Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 4: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận - Ths. Lê Văn Hòa

pdf 47 trang phuongnguyen 5250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 4: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận - Ths. Lê Văn Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_chuong_4_phan_tich.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 4: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận - Ths. Lê Văn Hòa

  1. Chương 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN Ths. Lê Văn Hòa
  2. Các nội dung chính: • Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm • Phân tích kết quả tiêu thụ theo mặt hàng • Ứng dụng mối quan hệ của các chi phí ứng xử với kết quả hoạt động kinh doanh • Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ • Các chỉ tiêu dự toán lợi nhuận • Phân tích biến động của tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm
  3. Đánh giá chung tiêu thụ về mặt khối lượng • Tiêu thụ là giai đoạn cuối của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng, hoặc người mua chấp nhận trả. • Để đánh giá chung tình hình tiêu thụ sản phẩm ta sử dụng thước đo hiện vật (cái, mét, kg, ) hoặc thước đo giá trị (tiền). - Về thước đo hiện vật: Nhằm so sánh biến động khối lượng tiêu thụ từng sản phẩm hàng hóa giữa các kỳ phân tích. - Về thước đo giá trị: Nhằm đánh giá chung kết quả tiêu thụ của tất cả sản phẩm hàng hóa giữa các kỳ phân tích. Người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu sau để đánh giá.
  4. • Là chỉ tiêu đánh giá chung kết quả tiêu thụ về mặt khối lượng do đó giá được cố định kỳ gốc và cho phép các sản phẩm tiêu thụ vượt kế hoạch được bù đắp cho sản phẩm tiêu thụ hụt so với kế hoạch. • Nếu sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu cần tôn trọng nguyên tắc là không được lấy các mặt hàng vượt kế hoạch tiêu thụ để bù đắp các sản phẩm tiêu thụ hụt so với kế hoạch. • Chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn hoặc bằng 100%, nếut tất cả các mặt hàng chủ yếu tiêu thụ đều bằng hoặc lớn hơn kế hoạch thì chỉ tiêu sẽ là 100%. Mục tiêu phân tích chỉ tiêu này cho ta thấy được mức độ thực hiện cam kết theo hoạt động với từng khách hàng hoặc từng sản phẩm, qua đó đề ra các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
  5. Tài liệu và phương pháp phân tích a) Tài liệu phân tích Căn cứ vào các hợp đồng với từng khách hàng đã ký kết và các mục tiêu định hướng kinh doanh theo kế hoạch, trong đó ghi rõ, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian chuyển giao sản phẩm hàng hóa. Đối với sản phẩm tiêu thụ theo thị trường tự do thì căn cứ vào mục tiêu dự kiến và theo tiến độ về mặt thời gian. b) Phương pháp phân tích So sánh khối lượng tiêu thụ được chuyển giao trong kỳ với khối lượng theo hợp đồng của từng loại sản phẩm đối với từng khách hàng chủ yếu, cần liên hệ với hàng tồn kho và tiến độ sản xuất hoặc hàng mua về để bán. Đối với chỉ tiêu giá trị nhằm đánh giá chung, ta sử dụng hai chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, qua đó tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thụ.
  6. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thụ a) Nguyên nhân chủ quan - Về mặt khối lượng tiêu thụ: ta có thể căn cứ vào chỉ tiêu sau để phát hiện nguyên nhân khối lượng tiêu thụ không hoàn thành kế hoạch là do khối lượng sản xuất hoặc mua về để bán, hay do ứ đọng hàng tồn kho. - Về chất lượng hàng hóa: đánh giá về chất lượng hàng hóa, cần xem xét chất lượng trong sản xuất hoặc hàng mua về có bảo đảm theo yêu cầu kế hoạch của hợp đồng hay không? Nếu không bảo đảm thì do khâu nào? Vì chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định đến khối lượng tiêu thụ, uy tín đối với khách hàng và là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển thị phần.
  7. - Về công tác tổ chức tiêu thụ: Công tác tổ chức tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ. Công tác tổ chức tiêu thụ gồm các công việc: quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu, khuyến mại, b) Nguyên nhân khách quan - Khách hàng (người mua) cũng sẽ ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ nhiều hay ít là do nhu cầu người tiêu dùng, mức thu nhập, tập quán, thói quen. - Nhà nước (chính phủ): là do các chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước thay đổi, cụ thể là chính sách về thuế, phí, lệ phí, chính sách bảo trì sản phẩm, thay đổi về chính sách tiền lương, thay đổi giá cả các mặt hàng chiến lược, cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Tóm lại: khi đánh giá, phát hiện những mặt hàng không đạt mục tiêu kế hoạch, cần đi sâu tìm nguyên nhân tại sao, do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nếu là nguyên nhân chủ quan cần chủ động khác phục, nếu là nguyên nhân khách quan cần tìm các biện pháp tác động ảnh hưởng ở bên ngoài có lợi cho tiêu thụ sản phẩm.
