Bài giảng Luật ngân sách & hợp đồng lao động - ThS. Lê Minh Nhật

ppt 78 trang phuongnguyen 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật ngân sách & hợp đồng lao động - ThS. Lê Minh Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_ngan_sach_hop_dong_lao_dong_ths_le_minh_nhat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật ngân sách & hợp đồng lao động - ThS. Lê Minh Nhật

  1. LS.ThS. LEÂ MINH NHÖÏT
  2. I. Nội dung cơ bản của Luật ngân sách 1. Khái niệm; cấp ngân sách; thu, chi ngân sách 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chức năng về ngân sách 3. Lập dự toán ngân sách Nhà nước 4. Chấp hành ngân sách Nhà nước 5. Quyết toán ngân sách Nhà nước
  3. 1. Khái niệm; cấp ngân sách; thu, chi ngân sách a). Khái niệm : Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Năm ngân sách được tính từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. b). Cấp ngân sách : - Ngân sách trung ương : gồm các cơ quan Nhà nước do trung ương quản lý. - Ngân sách địa phương : gồm các đơn vị hành chánh có HĐND và UBND
  4. c). Thu, chi ngân sách : *Các khoản thu ngân sách : - Các khoản thuế, phí, lệ phí - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước (tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của Nhà nước; thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ) .
  5. - Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp. - Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích. - Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước. - Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. - Phần nộp ngân sách Nhà nước từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. - Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân.
  6. *Các khoản chi ngân sách : - Chi đầu tư phát triển. - Chi thường xuyên. - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. - Chi viện trợ của ngân sách Trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước. - Chi cho vay của ngân sách Trung ương. - Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
  7. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chức năng về ngân sách a1. Nhiệm vụ của Quốc hội : - Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước: * Tổng số thu ngân sách Nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại. * Tổng số chi ngân sách Nhà nước,bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương. * Mức bội chi ngân sách Nhà nước và nguồn bù đắp.
  8. - Quyết định phân bổ ngân sách TW: * Tổng số và mức chi từng lĩnh vực. * Dự tóan chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương. * Mức bổ sung từ ngân sách TW cho ngân sách từng địa phương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu. - Quyết định danh mục các dự án, các công trình quan trọng Quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. - Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết - Giám sát việc thực hiện ngân sách - Phê chuẩn quyết toán ngân sách
  9. a2. Nhiệm vụ của UBTVQH : - Cho ý kiến về các dự án luật về ngân sách trình Quốc hội - Ban hành các văn bản pháp luật về ngân sách do Quốc hội giao - Thay mặt Quốc hội giám sát việc thi hành ngân sách
  10. b1. Nhiệm vụ của Chính phủ : - Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính, ngân sách; ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách theo thẩm quyền - Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hàng năm, dự toán điều chỉnh ngân sách trung ương trong trường hợp cần thiết. - Quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương.
  11. - Thống nhất quản lý ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự phối hợp giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước. - Tổ chức và điều hành việc thực hiện ngân sách do Quốc hội giao. - Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách, - Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
  12. b2. Nhiệm vụ của Bộ Tài chính : - Chuẩn bị các dự án luật về ngân sách trình Chính phủ, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính, ngân sách theo thẩm quyền . - Chủ trì phối hợp với các cơ quan cấp bộ, cơ quan khác ở trung ương, UBND cấp tỉnh xây dựng các định mức chi ngân sách Nhà nước, chế độ kế toán, quyết toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước. - Chủ trì phối hợp với các cơ quan cấp bộ, cơ quan khác ở trung ương, UBND cấp tỉnh lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách ; tổ chức thực hiện ngân sách.
  13. - Thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước, các nguồn viện trợ quốc tế ; tổ chức thực hiện chi ngân sách Nhà nước theo đúng dự toán được giao, lập quyết toán ngân sách trung ương, trình Chính phủ; tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản Nhà nước. - Kiểm tra các quy định về tài chính, ngân sách của các CQ cấp bộ, cấp tỉnh. - Thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện ngân sách của các đơn vị; kiến nghị các biện pháp xử lý.
  14. c1. Nhiệm vụ của HĐND : - Căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: * Dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, *Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm(%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, • * Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới.
