Bài giảng môn Quản trị học - Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Quản trị học - Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_hoc_chuong_2_su_phat_trien_cua_tu_tuong_q.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Quản trị học - Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ
- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ § 1. Bối cảnh lịch sử § 2. Các trường phái quản trị § 2.1 Trường phái quản trị cổ điển § 2.2 Trường phái tâm lý xã hội § 2.3 Trường phái định lượng § 2.4 Trường phái hội nhập § 2.5 Trường phái quản trị hiện đại Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 1. Bối cảnh lịch sử - Tư tưởng quản trị sơ khai gắn liền với tôn giáo và triết học. - Tk 18: cách mạng công nghiệp là tiền đề xuất hiện lý thuyết quản trị. - Đầu tk 20: Federick W Taylor đặt nền móng cho quản trị hiện đại. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2. Các trường phái quản trị Trường phái quản trị khoa Trường phái học quản trị cổ điển Trường phái quản trị hành chánh Tường phái tâm lý Các xã hội trong quản trị trường phái Trường phái định quản lượng trong quản trị trị Trường phái hội Trường phái “Quá trình Quản trị” nhập trong quản trị Trường phái ngẫu nhiên Trường phái “Quản trị hệ thống” Trường phái quản trị hiện đại Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.1 Trường phái quản trị cổ điển § 2.1.1 Trường phái quản trị khoa học § Nội dung: • Tiến hành dựa theo những nguyên tắc khoa học thay cho quản trị theo sự thuận tiện. • Quan tâm đến năng suất lao động thông qua việc quản lý và hợp lý hóa công việc. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.1.1 Trường phái quản trị khoa học § Các nhà tiên phong: • Charles Babbage (1792 - 1871): chuyên môn hóa lao động • Federic W Taylor (1856 – 1915): 4 nguyên tắc quản trị khoa học • Frank (1868 – 1924) và Lillian (1878 – 1972): phát triển hệ thống thao tác, loại bỏ động tác dư thừa • Henry Grant: phát triển sơ đồ Grant Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- Các nguyên tắc Taylor § Nguyên tắc Taylor: § Công tác quản trị tương ứng: § 1. Xây dựng định mức § 1. Nghiên cứu thời gian và và phương pháp công thao tác một cách hợp lý việc § 2. Chọn công nhân một § 2. Dùng mô tả để chọn lựa cách khoa học, huấn công nhân, thiết lập hệ thống luyện phát triển kỹ năng tiêu chuẩn và huấn luyện chính thức § 3. Khen thưởng § 3. Trả lương theo năng suất, thưởng theo sản lượng § 4. Phân nhiệm giữa § 4. Thăng tiến trong công việc quản trị và sản xuất Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- SƠ ĐỒ GRANT CÔNG THỜI GIAN VIỆC T1 T2 T3 A B C Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- Đánh giá trường phái quản trị khoa học § Ưu điểm: • Phát triển kỹ năng phân công chuyên môn hóa. • Nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất. • Nhấn mạnh việc giảm giá thành để tăng hiệu quả. • Coi quản trị như là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- Đánh giá trường phái quản trị khoa học § Khuyết điểm: • Chỉ áp dụng tốt trong môi trường ổn định. • Quá đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người, vấn đề nhân bản ít được quan tâm. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.1 Trường phái quản trị cổ điển § 2.1.2 Trường phái quản trị hành chánh § Trường phái quản trị tổng quát phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức, còn gọi là tư tưởng quản trị tổ chức cổ điển. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.1.2 Trường phái quản trị hành chánh § Các nhà tiên phong của trường phái: • Henry Fayol (1814 – 1925): 14 nguyên tắc quản trị. • Max Weber (1864 - 1920): phát triển tổ chức quan liêu bàn giấy. • Chester Barnard (1886 – 1961): 3 yếu tố của một tổ chức và 4 điều kiện của sự chấp nhận quyền hành. • Herbert Simon: nhà quản trị là con người hành chánh chứ không phải con người kinh tế, quyết định của họ là tương đối. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 14 nguyên tắc của Henry Fayol § 1.Phân chia công việc § 7.Thù lao xứng đáng § 2.Thẩm quyền và trách § 8.Tập trung và phân tán nhiệm § 9.Hệ thống quyền hành § 3.Kỷ luật § 10.Trật tự § 4.Thống nhất chỉ huy § 11.Công bằng § 5.Thống nhất điều khiển § 12.Ổn định nhiệm vụ § 6.Lợi ích cá nhân phụ § 13.Sáng kiến thuộc lợi ích chung § 14.Tinh thần đoàn kết Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- Đánh giá trường phái quản trị hành chánh § Chủ trương rằng năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý. § Giới hạn: các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định § Ít chú ý đến con người và xã hội nên dễ dẫn đến việc xa rời thực tế. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.2 Trường phái tâm lý xã hội trong quản trị § TP TLXH trong QT (Lý thuyết tác phong): nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội. § Hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý xã hội của con người. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.2 Trường phái tâm lý xã hội trong quản trị § Các nhà tiên phong: § Elton Mayo: “yếu tố xã hội” là nguyên nhân tăng năng suất lao động. § Abraham Maslow: “Bậc thang nhu cầu” § Doulas Mc Gregor: Lý thuyết X, Y Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- Bậc thang nhu cầu của Maslow Tự thể hiện Bậc cao Được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Bậc thấp Nhu cầu sinh lý Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.2 Trường phái tâm lý xã hội trong quản trị § Nhận xét về trường phái tác phong trong quản trị § Ưu điểm: • Nhấn mạnh nhu cầu xã hội, được quý trọng và tự thể hiện mình của người công nhân. • Hiểu rõ hơn về sự động viên con người, về ảnh hưởng của tập thể đối với tác phong cũng như các vấn đề tâm lý quản trị. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.2 Trường phái tâm lý xã hội trong quản trị § Nhận xét về trường phái tác phong trong quản trị § Khuyết điểm: • Khái niệm “con người xã hội” chỉ có thể bổ sung cho khái niệm “con người kinh tế” chứ không thể thay thế. • Không phải lúc nào những “con người thỏa mãn” đều là những lao động có năng suất cao. • Xem xét con người là hệ thống khép kín. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.3 Trường phái định lượng trong quản trị § Tất cả các vấn đề đều có thể giải quyết được bằng các mô hình toán, có các đặc tính: § Chủ yếu tập trung vào quyết định § Dựa trên lý thuyết quyết định kinh tế § Dùng quy mô toán học để giải quyết vấn đề § Coi máy tính là công cụ cơ bản trong việc giải quyết các mô hình và bài toán quản trị § Tiếp cận trên 3 hướng cơ bản là: § Quản trị khoa học § Quản trị tác nghiệp § Quản trị hệ thống thông tin Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.3 Trường phái định lượng trong quản trị § Nhận xét về trường phái định lượng trong quản trị § Ưu điểm: • Thâm nhập hầu hết các tổ chức, các quá trình quản trị hiện đại với những kỹ thuật hiện đại. • Đóng góp lớn trong công việc hoạch định và kiểm tra hoạt động. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.3 Trường phái định lượng trong quản trị § Nhận xét về trường phái định lượng trong quản trị § Khuyết điểm: • Chưa giải quyết thỏa đáng khía cạnh nhân bản và tác phong con người. • Các khái niệm và kỹ thuật của lý thuyết này tương đối khó hiểu đối với các nhà quản trị. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.4 Trường phái hội nhập trong quản trị § 2.4.1 Trường phái Quá trình quản trị § Quản trị là một quá trình liên tục của các chức năng quản trị: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát. § Bản chất của quản trị là việc thực hiện đầy đủ các chức năng quản trị. HOẠCH ĐỊNH TỔ CHỨC ĐIỀU KHIỂN KIỂM SOÁT Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.4 Trường phái hội nhập trong quản trị § 2.4.2 Trường phái ngẫu nhiên § Kỹ thuật quản trị thích hợp cho một hoàn cảnh nhất định tùy thuộc vào bản chất và hoàn cảnh đó. § Những nguyên tắc quản trị được xây dựng trên luận đề: “Nếu có X thì tất có Y nhưng phụ thuộc vào điều kiện Z”. Nếu X Tất Y có có Phụ Z thuộc Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.4 Trường phái hội nhập trong quản trị § 2.4.3 Trường phái quản trị hệ thống § Hệ thống là một cơ cấu định hướng theo mục tiêu, gồm các thành phần liên kết với nhau sao cho toàn bộ hệ thống lớn hơn tổng số các thành phần § Hệ thống gồm 4 thành phần cơ bản: nhập lượng, quá trình biến đổi, xuất lượng và phản hồi. § Một hệ thống lớn gồm những hệ thống con, giữa chúng có mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau, có ảnh hưởng đến toàn hệ thống và ngược lại. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.4 Trường phái hội nhập trong quản trị § 2.4.3 Trường phái quản trị hệ thống § Doanh nghiệp là một hệ thống hoạt động theo nguyên lý này. ĐẦU VÀO BIẾN ĐỔI ĐẦU RA Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.4 Trường phái hội nhập trong quản trị § Nhận xét về trường phái hội nhập § Các nhà quản trị cần hiểu: • Không có một khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các trường hợp • Cần lưu ý đến tính độc đáo của môi trường • Sự liên hệ giữa môi trường và đơn vị § Chính trường phái này đã có công hội nhập các tư tưởng quản trị trước nó vào một tư tưởng chung mang tính toàn vẹn và tổng quát. Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.5 Trường phái quản trị hiện đại § 2.5.1 Lý thuyết Z § Ra đời năm 1978 § Giáo sư người Mỹ gốc Nhật William Ouchi xây dựng § Cơ sở xây dựng: áp dụng cách quản lý của Nhật Bản trong các công ty Mỹ § Nội dung: chú trọng đến quan hệ xã hội và yếu tố con người trong tổ chức § Đặc điểm: công việc dài hạn, trách nhiệm cá nhân, quan tâm đến tập thể và gia đình nhân viên Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
- 2.5 Trường phái quản trị hiện đại § 2.5.2 Tiếp cận theo 7 yếu tố (7’S) § Trong quản trị cần phải phối hợp hài hòa 7 yếu tố quản trị có ảnh hưởng lên nhau, khi một yếu tố thay đổi kéo theo các yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng. § 7 yếu tố: • Chiến lược Nhân viên • Cơ cấu Phong cách • Hệ thống Kỹ năng • Mục tiêu phối hợp Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị