Bài giảng Quản lý sản xuất nông nghiệp - TS. Phùng Thị Hồng Hà

pdf 76 trang phuongnguyen 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý sản xuất nông nghiệp - TS. Phùng Thị Hồng Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_san_xuat_nong_nghiep_ts_phung_thi_hong_ha.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản lý sản xuất nông nghiệp - TS. Phùng Thị Hồng Hà

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Người biên soạn: TS. Phùng Thị Hồng Hà Huế, 08/2009
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC i Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1.1.1. Khái niệm 1 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu 1 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1. 2.1. Những đặc điểm chung 1 1.2.2. Những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nước ta 2 1.3 NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 3 1.3.1. Nhiệm vụ 3 1.3.2. Nội dung môn học 3 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu của môn học 3 Bài 2: CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP4 2.2 CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP 4 2.2.1. Hộ nông dân 4 2.2.2. Trang trại 5 2.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp 8 2.2.4. Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước 10 2.2.5. Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác 11 Bài 3: TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT TRONG 12 KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 12 3.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 12 3.1.1.Vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp 12 3.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT TRONG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 14 3.2.1. Mục đích sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp 14 3.2.2. Các yêu cầu đối với sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp 14 3.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 15 3.3.1. Phân loại đất đai 15 3. 3.2. Bố trí sử dụng đất đai 16 3.3.3. Bố trí sử dụng đất trồng trọt 17 3.3.4. Bố trí đất chăn thả gia súc 18 3.3.5. Bố trí đất để trồng rừng phòng hộ 18 3.3.6. Bố trí đất để xây dựng các công trình 18 i
  3. 3.4. ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 19 3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng 19 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả của việc tổ chức sử dụng đất đai. 19 Bài 4: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 20 4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP 20 4.2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN 21 4.2.2.Giá trị hiện tại của tiền 22 4. 2.3. Giá trị hiện tại và tương lai của chuỗi tiền 22 4.3. PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ 27 4.3.1.Suất thu lợi đơn giản 28 4. 3.2.Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu hồi vốn đầu tư. 29 4.3.3.Giá trị hiện tại thuần 30 4. 3.4. Suất hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return) 30 Bài 5: QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG 33 5.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP 33 5.2. LÊN KẾ HOẠCH NHÂN LỰC NÔNG TRẠI 33 5.2.1. Nhu cầu về số lượng lao động 33 5.2.2. Nhu cầu chất lượng lao động 35 5.3. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG 35 5.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG 36 5.5. THU NHẬN VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀM THUÊ 37 5.6. CÁC QUI ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG .42 Bài 6: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 44 6.1. THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 44 6.1.1. Khái niệm và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp 44 6. 1.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 44 6.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 44 6.2.1. Bảng cân đối kế toán 44 6.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 45 6.3. VỐN KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN 46 6. 3.1. Khái niệm và phân loại 46 6. 3.2. Các loại vốn trong doanh nghiệp 46 6.4. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN 49 6. 4.1. Khái niệm 49 6.4.2. Các loại nguồn tài chính của doanh nghiệp 49 6.4.3. Sự tập hợp các loại nguồn tài chính trong bảng tổng kết tài sản doanh nghiệp 49 6.4.4.Chính sách huy động nguồn tài chính cho doanh nghiệp 50 6.4.5. Chính sách tài trợ 51 Bài 7: TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 52 7.1. VAI TRÒ CỦA TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 52 ii
  4. 7.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM 52 7.2.1.- Nhóm nhân tố thị trường 52 7.2.2. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ 53 7.2.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý 53 7.2.4. Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ 53 7.3. TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM 53 7.3.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 53 7.3.2. Xác định giá cả tiêu thụ 54 7.3.3. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 56 Bài 8: HẠCH TOÁN KINH DOANH 58 8.1. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 58 8.1.1. Khái niệm hạch toán kinh doanh 58 8.1.2. Mục đích 58 8. 1.3. Đặc điểm hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp 58 8. 1.4. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh 58 8.2. NỘI DUNG CỦA HẠCH TOÁN KINH DOANH 59 8.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất 59 8.2.2. Hạch toán giá thành đơn vị sản phẩm dịch vụ 59 8.2.3. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh61 8.2.4. Hạch toán lợi nhuận trong doanh nghiệp nông nghiệp 62 8.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HẠCH TOÁN KINH DOANH 63 8.3.1. Tổ chức thông tin và xử lý thông tin 63 8. 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán 63 8.3.3. Phối hợp các bộ phân thống kê, kế hoạch, kế toán trong hạch toán kinh doanh. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 iii
  5. Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội. Doanh nghiệp nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá : - Là đợn vị sản xuất kinh doanh cơ sở, là nơi kết hợp giữa sản xuất và nghiên cứu khoa học; là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp để thực hiện mục tiêu sản xuất và dịch vụ nông sản hàng hoá theo yêu cầu của xã hội. - Là nơi kết hợp các yếu tố để sản xuất ra nông sản phẩm; là nơi phân phối giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra cho những người lao động tham gia vào quá trình sản xuất và bù đắp chi phí sản xuất. Quản lý doanh nghiệp là khoa học về tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp với những quy luật của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước về kinh tế. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề cơ bản về tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp nhằm đạt được mục đích và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1. 2.1. Những đặc điểm chung 1.2.1.1. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt Để quản lý và sử dụng ruộng đất được tốt, doanh nghiệp cần: - Có quy hoạch cụ thể, lập sổ địa bạ, sơ đồ quản lý. - Có kế hoạch bố trí sử dụng hợp lý. - Có biện pháp thường xuyên bảo vệ và bồi dưỡng, cải tạo đất để nâng cao độ phì của đất. - Thực hiện nghiêm túc các chính sách và luật pháp về quản lý và sử dụng ruộng đất. 1
  6. 1.2.1.2. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống - Cần có kế hoạch để luôn chủ động bảo đảm đủ giống tốt và kịp thời cho sản xuất. - Xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại, từng giống cây trồng, vật nuôi 1.2.1.3. Sản suất nông nghiệp mang tính thời vụ Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp dẫn tới tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là sức lao động và công cụ lao động. Do vậy, cần chú ý: - Khi thực hiện chuyên môn hoá phải chú ý phát triển sản xuất đa dạng, kết hợp hợp lý các ngành sản xuất, xậy dựng cơ cấu cây trồng và hệ thống luân canh khoa học. - Có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt các khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản. 1.2.1.4. Sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài trời Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm và hoàn thiện những hình thức, những biện pháp tổ chức - kinh tế trong việc trang bị kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, tổ chức lao động, khoán và thù lao thích hợp. 1.2.1.5. Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên Do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, các doanh nghiệp cần tính đến những rủi ro có thể xảy để có kế hoạch dự phòng. Mặt khác, ở những vùng nhờ có những điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi mà có những lợi thế so sánh cần được phát hiện và phát huy đầy đủ. 1.2.2. Những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nước ta 1.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp nước ta phổ biến còn là sản xuất nhỏ - Cần thấy hết những tồn tại, khó khăn của sản xuất nhỏ để quản trị kinh doanh có hiệu quả. - Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong nền nông nghiệp hàng hoá và thực hiện tốt việc đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh và tập thể theo chủ trương, chính sách của nhà nước. 1.2.2.2. Trong nông nghiệp nước ta, ruộng đất bình quân theo đầu người thấp, sức lao động nông nghiệp nhiều nhưng phân bố không đều giữa các vùng và các miền Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải có những giải pháp mở rộng các ngành sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ để sử dụng đầy đủ và hợp lý các yếu tố sản xuất, mặt khác phải tiến hành cân đối lại lực lượng lao động để có thể rút ra lực lượng lao động dự thừa bố xung cho 2
  7. các ngành kinh tế quốc dân khác 1.2.2.3. Sản xuất nông nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm 1.3 NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 1.3.1. Nhiệm vụ - Nghiên cứu, ứng dụng các quy luật của sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường; nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các chính sách kinh tế làm đòn bẩy nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý kinh doanh nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động heo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nghiên cứu tổng kết các kinh nghiêm thực tiễn ở trong và ngoài nước về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp. 1.3.2. Nội dung môn học Với các nhiệm vụ trên, nội dung môn học gồm những vần đề chủ yếu sau: - Chương mở đầu - Các loại hình doanh nghiệp - Tổ chức sử dụng đất - Quyết định đầu tư - Quản trị lao động - Quản trị tài chính - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm - Hạch toán kinh doanh 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu của môn học Môn học sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Các phương pháp cụ thể Phương pháp thống kê Phương pháp điều tra Phương pháp chuyên khảo Phương pháp chuyên gia Phương pháp toán học Phương pháp khảo nghiệm. 3
  8. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là quản lý sản xuất kinh doanh . 2. Phân tích các đặc điểm xủa sản xuất nông nghiệp Bài 2: CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Khái niệm: cơ sở kinh doanh nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội. Phân loại: Theo hình thức sở hữu, các đơn vị kinh doanh nông nghiệp bao gồm: - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp tập thể - Hộ, trang trại gia đình - Doanh nghiệp nông nghiệp khác. Điểm giống và khác nhau giữa các loại hình kinh doanh nông nghiệp: Điểm giống nhau: - Đều là đơn vị kinh doanh cơ sở, tế bào của nền kinh tế quốc dân. - Sản xuất và kinh doanh là hai chức năng chính. - Mục đích của các đơn vị là thu lợi nhuận. Điểm khác nhau: do hình thức sở hữu khác nhau nên các đơn vị có những điểm khác nhau về cơ chế quản lý và phân phối sản phẩm cuối cùng. 2.2 CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP 2.2.1. Hộ nông dân 2.2.1.1. Khái niệm, đặc trưng Khái niệm: Hộ nông dân là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm mgười có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ. Đặc trưng của hộ + Mục đích sản xuất của hộ là sản xuất ra nông sản phục vụ cho nhu cầu của chính họ. 4
