Bài giảng Phân tích định lượng trong kinh doanh - Chương 5: Quản trị dự án

ppt 35 trang phuongnguyen 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích định lượng trong kinh doanh - Chương 5: Quản trị dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phan_tich_dinh_luong_trong_kinh_doanh_chuong_5_qua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Phân tích định lượng trong kinh doanh - Chương 5: Quản trị dự án

  1. Chương 5 Quản trị dự án
  2. Nội dung 1. Biết cách dùng PERT để hoạch định, giám sát và kiểm soát các dự án 2. Xác định các thông số trong dự án như: ES, EF, LS, LF, thời gian dự trữ cho các công việc và thời gian hoàn thành dự án 3. Rút ngắn thời gian hoàn thành dự án sao cho chi phí phát sinh thêm là thấp nhất 4. Đánh giá khả năng hoàn thành dự án
  3. Mục lục 1. Giới thiệu 2. PERT 3. PERT/chi phí 4. Phương pháp CPM (Critical Path Method)
  4. 1. Giới thiệu ▪ Quản trị dự án có thể được dùng để quản trị các dự án từ đơn giản đến phức tạp. ▪ Bước đầu tiên là thiết lập và lập thời khóa biểu cho dự án để lập bộ khung cho dự án. ▪ Sau đó, xác định các công việc cần thực hiện trong dự án. ▪ Dựa vào các công việc, ta xác định thời gian, chi phí, nguồn lực cần thiết khác: nhân lực, vật lực mối quan hệ giữa các công việc với nhau
  5. Quản trị dự án Lập dự án: 1. Xác định mục tiêu của dự án. Lập lịch trình cho dự 2. Xác định dự án. án : 3. Nhu cầu các công việc và thời gian. 1. Xác định các nguồn 4. Tổ chức đội nhóm làm việc. lực cho công việc. 2. Xác định mối quan hệ giữa các công việc Trước thực Kiểm soát dự án: hiện dự án 1. Giám sát nguồn lực, chi phí, chất lượng và ngân sách. 2. Xem xét và điều chỉnh kế hoạch. Khi thực hiện 3. Phân bố các nguồn lực để thích ứng với dự án thực tế. © 2006 by Prentice Hall, Inc. Upper Saddle River, NJ 07458
  6. Các mô hình định lượng phổ biến ▪ PERT (the program evaluation and review technique ▪ PERT/Cost ▪ Phương pháp đường găng - CPM - Critical Path Method. © 2006 by Prentice Hall, Inc. Upper Saddle River, NJ 07458
  7. Các bước áp dụng sơ đồ PERT và CPM 1. Xác định dự án và tất cả các công việc liên quan trong dự án. 2. Xác định mối quan hệ giữa các công việc. Xác định công việc nào cần thực hiện trước công việc nào. 3. Lập sơ đồ nối các công việc với nhau. 4. Ghi thời gian, chi phí cho mỗi công việc. 5. Tính đường găng (critical path)của sơ đồ. 6. Dùng sơ đồ mạng để hỗ trợ việc lập kế hoạch, giám sát, kiểm soát dự án.
  8. Thí dụ: xét dự án sau Công việc Mô tả Công việc cần làm trước A Lắp đặt linh kiện bên trong - B Xây nền và mái - C Xây giá đở A D Đổ bê tông và lắp đặt khung B E Xây lò nung nhiệt độ cao C F Lắp hệ thống kiểm tra C G Lắp hệ thống xử lý ô nhiễm D,E H Kiểm tra và chạy thử F,G
  9. Một số câu hỏi được đặt ra: • Khi nào dự án hoàn thành? • Những công việc nào ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành dự án? • Khả năng hoàn thành dự án trong 1 thời hạn cụ thể là bao nhiêu? • Làm sao biết dự án có tiến độ như thế nào vào một thời điểm trong lúc thực hiện • Việc chi tiêu cho dự án diễn ra như thế nào? Chi vượt hay chi ít hơn dự kiến • Làm sao rút ngắn thời gian hoàn thành dự án với chi phí phát sinh thêm là tối thiểu?
