Bài giảng Kế hoạch doanh nghiệp - Chương VI: Kế hoạch lao động-Tiền lương - TS. Chu Thị Kim Loan
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế hoạch doanh nghiệp - Chương VI: Kế hoạch lao động-Tiền lương - TS. Chu Thị Kim Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ke_hoach_doanh_nghiep_chuong_vi_ke_hoach_lao_dong.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kế hoạch doanh nghiệp - Chương VI: Kế hoạch lao động-Tiền lương - TS. Chu Thị Kim Loan
- CHƯƠNG VI KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG • Vị trí, nhiệm vụ kế hoạch lao động tiền lương • Dự báo nhu cầu về nhân sự trong doanh nghiệp • Một số nội dung chính của kế hoạch lao động tiền lương
- I. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KH LĐTL 1. Ví trí - Là một bộ phận của KH SXKD hàng năm của DN, quyết định việc đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của DN - Giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực chất nguồn nhân lực trong DN so với yêu cầu, từ đó đưa ra các định hướng tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Là căn cứ quan trọng để tổ chức sử dụng đầy đủ, hợp lý nguồn lao động, phát huy tiềm năng nguồn nhân lực. - Giúp DN xác định số tiền công để trả cho người lao động
- I. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KH LĐTL (tt) 2. Nhiệm vụ - Xác định nhu cầu nhân lực, tiền lương nhằm bảo đảm thực hiện KH sản xuất. - Phản ánh chính xác thực trạng nguồn nhân lực của toàn bộ DN và từng bộ phận trong DN. - Tiến hành cân đối giữa khả năng và nhu cầu về LĐ trong năm KH, đưa ra được những biện pháp xác đáng để thoả mãn nhu cầu đó. - Khai thác các khả năng tiềm tàng của DN nhằm giảm tiêu hao thời gian lao động cho sản xuất 1 ĐVSP, tăng NSLĐ. - Đưa ra được những căn cứ xác đáng giúp cho công tác quản trị nguồn nhân lực chủ động, có hiệu quả.
- II. DỰ BÁO NHU CẦU VỀ NHÂN SỰ TRONG DN 1. Các yếu tố tác động đến nhu cầu về nhân sự của DN a. Các yếu tố bên ngoài - Các yếu tố KT - Các yếu tố chính trị và pháp luật - Các yếu tố VH - XH: Thái độ, sở thích, trình độ, v.v. - Sự thay đổi của công nghệ và KH kỹ thuật - Cạnh tranh b. Các yếu tố thuộc nội bộ DN – Mục tiêu của DN – Ngân sách – Dự báo bán hàng và sản xuất – Sự biến động về nhân sự trong DN (đề bạt, hết hợp đồng, về hưu, sa thải, mất)
- 2. Dự báo nhu cầu về nhân sự PP chuyên gia PP định lượng Các PP khác
- 2. Dự báo nhu cầu về nhân sự (tt) a. Phương pháp định lượng * PP dự báo xu hướng - Căn cứ: Xu hướng tuyển dụng LĐ của DN trong các năm quá khứ - Các PP: + Ngoại suy: Dựa vào SL quá khứ để dự tính cho tương lai. + PP chỉ số: Áp cho sự tăng trưởng của nhu cầu nhân sự một chỉ số. * PP phân tích tương quan Dựa vào mối quan hệ giữa 2 biến số, trong đó một biến là nhu cầu nhân sự và một biến có thể là doanh số, vốn đầu tư, qui mô diện tích, v.v.
- 2. Dự báo nhu cầu về nhân sự (tt) b. PP chuyên gia Dựa trên ý kiến đánh giá của những người có kinh nghiệm và hiểu biết về nhu cầu nhân sự tương lai (giám đốc, phụ trách các bộ phận, chuyên gia). * Kỹ thuật NGT (Nominal group technique): Được thực hiện thông qua một nhóm cán bộ có liên quan đến nhân sự trong DN. * Kỹ thuật Delphi: Thông qua việc SD các bảng câu hỏi nhằm đạt được sự nhất trí giữa một số chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.