  8. Ví dụ minh họa Sản Đơn Tồn kho đầu kỳ Sản xuất Tiêu thụ Tồn kho cuối kỳ phẩm giá cố KH TH KH TH KH TH KH TH định (1000đ) A 2,0 2000 1500 20.000 22.500 20.000 22.000 2.000 2.000 B 1,5 5000 500 28.000 33.000 30.000 25.000 3.000 8.500 C 1,0 1500 4000 15.000 15.000 15.000 19.000 1.500 - a) Đánh giá kết quả tiêu thụ bằng hiện vật Hình thức hiện vật có ưu điểm là thể hiện cụ thể khối lượng hàng hóa tiêu thụ từng sản phẩm, từng mặt hàng chủ yếu trong kỳ phân tích, nhưng hình thức này có nhược điểm là không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp.
  9. • Căn cứ tài liệu trên ta có thể đánh giá tình hình biến động về tiêu thụ sản phẩm của từng mặt hàng như sau: • Đối với sản phẩm A: Khối lượng tiêu thụ tăng 2000sp là do sản xuất tăng 2500, tồn kho đầu kỳ giảm 500, do đó tồn kho cuối kỳ bảo đảm như mục tiêu kế hoạch đặt ra. Vậy sản phẩm A bảo đảm cân đối giữa sản xuất tiêu thụ và tồn kho. • Đối với sản phẩm B: Khối lượng tiêu thụ giảm so với kế hoạch 5000sp, khâu sản xuất tăng 5000 nhằm bù đắp cho số tồn kho đầu kỳ giảm 4500. Vậy việc giảm khối lượng tiêu thụ là do tồn kho cuối kỳ tăng dự trữ 5500 sản phẩm. Sản phẩm B mất cân đối giữa khâu tiêu thụ với sản xuất và tồn kho. Doanh nghiệp cần đi sâu tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. • Đối với sản phẩm C: Khối lượng tiêu thụ tăng thêm so với kế hoạch 4000, là do tồn kho đầu kỳ tăng 2500 và tiêu thụ hết sản phẩm tồn kho cuối kỳ, do đó doanh nghiệp không còn sản phẩm để tiêu thụ vào đầu kỳ sau, doanh nghiệp cần phải tăng nhanh tốc độ sản xuất để có sản phẩm C cung cấp cho các đơn hàng đã ký kết vào đầu kỳ sau.
  10. Đánh giá kết quả tiêu thụ bằng giá trị Khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ biểu hiện dưới dạng hình thức giá trị, hay khối lượng các công việc dịch vụ cung cấp hoàn thành, còn được gọi là doanh thu tiêu thụ. Chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ bằng giá trị được xác định theo nhiều giá khác nhau, tài liệu trên cho ta giá cố định, là giá kỳ gốc để so sánh đánh giá giữa các kỳ phân tích. Căn cứ bảng trên ta có thể lập bảng sau: Sản phẩm Doanh thu tiêu thụ Chênh lệch TH/KH KH TH Mức % A 40.000 44.000 4.000 10 B 45.000 37.500 -7500 -16,7 C 15.000 19.000 4000 26,6 CỘNG 100.000 100.500 500 0,5
  11. • Như vậy tình hình tiêu thụ sản phẩm nhìn chung trong kỳ tăng 0,5% tương ứng 500 ng.đ, việc tăng này là do sản phẩm A và C tăng so với kế hoạch còn mặt hàng B khối lượng tiêu thụ giảm so với kế hoạch đặt ra là 16,7% tương ứng 7.500 ng.đ. • Doanh nghiệp không những phải hoàn thành khối lượng tiêu thụ các mặt hàng chung, mà còn phải quan tâm đến việc tiêu thụ theo cơ cấu các mặt hàng chủ yếu. Các mặt hàng chủ yếu là những mặt hàng doanh nghiệp tiêu thụ thường xuyên, theo kế hoạch của nhà nước giao hoặc theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Có như vậy doanh nghiệp mới thực hiện đúng hợp đồng cho từng khách hàng, bảo đảm uy tín trong kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch của đơn vị bạn (hoặc nhà nước). • Nguyên tắc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng chủ yếu là không lấy các mặt hàng vượt kế hoạch tiêu thụ bù cho các mặt hàng hụt so với kế hoạch tiêu thụ. • Căn cứ vào tài liệu và nguyên tắc trên ta lập bảng phân tích sau:
  12. Bảng phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng Mặt Kế Thực hiện hàng chủ hoạch Tổng số Trong gh Vượt Hụt KH yếu kế hoạch KH A 40.000 44.000 40.000 4000 - B 45.000 37.500 37.500 - 7500 C 15.000 19.000 15.000 4000 - Cộng 100.000 100.500 92.500 8.000 7.500