  9. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là quản lý sản xuất kinh doanh . 2. Phân tích các đặc điểm xủa sản xuất nông nghiệp Bài 2: CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Khái niệm: cơ sở kinh doanh nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội. Phân loại: Theo hình thức sở hữu, các đơn vị kinh doanh nông nghiệp bao gồm: - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp tập thể - Hộ, trang trại gia đình - Doanh nghiệp nông nghiệp khác. Điểm giống và khác nhau giữa các loại hình kinh doanh nông nghiệp: Điểm giống nhau: - Đều là đơn vị kinh doanh cơ sở, tế bào của nền kinh tế quốc dân. - Sản xuất và kinh doanh là hai chức năng chính. - Mục đích của các đơn vị là thu lợi nhuận. Điểm khác nhau: do hình thức sở hữu khác nhau nên các đơn vị có những điểm khác nhau về cơ chế quản lý và phân phối sản phẩm cuối cùng. 2.2 CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP 2.2.1. Hộ nông dân 2.2.1.1. Khái niệm, đặc trưng Khái niệm: Hộ nông dân là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm mgười có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ. Đặc trưng của hộ + Mục đích sản xuất của hộ là sản xuất ra nông sản phục vụ cho nhu cầu của chính họ. 4
  10. + Sản xuất của nông hộ dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp. + Các thành viên trong hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. + Là đơn vị tái tạo nguồn lao động. 2.2.1.2.Vai trò - Có vai trò quan trọng trong sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu xã hội; - Có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực. - Có vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghệp hoá, hiện đại hoá. - Là thành phần chủ yếu ở nông thôn, hộ có vai trò quan trọng trong xây dựng các cơ sở hạ tầng, khôi phục các thuần phong mỹ tục và xây dựng nông thôn mới. 2.2.1.3. Tình hình và xu hướng phát triển Xu hướng phát triển của kinh tế hộ trong gia đoạn xắp tới có thể diễn ra theo hướng: - Hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hh nhỏ. -Hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc chuyển sang các hộ có tỷ suất hàng hoá cao nhưng chưa phải là trang trại. - Các hộ có tỷ suất hàng hoá cao trở thành trang trại. 2.2.2. Trang trại 2.2.2.1. Khái niệm và đặc trưng Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá; tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. + Các đặc trưng của trang trại  Trang trại là một trong hình thức tổ chức sản xuất cụ thể của nông, lâm nghiệp.  Trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.  Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của xã hội.  Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập.  Chủ trang trại là người có ý chí và có năng lực tổ chức quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang trại.  Tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn. Điều này biểu hiện: - Hầu hết các trang trại đều kết hợp giữa chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp. - Các trang trại phải ghi chép, hạch toán kinh doanh, tổ chức sản xuất khoa học trên cơ sở những kiến thức về nông học, về kinh tế thị trường. 5
  11. - Sự hoạt động của trang trại đòi hỏi phải tiếp cận với thị trường 2.2.2.2. Vai trò của trang trại Trang trại có vai trò hết sức to lớn. Biểu hiện: + Nó cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. +Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, khắc phục dần tình trạng manh mún. + Góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. + Có khả năng áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sự dụng các nguồn lực. + Trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công nghệ đến hộ thông qua chính hoạt động sản xuất của mình + Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả 2.2.2.3. Tiêu chí nhận dạng trang trại Yêu cầu: + Phải chứa đựng những đặc trưng cơ bản của trang trại + Đơn giản hoá và dễ vận dụng khi nhận dạng trang trại +Phản ánh được tính chất phong phú của các loại hình trang trại và sự biến động của nó qua các thời kỳ. Các tiêu chí nhận dạng trang trại gồm các chỉ tiêu sau: + Thứ nhất, giá trị sản phẩm hàng hoá tạo ra trong 1 năm. + Thứ hai,quy mô diện tích ruộng đất, số lượng gia súc, gia cầm + Thứ ba, quy mô đầu tư cho sản xuất kinh doanh, trong đó lưu ý 2 yếu tố là vốn và lao động. 2.2.2.4. Các điều kiện ra đời và phát triển của trang trại trong nền kinh tế thị trường Các điều kiện về môi trường và pháp lý: +Có sự tác động tích cực và phù hợp của nhà nước. + Có quỹ ruộng đất cần thiết và chính sách để tập trung ruộng đất. + Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến. +Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông thuỷ lợi. + Có sự hình thành vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá. +Có sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp. + Có môi trường pháp lý thuận lợi cho trang trại ra đời và phát triển. 6
  12. Các điều kiện đối với trang trại và chủ trang trại + Chủ trang trại phải là người có ý chí quyết tâm làm giàu từ nghề nông. + Chủ trang trại phải có sự tích luỹ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. + Có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn. +Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạch toán và phân tích kinh doanh. 2.2.2.5. Các loại hình trang trại Xét về tính chất sở hữu có các loại hình trang trại: +Trang trại gia đình độc lập: được hình thành từ hộ nông dân sản xuất hàng hoá nhỏ, mỗi gia đình là chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân do chủ hộ hay người có uy tín, năng lực trong gia đình đứng ra làm quản lý. + Trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản xuất kinh doanh từng việc theo từng vụ hay liên tục nhiều vụ. Xét về loại hình sản xuất có các loaị hình trang trại: + Trang trại sản xuất cây thực phẩm + Trang trại sản xuất cây công nghiệp +Trang trại sản xuất cây ăn quả + Trang trại nuôi trồng sinh vật cảnh + Trang trại nuôi trồng đặc sản + Trang trại chăn nuôi đại gia súc +Trang trại kinh doanh nông nghiệp tổng hợp + Trang trại kinh doanh nông, công nghiệp và dịch vụ đa dạng, nhưng hoạt động nông nghiệp vẫn là chủ yếu. 2.2.2.6. Tình hình phát triển của các trang trại ở nước ta Ở nước ta hiện nay, phần lớn các nông hộ đều là các hộ tiểu nông. Tuy nhiên, trên thực tế đã và đang có xu hướng hình thành các hộ sản xuất hàng hoá theo kiểu trang trại. Các trang trại xuất hiện không những ở vùng sản xuất hàng hoá, mà cả ở vùng sản xuất hàng hoá chưa phát triển, ở vùng có diện tích đất bình quân theo đầu người cao, mà cả ở vùng có diện tích đất bình quân đầu người thấp. Quá trình chuyển kinh tế hộ sang kinh tế trang trại đã trở thành xu hướng nhưng còn những khó khăn sau: Vẫn còn có những nhận thức chưa đúng về trang trại và kinh tế trang trại, băn khoăn về việc phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Quỹ đất đai hạn hẹp đang là một trong các nguyên nhân hạn chế phát triển kinh tế theo hướng trang trại . Việc quy hoạch , định hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chưa tốt. Thị trường nông sản không ổn định. 7
  13. Trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất lượng nông sản kém, khó cạnh tranh và không thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nên khó tiêu thụ. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước chưa thực sự tác động đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất, nên chưa thực sự khuyến khích hộ phát triển theo hướng trang trại. Trình độ của chủ trang trại chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế. 2.2.2.7. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại + Khuyến khích phát triển các hình thức trang trại gia đình + Khuyến khích mọi hình thức kinh doanh của trang trại, nhưng tập trung phát triển các lâm trại, các trang trại chuyên môn hoá cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc + Khuyến khích các hình thức trang trại tư nhân. 2.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp 2.2.3.1. Khái niệm và vai trò Khái niệm: Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc, luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân. + HTXNN có các đặc trưng chủ yếu về tổ chức và hoạt động sau: - Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTXNN. - Các thành viên HTXNN đều bình đẳng với nhau trong việc tham gia quản lý, kiểm tra giám sát và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, dù cổ phần đóng góp không giống nhau. - Tự quản, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. - Có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật . - Mục đích thành lập HTXNN chủ yếu là phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Nhờ có hoạt động của HTX, các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời, đầy đủ và bảo đảm chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được bảo đảm làm cho hiệu quả của sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Thông qua hoạt động dịch vụ, vai trò điều tiết sản xuất của HTXNN được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá. Hoạt động của HTX có vai trò cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả. 8
  14. 2.2.3.2. Các hình thức của HTXNN + HTX nông nghiệp làm dịch vụ bao gồm: - Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp - Dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp - Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp. + HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ. + HTX sản xuất nông nghiệp. 2.2.3.3. Phương hướng đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta hiện nay Qua 40 năm xây dựng và phát triển, các hợp tác nông nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn. Hiện nay, trong nông nghiệp còn tồn tại các hợp tác xã nông nghiệp với các mức độ chuyển đổi như sau: + Loại HTX đổi mới có kết quả: Số HTX này chiếm khoảng 18,5% tổng số HTX. Song số HTX làm ăn hiệu quả chỉ có khoảng 5% - 8%. + Loại HTX còn hoạt động một vài khâu nhưng kết quả thấp. Loại này chiếm 44,0% so với tổng số HTX hiện có, khâu dịch vụ HTX hoạt động chủ yếu là thuỷ nông, song càng hoạt động thì HTX càng bộc lộ sự yếu kém . + Loại HTX chỉ tồn tại trên hình thức Tuy hàng năm có một số tự giải thể, nhưng do một số HTX trung bình trở thành hình thức nên tỉ lệ HTX loại này vẫn tăng, chiếm 37,7% tổng số HTX hiện có, có nhiều nơi tỷ lệ này tới 50%-60%. Loại HTX này vẫn còn ban quản trị và chủ nhiệm HTX nhưng không hoạt động kinh tế. Đại hội xã viên không họp được để bầu ban quản trị mới, mặc dù đã hết nhiệm kỳ, tài sản vốn quỹ của HTX không còn, có nơi vốn của HTX bị xã viên chiếm dụng hết. Đảng và Chính phủ đã có chủ trương, chính sách đổi mới các HTX, các địa phương đã tiến hành chuyển đổi các HTXNN theo luật, nhưng sự đổi mới đó chỉ là bước đầu. Cần tiếp tục đổi mới các HTX NN theo các phương hướng cơ bản sau: + Đối với các HTX đã chuyển đổi có hiệu quả bước đầu: Cần tiếp tục chuyển đổi về hình thức tổ chức và quản lý cũng như phương thức tổ chức quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý HTX. + Đối với các HTX chưa chuyển đổi và có khả năng chuyển đổi, Cần tiến hành chuyển đổi ngay theo 2 nội dung: Chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh sang các HTX dịch vụ tổng hợp hay dịch vụ chuyên khâu tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Chuyển đổi nội dung tổ chức quản lý kinh doanh trong HTX theo hướng gắn quyền lợi và nghĩa vụ một cách trực tiếp cho từng lao động quản lý và người lao động. Gắn việc nâng cao trình độ và năng lực quản lý của cán bộ quản lý với tăng cường vốn quỹ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các HTX. 9