- 2. Dự báo nhu cầu về nhân sự (tt) c. Một số PP khác • Phân tích ngân sách: Làm rõ các ràng buộc tài chính liên quan đến khả năng tăng hay giảm số lượng LĐ, từ đó đưa ra một ước lượng về nhu cầu nhân sự trong ngắn hạn. • Phân tích kinh doanh mới: Nếu DN có những dự kiến thay đổi trong KD thì nguồn nhân lực cần tăng thêm tập trung vào nhiệm vụ mới do KD mới đòi hỏi.
- 3. Kế hoạch về nhu cầu LĐ Sau khi phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu nhân sự và lựa chọn PP dự báo, DN sẽ lập KH nhu cầu nhân sự với các chỉ tiêu về số lượng, loại LĐ và thời hạn sử dụng. Bảng 6.1: Nhu cầu nhân sự ngắn hạn Mã Tên công Bộ phận Thời gian dự tính sử dụng nhân việc sử dụng Tổng 1 2 3 12 sự 001 Bán hàng Marketing
- III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC LẬP KH LĐTL 1. Lập KH sử dụng thời gian LĐ của công nhân - Bản chất: Tính toán số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm KH - Mục đích: Làm căn cứ để xác định số lượng LĐ và tiền lương năm KH. - Cách làm: Xác định tổng số ngày vắng mặt bình quân của 1 CN theo các lý do nghỉ phép năm, nghỉ ốm, nghỉ chế độ nữ, họp và công tác; sau đó lập bảng KH SD thời gian LĐ của 1 CN.
- Bảng 6.2: KH sử dụng thời gian LĐ năm 2010 của 1 CN TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2009 KH 2010 1 Tổng số ngày trong năm Ngày 365 365 2 Tổng số ngày nghỉ cuối tuần - 103 104 3 Tổng số ngày nghỉ lễ tết - 9 9 4 TS ngày làm việc theo chế độ - 253 252 5 Tổng số ngày vắng mặt - 24,5 22,5 Trong đó: - Nghỉ phép năm - 12,5 13,0 - Nghỉ ốm - 8,0 6,5 - Nghỉ chế độ của nữ - 2,0 1,5 - Nghỉ họp và công tác khác - 2,0 2,0 6 Tổng số ngày có mặt B.Q - 228,5 229,5 7 Tổng số giờ rút bớt h/ca 0,23 0,25 8 Độ dài ngày làm việc B.Q h 7,77 7,75 11
- 1. Lập KH sử dụng thời gian LĐ của công nhân (tt) Cách tính một số chỉ tiêu như sau: + Số ngày nghỉ phép BQ của một công nhân (N): n n N = XiYi / Xi i 1 i 1 Xi là số lượng công nhân ở nhóm thứ i, Yi là số ngày nghỉ phép của nhóm công nhân thứ i. Ví dụ: Một DN có 300 công nhân, trong đó có 250 người được nghỉ phép 12 ngày, 30 người 15 ngày, 10 người 18 ngày và 10 người 20 ngày. (250 × 12) + ( 30 × 15 ) + ( 10 × 18 ) + ( 10 × 20 ) N = = 13 300
- 1. Lập KH sử dụng thời gian LĐ của công nhân (tt) + Số ngày nghỉ ốm: Dựa theo số ngày nghỉ ốm năm trước kết hợp với việc xem xét các KH khác có liên quan đến sức khỏe của CN (ĐK làm việc, điều kiện vệ sinh, v.v.). + Số ngày nghỉ chế độ của nữ CNV: Được lập trên cơ sở đăng ký nghỉ sinh con của nữ CNV (nghỉ 4 tháng). VD: Giả sử năm 2010, số nữ CNV đăng ký nghỉ sinh con như sau: Có 4 người đăng ký nghỉ vào các tháng 2,4,7,8. Có 2 người đăng ký nghỉ vào tháng 11 (DN có 300 CN). ( 4 N × 4 T × 30 Ng/T) + ( 2N × 2 T × 30 Ng/T ) NSC = = 1,5 300