  15. - Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. - Phê chuẩn quyết toán NS địa phương . - Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NS địa phương . - Quyết định điều chỉnh dự toán NS địa phương trong trường hợp cần thiết. - Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
  16. c2. Nhiệm vụ của UBND : - Lập dự toán ngân sách tại địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo chỉ tiêu. - Lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. - Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về tài chính - ngân sách . - Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương. - Phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn. - Báo cáo về ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  17. 3. Lập dự toán ngân sách Nhà nước a). Căn cứ lập dự toán ngân sách : - Nhiệm vụ và phương hướng phát triển KT-XH, Quốc phòng, An ninh - Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước, tỉ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được qui định.
  18. - Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm sau; các văn bản hướng dẫn của các bộ có liên quan - Số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước do các bộ thông báo. - Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước
  19. b). Trình tự : @ Ngân sách địa phương : Sở Tài chính- vật giá phối hợp Sở KHĐT xem xét dự toán thu, chi của các đơn vị, tổng hợp báo cáo UBND, trình HĐND địa phương quyết định @ Ngân sách trung ương : Bộ Tài chính phối hợp Bộ KHĐT xem xét dự toán thu, chi của các đơn vị ở trung ương, tổng hợp với dự toán của địa phương, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định
  20. 4. Chấp hành ngân sách Nhà nước a). Quyết định phân bổ và giao dự toán ngân sách : - Dựa vào dự toán ngân sách đã được duyệt, Quốc hội hoặc HĐND giao chỉ tiêu ngân sách cho các đơn vị thực hiện. b). Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan thu ngân sách - Cơ quan thu ngân sách gồm : * Cơ quan thuế nhà nước * Cơ quan hải quan * Các cơ quan tài chính khác
  21. - Nhiệm vụ, quyền hạn : * Tổ chức thực hiện các khoản thu được giao * Phối hợp với MTTQVN và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách. * Tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp ngân sách Nhà nước do tổ chức, cá nhân nộp. * Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách Nhà nước, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách Nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật.
  22. c). Điều kiện chi ngân sách : - Các mục chi đã đươc ghi trong dự toán. - Được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ký duyệt chi. - Tuân thủ các thủ tucï khác nếu PL có qui định (đấu thầu, thẩm định giá, )
  23. 5. Quyết toán ngân sách Nhà nước a). Trình tự lập, gởi, xét duyệt và thẩm định quyêt toán: - Hết kỳ kế toán, các đơn vị phải khóa sổ kế toán, báo cáo các khoản thu, chi - Phòng, Sở Tài chính thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo về UBND xem xét. - Bộ Tài chính thẩm định quyết toán trung ương, tổng hợp quyết toán địa phương, báo cáo Chính phủ xem xét
  24. b). Thẩm định, phê chuẩn quyết toán ngân sách : - Quốc hội phê chuẩn ngân sách Nhà nước chậm nhất 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. - HĐND cấp tỉnh phê duyệt ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. - HĐND cấp tỉnh qui định thời gian phê duyệt của ngân sách cấp dưới chậm nhất không quá 6 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
  25. II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HĐLĐ 1. Khái niệm, nguyên tắc ký kết 2. Hình thức hợp đồng; các nội dung chính của hợp đồng lao động. 3. Thực hiện HĐLĐ 4. Chấm dứt HĐLĐ 5. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
  26. 1. Khái niệm, nguyên tắc ký kết 1.1. Khái niệm : - HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (Việc làm chỉ mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm)
  27. 1.2. Nguyên tắc ký kết : - Tự nguyện, bình đẳng - Không trái pháp luật, không trái với thỏa ước lao động tập thể. - Khuyến khích các bên thỏa thuận những vấn đề có lợi hơn cho người lao động so với qui định của pháp luật
  28. 1.3. Các trường hợp ký kết HĐLĐ : Lao động trong các đơn vị sau đây phải ký kết HĐLĐ : - Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật DNNN, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngòai tại Việt Nam. - Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội - Các cơ quan hành chánh, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức Nhà nước - Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
  29. - Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động - Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngòai công lập - Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ VN có sử dụng lao động là người VN trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước VN ký kết hoặc tham gia có qui định khác - Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân VN sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước VN ký kết hoặc tham gia có qui định khác
  30. 1.4. Các trường hợp không ký kết HĐLĐ : Lao động trong các đơn vị sau đây không phải ký kết HĐLĐ : - Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Cán bộ, công chức. - Đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp, người giữ các chức vụ trong cơ quan của QH, Chính phủ, UBND các cấp, TAND và VKSND. - Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ TGĐ , Phó TGĐ, GĐ , Phó GĐ , Kế toán trưởng trong DNNN.
