Bài giảng Phân tích hiệu quả kinh doanh - Th.S Lê Xuân Thủy (Phần 2)

pdf 48 trang phuongnguyen 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích hiệu quả kinh doanh - Th.S Lê Xuân Thủy (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_hieu_qua_kinh_doanh_th_s_le_xuan_thuy_ph.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phân tích hiệu quả kinh doanh - Th.S Lê Xuân Thủy (Phần 2)

  1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN VÀ ĐIỂM HÒA VỐN MỤC TIÊU CHƯƠNG IV - Hiểu và phân tích được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Ứng dụng được việc phân tích lợi nhuận và điểm hòa vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 4.1. TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN VÀ ĐIỂM HÒA VỐN 4.1.1. Các khái niệm về lợi nhuận 4.1.1.1. Lợi nhuận gộp (lãi gộp): Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán Lưu ý: khi phân loại chi phí theo hành vi chi phí, khái niệm hiệu số gộp được thay cho lãi gộp (Hiệu số gộp = Doanh thu - CP khả biến) 4.1.1.2. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và quản lý Tách yếu tố lãi vay nhằm đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động kinh doanh 4.1.1.3. Lợi nhuận trước thuế (EBT) Cơ sở tính thuế là lợi nhuận trước thuế hay thu nhập chịu thuế, sau khi trừ mọi chi phí phù hợp trong kỳ kể cả chi phí lãi vay và khấu hao. LN trước thuế = EBIT – CP lãi vay 4.1.1.4. Lợi nhuận sau thuế (EAT) còn gọi là LN ròng LN trước thuế = EBIT – CP lãi vay 4.1.1.5. Lợi nhuận giữ lại LN giữ lại = LN ròng – Cổ tức 4.1.1.6. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) 41
  2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH EBITDA = LN gộp – Chi phí bán hàng và quản lý (không bao gồm CP khấu hao) 4.1.2. Khái niệm và thước đo tiêu chuẩn điểm hòa vốn 4.1.2.1. Khái niệm điểm hòa vốn (Break even point-BEP) Điểm hòa vốn là mức sản lượng hay doanh thu mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí (EBIT = 0). 4.1.2.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn * Thời gian hòa vốn: là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh (thường là 1 năm: 360 ngày) Doanh thu hòa vốn Thời gian hòa v ốn = Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu năm /360 * Công suất hòa vốn (hay tỷ suất hòa vốn): là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ trong kỳ. * Doanh thu an toàn: là phần doanh thu vượt qua điểm hòa vốn, đây là phần doanh thu bắt đầu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu an toàn càng lớn thì rủi ro sẽ càng thấp. Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn 4.2. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 4.2.1. Lợi nhuận với quy mô và chi phí 4.2.1.1. Yếu tố khối lượng sản phẩm Giả định: giá bán không đổi, CP bất biến và CP khả biến đơn vị không đổi. Khối lượng tiêu thụ tăng sẽ làm tăng lợi nhuận tương ứng. Khoản mục 1 sản phẩm 10.000 sp 42
  3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Doanh thu 15 150.000 Chi phí khả biến 9 90.000 Hiệu số gộp 6 60.000 Chi phí bất biến 45.000 EBIT 15.000 Nếu khối lượng tiêu thụ tăng 10% thì lợi nhuận tăng bao nhiêu? Khi khối lượng tiêu thụ tăng 10%, tức tăng thêm 1.000 sản phẩm. Các chỉ tiêu thay đổi: Khoản mục 1 sản phẩm 10.000 sp 11.000 sp Doanh thu 15 150.000 165.000 Chi phí khả biến 9 90.000 99.000 Hiệu số gộp 6 60.000 66.000 Chi phí bất biến 45.000 45.000 EBIT 15.000 21.000 4.2.1.2. Yếu tố chi phí bất biến Giả định: Công ty tăng doanh thu bằng hình thức tăng quảng cáo. Các yếu tố khác không đổi. CP quảng cáo thêm 3.000 triệu đồng sẽ kỳ vọng tăng doanh thu thêm 30%. Xem xét lựa chọn quyết định. Khoản mục Cũ Mới Doanh thu 150.000 195.000 Chi phí khả biến 90.000 117.000 Hiệu số gộp 60.000 78.000 Chi phí bất biến 45.000 48.000 EBIT 15.000 30.000 43
  4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kết quả đạt được, lợi nhuận tăng 30.000 triệu đồng khi tiến hành tăng cường quảng cáo. 4.2.1.3. Yếu tố chi phí khả biến Giả định: Công ty tăng lợi nhuận bằng cách dự định giảm CP bán hàng khả biến (bao bì, đóng gói, lương) 2.000 triệu đồng. Với dự định này khối lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến sẽ giảm còn 9.500 sản phẩm. Các yếu tố khác không đổi. Xem xét lựa chọn quyết định. Khoản mục 10.000 sp 9.500 sp Doanh thu 150.000 142.500 Chi phí khả biến 90.000 79.800 Hiệu số gộp 60.000 62.700 Chi phí bất biến 45.000 45.000 EBIT 15.000 17.700 Kết quả đạt được, lợi nhuận tăng 17.700 triệu đồng khi giảm chi phí khả biến 2.000 triệu đồng. 4.2.1.4. Yếu tố giá bán Giả định: Công ty tăng lợi nhuận bằng cách dự định tăng giá bán lên 15,6 triệu đồng. Với quyết định này khối lượng tiêu thụ dự kiến chỉ còn 9.000 sản phẩm. Xem xét lựa chọn quyết định. Khoản mục 10.000 sp 9.000 sp Doanh thu 150.000 140.400 Chi phí khả biến 90.000 81.000 Hiệu số gộp 60.000 59.400 Chi phí bất biến 45.000 45.000 EBIT 15.000 14.400 44
  5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kết quả đạt được, lợi nhuận giảm 600 triệu đồng so với phương án cũ. Lựa chọn này không phù hợp. 4.2.1.5. Yếu tố tổng hợp Giả định: Công ty tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán tương ứng 1,2 triệu đồng một sản phẩm và tăng cường quảng cáo thêm 8.000 triệu đồng. Với biện pháp này, dự kiến khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 50%. Xem xét lựa chọn quyết định Khoản mục 10.000 sp 15.000 sp Doanh thu 150.000 207.000 Chi phí khả biến 90.000 135.000 Hiệu số gộp 60.000 72.000 Chi phí bất biến 45.000 53.000 EBIT 15.000 19.000 Kết quả đạt được, lợi nhuận tăng 4.000 triệu đồng so với phương án cũ. 4.2.2. Dự báo lợi nhuận gộp và xác định khối lượng tiêu thụ cần thiết Khối lượng tiêu thụ cần Lãi gộp mong muốn thiết = Lãi gộp đơn vị Doanh thu tiêu thụ cần Lãi gộp mong muốn thiết = Tỷ lệ lãi gộp Lãi gộp đơn vị = Giá bán – Giá vốn đơn vị Tỷ lệ Lãi gộp lãi gộp = Giá bán Ví dụ: Tại công ty A có tình hình như sau: Đơn giá bán 1 triệu đồng, đơn giá vốn 0,7 triệu đồng. 45
  6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Nếu lãi gộp mong muốn là 600 triệu đồng thì cần phải bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm và phải đạt doanh thu bao nhiêu? Lãi gộp đơn vị = 1 – 0,7 = 0,3 triệu đồng Tỷ lệ lãi gộp = 0,3/1 = 30% Khối lượng tiêu thụ cần thiết = 600/0,3 = 2.000 sản phẩm Doanh thu tiêu thụ cần thiết = 600/30% = 2.000 triệu đồng 4.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN 4.3.1. Phương pháp đại số Khối lượng Chi phí bất biến hòa vốn = Giá bán – Chi phí khả biến đơn vị Doanh thu hòa vốn = Khối lượng hòa vốn x Giá bán 4.3.2. Phương pháp hiệu số gộp Tại điểm hòa vốn, ta có: Hiệu số gộp = Chi phí bất biến Suy ra: Khối lượng Chi phí bất biến hòa vốn = Hiệu số gộp đơn vị Doanh thu Chi phí bất biến hòa vốn = Tỷ lệ hiệu số gộp 4.3.3. Phương pháp đồ thị Ta có phương trình doanh thu: R = px Và phương trình tổng chi phí: C = a + bx Trong đó: R: doanh thu p: giá bán x: khối lượng sản phẩm tiêu thụ 46
  7. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH C: tổng chi phí b: chi phí khả biến đơn vị a: chi phí bất biến Đặt g = p – b a Suy ra: R = p x g Ví dụ: Tại công ty A có dữ liệu như sau: Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Khấu hao tài sản cố định 4.000 Lương quản lý (theo thời gian) 3.000 Lương bán hàng (theo sản phẩm) 4.000 Tiền thuê nhà, quảng cáo và các chi phí cố định khác 8.000 Giá vốn hàng bán 20.000 Chi phí bán hàng (CP vận chuyển) 6.000 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ (sản phẩm) 10.000 Giá bán 5 Yêu cầu: Lập báo cáo thu nhập (theo góc độ quản trị). Xác định điểm hòa vốn, thời gian hòa vốn, công suất hòa vốn, doanh thu an toàn và vẽ đồ thị điểm hòa vốn. Báo cáo thu nhập theo góc độ quản trị Khoản mục Đơn vị Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ Doanh thu 5 50.000 100% Chi phí khả biến 3 30.000 60% Hiệu số gộp 2 20.000 40% Chi phí bất biến 15.000 47
