phần tích cực vào sự ngh iệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên từng địa bàn cụ thể. 4
  5. 1.2 DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (DNLN) 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp lâm nghiệp Doanh nghiệp lâm nghiệp là một loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp với các hoạt động xây dựng rừng, khai thác vận chuyển và chế biến các loại lâm sản, thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản đối với toàn bộ nền kinh tế. Với đặc trưng cơ bản nhất là lấy rừng và tài nguyên rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, lâm nghiệp là một lĩnh vực sản xuất đặc biệt, bao gồm các hoạt động xây dựng rừng, khai thác lợi dụng, chế biến các sản phẩm từ rừng và phát huy các chức năng phòng hộ, chức năng văn xã của rừng. Ngày nay vai trò phòng hộ và văn xã của rừng ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn và ngày càng tỏ ra quan trọng hơn khi đánh giá sự đóng góp của các doanh nghiệp lâm nghiệp đối với nền kinh tế. 1.2.2 Phân loại doanh nghiệp lâm nghiệp Doanh ngh iệp lâm nghiệp được phân chia thành nhiều loại tùy thuộc vào mục tiêu ngh iên cứu khác nhau. Về cơ bản có thể chia doanh nghiệp lâm nghiệp theo các phương pháp sau đây. 1.2.2.1 Phân loại theo sở hữu vốn trong doanh nghiệp Theo cách chia này, cũng giống khi phân loại các doanh nghiệp thông thường, người ta cũng chia doanh nghiệp lâm nghiệp thành các loại sau đây: Doanh ngh iệp lâm nghiệp Nhà nước Doanh ngh iệp lâm nghiệp tư nhân Doanh ngh iệp lâm nghiệp kiểu công ty 1.2.2.2 Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh Căn cứ vào tính chuyên môn trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể chia thành các loại sau đây: Doanh nghiệp xây dựng rừng 5
  6. Bao gồm các doanh nghiệp chỉ thực hiện các hoạt động trong khâu xây dựng rừng như: trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản. Doanh nghiệp khai thác vận chuyển lâm sản Bao gồm các doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động khai thác vận chuyển và phân phối lâm sản. Doanh nghiệp chế biến lâm sản Bao gồm các doanh ngh iệp thực hiện các hoạt động gia công chế biến các loại lâm sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dung của xã hội. Doanh nghiệp cơ khí lâm nghiệp Bao gồm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa các loại máy móc thiết bị, công cụ sản xuất phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp. Doanh nghiệp dịch vụ lâm nghiệp Bao gồm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động điều tra rừng, thiết kế kỹ thuật, cung cấp vật tư, giống cây rừng, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp Bao gồm các doanh nghiệp lâm nghiệp thực hiện đồng thời nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài lĩnh vực lâm nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp này thực hiện các hoạt động khép kín từ khâu xây dựng rừng đến khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản, tham gia lưu thong phân phối các hàng lâm sản và thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực lâm nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay , các doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp đang nagyf càng phổ biến hơn và tỏ ra có nhiều ưu thế trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngoài các cách phân loại trên, trong thực tiễn, ng ười ta còn phân loại các doanh nghiệp lâm nghiệp theo quy mô (lớn, vừa, nhỏ) theo mục tiêu kinh doanh (doanh ngh iệp kinh doanh đầy đủ hoặc doanh nghiệp công ích) và một số cách phân loại khác. 1.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN X UẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP 6
  7. Với đặc trưng lấy rừng và tài nguyên rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu, các doanh nghiệp lâm nghiệp có những đặc riêng biệt của mình. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản trị của các doanh ngh iệp lâm nghiệp. Đứng trên góc độ quản trị doanh ngh iệp, có thể nêu ra những đặc điểm chủ yếu trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp như sau: 1.3.1 Đặc điểm về chu kỳ sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian tính theo lịch kể từ khi đưa đối tượng vào gia công, chế biến đến khi hoàn thành công đoạn sản xuất cuố i cùng sản phaamrr được nhập kho thành phẩm, sẵn sang cung cấp cho thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản nhất trong doanh nghiệp lâm nghiệp là gây trồng, khai thác và chế biến các loại lâm sản cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế. Trong toàn bộ các hoạt động này, đối tượng lao động chủ yếu là cây rừng – một thực thể sinh học có thời gian sinh trưởng phát triển rất dài. Đối với cây rừng, thời gian từ khi b ắt đầu gieo trồng đến khi được khai thác có thể kéo dài nhiều năm, thong thường là hàng chục năm, cá biệt có thể tới hàng trăm năm. Vì thế, chu kỳ sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp rất dài, đó là đặc điểm rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản trị của doanh ngh iệp lâm nghiệp. Chu kỳ sản xuất dài làm cho vốn đầu tư trong các doanh nghiệp lâm nghiệp phải nằm rất lâu trong quá trình sản xuất dưới dạng sản phẩm dở dang, vì thế vòng quay chậm , rất lâu được thu hồ i, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong kinh doanh lâm nghiệp thường thấp, độ rủi ro trong kinh doanh thường cao. Đặc điểm này đòi hỏi các do anh nghiệp lâm nghiệp phải hết sức thận trọng trong khi xác định cơ cấu cây trồng, phải chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất, mở rộng các hoạt động kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về đầu tư cho các hoạt động kinh doanh lâm ngh iệp. 1.3.2 Tính đa dạng, phức tạp trong hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp 7
  8. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp lâm nghiệp nhnf chung rất đa dạng, phức tạp, mang tính khép kín từ khâu tạo rừng cho tới khâu khai thác, vận chuyển, chế biến và phân phối lâm sản đến người tiêu dùng. Tính đa dạng trong sản xuất kinh doanh của doanh ngh iệp lâm nghiệp thể hiện ở chỗ, sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp khép kín từ khâu tạo rừng đến khâu chế biến lâm sản. Các hoạt động trong doanh nghiệp lâm nghiệp cơ bản bao gồm các khâu sau đây: - Khâu xây dựng rừng gồm các hoạt động: Điều tra rừng, g ieo ươm cây con, trồng mới, phục hồi, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, sản xuất nông lâm kết hợp - Khâu khai thác vận chuyển bao gồm các hoạt động: khai thác gỗ và các loại lâm sản, vận xuất, vận chuyển lâm sản từ rừng đến các kho bãi hoặc nơi tiêu thụ. - Khâu chế biến lâm sản bao gồm các hoạt động: Gia công chế biến gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ thành các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường . - Các hoạt động chuẩn bị và phục vụ sản xuất như xây dựng, sửa chữa đường vận xuất vận chuyển, sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, thực hiện các dịch vụ vật tư kỹ thuật về lâm nghiệp. 1.3.3 Đặc điểm về địa bàn hoạt động của doanh nghiệp lâm nghiệp Gắn liền với tư liệu sản xuất chủ yếu là rừng và tài nguyên rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp thường được phân bố ở các vùng núi xã xôi hẻo lánh , địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đặc điểm này đặt các doanh nghiệp lâm ngh iệp trước những khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, như thiếu các điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ xã hội càn thiết cho các hoạt động của mình. Doanh ngh iệp thường phải chịu thêm các chi phí để tự xây dựng v à duy trì các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tự tổ chức các dịch vụ đời sống vật chất và tinh thần không thể phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp cần có phương án chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức các dịch vụ xã hội cần thiết nhằm đáp ứng trực tiếp cho yêu cầu sản xuất kinh doanh cảu mình và góp phần phục vụ nhu cầu dân sinh kinh tế trong khu vực. 1.3.4 Tính mùa vụ của sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp 8
  9. Trong sản xuất lâm nghiệp có nhiều hoạt động mang tính mùa vụ ở các mức dộ khác nhau, làm nảy sinh những yêu cầu nhất định trong quá trình tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp. Tính mùa vụ của sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp được quyết định bởi đối tượng lao động chủ yếu là cây rừng, là những thực thể sinh học, hơn nữa sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở điều kiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của yếu tố thời tiết. Đặc điểm này làm cho công tác tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp gặp những khó khăn nhất định do t ính đều đặn nhịp nhàng trong sản xuất rất khó được thực hiện. Tính mùa vụ của sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp lâm nghiệp phải xây dựng được phương án tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hết sức linh hoạt và khoa học để vừa tận dựng được những điều kiện thuận lợi, tránh được những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết trong tổ chức sản xuất, đồng thời phải chủ động áp dụng các biện pháp tổ chức kỹ thuật thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của tính mùa vụ đối với sản xuất kinh doanh. 1.3.5 Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sấu sắc Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp lâm ngh iệp ở các vùng trung du, miền núi cũng đồng thời là nơi sinh sống của cư dân các địa phương. Nghề rừng cũng là một trong những ngh ề truyền thống lâu đời của các dân tộc miền núi. Mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp đều có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương và chịu ảnh h ưởng rất lớn của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn. Vì vậy có thể thấy các hoạt động sản xuất lâm nghiệp luôn mang tính xã hội sâu sắc. Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp lâm nghiệp phải thu hút được sự tham gia chặt chẽ, đầy đủ của cộng đồng nhân dân địa phương vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời cũng phải có trách nhiệm tổ chức sản xuất, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của mình. 1.4 CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 1.4.1 Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp Quá trình sản xuất theo nghĩa tổng quát là quá trình kết hợp các yếu tố nguồn lực để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của xã hội. 9
  10. Quá trình này bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức triển khai gia công chế biến cho đến khi hoàn thành các sản phẩm và dịch vụ. Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm h ai mặt có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó là mặt vật chất kỹ thuật và mặt kinh tế xã hội của sản xuất. + Mặt vật chất kỹ thuật của sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa lao dộng với các yếu tố vật chất khác như máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, đất đai . Để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của xã hội. + Mặt kinh tế xã hội của sản xuất thể hiện các quan hệ giữa ng ười với người trong quá trình sản xuất như hoạt động phân công, hiệp tác lao động, phân phối kết quả kinh doanh cho các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 1.4.2 Cơ cấu s ản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp 1.4.2.1 khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp Cơ cấu là khái niệm dùng để chỉ cấu trúc bên trong, bao gồm các yếu tố cấu thành và mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định của một đối tượng nào đó trong một thời gian nhất định. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp là khái niệm phản ánh bố cục về chất và mối quan hệ về lượng bên trongg của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp được tạo lập bởi các bộ phận nội bộ và mối quan hệ giữa chúng để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định cơ cấu hợp lý có ý nghĩa rất lớn đối với v iệc tổ chức sản xuất và nâng cao h iệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tầm quan trọng của cơ cấu sản xuất thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Cơ cấu sản xuất thể hiện sự phân công, bố trí các nguồn lực vật chất kỹ thuật, kinh tế - tài chính, lao động của doanh ngh iệp để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh . Nếu các việc trên bố trí hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung được s ức mạnh cho những hoạt động cần thiết, tạo những bước đột phá thích hợp trong hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời gian thích hợp. - Cơ cấu sản xuất th ể hiện mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố sản xuất. Nếu mối quan hệ này hợp lý sẽ tạo điều kiện sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. 10