  31. - Thành viên HĐQT doanh nghiệp. - Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó. - Cán bộ chuyên trách công tác Đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp. - Xã viên hợp tác xã theo Luật hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công. - Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng QĐND, công an nhân dân.
  32. 1.5. Thẩm quyền ký kết HĐLĐ : a). Đối với người sử dụng lao động : - Nếu người sử dụng lao động là đơn vị, tổ chức thì người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, tổ chức. Người này cũng có thể ủy quyền (bằng văn bản) cho người đại diện theo ủy quyền giao kết hợp đồng lao động. - Nếu người sử dụng lao động là cá nhân thì cá nhân này (đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi) phải trực tiếp ký hợp đồng lao động (không được ủy quyền cho người khác).
  33. b). Đối với người lao động : - Người lao động phải trực tiếp ký hợp đồng lao động. Nếu giao kết HĐLĐ mà thời hạn kết thúc dưới 12 tháng hoặc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì một nhóm người lao động có thể ủy quyền hợp lệ cho một NLĐ trực tiếp giao kết với NSDLĐ. - Người lao động đủ 15 tuổi có toàn quyền giao kết HĐLĐ. Đối với những ngành nghề pháp luật cho phép thu nhận người lao động dưới 15 tuổi thì HĐLĐ phải có xác nhận bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Người lao động có thể giao kết nhiều HĐLĐ với nhiều NSDLĐ nếu có khả năng thực hiện
  34. 2. Hình thức hợp đồng; các nội dung chính của HĐLĐ 2.1. Hình thức hợp đồng: 2.1.1. Hợp đồng chính thức : a). Hợp đồng bằng văn bản : - Loại hợp đồng mà việc giao kết giữa các bên thể hiện bằng văn bản. - Thời hạn thực hiện hợp đồng có thể có thời hạn hoặc không có thời hạn
  35. @ Hợp đồng không xác định thời hạn : là lọai hợp đồng không quy định rõ thời hạn thực hiện, thời điểm kết thúc. Hợp đồng được thực hiện từ khi bắt đầu có hiệu lực đến khi có một sự kiện làm chấm dứt quan hệ hợp đồng. @ Hợp đồng xác định thời hạn : là lọai hợp đồng ghi rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc. Hết thời hạn này, hợp đồng không có giá trị thực hiện trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác, gồm hai lọai: Hợp đồng có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng theo mùa, vụ việc có thời hạn dưới 12 tháng. (đ.27 BLLĐ)
  36. Theo BLLĐ : - Trường hợp HĐLĐ thuộc dạng có xác định thời hạn, sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng mới, nếu không ký kết hợp đồng mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. - Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn (đ.4 NĐ44/2003)
  37. b). Hợp đồng bằng lời nói (khẩu ước, bằng “miệng”) : - Loại hợp đồng do các bên thỏa thuận chỉ thông qua đàm phán và tương thuận mà không lập thành văn bản. - Quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng ; được áp dụng cho những hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình. (đ.28 BLLĐ, đ.3 NĐ44/2003)
  38. 2.1.2. Hợp đồng thử việc : Là loại hợp đồng chưa chính thức. Trong hợp đồng này chỉ tồn tại các điều khỏan cơ bản như công việc, thời hạn thử việc, tiền lương và chỉ có ý nghĩa như một loại điều kiện cho việc tuyển dụng lao động, các bên có quyền chấm dứt bất cứ lúc nào
  39. - Thời gian thử việc : *Không quá 60 ngày đối với lao động trình độ cao đẳng, đại học trở lên; *Không quá 30 ngày đối với lao động trình độ trung cấp, CNKT, nhân viên nghiệp vụ; *Không quá 6 ngày đốùi với các lao động khác - Trong thời gian thử việc, NLĐ được trả ít nhất bằng 70% tiền lương cấp bậc của công việc đó. - Các bên có thể hủy bỏ việc thỏa thuận làm thử mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. - Hết hạn thử việc, NSDLĐ phải thông báo kết quả cho NLĐ; nếu không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức. (đ.32 BLLĐ, đ.7 NĐ44/2003)
  40. 2.2. Các nội dung chính của hợp đồng: Nội dung của HĐLĐ là tòan bộ những vấn đề được phản ánh trong hợp đồng, bắt nguồn từ những thỏa thuận của các chủ thể, được ghi nhận trong các điều khỏan, gồm : công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an tòan lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội • Hợp đồng bằng văn bản có nội dung theo mẫu hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh xã hội (TT21/2003)
  41. 3. Thực hiện HĐLĐ 3.1. Nguyên tắc thực hiện : - Hai bên phải thực hiện các nội dung đã thỏa thuận. - Trường hợp thỏa thuận trái pháp luật, thỏa ước lao động sẽ áp dụng các qui định có lợi cho người lao động - Hợp đồng có hiệu lực từ ngày giao kết, ngày do hai bên thỏa thuận hoặc từ ngày người lao động làm việc