  8. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH EBIT 5.000 * Điểm hòa vốn - Khối lượng hòa vốn = 7.500 đơn vị - Doanh thu hòa vốn = 37.500 triệu đồng - Doanh thu bình quân 1 ngày = 139 triệu đồng Đồ thị biểu diễn doanh thu, chi phí và điểm hòa vốn 45000 42500 40000 37500 35000 32500 30000 27500 25000 Doanh thu 22500 Chi phí khả biến 20000 Chi phí bất biến 17500 Tổng chi phí 15000 12500 10000 7500 5000 2500 0 0 750 1500 2250 3000 3750 4500 5250 6000 6750 7500 8250 9000 9750 4.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỢI NHUẬN 4.4.1. Xác định khối lượng mục tiêu Xác định khối lượng mục tiêu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn nhằm giúp chủ động trong điều hành các sách lược bán hàng, quản lý khối lượng sản xuất và tiêu thụ, hoạch định kế hoạch trong ngắn hạn. Khối lượng Chi phí bất biến + Lợi nhuận mong muốn mục tiêu = Hiệu số gộp đơn vị 48
  9. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 4.4.2. Ứng xử của lợi nhuận sau điểm hòa vốn Tại điểm hòa vốn, doanh thu bằng tổng chi phí, nghĩa là chi phí bất biến đã được bù đắp hết tại điểm hòa vốn. Vì vậy, hiệu số gộp của số sản phẩm vượt qua khỏi điểm hòa vốn chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Khoản mục Đơn vị Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ Doanh thu 5 50.000 100% Chi phí khả biến 3 30.000 60% Hiệu số gộp 2 20.000 40% Chi phí bất biến 15.000 EBIT 5.000 Hiệu số gộp = Khối lượng vượt điểm hòa vốn x hiệu số gộp đơn vị = 2.500 x 2 = 5.000 triệu đồng Khi tiêu thụ 8.500 sản phẩm Hiệu số gộp = 1.000 x 2 = 2.000 triệu đồng Khoản mục Đơn vị Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ Doanh thu 5 42.500 100% Chi phí khả biến 3 25.500 60% Hiệu số gộp 2 17.000 40% Chi phí bất biến 15.000 EBIT 2.000 Đồ thị lợi nhuận 49
  10. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Lợi nhuận 15000 12500 10000 7500 5000 2500 0 Lợi nhuận -2500 -5000 -7500 -10000 -12500 -15000 0 750 1500 2250 3000 3750 4500 5250 6000 6750 7500 8250 9000 9750 50
  11. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG V PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN MỤC TIÊU CHƯƠNG V - Hiểu và phân tích được khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. - Hiểu được từng phương pháp cụ thể khi phân tích. - Giải thích được ý nghĩa, nhận xét và đánh giá được khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. 5.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN Trước hết, cần xem xét sự thay đổi của bảng cân đối kế toán, nghĩa là tìm hiểu sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Phương trình cân bằng: Tổng Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu 51
  12. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, tức nguồn vốn cũng tăng một khoản tương ứng, sự gia tăng này có thể là một khoản nợ tăng lên hoặc tăng do vốn chủ sở hữu gia tăng. Để khái quát vấn đề này, phương pháp liên hệ cân đối lần lượt phân tích những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tình hình thay đổi trên cả hai mặt: tài sản và nguồn vốn. 5.1.1. Quan hệ cân đối 1: B Nguồn vốn = (I+II+IV+(2,3)V+VI) A Tài Sản + (I+II+III) B Tài Sản Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải Nguồn vốn không sử dụng hết để các đơn vị khác chiếm dụng Trường hợp 2: Vế trái Vế phải Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay chưa sử dụng hết vào quá trình SXKD để các đơn vị khác chiếm dụng (Số vốn bị chiếm dụng lớn hơn đi chiếm dụng) Trường hợp 2: Vế trái < Vế phải Nguồn vốn chủ sở hữu và đi vay không đủ trang trải cho hoạt động SXKD nên phải đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác (Số vốn chiếm dụng lớn hơn đi chiếm dụng) 5.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHIỀU NGANG Phân tích báo cáo theo chiều ngang là việc xem xét, đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá sơ bộ ban đầu về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích sẽ làm rõ tình hình, đặc điểm của biến động các khoản mục về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Tuy nhiên ,để việc phân tích chuyên sâu hơn cần phải tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân làm ảnh hưởng, từ đó làm cơ sở để giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định quản trị thích hợp. 52
  13. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Phân tích theo chiều ngang là sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. 5.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHIỀU DỌC Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Phân tích theo chiều dọc giúp đưa về một điều kiện so sánh, dễ thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm, để từ đó có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ minh họa: Xét tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại công ty TNHH SX Bình Tiên ĐVT: triệu đồng Năm Tỷ Trọng Chênh Lệch 2011 2012 2011 2012 Giá trị % TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 232.821 454.269 60,8 75,5 221.448 95,1 I.Tiền và các tài khoản tương 91.914 47.766 24,0 7,9 (44.148) (48,0) đương tiền II.Các khoản phải thu ngắn hạn. 93.471 230.455 11,3 38,3 136,948 146,6 III.Hàng tồn kho 43.395 170.613 11,3 28,3 127.281 293,2 IV.Tài sản ngắn hạn khác 4.041 5.435 1,1 0,9 1,394 34,5 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 149.840 147.773 39,2 24,5 2,067 1,4 1.Tài sản cố định hữu hình 149.189 141.504 39,0 23,5 7.685 5,2 2.Tài sản cố định vô hình 217 1.481 0,1 0,2 1.264 582,5 3.Chi phí xây dựng dở dang 424 4.788 0,1 0,8 4.354 1.003,2 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 382.661 602.042 100 100 219.381 57,3 NGUỒN VỐN 2011 2012 2011 2012 Giá trị % A.NỢ PHẢI TRẢ I.Nợ ngắn hạn 157.447 304.915 41,2 50,6 147.438 93,6 II.Nợ dài hạn 134.847 127.407 35,2 21,2 7.440 5,5 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 90.337 169.720 23,6 28,2 79.383 87,9 I.Vốn kinh doanh 86.822 162.880 22,7 27,1 76.058 87,6 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.515 6.840 0,9 1,1 3.325 94,6 TỔNG CỘNG 382.661 602.042 100 100 219.381 57 NGUỒN VÔN Nhận xét: 1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản. 53
  14. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Tổng tài sản của Công ty trong năm 2012 đã tăng lên 602.042 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 219.381 triệu đồng, tức là đã tăng lên 57,3%. Trong những năm qua, Công ty đã tập trung đầu tư nhiều hơn cho công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm giày, dép các loại. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi của năm 2012, chúng ta cần xem xét sự biến động của các khoản mục tài sản. + Tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty có giá trị là 454.269 triệu đồng và 2011 là 232.821 triệu đồng, Vậy tài sản ngắn hạn của Công ty đã tăng lên so với 2011 là 221.448 triệu đồng, tức tăng 95,1%. Điều này do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau. -Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 là 230.455 triệu đồng, tăng so với 2011 là 136.984 triệu đồng, nguyên nhân tăng là do 2012 khách hàng nợ nhiều quá thời hạn trả nhưng chưa thanh toán. Công ty cần phải có giải pháp thu hồi các khoản thu ngắn hạn để ổn định vốn đảm bảo cho hoạt động SXKD. -Hàng tồn kho trong năm đã tăng so với 2011 là 127.218 triệu đồng (tương đương 239,2%) và 2012 đạt 170.613 triệu đồng nguyên nhân của việc tăng đột biến này là trong năm 2012, công ty tập trung nhập nguyên vật liệu về nhiều để chuẩn bị sản xuất các đơn đặt hàng cho năm sắp tới, bên cạnh đó một phần là do nguyên liêu nhập về cho sản xuất bị dư thừa và trong năm 2012 một số đơn hàng bị hủy do xuất hàng chậm và mẫu mã không đúng. Công ty phải tăng cường kiểm tra quản lý chất lượng tốt hơn và có chính sách khuyến khích người lao động để tăng năng suất lao động đảm bảo thời gian giao hàng và hàng hóa chất lượng như vậy mới có thể tăng doanh thu và giữ vững được uy tín cho doanh nghiệp. -Tài sản ngắn hạn khác 2011 chỉ là 4.041 triệu đồng nhưng đến 2012 đã tăng lên mức 5.435 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 34,5%. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng các loại trên thì vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty 2012 đã giảm so với 2011 là 44.148 triệu đồng nguyên nhân làm giảm vốn bằng tiền là do Công ty tiến hành mở rộng thêm nhiều chi nhánh khác. Qua phân tích tài sản ngắn hạn cho thấy rằng cũng với quy mô SXKD tăng lên đã kéo theo việc gia tăng của tài sản lưu động mà chủ yếu là hàng tồn kho, tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác. + Tài sản dài hạn. Sang năm 2012 tài sản dài hạn của Công ty đã đạt 147.773 triệu đồng giảm xuống so với 2011 là 2.067 (tương đương 1,4%). Nguyên nhân sự sụt giảm này là do trong năm 2012, công ty không có nhu cầu đầu tư thêm máy móc thiết bị cho sản xuất. Cụ thể là tài sản cố định vô hình và chi phí xây dựng dở dang 2012 tăng lần lượt là 1.481 và 4.788 triệu đồng. Trong khi đó TSCĐ hữu hình năm 2012 lại bị giảm xuống còn 141,504 triệu đồng. 5,2% so với 2011. Như vậy trong năm 2012 tổng tài sản của Công ty đã tăng lên so với 2011 nhưng sự thay đổi này chủ yếu do doanh nghiệp có lượng hàng hóa tồn kho khá nhiều trong đó lượng tiền mặt lại giảm sút, công ty cần chú trọng điều chỉnh các khoản mục này nhằm quản lý việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả hơn. Và đặc biệt là khả năng thanh toán nợ khách hàng của Công ty đang bị giảm sút mạnh nên cần chú trọng quản lý tốt công tác thu hồi công nợ. 54
  15. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Xét về quy mô, tài sản của công ty năm 2012 chuyển dịch sang chiều hướng tăng tài sản ngắn hạn nhiều hơn. Đây có thể là dấu hiệu tốt trong ngắn hạn vì tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản nhanh, tức dễ chuyển đổi thành tiền. Tuy nhiên, với đặc thủ của công ty sản xuất, trong dài hạn cũng cần chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản dài hạn như dây chuyền máy móc hiện đại, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm chi phí ở mức độ cho phép, tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 2. Đánh giá khái quát tình hình biến động nguồn vốn. Tương tự như phần tài sản thì nguồn vốn năm 2012 cũng tăng 219.381 triệu đồng, tương đương 57% nâng giá trị của tổng nguồn vốn là 602.042 triệu đồng. Trong đó có các nguyên nhân: + Nợ phải trả. Năm 2012 là 432.332 triệu đồng tăng 139.988 triệu đồng so với 2011, tương ứng tỉ lệ tăng 47,9%. Qua bảng phân tích ta thấy sự tăng lên của nợ phải trả của Công ty là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn. Năm 2012 nợ ngắn hạn tăng 147.438 triệu đồng so với năm 2011, trong đó vay ngắn hạn tăng 40.363 triệu đồng phải trả người bán tăng 25.956 triệu đồng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 2.211 triệu đồng, phải trả người lao động tăng 30.830 triệu đồng. Sự tăng lên của nợ ngắn hạn chủ yếu do sự tăng lên của nợ phải trả nhà cung cấp, vay ngắn hạn và phải trả công nhân viên. Điều này là do Công ty cùng lúc đảm nhận nhiều hợp đồng lớn chính vì vậy mà công ty phải sử dụng chính sách nợ nhà cung cấp và vay ngắn hạn để trang trải. Cùng với sự tăng lên của nợ ngắn hạn là sự giảm xuống của nợ dài hạn trong năm 2011. Năm 2011, nợ dài hạn của công ty là 134.847 triệu đồng giảm 17.372 triệu đồng, đến năm 2012 thì nợ dài hạn của công ty 127.407 triệu đồng giảm 7.440 triệu đồng. Như vậy vay và nợ dài hạn của Công ty đang có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy Công ty đang trang trải tài sản của mình bằng việc sử dụng nợ ngắn hạn và nguồn vốn chủ sở hữu của mình. + Vốn chủ sở hữu. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm năm 2012 là 162.880 triệu đồng tăng 76.058 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 87,6% so với năm 2011. Nguyên nhân là do chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng 9.571 triệu đồng, lợi nhuận chưa phân phối tăng 43.791 triệu đồng, quỹ đầu tư tăng, quỹ dự phòng tăng lần lượt 18.702 triệu đồng và 3.995 triệu đồng so với năm 2011. Xét về tỷ trọng ta thấy, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn năm 2012 là 28,2% tăng 4,6% so với năm 2011. Việc chuyển dịch cơ cấu sang hướng gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu cho thấy công ty đang mong muốn tạo nên tính tự chủ hơn trong quản lý tài chính. 55
  16. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG VI PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MỤC TIÊU CHƯƠNG VI - Hiểu được nội dung phân tích khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Giải thích được ý nghĩa, nhận xét và đánh giá được tình hình thanh toán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 6.1. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 6.1.1. Phân tích các khoản phải thu Phân tích các khoản phải thu là quá trình so sánh tổng số các khoản nợ phải thu với tổng nguồn vốn của công ty, sau đó so sánh các khoản mục cuối kỳ và đầu kỳ, để từ đó đánh giá những ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Nhưng điều quan trọng khi phân tích là phải bám sát vào thực tiễn của doanh nghiệp thì mới đánh giá chính xác, chú ý đến những khoản thu chủ yếu để có biện pháp thu nợ triệt để đúng hạn nhằm tránh bị chiếm dụng và thất thoát vốn. 6.1.2. Phân tích các khoản phải trả Đây là quá trình so sánh tổng số các khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, sau đó so sánh các khoản mục cuối kỳ và đầu kỳ, để từ đó đánh giá những ảnh hưởng đến tình hình tài chính. 6.1.3. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời (Current ratio) Một thước đo tính cơ động được dùng phổ biến nhất, đó là tỷ lệ thanh toán hiện hành. Tỷ lệ này được thiết kế ra để đo lường mối liên hệ hoặc “sự cân đối” giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Theo kinh nghiệm, đa số cho rằng tỷ lệ này ít nhất nên là 2/1 đối với phần lớn các hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với những tỷ số thanh toán trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so với những năm trước để thấy sự tiến bộ hay giảm sút. 56
  17. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 6.1.4. Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) Về lý thuyết, tỷ số này được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho rồi chia cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy trong giá trị tài sản ngắn hạn còn bao gồm những tài sản khác mà tính thanh toán còn kém hơn cả hàng tồn kho, nên đôi lúc ở phần tử số người ta chỉ lấy khoản mục Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn+ Khoản phải thu. 6.1.5. Tỷ số thanh toán bằng tiền (Cash ratio) Đây là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại doanh nghiệp có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết ngay sự khủng hoảng về tài chính của doanh nghiệp, bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ sự biến động nhỏ nào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm công thức về khả năng thanh toán Chỉ tiêu Tử số Mẫu số Ý nghĩa Tỷ lệ giữa các Các khoản phải Tổng nguồn So sánh số liệu cuối năm với đầu khoản phải thu và thu vốn năm để thấy sự tiến bộ trong khả tổng vốn (%) năng thu nợ. Tỷ số nợ (%) Tổng nợ phải trả Tổng nguồn Thấy được tổng tài sản sở hữu vốn thực chất của doanh nghiệp Tỷ số thanh toán Tiền + Các Nợ ngắn hạn Khả năng dùng tiền để trang trải nhanh bằng tiền mặt khoản tương cho các hoạt động KD đương tiền Tỷ số thanh toán Tài sản ngắn Nợ ngắn hạn Khả năng trả nợ ngắn hạn mà hiện thời (ngắn hạn) hạn không phải vay thêm Tỷ số thanh toán Tài sản ngắn Nợ ngắn hạn Khả năng trả nợ ngắn hạn mà nhanh hạn – Hàng tồn không phải vay thêm và không kho phải bán hàng tồn kho 6.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 6.2.1. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) Tỷ lệ luân chuyển dự trữ (vòng quay hàng tồn kho) biểu thị quan hệ của các mức luân chuyển hàng năm hoặc số ngày mà các hàng hóa được lưu giữ lại dưới dạng dự trữ, 57
