Bài giảng Nguyên lý kinh tế vĩ mô - Chương 10: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

pdf 61 trang phuongnguyen 4910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kinh tế vĩ mô - Chương 10: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_kinh_te_vi_mo_chuong_10_kinh_te_vi_mo_cu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý kinh tế vĩ mô - Chương 10: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

  1. Chương 10 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
  2. Mục tiêu của chương  Xem xét cán cân thanh toán quốc tế  Tìm hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái.  Tìm hiểu các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong các chế độ tỷ giá.  Phân tích tác động của cơ chế quản lý tỷ giá đối với họat động của nền kinh tế.
  3. Khái niệm cơ bản về nền kinh tế mở 1. Nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở  Nền kinh tế đóng - Không có giao dịch với các nền kinh tế khác trên thế giới. - Không có họat động xuất- nhập khẩu, không có sự chu chuyển vốn quốc tế.
  4. Khái niệm cơ bản về nền kinh tế mở  Nền kinh tế mở - Có các họat động giao dịch với các nền kinh tế khác bên ngoài: + mua, bán hàng hóa dịch vụ + mua, bán tài sản vốn
  5. Khái niệm cơ bản về nền kinh tế mở 2. Chu chuyển hàng hóa và vốn  Chu chuyển hàng hóa - Xuất khẩu (X): hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài. - Nhập khẩu (IM): hàng hóa dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và bán trên thị trường trong nước. - Xuất khẩu ròng (NX): NX = X- IM
  6. Khái niệm cơ bản về nền kinh tế mở  Chu chuyển vốn quốc tế - Dòng vốn ra: người dân trong nước mua và nắm giữ tài sản tài chính của nước ngoài. - Dòng vốn vào: người nước ngoài mua và nắm giữ tài sản tài chính trong nước. - Dòng vốn ra ròng: chênh lệch giá trị tài sản tài chính của nước ngoài do người dân trong nước mua với giá trị tài sản tài chính trong nước do người nước ngoài mua.
  7. Mục tiêu của chương  Xem xét cán cân thanh toán quốc tế  Tìm hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái.  Tìm hiểu các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong các chế độ tỷ giá.  Phân tích tác động của cơ chế quản lý tỷ giá đối với họat động của nền kinh tế.
  8. Cán cân thanh toán  Cán cân thanh toán là 1 bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa trong nước với thế giới bên ngoài trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
  9. Cán cân thanh toán  Ghi chép cán cân thanh toán giống như ghi chép tài khoản: - Giao dịch mang lại ngoại tệ cho đất nước thì ghi là khoản mục có (mang dấu +) - Giao dịch dẫn đến thanh toán ngoại tệ cho thế giới bên ngoài được ghi là khoản mục nợ (mang dấu -)
  10. Cán cân thanh toán  Các tài khoản của cán cân thanh toán - Tài khoản vãng lai: phản ánh các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai. - Tài khoản vốn: phản ánh các giao dịch liên quan đến chu chuyển vốn giữa trong nước với nước ngoài.
  11. Cán cân thanh toán (1) Tài khoản vãng lai Có Nợ Cán cân thương mại Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ + Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ - Thu nhập nhân tố từ nước ngoài Thu nhập đầu tư nhận được từ nước ngoài + Thu nhập đầu tư phải trả cho nước ngoài - Các khoản chuyển giao không có đối ứng (2) Tài khoản vốn Sự gia tăng tài sản trong nước nắm giữ bởi ngừơi nước + ngoài Sự gia tăng tài sản nước ngoài nắm giữ bởi người trong - nước (3) Cán cân tổng thể (1)+(2)
  12. Cán cân thanh toán 1.Tài khoản vãng lai  Cán cân thương mại - Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. - Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài.  Thu nhập nhân tố từ nước ngoài - Tiền lãi và cổ tức nhận được từ việc nắm giữ tài sản nước ngoài - Tiền lãi và cổ tức trả cho người nước ngoài nắm giữ tài sản trong nước.
  13. Cán cân thanh toán 1. Tài khoản vãng lai  Các khoản chuyển giao không có đối ứng - Người nước ngoài gửi tiền, quà tặng, viện trợ về trong nước. - Người trong nước gửi tiền, quà tặng, viện trợ ra nước ngoài.