  42. 3.2. Trường hợp thay đổi, tạm hoãn thực hiện HĐLD : a). Thay đổi : - Nếu có yêu cầu thay đổi, phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày. - Việc thay đổi thể hiện bằng cách sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng mới. - Trường hợp hai bên không thỏa thuận về việc sửa đổi thì tiếp tục thực hiện HĐ đã ký hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐ
  43. b). Tạm hoãn thực hiện hợp đồng, khi : @. NLĐ bị tạm giữ, tạm giam : *Nếu việc tạm giữ, tạm giam liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động và thời gian tạm giam quá 1 tháng thì NLĐ được tạm ứng 50% lương tính theo mức lương của tháng trước liền kề. Sau đó, nếu xác định NLĐ bị oan thì NLĐ được nhận lại làm công việc cũ, được nhận đủ tiền lương trong những ngày bị tạm giữ, tạm giam; nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không phải hòan trả lại khỏan tiền đã được tạm ứng ; nếu phạm pháp nhưng được Tòa án xét miễn tố, không bị tù giam hoặc không cấm làm công việc cũ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, NSDLĐ bố trí cho người đó làm việc cũ hoặc sắp xếp công việc mới.
  44. * Nếu việc tạm giữ, tạm giam không liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động nhưng được Tòa án xét xử miễn tố, không bị tù giam hoặc không cấm làm công việc cũ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, NSDLĐ bố trí cho người đó làm việc cũ hoặc sắp xếp công việc mới. (trường hợp này, NLĐ không được tạm ứng tiền lương) @. NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác theo qui định của pháp luật. @. Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận .
  45. Hết thời hạn tạm hoãn, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc, NSDLĐ có trách nhiệm sắp xếp việc làm cho NLĐ. Nếu NLĐ phải nghỉ chờ việc từ 2 giờ trở lên thì NLĐ được trả đủ tiền lương cho số giờ phải nghỉ chờ việc theo mức lương thời gian của tháng trước liền kề với tháng bắt đầu tạm hoãn hợp đồng lao động. Nếu quá 5 ngày, NLĐ không đến địa điểm làm việc mà không có lý do chính đáng thì có thể bị sa thải. (đ.35 BLLĐ, đ.10 Nđ44/2003)
  46. 4. Chấm dứt hợp đồng lao động 4.1. Chấm dứt HĐLĐ hợp pháp: Có thể vì những lý do đương nhiên hoặc do chủ định của một trong các bên : @. Đương nhiên chấm dứt HĐLĐ , khi : - Hết hạn hợp đồng. - Đã hoàn thành công việc theo HĐ, được các bên xác nhận và đồng ý kết thúc hợp đồng . - Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐ trước hạn - NLĐ bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án - NLĐ chết; mất tích theo tuyên bố của TA (Các trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ, hai bên không cần phải báo trước) (đ.36 BLLĐ, TT 21/2003)
  47. @. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ : - Do một bên quyết định chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia. - Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể phát sinh từ NLĐ hoặc NSDLĐ • NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ : (đ.37 BLLĐ, đ.11 NĐ44/2003) - Đốùi với HĐLĐ không xác định thời hạn : . Khi muốn chấm dứt HĐ, NLĐ phải báo trước cho NSDLĐ 45 ngày . Khi ốm đau, tai nạn đã điều trị 6 tháng liền nhưng chưa hồi phục, NLĐ có quyền chấm dứt HĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ 3 ngày
  48. - Đốùi với HĐLĐ xác định thời hạn: NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi có căn cứ và phải báo trước : . Căn cứ (7) : + Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  49. - Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc gặp khó khăn đột xuất như thiên tai, hỏa hoạn; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước, NSDLĐ có quyền điều chuyển NLĐ sang làm một công việc khác trái nghề (phù hợp với sức khỏe và giới tính của người lao động) trong một thời hạn tối đa là 60 ngày (cộng dồn) trong một năm. Quá thời hạn điều chuyển 60 ngày mà NSDLĐ muốn điều chuyển thêm thì phải có sự đồng ý của NLĐ. Nếu NLĐ không chấp thuận mà phải ngừng việc từ 2 giờ trở lên thì NLĐ được trả đủ tiền lương cho số giờ phải ngừng việc theo mức lương thời gian của tháng trước liền kề với tháng bắt đầu tạm thời chuyển làm việc khác
  50. - NLĐ được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày nếu lương theo công việc mới thấp hơn lương cũ. Sau đó, được trả ít nhất bằng 70% mức lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. - Nếu NLĐ không chấp hành thì NLĐ không được hưởng lương ngừng việc và có thể bị xử lý kỷ luật lao động. (đ.9 NĐ44/2003)
