Bài giảng Quản lý công nghệ - Chương 2: Môi trường công nghệ
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản lý công nghệ - Chương 2: Môi trường công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_quan_ly_cong_nghe_chuong_2_moi_truong_cong_nghe.pdf
Nội dung text: Bài giảng Quản lý công nghệ - Chương 2: Môi trường công nghệ
- Chương 1: Cơ sở của QLCN CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ Nội dung cần nắm được: Khái niệm môi trường CN quốc gia. Các yếu tố hình thành cơ sở hạ tầng CN quốc gia. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường CN của các nước đang phát triển. Phương pháp xác định chỉ số môi trường CN I. Khái niệm môi trường CN. Môi trường CN của một quốc gia là khung cảnh quốc gia trong đó diễn ra các hoạt động CN. Nó bao gồm các yếu tố có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phát triển của CN. II. Cơ sở hạ tầng CN. Gồm 5 thành phần: Nền tảng tri thức KH&CN. Các cơ quan NC&TK. Nhân lực KH&CN. Chính sách KH&CN. Nền văn hóa CN quốc gia. 1
- Chương 1: Cơ sở của QLCN II. Cơ sở hạ tầng CN. 1. Nền tảng tri thức KH&CN a. Khái niệm Tri thức KH là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu KH. Nghiên cứu KH là một hoạt động xã hội hướng vào việc tìm kiếm những điều mà KH chưa biết hoặc phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức KH về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tiến thế giới. 1. Nền tảng tri thức KH&CN a. Khái niệm Nghiên cứu KH chia ra làm hai loại: -NghiêncứuKH cơ bản (Fundamental Research): là những nghiên cứunhằm khám phá hoặcpháthiện kiếnthứcmớidướidạng nguyên lý, lý thuyếthoặc quy luậtcógiátrị tổng quát. -Nghiêncứu ứng dụng (applied research) và triển khai (technological experimental development): Nghiên cứu ứng dụng là vậndụng quy luật được phát hiệntừ nghiên cứucơ bản để giảithíchsự vật, áp dụng chúng vào sảnxuấtvàđờisống. Để đưakết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng phảitiến hành triểnkhaithựcnghiệm(kếtquả là CN mớira đời). 1. Nền tảng tri thức KH&CN a. Khái niệm Mối quan hệ giữa KH&CN: Nghiên cứuKH cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Triểnkhai CN 2
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 1. Nền tảng tri thức KH&CN b. Vai trò của tri thức KH CN Nhà KH Nhà CN cung cấpkiếnthức Rút ngắnthờigian Phương tiện, công cụ CN mới Xã hội 1. Nền tảng tri thức KH&CN c. Xây dựng nền tảng tri thức KH? Tri thức KH nằm trong các nhà KH, trong các trường đại học, các trung tâm tư liệu, thư viện. Để xây dựng nền tảng tri thức KH, các nước đang phát triển cần có chiến lược đúng đắn để tích lũy và nâng cao tri thức, có kế hoạch sử dụng tốt các tri thức đang có, củng cố và nâng cao nguồn tri thức đó. 2. Cơ quan nghiên cứu và triển khai. a. Nghiên cứu và triển khai là gì? Theo OECD, NC&TK (R&D) là một công việc sáng tạo, được tiến hành một cách có hệ thống nhằm tăng cường cơ sở kiến thức và sử dụng các kiến thức đó để tạo ra các ứng dụng mới. 3