  15. + Đối với các HTX khác, chính quyền cần hướng dẫn xã viên tự quyết định giải thể và chuyển sang các hình thức kinh tế hợp tác mới. 2.2.3.4. Các điều kiện chuyển đổi các HTX kiểu cũ sang mô hình HTX mới theo Luật HTX Các HTX cũ chỉ có thể chuyển đổi sang mô hình HTX mới trong điều kiện sau: +Về tình trạng HTX: Chỉ chuyển đổi ở các HTX có khả năng chuyển đổi. Căn cứ vào tình trạng HTX để chuyển đổi cần dựa trên 2 căn cứ chủ yếu: -Tình trạng vốn quỹ của HTX -Thực trạng đội ngũ cán bộ HTX +Về yêu cầu của kinh tế hộ: Chỉ chuyển đổi sang các hình thức các HTX và các khâu thực sự xã viên cần, HTX làm có hiệu quả. +Về sự tồn tại của các thành phần kinh tế: Chỉ chuyển đổi sang các HTX kiểu mới khi thấy hợp tác xã có thể cạnh tranh được với các thành phần kinh tế khác. 2.2.4. Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước 2.2.4.1. Khái niệm, vai trò doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước Khái niệm Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp nông nghiệp do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu, là pháp nhân kinh tế hoạt động theo luật pháp, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Vai trò : Các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. 2.2.4.2.Thực trạng các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước đã có quá trình hình thành, phát triển hơn 40 năm và đã trải qua những bước thăng trầm. Giai đoạn từ 1954-1986: Các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước được nhà nước chú trọng xây dựng, nhưng do điều hành sản xuất và quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên chưa phát huy vai trò của nó. Giai đoạn từ 1998 đến nay: Các doanh nghiệp sản xuất đã có sự điều chỉnh phương hướng sản xuất kinh doanh, tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, đặc biệt đã thay cơ chế điều hành sản xuất tập trung bằng cơ chế khoán. Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước đã không còn nguyên nghĩa của nó, bởi vì sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước đã từng bước trở thành sở hữu hỗn hợp, trong đó có sở hữu tư nhân của hộ gia đình công nhân. Nhìn chung hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước qua quá trình đổi mới đã có những bước tiến trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhưng hiện nay ở các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết nhằm đổi mới triệt để và củng cố lại các doanh nghiệp để các doanh nghiệp này thực hiện đúng vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. 10
  16. 2.2.4.3. Phương hướng đổi mới các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước Trên thực tế có nhiều loại hình doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước với các phương hướng kinh doanh khác nhau và có mức độ phát triển khác nhau, vì vậy cần có sự đổi mới khác nhau: Đối với các doanh nghiệp sản xuất: Phương hướng cơ bản là thực hiện việc chuyển đổi sang chế biến, tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm dưới hình thức các Công ty chế biến và xuất khẩu nông sản. Các doanh nghiệp dịch vụ các yếu tố đầu vào: Việc củng cố các doanh nghiệp này theo hướng tạo điều kiện cho chúng hoạt động và làm chức năng dịch vụ hỗ trợ thông qua các chương trình dự án; đổi mới tổ chức và quản lý trong từng doanh nghiệp theo hướng khoán kinh doanh gắn với nâng cao hiệu quả hỗ trợ nông dân. Các doanh nghiệp thuỷ nông: Tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới quản lý kinh doanh, tạo lập môi trường pháp lý nâng cao hiệu lực giải quyết các quan hệ kinh tế với hộ nông dân. Hạch toán đầy đủ và bù đắp chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này không chỉ làm nhiệm vụ tưới nước mà còn làm nhiều nhiệm vụ khác. Thực hiện cổ phần hoá một số doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến. 2.2.5. Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác 2.2.5.1. Các công ty Đó là doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, gồm nhiều thành viên cùng góp vốn, cùng tự chịu kết quả của sản xuất kinh doanh. Có thể phân loại các công ty theo các tiêu thức sau: Phân theo hình thức sở hữu gồm:  Các công ty quốc doanh (do các công ty Nhà nước cùng góp vốn kinh doanh). Các công ty quốc doanh không bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi phương hướng kinh doanh theo tên gọi hiện nay, vì đó vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước.  Các công ty hợp doanh giữa Nhà nước và tư nhân, giữa hợp tác xã và tư nhân. Các công ty hợp doanh là công ty hợp thành bởi chủ sở hữu khác nhau góp vốn để kinh doanh.  Các công ty tư nhân. Phân theo nội dung tổ chức quản lý có:  Công ty trách nhiệm hữu hạn.  Công ty cổ phần. 2.2.5.2. Các tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp nông nghiệp Đó là các doanh nghiệp có quy mô lớn, bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ, đa sở hữu, đa thành phần, liên kết không chỉ nhiều thành phần mà cả nhiều ngành và sản phẩm hàng hoá khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 11
  17. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu điểm khác biệt giữa hộ và trang trại. 2. HTX nông nghiệp? Nêu các hoạt động chủ yếu của các HTX nông nghiệp hiện nay. 3. Trong điều kiện hiện nay, các HTX hoạt động của các HTX nông nghiệp gặp khó khăn gì? Vì sao? 4. Vì sao phải đổi mới các hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh? 5. Nêu các loại hình khác trong kinh doanh nông nghiệp? Bài 3: TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.1.1.Vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vì vậy đối với chúng đất đai có vai trò hết sức quan trọng: - Thứ nhất, đất đai hoạt động với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, tham gia vào việc tạo ra các nông sản, trước hết là các sản phẩm của ngành trồng trọt. - Thứ hai, đất đai là chỗ dựa, địa điểm cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp (các công trình giao thông, thủy lợi ) hoặc các hoạt động kế tiếp quá trình sản xuất nông nghiệp như: các xưởng chế biến, kho bãi, cửa hàng Trong trường hợp này vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cũng giống như trong các ngành khác của nền kinh tế. 3.1.2. Đặc điểm đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp a. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm của xã hội - Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, bởi vì đất đai có trước con người, đất đai được sử dụng vào các ngành và đời sống xã hội là sản phẩm từ đá Macma qua quá trình biến đổi lý học, hoá học, sinh vật học và các tác động tự nhiên khác. Quá trình đó hiện nay vẫn tiếp diễn đối với các dãy núi đá, những vùng đất sau hoạt động của núi lửa. - Là sản phẩm của xã hội, bởi vì con người đã khai phá, chiếm hữu đất đai hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra của cải. Trong quá trình đó con người làm tăng hay giảm độ màu mỡ của chúng. Đất đai hiện tại là sự kết tinh sức lao động của nhiều thế hệ qua canh tác sử dụng chúng. 12
  18. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu điểm khác biệt giữa hộ và trang trại. 2. HTX nông nghiệp? Nêu các hoạt động chủ yếu của các HTX nông nghiệp hiện nay. 3. Trong điều kiện hiện nay, các HTX hoạt động của các HTX nông nghiệp gặp khó khăn gì? Vì sao? 4. Vì sao phải đổi mới các hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh? 5. Nêu các loại hình khác trong kinh doanh nông nghiệp? Bài 3: TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.1.1.Vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vì vậy đối với chúng đất đai có vai trò hết sức quan trọng: - Thứ nhất, đất đai hoạt động với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, tham gia vào việc tạo ra các nông sản, trước hết là các sản phẩm của ngành trồng trọt. - Thứ hai, đất đai là chỗ dựa, địa điểm cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp (các công trình giao thông, thủy lợi ) hoặc các hoạt động kế tiếp quá trình sản xuất nông nghiệp như: các xưởng chế biến, kho bãi, cửa hàng Trong trường hợp này vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cũng giống như trong các ngành khác của nền kinh tế. 3.1.2. Đặc điểm đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp a. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm của xã hội - Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, bởi vì đất đai có trước con người, đất đai được sử dụng vào các ngành và đời sống xã hội là sản phẩm từ đá Macma qua quá trình biến đổi lý học, hoá học, sinh vật học và các tác động tự nhiên khác. Quá trình đó hiện nay vẫn tiếp diễn đối với các dãy núi đá, những vùng đất sau hoạt động của núi lửa. - Là sản phẩm của xã hội, bởi vì con người đã khai phá, chiếm hữu đất đai hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra của cải. Trong quá trình đó con người làm tăng hay giảm độ màu mỡ của chúng. Đất đai hiện tại là sự kết tinh sức lao động của nhiều thế hệ qua canh tác sử dụng chúng. 12
  19. b. Số lượng có hạn và khả năng tái tạo của đất đai không có giới hạn Đất đai có vị trí cố định và có hạn về số lượng, vì nó là lớp bề mặt của trái đất. Đất đai có hạn chế về mặt số lượng đối với mỗi cơ sở kinh doanh, mỗi địa phương, mỗi quốc gia và biểu hiện ở phạm vi ranh giới đối với mỗi cơ sở kinh doanh, mỗi địa phương, mỗi quốc gia và ngay cả với trái đất. Tuy nhiên xét về mặt chất lượng, đất đai có sự biến đổi tăng do khả năng tái tạo của đất đai, mặc dù đất đai thường xuyên được sử dụng để phục vụ các mục đích của con người. Khả năng tái tạo của đất đai hay khả năng biến đổi chất lượng của đất đai biểu hiện ở sự biến đổi độ phì của đất (có thể hiểu như là độ màu mỡ của đất). Có nhiều loại độ phì: độ phì tự nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì tiềm tàng, và độ phì kinh tế. Mỗi loại độ phì biểu hiện ở phương diện khác nhau của chất lượng đất đai, nhưng chúng biểu thị các vấn đề cần lưu ý sau đối với người sử dụng nói chung, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. - Thứ nhất, bản thân đất đai có độ phì tự nhiên tức là đã hàm chứa khả năng cung cấp các điều kiện cho cây trồng phát triển, nhưng nếu chỉ khai thác độ phì nhiêu tự nhiên, không cung cấp thêm phân bón, tưới nước các chất dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt, chất lượng đất đai sẽ bị suy giảm. Vì vậy, cần kết hợp khai thác độ phì tự nhiên với việc tạo độ phì nhân tạo, đất đai mới được khai thác và bảo vệ. - Thứ hai, độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo có thể cây trồng khai thác được ngay nếu chúng ở các dạng dễ hấp thu (độ phì nhiêu kinh tế), ngược lại cũng chỉ biểu hiện ở dạng tiềm năng (độ phì tiềm tàng). Vì vậy, cần kết hợp giữa bón phân với các biện pháp canh tác khác để biến các độ phì tiềm tàng thành các độ phì kinh tế, có như vậy đất đai mới được khai thác đầy đủ và hợp lý. - Thứ ba, khai thác sử dụng đất đai phải gắn với bồi dưỡng, bảo vệ và cải tạo đất đai. Khả năng tái tạo của đất đai không chỉ hàm chứa khả năng sinh lời vô hạn của đất đai, mà còn ẩn chứa một trách nhiệm nặng nề và thường xuyên của con người đối với đất đai về việc tái tạo và bảo vệ nếu còn muốn khai thác nó một cách lâu dài. - Thứ tư, khả năng trực tiếp tạo ra các nông sản phục vụ nhu cầu con người là nhờ vào đất đai hoạt động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đai làm chức năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng rất quan trọng. Vì vậy, cần có quy hoạch để tận dụng tối đa đất đai cho sản xuất nông nghiệp, nhưng tạo được hệ thống các công trình tối ưu phục vụ cho sản xuất và đời sống con người trên phạm vi chung xã hội cũng như trong mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. c. Chất lượng đất đai không đồng nhất và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên của từng vùng Chất lượng của đất đai phụ thuộc vào độ phì của đất. Độ phì của đất phụ thuộc vào nguồn gốc sản sinh đất (nguồn gốc của đá mẹ) và khả năng tái tạo đất đai của con người khi sử dụng. Những nhân tố trên không đồng nhất với nhau nếu xét 13
  20. trên toàn trái đất, trong mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, sự biến động và sự khai thác của độ phì phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng. Các điều kiện tự nhiên diễn biến theo mùa và khác nhau theo từng vùng; các điều kiện kinh tế, xã hội cũng có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, sự biến đổi của chất lượng đất đai và khả năng khai thác chất lượng đất đai cũng khác nhau tuỳ theo từng vùng thậm chí theo từng cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nhất là trong điều kiện ở Việt Nam, đất được giao cho từng hộ nông dân theo phương châm “có gần có xa, có xấu có tốt”. 3.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT TRONG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.2.1. Mục đích sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp vừa sử dụng vào các hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống, vì vậy việc sử dụng đất đai nhằm các mục đích sau: - Sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm và sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích, với hao phí lao động sống và lao động vật hoá trên đơn vị sản phẩm thấp nhất. - Tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phục vụ các hoạt động sản xuất kế tiếp hoặc phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu của đời sống với lượng đất đai ít nhất. - Khai thác các tiềm năng và lợi thế của đất đai và các yếu tố gắn với đất đai, phù hợp với yêu cầu của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả của đất đai. 3.2.2. Các yêu cầu đối với sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Để thực hiện các mục đích sử dụng đất đai, các cơ sở kinh doanh nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả đất đai. Để làm được việc này cần phải: điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên gắn với đất đai, chất lượng đất đai, tìm ra các lợi thế của đất đai. Trên cơ sở đó bố trí sử dụng đất đai theo hướng khai thác các lợi thế kết hợp với phát triển tổng hợp để đưa tất cả đất đai vào sử dụng. - Phải đặt quá trình tổ chức sử dụng đất đai các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp với quá trình tổ chức sử dụng đất đai của cả vùng. Để gắn quá trình khai thác sử dụng đất đai của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn với sử dụng đất đai của cả vùng, các cơ sở cần lưu ý tới phân vùng quy hoạch chung của vùng để lựa chọn loại sản phẩm bố trí sản xuất. Cần tạo điều kiện về đất đai cho việc xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi theo quy hoạch chung; khi quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội bộ cơ sở cần gắn các công trình này với quy hoạch chung của cả vùng và lợi ích của các cơ sở sản xuất xung quanh. 14