  13. • Bảng phân tích trên cho ta thấy: trong khi chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ chung vượt kế hoạch 0,5%, thì chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu mới đạt 92,5% kế hoạch. Là do mặt hàng B có khối lượng tiêu thụ mới đạt 83,3% (37.500: 45.000), doanh nghiệp cần đi sâu tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục mặt hàng B này. • Những nguyên nhân thường gây nên tình hình không hoàn thành kế hoạch mặt hàng là: + Do không hoàn thành kế hoạch sản xuất hoặc thu mua nên không có sản phẩm để tiêu thụ. + Do có sản phẩm để tiêu thụ, nhưng chất lượng không đảm bảo nên không tiêu thụ được. + Do khâu dự trữ không đảm bảo, hoặc sản xuất và thu mua không kịp thời theo hợp đồng. + Do các nguyên nhân thuộc về khách quan (người mua) như, nhu cầu tiêu dùng, mức thu nhập, thói quen, sở thích,
  14. Phân tích kết quả tiêu thụ theo mặt hàng • Quá trình phân tích trên là nhằm đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa các kỳ phân tích, đặt khối lượng tiêu thụ trong mối quan hệ với sản xuất (thu mua) và tồn kho, kết quả tiêu thụ biểu hiện bằng thước đo hiện vật và giá trị. Đây mới là đánh giá khái quát chỉ tiêu biểu hiện có tính định hướng cho ta cần đi sâu xem xét, những vấn đề cần phải đi sâu nghiên cứu ở bước tiếp theo. • Để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, bước tiếp theo cần đi sâu nghiên cứu kết quả tiêu thụ được trong kỳ kinh doanh, đặt chúng trong mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi tức. Cũng như kết quả tiêu thụ từng mặt hàng, nhóm hàng trong mối quan hệ kết quả tiêu thụ chung của toàn doanh nghiệp.
  15. Ví dụ: có tài liệu sau Tên mặt Khối lượng Đơn giá Giá vốn hàng Chi phí bán hàng hàng tiêu thụ bán (đ) bán 1 cái (đ) (1000đ) A 22.000 2.100 1.260 3.465 B 25.000 1.800 1.170 3.375 C 19.000 1.200 840 2.280 Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ theo doanh thu là 12%.
  16. Bảng phân tích kết quả tiêu thụ từng mặt hàng Chỉ tiêu Tổng số Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Doanh thu 114.000 100 46.200 100 45.000 100 22.800 100 Giá vốn hàng bán 72.930 63,97 27.720 60 29.250 65 15.960 70 Lợi nhuận gộp 41.070 36,03 18.480 40 15.750 35 6840 30 Chi phí bán hàng và quản lý - chi phí bán hàng 9.120 8 3.465 7,5 3375 7,5 2.280 10 - chi phí quản lý 13.680 12 5544 12 5400 12 2.736 12 Cộng chi phí bán hàng quản lý 22.800 20 9009 19,5 8775 19,5 5.016 22 Lợi nhuận thuần 18.270 16,03 9.471 20,5 6975 15,5 18,24 9,6
  17. Căn cứ cột tổng số tỷ trọng % trên bảng phân tích cho ta thấy: bình quân cứ 100đ doanh thu tiêu thụ trong kỳ thì có 63,97 đ giá vốn hàng bán, 36,03đ lợi nhuận gộp, 20đ chi phí bán hàng và quản lý, 16,03đ lợi nhuận thuần. Tương tự như trên nếu căn cứ vào cột tỷ trọng của từng loại sản phẩm cho ta thấy: chi phí giá vốn hàng bán cho sản phẩm A là thấp nhất 60%, sản phẩm C là cao nhất 70%. Chi phí bán hàng cho sản phẩm C là cao nhất 10%, sản phẩm A và B là 7,5%. Chỉ tiêu tỷ trọng (%) lợi nhuận thuần, chính là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu tiêu thụ. Cho ta thấy sản phẩm A hiệu quả nhất là 20,5%, sản phẩm B là 15,5% và thấp nhất ở sản phẩm C là 8%. Bảng phân tích kết quả tiêu thụ từng mặt hàng trên cơ bản giống như bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kế toán tài chính lập vào cuối kỳ kế toán. Các chi phí trong cột chỉ tiêu được phân loại theo chức năng hoạt động. Ngoài cách phân loại chi phí nhằm lập báo cáo phân tích trên ta có thể phân loại chi phí theo cách ứng xử, nghĩa là tổng chi phí được phân thành biến phí và định phí để lập báo cáo thu nhập, vấn đề này chúng ta nghiên cứu sau ở phần phân tích báo cáo bộ phận.