  11. Cơ cấu sản xuất là là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị doanh nghiệp. Vì thế việc xác lập cơ cấu sản xuất hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng bộ máy quản trị tinh g iản có hiệu lực cao trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp thường bao gồm các bộ phận sau đây: Bộ phận sản xuất chính Sản xuất chính là bộ phận thực hiện nhiệm vụ cơ bản của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đó là tiến hành việc khai thác, gia công, chế biến đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chính của doanh nghiệp. Bộ phận sản xuất phù trợ Bộ phận sản xuất phù trợ là bộ phận thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính, sản phẩm của nó được sử dụng trực tiếp cho các hoạt động của sản xuất chính nhằm đảm bảo cho sản xuất chính diễn ra liên tục và đều đặn. Ví dụ, trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bộ phận lò hơi, hay máy phát điện, tạo và sửa chữa mẫu . là nh ững bộ phận sản xuất phù trợ. Bộ phận sản xuất phụ Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận được tổ chức để tận dụng các phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm của sản xuất chính để tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng tài nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất là bộ phận được tổ chức nhằm đảm bảo việc cung ứng, cấp phát, bảo quản, vận chuyển các loại đối tượng lao động, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ cho nhu cầu của các hoạt động sản xuất. Ngoài bộ phận phục vụ sản xuất, trong một số trượng hợp cần thiết ở các doanh nghiệp còn tổ chức các hoạt động phục vụ đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. 1.4.2.2 Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp Doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp là doanh nghiệp lâm nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh ở các khâu: xây dựng rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. 11
  12. Do các đặc điểm riêng trong sản xuất kinh doanh mà cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp bao gồm các bộ phận: Bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ, bộ phận phục vụ sản xuất, và bộ phận phục vụ đời sống. Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất chính bao gồm nh iều hoạt động cụ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, lấy việc sản xuất ra lâm sản hàng hóa làm nhiệm vụ chủ yếu. Bộ phận này bao gồm các hoạt động xây dựng rừng, khai thác vận chuyển và chế biến lâm sản. - Xây dựng rừng: Xây dựng rừng là khâu sản xuất đầu tiên, quan trọng nhất trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp với nội dung chủ yếu là thực hiện các biện pháp tái sinh rừng, tạo ra cơ sở nguyên liệu gỗ và các loại lâm sản khác phục vụ cho khâu khai thác và chế biến của doanh nghiệp. Khâu xây dựng rừng thường đ ược tiến hành bằng việc áp dựng 3 biên pháp tái sinh rừng chủ yếu sau đây: + Tái sinh tự nhiên: Tái sinh tự nhiên là biện pháp tái sinh hoàn toàn dựa vào điều kiện và yếu tố tự nhiên, không cần những tác động khấc của con người. H iện nay trong thực tiễn người ta th ường áp dụng biện pháp này với tên gọi khoanh nuôi phục hồi rừng. Biện pháp này tỏ ra tiết kiệm, có hiệu quả cao trong trương hợp các điều kiện tài nguyên cho phép, đặc biệt là khi xây dựng các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tuy nhiên, đối với rừng sản xuất khi áp dụng biện pháp này tổ thành rừng và mật độ cây mục đích thường không đáp ứng được mục tiêu kinh doanh. + Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố tự nhiên thuận lợi sẵn có của rừng để tái sinh rừng nhưng có tiến hành them một số taccs động tích cực của con người để nâng cáo chất lượng của rừng tái sinh, phục vụ cho mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Những biện pháp tác động thêm của con ng ười khi áp dụng biện pháp này thường bao gồm: Tra dặm hạt giống, trồng bổ sung cây con, điều chỉnh tổ thành cây rừng 12
  13. Biện pháp này thường đòi hỏi phải đầu tư thêm một số chi phí, nhưng hiệu quả đạt được thường cao, có thể đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của rừng, vì thế biện pháp này cần được áp dụng rộng rãi ở những nơi điều kiện tự nhiên cho phép. + Tái sinh nhân tạo: Tái sinh nhân tạo là biện pháp hoàn toàn dựa vào tác động của con người để trồng các khu rừng mới. Tái sinh nhân tạo cơ thể tiến hành ngay cả ở những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, không thể tiến hành được các biện pháp tái sinh tự nh iên. Biện pháp này thường cho phép tạo được những khu rừng nguyên liệu đảm bảo các yêu cầu cảu công nghệ chế biến lâm sản, tuy nhiên chi phí tạo rừng thường lớn. - Khai thác, vận chuyển lâm sản Khai thác vận chuyển lâm sản là hoạt động tiếp theo của khâu xây dựng rừng, bao gồm các nội dung thu hoạch các sản phẩm lâm sản đã đạt tiêu chuẩn thành thục công nghệ và vận xuất, vận chuyển những sản phẩm này đến nơi gia công chế biến hoặc nơi tiêu thụ. Theo nội dung và tính chất của hoạt động khai thác, người ta chia quá trình khai thác lâm sản thành hai loại sau đây: + Khai thác chính: Khai thác chính là hoạt động thu hoạch các loại lâm sản đã được đầy đủ các tiêu chuẩn thành thục công nghệ, có thể đưa vào gia công chế biến thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường. Khai thác chính có thể áp dụng phương thức khai thác trắng hoặc khai thác chọn. + Khai thác trung gian: Khai thác trung gian là một trong những biện pháp nuôi dưỡng rừng áp dụng cho những khu rừng chưa đạt tiêu chuẩn thành thục với mục đích nâng cao năng suất, chất lượng của rừng. Sản phẩm của khai thác trung gian thường mang tính chất tận dụng. Tuy nh iên, vẫn có thể đưa vào gia công chế biến, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. - Chế biến gỗ và các lâm sản khác Chế biến gỗ và các lâm sản khác là một khâu quan trọng trong bộ phận sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp lâm nghiệp, bao gồm các hoạt động gia công, chế biến nguyên liệu gỗ tròn và các loại lâm sản khác thành các sản phẩm đáp ứng nhu 13
  14. cầu của xã hội. Các hoạt động chế biến lâm sản trong doanh nghiệp lâm nghiệp thường bao gồm: cưa xẻ gỗ, sản xuất đồ mộc, ván nhân tạo, sản xuất dăm, giấy và bột giấy Tổ chức hoạt động chế biến lâm sản trong doanh nghiệp lâm nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ lợi dụng tài nguyên rừng, nâng cao giá trị của hàng lâm sản, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp. Bộ phận sản xuất phụ Sản xuất phụ trong doanh nghiệp lâm nghiệp bao gồm những hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở tận dụng các điều kiện thuận lợi của rừng và đất rừng để tạo việc làm, tăng them thu nhập cho người lao động và cho doanh nghiệp. Các hoạt động sản xuất phụ phổ biến trong doanh nghiệp lâm nghiệp bao gồm: sản xuất nông lâm kết hợp, kinh doanh các lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, chế biến tinh dầu, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp các hoạt động kinh doanh phụ trong doanh nghiệp lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức sản xuất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, kinh doanh toàn diện và lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng. Bộ phận phục vụ s ản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị và tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngh iệp. Bộ phận phục vụ sản xuất trong doanh ngh iệp lâm nghiệp thường bao gồm các hoạt động sau đây: - Hoạt động sửa chữa cơ khí, bao gồm công tác sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, sản xuất và sửa chữa các loại cộng cụ, dụng cụ sản xuất trong doanh nghiệp. - Hoạt động cung cấp vật tư, năng lượng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. - Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng đ ường vận xuất, vận chuyển, hệ thống kho bãi trong phạm vi doanh nghiệp. Bộ phận phục vụ đời sống Với đặc điểm riêng của sản xuất lâm nghiệp, đa số các do anh nghiệp lâm nghiệp phải tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ cho đời sống vật chất cho lực lượng lao động của mình, đồng thời góp phần phục vụ cho dân cư địa phương trong điều kiện địa phương chưa phát triển được các dịch vụ đó. Bộ phận phục vụ đời sống trong 14
  15. doanh nghiệp lâm nghiệp thường bao gồm những hoạt động: Tổ chức nhà ăn tập thể, Nhà trẻ, trường học, y tế, các hoạt động văn hóa tinh thần 1.4.3 Phương hướng hoàn thiện cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp Thường xuyên điều chỉnh, hoàn thiện cơ cấu sản xuất là công việc được đặt ra một cách thường xuyên đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng. Một cơ cấu sản xuất được coi là tối ưu khi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất, tài nguyên được sủ dụng một cách hợp lý và bền vững nhất. Trong doanh nghiệp lâm nghiệp, cơ cấu sản xuất cần được hoàn thiện theo các hướng cơ bản sau đây: - Tạo sự cân đối bền vững giữa khâu xây dựng rừng với khai thác lợi dụng rừng trên cơ sỏ xây dựng được một cơ sở nguyên liệu ổn định, đủ cho nhu cầu phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời phát huy được chức năng phòng hộ của rừng đối vói môi trường sinh thái. - Mở rộng các hoạt động chế biến lâm sản nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng tài nguyên rừng, nâng cao giá trị của lâm sản, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp. - Phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ trên cơ sở lấy ngắn nuôi dài, kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, tạo them việc làm vf thu nhập cho người lao động. - Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế để tổ chức các hoạt động sản xuất, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức các hình thức khoán kinh doanh rừng lâu dài, liên doanh với các hộ gia đình thành viên trong khâu xây dựng rừng . Sơ đồ 1.1: Tổ chức sản xuất của 1 doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh P. Phòng Phòng 15 Phòng Phòng Phòng QLBV kỹ KH TC Tài kinh rừng thuật vậtt tư HC vụ doanh
  16. 1.5 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 1.5.1 Nguyên tắc xây dựng bộ máy 1.5.1.1 Thống nhất mục đích của tổ chức. Một mục đích chỉ tập hợp được sự hợp tác khi những người tham gia hiểu được bản chất và mối quan hệ mật thiết của mục đích đó là đối tượng của sự hợp tác. Chú ý : Cần phân biệt rõ mục đích của tổ chức và động cơ cá nhân. Mục đích của tổ chức là đối tượng của sự hợp tác, là cái bên ngoài, không thuộc cá nhân và là khách quan. Còn động cơ cá nhân là cái nội tại, là chủ quan, có những lợi ích riêng, động cơ riêng . 1.5.1.2 Bộ máy tổ chức phải gắn với mục tiêu và phục vụ triệt để cho thực hiện mục tiêu . Nguyên tắc này khẳng định: Bao giờ bộ máy tổ chức cũng phải phù hợp với mục tiêu, từ mục tiêu mà đặt ra cấu trúc bộ máy, bao gồm : Cấu trúc các thành phần bộ máy, cách vận hành, con người chỉ huy, phối hợp, xác định động lực thúc đẩy . 1.5.1.3 Hiệu quả. Bộ máy của tổ chức phải được xây dựng trên nguyên tắc chuyên, tinh, gọn, nhẹ và giảm thiểu mọi chi phí. 1.5.1.4 Cân đối. Bộ máy của tổ chức phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, giữa chức vụ và quyền hành, cân đối công việc giữa các bộ phận với nhau nh ằm tạo ra sự ổn định vững chắc trong tổ chức. 1.5.1.5 Linh hoạt. Bộ máy của tổ chức không thể cứng nhắc, cố định mà phải năng động, mềm dẻo để thích nghi và ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường. 1.5.1.6 Thứ bậc. Mỗi tổ chức đều có một hệ thống thần kinh của nó, đó là dây chuyền các nhà lãnh đạo sắp xếp theo chuỗi mắt xích thứ bậc từ trên xuống dưới. Việc quản lý diễn ra theo nguyên tắc cấp dưới nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp và nguyên tắc ván cầu. 16