  14. Cán cân thương mại 2. Tài khoản vốn - Vay nước ngoài trung và dài hạn (+) Đầu tư - Cho nước ngoài vay trung và dài hạn (-) gián tiếp - Vay nước ngoài ngắn hạn (+) - Cho nước ngoài vay ngắn hạn (-) Đầu tư - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước (+) trực tiếp - Đầu tư trực tiếp từ trong nước ra nước ngoài (-)
  15. Cán cân thanh toán 3. Cán cân thanh toán  Tổng hợp của cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản vốn.
  16. Cán cân thanh toán  Biểu thị luồng tiền ròng từ thế giới bên ngoài chảy vào 1 quốc gia khi có các giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. - Cán cân thâm hụt khi luồng tiền chảy ra lớn hơn luồng tiền chảy vào. - Cán cân thặng dư khi luồng tiền chảy vào lớn hơn luồng tiền chảy ra. - Cán cân thanh toán thăng bằng khi luồng tiền chảy ra đúng bằng luồng tiền chảy vào.
  17. Cán cân thanh toán 4. Tài khoản tài trợ chính thức  Bằng với cán cân tổng thể về giá trị tuyệt đối nhưng có dấu ngược lại.  Phản ánh sự thay đổi tài sản dự trữ ngoại tệ của NHTW một nước: - Tài khoản này mang dấu (-) hàm ý rằng tài sản dự trữ ngoại tệ của NHTW tăng lên - Tài khoản này mang dấu (+) hàm ý rằng tài sản dự trữ ngoại tệ của NHTW giảm xuống.
  18. u1 Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010 (tỷ USD)
  19. Slide 18 u1 Nếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010 đã có sự cải thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn. Tuy nhiên, dự báo cán cân thanh toán năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD do phần “lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt trong cán cân thanh toán trong năm 2010. Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng. user, 10/5/2011
  20. Mục tiêu của chương  Xem xét cán cân thanh toán quốc tế  Tìm hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái.  Tìm hiểu các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong các chế độ tỷ giá.  Phân tích tác động của cơ chế quản lý tỷ giá đối với họat động của nền kinh tế.
  21. Tỷ giá hối đoái • Tỷ giá hối đoái  Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate)  Tỷ giá hối đoái thực tế (real exchange rate)  Tỷ giá hối đoái bình quân (Effective exchange rate)
  22. Tỷ giá hối đoái 1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa - Là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. - Là giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác.
  23. Tỷ giá hối đoái  Có 2 cách thể hiện tỷ giá này - Số đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ. Ví dụ: tỷ giá hối đoái là 21400 VND/USD) 21400 đồng Việt Nam đổi được 1 đôla Mỹ - Số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị nội tệ. Ví dụ: tỷ giá hối đoái là 1/21400 USD/VND 1/21400 đôla Mỹ đổi được 1 đồng Việt Nam
  24. Tỷ giá hối đoái  Cách niêm yết không ảnh hưởng tới bản chất vấn đề kinh tế  Các cuốn sách kinh tế ở các nước phát triển (Mỹ, Anh, Canada) thường dùng cách ghi số ngoại tệ đổi lấy một nội tệ.  Chúng ta sử dụng cách ghi số đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ.  Ký hiệu là EVDN/USD = 21400
  25. Tỷ giá hối đoái  Sự lên giá - Sự lên giá của một đồng tiền phản ánh sự tăng giá trị của đồng tiền đó khi đo lường bằng đồng tiền khác. - Một đồng tiền lên giá thì đồng tiền đó mạnh hơn vì nó có thể mua nhiều ngoại tệ hơn. - Ví dụ: EVND/USD thay đổi từ 21400 xuống 20000 đồng Việt Nam lên giá so với đôla Mỹ.
  26. Tỷ giá hối đoái  Sự mất giá - Phản ánh sự giảm giá trị của một đồng tiền khi đo lường bằng đồng tiền khác. - Khi một đồng tiền giảm giá thì đồng tiền đó yếu đi vì nó mua được ít ngoại tệ hơn. - Ví dụ: EVND/USD thay đổi từ 21400 lên 21600 Đồng Việt Nam giảm giá
  27. Tỷ giá hối đoái 2. Tỷ giá hối đoái thực tế - Là tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa, dịch vụ nước này với hàng hóa, dịch vụ nước khác. - Thể hiện số hàng hóa dịch vụ trong nước đổi lấy một hàng hóa dịch vụ tương tự của nước ngoài. - Kí hiệu:
  28. Tỷ giá hối đoái - Ví dụ: giá của mớ rau muống ở Việt Nam là 10000 đồng, ở Mỹ là 3$, EVND/USD = 20000. Giá rau muống Việt Nam tính bằng USD là 0,5$ Tỷ giá hối đoái thực tế là 6 = 3$/0,5$ Tức là 6 mớ rau ở Việt Nam đổi lấy 1 mớ rau ở Mỹ Rau muống Mỹ đắt gấp 6 lần rau muống Việt Nam.