  18. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH đo lường tốc độ chuyển các khoản dự trữ thành lượng bán (và do đó sẽ trở thành các khoản phải thu). 6.2.2. Vòng quay khoản phải thu (Receivable turnover) Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân là tỷ lệ đo lường tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt, hay nói cách khác nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để doanh nghiệp có thể thu hồi được khoản phải thu. 6.2.3. Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current Assets Turnover) Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung. Vòng quay tài sản ngắn hạn là một sự đo lường mức độ sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả như thế nào để tạo ra doanh thu. Tài sản ngắn hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tài sản ngắn hạn càng cao. 6.2.4. Vòng quay tài sản dài hạn (Long-term Assets Turnover) Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, chủ yếu như tài sản cố định hữu hình (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ). Vòng quay tài sản dài hạn là một sự đo lường mức độ sử dụng tài sản dài hạn hiệu quả như thế nào để tạo ra doanh thu. Tài sản dài hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tài sản dài hạn càng cao. 6.2.5. Vòng quay tổng tài sản Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có sự phân biệt tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn. Nhóm công thức hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu Tử số Mẫu số Ý nghĩa Số vòng quay các Doanh thu Khoản phải thu Tốc độ thu nợ khoản phải thu thuần bình quân Thể hiện chính sách bán chịu Hiệu quả sử dụng TSLĐ Kỳ thu tiền 360 Số vòng quay Số ngày trung bình cho khách khoản phải thu hàng nợ (thu được nợ phải thu) Số vòng quay Giá vốn Hàng tồn kho Tốc độ luân chuyển hàng tồn hàng tồn kho hàng bán bình quân kho – Hiệu quả sử dụng vốn 58
  19. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LĐ Số ngày tồn kho 360 Số vòng quay Số ngày trung bình hàng hóa để bán hàng tồn kho năm trong kho chờ bán Số vòng quay tài Doanh thu Bình quân giá trị Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn sản ngắn hạn thuần tài sản ngắn hạn hạn Số vòng quay tài Doanh thu Bình quân tài sản Hiệu quả sử dụng tài sản dài sản dài hạn thuần dài hạn ròng hạn Vòng quay tổng Doanh thu Bình quân giá trị Hiệu quả sử dụng tài sản tài sản thuần tổng tài sản Ví dụ minh họa: Phân tích tình hình thanh toán và hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH SX Bình Tiên 1. Phân tích khả năng thanh toán. a/ Hệ số thanh toán hiện hành. ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tài sản ngắn hạn 147.126 232.821 454.269 Nợ ngắn hạn 104.826 157.477 304.915 HS thanh toán hiện hành (lần) 1,40 1,48 1,49 Dựa vào bảng số liệu bảng ta thấy: Năm 2011 hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,48 lần tăng 0,08 lần so với năm 2010. Trong năm 2011, cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,48 đồng tài sản ngắn hạn. Đến năm 2012 thì hệ số này tăng 0,01 lần lên 1,49 lần. Tức là mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,49 đồng tài sản ngắn hạn hay nói cách khác là tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 95,1% lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. So với các công ty cùng ngành thì hệ số thanh toán hiện hành của Chi nhánh Cty TNHH SX Bình Tiên là khá cao. b/ Hệ số thanh toán nhanh : Tình hình thanh toán tại Công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau : ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 59
  20. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TSNH – Hàng tồn kho 115.663 189.426 283.656 Nợ ngắn hạn 104.826 157.477 304.915 HS thanh toán nhanh (lần) 1,1 1,2 0,93 Ta có thể thấy hệ số thanh toán nhanh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010/2011 và có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2011/2012. Cụ thể như sau: năm 2010 cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn thì có 1,1 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo, đến năm 2011 cứ một đồng nợ ngắn hạn có 1,2 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo tức là đã tăng 0,1 đồng. Nguyên nhân năm 2010 tài sản có tính thanh khoản cao của Công ty tăng 63,8% lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn 50,2%. Như vậy hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong năm 2011 là cao điều này đảm bảo cho chi trả các khoản nợ đến hạn do đó hạn chế được những rủi ro về tài chính đối với doanh nghiệp. Sang năm 2012 có 0,93 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Như vậy so với năm 2011 thì hệ số thanh khoản nhanh đã giảm 0,27 lần. Dựa vào số liệu tính toán ở trên có thể thấy hệ số này giảm là do tài sản có tính thanh khoản cao giảm 49,7% trong khi tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lại tăng 93,6%. Tuy nhiên, so với số liệu bình quân ngành giày dép, hệ số thanh toán nhanh của công ty vẫn cao, số liệu bình quân ngành là 0,71 lần. Như vậy, năm 2012 về trung bình ngành giày dép thì chưa đảm bảo được khả năng thanh toán ngay cho nợ ngắn hạn đến hạn phải trả. Có thể thấy hệ số này giảm là do giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản khác của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản ngắn hạn. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp trong ngành cần có những biện pháp nhằm tăng tài sản có tính thanh khoản cao ở mức độ hợp lý để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. 2.Phân tích hiệu quả hoạt động. a/ Luân chuyển khoản phải thu. ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu thuần 994.631 845.734 1.171.515 Khoản phải thu đầu kỳ 61.038 84.998 93.471 Khoản phải thu cuối kỳ 84.998 93.471 230.455 Khoản phải thu bình quân 73.018 89.235 161.963 Số vòng quay khoản phải thu 13,62 9,48 7,23 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 26,43 37,98 49,77 60
  21. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Như đã phân tích ở trên hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm khoảng 67% tổng tài sản và là khoản mục trọng yếu, ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các khoản mục này nếu chưa được quản lý tốt để số ngày thu hồi nợ dài, hàng tồn kho bị ứ đọng sẽ làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm ngây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đối với Công ty TNHH SX Bình Tiên chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu hồi các khoản phải thu được thể hiện rõ ở bảng tính trên đây. Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền của công ty. Vòng quay các khoản phải thu giảm từ 13,62 vòng năm 2010 xuống 9,48 vòng năm 2011. Điều này chứng tỏ khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt đã chậm hơn. Sang đến năm 2012 thì vòng quay khoản phải thu giảm xuống còn 7,23 vòng, đồng thời số ngày một vòng quay cũng tăng lên 50 ngày. Vòng quay các khoản phải thu giảm đi chủ yếu là do ảnh hưởng của các khoản phải thu từ khách hàng nội địa. Vòng quay các khoản phải thu giảm làm số ngày thu hồi các khoản phải thu tăng khiến cho dòng tiền luân chuyển chậm. Và hệ quả là công ty không đảm bảo được nguồn vốn lưu động cần thiết và phải đi vay ngắn hạn để bù đắp. b/ Phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho. ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá vốn hàng bán 827.141 700.450 964.364 Giá trị hàng tồn đâu kỳ 47.992 31.463 43.395 Giá trị hàng tồn cuối kỳ 31.463 43.395 170.613 Giá trị hàng tồn bình quân 39.728 37.429 107.004 Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 20,82 18,71 9,01 Thời gian tồn kho (ngày) 17,29 19,24 39,95 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2010 của Công ty đạt 20,82 vòng, tương ứng với số ngày tồn kho là 17 ngày và có xu hướng giảm xuống vào các năm tiếp theo. Năm 2011 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm hơn năm trước 2,11 vòng và tăng số ngày tồn kho là 19 ngày. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán của Công ty năm 2011 giảm 15,3 % so với năm 2010. Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho là 9,01 vòng, tương ứng với số ngày tồn kho là 40 ngày, tăng 21 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho bình quân năm 2012 tăng 185,9% so với năm 2011. Điều này làm cho Công ty tăng lượng vốn ứ đọng. Trong thời gian tới công ty cần tiếp tục quản lý hàng tồn kho của mình tốt hơn nữa. Công ty cần có những biện pháp khắc phục bằng việc thúc đẩy sản xuất để theo kịp tiến độ như những chiêu thức khuyến mãi và sản xuất. c/ Luân chuyển tài sản ngắn hạn (TSNH) ĐVT: Triệu đồng 61