  10. Lập sơ đồ PERT cho dự án
  11. • Ước lượng thời gian thực hiện các công việc. Ta có 3 thông số • Thời gian lạc quan (a): thời gian một công việc được thực hiện trong điều kiện thuận lợi nhất • Thời gian bi quan (b): thời gian một công việc được thực hiện trong điều kiện khó khăn nhất. • Thời gian theo kinh nghiệm (m): ước lượng theo thực tiễn
  12. Xác định các thông số trên sơ đồ và đường găng • Xác định các thông số trên sự kiện: thời điểm bắt đầu sớm nhất, thời điểm bắt đầu muộn nhất, khoảng thời gian dự trữ cho sự kiện • Xác định thông số trên công việc: khoảng thời gian dự trữ cho công việc. • Xác định đường găng • Ý nghĩa của đường găng
  13. Ghi các thông số thời gian vào sơ đồ
  14. Các thông số thời gian vào sơ đồ • Các thông số trên sơ đồ bao gồm • ES (earliest start time): thời điểm bắt đầu công việc sớm nhất • EF (earliest finish time): thời điểm kết thúc công việc sớm nhất • LS (lastest start time): thời điểm bắt đầu công việc muộn nhất • LF (lastest finish time): thời điểm kết thúc công việc muộn nhất
  15. Xác định ES và EF
  16. Xác định LS và LF
  17. Xác định khoảng thời gian dự trữ (slack time) • Về mặt toán học: slack = LS-ES hoặc LF-EF
  18. Phân phối xác suất cho thời gian hoàn thành dự án • Tính độ lệch chuẩn
  19. Sơ đồ PERT cho ta biết • Thời gian hoàn thành dự án là 15 tuần • Đường găng của dự án là: A-C-E-G-H • Với thời hạn hoàn thành dự án là 16 tuần thì khả năng hoàn thành là 71.6% • PERT giúp ta xác định xác suất hoàn thành dự án tại các thời hạn xác định
  20. PERT/cost (chi phí) • PERT/cost là mô hình bổ sung cho PERT để giúp ta hoạch định, lập thời khóa biểu, giám sát và kiểm soát chi phí
  21. 4 bước lập ngân sách 1. xác định chi phí liên quan đến mỗi công việc 2. Chuyển chi phí trên công việc sang chi phí cho từng đơn vị thời gian 3. Dùng thời điểm ES hoặc LS để hoạch định dòng tiền phân bố theo đơn vị thời gian 4. Vẽ biểu đồ ngân sách
  22. Bảng phân bố chi phí
  23. Đồ thị phân bổ chi phí
  24. Giám sát và kiểm soát chi phí Tình hình thực hiện dự án khi kết thúc tuần thứ 6
  25. Giám sát và kiểm soát chi phí Giá trị của công việc hoàn thành: =( % công việc hoàn thành)x tổng ngân sách cho công việc
  26. Phương pháp CPM CPM sử dụng 2 tập dữ liệu: Thời gian (normal time) và chi phí khi bình thường (normal cost), thời gian (crash time)và chi phí khi rút ngắn (crash cost)
  27. Xét thí dụ sau
  28. 4 bước thực hiện rút ngắn thời gian hoàn thành dự án 1. Xác định đường găng của dự án và các công việc găng 2. Tính chi phí phát sinh thêm khi rút ngắn crash cost/time period 3. Chọn công việc găng có chi phí cash cost thấp nhất để rút ngắn 4. Kiểm tra trường hợp đường găng mới phát sinh trước khi tiến hành rút ngắn.
  29. Xét thí dụ sau Công thức xác định chi phí phát sinh trong 1 đơn vị thời gian crash cost – normal cost crash cost/time period = normal time – crash time
  30. Phương pháp lập bài toán QHTT cho rút ngắn thời gian hoàn thành dự án • Để tiến hành rút ngắn thời gian hoàn thành dự án, ta có thể lập 1 bài toán QHTT biểu diễn cho việc rút ngắn. • Phương án tối ưu của bài toán sẽ cho ta giải pháp rút ngắn các công việc của dự án
  31. Thí dụ
  32. Dùng Excel để tìm phương án tối ưu