  17. Nguyên tắc ván cầu nhằm hạn chế chuỗi mắt xích quyền lực, tăng cường g iao tiếp thông tin giữa những người đồng cấp. Song chúng ta không tuyệt đối hóa nguyên tắc thứ bậc, vì như vậy sẽ làm tăng sự quan liêu và làm giảm hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, phương pháp ván cầu cũng không thể áp dụng đại trà được, v ì sẽ làm giảm quyền lực quản lý tập trung trong bộ máy tổ chức. 1.5.2 Những hạn chế của quản trị tổ chức và hướng hoàn thiện 1.5.2.1 Những hạn chế của quản trị tổ chức - Quản trị tổ chức hiện tại thường không phù hợp với sự thay đổi của môi trường. - Không xác định rõ quan hệ về quyền hành và trách nhiệm. - Không ủy quyền, hoặc ủy quyền cho cấp quản trị không hiệu quả . - Tách rời hệ thống thông tin với hệ thống quyền hành. - Quyền hành ít kèm với trách nhiệm và ngược lại. - Áp dụng định chế tham mưu không rõ ràng. - Trùng lặp chỉ huy. - Tổ chức bộ máy cồng kềnh. - Ít quan tâm đến công tác cải tiến tổ chức bộ máy. 1.5.2.2 Hoàn thiện quản trị tổ chức. - Phương hướng quan trọng của hoàn thiện quản trị tổ chức là xác định mục tiêu tổ chức một cách chính xác và từ đó xây dựng bộ máy tổ chức thích hợp. - Thực hiện nghiêm ngặt chế độ một thủ trưởng. - Tổ chức rõ ràng mối quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm. - Cải tiến tổ chức là để quản trị có hiệu quả hơn. - Cơ cấu bộ máy của tổ chức phải được tất cả mọi người trong tổ chức thông hiểu. - Khi điều chỉnh không được bỏ sót chức năng quản trị nào, càng không để tình t rạng cùng một chức năng lại được giao cho nh iều bộ phận thực hiện. - Các mối quan h ệ phụ thuộc của các bộ phận và nhân viên thừa hành nhất th iết phải được xác định rõ ràng, mỗi nhân viên có một chỉ huy trực tiếp để nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả công việc. 1.5.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 1.5.3.1 Cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định: 17
  18. Là một loại cơ cấu tổ chức quản trị không có mô hình cụ thể. Nó chỉ dựa vào cách tiếp cận theo hoàn cảnh, tiếp cận ngẫu nhiên, cho nên không có một cơ cấu tổ chức QT tối ưu cho mọi DN. - Ðể xây dựng một cơ cấu tổ chức quản trị doanh ngh iệp phù hợp phụ thuộc vào: công nghệ, tính ổn định của môi trường và các nhân tố tác động khác. - Cách tiếp cận này, các biến sau khác nhau đều ảnh hưởng tới hình thành cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp: + Chiến lược của DN + Mục tiêu của DN + Tính ổn định của môi trường. + Tình hình công nghệ. + Môi trường văn hóa. + Sự khác biệt giữa các bộ phận của DN + Qui mô DN. + Phương pháp và kiểu QT + Ðặc điểm của lực lượng lao động. - Ðể xây dựng, hình thành cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp: + Phải đánh g iá các biến này, sau đó mới lựa chọn tìm kiếm các mô hình phù hợp. + Các biến này là động , hay thay đổi nên phải có những phân tích định kỳ về các biến và đánh giá xem cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp có phù hợp hay không. 1.5.3.2 Cơ cấu trực tuyến: Ðặc điểm của loại cơ cấu này là mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức được thực hiện một đường thẳng: Người thừa hành chỉ nhận và thừa hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Người phụ trách chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của những người dưới quyền mình. Ưu điểm: + Kiểu cơ cấu này thích hợp với chế độ một thủ trưởng, 18
  19. + Tăng cường trách nhiệm cá nhân, tránh tình trạng người thừa hành phải thi hành những chỉ thị, mệnh lệnh khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau của người phụ trách. Nhược điểm: + Mỗi thủ trưởng phải có kiến thức toàn diện, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. + Nó không tận dụng được các chuyên gia có trình độ cao về từng chức năng quản trị. Trong thực tế, nó ít được sử dụng, nếu có thì chỉ ở DN có qui mô và phạm vi hẹp. 1.5.3.3 Cơ cấu chức năng: Ðặc điểm của kiểu cơ cấu này là cho phép cán bộ phụ trách của phòng chức năng có quyền ra các mệnh lệnh và các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ. Ưu điểm: + Nó thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, + Giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn. + Giảm bớt gánh nặng cho cán bộ chỉ huy chung của DN. Nhược điểm: + Vi phạm chế độ một thủ trưởng. + Dễ sinh ra tình trạng thiếu trách nhiệm rõ ràng, thiếu kỷ luật chặt chẽ. 1.5.3.4 Cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng: Là kiểu cơ cấu kết hợp hai kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng trên. Người thủ trưởng được sự giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp, nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về thủ trưởng. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã qui định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến, đặc biệt cần nhấn mạnh: các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất. 19
  20. Kiểu cơ cấu này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. 1.5.3.5 Cơ cấu quản trị phi hình thể: - Ðặc điểm của kiểu cơ cấu này là trong các nhó m nhân viên có những người nổi bật lên không phải do tổ chức chỉ định. - Họ được anh em suy tôn coi là thủ lĩnh và ý kiến của họ có ảnh hưởng rất lớn đến các nhóm nhân viên. Vì vậy, nhà kinh doanh cần phát hiện ra những người này và tác động vào họ nhằm thu hút được những nhóm nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. 1.6 CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP. 1.6.1. Phương pháp phân quyền. Là phương pháp lãnh đạo tốt nhất để giám đốc duy trì và phát triển một tổ chức. Phân quyền thực chất là sự ủy quyền định đoạt của giám đốc cho cấp dưới. Có 4 hình thức phân quyền. - Phân quyền dọc : Là quy ền định đoạt cho cấp dưới theo phương pháp quản lý trực tuyến . - Phân quyền ngang : Là quyền định đoạt được chia theo cấp chức năng phù hợp với các phòng ban khác nhau. - Phân quyền chọn lọc : Một số công việc thật quan trọng do giám đốc quyết định, còn một số bộ phận công việc khác giao cho bộ phận khác đảm nhận. - Phân quyền toàn bộ : Một cấp quản trị có quyền quyết định toàn bộ công việc trong khung giới hạn nhất định. Chú ý : - Phân quyền không có nghĩa là chia quyền - Sau phân quyền giám đốc không được thông tin trở lại là điều cực kỳ sai lầm và không được coi phân quyền là khoán trắng cho cấp dưới, phó mặc cho cấp dưới mọi quyền định đoạt mà không có thông tin phản hồi. - Phân quyền là phương pháp quản lý khoa học của giám đốc để giải phóng g iám đốc khỏi những việc mà người dưới quyền có thể làm được. 1.6.2. Phương pháp hành chính. 20
  21. - Là phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng những chỉ thị, mệnh lệnh mang tính bắt buộc, cưỡng bức, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như về an toàn lao động, bảo hộ lao động, nội quy - Phương pháp này không mâu thuẫn với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính, tập trung quan liêu bao cấp - Sử dụng phương pháp hành chính đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nắm vững các yêu cầu sau : + Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả khi quyết định có căn cứ khoa họ c được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Khi đưa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc tính toán đến mọi loại lợi ích + Chỉ ra quyết định khi có đầy đủ thông tin. + Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt quy ền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định. Tóm lại : Phương pháp hành chính là hoàn toàn cần thiết, không có phương pháp hành chính thì không thể lãnh đạo hệ thống doanh nghiệp có hiệu quả. Điều đó cũng tương tự như quản lý một đất nước mà không có luật pháp thì không làm sao quản lý nổi. 1.6.3 Phương pháp kinh tế. Là sử dụng hình thức tiền lương, tiền thưởng và những công cụ động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế, kích thích người lao động thực hiện mục tiêu quản lý mà không cần sử dụng mệnh lệnh hành chính từ cấp trên đưa xuống. - Việc áp dụng phương pháp này không chỉ chú ý đến thưởng mà còn chú ý đến phạt, đồng thời cũng tính đến hiệu quả của ph ương pháp kinh tế mang lại. - Phải đảm bảo 3 lợi ích : Lợi ích của ng ười lao động, doanh nghiệp và Nhà nước. 1.6.4 Phương pháp tổ chức giáo dục. - Là phương pháp sử dụng hình thức liên kết những cá nhân và tập thể theo những tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra trên cơ sở phân tích và động viên tính tự giác, khả năng hợp tác của từng cá nhân. - Phương pháp giáo dục dựa tren cơ sỏ vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục tức là làm cho con người phân biệt được phải – 21
  22. trái, đúng – sai, lợi – hại, đẹp – xấu, thiện – ác, từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và gắn bó với doanh nghiệp. - Phương pháp giáo dcj thường xuy ên sử dụng kết hợp các phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sát đến từng người lao động, đây là một trong những bí quyết thành công của nhiều nhà lãnh đạo. - Tổ chức ở đây thể hiện trong nhiều lĩnh vực : Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức lao động, tổ chức liên kết giữa cá thể của quản lý, tổ chức thông tin trong quản lý. - Nó là hình thức động viên bằng vật chất và tinh thần. Giáo dục gắn sự ham muốn làm giàu chính đáng cho cá nhân, cho doanh nghiệp và cho xã hội. 1.6.5 Phương pháp tâm lý xã hội. - Là phương pháp hướng những quyết định đến các mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người. - Tạo không gian cho họ làm việc, không gian tư duy sáng tạo. - Là phương pháp mà nó được áp dụng rộng rãi trong quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi giám đốc phải đi sâu tìm hiểu để nắm được tâm tư nguyện vọng sở trường của những người lao động. Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí, sử dụng họ nhằm phát huy hết tài năng, sáng tạo của họ. 22
  23. Chương II CÔNG TÁC CHUẨN B Ị VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP 2.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 2.1.1 Nội dung công tác chuẩn bị sản xuất trong doanh nghiệp 2.1.1.1 Đặc điểm của công tác chuẩn bị sản xuất trong doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, công tác chuẩn bị sản xuất có những đặc điểm cơ bản sau: - Công tác chuẩn bị sản xuất nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động sản xuất một cách thuận lợi. - Công tác chuẩn bị sản xuất phải được tiến hành trước khi triển khai các hoạt động sản xuất. - Nội dung, quy mô, tính chất của công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của từng hoạt động sản xuất cụ thể. - Chất lượng ccuar công tác chuẩn bị sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng của các hoạt động sản xuất. 2.1.1.2 Nội dung công tác chuẩn bị sản xuất trong doanh nghiệp Giai đoạn I: Chuẩn bị về mặt sản phẩm Trong giai đoạn này, công tác chuẩn bị sản xuất phải giải quyết các nội dung sau đây: + Xác định phương án sản phẩm Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải xác định được phương án sản phẩm sẽ sản xuất trong kỳ tới. Nội dung này cần làm rõ các điểm chi tiết cuả từng sản phẩm như tên của các sản phẩm sẽ sản xuất, những thông số kỹ thuật của sản phẩm (kết cấu, tính chất cơ lý, hình dạng, màu sắc ) + Thiết kế sản phẩm: Công tác thiết kế sản phẩm giải quyết những vấn đề sau: Tạo các phác thảo kỹ thuật với yêu cầu tìm ra cách giải quyết hợp lý các vấn đề kỹ thuật để đảm bảo các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Xây dựng tài liệu thiết kế gốc làm căn cứ cho việc tổ chức sản xuất, kiểm tra chất lượng sản ph ẩm. 23