  22. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu thuần 994.631 845.734 1.171.515 TSNH đầu kỳ 135.085 147.126 232.821 TSNH cuối kỳ 147.126 232.821 454.269 TSNH bình quân 141.106 189.974 343.545 Số vòng quay TSNH 7,05 4,45 3,41 Số ngày/vòng quay 51,07 80,87 105,57 Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 7,05; 4,45 và 3,41 vòng cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của công ty lần lượt tạo ra được 7,05; 4,45 và 3,41 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty là chưa tốt. Nguyên nhân là do một số tài sản có tính thanh khoản kém như khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng mạnh (như đã phân tích bên trên) làm tài sản ngắn hạn cũng tăng cao. Công ty cần có những biện pháp điều chỉnh để phát huy hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn. d/ Luân chuyển tài sản dài hạn (TSDH) ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu thuần 994.631 845.734 1.717.515 TSDH đầu kỳ 169.369 157.965 149.840 TSDH cuối kỳ 157.965 149.840 147.773 TSDH bình quân 163.667 153.903 148.807 Số vòng quay TSDH (vòng) 6,08 5,50 7,87 Số ngày/vòng quay (ngày) 59,24 65,51 45,73 Tỷ số vòng quay tài sản dài hạn của công ty năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 6,08; 5,5 và 7,87 vòng, nghĩa là cứ mỗi đồng tài sản dài hạn của công ty lần lượt tạo ra được 6,08; 5,5 và 7,87 đồng doanh thu. Dấu hiệu này chứng tỏ năm 2011 hiệu quả sử dụng TSDH của công ty mà chủ yếu là tài sản cố định đã giảm xuống so với năm 2010, đồng thời thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2011 chậm, khó có điều kiện tích lũy. Nguyên nhân do tình hình kinh doanh của công ty năm 2011 không đạt hiệu quả như kế hoạch đề ra, giảm 15% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012, tài sản dài hạn đã phát huy được hiệu quả sử dụng, một phần là do trong những năm trước công ty đã đầu tư một lượng lớn tài sản cố định và đến thời điểm này mới thu hồi được vốn. Mặc khác, do tình hình kinh doanh năm 2012 có những dấu hiệu khả quan, bằng chứng là doanh thu thuần tăng so với năm trước là 38,5%. 62
  23. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Công ty cần có những biện pháp để giữ vững và phát huy tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản dài hạn. e/ Luân chuyển tổng tài sản ( hay toàn bộ vốn.) ĐVT: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu thuần 994.631 845.734 1.171.515 Tổng TS đầu kỳ 304.453 305.091 382.661 Tổng TS cuối kỳ 305.091 382.661 602.042 Tổng TS bình quân 304.772 343.876 492.352 Số vòng quay (vòng) 3,26 2,46 2,38 Số ngày/vòng quay 110,31 146,38 151,30 (ngày) Theo bảng phân tích cho thấy từ năm 2010 đến năm 2012 tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn có xu hướng giảm xuống. Trong năm 2011 số vòng quay toàn bộ vốn là 2,46 vòng, mỗi vòng là 146 ngày. Nếu so với năm 2010 thì tốc độ luân chuyển vốn đã giảm 0,80 vòng, mỗi vòng tăng 36 ngày. Đến năm 2012, số vòng quay của tổng vốn giảm 0,08 vòng, tương ứng mỗi vòng tăng 5 ngày so với năm 2011. Như vậy sau 3 năm thì công ty TNHH SX Bình Tiên có hiệu quả sử dụng vốn giảm điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của công ty giảm. Trong thời gian tới công ty cần phải đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tạo điều kiện tích lũy tái đầu tư. 63
  24. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG VII PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH MỤC TIÊU CHƯƠNG VII - Hiểu được nội dung phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. - Giải thích được ý nghĩa, nhận xét và đánh giá được tình hình đầu tư của doanh nghiệp. - Nắm bắt được đòn bẫy tài chính, đòn bẫy kinh doanh và đòn bẫy tổng hợp. 7.1. CÁC TỶ SỐ QUẢN LÝ NỢ 7.1.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total Debt to Assets) Thường được gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản, nghĩa là trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả. 7.1.2. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (Total Debt to Equity) Thường được gọi là tỷ số nợ (D/E), đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. 7.1.3. Tỷ số khả năng trả lãi vay (Times Interest Earned Ratio) Về nguyên tắc, việc sử dụng nợ nói chung sẽ tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng đối với cổ đông, điều này chỉ có lợi khi lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng các khoản nợ. Tỷ số khả năng trả lãi vay phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhóm công thức các tỷ số quản lý nợ Chỉ tiêu Tử số Mẫu số Ý nghĩa Tỷ số nợ trên Tổng nợ Giá trị tổng Mức độ trang trải cho tài tổng tài sản tài sản sản bằng nợ vay 64
  25. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Tỷ số nợ so với Tổng nợ Giá trị vốn Mức độ sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữu chủ sở hữu mức độ sử dụng vốn CSH Tỷ số khả năng Lợi nhuận trước lãi Chi phí lãi Khả năng chi trả lãi vay từ trả lãi vay vay và thuế (EBIT) vay hoạt động kinh doanh 7.2. PHÂN TÍCH CÁC ĐÒN BẪY KINH TẾ (LEVERAGE) 7.2.1. Đòn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage) Nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn: – Sự ổn định của doanh thu và thu nhập – Cơ cấu tài sản – Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành – Tỷ suất lợi nhuận – Thuế thu nhập – Thái độ của người cho vay . Quan điểm: Sử dụng Nợ với chi phí cố định nhằm mục đích khuyếch đại lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. . Thuật ngữ sử dụng: - EBIT : Thu nhập trước lãi và thuế - I : Lãi - EBT : Thu nhập trước thuế - T : Thuế thu nhập - EAT : Thu nhập sau thuế - EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phiếu Xét hai phương án cơ cấu tài trợ của công ty có Tổng tài sản 200 triệu đồng. 65
  26. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Cơ cấu PA1 PA2 Tài trợ Kế hoạch SD Nợ lớn Kế hoạch thận trọng Nợ 150.000.000 50.000.000 (LS:8%) (Lãi vay: 12trđ) (Lãi vay: 4trđ) Cổ phần thường 50.000.000 150.000.000 (8.000CP x 6250đ) (24.000CP x 6250đ) Tổng TS 200.000.000 200.000.000 Thuế suất thuế TNDN là 25% Tác động của PA tài trợ đến EPS với EBIT=0 Chỉ tiêu PA1 - SD Nợ lớn PA2 - thận trọng EBIT 0 0 I -12.000.000 -4.000.000 EBT -12.000.000 -4.000.000 T (3.000.000) (1.000.000) EAT -9.000.000 -3.000.000 Số CP 8.000 24.000 EPS - 1.125 - 125 Tác động của PA tài trợ đến EPS với EBIT=12 triệu đồng Chỉ tiêu PA1 - SD Nợ lớn PA2 - thận trọng EBIT 12.000.000 12.000.000 I -12.000.000 -4.000.000 EBT 0 8.000.000 T 0 2.000.000 EAT 0 6.000.000 Số CP 8.000 24.000 66
  27. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH EPS 0 250 Tác động của PA tài trợ đến EPS với EBIT=16 triệu đồng Chỉ tiêu PA1 - SD Nợ lớn PA2 - thận trọng EBIT 16.000.000 16.000.000 I -12.000.000 -4.000.000 EBT 4.000.000 12.000.000 T 1.000.000 3.000.000 EAT 3.000.000 9.000.000 Số CP 8.000 24.000 EPS 375 375 Tác động của PA tài trợ đến EPS với EBIT=36 triệu đồng Chỉ tiêu PA1 - SD Nợ lớn PA2 - thận trọng EBIT 36.000.000 36.000.000 I -12.000.000 -4.000.000 EBT 24.000.000 32.000.000 T 6.000.000 8.000.000 EAT 18.000.000 24.000.000 Số CP 8.000 24.000 EPS 1.000 1.000 Tác động của PA tài trợ đến EPS với EBIT=60 triệu đồng Chỉ tiêu PA1 - SD Nợ lớn PA2 - thận trọng EBIT 60.000.000 60.000.000 67