  18. Phân tích kết quả tiêu thụ từng mặt hàng trong mối quan hệ với kết quả chung Mặt Doanh thu Chi phí Lợi nhuận hàng Tiền % Tiền % Tiền % A 46.200 40,5 36.729 38,4 9.471 51,8 B 45.000 39,5 38.025 39,7 6.975 38,2 C 22.800 20,0 20.976 21,9 1,824 10,0 Cộng 114.000 100 95.730 100 18.270 100 • Sản phẩm A: Doanh thu chiếm 40,5%, chi phí chỉ chiếm 38,4% do đoa lợi nhuận chiếm 51,8% trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. • Sản phẩm B: Doanh thu chiếm 39,52%, chi phí chiếm 39,7%, lợi nhuận chiếm 38,2% trong tổng số. • Sản phẩm C: Doanh thi chiếm 20%, chi phí chiếm 21,9% cho nên lợi nhuận chỉ chiếm 10% trong tổng số lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp. • Như vậy trong hoạt động kinh doanh bình thường thì doanh nghiệp cần nâng cao tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm A và giảm tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm C sẽ cho kết quả lợi nhuận cao hơn.
  19. Ứng dụng mối quan hệ của các chi phí ứng xử với kết quả hoạt động kinh doanh Để minh họa cho vấn đề này, ta nghiên cứu ví dụ tại doanh nghiệp Hưng Phát (HP), mở một cửa hàng bán lẻ một loại sản phẩm duy nhất, với các tài liệu trong tháng như sau: Doanh nghiệp mua nhà cung cấp với giá 19,6 nghìn đồng/ cái và bán giá 40 nghìn đồng/ cái. Chi phí bao gói cho mỗi sản phẩm tiêu thụ là 0,4 nghìn đồng. Tiền thuê cửa hàng tính theo 10% doanh thu tiêu thụ. Ngoài ra doanh nghiệp chi 9600 nghìn đồng mỗi tháng để trả cho nhân viên bán hàng, điện thoại nước, chi phí này không đổi trong phạm vi phù hợp sản phẩm tiêu thụ từ 600 đến 1000 sản phẩm trong mỗi tháng kinh doanh.
  20. Biến phí và định phí Với các tài liệu trên, ta có thể xác định tổng chi phí của doanh nghiệp HP theo phương trình: Tổng chi phí (y) = Định phí (a) + [biến phí (b)*khối lượng (X)] Với a = 9600; b = 24 Ta có: y = 9600 +24X
  21. Số dư đảm phí (lợi nhuận gộp định phí) Căn cứ tài liệu của doanh nghiệp HP ta xác định số dư đảm phí: Mức số dư đảm phí đơn vị = Giá bán (P) – Biến phí (b) = 40 – 24 = 16 Ký hiệu: C là số dư đảm phí đơn vị. • Để thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của số dư đảm phí, chúng ta lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở các mức khối lượng tiêu thụ dự kiến khác nhau của doanh nghiệp HP như sau:
  22. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh dựa trên lượng bán linh hoạt Chỉ tiêu Khối lượng bán dự kiến 700 800 900 Doanh thu 28000 32000 36000 - Biến phí 16800 19200 21600 Số dư đảm phí 11200 12800 14400 - Định phí 9600 9600 9600 Lợi nhuận thuần 1600 3200 4800 Chi phí bình quân 1 sản phẩm 37,7 36 34,7 Lợi nhuận bình quân 1 sản phẩm 2,3 4 5,3 Qua bảng trên cho ta các nhận xét sau: 1600 nghìn đồng là chênh lệch về số dư đảm phí cũng là chênh lệch về lợi nhuận thuần, khi khối lượng tiêu thụ 700, 800 và 900 sản phẩm. Sdđp : (12800-11200) = 14400 – 12800 = 1600 nghìn đồng Lợi nhuận: (3200- 1600) = (4800 – 3200) = 1600 nghìn đồng