  24. Chế thử sản phẩm mẫu để phát hiện và khắc phục những vấn đề thiếu sót về mặt thiết kế. Việc chế thử sản phẩm mẫu thường được tiến hành tại khu thí nghiệm của doanh nghiệp. Sản xuất thử một số lượng sản phẩm nhất định trong điều kiện sản xuất bình thường của phân xưởng. Kết quả của sản xuất thử được sử dụng để thiết kế công nghệ, tính toán các phương án kinh tế kỹ thuật của sản xuất và điều chỉnh thiết kế gốc nếu cần. Khi tiến hành thiết kế sản phẩm, các nhà quản lý sản xuất cần đánh giá sản phẩm cả về mặt kỹ thuật và kinh tế để xây dựng và lựa chọn phương án sản phẩm tối ưu cho doanh ngh iệp. Giai đoạn II: Chuẩn bị về công nghệ sản xuất Sau khi có phương án sản phẩm, công việc chuẩn bị tiếp theo phải là làm chuẩn bị về mặt công nghệ sản xuất. Chuẩn bị về mặt công nghệ gồm các hoạt động chuẩn bị các điều kiện về mặt kỹ thuật, thiết bị, tổ chức, nhân sự, . Để triển khai thực hiện quá trính sản xuất sản phẩm. Nội dung của công tác chuẩn bị về mặt công nghệ bao gồm các hoạt động sau: + Thiết kế quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm. - Xác định các bước công việc và thứ tự thực hiện chúng - Quy định các phương pháp gia công cho từng bước công việc - Lựa chọn và lắp đặt các thiết bị và dụng cụ sản xuất cần sử dụng - Lựa chọn và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân sản xuất - Quy định các thông số kỹ thuật sản xuất cho từng bước công việc và từng công đoạn sản xuất. + Thiết kế và chế tạo các trang bị công nghệ và các dụng cụ gá lắp. Giai đoạn III: Chuẩn bị về mặt tổ chức Công tác chuẩn bị về mặt tổ chức nhằm tạo các điều kiện để phối hợp một cách nhịp nhàng, cân đối các yếu tố của quá trình sản xuất, bao gồm: - Tiến hành tổ chức và phân công lao động tại các nơi làm việc - Xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương phục vụ cho công tác quản lý sản xuất. 24
  25. - Tổ chức phương án cung ứng, bảo quản, cấp phát nguyên nhiên vật liệu. - Tổ chức hệ thống kho trung gian và vận chuyển nội bộ, công tác kiểm tra, nghiệm thu 2.1.2 Nội dung công tác chuẩn bị sản xuất trong trong khâu xây dựng rừng 2.1.2.1 Thiết kế kỹ thuật lâm sinh - Điều tra thực địa để xác định chính xác diện tích, trạng thái thực bì, độ dốc, điều kiện thổ nh ưỡng và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác của khu vực sản xuất. - Xác định biện pháp lâm s inh thích hợp cần tiến hành. Việc xác định biện pháp lâm sinh hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và các điều kiện tự nhiên của khu vực sản xuất. Khi xác định biện pháp lâm sinh áp dụng, cần nêu rõ những thông số chủ yếu của biện pháp. Ví dụ khi quyết định biện pháp áp ụng là trồng rừng mới cần nêu rõ các thông số: Loài cây trồng , mật độ trồng cây, phương pháp xử lý thực bì, phương pháp làm đất, phương pháp trồng cây, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng rừng . - Tính toán nhu cầu về các nguồn lực cần thiết cho việc áp dụng biện pháp lâm sinh như số lượng cây con, phan bón, số lượng lao động - Lập dự toán chi phí sản xuất cho từng đơn vị diện tích và cho toàn bộ khu vực sản xuất. Dự toán chi phí sản xuất khâu lâm sinh phải được lập theo từng biện pháp, cho từng đơn vị diện tích và sau đó tổng hợp cho toàn bộ khu vực sản xuất. Dự toán được lập theo nh ững quy định thống nhất của Nhà nước và được dùng để chuẩn bị nguồn tài chính cho sản xuất. - Lập kế hoạch triển khai các hoạt động của biện pháp, cần chú ý đặc biệt đến các hoạt động mang tính thời vụ của biện pháp lâm sinh. Công tác thiết kế kỹ thuật các biện pháp lâm sinh trong doanh nghiệp lâm nghiệp có thể tổ chức theo 2 hướng chính sau: - Tổ chức riêng một bộ phận chuyên nghiệp làm công tác thiết kế kỹ thuật để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. - Ký kết các hợp đồng thuê các tổ chức bên ngoài làm dịch vụ thiết kế kỹ thuật. hướng tổ chức này tỏ ra kinh tế hơn đối với những doanh nghiệp có khối lượng công tác khâu lâm sinh không lớn. 25
  26. 2.1.2.2 Chuẩn bị hạt giống cây con cho sản xuất Với những đặc điểm riêng của sản xuất lâm ngh iệp, cây con và hạt giống cần phải được chuẩn bị khá lâu trước khi tiến hành trồng rừng. Cây con cho trồng rừng thường được sản xuất tại các vườn ươm. Nhìn chung ttrong doanh nghiệp lâm ngh iệp có thể tổ chức sản xuất cây con tren những loại vườn ươm sau: - Vườn ươm cố định - Vườn ươm tạm thời Về mặt tổ chức các doanh nghiệp lâm ngh iệp quy mô lớn thường tổ chức các đội gieo ươm chuyên nghiệp để thực hiện quá trình sản xuất cây con, hạt giống để không những phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp mà còn cung cấp cho nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân khác. Bên cạnh việc tự tổ chức sản xuất cây con, các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể ký hợp đồng cung cấp cây con, hạt giống với các đơn vị chuyên làm dịch vụ về lĩnh vực này, như các công ty giống cây trồng, các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao kỹ thật lâm ngh iệp 2.1.3 Nội dung chuẩn bị s ản xuất trong trong khâu khai thác lâm sản 2.1.3.1 Xây dựng bản thiết kế khu khai thác Bản thiết kế khu khai thác là một tài liệu quan trọng để chỉ đạo tổ chức sản xuất trong một số trường hợp , nó còn là tài liệu phải trình duyệt các cấp có thẩm quyền để xin giấy phép khai thác rừng. Khi xây dựng bản thiết kế khu khai thác cần phải tiến hành các nội dung sau: - Xây dựng bản đồ địa hình khu vực khai thác - Tính toán các chỉ tiêu và lập các bản thuyết minh trong thiết kế kỹ thuật khu khai thác như: diện tích, trữ lượng, sản lượng khu khai thác, phương pháp khai thác, vận xuất, vận chuyển . - Tính toán thuyết minh các thông tin về các công trình kiến trúc cần xây dựng hoặc sửa chữa trong khu khai thác gồm: hệ thống đường xá, hệ thống bến bãi - Lựa chọn máy móc thiết bị, công cụ lao động cần dùng trong quá trình khai thác 26
  27. - Tính toán các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính trong quá trình khai thác 2.1.3.2 Chuẩn bị hiện trường khu khai thác - Xác định ranh giới và quy định trình tự trong khu khai thác - Bài cây theo đúng thiết kế đã được duyệt - Phát luỗng dây leo, bụi rậm trong khu khai thác - Xây dựng, sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển hệ thống bến bãi lâm sản Sau khi chuẩn bị xong hiện trường khu khai thác mới tiến hành bàn giao cho các bộ phận sản xuất để tiến hành các hoạt động khai thác lâm sản. 2.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT Công tác phục vụ sản xuất nhằm đảm bảo các điều kiện kỹ thuật tốt và các điều kiện thuận lợi khác để hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng đồng thời tiết kiệm các chi phí sản xuất. 2.2.1 Sửa chữa máy móc thiết bị Sửa chữa máy móc thiết bị được coi là nội dung quan trọng nhất của công tác phục vụ sản xuất. Máy móc thiết bị là bộ phận rất quan trọng trong số các tư liệu sản xuất của doanh nghiệp, h iệu suất và chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả cảu cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy công tác tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị có vai trò rất lớn đối với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có hai chế độ tổ chức công tác sửa chữa máy móc thiết bị trong doanh nghiệp là sửa chữa theo s ự cố và sửa chữa bảo dưỡng dự phòng theo kế hoạch. 2.2.1.1 Chế độ sữa chữa bảo dưỡng dự phòng theo kế hoạch Đặc điểm của chế độ sửa chữa bảo dưỡng dự phòng theo kế hoạch - Công tác bảo dưỡng sửa chữa được tiến hành theo một lịch trình đã định sẵn. - Công tác sửa chữa bảo dưỡng lấy dự phòng ngăn ngừa làm phương châm chính trong tổ chức thực hiện công việc. - Nội dung công tác bảo dưỡng sửa chữa thường được xác định trước khi tiến hành. Nội dung của công tác sửa chữa bảo dưỡng dự phòng theo kế hoạch. + Kiểm tra chăm sóc kỹ thuật hàng ngày. 27
  28. + Bảo dưỡng máy móc thiết bị: bao gồm việc theo dõi tình hình sử dụng và tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị, điều chỉnh kịp thời những sai lệch nhỏ trong hoạt động của thiết bị, đảm bảo các chế độ về bôi trơn của thiết bị Việc tiến hành công tác bảo dưỡng đúng theo quy định có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt cho thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. + Sửa chữa máy móc thiết bị: gồ m những hoạt động nhằm khắc phục các hao mòn, hỏng hóc, phục hồi các tính năng công tác của máy móc thiết bị, công tác sửa chữa máy móc thiết bị được chia làm 3 cấp là sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn. Các phương pháp tiến hành sửa chữa máy móc thiết bị Công tác sửa chữa máy móc thiết bị có thể được thực hiện theo hai phương pháp là sửa chữa ngay trên bệ máy và thay thế cụm chi tiết. Tổ chức công tác sửa chữa, bảo dưỡng trong doanh nghiệp Để triển khai thực hiện các hoạt động sửa chữa máy móc thiết bị, các doanh nghiệp thường tổ chức một bộ phận chuyên nghiệp để thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa nhỏ và vừa cho hệ thống máy móc thiết bị của mình, còn các hoạt động sửa chữa lớn thường tiến hành theo cách ký kết hợp đồng với các xưởng lớn có đủ điều kiện thực hiện. 2.2.1.2 Chu kỳ sữa chữa của máy móc thiết bị Chu kỳ sửa chữa của máy móc thiết bị là khoảng thời g ian theo lịch giữa 2 lần sửa chữa lớn kế tiếp nhau. Kết cấu chu kỳ sửa chữa của máy móc thiết bị Kết cấu một chu kỳ sửa chữa của máy móc thiết bị có thể được mô tả theo biểu thức sau đây: Tcksc = Tct + Tsc + Tnv Trong đó: Tcksc thời gian của chu kỳ sửa chữa Tct thời gian công tác của máy móc thiết bị trong chu kỳ sửa chữa Tsc thời gian thiết bị phải ngừng làm việc để đưa vào sửa chữa Tnv thời gian thiết bị ngừng việc theo chế độ nghỉ lễ, chủ nhật của công nhân 28
  29. + Thời gian công tác (Tct) Thời gian công tác trong một chu kỳ sửa chữa là khoảng thời gian thiết bị thực tế làm việc kể từ lần sửa chữa lớn này đến lần sửa chữa lớn kế tiếp. Thời gian công tác trong chu kỳ sửa chữa phụ thuột vào tính năng kỹ thuật và chế độ sử dụng của từng loại thiết bị, được xác định theo công thức sau: T0 Tct W.caK ca Trong đó: Tct thời gian công tác của thiết bị trong một chu kỳ sửa chữa, tính bằng ngày To định gạch sửa chữa lớn của thiết bị, là định mức khối lượng công tác của thiết bị giữa 2 lần sửa chữa lớn liên tiếp của thiết bị, được lấy theo quy định của nhà sản xuất. Wca định mức năng suất trong một ca của thiết bị Kca hệ số ca làm việc của thiết bị + Thời gian sửa chữa trong kỳ (Tsc) Thời gian sửa chữa trong chu kỳ là khoảng thời gian thiết bị phải ngừng việc để tiến hành các hoạt động sửa chữa bảo dưỡng các cấp Thời gian ngừng việc để sửa chữa trong chu kỳ sửa chữa được tính theo biểu thức sau: n Tsc  N i. t sci i 1 Trong đó: Tsc thời gian ngừng việc để sửa chữa trong một chu kỳ tsci định mức thời gian ngừng việc cho một lần sửa chữa bảo dưỡng cấp i Ni số lần sửa chữa bảo dưỡng cấp i Số lần sửa chữa bảo dưỡng từng cấp Ni được tính theo biểu thức sau: T0 NNi  ch Ti Trong đó: 29
  30. To định ngạch sửa chữa lớn Ti định ngạch sửa chữa bảo dưỡng cấp i  Nch tổng số lần sửa chữa bảo dưỡng ở cấp cao hơn cấp i + Thời gian ngừng việc theo chế độ Thời gian ngừng việc theo chế độ t rong chu kỳ sửa chữa cảu thiết bị bao gồm những ngày nghỉ lễ, ngh ỉ cuối tuần theo quy định trong chế độ sử dụng lao động. Trong thực tế thời gian ng ừng việc theo chế độ được quy định cho một năm theo lịch, thường không trùng với thời gian của một chu kỳ sửa chữa cảu máy móc thiết bị, do đó người ta thường phải tính đổi thông qua hệ số thời gian theo lịch. Hệ số thời gian theo lịch là tỷ lệ giữa số ngày theo lịch với số ngày làm việc theo chế độ quy định. Hệ số được tính như sau: 365 Kli 365 Tlcn Trong đó: Tlcn là tổng số ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần theo quy định Sau khi tính được hệ số Kli, công thức kết cấu của chu kỳ sửa chữa máy móc thiết bị sẽ là: Tcksc = (Tct + Tsc ). Kli 2.2.1.3 Hệ số chu kỳ sữa chữa Hệ số chu kỳ sửa chữa cảu máy móc thiết bị là tỷ số giữa thời gian theo lịch của một năm với thời gian của một chu kỳ sửa chữa. Tli 365 Hcksc TTcksc cksc 2.2.1.4 Tính toán một số chỉ tiêu chi phí cho sửa chữa máy móc thiết bị Nhóm chỉ tiêu về hao phí lao động cho sửa chữa bảo dưỡng Tổng hao phí lao động cho công tác sửa chữa bảo dưỡng cả chu kỳ n LNLck  i. i i 1 Trong đó: Lck tổng hao phí lao động cho sửa chữa bảo dưỡng cả chu kỳ 30