- 1. Lập KH sử dụng thời gian LĐ của công nhân (tt) + Số ngày nghỉ họp và công tác khác: Rất ít (e.g. hội nghị CB CNVC cho một số đại biểu, tập quân sự). + Số giờ rút bớt: ĐK làm việc đặc biệt độc hại hay phụ nữ có con nhỏ còn bú được giảm bớt thời gian làm việc trong ngày (ca) VD: Trong 1 ca làm việc của 1 DN có 80 công nhân, trong đó có 20 CN được giảm 1 h làm việc. 20 giờ Số giờ RB = = 0,25 (giờ/công nhân) 80 CN
- 2. KH số lượng LĐ a. Phân loại LĐ LĐ gián tiếp (Cán bộ QL, nhân viên) - LĐ trong DN LĐ trực tiếp (CN chính, CN phụ) + Số LĐ gián tiếp hàng năm ít có sự thay đổi (chủ yếu do nghỉ hưu, chuyển công tác) và không có công thức xác định cụ thể. + Số LĐ trực tiếp, đặc biệt là CN chính thường có sự thay đổi do nhiệm vụ sản xuất thay đổi. - Kế hoạch lao động có nhiệm vụ xác định số lượng lao động các loại để đảm bảo thực hiện KH sản xuất.
- 2. KH số lượng LĐ (tt) b. PP xác định số lượng CN chính * Các căn cứ để xác định + Các mức LĐ (MNS, MTG, MPV) + Hệ số thực hiện mức LĐ hoặc % TH mức LĐ (h) + Quỹ thời gian có mặt làm việc BQ một CN trong năm (F) + Nhiệm vụ sản xuất KH (Q) của SP i hoặc SP qui ước. Lưu ý: Để XĐ số lượng CN chính cho 1 dây chuyền, cần XĐ số CN chính trên từng công đoạn, sau đó mới tổng hợp lại.
- 2. KH số lượng LĐ (tt) * Phương pháp xác định công nhân chính với các loại mức lao động khác nhau - Xác định số công nhân chính theo mức năng suất QJ SJ = MNS x h x F Sj số CN chính ở công đoạn thứ j; MNS mức năng suất ở công đoạn thứ j (ví dụ 500 SP/ca); Qj là KHSX SP i tại công đoạn thứ j h: Hệ số thực hiện mức năng suất F: Quỹ thời gian có mặt làm việc bình quân một công nhân trong năm
- 2. KH số lượng LĐ (tt) Chú ý: Nếu ở công đoạn thứ j không chỉ làm 1 SP mà tiến hành nhiều SP thì phải qui đổi các SP đó ra SP qui ước. Ví dụ: Trong năm kế hoạch công ty may sẽ SX 500.000 khăn ăn vuông cỡ 20x20, 200.000 khăn mặt dài cỡ 20x40, 100.000 khăn tắm I cỡ 50x80, và 5.000 khăn tắm II cỡ 60x100. Lấy khăn ăn làm sản phẩm qui ước (hệ số 1). Ở công đoạn may viền, MNS = 550 khăn ăn /ca, h = 1,1; F = 230,5 ngày, hãy tính số công nhân chính ở công đoạn này. Đáp án: 8 công nhân
- 2. KH số lượng LĐ (tt) - Xác định số CN chính theo mức thời gian (MTG) MTG * h * Qj Sj = F Ví dụ: Tại công đoạn tô tượng trong dây chuyền SX đồ chơi, mức thời gian qui định cho 1 tượng là 5 phút, công nhân chỉ tô trung bình khoảng 4 phút/tượng, kế hoạch SX năm 2010 là 85.000 tượng, F = 230,5 ngày, công nhân làm việc 8 h/ca. Tính số công nhân tô tượng? Đáp án: 3 CN
