Bài giảng Nguyên lý kinh tế vĩ mô - Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính

pdf 35 trang phuongnguyen 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kinh tế vĩ mô - Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_kinh_te_vi_mo_chuong_4_tiet_kiem_dau_tu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý kinh tế vĩ mô - Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính

  1. Chương 4 Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
  2. Mục tiêu của chương  Tìm hiểu cấu trúc hệ thống tài chính  Mô hình thị trường vốn vay cho nền kinh tế  Phân tích tác động của chính sách lên lãi suất, tiết kiệm và đầu tư
  3. Hệ thống tài chính  Hệ thống tài chính được tạo nên bởi các định chế tài chính giúp cho tiết kiệm của người này ăn khớp với đầu tư của người khác.  Hệ thống tài chính gồm 2 nhóm chính: - Thị trường tài chính - Trung gian tài chính
  4. Hệ thống tài chính 1. Thị trường tài chính - Là các định chế thông qua đó người tiết kiệm có thể trực tiếp cung cấp vốn cho người đi vay. - Theo cách thức huy động, thị trường tài chính gồm: + thị trường trái phiếu + thị trường cổ phiếu
  5. Hệ thống tài chính 1. Thị trường tài chính 1.1 Thị trường trái phiếu - Trái phiếu là một chứng từ vay nợ quy định nghĩa vụ của người đi vay đối với người nắm giữ trái phiếu.
  6. Hệ thống tài chính 1. Thị trường tài chính 1.1 Thị trường trái phiếu - Chủ thể phát hành trái phiếu: chính phủ, doanh nghiệp - Đặc điểm trái phiếu: + mệnh giá + ngày đáo hạn + lãi suất: liên quan đến kì hạn và mức rủi ro tín dụng của trái phiếu
  7. Hệ thống tài chính 1. Thị trường tài chính 1.2 Thị trường cổ phiếu - Cổ phiếu là một chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của công ty.
  8. Hệ thống tài chính 1. Thị trường tài chính 1.2 Thị trường cổ phiếu - Chủ thể phát hành: công ty đại chúng, quỹ đầu tư. - Đặc điểm cổ phiếu: + Mệnh giá +Thời hạn: không xác định (khi nào công ty còn tồn tại) +cổ đông được hưởng cổ tức từ lợi nhuận của công ty.
  9. Hệ thống tài chính 2. Trung gian tài chính - Là các thể chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể gián tiếp cung cấp vốn cho người đi vay.
  10. Hệ thống tài chính 2. Trung gian tài chính ● Ngân hàng - Nhận tiền gửi và cho vay. - Cung cấp các dịch vụ thanh toán.
  11. Hệ thống tài chính 2. Trung gian tài chính  Quỹ tương hỗ - Là tổ chức phát hành cổ phiếu ra công chúng và dùng tiền thu được thiết lập danh mục đầu tư gồm trái phiếu, cổ phiếu.
  12. Hệ thống tài chính 2. Trung gian tài chính • Các dạng trung gian tài chính khác - Công ty bảo hiểm - Quỹ đầu tư - Quỹ hưu trí - Quỹ tín dụng
  13. Mục tiêu của chương  Tìm hiểu cấu trúc hệ thống tài chính  Mô hình thị trường vốn vay cho nền kinh tế  Phân tích tác động của chính sách lên lãi suất, tiết kiệm và đầu tư
  14. Thị trường vốn vay 1. Tiết kiệm và đầu tư  Đồng nhất thức trong nền kinh tế Xét nền kinh tế đóng: NX=0 Y = C + I +G Y – C – G =I (Y-T-C) +(T-G) =I  S=Sp+Sg = I
  15. Thị trường vốn vay 1. Tiết kiệm và đầu tư  Tiết kiệm quốc gia - Phần còn lại của thu nhập quốc dân sau khi trừ đi các khoản tiêu dùng và chi tiêu chính phủ.  Tiết kiệm tư nhân - Phần còn lại của thu nhập hộ gia đình sau khi trừ đi các khoản tiêu dùng và nộp thuế.  Tiết kiệm chính phủ - Phần còn lại của nguồn thu từ thuế sau khi trừ đi chi tiêu chính phủ