  51. + Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận. (Trừ trường hợp đặc biệt do sự cố điện nước; do phải di dời địa điểm, , NSDLĐ có thể trả lương chậm không qúa 1 tháng và nếu trả chậm qúa 15 ngày phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gởi tiết kiệm do Ngân hàng công bố tại thời điểm trả lương) + Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động: Khi NLĐ bị đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép buộc làm những công việc không phù hợp giới tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự NLĐ
  52. + Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn : . Chuyển chổ ở thường trú đến nơi khác, đi lại làm việc gặp nhiều khó khăn . Được phép định cư ra nước ngoài . Bản thân phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng), cha, mẹ ruột, cha, mẹ vợ (chồng), con bị ốm đau từ 3 tháng trở lên . Gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác được chính quyền cấp xã nơi cư trú xác nhận không thể tiếp tục thực hiện HĐ + Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước. + NLĐ có thai phải nghĩ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
  53. + NLĐ theo HĐ có thời gian xác định từ đủ 12 tháng đến 36 tháng bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 3 tháng liền; NLĐ theo HĐ mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng có thời gian điều trị ¼ thời hạn HĐ mà khả năng lao động chưa hồi phục . Thời hạn báo trước : - Trường hợp không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận; không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn; bị ngược đãi, cưỡng bức lao động; NLĐ theo HĐ có thời gian xác định từ đủ 12 tháng đến 36 tháng bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 3 tháng liền; NLĐ theo HĐ mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng có thời gian điều trị ¼ thời hạn HĐ mà khả năng lao động chưa hồi phục : phải báo trước ít nhất 3 ngày
  54. - Trường hợp bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước : phải báo trước ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 3 ngày nếu là hợp đồng dưới 12 thángï. - Trường hợp người lao động có thai phải nghĩ việc theo chỉ định của thầy thuốc : thời gian báo trước tùy thuộc thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
  55. NLĐ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ KHÔNG THỜI HẠN Không cần căn cứ Ốm đau, tai nạn điều trị 6 tháng liền Báo trước 45 ngày Báo trước 3 ngày
  56. NLĐ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ CÓ THỜI HẠN Gặp Được Không bố Không Bị Ốm đau, LĐ nữ khó bầu trí đúng trả đúng, ngược tai nạn có thai khăn nhiệm vụ việc đủ lương đãi điều trị dài khác ngày HĐ từ 12 đến 36 tháng: báo trước 30 ngày Theo chỉ Báo trước 3 ngày HĐ dưới 12 tháng: báo định của trước 3 ngày thầy thuốc
  57. *NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ : (đ.38 BLLĐ, đ.12 NĐ44/2003) NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi có căn cứ và phải báo trước : . Căn cứ (6) : + NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng: Khi NLĐ không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất 2 lần trong 1 tháng mà sau đó vẫn không khắc phục
  58. + NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải, khi : . NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Doanh nghiệp. . NLĐ bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. . NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng
  59. + Người lao động bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liền (đối với loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn), đã điều trị 6 tháng liền (đối với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) hoặc đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng (đối với loại hợp đồng lao động theo mùa vụ thời hạn dưới 12 tháng) mà khả năng lao động chưa hồi phục. + Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng buộc người sử dụng lao động phải thu hẹp sản xuất, giảm chổ làm việc. + Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
  60. + Do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà NSDLĐ phải giảm việc làm: Được xem là thay đổi công nghệ khi : . Thay đổi một phần hoặc toàn bộ qui trình sản xuất tiên tiến có năng suất lao động cao hơn. . Thay đổi một số khâu hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn. . Sử dụng công nghệ tiến tiến có năng suất lao động cao, chất lượng hơn thay thế công nghệ lạc hậu. . Sáp nhập, giải thể một bộ phận của đơn vị