  23. • Từ nhận xét này ta có thể dễ dàng xác định được tổng số dư đảm phí và lợi nhuận thuần. • Giả sử doanh nghiệp tiêu thụ được 800 sản phẩm, ta thấy số dư đảm phí đơn vị là 16 nhân với khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 800, ta được tổng số dư đảm phí, sau đó trừ đi định phí để xác định lợi nhuận thuần: 16000*800 – 960 = 3200 • Hoặc: Lấy doanh thu (800*40) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí [(40*800)*40% - 960] = 3200 • Tỷ lệ số dư đảm phí là công cụ quan trọng giúp nhà quản trị dự đoán lợi nhuận khi có biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ. • Doanh nghiệp HP có tỷ lệ số dư đảm phí 40% có nghĩa là cứ 100 đ doanh thu thì có 40 đ là lợi nhuận và định phí. Nếu qua điểm hòa vốn (tức doanh thu đã bù đắp hết định phí) khi đó nếu doanh thu tăng thêm cứ 100 đ thì có 40 đ lợi nhuận. • Ở mức tiêu thụ 800 sản phẩm, lợi nhuận là 3200, nếu mức tiêu thụ dự kiến tăng lên 100 sản phẩm thì lợi nhuận dự kiến tăng thêm là: (100sp *40)*40% = 1600
  24. • Một điểm cần quan tâm trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là: khi khối lượng sản phẩm bán càng tăng chi phí bình quân tính cho một sản phẩm càng giảm (37,7; 36; 34,7), do đó đã làm cho lợi nhuận một sản phẩm càng tăng (2,3; 4; 5,3). • Nguyên nhân ở đây là định phí tính cho một đơn vị sản phẩm giảm khi khối lượng tiêu thụ tăng. Điều này sẽ là sai lầm đối với nhà quản trị doanh nghiệp khi sử dụng chi phí bình quân đơn vị để xây dựng kế hoạch lợi nhuận khi có biến động khối lượng tiêu thụ.
  25. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo kế toán tài chính và số dư đảm phí • Hình thức lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí là theo nguyên tắc chi phí được chia thành biến phí hoặc định phí, khác với hình thức báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo kế toán tài chính. • Theo kế toán tài chính, chi phí được phân theo các chức năng hoạt động, chi phí sản xuất gồm nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung. Chi phí ngoài sản xuất gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. • Báo cáo so sánh kết quả hoạt động kinh doanh theo hai hình thức căn cứ trên 800 sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp HP được trình bày như sau:
  26. Hình thức theo kế toán tài chính (Chi phí Hình thức theo số dư đảm phí (Chi phí theo chức năng hoạt động) theo cách ứng xử) Doanh thu (800*40) 32000 Doanh thu (800*40) 32000 - Giá vốn hàng bán (800*19,6) 15680 - Các biến phí Lợi nhuận gộp 16320 Chi phí mua hàng (800*19,6) 15680 - Chi phí ngoài sản xuất Chi phí đóng gói (800*0,4) 320 Chi phí đóng gói (800*0,4) 320 Thuê cửa hàng 3200 Chi phí thuê cửa hàng 3200 Cộng 19200 Lương điện nước 9600 Số dư đảm phí 12800 Cộng 13120 - Định phí 9600 Lợi nhuận thuần 3200 Lợi nhuận thuần 3200
  27. • Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi, và vị trí của chi phí thuê cửa hàng và chi phí đóng gói. • Điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của kế toán tài chính không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí – doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức của báo cáo kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít cách ứng xử của chi phí. • Ngược lại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí mục tiêu sử dụng cho nhà quản trị, do đó ta có thể phân tích sâu thêm được về phân tích điểm hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí – doanh thu – lợi nhuận.