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 2. Cơ quan NC&TK. a. NC&TK là gì? NC&TK bao gồm hai giai đoạn: Nghiên cứuthị trường Ghi nhận Nảysinh nhu cầu ý tưởng Nguyên lý, Triểnkhai Marketing, giải pháp kỹ thuật truyềnbá Nâng cao Nảysinh hiểubiết ý tưởng Nghiên cứuKhoahọc NC TK 2. Cơ quan NC&TK (R&D). b. Vai trò của R&D và các cơ quan R&D. Cơ quan R&D được coi là một nhà máy đặc biệt chuyên sx ra các CN mới. CN mới là cơ sở để đổi mới CN. Đổi mới CN là cơ sở → tăng trưởng kinh tế. Nếu không có cơ quan R&D và không có hoạt động R&D thì không thể tạo ra CN mới. Nếu không tạo ra CN mới sẽ không đáp ứng được các nhu cầu xã hội. Khi đó chỉ có thể mua CN của nước khác. → Phụ thuộc vào nước ngoài, Tốn ngoại tệ. b. Vai trò của R&D CN mới là cơ sở để đổi mới CN. Sự đổi mới CN cho phép tạo ra sự tăng trưởng kinh tế theo hàm số mũ. Do đó không có cơ quan R&D và không có hoạt động R&D không thể tạo ra CN mới, khoảng cách kinh tế giữa các nước đã có và chưa có R&D có hiệu quả sẽ tăng theo hàm số mũ. Đối với các nước đang phát triển, việc nhập các CN tiên tiến từ các nước phát triển sẽ có thể thu hẹp khoảng cách CN. Tuy nhiên, nếu không có cơ quan R&D và hoạt động R&D sẽ không có khả năng tự nhận biết các CN hiện có trên thế giới, không thể đánh giá và lựa chọn CN thích hợp với mình, thậm chí không thể tiếp thu và thích nghi CN đã nhập khẩu. Cơ quan R&D còn có vai trò rất lớn trọng việc tư vấn kiến thức về CN. Các doanh nghiệp nhỏ khi lựa chọn CN thường thiếu sự hiểu biết tổng thể về CN họ rất cần tư vấn từ các cơ quan NC & TK. 4
- Chương 1: Cơ sở của QLCN c. Xây dựng? Ngày nay ở hầu hết các nước đang phát triển cơ quan R&D hoạt động ít hiệu quả. Vì hoạt động R&D có đặc điểm: đòi hỏi vốn lớn, độ rủi ro cao và nhân lực có trình độ cao. Do đó, các nước đang phát triển cần xác định đúng các mục tiêu phù hợp cho hoạt động R&D. Với các nguồn lực có hạn, cơ quan R&D ở các nước đang phát triển thường phải lựa chọn một cách hợp lý các hoạt động sau: - Các dịch vụ kỹ thuật: Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa; Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm; Dự báo CN; - Các NC&TK ứng dụng: Đánh giá CN; CGCN; Thích nghi và cải tiến CN; Đổi mới và triển khai các CN mới; - Các dịch vụ chung: Điều tra nguồn lực CN và thị trường CN; Cấp bằng sáng chế; Xử lý thông tin; Đào tạo cán bộ CN trình độ cao. 3. Nhân lực KH&CN a. Khái niệm Theo nghĩa rộng, nhân lực KH&CN bao gồm các nhà khoa học; các kỹ sư và các nhân viên kỹ thuật trong các cơ quan NC&TK trong các tổ chức cơ sở; các nhà doanh nghiệp; các nhà hoạch định chính sách KH&CN. Cụ thể hơn thì nhân lực KH&CN của một quốc gia là tập hợp những người được đào tạo và thợ có tay nghề cao làm việc trong lĩnh vực phát triển KH&CN. 3. Nhân lực KH&CN b. Vai trò của nhân lực KH&CN. Nguồn cán bộ KH&CN có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó tạo nên đội ngũ có trình độ cần thiết cho sự nghiệp phát triển CN tự lực. Các nhà KH và kỹ sư có trình độ cao đóng vai trò trung tâm trong sự nghiệp phát triển KH&CN: - Các nhà KH là những người có khả năng đưa ra các ý tưởng, giải pháp. - Kỹ sư là những người chuyển các ý tưởng thành các thiết kế → chuyển cho công nhân kỹ thuật để thực hiện. - Các nhà hoạch định chính sách: xác định, định hướng phát triển CN. 5