  61. . Muốn chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ phải trao đổi với BCHCĐ và báo trước : + Trao đổi với BCHCĐ cơ sở : - Trong trường hợp NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐ, NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải, bị ốm đau đã điều trị thời gian dài mà chưa hồi phục; - Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, NSDLĐ có trách nhiệm đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng vào những chổ làm việc mới; nếu không giải quyết được cần cho thôi việc, NSDLĐ phải căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp, thâm niên làm việc, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. - Nếu hai bên không nhất trí, phải báo cáo cho cơ quan lao động biết và sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo, NSDLĐ mới có quyền quyết định
  62. . Thời hạn báo trước : - Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; - Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; - Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ thời hạn dưới 12 tháng. * Trường hợp do người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải không cần phải báo trước
  63. NSDLĐ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ NLĐ bị NLĐ TX NLĐ ốm Do thay Do DN Do thiên kỷ luật không hoàn đau, tai nạn đổi cơ chấm tai, hỏa sa thải thành nhiệm điều trị dài cấu, dứt hoạt hoạn, bất vụ ngày công động khả nghệ kháng Trao đổi BCHCĐ, nếu không nhất trí, báo CQ cấp trên, được Đào tại lại, trao đổi quyết định sau 30 ngày BCHCĐ, nếu không nhất trí, báo CQ cấp trên, được quyết định sau 30 ngày Không báo trước Báo trước 45, 30 hoặc 3 ngày
  64. *Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: - Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp nghỉ quá thời gian qui định như nêu trên - Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được NSDLĐ cho phép. - Người lao động là nữ trong các trường hợp kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động
  65. 4.3. Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt HĐLĐ: + Đối với NLĐ (đ43 BLLĐ, đ.13 Nđ44/2003, TT21/2003): - Nhận lại sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội. - Được thanh toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền nghỉ phép, chưa được thanh toán. - Được hưởng chế độ BHXH . - Được nhận trợ cấp thôi việc khi đã làm việc từ 1 năm trở lên; cứ mỗi năm làm việc được trả nửa tháng lương gồm lương cấp bậc, chức vụ và các loại phụ cấp (nếu có). Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là mức lương bình quân của 6 tháng liền trước khi thôi việc
  66. (NLĐ chỉ không được nhận trợ cấp thôi việc khi NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải trừ trường hợp NLĐ bị sa thải vì NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng) - Được nhận trợ cấp mất việc (khi làm việc từ 1 năm trở lên,mỗi năm làm việc được hưởng 1 tháng lương, kể cả phụ cấp nhưng thấp nhất bằng 2 tháng lương) nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐ do thay đổi cơ cấu công nghệ. - NLĐ phải bàn giao các dụng cụ, nguyên, vật liệu đã được giao để thực hiện công việc. - Việc thanh toán thực hiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐ. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày
  67. + Đối với người sử dụng lao động : - Yêu cầu người lao động bàn giao dụng cụ, thiết bị, hồ sơ mà trước đó họ được giao để làm việc trong thời hạn luật định - Thanh toán cho người lao động các khoản tiền lương, thưởng, nghỉ phép chưa được thanh toán. - Ghi nhận xét và trả sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động - Trả trợ cấp thôi việc cho người lao động trừ những trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc - Trả trợ cấp mất việc trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu công nghệ.
  68. 4.2. Chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp (trái PL): Khi vi phạm về căn cứ (nếu việc chấm dứt phải có căn cứ) hoặc vi phạm về qui định báo trước * Chế tài : + Đối với NLĐ (đ41 BLLĐ, đ.13 Nđ44/2003): - Không được hưởng trợ cấp thôi việc - Bồi thường chi phí đào tạo (nếu có). Trường hợp NLĐ là nữ, có thai và phải đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo ý kiến của thầy thuốc thì không phải bồi thường chi phí đào tạo. - Nếu vi phạm về thời gian báo trước phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ những ngày không báo trước - Bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương. Tiền lương làm căn cứ để tính bồi thường là tiền lương thực tế mà NLĐ được hưởng của tháng trước đó.