  28. Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ • Bất kỳ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định mức doanh thu tối thiểu, hoặc mức doanh thu nhất định để bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó. • Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để vừa đủ bù đắp hết chi phí bỏ ra, đạt hòa vốn và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  29. Khái niệm điểm hòa vốn • Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu tiêu thụ vừa đủ bù đắp chi phí hoạt động, trong điều kiện giá bán dự kiến hoặc giá bán được thị trường chấp nhận. Hay nói cách khác, tại điểm hòa vốn tổng số dư đảm phí sẽ bằng tổng định phí hoạt động. • Mối quan hệ chi phí – doanh thu – lợi nhuận, cùng với ký hiệu các chỉ tiêu có thể biểu hiện qua sơ đồ sau: Doanh thu: (PX = a + bX + LN) Biến phí: bX Số dư đảm phí: CX Biến phí: bX Định phí: a Lợi nhuận (LN) Tổng chi phí (bX + a) Lợi nhuận (LN) Điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu bằng tổng chi phí, tức là lợi nhuận bằng không (LN=0) Do đó: pX = a + bX Mà biến phí bằng doanh thu – số dư đảm phí •CX = a
  30. Phương pháp xác định điểm hòa vốn Sản lượng hòa vốn: - Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: yd = pX - Phương trình biểu diễn chi phí có dạng: yc= a + bX Tại điểm hòa vốn ta có: yd = yc => pX = a + bX Giải phương trình để tính X. Sử dụng tài liệu của doanh nghiệp HP đã nghiên cứu trên, sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp sẽ là:
  31. Doanh thu hòa vốn: Doanh thu hòa vốn là số tiền do tiêu thụ sản phẩm đạt được ở điểm hòa vốn. Doanh thu hòa vốn có thể xác định được bằng cách lấy sản lượng hòa vốn nhân với đơn giá bán. Ví dụ ở doanh nghiệp HP là: Doanh thu hòa vốn = pX = 600 * 40 = 24000 nghìn đồng
  32. Đồ thị hòa vốn: yd = pX Y Lãi Phạm vi phù hợp yc = a + bX Điểm hòa vốn 4000 Lỗ Định phí 3000 0
  33. Các chỉ tiêu dự toán lợi nhuận • Điểm hòa vốn cho ta thấy ở mức doanh thu nào sẽ tạo ra lợi nhuận và ở mức nào, không tạo ra lợi nhuận và chịu lỗ. Căn cứ các chỉ tiêu xác định điểm hòa vốn, kết hợp với lợi nhuận mà doanh nghiệp dự kiến hoặc mong muốn đạt được, ta có thể xác định được lượng sản phẩm và doanh thu cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn như sau: • Ví dụ: Donh nghiệp HP, có định phí 9.600 nghìn đồng/ tháng. Giá bán đơn vị 40, chí phí biến đổi/ sản phẩm 24. Giả sử doanh nghiệp HP dự kiến lợi nhuận trong tháng tới là 5.600, thì sản lượng và doanh thu tiêu thụ cần thiết phải là bao nhiêu?
  34. Ứng dụng chỉ tiêu trên ta có: Vậy doanh nghiệp HP muốn có lợi nhuận 5600 nghìn đồng mỗi tháng thì sản lượng tiêu thụ cần thiết phải đạt 950 tương ứng mức doanh thu 3800 nghìn đồng.
  35. Nhiều khi doanh nghiệp muốn dự kiến, tỷ suất lợi nhuận tiêu thụ, thì doanh thu cần thiết để đạt tỷ suất lợi nhuận tiêu thụ (ROS) sẽ là bao nhiêu? Ví dụ: Doanh nghiệp HP dự kiến tỷ suất lợi nhuận tiêu thụ ROS = 15%, thì doanh thu cần thiết là bao nhiêu để đạt được ROS mong muốn?
  36. Bài tập: Công ty sản xuất kinh doanh 1 loại sản phẩm X. Trong điều kiện bình thường, đơn giá bán là 1.500đ/sản phẩm; biến phí 1 sản phẩm bán là 600đ; tổng định phí hoạt động 18.000.000đ/năm. Yêu cầu: 1. Xác định sản lượng và doanh thu bán hàng tại điểm hòa vốn. 2. Xác định lợi nhuận thuần sẽ tăng thêm bao nhiêu? Nếu doanh nghiệp muốn doanh thu tăng thêm 4.500.000đ trong năm tới. (Điều kiện các nhân tố khác không đổi) 3. Giả sử do suy thoái kinh tế nói chung nên công ty chỉ có thể tiêu thụ được 19.000sp/năm. Có một công ty thương mại muốn mua một lúc 4.000 sản phẩm theo giá đặc biệt (thấp hơn giá bán hiện tại 10%). Đơn giá bán phải tính cho lô hàng này là bao nhiêu? Nếu công ty muốn có lợi nhuận chung là 1.500.000đ. Cho biết hợp đồng này có được thực hiện không?