  21. - Phải chú ý đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của từng ngành và toàn bộ hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đất đai được sử dụng vào tất cả các ngành, các lĩnh vực. Nói cách khác, tất cả các ngành, lĩnh vực đều cần đến đất đai. Vì vậy, khi bố trí sử dụng đất đai cần chú ý đến toàn bộ quá trình kinh doanh của từng ngành cũng như toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh. - Phải gắn việc sử dụng với bảo vệ, tái tạo và khôi phục chất lượng của đất đai. 3.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.3.1. Phân loại đất đai Đất đai trong phạm vi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nhất là trong các trang trại cũng có nhiều loại, tuỳ theo mục đích và các tiêu thức khác nhau có cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, phân loại đất đai là nhằm bố trí sử dụng, quản lý đầy đủ và có hiệu quả đất đai. Vì vậy, phân loại đất đai là nội dung mang tính tiền đề của tổ chức sử dụng đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.  Căn cứ vào mục đích sử dụng đất đai, ở các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể có các loại đất sau: 1. Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Theo quy định của luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm: Đó là đất trồng các loại cây có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian một năm. Đất trồng cây lâu năm: Đó là đất trồng các loại cây trồng có chu kỳ sản xuất lớn hơn 1 năm. Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất đồng cỏ dùng cho chăn thả Đất lâm nghiệp: là đất chủ yếu được dùng vào sản xuất lâm nghiệp như: đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất có thể sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. 1. Đất thổ cư: Đó là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình sinh hoạt của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 2. Đất chuyên dùng: là đất dùng để xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông ở trong nội bộ cơ sở (thuỷ lợi nội bộ), đất xây dựng nhà xưởng chế biến, kho bãi 3. Đất chưa sử dụng của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là đất còn để hoang do chưa có điều kiện khai thác hoặc do còn tranh chấp quyền sử dụng nên chưa đưa vào hoạt động theo một mục đích nào cả.  Căn cứ vào chất lượng của đất đai có thể phân thành các hạng đất trong từng cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp (chủ yếu với phần đất nông nghiệp của trang trại). Căn cứ để phân hạng đất gồm các yếu tố như: 15
  22. + Chất đất: Để có kết luận về chất đất người ta tiến hành các phân tích nông hoá và thổ nhưỡng đất đai theo từng ô, thửa trong từng đơn vị. + Vị trí của đất đai, chủ yếu vị trí so với các điều kiện về giao thông thị trường tiêu thụ nông sản. + Địa hình của đất (độ dốc, độ bằng phẳng ) + Điều kiện về khí hậu và thời tiết + Các điều kiện tưới tiêu  Căn cứ vào nguồn gốc của đất đai, đất của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể được phân thành: + Đất được giao, là đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo Luật Đất đai (ở nước ta là đất đã được cấp “sổ đỏ” theo Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ) hoặc đất đã làm xong các thủ tục chờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Đất chưa được giao, bao gồm: đất của nông lâm trường giao tạm thời (giao bìa xanh theo Luật Đất đai), đất của các dự án, đất thầu, đất chuyển nhượng không hợp pháp, đất khai hoang 3. 3.2. Bố trí sử dụng đất đai - Bố trí sử dụng đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là hệ thống các biện pháp tổ chức, kinh tế và kỹ thuật để sắp xếp sử dụng đất đai trong trang trại nhằm khai thác tiềm năng về đất đai và các nguồn lực khác của cơ sở, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường và các quy luật sinh học của sản xuất nông nghiệp. - Khi thực hiện bố trí sử dụng đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần chú ý một số yêu cầu mang tính nguyên tắc sau: + Đảm bảo thực hiện sự phân công xã hội về sản xuất nông sản, chủ yếu là sự phân vùng quy hoạch của huyện, tỉnh. + Phải chú ý đến xu hướng phát triển lâu dài của đơn vị. + Phải căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gắn với cơ sở để bố trí sử dụng đất, nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả đất đai. + Phải chú ý đến toàn bộ quá trình sản xuất, cũng như từng ngành sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. + Phải kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp với lợi ích của Nhà nước, tỉnh, huyện đặc biệt của các trang trai và hộ gia đình xung quanh. - Nội dung bố trí sử dụng đất đai gồm: + Xác định ranh giới của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp (Đối với các cơ sở chưa tiến hành quy hoạch sản xuất). + Bố trí ruộng đất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp + Bố trí xây dựng các công trình nhà ở, các công trình phục vụ sản xuất: chuồng trại chăn nuôi, xưởng chế biến, hệ thống giao thông, thuỷ lợi 16
  23. 3.3.3. Bố trí sử dụng đất trồng trọt Đây là nội dung quan trọng nhất của tổ chức sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Nó bao gồm 2 nội dung: 3.3.3.1. Xác định cơ cấu diện tích đất trồng trọt Cơ cấu diện tích trồng trọt là quan hệ tỉ lệ về diện tích các loại cây trồng.  Ý nghĩa: -Tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trồng trọt. -Là tiền đề quan trọng để sử dụng hợp lý ruộng đất, tiền vốn, sức lao động của doanh nghiệp.  Căn cứ xác định cơ cấu diện tích trồng trọt hợp lý - Phương hướng kinh doanh và quy hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm trồng trọt. - Khả năng sinh lợi của các loại cây trồng. - Điều kiện về ruộng đất của doanh nghiệp và khí hậu thời tiết của tiểu vùng. - Xu hướng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá trong vùng. Để thực hiện cơ cấu diện tích trồng trọt hợp lý cần làm tốt những việc sau: Xác định và thực hiện các mô hình trồng trọt hợp lý trong doanh nghiệp, vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất hàng hoá, kinh doanh có lãi,vừa bảo vệ nâng cao độ phì nhiêu của ruộng đất và bảo vệ được môi trường sinh thái. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu diện tích trồng trọt, nhất là đối với cây ngắn ngày khi nhu cầu của thị trường về sản phẩm, tính sinh lời của sản phẩm, xu hướng và mức độ tác động của công nghiệp hoá tới sản xuất nông nghiệp của vùng có sự thay đổi đáng kể. 3.3.3.2. Bố trí đất đai phù hợp với các loại cây trồng Căn cứ - Đặc tính tự nhiên của các loại đất - Điệu kiện thủy lợi hiện có của doanh nghiệp và nhu cầu khác nhau về nước của từng loại cây trồng. - Đặc điểm sản xuất của mỗi ngành - Mối quan hệ giữa các ngành. Bố trí Bố trí cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày Cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày thường có thời gian sinh trưởng ngắn và chiếm đại bộ phận diện tích canh tác của doanh nghiệp. Vì thế yêu cầu của việc bố trí đất đai cho các loại cây này: - Chọn loại đất phù hợp với từng loại cây trồng, tầng canh tác trên 35cm. - Bố trí tập trung liền khoanh, chủ động về thủy lợi. - Bố trí ở những nơi bằng phẳng để tiện canh tác. 17
  24. - Xác định một công thức luân canh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cải tạo được đất đai trong khi sử dụng Bố trí đất trồng rau Rau là loại cây trồng có yêu cầu thâm canh cao, đầu tư chủ yếu là lao động thủ công, trình độ kỹ thuật phức tạp. Vì thế khi bố trí nên: - Bố trí ở gần khu dân cư, trại chăn nuôi, gần nguồn nước, gần đường giao thông. - Bố trí trên đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao, tương đối bằng phẳng và khuất gió. Bố trí đất trồng cây ăn qủa và cây công nghiệp dài ngày Là loại cây có thờigian sinh trưởng dài ( trên 1 năm) có giá trị kinh tế lớn vì thế khi bố trí cần: - Điều tra cơ bản kỹ. Bố trí trên đất cao có tầng canh tác trên 60 cm. - Bố trí gần đường giao thông. - Khi trồng nên chia thành các lô để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ cây 3.3.4. Bố trí đất chăn thả gia súc Với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp lấy chăn nuôi gia súc là hướng kinh doanh chính thì phải bố trí đất cho chăn thả gia súc. Khi bố trí đất vào mục đích này cần lưu ý: Khu chăn thả nên chọn nơi cao ráo, thoảng khí, đầy đủ ánh sáng, cách xa khu dân cư. Nên bố trí thành từng khoảnh để thực hiện chế độ chăn thả luân phiên. 3.3.5. Bố trí đất để trồng rừng phòng hộ Là việc bố trí đất để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ trong doanh nghiệp nhằm chống gió bão, chống sói mòn, bảo vệ cây trồng và điều hoà khí hậu. * Căn cứ vào vị trí và tác dụng người ta chia ra: - Đai rừng chính: nhiệm vụ chính là chắn gió hại. Vì thế thường bố trí thẳng góc với hướng gió chính. Khoảng cách giữa 2 đai rừng chính bằng 20 - 25 lần chiều cao của cây rừng. Bề rộng của đai rừng phụ thuộc vào sức mạnh của gió hại, gió mạnh thì đai rừng dầy, gió yếu thì đai rừng mỏng. Thường người ta bố trí bề dày của đai rừng chính rộng 10 -16 m. Với đai rừng phòng hộ trên núi cao có nhiệm vụ cản nước, chống sói mòn phải rộng 20 - 30 m. - Đai rừng phụ: Cùng với các đai rừng chính tạo thành các lô rừng. Thường bố trí thẳng góc với đai rừng chính. Khoảng cách giữa hai đai rừng phụ có thể gấp 2 đến 5 lần khoảng cách giữa 2 đai rừng chính. 3.3.6. Bố trí đất để xây dựng các công trình Là việc bố trí đất để xây dựng hệ thống đường xá giao thông và các công trình thuỷ lợi trong doanh nghiệp 3.3.6.1. Bố trí đất xây dựng các công trình giao thông Yêu cầu - Phục vụ tốt cho sản xuất. - Giảm chi phí xây dựng đường xá đến mức thấp nhất: - Phù hợp với khả năng về vốn đầu tư, nhân lực, vật liệu kiến thiết của 18
  25. doanh nghiệp. Hệ thống đường xá giao thông của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: - Đường chính nối trung tâm của doanh nghiệp với bên ngoài. - Đường phụ nối các khu vưc và các hộ gia đình với nhau. Tùy điều kiện cụ thể và nhu cầu vận chuyển mà xác định bề rộng mặt đường và cấp kỹ thuật của đường. 3.3.6.2. Bố trí đất xây dựng các công trình thuỷ lợi Là bố trí đất để xây dựng hệ thống kênh mương, cống, đập nhằm chủ động chống úng, chống hạn, thau chua, rửa mặn, chống sói mòn, thực hiện tưới tiêu theo khoa học đối với cây trồng đồng thời phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và cho các ngành khác. Hệ thống kênh mương thủy lợi trong doanh nghiệp thường được kết hợp chặt chẽ với bờ vùng, bờ thửa. Gồm 3 loại: + Kênh cấp 1: Tưới tiêu cho vùng + Kênh cấp 2: Tưới tiêu cho khoảnh + Kênh cấp 3: tưới tiêu cho thửa Tùy địa hình cụ thể ở từng nơi mà bố trí hệ thống kênh mương cho thích hợp. 3.4. ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng - Đặc tính tự nhiên của đất đai, đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình gắn liền với đặc điểm khí hậu và tiểu khí hậu. - Trình độ thâm canh, việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. - Phướng hướng sản xuất, trình độ bố trí, lựa chọn cây trồng. 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả của việc tổ chức sử dụng đất đai. - Chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức sử dụng - Diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác tính trên 1 nhân khẩu và lao động nông nghiệp. - Hệ số sử dụng ruộng đất. - Ngoài ra có một số chỉ tiêu về trình độ thâm canh: Hao phí lao độüng, TLSX, chi phí vật chất trên 1 đơn vị diện tích. - Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế - Năng suất đất đai: Giá trị sản lượng hay giá trị sản lượng hàng hóa tinh trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác. - Năng suất cây trồng tính cho từng lọai cây trồng. 19