  69. + Đối với NSDLĐ (đ41 BLLĐ): + Phải nhận NLĐ trở lại làm việc và bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương, phụ cấp trong những ngày không được làm việc, ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp. + Nếu NLĐ không muốn làm việc tiếp, ngoài khoản bồi thường nêu trên còn được hưởng trợ cấp thôi việc, + Nếu NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc và NLĐ đồng ý thì ngoài các khoản nêu trên, hai bên thỏa thuận về khoản bồi thường thêm cho NLĐ. + Nếu vi phạm về thời gian báo trước thì phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.
  70. 5. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất 5.1. Khái niệm và trường hợp áp dụng kỷ luật lao động : - Kỷ luật lao động là những qui định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội qui lao động. - Doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên phải có nội qui lao động bằng văn bản. - NLĐ bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi vi phạm các qui định trên.
  71. 5.2. Các hình thức kỷ luật lao động : •a). Khiển trách: • Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với NLĐ phạm lỗi lần đầu ở mức độ nhẹ. •b). Kéo dài thời gian nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức : Khi NLĐ đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc có những hành vi vi phạm được quy định trong nội quy lao động. NSDLĐ căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật và hoàn cảnh của NLĐ để lựa chọn một trong ba hình thức này
  72. c). Sa thải Aùp dụng khi : . Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. . NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm (6 tháng kể từ ngày bị xử lý) . NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
  73. 5.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm KLLĐ: - Mỗi hành vi vi phạm KLLĐ chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một NLĐ có nhiều hành vi vi phạm KLLĐ đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất - Không xử lý KLLĐ đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình . - Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
  74. - Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động. - Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công.
  75. * Thủ tục thi hành kỷ luật lao động: + Thời hạn xử lý (thời hiệu) là 03 tháng đến không quá 06 tháng kể từ khi NLĐ vi phạm hoặc phát hiện vi phạm. + Khi xem xét, xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Công đòan cơ sở và có mặt đương sự để họ có thể trình bày hay tiếp thu ý kiến (trừ khi đã thông báo 3 lần bằng văn bản mà người lao động vẫn vắng mặt). + Trong phiên họp kỷ luật, NLĐ có quyền bào chữa hoặc mời Luật sư hay người khác bào chữa. Diễn biến của phiên họp phải được ghi lại thành biên bản.
  76. + Người bị kỷ luật lao động nếu thấy hình thức kỷ luật lao động không thỏa đáng có quyền khiếu nại với NSDLĐ, cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo qui định của pháp luật. + Sau 3 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, sau 6 tháng đối với hình thức chuyển làm việc khác hoặc kéo dài thời hạn nâng lương, kể từ ngày bị xử lý, nếu người đang thi hành kỷ luật không tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật. + Khi bị kỷ luật với hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làmviệc khác, nếu NLĐ chấp hành được một nửa thời hạn mà có sửa chữa, tiến bộ thì được NSDLĐ xét giảm thời hạn thi hành kỷ luật.
  77. 5.4. Trách nhiệm vật chất của NLĐ trong lao động: a). Khái niệm : - Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm mà người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm gây ra trong quá trình lao động - Trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh khi người lao động gây thiệt hại trong lúc thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động và tài sản bị thiệt hại phải thuộc quyền quản lý, sử dụng, bảo quản, gìn giữ của họ trên cơ sở quan hệ lao động.
  78. b). Mức bồi thường : - Mức bồi thường cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra sự thiệt hại nhưng không được vượt quá mức thiệt hại trực tiếp mà họ đã gây ra. - Nếu NLĐ do sơ suất làm hỏng tài sản, dụng cụ, thiết bị của NSDLĐ, mức thiệt hại không nghiêm trọng (dưới 5 triệu đồng) thì bồi thường nhiều nhất bằng 3 tháng lương, trừ dần vào lương nhưng không quá 30% lương tháng. - Nếu NLĐ làm mất mát tài sản hoặc tiêu hao vật tư vượt quá định mức thì tùy từng trường hợp họ phải bồi thường tòan bộ hay một phần thiệt hại theo thời giá thị trường. Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Trường hợp bất khả kháng thì NLĐ không phải bồi thường.