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 3. Nhân lực KH&CN c. Xây dựng nguồn nhân lực KH&CN? Để có nguồn nhân lực KHCN phải làm gì? (chuỗi phát triển phần H) → phải trải qua quá trình giáo dục → đào tạo: trong nước, nước ngoài. Có nguồn nhân lực rồi → muốn sử dụng tốt → phải làm gì? 4. Chính sách KH&CN. a. Khái niệm. Chính sách KH&CN là một hệ thống các mục tiêu và biện pháp nhằm phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia. Nó bao gồm các văn bản quy định, luật lệ, thể chế từ định hướng chiến lược đến khía cạnh cụ thể của mọi hoạt động KTXH nhằm đạt được các mục tiêu phát triển KH&CN và phối hợp các quan hệ trong qúa trình phát triển KH&CN. 4. Chính sách KH&CN. a. Khái niệm. Các mục tiêu của chính sách KHCN là thúc đẩy và định hướng. Cụ thể là: Thiết lập các tổ chức để tích lũy kiến thức và kỹ năng CN. Cải thiện cơ cấu hạ tầng CN. Thúc đẩy đổi mới KH&CN. Hỗ trợ các đề tài nghiên cứu có tính chiến lược, là nền móng cho các CN mới trong tương lai. Xây dựng điều kiện để phát triển CN mới. 6
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 4. Chính sách KH&CN. b. Vai trò của chính sách KH&CN. Chính sách KH&CN liên quan khăng khít với các chính sách của một quốc gia. Chính sách KH&CN không phải là chính sách chủ chốt nhưng vai trò của nó là ở chỗ: nó là phương thức phân tích kết quả, thúc đẩy và kiểm tra hiệu quả của các chương trình, chính sách trong mọi lĩnh vực. 4. Chính sách KH&CN. c. Xây dựng chính sách KH&CN? Có thể xây dựng chính sách KH&CN theo ba cấp: Cấp định hướng chiến lược: hầu hết các nước tập trung các cố vấn chính trị cao cấp, các chuyên gia hàng đầu để xác định chiến lược. Thứ tự ưu tiên phát triển CN dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Cấp lập kế hoạch: là các bộ nghành, ở đây các chương trình KH&CN được hoạch định theo chỉ dẫn của cấp định hướng chiến lược. Việc thực hiện các chương trình diễn ra ở cấp thứ ba. Các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật ở cơ sở, các viện NC&TK biến chương trình thành hiện thực thông qua các đề tài KH. 5. Nền văn hóa CN quốc gia. a. Khái niệm. Nền văn hóa CN trong một quốc gia là thái độ của cộng đồng nhìn nhận các vấn đề CN một cách KH. Trong mọi hoạt động, người ta luôn đặt ra các câu hỏi “làm thế nào?”, “là cái gì?”, “tại sao như vậy?” và dựa trên cơ sở KH để trả lời các câu hỏi đó. 7
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 5. Nền văn hóa CN quốc gia. b. Vai trò. Trong xã hội có nền văn hóa CN cao người dân được tiếp xúc với các thành tựu của CN do đó hiểu rõ vai trò của CN và phát triển CN → họ luôn ủng hộ phát triển CN. Xã hội tạo điều kiện cho người dân học hành → kích thích họ luôn tìm tòi, ưa thích sáng tạo đây là nguồn cung cấp các ý tưởng CN. Người dân dễ dàng nắm bắt, hiểu rõ đường lối phát triển CN, ủng hộ CN nội sinh. 5. Nền văn hóa CN quốc gia. c. Xây dựng? Nâng cao mức phổ cập giáo dục. Xây dựng nền giáo dục có định hướng KH&CN cho tất cả mọi người. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng đưa tinh thần KH đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo, nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của CN trong đời sống hàng ngày. Tạo điều kiện để xã hội đánh giá đúng công lao của các nhà KH&CN, khuyến khích, tạo điều kiện vật chất tinh thần cho các nhà KH&CN. Quốc tế hóa các hoạt động KH&CN. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường CN Các phương tiện vật chất; Năng lực của con người; Sự tích lũy tư liệu; Tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức; Sự hỗ trợ của nền văn hóa và các chính sách KH – CN; Các mối quan hệ và thúc ép quốc tế. 8