  26. - Lợi nhuận tính trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nêu các đặc điểm của đất 2. Vì sao đất đai có xu thế giảm? Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần đáp ứng tốt yêu cầu gì? 3. Hãy phân biệt sự khác nhau của các loại đất: đất nông nghiệp, đất canh tác, đất trồng trọt. 4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhà quản trị cần chú ý vấn đề gì? 5. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Bài 4: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP Quá trình đầu tư được định nghĩa giống như là việc tiêm vốn vào trong doanh nghiệp. Đầu tư liên quan đến tận dụng nhiều tài sản, từ đó chúng ta mong đợi tạo ra nhiều lợi nhuận qua các giai đoạn thời gian. Các ví dụ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là: - Mua đất, mua máy móc thiết bị; - Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá giao thông, thuỷ lợi, điện ); - Trồng cây dài ngày (cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày); - Phát triển chăn nuôi gia súc cơ bản (gia súc lấy sữa, cày kéo, gia súc sinh sản ) Việc phân biệt giữa đầu tư và chi phí hiện tại không phải luôn rõ ràng. Khoản chi phí hiện tại tạo thu nhập chỉ ngay trong năm đó. Quá trình đầu tư liên quan đến định hướng các nguồn lực từ sản xuất và chế biến nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong tương lai. Trong quá trình tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới, câu hỏi cơ bản được đặt ra là: đây có thật sự là cơ hội kinh doanh? Để trả lời vấn đề này, một số các nhân tố phải được cân nhắc. Trước hết, phải có sự hiểu biết rõ về sản xuất hay dịch vụ? Ví dụ, nó được sản xuất như thế nào, chu kì sống của nó? lợi nhuận có thay đổi qua chu kì sống?; Thứ hai, Có sự hiểu bíêt tốt về thị trường? Điều này sẽ bao gồm kiến thức về khuynh hướng sản xuất, quy mô thị trường, đặc điểm của nhóm khách hàng chính và các hoạt động cạnh tranh. Trong hiện tại cũng như tương lai, sản phẩm có thật sự có nhu cầu? Cách tốt nhất để bán sản phẩm? Thứ ba, Những yêu cầu về kĩ năng, đào tạo và kinh nghiệm là gì để đạt sự thành công trong hoạt động kinh doanh mới này. Thứ tư, Những rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những rủi ro có ít khả năng điều khiển. Cuối cùng, vấn đề tài chính và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ? 20
  27. - Lợi nhuận tính trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nêu các đặc điểm của đất 2. Vì sao đất đai có xu thế giảm? Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần đáp ứng tốt yêu cầu gì? 3. Hãy phân biệt sự khác nhau của các loại đất: đất nông nghiệp, đất canh tác, đất trồng trọt. 4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhà quản trị cần chú ý vấn đề gì? 5. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Bài 4: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP Quá trình đầu tư được định nghĩa giống như là việc tiêm vốn vào trong doanh nghiệp. Đầu tư liên quan đến tận dụng nhiều tài sản, từ đó chúng ta mong đợi tạo ra nhiều lợi nhuận qua các giai đoạn thời gian. Các ví dụ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là: - Mua đất, mua máy móc thiết bị; - Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá giao thông, thuỷ lợi, điện ); - Trồng cây dài ngày (cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày); - Phát triển chăn nuôi gia súc cơ bản (gia súc lấy sữa, cày kéo, gia súc sinh sản ) Việc phân biệt giữa đầu tư và chi phí hiện tại không phải luôn rõ ràng. Khoản chi phí hiện tại tạo thu nhập chỉ ngay trong năm đó. Quá trình đầu tư liên quan đến định hướng các nguồn lực từ sản xuất và chế biến nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong tương lai. Trong quá trình tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới, câu hỏi cơ bản được đặt ra là: đây có thật sự là cơ hội kinh doanh? Để trả lời vấn đề này, một số các nhân tố phải được cân nhắc. Trước hết, phải có sự hiểu biết rõ về sản xuất hay dịch vụ? Ví dụ, nó được sản xuất như thế nào, chu kì sống của nó? lợi nhuận có thay đổi qua chu kì sống?; Thứ hai, Có sự hiểu bíêt tốt về thị trường? Điều này sẽ bao gồm kiến thức về khuynh hướng sản xuất, quy mô thị trường, đặc điểm của nhóm khách hàng chính và các hoạt động cạnh tranh. Trong hiện tại cũng như tương lai, sản phẩm có thật sự có nhu cầu? Cách tốt nhất để bán sản phẩm? Thứ ba, Những yêu cầu về kĩ năng, đào tạo và kinh nghiệm là gì để đạt sự thành công trong hoạt động kinh doanh mới này. Thứ tư, Những rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những rủi ro có ít khả năng điều khiển. Cuối cùng, vấn đề tài chính và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ? 20
  28. Sau đây là những sự cân nhắc vô cùng quan trọng mà nó cần được xem xét trước khi đề xuất một hoạt động đầu tư. 1. đầu tư liên quan đến sự hy sinh việc tiêu dùng chắc chắn trong hiện tại cho lợi nhuận tương lai không chắc chắn. Đầu tư liên quan đến việc làm chậm lại các khoản tiêu dùng mà nó không phải lúc nào cũng hấp dẫn, cụ thể với tỷ lệ cao của lạm phát. Hơn nữa, do lợi nhuận từ hoạt động đầu tư là nhận được trong tương lai, vì thế luôn luôn có sự tồn tại một vài nghi ngờ về thời gian và quy mô của họ và rằng họ sẽ được nhận tất cả hay mất tất cả? 2. Một sự đầu tư không phải thường xuyên đảo ngược. Một sự đầu tư có thể đảo ngược được là khi người ra quyết định cần luôn cân nhắc cẩn thận. Chương này giải thích quá trình phân tích đầu tư; Nó sẽ chỉ ra phương pháp để đo lường lợi ích của sự đầu tư, xem xét một chỉ tiêu đầu tư. 4.2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN Trước khi thảo luận việc đo lường lợi ích của đầu tư, chúng ta phải hiểu khái niệm giá trị thời gian của tiền. Giá trị thời gian của tiền đơn giản là 1 đola hôm nay không giống như 1 đola trong tương lai. Một đola hôm nay giá trị lớn hơn 1 đola trong tương lai bởi vì nó có thể đầu tư bây giờ và sẽ tăng giá trị qua thời gian. Dự án đầu tư tiêu biểu sau đây là một mẫu khi chi phí ngày nay được tiếp tục bởi doanh thu, đương nhiên là rất nhiều năm trong tương lai. Phân tích các dự án này là không phức tạp. Chúng ta không thể so sánh đơn giản chi phí và doanh thu khi cả hai không cùng xảy ra trong cùng một thời gian. Doanh thu 30.00 USD từ rừng không thể được so sánh với một chi phí 5000 USD vào chăm sóc cây nếu có một chuỗi thời gian 25 năm trước khi đầu tư. Thời gian là tiền và 1 USD sau một năm không giống như một USD ngày hôm nay vì 3 lý do: - Lạm phát - $1 ngày hôm nay có thể được đầu tư, thu đươc lãi suất và tăng trưởng nhiều hơn $1 sau một năm. Điều này giải thích đầu tư theo giá trị thời gian của tiền. - $1 ngày hôm nay có thể được sử dụng ngay lập tức cho mua sắm hàng tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu hiện tại hơn là cho tương lai. Điều này được biết giống như một lời giải thích về giá trị thời gian của tiền. 4. 2.1. Giá trị tương lai của tiền Giá trị tương lai là giá trị một số tiền sẽ nhận được trong tương lai. Đó là một số tiền sẽ tăng lên nếu đầu tư với một tỷ lệ lãi suất nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức tính: FV= PV(1+i)n Trong đó: FV: giá trị tương lai của dòng tiền (Future value) PV: Giá trị hiện tại của dòng tiền (Present value) i: tỷ lệ lãi suất 21
  29. n: số năm Ví dụ: Giá trị tương lai của $1000 sau 3 năm với tỷ lệ lãi suất là 10% FV = 1000 * (1+ 0,1)3 = 1000 *1,331 = $1331 4.2.2.Giá trị hiện tại của tiền Trong quản lý tài chính, chúng ta có thể có những dòng tiền khác nhau dự kiến chi phí hoặc thu nhập trong tương lai. Chúng ta không thể nào so sánh được những giá trị trong tương lai khác nhau với nhau và do vậy không thể có cơ sở cho việc lựa chọn đánh giá các phương án. Điều đó đặt ra vấn đề phải tính toán giá trị hiện tại. Một chuỗi tiền trong tương lai tương đương giá trị hôm nay được gọi là giá trị hiện tại của chúng. Công thức: PV = FV/(1+i)n Ví dụ: Giá trị hiện tại của $1331 sau 3 năm với lãi suất 10%/năm là 1331: 1,331 = 1331*0,7513 = $1000 4. 2.3. Giá trị hiện tại và tương lai của chuỗi tiền 4.2.3.1.Dòng tiền đều Giá trị hiện tại của dòng tiền đều  1 i n 1 PV A i 1 i n  Trong đó: PV: giá trị hiện tại của chuỗi tiền A: Khoản tiền đều hàng năm i: lãi suất n: số năm Ví dụ: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền đều $2000 trong vòng 20 năm là bao nhiêu nếu lãi suất chiết khấu là 15%.  1 0,15 20 1 PV 2000 2000 6,259 12 .518 0,15 1 0,15 20  Khoản trả đều hàng năm: i 1 i n A PV n 1 i 1 Ví dụ: Vay $130000 thời hạn vay 15 năm với lãi suất 8%. Hãy tính khoản phải trả đều hàng năm. (sử dụng exel phần PMT) 0.08 1 0.08 15 A 130000 15 130 .000 0.1168 15 .184 1 0.08 1 22
  30. 15.184 bao gồm cả gốc và lãi. Tính gốc và lãi hàng năm tính theo số dư giảm dần. Giá trị tương lai của dòng tiền 1 i n 1 FV A i Trong đó: FV: giá trị tương lai của dòng tiền đều sau n năm A: chuỗi tiền nhận được hàng năm i: lãi suất n: số năm Giả sử đầu tư 1500 $ liền trong 10 năm với lãi suất 12%.Giá trị tương lai của chuỗi tiền trên là 1500*17.549 = 26323 (tra bảng theo công thức) Chuỗi thanh toán đều nhau (sinking fund anuity) Số nghịch đảo (reciprocals) của giá trị tương lai của dòng tiền đều là chuỗi thanh toán đều nhau. Dòng chi phí chìm là số tiền hàng năm yêu cầu cung cấp cho một tổng được đưa ra (một giá trị tương lai) tại một điểm cụ thể trong tương lai. Vốn chìm được sử dụng để xác định số lượng mà nó phải chuẩn bị (set aside) mỗi năm để đáp ứng được yêu cầu trong tương lai. Ví dụ, mua sắm một máy, một toà nhà hoặc khoản phải trả cho một khoản nợ đều nhau (trả góp). FV i Công thức: A 1 i)n 1 Ví dụ: Một nông dân vay $20000 với tỷ lệ lãi suất là 6%, trả góp trong vòng 10 năm. Số tiền trả góp mỗi năm của khoản vay này là bao nhiêu? Tra công thức ta có: $20000*0,0763= $1526 4.2.3.2. Dòng tiền biến thiên Giá trị hiện tại của dòng tiền biến thiên Đôi khi dự án đầu tư biểu hiện biến động của dòng tiền trong những năm đầu, tiếp theo lại là dòng tiền không biến đổi mà nó được mong đợi. Các chương trình phát triển của trang trại thường phù hợp với trường hợp này. Ví dụ đầu tư phân bón, tăng lượng tồn kho, các loại chi phí đầu vào khác để mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận Ví dụ ta có dòng đầu tư như sau, lãi suất là 7,5% Hãy tính giá trị hiện tại của khoản đầu tư. 23
  31. Cuối năm Khoản đầu tư $ 1/(1+i)n PV Hiện tại 6000 1 6000 Năm 1 1000 0.9302 930.2 Năm 2 300 0.8653 259.59 Năm 3 500 0.8050 402.5 Năm 4 800 0.7488 599.04 Tổng cộng 8191.33 Giá trị tương đương hàng năm Một số trường hợp liên quan đến đầu tư với sự khác nhau về chu kì kinh tế. Nếu những khoản đầu tư này là lặp lại chúng phải đặt trong cùng một khoảng thời gian để đánh giá cho phù hợp. Ví dụ nếu chọn hai máy có hiệu quả như nhau nhưng khác nhau về chu kỳ kinh tế, giá trị hiện tại của dòng tiền ra của chúng không thể so sánh được với nhau vì chúng có sự khác nhau về thời gian. Một giải pháp để khắc phục vấn đề này để phân tích đầu tư là đưa về ước số chung nhỏ nhất của thời gian. Ví dụ một máy A có thời gian sử dụng là 4 năm và máy B là 6 năm. Phân tích đầu tư phải đưa về 12 năm. Phương pháp này có thể nặng nề khi nó yêu cầu lặp lại dòng tiền trong một kế hoạch mới. Phương pháp giá trị tương đương của chuỗi tiền đều, sử dụng khoản trả đều hàng năm là mạnh hơn. Đối với mỗi khoản đầu tư, giá trị hiện tại của dòng tiền được xác định và sau đó mỗi cái được trả dần tại tỷ lệ lãi suất bắt đầu và khung thời gian. Khoản thu nhập mong đợi hàng năm sau đó có thể được so sánh và máy có giá trị thấp hơn sẽ được lựa chọn. Có 2 máy dự định đầu tư. Một cái có chi phí mua sắm $30.000 và một cái khác là $36.000. Chúng có chu kì kinh tế là 4 năm và 6 năm. Chi phí tiền mặt bình quân mỗi năm là $40144 và $51243, với một tỷ lệ lãi suất là 10%. Giá trị tương đương hàng năm là bao nhiêu? Tra bảng nghịch đảo của giá trị hiện tại [i(1+i)n ]/[(1+i)n -1] Máy A : 40144* 0.3155 = 12664 Máy B: 51243 * 0.2296 = 11765 Máy B sẽ được lựa chọn. 24
