Bài giảng Quản lý công nghệ - Chương 7: Chuyển giao công nghệ

pdf 6 trang phuongnguyen 3810
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản lý công nghệ - Chương 7: Chuyển giao công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_cong_nghe_chuong_7_chuyen_giao_cong_nghe.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản lý công nghệ - Chương 7: Chuyển giao công nghệ

  1. Chương 1: Cơ sở của QLCN CHƯƠNG 7. CHUYỂN GIAO CN Nội dung cần nắm được: „ Khái niệm CGCN; „ Đối tượng CGCN; „ Nguyên nhân xuất hiện CGCN quốc tế; „ Ưu, nhược điểm của CN nội sinh và CN ngoại sinh „ Những thuận lợi và khó khăn trong CGCN ở các nước đang phát triển. CHƯƠNG 7. CHUYỂN GIAO CN I. Khái niệm. 1. CGCN là gì? a. Các định nghĩa CGCN: „ Tổng quát: CGCN là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó. „ Theo quan điểm QLCN: CGCN là tập hợp các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận CN có được năng lực CN như bên giao CN, trong khi sử dụng CN đó vào một mục đích đã định. „ Theo Luật CGCN của VN (1/7/2007): CGCN là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ CN từ bên có quyền CGCN sang bên nhận CN. CHƯƠNG 7. CHUYỂN GIAO CN I. Khái niệm. 1. CGCN là gì? b. Đối tượng của CGCN (Điều 7 – Luật CGCN). 1. Bí quyết kỹ thuật „ Là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sx, kinh doanh của chủ sở hữu CN. Nó có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của CN, sản phẩm CN. 2. Kiến thức kỹ thuật: về CN được chuyển giao dưới dạng: „ Phương án CN. „ Quy trình CN. „ Giải pháp kỹ thuật. „ Công thức, thông số kỹ thuật „ Bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật. „ Chương trình máy tính, thông tin dữ liệu. 1
  2. Chương 1: Cơ sở của QLCN CHƯƠNG 7. CHUYỂN GIAO CN I. Khái niệm. 1. CGCN là gì? b. Đối tượng của CGCN 3. Giải pháp hợp lý hóa sản xuất hay ĐMCN. 4. Đối tượng CN được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp. CHƯƠNG 7. CHUYỂN GIAO CN I. Khái niệm. 3. Phân loại chuyển giao CN. a. Căn cứ theo chủ thể tham gia chuyển giao. „ Chuyển giao trong nước: bên giao và bên nhận trong cùng một quốc gia (trước đây gọi là hỗ trợ kỹ thuật, phát triển CN sở tại). „ Chuyển giao CN quốc tế: + CGCN qua biên giới quốc gia. + Các khu chế xuất CGCN cho các doanh nghiệp bên ngoài khu chế xuất (mặc dù trên cùng một quốc gia). b. Phân loại theo loại hình chuyển giao. „ CGCN sản phẩm „ CGCN quá trình 3. Phân loại chuyển giao CN. c. Phân loại theo hình thái CN được chuyển giao (luồng CGCN). Theo luồng CGCN có CGCN theo chiều dọc và CGCN theo chiều ngang „ Căn cứ vào đối tượng chuyển giao: - Chuyển giao theo chiều dọc: là chuyển giao tất cả từ việc nghiên cứu, triển khai → sử dụng CN. - Chuyển giao theo chiều ngang: chỉ chuyển giao các CN đã được sản xuất (phần R&D không chuyển giao). → Chuyển giao theo chiều dọc đắt, khả năng làm chủ cao. „ Theo đặc điểm (mức độ phổ biến của CN được chuyển giao). - Chuyển giao dọc: chuyển giao những CN đang trong giai đoạn quản lý của nghiên cứu. Hay nói cách khác CN này còn rất mới, chuyển giao từ giai đoạn giới thiệu trở về trước (ý tưởng, thiết kế ). - Chuyển giao ngang: Chuyển giao các CN đã được phổ biến trên thị trường. Chuyển giao những CN từ giai đoạn phát triển trở đi. 2
  3. Chương 1: Cơ sở của QLCN 4. Nguyên nhân xuất hiện CGCN quốc tế. a. CN nội sinh. „ Sự hình thành CN nội sinh: + CN nội sinh là CN được tạo ra thông qua quá trình NC&TK ở trong nước. + Chu trình hình thành một CN nội sinh: Tìm hiểu nhu cầu→ Thiết kế→ Chế tạo thử→ Sản xuất→ Truyền bá và đổi mới. „ Các ưu điểm của CN nội sinh: + Thường thích hợp với điều kiện trong nước do được thiết kế từ các dữ liệu thu thập theo nhu cầu của địa phương. + Người sử dụng dễ dàng làm chủ được CN. + Tiết kiệm ngoại tệ. + Không phụ thuộc nhiều vào nước ngoài đặc biệt là kỹ thuật. + Tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương. + Nếu trình độ NC&TK đạt trình độ tiên tiến, có thể xuất khẩu CN→ mang lại nhiều lợi ích. + Các cơ quan NC&TK thông qua thực hành nghiên cứu sáng tạo CN mới có điều kiện tích lũy CN, nâng cao trình độ. 4. Nguyên nhân xuất hiện CGCN quốc tế. a. CN nội sinh. „ Nhược điểm: + Cần nhiều thời gian, tiền của và nhân lực. + Nếu trình độ NC&TK không cao, CN tạo ra ít có giá trị→ gây lãng phí do không thể sử dụng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, CN lạc hậu tạo ra sản phẩm không thể cạnh tranh ngay cả thị trường trong nước. 4. Nguyên nhân xuất hiện CGCN quốc tế. b. CN ngoại sinh. „ Sự hình thành CN ngoại sinh: + CN ngoại sinh là CN có được thông qua mua CN do nước ngoài sản xuất. + Qúa trình có được một CN ngoại sinh: Nhập→ Thích nghi→ Làm chủ. 3