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 1. Điều kiện các phương tiện vật chất a. Các phương tiện vật chất bao gồm: Các phương tiện vật chất trong khu vực sx vật chất. Các phương tiện hỗ trợ cho việc vận hành, duy trì và nâng cấp phần kỹ thuật trong sx và trong NC&TK. Nhà xưởng, kho tàng và trang bị bên trong. Các phương tiện vận chuyển, bốc xếp nguyên vật liệu. 1. Điều kiện các phương tiện b. Ảnh hưởng của các phương tiện vật chất. Sử dụng phương tiện vật chất cũ, lạc hậu về thông số kỹ thuật để sx, nghiên cứu sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, hàng hóa không thể cạnh tranh. Các phương tiện lạc hậu gây khó khăn cho việc đồng hóa CN nhập khẩu và sx CN nội sinh, cũng như nhân rộng các CN đã có. 2. Tiềm năng của con người về năng lực CN. a. Những vấn đề liên quan đến lực lượng lao động: Sự đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ kỹ sư, công nhân trong khu vực sản xuất cũng như trong các cơ quan NC&TK. Sự đãi ngộ đúng mức các loại lao động kỹ thuật và cán bộ KH có trình độ (cả vật chất và tinh thần). Hệ thống GD-ĐT hướng về KH&CN. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại. Quan tâm đến tầm quan trọng của phát triển tài năng theo chuỗi phát triển kỹ năng từ giai đoạn nuôi dưỡng trẻ em. 9
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 2. Tiềm năng của con người b. Ảnh hưởng của yếu tố con người. Việc thiếu các nhân lực có các kỹ năng CN khác nhau để có thể sử dụng các CN cần thiết đã lãng phí, sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có trong nước. Việc thiếu nhân lực KH&CN về số lượng, chất lượng, về sự đa dạng kỹ năng → khó bắt kịp nhịp độ phát triển của KH&CN thế giới. Việc thiếu nguồn nhân lực làm cho các nước đang phát triển ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài. 3. Sự tích lũy kinh nghiệm và tri thức a. Tư liệu hóa nguồn dữ liệu bao gồm các vấn đề: Đánh giá một cách đầy đủ các dữ liệu có được ở trong nước để tích lũy nhằm khai thác một cách có hệ thống, đồng thời liên tục cập nhật chúng. Việc tư liệu hóa các dữ liệu không chỉ xuất phát từ giải quyết nhu cầu trước mắt mà còn để nâng cao kiến thức. Áp dụng các phương tiện hiện đại để lưu giữ thông tin và đa dạng hóa các dịch vụ lưu trữ, cung cấp thông tin. Nâng cao trình độ dịch thuật tài liệu KH-CN nước ngoài. Có phương pháp khách quan, KH trong việc thu thập các dữ liệu được tư liệu hóa. Tăng cường trao đổi, chia xẻ các thông tin mới nhất giữa các cơ quan, tổ chức KH-CN trong nước. 3. Sự tích lũy kinh nghiệm và tri thức b. Vai trò của việc tích lũy kinh tư liệu. Các nước đang phát triển, do trình độ hạn chế nên chưa có sự đánh giá đầy đủ về giá trị thông tin, nên việc tích lũy kinh nghiệm và kiến thức còn rất ít. Các thư viện, các trung tâm tư liệu KH-CN không tập trung và do thiếu kinh phí để tìm kiếm và lưu trữ thông tin CN, đồng thời không có khả năng tăng cường kiến thức từ các nhu cầu đã có. Việc chia xẻ tư liệu giữa các cơ quan trong nước rất hãn hữu do thiếu sự khuyến khích và cơ chế không thuận tiện. → Từ những thiếu sót trên dẫn đến thông tin KH-CN không giúp ích cho hoạt động sx cũng như NC&TK, dẫn đến những cố gắng kiểu “sáng chế lại cái bánh xe” và không thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn tư liệu của nước ngoài. 10