  32. Mua máy hay thuê máy Trang trại A có một máy cày đã cũ, họ đang có 2 sự lựa chọn, hoặc mua máy mới hoặc thuê cày. Nếu mua máy mới, chi phí mua ban đầu là $100.000. Máy dự định sử dụng trong 5 năm, sau đó sẽ bán lại với giá dự kiến là $80.000. Chi phí hoạt động của máy trong 5 năm theo thứ tự: 5000; 5300; 5700; 6000; 6100. Máy mua giả sử vào đầu năm thứ nhất và bán máy vào cuối năm thứ 5. Nếu hợp đồng thuê cày, chi phí phải trả cho mỗi năm là $20.000, trả vào cuối năm. Trong thực tế hợp đồng phải trả vào cuối vụ thu hoạch (giữa năm). Chi phí vốn là 10%. Hãy chỉ ra cách lựa chọn tốt nhất. Hợp đồng thuê cày máy Mua máy PV PV = $20.000 * 3,7908 = 100000+(5000*0.9091)+(5300*0. $75.816 8264) + - (80000*0.6209)=71421 Chi phí A= PV*[i(1+i)n] /[(1+i)n -1] 71421* 0.2638 = 18.840 trung bình 75.816* 0.2638 = 20.000 hàng năm Các rủi ro với trường hợp mua máy mà trang trại cần cân nhắc đó là sự lỗi thời của kĩ thuật. Kĩ thuật mới có thể có nghĩa là với giá thanh lý 80.000 mong đợi trong 5 năm sẽ không thực hiện được. Nếu giá bán giảm xuống còn 72921, việc hợp đồng cày máy sẽ có chi phí bằng với việc mua máy. Tính toán cho trường hợp này là: 75.816= 100000+(5000*0.9091)+(5300*0.8264) + - (x*0.6209) x = 72921 Cũng có rủi ro đối với hợp đồng thuê máy. Hoạt động kinh doanh có thể dừng lại hoặc được bán và việc mua sắm có thể không thành hiện thực. Những nhân tố này phải được cân nhắc và đánh giá bởi chủ trang trại trong quá trình ra quyết định. Vấn đề khác là tài chính. Lựa chọn tài chính nào là tốt nhất. Phân tích này chưa đề cập đến vấn đề lạm phát và thuế thu nhập. Vấn đề quan trọng nữa khi cân nhắc mua sắm là chi phí cố định gia tăng. Chẳng hạn khấu hao và bảo hiểm đã xảy ra. Nó là chi phí phân loại cứng nhắc, trong đó 25
  33. những chi phí này phải được trả cho dù mất mùa hay được mùa. Lựa chọn hợp đồng sẽ làm cho chi phí linh hoạt hơn. Chi phí hợp đồng sẽ không xảy ra nếu mất mùa nhưng chi phí hợp đồng lại liên quan đến diện tích gieo trồng. Xây dựng một chuồng bò (lợn) Chủ Trang trại A định xây một chuồng bò mới. ông phải lựa chọn một trong 2 loại: chuồng rẻ, cấu trúc tạm thời và một cái khác là bền nhưng chi phí đắt hơn. Chi phí xây dựng và thời gian sử dụng mong đợi của mỗi loại như sau: - Chuồng tạm: chi phí xây dựng là $7000, thời gian sử dụng 15 năm; - Chuồng chắc chắn chi phí xây dựng là $10000, thời gian sử dụng 30 năm. Đối với phân tích này, chúng ta giả sử cả 2 chuồng có cùng công suất, bảo hiểm, chi phí sửa chữa và duy trì là được xác định và những khía cạnh này không cần quan tâm (disregard) trong phân tích. Chi phí sử dụng vốn là 10%. Sự cân nhắc quan trọng trong quyết định là chi phí hàng năm cho mỗi loại chuồng. Cả 2 chuồng có sự khác nhau về chu kì sống và chỉ tiêu NPV không được sử dụng. Để đặt 2 dự án trong cùng một điểm xuất phát với cùng một thời hạn . Chúng ta giả sử chuồng tạm sẽ được làm lại và cũng sử dụng 15 năm với cùng chi phí ban đầu $7000. Chi phí bình quân hàng năm của 2 cách lựa chọn. Chuồng tạm Chuồng lâu bền PV $7000 + 7000*0.2394 = $8676 10000 Chi phí bq 8676*0.1061 = 920 10000*0.1061 = 1.061 năm Như vậy chuồng tạm có chi phí bình quân năm thấp hơn, về chỉ tiêu này sẽ được lựa chọn. Nó cũng chỉ ra cơ hội để xem xét quyết định, trong 15 năm có cần một chuồng nữa hay không. Chuồng bền có thời gian sử dụng lâu và những hoạt động hay rủi ro có thể là thừa trước khi nó bị hỏng theo dự kiến. Một rủi ro liên quan đến chi phí xây dựng lại chuồng tạm sau 15 năm. Chi phí có thể được tính toán tại giá trị hiện tại của chi phí của 2 chuồng là giống nhau với chuồng lâu bền. 10000 = 7000 + x * 0.2394 > x = (10000 - 7000)/0.2394 = 12531 26
  34. Như vậy: x là chi phí hoà vốn Chi phí của chuồng tạm được tính sau 2 lần xây là $12531. Như vậy, chuồng lâu bền rẻ hơn chuồng tạm xây 2 lần. Giá trị tương lai của dòng tiền biến thiên Trong thực tế sản xuất kinh doanh, diễn biến của những khoản thu nhập hay chi phí không phải lúc nào cũng đều đặn mà nó còn phụ thuộc vào thị trường, mùa vụ vào đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ xuất hiện dòng tiền biến thiên. Ví dụ: công ty Sông Hồng dự định đầu tư một xưởng chế biến gạo xuất khẩu. Công ty dự kiến đầu tư liên tục trong vòng 7 năm, bỏ vốn vào cuối năm với số vốn lần lượt là 100; 200; 200; 200; 200; 0; 1000 (tr.đ). Vậy tổng giá trị đầu tư đến năm thứ 7 là bao nhiêu. Lãi suất tài trợ là 6%/năm. n n 1 Công thức tính: FVAn FTt (1 i) t 1 Năm 1 2 3 4 5 6 7 Tổng Dòng đầu tư 100 200 200 200 200 0 1000 (1+i)n 1.4185 1.3382 1.2625 1.190 1.1236 1.06 1 FV 141.85 267.64 252.5 238 224.72 0 1000 2124.71 4.3. PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ Khi tiến hành phân tích các hoạt động đầu tư, nhà đầu tư cần phải biết lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích. Một chỉ tiêu đầu tư, là hữu ích, phải thoả mãn các vấn đề sau: 1. Phải cân nhắc giá trị thời gian của tiền. 2. Các tiêu chuẩn phải chỉ ra cái nào trong số hai cách lựa chọn loại trừ nhau là tốt hơn. 3. Đôi khi chủ trang trại có cơ hội đầu tư tốt nhưng do hạn chế về nguồn lực nó không có khả năng tiến hành chúng đồng thời. Trong tình trạng đó, một chỉ tiêu phải có sắp xếp để có sự lựa chọn chính xác. 4. Nó phải được cân nhắc lợi nhuận kiếm được qua chu kì sống của một khoản đầu tư. 27
  35. Có 4 cách đo lường về lợi nhuận đầu tư: suất thu lợi đơn giản; thời hạn hoàn vốn; giá trị hiện tại thuần và suất hoàn vốn nội bộ. Ví dụ: Có 2 dự án A & B có cùng mức đầu tư ban đầu là 100 triệu (Chi phí thanh lý bằng 0), thời gian sử dụng 5 năm. Doanh thu hàng năm được cho ở bảng sau: Năm Dự án A Dự án B 0 - 100 -100 1 30 10 2 30 20 3 30 30 4 30 40 5 30 60 Cộng 150 160 DT trung bình 30 32 Khấu hao 20 20 Doanh thu thuần 10 12 Hãy lựa chọn dự án đầu tư theo 4 tiêu chí trên. 4.3.1.Suất thu lợi đơn giản Suất thu lợi đơn giản (SRR - simple rate of return) là doanh thu thuần trung bình năm. Công thức xác định: (Tổng thu nhập bằng tiền của các năm - Vốn đầu tư ban đầu ) : Số năm SRR = Vốn đầu tư ban đầu Áp dụng công thức trên ta có: SRRA = (150-100): 5 /100 = 0,1 = 10% SRRB = (160 - 100): 5/100 = 0,12 = 12% Theo phương pháp này chúng ta sẽ chọn dự án B Ví dụ 2: có hai dự án đầu tư A và B. Khoản đầu tư ban đầu và thu nhập dòng hàng năm được cho bảng sau: Năm Dự án A (tr.đ) Dự án B (tr.đ) 0 -30 -30 1 10 20 2 15 15 3 20 10 Dòng tiền thuần 15 15 SRR 16,7% 16,7% 28
  36. Ví dụ này phản ánh điểm yếu của phương pháp SRR khi đo lường lợi nhuận. Nó có thể dẫn đến sai sót khi lựa chọn dự án đầu tư vì không tính đến giá trị thời gian của tiền. Thứ hai là nó không phân loại chi phí trong cùng một cách. 4. 3.2.Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu hồi vốn đầu tư. T = P:CF Trong đó: T: Thời gian hoàn vốn đầu tư (năm) P: Vốn đầu tư ban đầu CF: Ngân quỹ ròng hàng năm (lợi nhuận + khấu hao) * Trường hợp 1: Nếu CF đều nhau, ta có thể áp dụng công thức trên Ví dụ: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng. Ngân quỹ ròng hàng năm là 8 triệu. Thời gian hoàn vốn đầu tư là 50: 8 = 6,25 năm * Trường hợp 2: Ngân quỹ của dự án không đều thì thời hạn hoàn vốn là thời hạn cần thiết để ngân quỹ ròng luỹ kế bằng với số vốn đầu tư ban đầu. Gọi Ci: là ngân quỹ ròng tích luỹ đến thời điểm i của dự án Tại thời điểm K ta tính được Ck thoả mãn điều kiện: CK p Thì T K K: năm thứ CK 1 C K Ví dụ trên ta có: Năm Dự án A Dự án B Thu nhập Tích luỹ Thu nhập Tích luỹ hàng năm hàng năm 1 30 30 10 10 2 30 60 20 30 3 30 90 30 60 4 30 120 40 100 5 30 150 60 160 Dự án A: Dự án B: CA3 = 90 100 TB = 4 100 90 TA 3 3,5 120 100 Chọn dự án A vì có thời hạn thu hồi vốn ngắn hơn. Vận dụng: có thể dùng để xếp hạng các khoản đầu tư theo thời gian hoàn vốn. 29
  37. Thiết lập các khoản đầu tư có thời gian hoàn vốn tối ưu và loại bỏ các khoản đầu tư có thời gian hoàn vốn dài hơn Hạn chế: Bỏ qua luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn cũng như bỏ qua giá trị thời gian của dòng tiền trong suốt thời gian hoàn vốn Không thật sự đo lường khả năng sinh lời nhưng là một phương pháp hiệu quả để đo lường thời gian hoàn vốn nhanh hay chậm của một khoản đầu tư và đóng góp vào việc đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. 4.3.3.Giá trị hiện tại thuần Giá trị hiện tại thuần cuả khoản đầu tư là tổng giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thuần trừ đi chi phí ban đầu của khoản đầu tư. P P P Công thức tính: NPV 1 2 n C 1 i 1 1 i 2 1 i n Pn là luồng tiền mặt thuần trong năm n i: lãi suất chiết khấu C: chi phí ban đầu của khoản đầu tư Ví dụ: cũng ví dụ trên nhưng chọn lãi suất chiết khấu 8% và giá trị thanh lý bằng 0 Dự án A Dự án B Năm Dòng tiền (1+i)n PV Dòng tiền (1+i)n PV mặt thuần mặt thuần 1 30 0.926 27,78 10 0.926 9.26 2 30 0.857 25,71 20 0.857 17.14 3 30 0.794 23,82 30 0.794 23.82 4 30 0.735 22,05 40 0.735 29.40 5 30 0.681 20,43 60 0.681 40.86 Cộng 119,79 120,48 C 100,0 100,0 NPV 19,79 20,48 Với ví dụ trên, nhà đầu tư sẽ chọn dự án B vì có NPV cao hơn. Trong thực tế, khi dùng phương pháp NPV, những khoản đầu tư có giá trị âm sẽ không được lựa chọn; có giá trị bằng 0 sẽ không thu hút nhà đầu tư. 4. 3.4. Suất hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return) Giá trị thời gian của tiền tệ cũng có thể được phản ánh bằng phương pháp phân tích đầu tư khác, IRR. 30
  38. Suất hoàn vốn nội bộ được xác định bằng việc tìm ra một tỷ lệ lãi suất mà NPV bằng 0. IRR có thể được xác định bằng phép thử đúng sai (Trial - and - error process) mà nó được phản ánh trên đồ thị sau: + NPV 0 Tỷ lệ lãi suất - IRR Trường hợp 1: Dự án đầu tư có những khoản thu nhập mỗi kỳ bằng nhau Bước 1: Đặt IRR = r và cho NPV = 0 PVFA (r, n) = CF0: CF1 Bước 2: Tính giá trị của khoản tiền không đổi trong tương lai theo lãi suất r, kỳ hạn n để lấy 2 giá trị trên, dương gần đúng với CF0: CF1 Bước 3: Tính giá trị gần đúng của IRR theo công thức: NPV(r2 r1 ) IRR r1 NPV1 NPV2 Trong đó: r1 lãi ứng với giá trị dưới của CF0 r2 lãi ứng với giá trị trên của CF0 Trường hợp 2: Dự án đầu tư có những khoản thu nhập trong tương lai không bằng nhau. Sử dụng phương pháp nội suy tuyến tính. Trước hết ta tìm 2 tỷ lệ chiết khấu cho một NPV có giá trị dương, một cho NPV có giá trị âm. Sau đó áp dụng công thức trên để tính. Cũng ví dụ trên ta có thể tính IRR của 2 dự án Dự án A: PVFA (r, 5) = 100: 30 = 3,33 Tra bảng ta có PVFA2 (16%); 5) = 3,2743 PVFA1 (15%; 5) = 3,3522. Như vậy r nằm trong khoảng 15% và 16%. 31
  39. Từ đây ta tính được NPV của các mức lãi suất như sau: NPV2 = -100 + 30*3,3522 = -0,566 NPV1 = -100 + 30* 3,2743 = 1,771 IRR = 0,15 + [(1,771)*0.01]/(0,566+1,771) = 0,15 + [0,01771: 2,337]= 0,1576 Dự án B Năm Thu nhập tiền 13% 14% mặt thuần (1+i)n PV (1+i)n PV (Tr.đ) 1 10 0.8849 8.85 0.8772 8.772 2 20 0.7831 15.66 0.7695 15.39 3 30 0.6930 20.79 0.6750 20.25 4 40 0.6133 24.53 0.5921 23.684 5 60 0.5428 32.57 0.5194 31.164 Tổng 102.40 99.26 Trừ khoản đầu tư ban đầu 100.00 100.00 NPV 2.4 - 0,74 Áp dụng công thức trên ta tính được: IRRB = 0,13 + [2,4*(0,14-0,13)/(2,4+0,74)] = 0,1376 = 13,76% Trong 2 dự án trên dự án A sẽ được ưa thích hơn vì có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cao. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm giá trị tương lai, hiện tại của tiền, chuỗi tiền đều và không đều. 2. Để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư người ta sử dụng chỉ tiêu nào? 32
  40. Bài 5 QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG 5.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Nói đến lao động nông nghiệp là phải nhận thức được những đặc trưng ảnh hưởng đến việc sử dụng và quản lý nó ở doanh nghiệp. - Lao động là một yếu tố đầu vào liên tục, nghĩa là nó sẵn sàng cung cấp dịch vụ từng giờ, từng ngày và không thể dự trữ được. Phải sử dụng lao động khi có thể sử dụng được, nếu không, nó sẽ bị mất đi. - Lao động toàn thời gian (full-time) giống như một đầu vào "nguyên khối", nghĩa là nó chỉ có sẵn nguyên khối, không thể phân chia được. Lao động bán thời gian và theo giờ cũng thường được sử dụng, nhưng phần lớn lao động trong nông nghiệp là lao động toàn thời gian. Nếu lao động có sẵn là toàn thời gian thì việc thêm hoặc bớt một nhân công sẽ là sự thay đổi lớn trong việc cung cấp lao động đối với một doanh nghiệp có ít lao động. Đối với các trang trại (hộ gia đình), người chủ và các thành viên khác trong gia đình cung cấp toàn bộ hoặc phần lớn sức lao động. Nói chung, lao động này không nhận lương trực tiếp, do vậy chi phí và giá trị của nó có thể dễ dàng bị bỏ qua hoặc đánh giá quá cao. Tuy nhiên, với hầu hết nguồn lực, chi phí cơ hội dành cho lao động của người điều hành và gia đình sẽ chiếm một phần lớn trong tổng định phí. Lương của người điều hành và gia đình được nhận gián tiếp thông qua tiền chi tiêu cho sinh hoạt gia đình và nguồn chi khác. Mức lương gián tiếp này có thể biến động lớn, đặc biệt là những khoản không thiết yếu, vì thu nhập ròng của trang trại thay đổi theo từng năm. Yếu lố con người cũng là một đặc điểm để phân biệt lao động với các nguồn lực khác. Năng suất và hiệu quả lao động sẽ bị giảm đáng kể nếu xem người lao động như một vật vô tri. Những hy vọng, sợ sệt, tham vọng, thích thú, ghét bỏ, lo lắng và các vấn đề riêng tư của người quản lý và người lao động phải được xem xét đến trong bất kỳ kế hoạch quản trị lao động nào. 5.2. LÊN KẾ HOẠCH NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Lên kế hoạch về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp cẩn thận sẽ giúp tránh được những sai lầm và thiệt hại đáng tiếc. Bước đầu tiên là xác định nhu cầu về lao động, cả số lượng lẫn chất lượng và điều kiện làm việc. 5.2.1. Nhu cầu về số lượng lao động Hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp nông nghiệp đánh giá nhu cầu về số lượng lao động bằng quan sát và kinh nghiệm. Khi lập một phương án, có thể tìm số lượng lao động yêu cầu từ ngân sách của doanh nghiệp. 33