  28. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH I -12.000.000 -4.000.000 EBT 48.000.000 56.000.000 T 12.000.000 14.000.000 EAT 36.000.000 42.000.000 Số CP 8.000 24.000 EPS 4.500 1.750 . Công thức xác định mức đòn bẩy tài chính – DFL (Degree of Financial Leverage) % EPS DFL % EBIT EBIT Hoặc DFL EBIT I Tính DFL của hai phương án tài trợ tại mức EBIT = 36 triệu đồng. • Đối với PA có số dư nợ lớn: DFL = 1,5 • Đối với PA thận trọng: DFL = 1,1 7.2.2. Đòn bẩy hoạt động hay đòn bẫy kinh doanh– DOL (Degree of Operating leverage) . Quan điểm: Sử dụng Chi phí cố định nhằm mục đích khuyếch đại Thu nhập hoạt động. . Thuật ngữ: - Q : mức sản lượng - P : giá bán 1 sản phẩm - VC : biến phí trên 1 sản phẩm - FC : tổng định phí - P.Q : Tổng doanh thu 68
  29. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FC + VC.Q : Tổng chi phí - EBIT : Thu nhập hoạt động - EBIT = 0 : Điểm hòa vốn * FC . Sản lượng hòa vốn Q : Q* P VC . Ví dụ đòn bẩy hoạt động của Công ty có FC lớn: Giả sử: – Q : các mức sản lượng – P = 2.000 VND/1SP – VC = 800 VND/1SP – FC = 60.000.000 VND Sản lượng hòa vốn Q* được xác định:  Q* = FC/(P – VC) = 50.000 SP Q Q.VC FC Q.VC+FC Q.P Lãi (lỗ) 0 0 60.000 60.000 0 -60.000 20.000 16.000 60.000 76.000 40.000 -36.000 40.000 32.000 60.000 92.000 80.000 -12.000 50.000 40.000 60.000 100.000 100.000 0 60.000 48.000 60.000 108.000 120.000 12.000 80.000 64.000 60.000 124.000 160.000 36.000 100.000 80.000 60.000 140.000 200.000 60.000 Một công ty thận trọng hơn: Giả sử: – Q : các mức sản lượng 69
  30. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH – P = 2.000 VND/1SP – VC = 1.600 VND/1SP – FC = 12.000.000 VND Sản lượng hòa vốn Q* được xác định:  Q* = FC/(P – VC) = 30.000 SP Q Q.VC FC Q.VC+FC Q.P Lãi (lỗ) 0 0 12.000 12.000 0 -12.000 20.000 32.000 12.000 44.000 40.000 -4.000 30.000 48.000 12.000 60.000 60.000 0 40.000 64.000 12.000 76.000 100.000 4.000 60.000 96.000 12.000 108.000 120.000 12.000 80.000 128.000 12.000 140.000 160.000 20.000 100.000 160.000 12.000 172.000 200.000 28.000 . Công thức xác định mức đòn bẩy hoạt động-DOL (Degree of Operating Leverage) % thay đổi thu nhập hoạt động DOL = % tăng sản lượng Q(P VC) Hoặc DOL Q(P VC) FC So sánh thu nhập (lỗ) hoạt động của 2 Công ty Q Công ty có FC lớn Công ty thận trọng 0 -60.000 -12.000 20.000 -36.000 -4.000 40.000 -12.000 4.000 60.000 12.000 12.000 70
  31. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 80.000 36.000 20.000 100.000 60.000 28.000 Khi Q tăng từ 80.000 lên 100.000 • Đối với công ty có FC lớn: DOL = 2,7 • Đối với công ty thận trọng: DOL = 1,6 7.2.3 Phối hợp DOL và DFL (Degree of Total Leverage-DTL) Doanh số (80.000 sp x 2.000đ/sp) 160.000.000 Định phí (F) 60.000.000 Tổng biến phí (80.000 sp x 800đ/sp) 64.000.000 DOL Thu nhập hoạt động 36.000.000 Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) 36.000.000 Lãi vay (I) 12.000.000 Thu nhập trước thuế (EBT) 24.000.000 Thuế TN doanh nghiệp (T = 25%) 6.000.000 DFL Thu nhập sau thuế (EAT) 18.000.000 Số CP 8.000 Thu nhập trên mỗi CP (EPS) 2.250 Thu nhập EPS = 2.250đ phát sinh DFL Thu nhập HĐ =71 EBIT 36tr 36tr
  32. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Xác định đòn bẩy kết hợp – DTL (Degree of Total Leverage) % EPS DTL % Doanhthu Q(P VC) Hoặc DTL Q(P VC) FC I Công ty có DOL và DFL khi tăng sản lượng Chỉ tiêu 80.000 sp 100.000 sp Doanh thu với g=2.000đ/sp 160.000.000 200.000.000 Định phí (F) 60.000.000 60.000.000 Tổng biến phí (v=800đ/sp) 64.000.000 80.000.000 Thu nhập hoạt động = EBIT 36.000.000 60.000.000 Lãi vay (I) 12.000.000 12.000.000 Thu nhập trước thuế (EBT) 24.000.000 48.000.000 Thuế (T) 25% 6.000.000 12.000.000 Thu nhập sau thuế (EAT) 18.000.000 36.000.000 Số cổ phiếu 8.000 8.000 Thu nhập trên mỗi Cổ phiếu (EPS) 2.250 4.500 72
  33. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG VIII PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI (NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN) MỤC TIÊU CHƯƠNG VIII - Hiểu được nội dung phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Giải thích được ý nghĩa, nhận xét và đánh giá được khả năng hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. 8.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SINH LỜI 8.1.1. Suất sinh lời của doanh thu (Return on Sales-ROS) Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 8.1.2. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản (EBIT on Assets) Tỷ số này còn được gọi là tỷ số suất sinh lời căn bản nhằm đánh giá khả năng sinh lời căn bản của doanh nghiệp, chưa kể đến thuế và đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp. 8.1.3. Suất sinh lời của tài sản (Return on Assets-ROA) Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản được thiết kế để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. 8.1.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on Equity-ROE) Đây là tỷ số quan trọng nhất mà các cổ đông thường quan tâm. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lời Chỉ tiêu Tử số Mẫu số Ý nghĩa 73
  34. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận ròng Doanh thu Lợi nhuận bằng bao nhiêu doanh thu (%) (ROS) (Net income) % doanh thu (100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận) Tỷ số EBIT so với tổng EBIT Bình quân tổng Phản ánh khả năng sinh lợi tài sản (%) tài sản trước thuế và lãi vay Tỷ số lợi nhuận ròng trên Lợi nhuận ròng Bình quân tổng 100 đồng tài sản tạo ra bao tài sản (%) (ROA) (Net income) tài sản nhiêu đồng lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận ròng trên Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu 100 đồng vốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu (%) (Net income) (Bình quân giá tạo ra bao nhiêu đồng lợi (ROE) trị vốn cổ phần nhuận ròng phổ thông) 8.2. HỆ SỐ LỢI NHUẬN KHÁC Một số chỉ tiêu về lợi nhuận và chỉ tiêu thị trường cũng thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hay rủi ro của hoạt động doanh nghiệp. Chỉ tiêu Tử số Mẫu số Ý nghĩa Tỷ suất lợi nhuận giữ Lợi nhuận giữ Lợi nhuận sau 100 đồng lợi nhuận sau thuế lại lại thuế sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận giữ lại Tỷ số tăng trưởng bền Lợi nhuận giữ Vốn chủ sở hữu Đánh giá hiệu quả quản lý và vững lại cho biết kỳ vọng hiệu quả trong tương lai Tỷ số giá trị thị trường Giá trị thị Thu nhập trên Giá phải trả cho 1 đồng lợi của cổ phiếu so với lợi trường của cổ mỗi cổ phiếu nhuận nhuận trên cổ phần phiếu Thể hiện sự đánh giá của thị (P/E) trường đ/v hoạt động công ty trong tương lai. Tỷ số giá thị trường và Giá trị thị Giá trị sổ sách Tỷ số>1: thị trường đánh giá giá sổ sách M/B trường của cổ của cổ phiếu cao triển vọng của công ty phiếu 74
  35. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Tỷ số lợi nhuận cổ Thu nhập trên Giá thị trường Với mức giá cổ phiếu của thị phiếu so với giá thị mỗi cổ phiếu của mỗi cổ trường là x đồng thì thu được trường phiếu khoản cổ tức y% 8.3. PHƯƠNG TRÌNH DUPONT Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Ứng dụng mô hình Dupont: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Return on Equity (ROE) Suất sinh lời của tài sản x Tỷ lệ tài sản / Vốn chủ sở hữu Return on Assets (ROA) Assets / Equity Tỷ suất lợi nhuận/ Số vòng quay Doanh thu tổng tài sản x Return on Sales Total Assets (ROS) turnover Lợi nhuận Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản ròng (Net Revenue Revenue ÷ Total Assets profit) Ví dụ minh họa: Phân tích khả năng sinh lời tại công ty TNHH SX Bình Tiên a/ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 75