  31. Ni số lần sửa chữa bảo dưỡng cấp i Li định mức hao phí lao động cho một lần chu kỳ sửa chữa, bảo dưỡng cấp i Hao phí lao động cho sửa chữa thường xuyên cả chu kỳ n Ltc  N i . Li L0 i 1 Trong đó: Ltc lượng hao phí lao động cho sửa chữa thường xuyên cả chu kỳ Lo định mức hao phí lao động cho một lần sửa chữa lớn Lượng lao động hao phí cho sửa chữa thường xuyên tính cho một ca máy Ltc Ltca TKct. ca Trong đó: Ltca lượng hao phí lao động cho sửa chữa thường xuyên tính cho một ca máy làm việc (giờ công/ ca máy) Tct thời gian công tác trong chu kỳ sửa chữa Kca hệ số ca làm việc của thiết bị Lượng lao động hao phí cho sửa chữa thường xuyên tính cho 1000T/km hàng luân chuyển Ltc Ltq .1000 T0  qtk  Trong đó: Ltq lượng lao động hao phí cho sửa chữa thường xuyên tính cho 1000T/km hàng luân chuyển (giờ công/ 1000T/km) To định ngạch sửa chữa lớn  hệ số lợi dụng quãng đường qtk trọng tải thiết kế  hệ số lợi dụng trọng tải cảu thiết bị Nhóm chỉ tiêu về chi phí bằng tiền cho sửa chữa bảo dưỡng Tổng chi phí bằng tiền cho công tác sửa chữa cả chu kỳ 31
  32. n CPtc  N i. CP i i 1 Trong đó: CPtc tổng chi phí bằng tiền cho sửa chữa bảo dưỡng cả chu kỳ Ni số lần sửa chữa bảo dưỡng cấp i CPi định mức chi phí bằng tiền cho một lần chu kỳ sửa chữa bảo dưỡng cấp i Chi phí bằng tiền cho sửa chữa thường xuyên cả chu kỳ n CPtc  N i. CP i CP0 i 1 Trong đó: CPo là định mức chi phí bằng tiền cho một lần sửa chữa lớn Chi phí bằng tiền cho sửa chữa thường xuyên tính cho một ca máy CP CP tc tca TKct. ca Trong đó: CPtca chi phí bằng tiền cho sửa chữa thường xuyên tính cho 1000T/km hàng luân chuyển (đồng/1000T/km) Tct thời gian công tác trong chu kỳ sửa chữa Kca hệ số ca làm việc của thiết bị Chi phí bằng tiền cho sửa chữa thường xuyên tính cho 1000 T/km hàng luân chuyển Chỉ tiêu này thường tính cho các loại ph ương tiện vận tải theo công thức sau đây: CP CP tc .1000 tq T0  qtk  Trong đó: CPtq chi phí bằng tiền cho sửa chữa thường xuyên tính cho 1000T/km hàng luân chuyển (đồng/ 1000T/km) To định ngạch sửa chữa lớn  hệ số lợi dụng quãng đường qtk trọng tải thiết kế 32
  33.  hệ số lợi dụng trọng tải của thiết bị Thông thường người ta chỉ cần tính toán các chỉ tiêu chi phí cho cả chu kỳ sửa chữa. khi muốn tính các chỉ tiêu này cho năm kế hoạch, người ta chỉ việc nhân chỉ tiêu tương ứng với hệ số chu kỳ sửa chữa (Hcksc) 2.2.2 Tổ chức vận chuyển trong doanh nghiệp 2.2.2.1 Nội dung hoạt động vận chuyển trong doanh nghiệp Vận chuyển trong doanh nghiệp là hoạt động di chuyển về mặt không gian đối với các loại vật tư, hàng hóa nhằm phục vụ cho các yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động vận chuyển trong doanh ngh iệp được chia làm 2 loại là vận chuyển nội bộ doanh nghiệp và vận chuyển ngoài doanh ngh iệp. Hoạt động vận chuyển không trực tiếp tạo ra g iá trị của sản phẩm mà chỉ tạo điều kiện để tổ chức quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vì vậy một mặt nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác cần hạn chế đến mức tối thiểu khối lượng vận chuyển trong và ngoài doanh nghiệp. 2.2.2.2 Các phương pháp tổ chức hoạt động vận chuyển trong doanh nghiệp. Tổ chức vận chuyển nội bộ doanh nghiệp Bao gồm việc vận chuyển các loại vật tư hàng hóa giữa các nơi làm việc và các kho bãi của doanh nghiệp. Các phương tiện vận chuyển nội bộ thường mang tính đặc thù của công nghệ sản xuất và mang tính chuyên dùng cao. Việc tổ chức vận chuyển nội bộ doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của sản xuất, đặc điểm của hệ thống kho tàng, trình độ đồng bộ của hệ thống thiết bị và khả năng về tài chính của doanh nghiệp. Thông thường đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, sản xuất liên tục, ổn định, người ta thường lắp đặt hệ thống vận chuyển nội bộ kiểu băng truyền để đảm bảo nhịp điệu sản xuất thích hợp, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Tùy theo đặc điểm của đố i tượng vận chuyển nội bộ mà ng ười ta có thể sử dựng những phương tiện vận chuyển nội bộ chuyên dùng như: xe nâng, cần cẩu, hệ thống đường goong, ống dẫn, tời 33
  34. Tổ chức vận chuyển bên ngoài doanh nghiệp Tổ chức bộ phận vận chuyển riêng cảu doanh ngh iệp Thuê ngoài vận chuyển 2.3 TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP 2.3.1 Tổ chức sản xuất trong xây dựng rừng 2.3.1.1 Đặc điểm sản xuất trong khâu xây dựng rừng Giai đoạn xây dựng rừng được bắt đầu từ khi chuẩn bị đất và cây con đến khi rừng đủ tiêu chuẩn thành thục công nghệ sẵn sang đưa vào khai thác các loại lâm sản phục vụ cho nhu cầu xã hội. Giai đoạn này có đặc điểm chủ yếu sau đây: - Khâu xây dựng rừng có đối tượng lao động là cây rừng, vì thế chu kỳ sản xuất trong khâu xây dựng rừng rất dài, có thể tới hàng chục năm. Đây là một đặc điểm rất đặc trưng và có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác tổ chức sản xuất trong khâu xây dựng rừng. - Trong khâu xây dựng rừng quá trình sản xuất diễn ra trên cơ sở xen kẽ giữa quá trình tự nh iên với quá trình lao động, trong đó quá trình tự nhiên giữ vai trò quyết định - Hoạt động sản xuất trong khâu xây dựng rừng mang tính thời vụ sâu sắc, do vậy có những khó khăn thách thức cho công tác tổ chức lao động tổ chức sản xuất. - Địa bàn sản xuất trong khâu xây dựng rừng thường ở ngoài trời, nơi có địa hình phức tạp, chịu anhar h ưởng của thời tiết, gây khó khăn trở ngại cho hoạt động của con người và máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất. - Địa bàn sản xuất trong khâu xây dựng rừng thường xen kẽ với khu dân cư nên công tác quản lý bảo vệ rừng rất khó khăn phức tạp. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung và phương pháp tổ chức sản xuất trong khâu xây dựng rừng vì thế cần được đặc biệt lưu ý trong quá trình tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp. 2.3.1.2 Nội dung công tác trong khâu xây dựng rừng Theo tính chất công nghệ sản xuất, giai đoạn xây dựng rừng gồ m việc điều tra quy hoạch rừng, xây dựng các phương án kinh doanh, tái sinh rừng, quản lý bảo vệ rừng và bàn giao rừng cho khai thác. 34
  35. Điều tra quy hoạch rừng và xây dựng phương án kinh doanh rừng. Rừng và đất rừng là tư liệu sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp lâm ngh iệp, người quản lý phải nắm vững tư liệu sản xuất chính của mình để tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh . Hoạt động điều tra rừng nhằm thống kê tình h ình và diễn biến tài nguyên rừng trên cơ sở đó đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Hoạt động điều tra quy hoạch rừng gồm hai nội dung sau đây: - Điều tra cơ bản nhằm phục vụ cho việc xác định phương hướng kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp. - Điều tra kinh doanh nhằm xác định các chỉ tiêu về vốn rừng, xác định ranh giới các tiểu khu, khoảnh, mạng lưới đường sá, đặc biệt phải đánh giá lại hiệu quả mà các biện pháp kinh doanh đã dự kiến trong bước điều tra cơ bản nhằm xây dựng các biện pháp kinh doanh rừng một cách khoa học. Phương án kinh doanh rừng là tập hợp các biện pháp kinh tế - kỹ thuật – kinh doanh tổng hợp trên toàn bộ diện tích rừng của doanh nghiệp. Xây dựng phương án kinh doanh rừng là xây dựng một hệ thống phương án điều chế cho toàn bộ diện tích rừng và sử dụng đất rừng của doanh ngh iệp lâm nghiệp. Nội dung công việc xây dựng phương án kinh doanh rừng bao gồm: Bố trí mặt bằng sản xuất, xác định các giải pháp lâm sinh, xác định tiến độ hợp lý để thực hiện các giải pháp lâm sinh, tính toán nhu cầu các yếu tố sản xuất cần thiết để thực hiện phương án. Phương án kinh doanh rừng là cơ sở để xây dựng kế hoạch hàng năm và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. Công tác tái sinh rừng. - Tái sinh tự nhiên - Xúc tiến tái sinh tự nhiên - Tái sinh nhân tạo Hoạt động trồng rừng mới bao gồm các nội dung công việc sau đây: - Chuẩn bị giống và cây con. - Trồng cây, bao gồm các công việc thiết kế trồng rừng, phát dọn thực bì, làm đất, trồng cây, trồng dặm và ngh iệm thu rừng trồng. có hai phương án trồng 35
  36. rừng chủ yếu là trồng bằng cây con (có bầu hoặc rễ trần) và trồng rừng bằng gieo hạt thẳng - Chăm sóc rừng trồng tiến hành từ ngay sau khi trồng cho đến khi rừng khép tán bao gồm các công việc phát quang thực bì , làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa cành, tỉa chồi,. - Nuôi dưỡng rừng trồng nhằm nâng cao chất lượng và bảo đảm năng suất của rừng trồng. Thời gian nuôi dưỡng rừng trồng kéo dài từ khi rừng khép tán cho đến trước khi khai thác. Công tác quản lý bảo vệ rừng. Quản lý bảo vệ rừng là công việc làm thường xuy ên kéo dài trơn suốt quá trình xây dựng rừng. Nội dưng công tác quản lý bảo vệ rừng gồm 3 loại biện pháp: phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chống cháy rừng và phòng chống thú rừng và cong người phá hoại rừng. Công tác chuẩn bị đưa rừng vào khai thác. Khi rừng đạt tiêu chuẩn thành thục công nghệ, cần tiến hành làm các thủ tục để chuẩn bị đưa rừng vào khai thác. Theo quy định hiện nay công tác này gồm các hoạt động sau đây. - Thiết kế khai thác - Giao rừng cho bộ phận khai thác - Kiểm tra việc thực hiện quy trình khai thác Các bộ phận khai thác rừng phải thực hiện các biên pháp đúng nh ư thiết kế và phải chịu sự giám sát của tiểu khu t rưởng, đại diện doanh nghiệp và đại diện các hộ làm rừng. 2.3.1.3 Tổ chức sản xuất trong khâu xây dựng rừng Tổ chức hoạt động điều tra thiết kế. Để tiến hành các hoạt động điều tra, quy hoạch, thiết kế kỹ thuật lâm s inh, các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể lựa chọn một trong số các phương thức sau đây. - Tổ chức một bộ phận riêng của doanh nghiệp (tổ, đội) để chuyên thực hiện công tác điều tra, quy hoạch, thiết kế kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời có thể làm dịch vụ ra bên ngoài. 36
  37. - Ký kết hợp đồng dịch vụ v ới các doanh nghiệp hoặc tổ chức chuyên nghiệp về điều tra, quy hoạch rừng, thiết kế kỹ thuật lâm sinh Tổ chức quản lý rừng và đất rừng trong doanh nghiệp lâm nghiệp. Tổ chức các hoạt động mang tính mùa vụ. Các hoạt động sản xuất trong khâu xây dựng rừng thường diễn ra ở ngoài trời và gắn liền với các thực thể sinh học nên thường mang tính mùa vụ sâu sắc. Tính mùa vụ của các hoạt động trong khâu xây dựng rừng có thể chia làm 2 cấp: - Các hoạt động mang tính mùa vụ nghiêm ngặt: Bao gồm các hoạt động bắt buộc phải tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, nếu tiến hành không đúng tời hạn sẽ thất bại. - Các hoạt động mang tính mùa vụ không nghiêm ngặt: Bao gồm những hoạt động nếu tiến hành không đúng thời hạn sẽ chịu ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm hoặc hiệu quả công việc không cao. Công tác tổ chức sản xuất trong khâu xây dựng rừng cần chú ý đến các điểm sau: - Cần nghiên cứu nắm vững những quy luậtvà đặc điểm diễn biến của thời tiết, khí hậu trong khu vực để có phương án lợi dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của thời tiết, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của chúng. - Cần ưu tiên đặc biệt cho việc bố trí thời gian để tiến hành các hoạt động màn tính mùa vụ nghiêm ngặt, các hoạt động còn lại sẽ bố trí linh hoạt để vừa giảm bớt tính căng thẳng của sản xuất, vừa sử dụng hợp lý năng lực sản xuất của các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Tổ chức khoán kinh doanh rừng lâu dài cho các hộ thành viên. Hiện nay các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể ký kết các hợp đồng khoán với các hộ gia đình thành viên để họ trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh lâu dài theo quy hoach kế hoạch của doanh nghiệp. Các đối tượng sau đây được gọi là hộ thành viên của doanh nghiệp lâm ngh iệp: - Các hộ gia đình đang là CBCNV của doanh nghiệp lâm nghiệp. - Các hộ gia đinh trước đây làm việc tại doanh nghiệp lâm nghiệp nay đã nghỉ hưu, mất sức 37