  41. Lao động làm thuê cộng với lao động hiện có 400 ) 200 ố giờ lao động lao tháng (mỗi ố giờ S 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Hình 5.1: Tóm lược cung và cầu lao động Cần phải xem xét sự thay đổi theo thời vụ của nhu cầu lao động. Ví dụ: nhu cầu lao động có thể cao hơn số lao động sẵn có trong các tháng gieo trồng, thu hoạch, gia súc sinh sản. Hình 5.1 biểu diễn một ví dụ về tổng nhu cầu lao động hàng tháng cho toàn doanh nghiệp và lượng lao động hàng tháng do người điều hành và một lao động toàn thời gian cung cấp. Trong ví dụ này, người điều hành doanh nghiệp gặp phải một vấn đề thường gặp ở nhiều doanh nghiệp khác. Đó là lao động chính của doanh nghiệp (của trang trại) không đáp ứng đủ nhu cầu trong vài tháng, nhưng thuê thêm một lao động toàn thời gian sẽ làm dư thừa một số lao động lớn trong vài tháng. Để thực hiện công việc đúng thời gian cần phải kéo dài ngày làm việc hoặc nhờ vào sự giúp đỡ tạm thời của đơn vị bạn. Một cách giải quyết lâu dài hơn là tăng công suất của máy móc và thiết bị xử lý hoặc chuyển sang phương án khác. Lượng lao động cần để đạt lợi nhuận tối đa tùy thuộc vào sự có sẵn về lao động, chi phí lao động, và nó là đầu vào cố định hay khả biến. Lượng lao động cố định nhưng dồi dào: Số lao động được thuê cố định trong một năm. Tuỳ vào thời vụ sản xuất mà số lao động này có thể sử dụng không hết năng lực làm việc của họ (tháng nông nhàn), hoặc phải làm quá công suất (thời vụ căng thẳng). Nếu lao động này được trả một mức lương cố định bất kể số giờ làm việc, thì sẽ không có chi phí thêm hoặc chi phí biên cho việc làm thêm giờ. Trong trường 34
  42. hợp này, nên tăng việc sử dụng lao động trong mỗi hoạt động hoặc mỗi phương án cho đến khi giá trị sản phẩm biên của nó bằng không, bằng với chi phí đầu vào biên. 35
  43. BẢNG 5.1: BẢNG ƯỚC LƯỢNG LAO ĐỘNG Tổng Phân bổ giờ giờ Tháng Tháng Tháng Tháng trong 12, 1, 2, 4, 5, 6 7, 8 9, 10, năm 3 11 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Số giờ đề nghị cho nhân công toàn 2.400 600 675 450 675 thời gian 2 Ước lượng cho nhân công toàn thời gian 3 Số giờ lao động có sẵn 4 Người điều hành (hoặc đối tác thứ nhất) 5 Đối tác thứ hai 6 Lao động gia đình 7 Lao động thuê 8 Nhân viên vận hành máy móc thuê 9 Tổng số giờ lao động có sẵn 10 Giờ lao động trực tiếp cần cho các phương án chăn nuôi và trồng trọt 11 Các phương sào Giờ/sào án trồng trọt 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tổng số giờ lao động cần thiết cho trồng trọt 21 Phương án Đơn Giờ/đv chăn nuôi vị 22 23 24 25 35
  44. 26 Tổng số giờ lao động cần thiết cho cho chăn nuôi 27 Tổng số giờ cần thiết cho trồng trọt và chăn nuôi 28 Tổng số giờ lao động gián tiếp cần thiết 29 Tổng số giờ lao động cần thiết (27+28) 30 Tổng số giờ lao động có sẵn (9) 31 Số giờ lao động phải thuê thêm (29+30) 32 Số giờ lao động dư ra (30 – 29) 36
  45. Lao động khả biến nhưng dồi dào: Khi người quản lý có thể thuê được một lượng vô hạn lao động làm việc theo giờ hoặc tháng. Số lao động này cần được thuê cho đến khi giá trị sản phẩm biên bằng chi phí đầu vào biên, đó là mức lương cộng với phụ cấp. Lao động giới hạn: Nếu tổng số lao động có sẵn thấp hơn mức cần thiết để giá trị sản phẩm biên bằng chi phí đầu vào biên, ta nên áp dụng nguyên tắc cân bằng biên để phân bổ lao động cho các cách sử dụng. Lợi nhuận từ nguồn cung lao động giới hạn sẽ được tối đa hóa khi !ao động được phân phối theo cách làm cho giá trị sản phẩm biên của giờ lao động cuối cùng trong các cách sử dụng bằng nhau. 5.2.2. Nhu cầu chất lượng lao động Không phải tất cả lao động trong các đơn vị kinh doanh nông nghiệp đều giống nhau. Công nghệ mới đòi hỏi phải có chuyên môn và nhiều kỹ năng phức tạp hơn. Một số hoạt động như sử dụng một số loại thuốc trừ sâu đòi hỏi người lao động phải trải qua khóa huấn luyện đặc biệt và được cấp giấy chứng nhận. Những kỹ năng đặc biệt cần có là biết điều khiển một số loại máy móc, biết cách chăm sóc và cân đối khẩu phần ăn cho gia súc, biết sử dụng máy tính hoặc sửa chữa và bảo trì máy móc. Nếu nhà điều hành hoặc các thành viên trong gia đình không có đủ những kỹ năng đặc biệt yêu cầu thì cần thuê lao động, hoặc ký hợp đồng với các nhà tư vấn, dịch vụ bảo trì, các nhà điều hành chuyên nghiệp. Loại hình quản lý Một số nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng lao động làm thuê hiệu quả hơn những người khác. Nhiều nhà điều hành quen làm việc một mình và thích công nhân làm việc độc lập ít được giám sát và hướng dẫn. Những người khác thích làm việc gần gũi với người làm công và chỉ dẫn thực hiện công việc cụ thể. Cả hai hình thức quản lý trên đều có thể mang lại hiệu quả, nhưng một nhà quản trị giỏi sẽ có cách quản lý của riêng họ và tìm kiếm những nhân viên có thể thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Khi đã phân tích nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho hoạt động, nhà điều hành trên lập một bảng miêu tả công việc. Tất nhiên, hoạt động tại doanh nghiệp lớn sẽ chuyên môn hóa hơn tại doanh nghiệp nhỏ. Sau đó so sánh kỹ năng của các lao động có sẵn với bảng miêu tả công việc. Một số công việc cần được sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ và khả năng của nhân công, các thành viên trong gia đình hoặc đối tác. Lực lượng lao động hiện tại có thể không đáp ứng được nhu cầu, vì vậy cần mở các khóa huấn luyện chuyên môn, tuyển dụng thêm hoặc ký hợp đồng với dịch vụ ngoài để bù vào phần thiếu hụt. 5.3. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG Hiệu quả lao động phụ thuộc không chỉ vào kỹ năng và đào tạo của lao động mà còn phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, mức độ cơ giới hóa, loại hình tổ chức và nhiều yếu tố khác. Chỉ nên dùng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả lao động để so sánh 35
  46. và đánh giá kết quả kinh doanh ở những doanh nghiệp có quy mô loại hình gần giống nhau. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả lao động thường dùng khái niệm lao động công niên. Đây là một cách kết hợp lao động của người điều hành, gia đình và nhân công thành một tổng thể để so sánh với các đơn vị khác. Ví dụ dưới đây cho biết 21 tháng lao động được cung cấp từ ba nguồn. Chia số này cho 12 được 1,75 công niên hoặc tương đương 1,75 người làm việc thường xuyên suốt năm. Lao động điều hành 12 tháng Lao động gia đình 4 tháng Lao động thuê 5 tháng Tổng 21 tháng 21: 12 = 1,75 công niên Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả lao động đã chuyển một số sản phẩm vật chất, chi phí hoặc tổng thu nhập thành giá trị tính trên đầu người mỗi năm. Sau đây là một số chỉ tiêu thường được sử dụng. Giá trị của sản xuất bình quân 1 lao động: Giá trị này đo lường tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất trên một công niên. Nó bị ảnh hưởng bởi quy mô kinh doanh, loại phương án, số lượng máy móc và các thiết bị tiết kiệm lao động khác được sử dụng. Chi phí lao động trên một ha đất canh tác: Chi phí lao động trên mỗi ha đất canh tác được tính bằng cách chia tổng chi phí lao động của một năm cho tổng diện tích đất canh tác. Tổng chi phí lao động bao gồm cả chi phí cơ hội của nhà điều hành và lao động gia đình. Giá trị này bị ảnh hưởng bởi quy mô máy móc, loại cây trồng và nông trại có nuôi gia súc không. Diện tích canh tác bình quân một lao động: Diện tích canh tác bình quân một lao động được tính bằng cách chia tổng diện tích đất canh tác cho số công niên của lao động được sử dụng. 5.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG Hiệu quá lao động có thể được tăng lên bằng cách tăng đầu tư vốn trên mỗi người lao động thông qua việc sử dụng máy móc nhiều hơn và các hình thức cơ giới hóa khác. Tuy nhiên, mục tiêu không phải là tăng hiệu quả lao động với bất kỳ chi phí nào mà chủ yếu là tối đa hóa lợi nhuận. Tỷ lệ thay thế biên, giá lao động và vốn quyết định sự phối hợp hợp lý. Tăng đầu tư vốn trên mỗi người lao động sẽ làm tăng lợi nhuận chỉ khi (l) tổng chi phí giảm trong khi sản lượng không đổi hoặc (2) sử dụng lao động tiết kiệm để tăng giá trị sản phẩm. Khi thuê thêm một lao động toàn thời gian, có thể cần phải đầu tư thêm một số vốn để sử dụng hết lượng lao động có sẵn. Đơn giản hóa phương pháp và thói quen làm việc có thể giúp tăng lương bằng cách gia tăng hiệu quả lao động. Ta sẽ tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể nếu có đủ công cụ cần thiết và nguồn cung cấp khác tại nơi làm việc, không 36
  47. phải tạm ngừng việc để đóng mở cổng doanh nghiệp, có các thiết bị được bảo trì tốt và có sẵn phụ tùng dự trữ. Thay đổi cách bố trí doanh nghiệp, kiến trúc nhà xưởng, hình dạng và quy mô cánh đồng và nơi dự trữ so với nơi sử dụng nguyên liệu có thể tiết kiệm được thời gian và gia tăng hiệu quả lao động. Khi vận chuyển nguyên liệu, cần chọn người chuyên chở, công cụ chuyên chở và các thiết bị tiết kiệm lao động khác. Chi phí tăng thêm của bất kỳ sự thay đổi nào phải luôn được cân đối với giá trị lao động tiết kiệm. Hiệu quả lao động cũng có thể được tăng lên bằng cách tạo cho người lao động điều kiện làm việc an toàn và tiện nghi. Mặc dù hầu hết công việc nông nghiệp được thực hiện ngoài trời, nhưng với sự giúp đỡ của máy móc hiện đại và xe cộ sẽ làm giảm bớt mệt mỏi do môi trường gây ra. Bảo vệ máy móc, chuồng trại được thông gió và tuân thủ các biện pháp an toàn lao động sẽ tránh lãng phí thời gian do thương tật hoặc đau ốm. Người lao động cần được cấp quần áo bảo hộ và các thiết bị an toàn khác khi tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp hoặc thực hiện những công việc nguy hiểm khác. Kế hoạch đơn giản và có lịch làm việc trước sẽ giúp giảm thời gian hao phí. Những công việc phải thực hiện tại một thời điểm nhất định cần được lên kế hoạch trước, còn những công việc khác như sơn sửa công trình có thể lên kế hoạch cho những tháng rảnh rỗi Liệt kê danh sách những việc cần làm, có sự ưu tiên và thời hạn cuối cùng cho từng việc. Hãy để bảng danh sách này ở những nơi mà toàn bộ người lao động có thể đọc để thêm vào và gạch đi những công việc đã hoàn thành. Từ đó, có thể lên lịch làm việc hằng ngày chỉ trong vài phút vào mỗi sáng hoặc chiều. Thời gian dùng để tổ chức cho công việc của ngày kế tiếp và trình tự công việc là nhiều nhất. 5.5. THU NHẬN VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀM THUÊ Tuyển dụng Quá trình thuê lao động bắt đầu từ tuyển dụng, bao gồm cả việc thông báo tuyển dụng và nhận đơn xin việc. Đăng quảng cáo trên báo, liên hệ với các chủ doanh nghiệp khác, thân nhân, những nhà kinh doanh nông nghiệp, các nhà tư vấn, văn phòng giới thiệu việc làm là những cách thông báo cho mọi người về công việc đang trống và xác định ứng viên tiềm năng để đưa vào vị trí đó. Thông báo tuyển dụng nên ghi rõ các kỹ năng và kinh nghiệm mà công việc đòi hỏi. Thêm vào đó, thông báo cần được đặt ở vị trí phù hợp. Nhấn mạnh lý do tại sao người xin việc muốn làm việc cho hoạt động này thay vì chọn công việc khác. Ở một số vùng, chủ doanh nghiệp có thể phải thương lượng với trung tâm giới thiệu việc làm nhằm cung cấp một số lượng lớn lao động tạm thời để thu hoạch hoặc thực hiện các hoạt động cấn nhiều lao động. Nói chung cần phải cấp một đơn xin việc cho mỗi ứng viên. Nên thu thập những thông tin về kiến thức cơ bản, kinh nghiệm, quá trình đào tạo mục tiêu cá nhân và các yếu tố khác của ứng viên. 37