  36. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Doanh thu thuần 994.631 845.734 1.171.515 Lợi nhuận ròng (LN sau thuế) 21.879 44.945 70.831 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2,20% 5,31% 6,05% Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,2% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 2,2 đồng lợi nhuận. So với năm 2010 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 3,11 đồng. Năm 2012 chỉ số lợi nhuận đạt 6,05%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại công ty 6,05 đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 0,73 đồng so với năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả hơn và ngày càng ổn định. b/ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng tài sản bình quân 304.772 343.876 392.352 Lợi nhuận sau thuế 21.879 44.945 70.831 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 7,18% 13,07% 18,05% Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho thấy trong năm 2010 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 7,18 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại cho công ty 13,07 đồng lợi nhuận tăng 5,89 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có xu hướng tăng lên. Năm 2012 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 18,05 đồng lợi nhuận, tăng 4,98 đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, theo như phần phân tích trong ví dụ ở chương VI, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa phát huy tốt, nghĩa là tỷ suất ROA tăng lên qua các năm là do công ty có những giải pháp trong việc tiết kiệm chi phí (tình hình kinh doanh năm 2011 giảm nhưng lợi nhuận lại tăng) cũng như gia tăng hiệu quả tình hình kinh doanh trong năm 2012, nghĩa là mức sinh lời trên tài sản các năm tăng là do mức sinh lời trên doanh thu đã tăng. c/ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = ROS x TAT x FL ĐVT: Triệu đồng 76
  37. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 2,20% 5,31% 6,05% Hệ số vòng quay vốn (TAT) 3,26 2,46 2,38 Đòn bẫy tài chính (FL) 3,26 4,41 3,70 ROE 23,38% 57,58% 53,23% - Đánh giá chung: để phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn CSH cần tiến hành so sánh bằng số tương đối giữa hai năm 2012 và 2011: ROE ROE2012 - ROE2011 ROE = 53,23% - 57,58% = -4,35% Sau đó, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định nhân tố ảnh hưởng. -Xác định nhân tố ảnh hưởng: Tỷ suất sinh lợi nhuận trên doanh thu, hệ số vòng quay tổng tài sản, đòn bẫy tài chính. ROS= ROS 2012 x TAT 2011 x FL 2011 - ROS 2011 x TAT 2011 x FL 2011 = ROS 2012 x TAT 2011 x FL 2011 - ROE2011 = 6,05% x 2,46 x 4,41 – 57,58% = 8,01% +Ảnh hưởng vòng quay tổng tài sản. TAT= ROS 2012 x TAT 2012 x FL 2011 - ROS 2012 x TAT 2011 x FL 2011 = ROS 2012 x FL 2011 x( TAT 2012 - TAT 2011) =6,05% X 4,41 X (2,38 – 2,46) = -2,13% +Ảnh hưởng của đòn bẫy tài chính FL= ROS 2012 x TAT 2012 x FL 2012 - ROS 2012 x TAT 2012 x FL 2011 ROE - ROS x TAT x FL 2012 2012 2012 2011 =53,23% - 6,05% X 2,38 X 4,41 = -10,23% +Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố. ROE = 8,01% - 2,13% - 10,23% = -4,35% Như vậy, tỷ suất sinh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã giảm 4,35%. -Ảnh hưởng của đòn bẫy tài chính : Giảm 10,23%. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm xuống của ROE. Nguyên nhân do vốn chủ sở hữu gia tăng về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu các năm 2010, 2011, 2012 đều có sự gia tăng về tỷ trọng. Tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính nhưng lại giảm tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. -Ảnh hưởng vòng quay tài sản : Giảm 2,13% làm cho ROE năm 2012 giảm so với năm 2011. Và chỉ số vòng quay tổng tài sản giảm cũng cho thấy công ty hoạt động chưa hiệu quả, sử dụng tài sản chưa hợp lý, chưa mang lại hiệu quả cao. -Ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 tăng 5,31% (tương ứng 3,11%) so với năm 2010 là 2,20%. Năm 2012 tăng 6,05% (tương ứng 0,74%) so với năm 2011 điều này cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả, đúng đắn kiểm soát mọi 77
  38. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH hoạt động kinh doanh để nâng cao lợi nhuận qua các năm. ROE năm 2012 tăng 8,01% so với năm 2011. Nhưng sự tăng này không đủ để bù đắp cho sự giảm xuống của ROE do hệ số vốn chủ sở hữu và vòng quay tổng tài sản gây nên. -Từ bảng tính trên cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng 57,57%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 57,58 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 so với năm 2010. Và năm 2012 giảm 53,23% (tương ứng giảm 0,87%) so với năm 2011, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã giảm. BÀI TẬP ỨNG DỤNG Bài tập 1 Phân tích hoàn thành kế hoạch khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, biết rằng doanh nghiệp sản xuất duy nhất một loại sản phẩm. Ký Kế Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện hiệu hoạch - Khối lượng sản phẩm hàng hóa Tấn Q 80 100 - Chi phí nhân công trực tiếp cho 1 đơn vị 1.000 thời gian lao động đồng N 20 20 - Lượng thời gian lao động hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm Giờ/tấn U 120 115 Bài tập 2 Có tài liệu về doanh thu và chi phí hoạt động tại một doanh nghiệp qua 10 tháng (10 kỳ) như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Kỳ kinh doanh Doanh thu bán hàng Chi phí hoạt động 78
  39. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 1.246 234 2 1.589 256 3 1.895 384 4 2.040 410 5 2.350 424 6 2.621 434 7 2.890 450 8 3190 460 9 3598 470 10 3950 490 Yêu cầu a) Phân tích cơ cấu chi phí hoạt động (bất biến, khả biến) của doanh nghiệp. b) Dựa vào phương trình hồi quy tìm được, dự báo chi phí hoạt động 2 tháng còn lại của năm ở mốc doanh thu 4.500 và 4.600 triệu đồng. Bài tập 3: Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng lao động của một doanh nghiệp như sau: Khoản mục Kế hoạch Thực tế Giá trị sản lượng hàng hóa (triệu đồng) 17.500 21.500 560 650 Tổng số công nhân sản xuất (người) 336 455 Trong đó: Công nhân SX chính Công nhân SX phụ 224 195 835 850 Tiền lương bình quân (1.000 đồng) 950 950 Trong đó: Công nhân SX chính Công nhân SX phụ 720 750 Yêu cầu: a/ Phân tích chung biến động tổng chi phí nhân công trực tiếp. b/Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí nhân công trực tiếp của doanh 79
  40. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH nghiệp. Bài tập 4: Có số liệu quan sát về tình hình thực hiện khối lượng hàng bán, đơn giá bán và chi phí quảng cáo được thu thập tại một doanh nghiệp như sau: Khối lượng hàng Giá bán (1.000 Chi phí quảng cáo Kỳ (tháng) bán (sản phẩm) đồng) (1.000 đồng) Y X X 01/2012 201 411 2236 1 1 02/2012 377 37 353 03/2012 3125 44 3403 04/2012 1440 49 2321 05/2012 1862 49 2513 06/2012 2097 52 2835 07/2012 3244 32 3177 08/2012 2180 42 2539 09/2012 2342 48 2915 9 0 Yêu cầu: Tìm phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ của khối lượng hàng bán với giá bán và chi phí quảng cáo của doanh nghiệp. Bài tập 5 Có tài liệu phản ánh tình hình tiêu thụ và chi phí của doanh nghiệp như sau: Tên Khối lượng SP Đơn giá Giảm giá Chiết Giá vốn Chi phí sản SX bán(1.000 hàng bán khấu đơn vị bán hàng phẩm đồng) hàng bán KH TT KH TT KH TT KH TT KH TT KH TT A 300 320 100 95 1 1,5 0 0,5 50 55 3 3,5 B 500 650 50 55 2 2,5 0,5 1 30 25 4 3,5 C 700 650 20 22 0,5 1 - - 10 12 1 0,8 Yêu cầu: 80