  37. Phân tích biến động của tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận • Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được trong kỳ kinh doanh phụ thuộc vào các nhân tố như: Khối lượng tiêu thụ, giá bán và chi phí kinh doanh. Lợi nhuận giữa các kỳ thực hiện so với mục tiêu dự kiến kế hoạch thường có chênh lệch, quá trình phân tích chênh lệch này, gọi là phân tích các biến động. • Phương pháp phân tích ở đây tập trung vào phân tích số dư đảm phí, nhằm xác định các nhân tố giá và lượng tiêu thụ, tác động ảnh hưởng như thế nào đến số dư đảm phí, cũng chính là ảnh hưởng đến lợi nhuận. • Qua phân tích biến động sẽ cho ta nhận thức rõ nguồn gốc các nguyên nhân gây ra biến động và ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận. Đây là những thông tin cần thiết cho quá trình lập kế hoạch và kiểm tra của nhà quản trị doanh nghiệp.
  38. • Để nghiên cứu phân tích các biến động tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta trở lại ví dụ doanh nghiệp HP đã dự kiến lượng tiêu thụ trong tháng là 900 sản phẩm với đơn giá 40 nghìn đồng, biến phí đơn vị 24 nghìn đồng. Thực tế trong tháng đã bán được 950 sản phẩm với đơn giá 38 nghìn đồng. Kết quả biến động giữa thực hiện so với kế hoạch dự kiến được trình bày trên bảng phân tích sau: Chỉ tiêu KH Lượng TH Biến động TH với Tổng số Lượng Giá giá KH 1 2=3x950 3 4=3-1 5=2-1 6=3-2 Lượng tiêu thụ 900 950 950 50 50 - Doanh thu 36000 38000 36100 100 2000 -1900 - Biến phí 21600 22800 22800 1200 1200 - Số dư đảm phí 14400 15200 13300 -1100 800 -1900 - Định phí 9600 9600 9600 - - - Lợi nhuận 4800 5600 3700 -1100 800 -1900
  39. • Qua bảng phân tích cho ta thấy, trong điều kiện định phí không đổi thì biến động về lợi nhuận cũng chính là biến động về số dư đảm phí. • Nhìn chung lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch giảm 1100 nghìn đồng, việc giảm này là do hai nguyên nhân: - Do mức giá đơn vị giảm 2 nghìn đồng (38-40) so với kế hoạch thực tế trong tháng doanh nghiệp tiêu thụ 950 sản phẩm do đó nhân tố giá bán đã làm cho lợi nhuận giảm là (950*2) = 1900 nghìn đồng. - Do lượng sản phẩm tiêu thụ tăng so với kế hoạch tăng 50 sản phẩm, trong điều kiện giá bán như kế hoạch đã làm cho lợi nhuận tăng thêm 800 nghìn đồng.
  40. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm Tổng LN = Tổng DT – (Tổng giá vốn hàng bán + Tổng chi phí ngoài sản xuất) Kỳ phân tích: Kỳ kế hoạch: Đối tượng phân tích là kết quả so sánh chỉ tiêu lợi nhuận giữa kỳ phân tích với kỳ kế hoạch: Phương pháp phân tích: Sau khi đã xác định đối tượng phân tích, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tính giá trị ảnh hưởng của từng nhân tố, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá và kiến nghị.
  41. Ví dụ phân tích: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ 2 sản phẩm tại một doanh nghiệp như sau: Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B KH TH KH TH 1 Khối lượng tiêu thụ (cái) 10000 15000 10000 9000 2 Đơn giá bán (đ) 250000 250000 500000 510000 3 Giá vốn hàng bán 1sp (đ) 150000 145000 335000 345000 4 Chi phí ngoài sản xuất 1sp 10000 12000 15000 16000 5 Lợi nhuận 1sp 90000 93000 150000 149000 Yêu cầu: 1. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ giữa thực tế so với kế hoạch. 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng sản phẩm tiêu thụ.
  42. Bảng phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (ĐVT: tr.đ) KH Khối lượng TH Chênh Giá KH Giá TH lệch 1. Doanh thu 7500 8250 8340 +90 2. Giá vốn hàng bán 4850 5265 5280 +15 3. Chi phí ngoài sản xuất 250 285 324 +39 4. Lợi nhuận 2400 2700 2736 +36 Đối tượng phân tích: Nhìn chung lợi nhuận tiêu thụ ở doanh nghiệp cả 2 sản phẩm thực hiện so với kế hoạch đặt ra tăng thêm 336 triệu đồng. Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này ta đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng.
