Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương I: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường và nhập môn kinh tế học công cộng - ThS. Hoàng Trung Dũng

ppt 37 trang phuongnguyen 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương I: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường và nhập môn kinh tế học công cộng - ThS. Hoàng Trung Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_hoc_cong_cong_chuong_1_vai_tro_cua_chinh_p.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương I: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường và nhập môn kinh tế học công cộng - ThS. Hoàng Trung Dũng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG THS. HOÀNG TRUNG DŨNG Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Hà Nội, 2008
  2. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG Cả thị trường và chính phủ đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh. Thiếu một trong hai điều này thì hoạt động của nền kinh tế hiện đại chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay. Paul A. Saumuelson, 1967
  3. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ • Khu vực công cộng: Hệ thống các cơ quan, tổ chức Nhà nước, đứng đầu và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của khu vực ấy là một bộ máy chung là Chính phủ. • Chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích chung của xã hội đó là tài trợ cho việc cung cấp những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu cầu.
  4. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ Xem xét 03 mô hình kinh tế điển hình: • Nền kinh tế thị trường thuần túy. • Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. • Nền kinh tế hỗn hợp.
  5. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ Mô hình kinh tế thị trường thuần túy được xây dựng xuất phát từ quan điểm bàn tay vô hình của Adam Smith. Trong khi các cá nhân theo đuổi các lợi ích của riêng mình trong một môi trường cạnh tranh, thì cũng sẽ phục vụ luôn cho lợi ích của xã hội. Trong nền kinh tế như thế, vai trò của Chính phủ là tối thiểu.
  6. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ Mô hình nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung muốn có một cơ quan có khả năng tính toán, điều phối có kế hoạch mọi cân đối trong nền kinh tế quốc dân. Gây ra một sự tùy tiện, chủ quan rất lớn trong việc áp đặt giá cả và sản lượng, thủ tiêu động lực phấn đấu của cá nhân và gây ra sự lãng phí, phi hiệu quả nghiêm trọng trong xã hội.
  7. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ Mô hình nền kinh tế hỗn hợp cho thấy sự vận hành song song, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau của cả thị trường và Chính phủ. Trong nền kinh tế đó, vai trò của Chính phủ không phải là cạnh tranh hoặc thay thế cho khu vực tư nhân. Trái lại, Chính phủ thúc đẩy, hỗ trợ và điều tiết hoạt động của khu vực này.
  8. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ Tuy cùng là một nền kinh tế hỗn hợp, nhưng vai trò của Chính phủ trong mỗi nền kinh tế nhất định lại mạnh yếu khác nhau. Đó là do quan điểm khác nhau về mức độ nghiêm trọng mà mỗi nước nhận thức về các dạng thất bại của thị trường và khả năng khắc phục chúng của Chính phủ.
  9. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2. Sự thay đổi vai trò chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20 • Thập kỷ 50 - 70. • Thập kỷ 80. • Thập kỷ 90. • Hiện nay.
  10. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2. Sự thay đổi vai trò chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20 Thập kỷ 50-70: Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền công nghiệp hướng nội, phân bổ các nguồn lực trong xã hội, xác định các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước ra đời. NICs chuyển hướng chiến lược hưởng ngoại và đã có được tốc độ tăng trưởng rất ngoạn mục.
  11. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2. Sự thay đổi vai trò chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20 Thập kỷ 80: thu hẹp sự can thiệp của Chính phủ, tạo điều kiện cho thị trường vận hành tự do hơn, thu hẹp KVCC, giảm điều tiết thị trường Mục tiêu hiệu quả kinh tế đã được đưa lên hàng đầu, mục tiêu công bằng bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chiến lược này không mang lại kết quả mong muốn, thậm chí gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng.
  12. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2. Sự thay đổi vai trò chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20 Thập kỷ 90: KVTN có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả. Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng môi trường thể chế, pháp lý và kinh doanh thuận lợi, tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, xây dựng kết cấu hạ tầng và bảo vệ giúp đỡ người nghèo.
  13. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2. Sự thay đổi vai trò chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20 Hiện nay: Không còn tranh cãi giữa KVCC và KVTN, khu vực nào có vai trò quan trọng hơn. Hai khu vực bổ sung cho nhau, là động lực cho nhau phát triển. Chính phủ giữ vai trò người điều tiết thông qua chính sách vĩ mô, được gói gọn trong thuật ngữ “quản trị quốc gia”, hay “điều hành nhà nước”.