  38. - Các hộ gia đinh dân cư địa phương cư trú hợp pháp trên địa bàn. - Các cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định Để tổ chức khoán kinh doanh rừng lâu dài cho các hộ thành viên, trước hết doanh nghiệp lâm nghiệp và các hộ thành viên phải cùng thảo luận để xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh rừng thích hợp, sau đó cùng ký kết một bản hợp đồng khoán kinh doanh rừng. Bản hợp đồng khoán kinh doanh rừng lâu dài cần ghi rõ các nội dung chủ yếu sau đây: - Diện tích, ranh giới của lô đất rừng nhận khoán, thời hạn giao khoán (thường kéo dài bằng một chu kỳ kinh doanh rừng). - Quyền hạn và trách nhiệm của từng bên trong quá trình thực hiện hợp đồng - Quy định số lượng, chất lượng và thời hạn của các loại dịch vụ, vật tư, tiền vốn mà doanh nghiệp phải cung cấp cho hộ thành viên. - Quy định mức khoán sản lượng mà hộ gia đình thành viên phải nộp cho doanh nghiệp khi kết thức chu kỳ kinh doanh Khi triển khai các hợp đồng khoán kinh doanh rừng lâu dài, các hộ thành viên có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, trực tiếp quẩn lý bảo vệ rừng cho đến khi rừng được đưa vào khai thác. Doanh nghiệp lâm nghiệp có trách nhiệm thiết kế và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung cấp các loại vật tư cần thiết, cung cấp vốn đầu tư theo đúng phương án đã thống nhất ban đầu. Cuối chu kỳ kinh doanh, các hộ thành viên phải nộp cho doanh nghiệp một lượng sản phẩm theo mức khoán để đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư của mình. Phần sản lượng vượt mức khoán thường để cho các hộ thành viên được hưởng để khuyến khích các hộ nâng cao chất lượng trong quá trình xây dựng rừng. Tổ chức liên doanh trong xây dựng rừng. Các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể thực h iện các hoạt động xây dựng rừng thông qua việc thực hiện các hoạt động liên doanh với các thành phần kinh tế khác, trong đó có các hộ gia đình trong địa bàn. Nguyên tắc cơ bản để tổ chức các hoạt động liên doanh trong xây dựng rừng là các bên cùng tham gia góp vốn và các yếu tố sản xuất khác để cùng kinh doanh rừng, cùng chia kết quả sản xuất kinh doanh và cùng chịu rủi ro kinh doanh theo tỷ lệ góp vốn vào liên doanh. 38
  39. Các đối tác có thể thực hiện liên doanh xây dựng rừng với doanh nghiệp lâm nghiệp rất đa dạng, như các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội đều có thể tham gia vào phương án liên doanh. Một vấn đề quan trọng cần chú ý để giải quyết thỏa đáng trong các phương án liên doanh xây dựng rừng là xác định phần vốn góp vào liên doanh của từng bên, trong đó có việc xác định giá trị quyền sử dụng đất lâm nghiệp và coi đây là một khoản vốn góp vào liên doanh của đối tượng có quyền sử dụng đất. Thực hiện các ph ương án liên doanh trong kinh doanh rừng, vai trò tham gia quản lý sản xuất kinh doanh rừng và quyền lợi của các đối tác thường rõ ràng và bình đẳng, vì thế đây là một trong những hướng tổ chức sản xuất cần quan tâm phát triển ở các doanh nghiệp lâm nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ cho hộ thành viên. Khi triển khai khoán kinh doanh rừng lâu dài và liên doanh xây dựng rừng, doanh nghiệp lâm nghiệp cần phải tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ để cung cấp cho các hoạt động xây dựng rừng trong địa bàn. Các hoạt động dịch vụ cần phát triển bao gồm: - Thiết kế và hướng dẫn kỹ thuật kinh doanh rừng. - Cung cấp vật tư, cây giống, triển khai các biện pháp bảo vệ thực vật. - Cung ứng vốn cho các hoạt động xây dựng rừng. - Bao tiêu sản phẩm cho các hộ thành viên trong khu vực. 2.3.2 Tổ chức sản xuất khai thác lâm sản 2.3.2.1 Nội dung công việc trong khâu khai thác lâm sản Quá trình khai thác gỗ và các lâm sản bao gồm các giai đoạn chặt hạ, vận xuất, vận chuyển và bảo quản sơ chế. Đối tượng lao động trong khâu khai thác lâm sản là các loại lâm sản cây đứng tại rừng, bao gồm gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ. Giai đoạn chặt hạ. Chặt hạ là giai đoạn đầu tiên của quá trình khai thác gỗ vầ các lâm sản khác, là hoạt động thu hái các sản phẩm của khâu xây dựng rừng, biến chúng thành các sản phẩm nguyên liệu hàng hóa sẵn sàng cung cấp cho thị trường. Giai đoạn chặt hạ bao gồm các bước công việc chặt cây, cắt cành, cắt khúc theo những tiêu chuẩn nhất định. 39
  40. Các phương tiện sử dụng trong khâu chặt hạ có thể bao gồm rất nhiều loại, từ cơ giới hiện đại đến thủ công thô sơ như máy chặt hạ liên hợp, cưa xăng, cưa điện, cưa tay, dao, rìu và một số dụng cụ khác. Giai đoạn vận xuất. Vận xuất là giai đoạn sản xuất tương đối đặc biệt trong khai thác gỗ và lâm sản với nội dung là vận chuyển để thu gom gỗ và các lâm sản khác đã chặt hạ từ cac vị trí rải rác trong rừng tới những vị trí thuận lợi cho việc bốc xếp lên các phương tiện vận chuyển. Địa điểm tập trung gỗ và các lâm sản khác của khâu vận xuất được gọi là bãi I. Các phương t iện sử dụng trong khâu vận xuất thường là các loại máy kéo, trâu, voi, tời, cáp, đôi khi dùng cả sức người để vác kéo. Giai đoạn vận chuyển. Vận chuyển là giai đoạn sản xuất quan trọng trong quá trình khai thác lâm sản với nội dung bốc xếp lâm sản lên các phương tiện vận chuyển, chuyên chở lâm sản từ bãi I đến đến nơi tập kết của doanh nghiệp (bãi II) cuối cùng là dở lâm sản xuống khỏi phương tiện vận chuyển và phân loại, xếp đống tại bãi II. Phương tiện sử dụng trong vận chuyển lâm sản thường là ô tô vận tải, trong đó có một số loại xe tải chuyên dùng cho vận chuyển gỗ. Giai đoạn bảo quản s ơ chế lâm sản. Bảo quản, sơ chế là giai đoạn sản xuất cuối cùng của khâu khai thác lâm sản, bao gồm các bước công việc cắt khúc, phân loại gỗ và lâm sản theo các tiêu chuẩn công nghệ, xử lý chống mối, mọt, chống mục cho lâm sản bằng những phương pháp thích hợp như phơi, sấy, tiến hành một số biện pháp sơ chế khác cho những loại lâm sản nhất định. Công việc bảo quản sơ chế lâm sản thường được tiến hành tại bãi II của doanh ngh iệp. 2.3.2.2 Nội dung tổ chức sản xuất trong khâu khai thác lâm sản Tổ chức sản xuất trong khâu khai thác lâm sản bao gồm các nộ i dung sau đây. - Lựa chọn và áp dụng công nghệ khai thác vận chuyển. - Tổ chức các hoạt động bảo quản, sơ chế lâm sản. - Tổ chức quản lý các kho bãi 40
  41. 2.3.2.3 Lựa chọn công nghệ khai thác gỗ Công nghệ sản xuất là tổng hợp các biện pháp tổ chức kỹ thuật để thực hiện một quá trình sản xuất, thể hiện ở việc lựa chọn công cụ sản xuất, lựa chọn số lượng bước công việc, trình tự và địa điểm thực hiện các bước công việc của quá trình sản xuất. Quá trình công nghệ khai thác gỗ. Cùng v ới sự phát triển không ngừng của kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất trong khai thác gỗ cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Bên cạnh đó điều kiện sản xuất trong khai thác lâm sản hết sức đa dạng, phức tạp nên các công nghệ khai thác gỗ áp dụng trong thực tiễn cũng rất phong phú. Các tiêu chuẩn để lựa chọn áp dụng công nghệ khai thác gỗ hợp lý. Khi thiết kế khai thác, căn cứ vào điều kiện sản xuất, đặc điểm máy móc thiết bị, người ta tiến hành lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý để triển khai áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Việc lựa chọn công nghệ khai thác gỗ thường dựa trên các tiêu chuẩn sau: - Đảm bảo cho số lượng các bước công việc là ít nhất, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giảm bớt các bước công việc phụ để rút ngắn chu kỳ sản xuất. - Đảm bảo việc đưa các bước công việc trong rừng ra ngoài để dễ dàng áp dụng cơ giới sản xuất, hạn chế số lượng các bước công việc thực hiện trong rừng. - Đảm bảo cho tài nguyên rừng được lợi dụng một cách tổng hợp, hạn chế tối thiểu các tác động xấu đến sinh thái rừng . - Đảm bảo cho chi phí sản xuất trong khai thác là nhỏ nhất - Giảm bớt khối lượng công tác phục vụ sản xuất TT Tên công nghệ khai thác gỗ Nơi thực hiện các bước công việc Tại rừng Tại bãi I Tại bãi II 1 Vận xuất và vận chuyển thành phẩm CC,CK - - 2 Vận xuất gỗ cây, v/c thành phẩm CC CK - 3 Vận xuất gỗ cây, vận chuyển gỗ cây CC - CK 4 Vận xuất cây cả tán, v/c thành phẩm - CC,CK - 5 Vận xuất cây cả tán, vận chuyển gỗ cây - CC CK 6 Vận xuất và vận chuyển gỗ cây cả tán - - CC,CK 7 Vận chuyển không có vận xuất Thành phẩm CC,CK - - Gỗ cây CC - CK Cây cả tán 41 - - CC,CK Ghi chú: CC bước công việc chặt cành, CK bước công việc cắt khúc
  42. 2.3.2.4 Tổ chức các hoạt động bảo quản, sơ chế lâm sản Bảo quản và sơ chế lâm sản sau khai thác là một yêu cầu rất quan trọng để đảm bảo duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các loại lâm sản trước khi đem tiêu thụ, qua đó góp phần nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa của doanh nghiệp. Các hoạt động bảo quản lâm sản thường chỉ t iến hành với một số loại lâm sản nhất định như gỗ tròn, tre nứa, song mây , tùy theo yêu cầu sử dụng của loại lâm sản đó. Thông thường các biện pháp bảo quản trong khâu khai thác lâm sản bao gồm: - Kê đà, xếp đống phòng ngừa lâm sản bị mục, ải - Xử lý các loại chất chống mối, mọt, chống mục - Hong phơi làm khô một số loại lâm sản - Xử lý các biện pháp chống mốc đối một số loại lâm sản . Các hoạt động sơ chế lâm sản trong khâu khai thác thường bao gồm v iệc phân loại, chọn lọc, làm sạch, phơi sấy, đóng gói đối với một số loại lâm sản nhất định để đáp ứng các yêu cầu về vận chuyển, cất trữ, sử dụng của khách hàng. Thông thường các hoạt động bảo qu ản sơ chế thường được tiến hành tại các kho bãi của doanh nghiệp. 2.3.2.5 Tổ chức quản lý hệ thống kho bãi trong khai thác lâm sản Do đặc điểm sản xuất riêng của khâu khai thác lâm sản, trong doanh nghiệp lâm ngh iệp thường phải tổ chức một hệ thống kho b ãi để phục vụ cho quá trình khai thác, vận chuyển các loại lâm sản. Số lượng các kho bãi phụ thuộc vào điều kiện địa hình, công nghệ khai thác và yêu cầu công tác quản lý của doanh ngh iệp. Trong khai thác lâm sản, hệ thống kho bãi được chia thành các loại sau đây: Căn cứ vào tính chất công việc và nhiệm vụ chứa gỗ tại các kho bãi người ta chia các kho gỗ thành 2 loại: bãi I và bãi II. Căn cứ vào phương thức vận chuyển, người ta chia các kho bãi lâm sản thành các loại sau đây: kho lâm sản đường bộ, kho lâm sản đường thủy, kho hỗn hợp. 42
  43. 2.3.3 Tổ chức sản xuất chế biến lâm sản 2.3.3.1 Nội dung hoạt động khâu chế biến lâm sản Chế biến lâm sản trong doanh nghiệp lâm nghiệp là khâu sản xuất trực tiếp gia công chế biến gỗ và các lâm sản thành các loại sản phẩm hữu ích cung cấp cho thị trường. Tổ chức các hoạt động chế biến lâm sản trong doanh nghiệp lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tỷ lệ lợi dụng tài nguyên rừng, tận dụng các thế mạnh của tài nguyên rừng để tạo việc làm và thu nhập, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng lâm sản cho nền kinh tế. Trong các doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp, khâu chế biến lâm sản thường bao gồm các hoạt động sau đây: + Cưa xẻ gỗ Cưa xẻ gỗ là hoạt động chế biến tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp lâm nghệp. Nguyên liệu đầu vào của cưa xẻ gỗ là gỗ tròn các loại, sản phẩm đầu ra là gỗ xẻ theo các kích cỡ khác nhau. Thiết bị sử dụng trong cưa xẻ thường gồm cưa vòng, cưa sọc, cưa đĩa và một số thiết bị khác + Sản xuất đồ mộc Sản xuất đồ mộc trong doanh nghiệp lâm nghiệp thường bao gồm các hoạt động gia công chế tạo các đồ mộc gia dụng, đồ gỗ nội thất, gỗ xây dựng cơ bản, các loại dụng cụ sản xuất nguyên liệu của khâu sản xuất đồ mộc thường là gỗ và một số vật liệu khác. Công cụ sử dụng trong sản xuất đồ mộc tương đối đa dạng, phong phú, từ những thiết bị cơ khí tương đối hiện đại đến các loại dụng cụ thủ công truyền thống. + Sản suất các loại ván nhân tạo Sản xuất ván nhân tạo là một xu thế phát triển phổ biến hiện nay trong doanh nghiệp lâm nghiệp ở nước ta. Các loại ván nhân tạo đang được sản xuất hiện nay bao gồm: - Ván dán - Ván dăm - Ván sợi ép - Ván ghép thanh 43