  43. - Nhân tố khối lượng tiêu thụ: Điều kiện chỉ có khối lượng tiêu thụ thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch còn các nhân tố khác không đổi, khối lượng tiêu thụ biến động cùng chiều với lợi nhuận. Ta ký hiệu t là tỷ lệ thay đổi của khối lượng. - Mức ảnh hưởng đến lợi nhuận: Nhìn chung khối lượng sản phẩm tăng 10% làm cho lợi nhuận tăng thêm 240 triệu đồng. Nguyên nhân là do khối lượng tiêu thụ sản phẩm A tăng 50%, còn khối lượng tiêu thụ sản phẩm B giảm 10%, doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu tại sao khối lượng sản phẩm B giảm từ đó tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. - Nhân tố giá bán: Điều kiện chỉ có giá bán thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch còn các nhân tố khác không đổi, nhân tố giá bán tác động cùng chiều với lợi nhuận. Mức ảnh hưởng của giá bán:
  44. Nguyên nhân là do giá bán của sản phẩm B tăng so với kế hoạch 90 = (0,51-0,5)x9000sp, còn giá bán của sản phẩm A không thay đổi. Giá bán tăng hoặc giảm vốn xem xét là do nguyên nhân chủ quan từ đó tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khai thác các nguồn tiềm năng sẵn có. - Nhân tố giá vốn: Điều kiện chỉ có giá vốn thay đổi còn các nhân tố khác không đổi, giá vốn hàng bán tác động ngược chiều với lợi nhuận. Mức ảnh hưởng của giá vốn: Nhìn chung giá vốn hàng bán thực hiện so với kế hoạch tăng đã làm cho lợi nhuận giảm 15 triệu đồng. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán của sản phẩm B tăng 10 nghìn đồng, còn giá vốn hàng bán của sản phẩm A giảm, doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu và phân tích các khoản mục giá thành của sản phẩm B, từ đó tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. - Nhân tố chi phí ngoài sản xuất: Điều kiện chỉ có chi phí ngoài sản xuất thay đổi còn các nhân tố khác không đổi, chi phí ngoài sản xuất tác động ngược chiều với lợi nhuận.
  45. Mức ảnh hưởng của chi phí ngoài sản xuất: Do chi phí ngoài sản xuất đều tăng so với kế hoạch đã làm cho lợi nhuận giảm 39 triệu đồng. Doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu chi phí ngoài sản xuất tăng là do chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, kết hợp với khối lượng tiêu thụ và tình hình thực tế để tìm nguyên nhân. - Nhân tố kết cấu hàng bán: Điều kiện chỉ có kết cấu hàng bán thay đổi các nhân tố khác không đổi. Nhân tố kết cấu được xác định bằng 2 cách tính, cách tính số dư và cách tính hạch toán. + Cách tính số dư: lấy đối tượng phân tích trừ đi tổng cộng đại số của tất cả mức ảnh hưởng đã tiinhs được ở trên, ta được phần dư thừa đó là mức ảnh hưởng của nhân tố kết cấu. Tuy nhiên, cách tính này đúng chỉ khi các nhân tố trên tính đúng. Mức ảnh hưởng theo số dư:
  46. + Cách tính hạch toán: Nhằm tính mức ảnh hưởng đến lợi nhuận do kết cấu sản phẩm thay đổi. Nhìn chung do kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi đã làm lợi nhuận tăng thêm 60 triệu đồng. Nguyên nhân là do khối lượng tiêu thụ của sản phẩm A tăng 50% mà sản phẩm A lại có tỷ suất lợi nhuận tiêu thụ cao là 6% và giảm khối lượng tiêu thụ của sản phẩm B 10% mà sản phẩm B lại có tỷ suất lợi nhuận tiêu thụ thấp hơn A. Doanh nghiệp cần nhận thức và định hướng tiêu thụ theo kết cấu sản phẩm nào có lợi nhất. Tổng cộng nhân tố Tác động đến lợi nhuận - Khối lượng + 240 - Giá bán + 90 - Giá vốn hàng bán - 15 - Chi phí ngoài sản xuất - 39 - Kết cấu sản phẩm + 60 Cộng + 336
  47. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng sản phẩm tiêu thụ. • Nội dung trong câu 1 đã nghiên cứu phân tích và đánh giá theo các nhân tố tác động đến lợi nhuận, để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng sản phẩm tiêu thụ qua đó cho ta thấy rõ các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến từng sản phẩm tiêu thụ. • Quá trình tính toán được lập trong bảng sau: Sản Khối Kết cấu Giá vốn Giá bán Chi phí Cộng phẩm lượng ngoài SX A +390000 +360000 +75000 0 -30000 +495000 B -150000 -300000 -90000 +90000 -9000 -159000 Cộng +240000 +60000 -15000 +90000 -39000 +336000