  14. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.3. Chính phủ và khu vực công cộng Khu vực công cộng: Bộ phận của nền kinh tế cần phải và có thể được phân bổ nguồn lực bằng cơ chế phi thị trường: - Hệ thống các cơ quan quyền lực của Nhà nước. - Hệ thống quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội - Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. - Các lực lượng kinh tế của Nhà nước (DNNN, tập đoàn ) - Hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội
  15. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.4. Khu vực công cộng ở Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển KVCC ở Việt Nam khái quát lại thành hai giai đoạn lớn: • Giai đoạn kế hoạch hoá tập trung. • Giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường. Mốc thời gian tương đối là trước và sau khi Đảng CSVN đề xướng Công cuộc Đổi mới năm 1986.
  16. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.4. Khu vực công cộng ở Việt Nam KVCC Việt Nam vẫn còn bộc lộ yếu kém:  Bộ máy hành chính mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.  Cơ sở hạ tầng yếu kém, mất cân đối nghiêm trọng giữa thành thị và nông thôn.  DNNN vẫn bộc lộ những yếu kém chưa khắc phục được.  Hệ thống an sinh xã hội tiếp cận được DNNN, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và DNTN lớn.
  17. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.4. Khu vực công cộng ở Việt Nam Nguyên nhân cơ bản của yếu kém:  Xuất phát điểm nước ta quá thấp, ngân sách nhà nước nhỏ bé, mất cân đối nghiêm trọng và kéo dài.  Bộ máy hành chính đã quá quen với cung cách vận hành trì trệ.  Tâm lý thụ động, trông chờ vào Nhà nước và cấp trên vẫn còn nặng nề.  Thói quen được bao cấp, bảo hộ vẫn chưa giải quyết triệt để.
  18. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 1. CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.5. Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế
  19. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ Kinh tế học phúc lợi là một nhánh của lý thuyết kinh tế quan tâm đến sự mong muốn của xã hội đối với các trạng thái kinh tế khác nhau. Lý thuyết về kinh tế học phúc lợi được sử dụng để phân biệt các trường hợp trong đó thị trường được coi là hoạt động có hiệu quả với các trường hợp mà thị trường thất bại, không thể đưa ra được kết quả mong muốn.
  20. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.1. Hiệu quả Pareto và hoàn thiện Pareto Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác. Nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách phân bổ lại các nguồn lực đó là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu.
  21. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.2. Điều kiện đạt hiệu quả Pareto Xét mô hình đơn giản nhất về một nền kinh tế chỉ có hai người là A và B: • Sử dụng hai loại đầu vào có lượng cung cố định là vốn (K) và lao động (L). • Sản xuất và tiêu dùng hai loại hàng hóa là lương thực (X) và quần áo (Y). • Điều kiện công nghệ là cho trước.
  22. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.2. Điều kiện đạt hiệu quả Pareto (1) Điều kiện hiệu quả sản xuất: Tỷ xuất thay thế kỹ thuật biên giữa 2 đầu vào như nhau: MRTSXLK = MRTSYLK. (2) Điều kiện hiệu quả phân phối: Tỉ xuất thay thế biên giữa 2 hàng hóa như nhau: MRSAXY = MRSBXY. (3) Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: Tỉ suất chuyển đổi biên giữa 2 hàng hóa bằng tỉ suất thay thế biên giữa chúng của các cá nhân: MRTXY = MRSAXY = MRSBXY.
  23. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.3. Điều kiện biên về hiệu quả Nếu lợi ích biên để sản xuất một đơn vị hàng hóa lớn hơn chi phí biên thì lợi ích hàng hóa đó cần được sản xuất thêm. Trái lại, nếu lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên thì sản xuất đơn vị hàng hóa đó là sự lãng phí nguồn lực. Mức sản xuất hiệu quả nhất về hàng hóa này sẽ đạt khi lợi ích biên bằng chi phí biên: MB = MC hay lợi ích biên ròng (MB - MC) bằng 0.
  24. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.4. Nội dung Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi Định lý thuận: Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sản xuất và tiêu dùng còn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong những điều kiện nhất định (sẽ được bàn đến sau) nền kinh tế sẽ tất yếu chuyển tới một cách phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto.