  29. Tỷ giá hối đoái  Công thức tính tỷ giá hối đoái thực tế EP  P  Trong đó: - E: tỷ giá hối đoái danh nghĩa - P*: chỉ số giá nước ngoài - P: chỉ số giá trong nước
  30. Tỷ giá hối đoái  Tỷ giá hối đoái thực tế là nhân tố quan trọng quyết định một nước sẽ xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào và với số lượng bao nhiêu. - Khi tỷ giá thực tế (tính theo công thức trên) tăng thì hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn và có sức cạnh tranh cao hơn. - Khi tỷ giá thực tế giảm thì hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn và giảm sức cạnh tranh.
  31. Tỷ giá hối đoái  Tỷ giá hối đoái thực tế tăng khi: - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng hay đồng nội tệ mất giá. - Lạm phát nước ngoài tăng cao hơn lạm phát trong nước.
  32. 3. Tỷ giá hối đoái bình quân  Tỷ giá hối đoái song phương: một nước có tỷ giá hối đoái song phương với các nước khác nhau. Ví dụ: EVND/USD, EVND/EU, EVND/GBP  Tỷ giá hối đoái bình quân: bình quân gia quyền của hầu hết các tỷ giá song phương với mức gia quyền được xác định bởi tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong tổng kim ngạch thương mại của nước đó.
  33. Tỷ giá hối đoái  Công thức EER= ERixWi  Trong đó: - EER: tỷ giá hối đoái bình quân - ERi: tỷ giá hối đoái song phương với nước i. - Wi :tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thươnng mại.
  34. Mục tiêu của chương  Xem xét cán cân thanh toán quốc tế  Tìm hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái.  Tìm hiểu các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong các chế độ tỷ giá.  Phân tích tác động của cơ chế quản lý tỷ giá đối với họat động của nền kinh tế.
  35. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối  Có 2 chế độ quản lý tỷ giá cơ bản và các chế độ kết hợp giữa 2 chế độ cơ bản này: - Chế độ tỷ giá linh hoạt/ thả nổi (flexible/floating exchange rate mechanisim). - Chế độ tỷ giá cố định (fixed exchange rate mechanisim). - Chế độ tỷ giá kết hợp 2 loại trên.
  36. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối  1. Chế độ tỷ giá linh họat - Tỷ giá hoàn toàn được quyết định bởi thị trường và NHTW hoàn toàn không can thiệp vào thị trường ngoại hối. - Tài khoản tài trợ chính thức trong trường hợp này bằng 0.
  37.  Tỷ giá cân bằng được xác định thế nào???
  38. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối  Giả định: - Đôla Mỹ được coi là ngoại tệ nói chung. - Số đồng Việt Nam đổi lấy 1 đôla Mỹ là tỷ giá hối đoái nói chung. - Tỷ giá hối đoái này là giá của đôla Mỹ tính theo đồng Việt Nam, tỷ giá cân bằng được xác định dựa trên cung và cầu về đôla Mỹ trên thị trường Việt Nam.
  39. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối Cung về đôla Mỹ  Bắt nguồn từ tất cả các giao dịch quốc tế của Việt Nam tạo ra thu nhập bằng đôla Mỹ: - Người nước ngoài không có tiền Việt Nam nhưng muốn mua hàng hóa dịch vụ của Việt Nam. Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, người Mỹ trả cho Việt Nam bằng đôla Mỹ. - Người nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ví dụ: người Mỹ mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản ở Việt Nam thì phải chuyển đôla Mỹ thành đồng Việt Nam để giao dịch.
  40. Cung đôla Mỹ Tỷ giá EVND/USD Cung USD E0 2. Giá hàng hóa VN tính bằng đôla tăng E1 người nước ngoài 1. Đồng đôla giảm mua hàng VN giảm giá/đồng lượng cung VN lên giá đôla giảm Q1 Q0 Lượng USD
  41. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối Cầu đôla Mỹ  Bắt nguồn từ các giao dịch dẫn đến thanh toán ngoại tệ cho đối tác nước ngoài. - Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài. - Việt Nam đầu tư vào thị trường nước ngoài.
  42. Cầu đôla Mỹ EVND/USD E0 2. Giá hàng hóa ngoại tính bằng đôla giàm người VN mua E1 nhiều hàng ngoại hơn lượng cầu đôla tăng 1. Đồng đôla giảm giá/đồng VN lên giá DUSSD QUSD Q0 Q1
  43. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối Cân bằng thị trường ngoại hối  Kết hợp cung và cầu về USD trên thị trường ngoại hối (trong hệ thống tỷ giá thả nổi) xác định mức tỷ giá hối đoái cân bằng.