- 2. KH số lượng LĐ (tt) - Xác định SL công nhân chính theo mức phục vụ TBj Sj = × Ca × HĐK MPV Sj : Số CN chính của công đoạn j. TBj : Số máy móc thiết bị của công đoạn j MPV : Mức phục vụ; Ca: Số ca làm việc 1 ngày đêm HĐK: Hệ số điền khuyết (HS điều chỉnh số CN có mặt trong 1 ngày đêm thành số CN có trong danh sách trả lương) BT: Số máy trong 1 bộ phận là 20 máy, MPV = 5 máy/3 CN, DN sản xuất 3 ca liên tục. Số công nhân cần thiết có mặt trong 1 ngày đêm để phục vụ 20 máy đó là bao nhiêu? Nếu chỉ tuyển số LĐ đó, DN có đảm bảo các HĐ SX diễn ra liên tục trong cả năm không? Vì sao? 20
- 2. KH số lượng LĐ (tt) Quỹ ngày MM TB thiết bị hoạt động - Số ngày ngừng sửa chữa lớn Hđk = Quỹ thời gian có mặt làm việc bình quân 1 công nhân + Nếu DN SX gián đoạn, nghỉ 1 ngày cuối tuần và ngày lễ tết, thì quỹ ngày máy móc thiết bị HĐ trong năm là 304 + Nếu DN SX liên tục, không nghỉ cuối tuần và lễ tết thì quỹ ngày máy móc thiết bị hoạt động trong năm là 365 ngày + Nếu DN sửa chữa lớn vào ngày nghỉ thì không trừ số ngày ngừng sửa chữa lớn.
- 2. KH số lượng LĐ (tt) c. PP xác định số công nhân phụ • Công nhân phụ là những người phục vụ cho công nhân chính và công nhân của các phân xưởng phụ như PX cơ khí-sửa chữa, PX SX hơi nước. • Đối với CN phụ tổ chức thành một tổ riêng như 1 công đoạn thì được XĐ như trường hợp tính số lượng CN chính. • Đối với CN phụ phục vụ trực tiếp cho CN chính, việc xác định số lượng LĐ sẽ được dựa trên định mức phục vụ so với CN chính hoặc so với máy móc thiết bị.
- 3. Phương pháp xác định đơn gía tiền lương a. Khái niệm và phân loại đơn giá TL * KN: Là số tiền lương được phép chi cho một đơn vị sản phẩm SX ra hoặc cho 1 đồng GTSP HH bán ra. * Vai trò: ĐGTL là căn cứ để dự tính quĩ lương KH và xác định quĩ lương thực hiện. * Các loại ĐGTL ĐG TL cho 1000 Đ ĐG TL cho doanh thu 1 ĐV SP
- a. Khái niệm và phân loại đơn giá TL - ĐGTL cho 1 ĐVSP + ĐGTL cho SP cá nhân: TL tính cho 1 ĐVSP do cá nhân SX ra. Nó được dùng để trả lương trực tiếp cho cá nhân theo số SP mà họ làm ra trong một thời gian nhất định. + ĐGTL cho SP tập thể: Dùng để trả lương cho tập thể. Căn cứ vào ĐGTL này và số lượng SP hoàn thành của tập thể, DN trả lương cho tập thể, sau đó tập thể trả lương cho các cá nhân trong tập thể theo qui định. - ĐGTL tính cho 1 (hoặc 1000) đồng doanh thu + Là định mức chi phí TL cho 1 (hay 1000) đồng DT. + Thường được dùng để tính quĩ lương thực hiện cho các DN trực thuộc tổng công ty, các DN HĐ dịch vụ.