  48. Phỏng vấn và tuyển chọn Thông qua hình thức của đơn xin việc, ta có thể chọn được một số ứng viên cho bước kế tiếp, đó là phỏng vấn. Cần lên kế hoạch cho cuộc phỏng vấn một cách cẩn thận để thu thập được nhiều thông tin nhất. Dành thời gian cho các ứng viên hỏi về công việc, trách nhiệm và nhiệm vụ. Phỏng vấn không chỉ thu thập thông tin về ứng viên mà còn cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến quyền lợi và yêu cầu công việc. Một số công việc còn đòi hỏi ứng viên phải làm một bài kiểm tra về kỹ năng. Các ứng viên nên được tham quan nơi làm việc và có một cơ hội tiếp xúc với các nhân viên khác. Lúc này cần đánh giá các thông tin về ứng viên thông qua đơn xin việc, cuộc phỏng vấn và các tài liệu tham khảo. Cần xem xét nhiều yếu tố khi tuyển chọn một ứng viên, bao gồm cả khả năng thích ứng của cá nhân. Các chủ doanh nghiệp hàng ngày thường làm việc gần gũi với nhân công hơn các chủ doanh nghiệp khác, đôi khi trong những điều kiện căng thẳng. Mối quan hệ công việc gần gũi này làm tăng cơ hội trao đổi cho các cá nhân chưa hòa hợp với tập thể. Hợp đồng lao động Khi người lao động được nhận vào làm việc, cần phải lập một hợp đồng lao động (Có thể tham khảo mẫu hợp đồng lao động dưới đây). Mục đích của bảng hợp đồng này là ghi lại những thỏa thuận về công việc của người chủ và người lao động và phải được lưu giữ như một tài liệu tham khảo cho việc đánh giá thành tích sau này. Bảng hợp đồng lao động nên bắt đầu bằng bảng mô tả công việc bao gồm trách nhiệm và bổn phận, quyền hạn và tên công việc. Ngoài ra, hợp đồng còn bao gồm những thông tin quan trọng như lương và quyền lợi, ngày giờ làm việc, nghỉ hè, nghỉ ốm, nghỉ phép, các quy định về an toàn lao động, các tài sản được phép sử dụng, cơ hội huấn luyện, các kế hoạch khen thưởng và phương pháp đánh giá thành tích, khen thưởng hoặc kết thúc hợp đồng. Việc xem lại hợp đồng sẽ được tiến hành một hoặc hai lần trong năm và là một phần của quá trình đánh giá. Tiền công Mức lương cạnh tranh là yếu tố chính quyết định sự thành công của một chương trình tuyển dụng. Tiền lương thực là mục quan trọng nhất. Những người có công việc và giờ làm việc khá cố định trong năm thường nhận được lương tuần hoặc lương tháng cố định. Những lao động có thời gian làm việc biến động cao như lao động trong mùa thu hoạch, thường là lao động bán thời gian, được trả lương theo giờ. Nhân công được thuê trong mùa thu hoạch thỉnh thoảng được trả lương theo sản phẩm. 38
  49. Lương phụ thuộc vào vị trí và cung cách làm việc. Quy mô hoạt động của nông trại, khả năng làm việc và thâm niên là các yếu tố mà ảnh hưởng đến mức tiền công. MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động nông nghiệp Tôi, , đồng ý thuê - làm việc trong nông trại của tôi tọa lạc tại , bắt đầu từ ngày và đến hết ngày Như đã thỏa thuận, người sử dụng lao động và người lao động, đồng ý hợp tác nhau theo những điều kiện sau: 1 Đồng ý trả VND, cho một đơn vị , trong đó, thuế thu nhập (trả/không trả). Tiền công sẽ được trả vào ngày ,với kỳ tính lương theo (tuần/nửa tháng/một tháng). 2. Đồng ý hỗ trợ nhà ớ và điện. Việc sửa chữa nhà ở được thực hiện bởi và được trả tiền bởi Các điều kiện khác sẽ được thỏa thuận thêm ở cuối hợp đồng này. 3. Giờ làm việc chính thức là từ sáng đến chiều, có nghỉ 1 giờ để ăn sáng và một giờ để ăn trưa. Lao động tăng ca từ 7 giờ tối sẽ được trả thêm bằng 150%.so với mức lương của giờ chính thức. 4. Thời gian nghỉ là các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ, cụ thể là Tết nguyên đán, Lễ quốc tế lao động Vào những ngày này. chỉ phải làm công việc nhà. Người sử dụng lao động, phải thông báo cho người lao động, , ít nhất là 45 ngày trước ngày nghỉ lễ như thoả thuận. 5. Người lao động có quyền nghỉ ngày phép hàng năm, được hưởng lương như trong những kỳ không phải là cao điểm sản xuất và không được quá 30 ngày kể từ ngày đầu tiên của kỳ nghỉ. 6. Người lao động có quyền nghỉ ngày bệnh và được trả tiền nghỉ ốm trong suốt thời gian bệnh. 7. Người lao động có quyền được nghỉ giải lao 15 phút giữa ca sáng và 15 phút giữa ca chiều. 10 Người lao động được hưởng các khoản bảo hiểm sau đây: 11 Các khoản tiền thường (có/ không). Nếu có, được ghi chép trong khoản G, theo quy định. 39
  50. 12. Các khoản không có trong điều khoản sẽ được ghi ở mặt sau của hợp đồng này Người sử dụng lao động ký tên Ngày Người lao động ký tên Mã số an sinh xã hội Nguồn: Farm Personal Managerment. Nhà xuất bán trung tâm khuyên nông. Phúc lợi: Phúc lợi chiếm phần lớn trong khoản tiền công của lao động nông nghiệp. Người lao động tương lai cần được biết rõ những phúc lợi mà họ được hưởng khi nhận việc. Đó là khoản thu nhập còn lại sau khi chi dùng cho thực phẩm, nhà ở và các khoản bị khấu trừ vào lương. Dùng nó để so sánh với thu nhập nếu làm công việc khác. Các phúc lợi như nhà cửa, điện nước, vườn tược, thịt sữa và xe cộ sẽ làm cho lương của lao động nông nghiệp không cao bằng lương của lao động thuộc những ngành khác. Chương trình khuyến khích và khen thưởng: Tiền thưởng thường được dùng để bổ sung cho lương cơ bản, tăng năng suất lao động và giữ người lao động ở lại với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền thưởng có thể chỉ giúp năng suất lao động tăng lên một phần nhỏ nếu nó không gắn liền với thành tích. Người lao động sẽ nhanh chóng mong muốn đạt được tiền thưởng và xem nó như một phần của lương cơ bản. Nếu mức thưởng gắn liền với lợi nhuận hàng năm, trong trường hợp lợi nhuận đạt được thấp, người chủ sẽ thấy khó có thể giảm mức thưởng xuống khi nhân công đã quen nhận được mức thưởng cao trong những năm trước. Hầu hết các kế hoạch khen thưởng được dựa trên bốn yếu tố: khối lượng, thành tích, thâm niên và lợi nhuận. 1 Khối 1ượng: có thể được tính bằng số lượng heo tăng trưởng, số bò sinh được hoặc diện tích đất được thu hoạch. Lương của người lao động sẽ tăng khi khối lượng công việc tăng. Tuy nhiên, chi phí cao hơn chưa chắc sẽ giúp cho sản xuất được nhiều hơn. 2 Thành tích: có thể được tính bằng số heo con trên một heo nái, tỷ lệ bò cái, lượng sữa trên mỗi đầu bò hoặc hoa lợi thu được trên mỗi mẫu đất. Tiền thưởng thường được dựa trên mức độ vượt mức kế hoạch. Hình thức khen thưởng này có thể mang lại hiệu quả với điều kiện phải giám sát người lao động. 3. Thâm niên: Nhân công nhận được một khoản tiền thưởng dựa trên số năm làm việc liên mục cho nông trại. Người chủ đánh giá cao kinh nghiệm và sự trung thành của người lao động bằng hình thức khen thưởng này. 4 Lợi nhuận: tiền thưởng thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận gộp hay ròng. Nó cho phép người lao động chia sẻ rủi ro và thành quả kinh doanh, nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài ý muốn của người lao động. Họ cũng đòi hỏi người chủ tiết lộ một vài thông tin tài chính. Một số nguyên tắc cơ bản làm gia tăng hiệu quả của bất kỳ một chương trình khuyến khích nào. 1. Chương trình nên đơn giản và dễ hiểu. 40
  51. 2. Chương trình nên đề ra những điều mà nhân công có thể thực hiện được. 3. Nên tập trung tặng thưởng cho những công việc mà người chủ quan tâm nhất. 4. Chương trình cần một quỹ tiền mặt đủ để động viên những cải tiến. 5. Nên trả tiền thưởng ngay sau khi công việc hoàn tất. 6. Hãy ghi bằng văn bản ví dụ về cách tính thưởng tiêu biểu cho từng loại công việc. 7. Không nên xem tiền thưởng là khoản thay thế cho lương cơ bản và thay thế cho các mối quan hệ tốt đẹp trong lao động. Huấn luyện lao động làm thuê Đôi khi, các nhà quản trị doanh nghiệp thuê các nhân công chưa có kinh nghiệm và muốn họ thực hiện thành thạo các công việc về quản lý chăn nuôi hoặc vận hành những máy móc hiện đại. Họ cũng hy vọng rằng người lao động tự mình thực hiện chính xác công việc. Kết quả đạt được là sự thất vọng, hư hỏng. chi phí sửa chữa cao, năng suất lao động kém và sự bất mãn của người lao động. Các nghiên cứu về thực tế làm việc tại doanh nghiệp đã phần nào cho thấy cần phải có chương trình huấn luyện chính thức cho lao động mới. Thậm chí, một lao động có kỹ năng cũng cần được hướng dẫn về cách thực hiện. Lao động chưa thành thạo thì cần được hướng dẫn cặn kẽ và giám sát trong suốt quá trình huấn luyện. Người chủ cần có thời gian, tính kiên nhẫn, kiến thức để huấn luyện và giám sát các lao động mới. Trong sản xuất nông nghiệp, thời gian huấn luyện có thể kéo dài suốt một năm hoặc kéo dài cho đến khi lao động mới có thể làm tất cả những công việc trong một mùa vụ. Cần huấn luyện định kỳ cho những lao động làm việc lâu năm. Áp dụng những kỹ thuật mới dưới hình thức thay máy mới, loại hóa chất mới, phụ chất dinh dưỡng, giống cây mới, hoặc giới thiệu một phương án mới đòi hỏi phải huấn luyện thêm cho tất cả nhân viên. Nhân công có thể được huấn luyện qua các khóa ngắn hạn mở rộng, tạp chí, băng vi deo, ngày làm việc ngoài đồng và các chương trình đào tạo ngắn hạn. Khi tham gia vào những hoạt động này không những giúp người lao động nâng cao kỹ năng mà còn nâng cao lòng tự hào của họ. Động viên và trao đổi Sử dụng và huấn luyện lao động mới sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc. Nếu tốc độ thay thế lao động cao, các chi phí này sẽ trở nên vô ích, và năng suất lao động sẽ thấp. Người sử dụng lao động nên nắm được lý do tại sao người lao động ít ở lại và tìm cách cải thiện nó. Người lao động thường nói rằng họ yêu thích công việc nông nghiệp vì đã có kinh nghiệm từ trước, có cơ hội làm việc ngoài trời và thích công việc trồng trọt và chăn nuôi. Những bất lợi được đưa ra là thời gian làm việc dài, thời gian nghỉ ít, công việc đòi hỏi phải làm từ sáng sớm hoặc đến chiều tối, điều kiện làm việc 41
  52. không thoải mái và mối quan hệ không tốt với chủ. Họ ít khi xem mức lương thấp là điều bất lợi nhất chứng tỏ họ làm vì mục tiêu cá nhân hơn là vì tiền. Người lao động xem trọng chế độ nghỉ phép và nghỉ ca thích hợp cũng như là cơ hội làm việc với các thiết bị hiện đại và tiện nghi. Chức danh công việc cũng quan trọng không kém. Người lao động không hài lòng và hãnh điện khi bị gọi là "người làm công". Đa số mọi người đều thích được gọi theo chức danh như quản lý gia súc, quản lý mùa màng, trưởng nhóm và người vận hành máy móc hơn là "người làm công". Mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp là yếu tố quan trọng trong quản lý lao động. Điều này bao gồm cả những vấn đề như thái độ thân thiện, sự trung thành, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, khả năng giao phó quyền hành và thiện chí lắng nghe các đề nghị hay phàn nàn của người lao động. Cần có những chỉ dẫn chi tiết để cả hai bên đều biết nên làm gì, khi nào và bằng cách nào. Mỗi người đều thích được khen ngợi công khai khi hoàn thành tốt công việc, nhưng phê bình và kiểm điểm thì nên trao đổi riêng. Người chủ nên đối xử và phân công công việc đối với mọi người lao động một cách công bằng. Khi người lao động đã thành thạo công việc và có kinh nghiệm, họ nên được giao thêm trách nhiệm cùng với cơ hội ra nhiều quyết định hơn. Và người chủ phải sẵn sàng chấp nhận kết quả của những quyết định đó hoặc đề nghị thay đổi quyết định một cách khéo léo. Đánh giá Tất cả những người chủ đều không ngừng đánh giá kết quả làm việc của người lao động. Tuy nhiên, việc trao đổi chỉ xảy ra khi có vấn đề nghiêm trọng. Khoản thời gian dành cho trao đổi và hợp tác cần được lên kế hoạch. Những cuộc họp chỉ được tổ chức khi người lao động cân có ngay cách giải quyết. Một số nhà quản trị ăn sáng cùng với người lao động một lần vào mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Các ông chủ nên cẩn thận lắng nghe các ý kiến của người lao động, mặc dù không phải mọi ý kiến đều đúng. Người chủ nên đánh giá bằng văn bản, so sánh kết quả thực hiện với bảng mô tả công việc khi điều hành lực lượng lao động có qui mô lớn. Người lao động sẽ bị cảnh cáo nếu làm sai, trước hết là bằng miệng, sau đó bằng văn bản và được cho cơ hội sửa đổi. Nếu phải sa thải, phải có lý do cụ thể và thông báo trước bằng văn bản. Tất cả những công việc này rất tốn thời gian, nhưng cần thiết để ngăn ngừa những khiếu nại khiếu nại về sau. Nếu người lao động bỏ việc, phải tìm hiểu nguyên nhân và quyết định có cần thay đổi về chính sách tuyển dụng và quản lý hay không. 5.6. CÁC QUI ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Các quy định của nhà nước liên quan đến việc tuyển dụng lao động nông nghiệp đã trở thành yếu tố quan trọng trong quản lý lao động. Các quy định này gia tăng các điều khoản bảo vệ cho lao động trong nông nghiệp như lao động trong các 42