  16. Thị trường vốn vay 2. Thị trường vốn vay  Là nơi mà người tiết kiệm chuyển những khoản tiết kiệm của mình cho người khác vay với mục đích đầu tư.  Chỉ có một loại lãi suất cho cả người tiết kiệm và người đi vay: - Với người cho vay:lãi suất là lợi tức của tiết kiệm. - Với người đi vay: lãi suất là chi phí của vốn vay. • Hoạt động theo quy luật cung – cầu
  17. Thị trường vốn vay  Cung vốn vay - Xuất phát từ nguồn tiết kiệm của hộ gia đình và chính Cung vốn phủ. Lãi suất 0 Lượng vốn vay
  18. Thị trường vốn vay  Cầu vốn vay - Xuất phát từ nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. Lãi suất Cầu vốn Lượng vốn vay 0
  19. Thị trường vốn vay  Lãi suấtr là chi phí vốn vay S D Q 0
  20. Thị trường vốn vay 2. Thị trường vốn vay  Cân bằng thị trường vốn vay - Cân bằng giữa cung và cầu vốn vay xác định mức lãi suất cân bằng.-
  21. Thị trường vốn vay 2. Thị trường vốn vay  Nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn vay - Thuế đánh vào tiết kiệm từ tiền lãi - Thu nhập kì vọng - Chi tiêu của chính phủ
  22. Thị trường vốn vay 2. Thị trường vốn vay  Nhân tố làm dịch chuyển đường cầu vốn vay - Thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư - Triển vọng kinh tế
  23. Thị trường vốn vay 3. Tác động của chính sách đến tiết kiệm và đầu tư  Chính sách khuyến khích tiết kiệm - Giảm thuế đánh vào tiền lãi nhận được từ các khoản tiền gửi, cổ tức, lợi tức, lợi nhuận kinh doanh
  24. Thị trường vốn vay 3. Tác động của chính sách đến tiết kiệm và đầu tư  Chính sách khuyến khích tiết kiệm - Giảm thuế đối với thu nhập từ tiết kiệm làm tiết kiệm quốc dân tăng. - Đường cung vốn vay dịch chuyển về bên phải. - Lãi suất và lượng vốn vay tăng.
  25. Chính sách khuyến khích tiết kiệm 1. Giảm thuế đánh vào thu nhập từ tiết kiệm r làm tăng cung vốn vay S0 S1 E0 r0 2. Lãi suất giảm E r1 1 D 0 Q0 Q1 Q 3. và lượng vốn vay tăng
  26. Thị trường vốn vay 3. Tác động của chính sách đến tiết kiệm và đầu tư  Chính sách khuyến khích đầu tư - Giảm thuế đầu tư cho các dự án đầu tư mới’ - Tăng thời gian miễn thuế cho các doanh nghiệp trong thời gian bắt đầu họat động.
  27. Tác động của chính sách đến tiết kiệm và đầu tư 3. Tác động của chính sách đến tiết kiệm và đầu tư  Chính sách khuyến khích đầu tư - Ưu đãi thuế đối với đầu tư làm tăng cầu đầu tư. - Đường cầu đầu tư dịch chuyển sang phải. - Lãi suất tăng và lượng vốn vay tăng.
  28. Chính sách khuyến khích đầu tư 1.Ưu đãi thuế đầu tư r Làm tăng cầu vốn vay S0 r 1 E1 2. lãi suất E tăng 0 r0 D1 D0 0 Q Q0 Q1 3 Và lượng vốn vay tăng
  29. Thị trường vốn vay 3. Tác động của chính sách đến tiết kiệm và đầu tư  Chính sách tài khóa - T=G: ngân sách cân bằng - T G: thặng dư ngân sách Sg = T-G
  30. Thị trường vốn vay 3. Tác động của chính sách đến tiết kiệm và đầu tư  Chính sách tài khóa - Tác động của thâm hụt ngân sách: + Sg giảm, Sp không đổi cung vốn vay giảm + đường cung vốn dịch chuyển sang trái + lãi suất cân bằng tăng và lượng vốn vay giảm. - Sự giảm sút trong đầu tư này gọi là hiện tượng lấn át đầu tư: vay nợ tài trợ cho thâm hụt ngân sách lấn át vay nợ đầu tư của khu vực tư nhân
  31. Chính sách tăng chi tiêu chính phủ 1. Thâm hụt ngân sách làm giảm cung vốn vay r S1 S0 E1 r1 2. Lãi suất tăng E0 r0 D 0 Q1 Q0 Q 3. và lượng vốn vay giảm
  32. Thị trường vốn vay 3. Tác động của chính sách đến tiết kiệm và đầu tư  Chính sách tài khóa - Tác động của thặng dư ngân sách + Sg tăng, cung vốn vay tăng + đường cung vốn vay dịch chuyển về bên phải + lãi suất cân bằng giảm và lượng vốn vay tăng.