- 3. Phương pháp xác định đơn gía tiền lương (tt) b. Phương pháp xác định ĐGTL cho SP cá nhân Được xác định dựa vào mức NS (hoặc mức thời gian) và mức lương ngày Mức lương ngày ĐCN = Mức năng suất ngày Hoặc ĐCN = MTG * Mức lương giờ
- 3. Phương pháp xác định đơn gía tiền lương (tt) c. PP xác định đơn giá tiền lương SP tập thể * Công thức tính ĐG TL tính cho 1 ĐVSP cuối cùng của tập thể còn được gọi là ĐGTL tổng hợp Đi = Mth * Lg (1+k) (1) Đi là ĐGTL tổng hợp của tập thể theo SP i; Mth là mức LĐ tổng hợp của SP i; Lg là mức TL bình quân 1 giờ công; k là tổng các hệ số phụ cấp đưa vào đơn giá lương được tính theo lương chính.
- c. PP xác định đơn giá tiền lương SP tập thể (tt) * PP xác định từng yếu tố của đơn giá TL tập thể Đi = Mth * Lg (1+k) k? Mth? Lg? - PP xác định mức LĐ tổng hợp (Mth) Mth = Mcn + Mpv + Mql (Mcn là mức LĐ công nghệ, Mpv là mức LĐ phục vụ, và Mql là mức LĐ quản lý)
- c. PP xác định đơn giá tiền lương SP tập thể (tt) + Mức LĐ công nghệ: Là định mức tiêu hao thời gian LĐ của CN chính tính cho 1 ĐVSP cuối cùng của dây chuyền m m T Mcn = tj = * ajs j 1 j 1 Mnsj m là số bước công việc trên dây chuyền tj là mức thời gian qui định tại bước thứ j tính cho 1 đơn vị sản phẩm cuối cùng của dây chuyền T là thời gian của 1 ca (480 phút hay 8 giờ) Mnsj: Mức năng suất tính cho 1 ca làm việc của bước công việc (công đoạn) thứ j ajs là hệ số tiêu hao bán thành phẩm ở bước thứ j tính cho 1 đơn vị sản phẩm cuối cùng s
- c. PP xác định đơn giá tiền lương SP tập thể (tt) + Mức LĐ phục vụ (Mpv) Mpv = (Lpv/Lc) * Mcn (Lpv là số lượng LĐ phục vụ, Lc là số lượng LĐ chính) + Mức LĐ quản lý (Mql) Lql M = x (M + M ) ql Lc Lpv cn pv (Lql là số LĐ quản lý) Lưu ý: Nếu thời gian của 1 ca (T) tính bằng phút, mức LĐ tổng hợp (Mth) sẽ có ĐVT là phút/sp, ta phải qui đổi ra giờ/SP để phù hợp với công thức tính Đi = Mth * Lg (1+k)
- c. PP xác định đơn giá tiền lương SP tập thể (tt) - Xác định mức tiền lương bình quân giờ công: Được xác định từ mức lương tháng + TH DN vận dụng chế độ tiền lương của nhà nước Hệ số cấp bậc CV của công đoạn thứ j * Lương tối thiếu của DN Lgj = Quĩ thời gian có mặt LV BQ 1 CN ở công đoạn thứ j trong tháng Chú ý: Mẫu số ở công thức trên phải tính ra giờ + Trường hợp DN không vận dụng thang bảng lương của nhà nước thì căn cứ vào mức lương tháng được ghi trong hợp đồng LĐ và số ngày công DN qui định trong tháng để tính mức lương giờ.
- c. PP xác định đơn giá tiền lương SP tập thể (tt) - Xác định tổng các hệ số phụ cấp trong đơn giá TL (k) - Trong các DN nhà nước và DN vận dụng CĐ lương NN, ngoài lương chính, người LĐ còn được hưởng 1 số khoản phụ cấp tính theo % trên lương chính hoặc lương tối thiểu. + Phụ cấp tính trên lương tối thiểu như phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động. + Khoản PC tính trên lương chính như phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi ngành - Đa số phụ cấp được qui định tính theo lương tối thiểu nên khi đưa vào công thức tính (Đi) phải đổi sang hệ số phụ cấp trên lương chính .