  44. Cân bằng thị trường ngoại hối EVND/USD SUSD E0 DUSD QUSD Q0
  45. Cân bằng thị trường ngoại hối EVND/USD SUSD Tỷ giá điều Dư cung chỉnh giảm để cân bằng thị trường E1 E0 E2 Dư cầu D Tỷ giá USD điều chỉnh tăng để cân bằng thị trường QUSD
  46. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối Sự thay đổi tỷ giá hối đoái  Khi nào tỷ giá cân bằng trên thị trường thay đổi??? - Cung đôla thay đổi: đường cung đôla dịch chuyển sang trái hoặc sang phải. - Cầu đôla thay đổi: đường cầu đôla dịch chuyển sang trái hoặc sang phải.
  47. S1 EVND/USD EVND/USD S0 S0 E1 B B A E1 Eo E0 A D1 D0 D0 Q Q1 Q0 Q0 Q1 Q Sự dịch chuyển của đường cung đôla Sự dịch chuyển của đường cầu đôla
  48. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối  Điều gì làm dịch chuyển đường cung và cầu đôla Mỹ ??? - Sự tăng giá trong nước của hàng xuất khẩu. - Sự tăng giá quốc tế của hàng nhập khẩu. - Sự thay đổi mức giá chung. - Sự vận động của luồng vốn quốc tế. - Đầu cơ.
  49. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối 1. Chế độ tỷ giá linh hoạt  Ưu điểm: - Linh hoạt, dễ thích ứng với môi trường quốc tế và trong nước thường xuyên thay đổi.  Nhược điểm - Rủi ro cho họat động thương mại và tài chính quốc tế.
  50. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối 2. Chế độ tỷ giá cố định - NHTW Việt Nam sẽ ấn định tỷ giá giữa VND và USD là Ef. - NHTW cam kết mua bán USD với tỷ giá mà NHTW đã ấn định. - Tài khoản tài trợ chính thức trong trường hợp này khác 0.
  51. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối  Tỷ giá cân bằng trên thị trường được xác định bởi cung đôla và cầu đôla trên thị trường.
  52. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối Cung đôla  Nguồn cung đôla Mỹ xuất phát từ: - Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ra nước ngoài. - Đầu tư vốn của nước ngoài vào trong nước. - Lượng đôla mà NHTW bán ra ngoài thị trường tư nhân
  53. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối Cầu đôla Mỹ  Nhu cầu đôla Mỹ trên thị trường xuất phát từ: - Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài. - Đầu tư ra thị trường nước ngoài. - NHTW mua đôla Mỹ trên thị trường.
  54. Cân bằng thị trường ngoại hối 2. Dư cung EVND/USD S 1. NHTW ấn định 0 3. NHTW mua đôla tỷ giá ở Ef trên thị trường Ef Cầu đôla tăng Thị trường cân bằng tại mức tỷ giá Ef E0 Dự trữ ngoại hối tăng D và cơ sở tiền VN tăng 1 D0 QUSD Q 2 Q0 Q1
  55. Cân bằngEVND/USD thị trường ngoại hối S0 1. NHTW ấn định tỷ giá tại Ef S1 E0 3. NHTW bán đôla trên thị trường E f Cung đôla tăng Thị trường cân bằng tại tỷ giá Ef 2. Dư cầu D0 Dự trữ ngoại hối giảm Và cơ sở tiền giảm Q0 Q2 Q1 QUSD
  56. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối 2. Chế độ tỷ giá cố định  Ưu điểm - Tăng tính ổn định cho họat động thương mại và đầu tư quốc tế.  Nhược điểm - Giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi lạm phát trong nước cao hơn thế giới. - Các công cụ sử dụng để ổn định tỷ giá mâu thuẫn với yêu cầu hội nhập kinh tế.
  57. Chế độ quản lý tỷ giá và thị trường ngoại hối 3. chế độ tỷ giả thả nổi có quản lý  Tỷ giá được thả nổi và do cung cầu thị trường quyết định.  Nếu tỷ giá dao động vượt ra ngoài biên độ mà NHTW xác lập từ trước thì NHTW sẽ can thiệp để đưa tỷ giá trở lại biên độ
  58. Mục tiêu của chương  Xem xét cán cân thanh toán quốc tế  Tìm hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái.  Tìm hiểu các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong các chế độ tỷ giá.  Phân tích tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với họat động của nền kinh tế.
  59. Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế  Tác động của phá giá đồng nội tệ  Tỷ giá tăng làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm Cải thiện cán cân thương mại và AD tăng Sản lượng tăng, thất nghiệp giảm và mức giá có xu hướng tăng.
  60. Tác động của phá giá đến AD P AS P1 P0 AD1 AD0 Y Y0 Y1