  4. Chương 1: Cơ sở của QLCN 4. Nguyên nhân xuất hiện b. CN ngoại sinh. „ Ưu điểm: + Tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. + Giảm rủi ro do không phải R&D + CN tiên tiến hiện đại + Có điều kiện tiếp xúc với CN hiện đại, nâng cao trình độ + „ Nhược điểm: + Khó làm chủ + Tốn ngoại tệ + Phụ thuộc vào nước ngoài + 4. Nguyên nhân xuất hiện c. Những nguyên nhân khách quan. „ Không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các CN cần thiết một cách kinh tế, do đó nhiều nước muốn có CN thường cân nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm. „ Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên thế giới về CN, nhiều nước không có khả năng tạo ra CN mà mình cần→ phải mua để đáp ứng nhu cầu cấp thiết. „ Xu thế của thế giới (mở rộng hợp tác, toàn cầu hóa ) là động lực thúc đẩy CGCN. „ Do tiến bộ của KH&CN → tuổi thọ trung bình của các CN rút ngắn lại→ nhu cầu đổi mới CN tăng cao. 4. Nguyên nhân xuất hiện d. Bên bán. „ Bán CN ra nước khác để thu được lợi nhuận cao hơn. „ Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, có điều kiện đổi mới CN. „ Thu được các lợi ích khác: bán nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng thay thế cho bên nhập CN, trợ giúp kỹ thuật, bảo trì „ Kéo dài vòng đời CN. „ Có điều kiện để hoàn thiện CN, vì bên giao và bên nhận có điều kiện khác nhau (địa lý, khí hậu, ) → CN bộc lộ những hạn chế, yếu kém → tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện CN. 4
  5. Chương 1: Cơ sở của QLCN 4. Nguyên nhân xuất hiện e. Bên nhận. „ Thông qua chuyển giao CN, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc dộ tăng trưởng kinh tế. „ Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được do thiếu CN, tăng thu nhập cho người lao động. „ Nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đổi mới CN để đáp ứng sức ép cạnh tranh. „ Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ CN, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến. „ Tránh được rủi ro nếu phải tự làm nhờ mua sáng chế CN. „ Không mất thời gian đầu tư cho R&D, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, đi tắt vào các CN hiện đại nhất. II. Những thuận lợi và khó khăn trong CGCN ở các nước đang phát triển. 1. Thuận lợi. „ Xu thế mở rộng hợp tác và thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình CGCN quốc tế. „ Tiến bộ khoa học CN tạo ra những công cụ tiên tiến giúp CGCN dễ dàng. „ Các nước nhận và giao CN đã thu được rất nhiều kinh nghiệm trong CGCN. „ Đây là một hoạt động mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia. II. Những thuận lợi và khó khăn 2. Khó khăn. a. Khách quan: „ Sự chênh lệch về kiến thức giữa bên giao và bên nhận. „ Khác biệt về trình độ văn hóa, ngôn ngữ giữa bên nhận và bên giao. „ Khó truyền đạt tất cả trong thời gian ngắn. 5
  6. Chương 1: Cơ sở của QLCN II. Những thuận lợi và khó khăn 2. Khó khăn. b. Về phía bên giao: „ Động cơ của bên bán là thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để thu được nhiều lợi nhuận họ thường giảm chi phí đào tạo (chi phí dễ giảm nhất)→ làm cho bên nhận gặp nhiều khó khăn trong việc làm chủ CN. „ Lo ngại bên nhận trở thành đối thủ cạnh tranh.→ bên giao thường cố ý trì hoãn hoặc chỉ giao thông tin đủ để vận hành. „ Ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của nhà cung cấp CN khi sản phẩm sản xuất ra mang tên nhà cung cấp → do nhà cung cấp không thể kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất nên những sản phẩm chất lượng kém đôi khi xuất hiện trên thị trường→ điều này có thể dẫn đến những bất lợi cho danh tiếng của nhà cung cấp. II. Những thuận lợi và khó khăn 2. Khó khăn. c. Về phía bên nhận: „ Cơ sở hạ tầng CN yếu kém (nhân lực, chính sách, văn hóa, năng lực NC&TK)→ Không đủ khả năng đồng hóa tiến tới làm chủ CN. „ Cơ sở hạ tầng kinh tế yếu kém (điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc ). „ Đốt cháy giai đoạn trong quá trình công nghiệp hóa. III. Điều kiện để CGCN thành công ở các nước đang phát triển. 1. Về nhận thức. 2. Về thực hành. 6