  44. Nguyên liệu để sản xuất các loại ván nhân tạo thường là các loại gỗ rừng trồng đường kính nhỏ (trừ ván dán) vì thế sản xuất ván dán có nhiều ưu thế trong việc nâng cao tỷ lệ sử dụng tài nguyên rừng. + Sản xuất các loại giấy và bột giấy Sản xuất giấy và bột giấy ở quy mô nhỏ cũng đang được phát triển trong các doanh nghiệp lâm nghiệp. Nguyên liệu để sản xuất giấy và bột giấy thường là gỗ và tre nứa, là những loại nguyên liệu sẵn có trên địa bàn của các doanh nghiệp lâm nghiệp. + Sản xuất các sản phẩm chế biến khác Ngoài các hoạt động trên đây, trong doanh ngh iệp lâm nghiệp còn có thể tổ chức sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ và các lâm sản ngoài gỗ khác như chế biến nhựa thông, tinh dầu, sản xuất các loại chiếu tre, trúc, thảm hạt, sản xuất đũa, tăm, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và rất nhiều các sản phẩm khác. 2.3.3.2 Tổ chức khâu chế biến lâm sản trong doanh nghiệp lâm nghiệp Trong doanh ngh iệp lâm nghiệp thường tổ chức các phân xưởng chế biến lâm sản, trong mỗi phân xưởng thường tổ chức các tổ sản xuất. Với đặc điểm sản xuất chế biến lâm sản mang đặc trưng của ngành công nghiệp chế biến nên các phương pháp tổ chức sản xuất hoàn toàn có thể áp dụng giống như các doanh nghiệp công nghiệp khác. 2.3.4 Tổ chức sản xuất phụ trong doanh nghiệp lâm nghiệp Sản xuất phụ trong doanh nghiệp lâm nghiệp bao gồm những hoạt động sản xuất nằm ngoài nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp với mục tiêu sử dụng tổng hợp, nâng cao tỷ lệ lợi dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động và tạo nguồn tích lũy vốn cho doanh nghiệp. 2.3.4.1 Các loại sản phẩm phụ chủ yếu trong doanh nghiệp lâm nghiệp - Sản xuất nông lâm kết hợp - Chế biến tận dụng gỗ và các lâm sản ngoài gỗ - Tổ chức khai thác nhựa cây rừng như thông, trám - Gây trồng và chế biến các loại dược liệu - Tổ chức kinh doanh các đặc sản rừng như cánh kiến, nấm, mật ong 44
  45. - Các loại hình sản xuất phụ khác 2.3.4.2 Yêu cầu trong tổ chức sản xuất phụ của doa nh nghiệp lâm nghiệp - Cần tìm hiểu nghiên cứu thận trọng để xác định rõ nhu cầu thị trường đối với loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất. - Điều tra nắm kỹ khả năng của doanh ngh iệp về đất đai, khí hậu, tiền vốn , nhân lực có thể sử dụng cho phát triển sản xuất phụ - Xây dựng và lựa chọn ph ương án tốt nhất để tổ chức các hoạt động phụ nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao, độ rủi ro thấp. 2.4 QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG TRONG DOANH N GHIỆP LÂM NGHIỆP 2.4.1 Vai trò, đặc điểm sử dụng rừng và đất rừng trong doanh nghiệp lâm nghiệp 2.4.1.1 Vai trò của rừng và đất rừng trong doanh nghiệp lâm nghiệp Rừng và đất rừng là tư liệu sản xuất chủ yếu nhất và đặc trưng của doanh nghiệp lâm nghiệp. Rừng và đất rừng là nơi s inh sống của hệ động thực vật và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học. Đất rừng cung cấp các nguồn dinh dưỡng, nước và khoáng chất cho cây trồng. Năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều vào độ phì của đất canh tác. Từ đất rừng, có thể trồng được các loài cây lấy gỗ, tạo ra vùng nguyên liệu công nghiệp ổn định. Từ đất rừng với phương thức nông lâm kết hợp, có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật rừng, sản xuất ra nhiều đặc sản quý khác. Như vậy rừng và đất rừng là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất để tổ chức và sản xuất kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác, kết hợp phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Việc quản lý và sử dụng hợp lý rừng và đất rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp. 2.4.1.2 Đặc điểm sử dụng rừng và đất rừng Việc sử dụng, bảo vệ rừng và đất rừng gắn liền với nhau Những biện pháp sử dụng rừng và đất rừng hợp lý cũng chính là biện pháp bảo vệ rừng và đất rừng có hiệu quả. Đất rừng nếu không đưa vào sử dụng sẽ bị xói mòn , rửa trôi và giảm độ màu mỡ của đất. Ngược lại, đất trống đồi núi trọc nếu được trồng 45
  46. cây và chăm sóc cây hợp lý sẽ chống được xói mòn, rửa trôi, tăng độ phì cho đất kinh doanh ổn định lâu dài. Như vậy, muốn sử dụng phải bảo vệ, bảo vệ tốt thì sử dụng tốt. Thường xuyên phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng lên về lâm sản và môi trường với khả năng có hạn của rừng Ngày nay, rừng không những cung cấp lâm đặc sản quý, mà còn có tác dụng bảo vệ đất, nuôi dưỡng nguồn nước và làm trong sạch môi trường sống. Hơn nữa rừng còn là nơi tham quan du lịch và ngh iên cứu khoa học. Nhưng cùng với sự phát triển nền kinh tế, sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp, đô thị mạnh mẽ và sự bùng nổ dân số đã làm cho rừng ngày càng thu hẹp về diện tích, sút kém về chất lượng và làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho rừng bị suy giảm là sự can thiệp vô ý thức cuẩ con người. Sự chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy, săn bắt chim thú và những tác động sai lầm khác trong các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, trong các chính sách kinh tế xã hội. Trong khi đó, nhu cầu đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực, cây công nghiệp và nhu cầu phát triển kinh tế không ngừng tăng lên. Nhu cầu về gỗ và các lâm sản ngoài gỗ khác cũng không ngừng tưng lên. Từ đó phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cung cấp lâm sản trong trong lâm ngh iệp. Vì vậy, các doanh nghiệp lâm nghiệp cần nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đẩy mạnh thâm canh rừng, áp dụng các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật để nâng cao năng suất rừng, đồng thời đẩy mạnh việc sủ dụng các loại vật liệu khác thay thế lâm sản. Đó là phương hướng tất yếu, lâu dài và có hiệu quả để giải quyết mâu thuẫn trên. Việc sử dụng rừng và đất rừng luôn mang tính xã hội sâu sắc Rừng v à đất rừng đã từng là tư liệu sản xuất lâu đời của nhân dân các dân tộc miền núi. Vì vậy, để sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả bảo vệ và phát triển vốn rừng thì các doanh nghiệp cần thực hiện việc giao khoán rừng và đất rừng cho các hộ gia đình kinh doanh ổn định lâu dài. Đó là biện pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng rừng không có chủ thực sự, hạn chế sự lấn chiếm đất rừng đồng thời huy động được các nguồn lực của nhân dân và thu hút được người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả. 46
  47. 2.4.2 Mục tiêu nhiệm vụ quản lý rừng và đất rừng trong doanh nghiệp lâm nghiệp 2.4.2.1 Mục tiêu quản lý rừng và đất rừng - Đảm bảo đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao và sản lượng rừng ổn định. - Sản phẩm đa dạng nhiều công dụng . - Các nguồn tài nguy ên được sử dụng một cách. - Môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện. 2.4.2.2 Nhiệm vụ quản lý rừng Đất rừng là những khu đất được quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp như: đất rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất trống được quy hoạch trồng rừng. Để quản lý đất rừng có hiệu quả cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: - Xác định rõ ranh giới đất rừng do doanh nghiệp quản lý trên bản đồ và trên thực địa. Đất rừng phải được phân chia thành các phân trường, tiểu khu, khoảnh, lô trên toàn bộ diện tích và đánh số hiệu đúng theo quy t rình kỹ thuật để dễ dàng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tài nguyên rừng một cách chính xác. - Xác định ng ười chủ cụ thể, trực tiếp trên từng lô, khoảnh, tiểu khu và phân trường. Đó là các tiểu khu trưởng, phân trường trưởng và các hộ gia đình nhận khoán đất rừng để kinh doanh lâu dài. Cần có những cơ chế hưởng lợi hợp lý để gắn quyền lợi và trách nhiệm của các chủ rừng trong việc quản lý bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất rừng. - Phải có biện pháp sử dụng đất phù hợp tới từng lô, khoảnh, tiểu khu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Có phương án quản lý bảo vệ, nâng cao độ phì cho đất rừng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng lô, khoảnh, tiểu khu. 2.4.2.3 Nhiệm vụ quản lý rừng - Phải mở sổ sách theo dõi, thống kê hiện trạng và tình hình biến động của tài nguyên rừng trên từng lô, khoảnh, tiểu khu. Định kỳ kiểm kê đánh giá tài nguyên rừng để đưa ra các phương án kinh doanh rừng phù hợp. - Thực hiện những biện pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả, chú ý đầy đủ cả 3 mặt: phòng chống sâu bện hại rừng, phòng chống cháy rừng, phòng chống người và gia súc phá hoại rừng. 47
  48. - Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. 2.4.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng rừng và đất rừng 2.4.3.1 Những giải pháp về mặt kỹ thuật Quy hoạch sử dụng đất đai: điều tra cơ bản về rừng và đất rừng phải đi t rước một bước, chỉ có trên cơ sở nắm vững tài nguyên rừng và đất rừng về mặt số lượng và chất lượng mới tiến hành quản lý sử dụng đất theo một quy hoạch hợp lý. - Tăng cường trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Lựa chọn những loài cây thích hợp với mục tiêu kinh doanh và điều kiện tự nhiên. - Áp dụng các biện pháp thâm canh thích hợp trong kinh doanh rừng. - Đẩy mạnh các ho ạt động kinh doanh tổng hợp trên từng diện tích rừng và đất rừng. - Chú trọng trồng cây cải tạo và bảo vệ đất để nâng cao độ phì của đất. 2.4.3.2 Các pháp về mặt kinh tế xã hội - Đẩy mạnh khoán kinh doanh lâu dài cho các hộ thành viên. - Thực hiện các chính sách về khuyến khích hỗ trợ đối với các hộ thành viên, các đơn vị trong kinh doanh rừng. - Đẩy mạnh chương trình tuyên truyền, phổ cập lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm, phát triển các mô hình nông lâm kết hợp. - Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho các hộ gia đình, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng trong doanh nghiệp lâm nghiệp. 2.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý sử dụng rừng và đất rừng Để đánh giá trình độ quản lý sử dụng rừng và đất rừng người ta dùng hệ thống chỉ tiêu sau đây. 2.4.4.1 Độ che phủ của rừng Là tỷ lệ giữa diện tích đất có rừng che phủ so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do doanh nghiệp quản lý. Độ che phủ của rừng được tính theo công thức sau: 48
  49. S r Kcp .100(%) Sln Trong đó: Sr diện tích có rừng Sln tổng diện tích đất lâm nghiệp do doanh nghiệp quản lý 2.4.4.2 Tỷ lệ tăng trưởng thực tế của rừng Là hệ số thể hiện tỷ lệ giữa lượng tăng trưởng thực tế đạt được của rừng so với lượng tăng trưởng lớn nhất có thể đạt được. Lượng tăng trưởng thực tế được tính theo lượng tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn doanh nghiệp. Khả năng tăng t rưởng lớn nhất có thể đạt được xác định theo các kết quả ngh iên cứu khoa học hoặc theo mức sản lượng đã đạt được của các doanh nghiệp tiên tiến trong khu vực. Q Kq tt Qmax Trong đó: Qtt lượng tăng trưởng thực tế của rừng Qmax lượng tăng trưởng lớn nhất có thể đạt được 2.4.4.3 Giá trị kinh doa nh phụ trên 1 ha đất lâm nghiệp Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ kinh doanh tổng hợp, lợi dụng các tiềm năng của doanh nghiệp. Giá trị kinh doanh phụ trên 1 ha rừng được tính theo công thức sau: Q K  p p (đ/ha) Sln Trong đó: Qp là tổng giá trị kinh doanh phụ trên phạm v i toàn doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ các hoạt động nông lâm kết hợp, chế biến tận dụng, thủ công mỹ nghệ, kinh doanh dược liệu, chăn nuôi 49
  50. 2.4.4.4 Giá trị tổng sản lượng trên 1 ha đất lâm nghiệp Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng doanh thu đạt được trong 1 năm bình quân cho 1 ha đất lâm ngh iệp của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: QQQQQc nr nn sb k TSL Sln Trong đó: Qc giá trị sản phẩm chính trong kinh doanh rừng Qnr giá trị thu nhập trong quá trình nuôi dưỡng rừng Qnn giá trị sản lượng của kinh doanh nông lâm kết hợp Qsb giá trị của các hoạt động chăn nuôi, săn bắt trong phạm vi toàn doanh nghiệp Qk giá trị sản lượng của các thu nhập khác của doanh nghiệp 2.4.4.5 Mức thay đổi độ phì của đất rừng Độ phì của đất thể hiện mức độ màu mỡ của đất rừng. Để đánh giá độ phì của đất rừng người ta dựa vào các chỉ tiêu cụ thể như: hàm lượng mùn t rong đất, độ xốp, độ dày tầng đất, kết cấu đất, hàm lượng các chất dễ tiêu, hàm lượng các chất khoáng Mức thay đổi độ phì của đất được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu trước, trong và sau khi kết thức mỗi chu kỳ kinh doanh rừng Mục tiêu đặt ra đối với doanh nghiệp là sau mỗi chu kỳ kinh doanh đất rừng phải ngày càng có độ phì cao hơn. Để đạt mục tiêu trên, tùy từng điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp thích hợp như: bón phân, trồng cây cải tạo đất, trồng cây phân xanh , chăm sóc tưới tiêu, áp dụng các biện pháp thâm canh rừng 50