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 4. Tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức. a. Những vấn đề về cơ cấu tổ chức bao gồm: Nhận thức đầy đủ sự cần thiết phải nâng cao năng lực CN của khu vực sx và hoạt động NC&TK. Sự hoạt động của các cơ sở sx, dịch vụ của khu vực kinh tế nhà nước, các cơ sở nghiên cứu triển khai của nhà nước. Môi trường văn hoá CN trong hệ thống sx, dịch vụ và hệ thống cơ quan NC&TK. Sự lành mạnh của hệ thống tài chính, sự quan tâm tới các mục tiêu lâu dài. Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan trong KH-CN và hợp tác quốc tế ở các ngành liên quan. 4. Tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức. b. Vai trò hiệu quả của tính cơ cấu tổ chức: Ở các nước đang phát triển, sở hữu nhà nước trong kinh tế và KH-CN chiếm tỉ lệ quan trọng so với sở hữu tư nhân. Các chính sách của các nước đang phát triển có xu hướng can thiệp sâu vào mọi mặt. Do đó tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển CN. VD: Thiếu năng lực trong việc đánh giá các quan hệ kinh tế của CN nên thực hành một chính sách bảo hộ quá mức trong các ngành sản xuất, điều này dẫn đến đánh giá không đúng mức sự cần thiết phải nâng cao năng lực CN. Quản lý thái quá dẫn đến triệt tiêu tính năng động của các cá nhân, tính mạo hiểm trong đầu tư sx kinh doanh. Hệ thống quản lý yếu kém: thiếu những quy định khuyến khích sáng tạo, khen thưởng thích đáng kết quả lao động → làm người lao động mất động lực phấn đấu. Thiếu kiến thức trong xây dựng, điều hành tổ chức từ cấp cao đến cấp thấp dẫn đến các thiếu sót như: thiếu cách tiếp cận mang tính tổng quát và mang tính liên ngành → trùng lặp hoặc bỏ sót những CN cần giải quyết; Thiếu bền bỉ trong các lĩnh vực mang tính chiến lược. 5. Sự hỗ trợ của nền văn hóa và chính sách CN. a. Nhận thức của dân chúng Môi trường CN của một quốc gia sẽ thuận lợi rất nhiều khi dân chúng có nhận thức đúng đắn về CN và vai trò của CN đối với sự phát triển KT-XH. b. Mức độ thực hành các cam kết của Nhà nước Đối với chính sách phát triển quốc gia dựa trên sự phát triển CN. Mức độ thực hiện các c/s liên quan như: kế hoạch hóa dân số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các CN truyền thống. Tính KH và hiệu quả của hệ thống ra quyết định chính sách KT-XH. 11
- Chương 1: Cơ sở của QLCN 5. Sự hỗ trợ của nền văn hóa và chính sách CN. c. Vai trò của nền văn hóa CN quốc gia. Một nền văn hóa CN thiếu tính KH là một cản trở lớn đối với phát triển CN. Các chính sách KH–CN không được xác định rõ ràng, hay thay đổi và không được chuẩn bị một cách đầy đủ, cùng các cơ quan chức năng quản lý KH–CN không được trang bị đầy đủ để điều hành công tác phát triển CN một cách lâu dài → không theo kịp sự biến động nhanh chóng của KH–CN thế giới; Thất bại trong NC&TK và trong đổi mới CN (không nâng được năng suất lao động xã hội, sản phẩm không có khả năng cạnh tranh). 6. Các mối quan hệ quốc tế và những ràng buộc. a. Những vấn đề quan hệ quốc tế Tình hình xuất, nhập khẩu: mặt hàng, hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Chất lượng các dự án phát triển trong nước từ nguồn vốn nước ngoài. Những lợi ích thu được từ sự hợp tác CN với nước ngoài. Những thiệt hại do các yếu tố bên ngoài tới sự phát triển KH – CN. 6. Các mối quan hệ quốc tế b. Vai trò của mối quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế là nguồn KH–CN quan trọng trong quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển Để có được thiết bị máy móc và phương tiện sx các nước đang phát triển phải xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên, các nông sản, nguyên liệu thô. Việc trao đổi này các nước đang phát triển thường chịu thiệt thòi (giá nguyên liệu thấp và lên xuống thất thường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, suy thoái môi trường). Các nước đang phát triển còn có nguy cơ là nơi chứa các CN lỗi thời, hàm lượng CN thấp. Các nước đang phát triển ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài về CN do sự tiếp cận các CN không thích hợp, các CN nhập do nước ngoài tài trợ. Trong quá trình đàm phán, thỏa thuận, những điệu kiện thương mại thường có lợi cho các nước phát triển. Mối quan hệ quốc tế chỉ thay đổi có lợi cho các nước đang phát triển khi quá trình công nghiệp hóa ở nước này có tiến bộ, sản phẩm có sức cạnh tranh. 12
- Chương 1: Cơ sở của QLCN IV. Phân tích môi trường CN. 1. Các yếu tố xác định môi trường CN. Tình trạng phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng cơ sở vật chất hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ. Nguồn cán bộ KH-CN và chi phí NC&TK Tình trạng KH–CN trong hệ thống sản xuất. Tình trạng KH–CN trong hệ thống GD, ĐT. Những ưu thế và nỗ lực trong một số lĩnh vực CN lựa chọn. Sự cam kết ở cấp vĩ mô đối với KH&CN cho phát triển. IV. Phân tích môi trường CN. 2. Phương pháp xác định chỉ số môi trường CN. a. Xây dựng mô hình: CMC = a.CMCK + b.CMCC Trong đó: a, b là các hệ số thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố định lượng và định tính trong chỉ số môi trường CN (a + b = 1). CMCK: Số đo các yếu tố định lượng của môi trường CN (0 ≤ CMCK ≤1). CMCC: Số đo các yếu tố định tính của môi trường CN (0 ≤ CMCC ≤1). 2. Phương pháp xác định chỉ số Khung cảnh quốcgia Xác định các đặctrưng phản ánh môi trường CN quốcgia Tìm các yếutố phảnánhcác đặctrưng Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu đotrựctiếp đogiántiếp Phân tích giá Phân tích các trị riêng t/p chính CMCK CMCC CMC 13
- Chương 1: Cơ sở của QLCN IV. Phân tích môi trường CN. 2. Phương pháp xác định chỉ số môi trường CN. b. Trình tự tính toán: Bước 1: Phân loại các dữ liệu 7 nhóm yếu tố môi trường CN thành hai nhóm: định lượng; định tính. Bước 2: Tính số đo yếu tố định lượng. Bước 3: Tính số đo yếu tố định tính. Bước 4: Biểu diễn các số đo định lượng và định tính lên đồ thị. Giá trị chỉ số môi trường CN tùy thuộc vào các giá trị a và b. IV. Phân tích môi trường CN. 3. Lợi ích của việc phân tích môi trường CN. Phương pháp xác định chỉ số môi trường CN dựa trên cả yếu tố định lượng và định tính phản ánh một cách tương đối toàn diện khung cảnh môi trường CN quốc gia. Chỉ số môi trường CN này có thể sử dụng để tính hàm lượng CN gia tăng Giúp các nhà hoạch định chính sách xác định vị trí trình độ CN của nước mình so với các nước. Việc phân tích chỉ số môi trường CN sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin bổ ích để điều chỉnh, cải thiện môi trường CN của địa phương hay của quốc gia. 14