  41. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cho biết các nhân tố tác động đến lợi nhuận như thế nào (bao gồm cả nhân tố quan hệ cùng chiều và nghịch chiều với lợi nhuận) Bài tập 6: Công ty GLM tiền thân là một DN nhà nước, được cổ phần hóa vào tháng 11 năm N. GLM là một công ty cổ phần SXKD XNK và đang chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán. Có thông tin tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm N-1 và N như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Đvt: triệu đồng) TÀI SẢN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N I.Tài sản ngắn hạn 24.513 23.606 34.606 1. Tiền 1.305 916 4.140 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 126 126 0 3. Các khoản phải thu 18.339 14.994 18.494 - Phải thu khách hàng. 5.718 12.118 8.746 - Phải thu khác 13.280 4.469 9.748 - Dự phòng phải thu khó đòi. (659) (1.593) 0 4. Hàng tồn kho 4.090 7.426 11.845 - Hàng tồn kho 4.254 8.727 11.845 - Dự phòng giảm giá hàng tồn (164) (1.301) 0 kho 653 144 127 5. Tài sản ngắn hạn khác II.Tài sản dài hạn 6.399 7.350 10.586 1. Tài sản cố định 5.786 6.737 7.302 - Nguyên giá 7.413 8.871 10.735 - Khấu hao lũy kế (1.627) (2.134) (3.433) 2. Đầu tư tài chính dài hạn 613 613 613 3. Chi phí trả trước dài hạn 0 0 2.671 TỒNG CỘNG TÀI SẢN 30.912 30.956 45.192 NGUỒN VỐN I.Nợ phải trả 17.040 14.012 24.738 1. Nợ ngắn hạn 17.040 14.012 24.738 81
  42. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Vay ngắn hạn 5.275 5.640 11.940 - Phải trả người bán 2.573 1.998 4.078 - Phải trả khác 9.192 6.374 8.720 II.Vốn chủ sở hữu 13.872 16.944 20.454 1. Vốn đầu tư của CSH. 10.275 12.009 12.009 2. Quỹ đầu tư phát triển. 2.085 2.501 4.424 3. Quỹ dự phòng tài chính. 177 531 915 4. Lợi nhuận chưa phân phối. 1.335 1.903 3.106 Tổng cộng nguồn vốn 30.912 30.956 45.192 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N 1. Doanh thu thuần 147.346 163.267 2. Giá vốn hàng bán 132.289 147.855 3. Lợi nhuận gộp 15.057 15.412 4. Doanh thu hoạt động tài chính. 1.341 1.147 5. Chi phí hoạt động tài chính 818 1.118 Trong đó: chi phí lãi vay 818 1.055 6. Chi phí bán hàng 1.943 2.072 7. Chi phí quản lý DN 9.010 8.778 8. LN thuần từ HĐKD 4.627 4.591 9. Thu nhập khác 1.711 3.557 10. Chi phí khác 531 2.010 11. Lợi nhuận khác 1.180 1.547 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.807 6.138 13. Chi phí thuế TNDN 1.504 1.593 14. Lợi nhuận sau thuế. 4.303 4.545 Yêu cầu: 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua hai năm N-1 và N. 82
  43. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 2. Phân tích các chỉ số tài chính sau: - Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán bằng tiền, thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh) - Luân chuyển hàng tồn kho (số vòng quay hàng tồn kho, thời gian tồn kho bình quân) - Luân chuyển khoản phải thu (số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân) - Vòng quay tồng tài sản - Tỷ số khả năng trả lãi vay - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Biết rằng: Hiện nay công ty đang có thị trường xuất khẩu ổn định và có kế hoạch mở rộng thị trường trong những năm sắp tới kể cả xuất khẩu và thị trường nội địa. Công ty có huy động nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động, lãi suất vay bình quân năm N-1 là 12%, nhưng sang năm N lãi suất vay bình quân tăng lên 14%/năm. Bài tập 7: Công ty Sao Băng có thông tin tài chính trong năm N như sau: CÁC CHỈ TIÊU THUỘC BẢNG CĐKT (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/N-1 31/12/N So sánh 1. Tiền và tương đương tiền 960 670 -290 2. Hàng tồn kho 40.000 43.900 3.900 3. Các khoản phải thu 25.470 18.950 -6.520 Trong đó: phải thu KH 20.500 18.050 -2.450 4. TSNH khác 550 500 -50 5. TSCĐHH 41.000 35.430 -5.570 6. Vay và nợ ngắn hạn 32.150 33.450 1.300 Trong đó: nợ dài hạn đến hạn 3.000 4.500 1.500 7. Phải trả người bán 5.800 3.310 -2.490 8. Các khoản phải trả khác 7.930 7.500 -430 9. Nợ vay dài hạn 21.100 15.900 -5.200 10. Vốn đầu tư chủ sở hữu. 19.050 18.000 -1.050 83
  44. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 11. Các quỹ DN 14.300 16.200 1.900 12. LN chưa phân phối 7.650 5.090 -2.560 Các thông tin khác: - Doanh thu thuần 148.010 - Giá vốn hàng bán 132.640 - Lợi nhuận sau thuế 5.090 - Lãi (lỗ) từ thanh lý TSCĐ 100 - Khấu hao trong kỳ 12.980 - Số ngày thu tiền bán hàng theo kế hoạch 45 ngày - Vòng quay hàng tồn kho theo kế hoạch 3,1 vòng - Thuế GTGT đầu ra phải nộp 11.841 triệu đồng Yêu cầu: 1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn năm N và cho nhận xét. 2. Phân tích khả năng thanh toán năm N của công ty qua chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, số ngày thu tiền bán hàng và vòng quay hàng tồn kho. Bài tập 8: Công ty dệt Toàn Thắng có các số liệu trong báo cáo tài chính năm 2011 và 2012 như sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 Tổng doanh thu 28.124 32.543 - Giảm giá hàng bán 124 243 1. Doanh thu thuần 28.000 32.300 2. Giá vốn hàng bán 19.040 22.610 3. Lợi nhuận gộp 8.960 9.690 4. Doanh thu hoạt động tài chính 125 25 84
  45. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 5. Chi phí hoạt động tài chính 912 815 Trong đó: Chi phí lãi vay 812 774 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.200 3.876 7. Chi phí bán hàng 1.904 2.713 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 2.069 2.311 doanh 9. Thu nhập khác 750 120 10. Chi phí khác 250 320 11. Lợi nhuận khác 500 -200 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.569 2.111 13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 691 549 14. Tổng lợi nhuận sau thuế 1.878 1.562 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI CHIẾU (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 17.680 18.010 20.802 1. Tiền 2.534 1.620 3.212 2. Các khoản phải thu 6.710 7.646 8.608 3. Hàng tồn kho 8.072 8.246 8.352 4. Tài sản ngắn hạn khác 364 498 630 85
  46. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH II. Tài sản dài hạn 14.520 13.830 11.788 1. Tài sản cố định 12.020 13.830 11.788 -Nguyên giá 22.540 26.450 26.450 -Khấu hao lũy kế -10.520 -12.620 -14.662 2. Đầu tư tài chính dài hạn 2.500 0 0 TỔNG TÀI SẢN 32.200 31.840 32.590 NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 14.710 12.430 13.950 -Nợ ngắn hạn 10.710 8.930 10.950 1.Vay ngắn hạn 7.560 5.320 7.520 2.Nợ dài hạn đến hạn 0 500 500 3.Các khoản phải trả 3.150 3.110 2.930 -Nợ dài hạn (vay dài hạn) 4.000 3.500 3.000 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 17.490 19.410 18.640 1.Vốn đầu tư của CSH 16.500 17.500 17.500 2.Lợi nhuận chưa phân phối 710 1.550 894 3.Các quỹ doanh nghiệp 280 360 246 TỔNG NGUỒN VỐN 32.200 31.840 32.590 Yêu cầu: 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua hai năm 2011 và 2012. 2. Phân tích các chỉ số tài chính sau: - Luân chuyển hàng tồn kho (số vòng quay hàng tồn kho, thời gian tồn kho bình quân) - Luân chuyển khoản phải thu (số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân) - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 86
  47. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Biết rằng: Kết quả phân tích giá thành cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm tăng giá thành SX sản phẩm năm 2012 là do DN tăng khấu hao TSCĐ. Do cạnh tranh làm tăng doanh thu 2012, DN đã giảm giá bán bình quân 2% so với năm trước. Thuế suất thuế TNDN: 25% Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động theo kế hoạch của công ty trong khoảng 40%-50%. 87
  48. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI LIỆU THAM KHẢO Thứ Tên tác giả Tên tài liệu Năm Nhà Địa chỉ khai Mục đích tự xuất xuất bản thác tài liệu sử dụng bản Học Tham khảo 1 TS. Phan Đức Phân tích báo cáo tài chính 2011 NXB Thư viện x x Dũng (Lý thuyết và bài tập) Thống trường CĐ kê CNTT TPHCM 2 TS. Nguyễn Phân tích báo cáo tài chính 2011 NXB Thư viện x x Minh Kiều doanh nghiệp Thống trường CĐ kê CNTT TPHCM 3 Th.S Ngô Phân tích tài chính doanh 2011 NXB Thư viện x x Kim Phượng nghiệp ĐHQG trường CĐ TP.HCM CNTT TPHCM 4 Nguyễn Tấn Phân tích hoạt động doanh 2010 NXB Thư viện x Bình nghiệp Thống trường CĐ kê CNTT TPHCM 5 PGS.TS Bùi Kế toán tài chính doanh 2011 NXB Thư viện x Văn Dương nghiệp Lao trường CĐ động CNTT TPHCM 88