  51. Chương III QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT B Ị VÀ VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP 3.1 QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG DOANH NGHIỆP 3.1.1 Nhiệm vụ và nội dung của công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. Máy móc thiết bị là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Sản xuất ngày càng phát triển, trình độ cơ giới ngày càng cao, số lượng và số loại máy móc thiết bị dùng trong doanh nghiệp ngày càng nhiều. Do đó việc quản lý máy móc thiết bị là một nội dung quan trong công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.1.1 Nhiệm vụ của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị - Giữ gìn bảo quản tốt máy móc thiết bị, đảm bảo cho máy móc thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. - Khai thác đầy đủ năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. - Giảm các chi phí về sử dụng máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.1.1.2 Nội dung chủ yếu của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị - Xây dựng các định mức sử dụng máy móc thiết bị. - Phục vụ tốt về kỹ thuật cho máy móc thiết bị. - Xác định đúng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, tính toán đúng nhu cầu cần dùng cho sản xuất và khai thác đầy đủ năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. - Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. 3.1.2 Định mức sử dụng máy móc thiết bị Trong thực tế có 2 loại định mức sử dụng máy móc thiết bị sau đây: - Định mức thời gian công tác của máy móc thiết bị. - Định mức năng suất của máy móc thiết bị. 3.1.2.1 Định mức thời gian công tác có ích của máy móc thiết bị. Định mức thời gian công tác có ích của máy móc thiết bị là quy định thời gian làm việc ít nh ất phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) trên cơ sở đảm bảo chế độ công tác hợp lý và phù hợp với đặc điểm kỹ thuật 51
  52. sản xuất của doanh nghiệp. Định mức thời gian công tác có ích của máy móc thiết bị có thể được xác định theo công thức sau đây: Ti = (Tli - Tsc - Tnl ) . Kca (ca máy/năm) Trong đó: Ti : thời gian công tác có ích của máy móc thiết bị trong năm Tli : thời gian theo lịch trong năm (365 ngày) Tsc : thời gian ngừng việc để sửa chữa và chờ sửa chữa trong năm (chỉ tính những loại bảo dưỡng và sữa chữa mà máy phải ngừng việc từ 1 ngày trở lên) Tnl : số ngày nghỉ lễ và chủ nhật theo chế độ hiện hành trong năm Kca : hệ số ca, là số ca máy làm việc bình quân trong 1 ngày đêm của thiết bị Khi tính thời gian công tác có ích trong năm, vấn đề chủ yếu là xác định đúng đắn thời gian máy ngừng việc để sửa chữa và hệ số ca. Đối với sản xuất lâm nghiệp điều kiện sản xuất có nh iều khó khăn như máy móc thiết bị phải làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, đối tượng lao động cồng kềnh, nặng nề, đường vận chuyển xấu, đ iều kiện địa hình phức tạp Vì vậy, khi định mức thời gian phải phân tích đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng, có những biện pháp hạn chế đến mức tối đa những khó khăn trở ngại, lợi dụng những điều kiện thuận lợi đảm bảo sử dụng hợp lý nhất năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. 3.1.2.2 Định mức năng suất của máy móc thiết bị Năng suất của máy móc thiết bị là số lượng sản phẩm ít nhất hoặc khối lượng công tác nhỏ nhất phải đạt được trong một đơn vị thời gian (thường là 1 ca máy) trong điều kiện phục vụ kỹ thuật hợp lý và ứng dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Năng suất máy móc thiết bị thường tính cho đơn vị là 1 ca máy. Để xác định mức năng suất ca cho máy móc thiết bị người ta sử dụng phương pháp phổ biến nhất là phương pháp tính toán phân tích. Theo phương pháp này, v iệc định mức năng suất của thiết bị được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Sử dụng phương pháp chụp ảnh thời gian ca làm việc để xác định các tiêu chuẩn thời gian làm việc trong ca: Ttn, Tpv, Tck, Tn. 52
  53. Bước 2: Lựa chọn công thức thích hợp để tính năng suất ca cho từng loại thiết bị. Bước 3: Sử dựng phương pháp bấm giờ để xác định các yếu tố cấu thành nên công thức đã chọn. Bước 4: Tính toán định mức công suất thiết bị theo công thức lựa chọn và kết quả khảo sát. Khi áp dụng phương pháp này để định mức năng suất ca cho thiết bị, cần chú ý một số vấn đề sau đây: - Kết cấu thời gian ca làm việc của thiết bị. Thời gian trong ca làm việc của thiết bị được tính theo công thức sau đây: Tca = Tck + Tpv + Ttn + Tn Trong đó: Tca : thời gian ca làm việc của máy móc thiết bị, bằng 8 giờ hay 480 phút. Tck : thời gian chuẩn bị và kết thúc ca làm việc Tpv : thời gian phục vụ kỹ thuật trong ca làm việc Ttn : thời gian tác nghiệp của thiết bị trong 1 ca Tn: thời gian ngh ỉ giải lao của công nhân trong ca Với Ttn = Tc + Tp Tc : thời gian tác nghiệp chính Tp: thời gian tác nghiệp phụ - Thời gian tác nghiệp tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 chu trình công tác của thiết bị T TTTT () t tn ca ck pv n tn qca q ca Trong đó: qca là số lượng sản phẩm đạt được trong 1 ca hoặc là số chu trình công tác thực hiện được trong 1 ca. Công thức tổng quát để xác định mức năng suất ca của thiết bị T W. tn Q ca tt ttn 53
  54. Trong đó: Ttn: thời gian tác nghiệp trong 1 ca ttn: thời gian tác nghiệp của một chu trình công tác Qtt: công suất thực tế của thiết bị trong 1 chu trình công tác. 3.1.2.3 Một số công thức kỹ thuật thường dùng để tính năng suất ca của máy móc thiết bị ngành lâm nghiệp Công thức tính năng suất ca của máy cày TTTTca () ck pv n Wca (ha/ca máy) tc t p Trong đó: tc là tiêu chu ẩn thời gian chính để cày xong 1ha đất, được xác định theo biểu thức 1000 Fc tc . (phút/ha) b. v Fk Với: b: chiều rộng của đường cày (m) Fk lực kéo tối đa của máy (KN) tp thời gian phụ để cày xong 1ha (phút) V vận tốc của máy khi cày (m/phút) Fc: lực cản của đất (KN) Công thức tính năng suất ca của cưa xăng cắt gỗ: [480 (TTT )].60 WV ck pv n . ca bq (m3/ha) (t1 t 2 n 1 . t 3 ). n 2 t 4 t 5 Trong đó: t1 Thời gian chính để cưa xong 1 mạch cưa (mạch/giây) t2 Tiêu chuẩn thời gian để di chuyển cưa từ mạch này sang mạch khác (giây) t3 Tiêu chuẩn thời gian để di chuyển cưa từ nhát cắt này sang nhát cắt khác (giây) 54
  55. n1 Số nhát cắt trong 1 mạch cưa n2 Số mạch cắt bình quân 1 cây t4 Thời gian cắt bạnh vè, cành ngọn bình quân cho 1 cây (giây) t5 Thời gian di chuyển cưa từ cây này sang cây khác (giây) 3 Vbq Thể tích bình quân 1 cây gỗ (m /cây) Công thức tính năng suất ca của cần cẩu bốc dỡ gỗ TKc a. t n W c a 3 Q x e (m /ca) .t1 t 2 Q t k . Trong đó: Ktn Hệ số thời gian tác ngh iệp Qxe Trọng tải của xe chở gỗ Qtk Trọng tải thiết kế của cần cẩu bốc dỡ gỗ Hệ số lợi dụng công suất của cần cẩu t1 Tiêu chuẩn thời gian cho 1 chu kỳ bốc dỡ gỗ t2 Tiêu chuẩn thời gian chờ đợi để xe vào vị trí bốc Công thức tính năng suất ca của máy kéo vận xuất gỗ 480 (TTT ) WQ ck pv n . ca LL.60 .60 c c (m3/ca) t1 t 2 VVx k Trong đó: t1 Tiêu chuẩn thời gian gom gỗ và buộc gỗ cho 1 chuyến (phút) t2 Tiêu chuẩn thời gian thả gỗ xuống bãi (phút) Lc Cự ly vận xuất (km) Vx Tốc độ máy kéo chạy khi có tải (km/giờ) Vk Tốc độ máy kéo chạy khi không có tải từ bãi I vào rừng (km/giờ) 55
  56. Q Trọng tải thực tế của 1 chuyến Công thức tính năng suất ca của ô tô vận chuyển Trong vận tải ô tô người ta th ường sử dụng đ ơn vị “tấn/km hàng luân chuyển” viết tắt là T/km. Đó là một loại đơn vị hiện vật quy ước được tính bằng cách lấy tích số giữa khối lượng hàng tính bằng tấn với cự ly vận chuyển tính bằng km. Năng suất ca của ô tô vận chuyển lâm sản có thể tính bằng nhiều cách khác nhau: Cách 1: Tính theo năng suất của 1 tấn xe theo trọng tải quy ước (TTVLca ng ). .  c Wca Lc t bd   Trong đó: Tca Thời gian xe làm việc, tính bằng 8 giờ Tng Tiêu chuẩn thời gian ngừng việc trong ca (giờ) V Vận tốc xe chạy bình quân cả đi và về trong một chuyến (km/h)  Hệ số lợi dụng quãng đường  Hệ số lợi dụng trọng tải của xe Lc Cự ly vận chuyển bình quân (km) tbd Tiêu chuẩn thời gian bốc dỡ cho 1 chuyến xe (giờ/chuyến) Cách 2 : Tính theo số chuyến xe trong 1 ca Wca N ch q tk  L c (tấn/km/xe ca) Trong đó: Nch Số chuyến xe trong 1 ca qtk Trọng tải thiết kế của xe Công thức tính năng suất cưa sọc trong cưa xẻ gỗ Thq nV H W 3 ca 1000.L (m gỗ thành khí / ca máy) Trong đó: Thq thời gian làm việc có hiệu quả của máy trong ca 56
  57. t m Với Thq Tt n . ; ; 1) t c b tm Thời gian máy tự động xẻ bình quân cho 1 khúc gỗ tcb Thời gian cần chuẩn bị bình quân cho 1 khúc gỗ do công nhân đảm nhận n Vòng quay của trục chính trong 1 phút V Thể tích bình quân 1 khúc gỗ H Tỷ lệ thành khí L Độ dài khúc gỗ (m) Chiều dài mạch xẻ hoặc độ dịch chuyển của gỗ vào cưa ứng với 1 vòng quay của bánh đà (mm/vòng) Công thức tính năng suất ca của cưa vòng trong cưa xẻ gỗ (TVH . . ).60 W tn ca (m3 gỗ thành khí/ca máy) ttn Trong đó: V Thể tích 1 khúc gỗ H Tỷ lệ thành khí Ttn Thời gian để xẻ 1 khúc gỗ 1 1 t ( La ).( ). ZKtZtZtt . . . tn 1 2 3 4 VV0 1 Trong đó L chiều dài khúc gỗ a quãng đường mà cưa phải đi thêm ở hai đầu cây gỗ Vo vận tốc xẻ gỗ V1 vận tốc kéo cưa theo chiều ngược lại Z số mạch xẻ bình quân trên 1 khúc gỗ K hệ số thể hiện sự phối hợp giữa thao tác hạ cưa và đẩy cưa t1 thời gian quay vô lăng hạ cưa để xẻ mạch tiếp theo t2 thời gian quay vô lăng nâng lưỡi cưa lên cao sau mỗi mạch xẻ t3 thời gian tiêu chuẩn máy chạy không tải để chờ gim 1 khúc gỗ vào đà xẻ 57
  58. t4 thời gian tiêu chuẩn máy chạy không tải để chờ tháo tấm bìa cuối cùng khỏi đà xẻ công thức tính năng suất ca của máy ép trong dây truyền sản xuất ván nhân tạo n m q Thq W 3 ca t (m /ca) Trong đó: n số tầng của máy ép (tiêu chuẩn là 15 tầng) m số tấm ván bình quân đặt trong mỗi tầng q thể tích bình quân của một tấm ván đưa vào ép (m3) Thq thời gian làm việc hiệu quả của máy ép trong 1 ca (phút) t tiêu chuẩn thời gian để thực hiện 1 lần ép (phút) Chú ý: nếu trên dây truyền sử dụng nhiều máy ép khác nhau, người ta thường tính năng suất ca của dây truyền thông qua năng suất cảu máy ép tiêu chuẩn. Máy ép tiêu chuẩn là máy có các thông số như sau: n = 15, m = 3, kích thước ván tiêu chuẩn là 1525 x 1525 máy móc Năng suất giờ của các máy bất kỳ được tính như sau: Wi = Wtc .Kd Trong đó: Wi Năng suất giờ của máy thứ i 3 Wtc năng suất giờ của máy tiêu chuẩn, bằng 3,35 m /giờ Kd hệ số điều chỉnh, được xác định theo biểu thức Kd = Kcn .Kkt Với Kcn là hệ số công nghệ, là hệ số thể hiện tương quan năng suất của thiết bị khi sản xuất một loại ván cụ thể nào đó so với năng suất khi ép loại ván tiêu chuẩn W K vi cn Wti 58
  59. Trong đó Wvi là năng suất giờ khi ép ván nào đó trên máy thứ i Wti là năng suất giờ khi ép ván tiêu chuẩn trên máy thứ i Kkt hệ số kích thước của ván Kkt = Kdt. Kk Kdt hệ số diện tích của ván axb K dt 1525x 525 a và b là chiều rộng và chiều dài của ván n i Kk hệ số khoang tầng, với K k 1 5 Khi sản xuất nhiều loại ván khác nhau mà mỗi loại ván có hệ số công nghệ khác nhau, ng ười ta tính hệ số công nghệ bình quân của tất cả các loại ván K cn theo biểu thứ sau đây: (.KD K  cni i) cn 100 Trong đó: Kcni hệ số công ngh ệ của ván thứ i Di tỷ trọng của loại ván i chiếm so với tổng số các loại ván 3.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng máy móc thiết bị Để đánh giá trình độ sử dụng máy móc thiết bị, người ta sử dụng hai loại chỉ tiêu là chỉ tiêu lợi dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian và chỉ tiêu lợi dụng máy móc thiết bị về mặt công suất. 3.1.3.1 Các chỉ tiêu lợi dụng thời gian của máy móc thiết bị Hệ số chuẩn bị kỹ thuật (Kcb) TTT K tot li sc cb TTli li Trong đó: Tli Tổng số ngày máy theo lịch, đó là số lượng máy trong danh sách nhân với số ngày theo lịch trong năm Ttot Tổng số ngày máy tốt trong năm Ttốt = Tli - Tsc 59