  25. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.4. Nội dung Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi Định lý đảo: Trong một nền kinh tế tuân thủ các quy luật kinh doanh thông thường và với những điều kiện nhất định, Chính phủ có thể đạt tới bất kỳ một cách phân bổ hiệu quả nào bằng cách tiến hành phân phối lại thu nhập ban đầu (bằng các công cụ phân phối lại lý tưởng, không gây tổn thất cho xã hội), sau đó để nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo tự hướng dẫn nền kinh tế đi tới điểm mong muốn đó.
  26. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.4. Nội dung Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi Định lý đảo: Trong một nền kinh tế tuân thủ các quy luật kinh doanh thông thường và với những điều kiện nhất định, Chính phủ có thể đạt tới bất kỳ một cách phân bổ hiệu quả nào bằng cách tiến hành phân phối lại thu nhập ban đầu (bằng các công cụ phân phối lại lý tưởng, không gây tổn thất cho xã hội), sau đó để nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo tự hướng dẫn nền kinh tế đi tới điểm mong muốn đó.
  27. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.5. Hạn chế của tiêu chuẩn Pareto và Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi • Chỉ đúng trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. • Không quan tâm đến sự bất bình đẳng. • Tiêu chuẩn Pareto chỉ đưa ra một dấu hiệu tốt về hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế ổn định. Khi lạm phát cao, nó sẽ đưa ra tín hiệu sai lệch. • Định lý cơ bản của kinh tế học Phúc lợi được nghiên cứu trong bối cảnh một nền kinh tế đóng.
  28. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ  Chính phủ can thiệp để khắc phục những thất bại của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực.  Chính phủ can thiệp để phân phối lại thu nhập và nguồn lực, nhằm đảm bảo công bằng xã hội.  Chính phủ can thiệp để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân.  Chính phủ đại diện cho quyền lợi quốc gia trên trường quốc tế.
  29. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ 2.6. Thất bại thị trường - cơ sở chính để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn. • Độc quyền thị trường. • Ngoại ứng. • Hàng hóa công cộng, khuyến dụng, phi khuyến dụng. • Thông tin không đối xứng. • Bất ổn định kinh tế. • Mất công bằng xã hội.
  30. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 3. CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC VÀ HẠN CHẾ TRONG SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ 3.1. Chức năng của Chính phủ • Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. • Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. • Ổn định kinh tế vĩ mô. • Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế.
  31. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 3. CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC VÀ HẠN CHẾ TRONG SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ 3.2. Nguyên tắc cơ bản • Nguyên tắc hỗ trợ: hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn. KVCC không cạnh tranh nhằm lấn át KVTN, mà là chất xúc tác tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực KVTN, vì lợi ích chung của toàn xã hội. • Nguyên tắc tương hợp: ưu tiên sử dụng những biện pháp không làm méo mó thị trường.
  32. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 3. CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC VÀ HẠN CHẾ TRONG SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ 3.3. Hạn chế • Hạn chế do thiếu thông tin. • Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng cá nhân. • Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính. • Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng.
  33. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 4.1. Đối tượng • Sản xuất cái gì? • Sản xuất như thế nào? • Sản xuất cho ai? • Các quyết định kinh tế được đưa ra như thế nào? Cách tiếp cận là từ góc độ Chính phủ, hay vai trò của KVCC nhằm giải quyết các câu hỏi đó.
  34. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 4.2. Nội dung nghiên cứu • Tìm hiểu xem KVCC tham gia những hoạt động kinh tế nào và chúng được tổ chức ra sao? • Tìm hiểu và dự đoán trước tác động mà một chính sách của Chính phủ có thể gây ra. • Đánh giá các phương án chính sách và rút ra nhận định.
  35. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 4.3. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp phân tích thực chứng: là phương pháp phân tích khoa học nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế. • Phương pháp phân tích chuẩn tắc: là phương pháp phân tích dựa trên những nhận diện chủ quan cơ bản về điều gì đáng có hoặc cần làm để đạt được những kết quả mong muốn.
  36. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG 4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 4.3. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp phân tích thực chứng: là phương pháp phân tích khoa học nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế. • Phương pháp phân tích chuẩn tắc: là phương pháp phân tích dựa trên những nhận diện chủ quan cơ bản về điều gì đáng có hoặc cần làm để đạt được những kết quả mong muốn.
  37. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!