- c. PP xác định đơn giá tiền lương SP tập thể (tt) Hệ số phụ Mức phụ cấp hàng tháng cấp tính trên = lương chính Mức lương chính (theo hệ số cấp bậc hoặc hợp đồng) Ví dụ: DN X ở Hà Nội SX các sản phẩm nhựa, một CN có mức lương chính là 1.942.000 đ, được hưởng phụ cấp đắt đỏ 20%, phụ cấp độc hại 30%. Tính hệ số phụ cấp theo lương chính (Mức lương tối thiểu của DN = 730.000 đ) Lưu ý: Trên thực tế, việc xác định Đi không bằng một phép nhân như công thức Đi = Mth * Lg (1+k) mà người ta thường xác định đơn giá lương tuần tự cho từng bước công việc rồi cộng lại để được đơn giá lương tổng hợp cho ĐVSP cuối cùng.
- 3. Phương pháp xác định đơn gía tiền lương (tt) d. Xác định đơn giá TL trên 1.000 đồng doanh thu * Định mức lương theo DT và quĩ lương thực hiện Định mức Quĩ lương thực hiện năm trước lương trên = x 1000 x k 1000 đ DT DT thực tế năm trước k là hệ số điều chỉnh (VD: Dự kiến giá sinh hoạt năm KH tăng 10%, DN điều chỉnh tăng lương tối thiểu lên 1,1 lần thì k = 1,1) * Định mức lương theo quĩ lương và DT KH: Do DN tự xác định nhằm chủ động ngân sách để chi trả lương và tính quỹ lương thực hiện sau này Định mức Quĩ lương kế hoạch lương trên = x 1000 1000 đ DT DT kế hoạch
- d. Xác định đơn giá TL trên 1.000 đồng doanh thu + DT KH được tính dựa trên KH tiêu thụ SP và mức giá KH của từng loại SP. + Quĩ lương KH (QL) của các DN nhà nước n QL = [ Si * Hi * (Lgmin * k) * 12 ] + TPC i Si - Số LĐ hưởng hệ số lương cấp bậc thứ i Hi - Hệ số lương cấp bậc của nhóm LĐ thứ i Lgmin: Lương tối thiểu của Nhà nước qui định k: Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu do DN quyết định phụ thuộc vào KQKD từng thời kỳ; Tpc là tổng phụ cấp các loại n là số nhóm LĐ có hệ số lương cấp bậc giống nhau, 12 là số tháng trong năm.
- d. Xác định đơn giá TL trên 1.000 đồng doanh thu + Quĩ lương KH của các DN ngoài Nhà nước (tư nhân, 100% vốn nước ngoài, liên doanh) n QL = S * L * 12 i i i Si - Số LĐ hưởng mức lương tháng giống nhau Li - Mức lương tháng của nhóm thứ i (đã được qui định trong hợp đồng)
- BÀI TẬP Hãy xác định đơn giá tiền lương tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm (bản chải đánh răng) với các thông tin sau: + Dây chuyền sản xuất sản phẩm có sơ đồ sau Tạo Đúc Sửa Cắm Xén Kiểm tra, hạt cán ba sợi bao gói, nhập kho via + Mức năng suất qui định và hao hụt cho các bước công việc như ở bảng sau
- Các bước Đặc điểm Mức NS (tính Hao hụt CV cho 1 CN) Tạo hạt Bột PVC cho vào 300 kg hạt Hệ số tiêu hao máy tạo hạt kích cỡ PVC/ca hạt nhựa cho 1 như hạt đậu xanh bàn chải là 0,02 kg/chiếc Đúc cán Từ hạt PVC qua thiết 1000 cán/ca Tổn thất vì phế bị đúc cán ta được 1 phẩm 3% lúc 6 bàn chải dính liền nhau Sửa ba 2000 cái/ca via Cắm sợi 400 cái/ca Tỷ lệ phế phẩm 2% Xén 1500 cái/ca KT, bao 800 cái/ca gói
- + Lao động quản lý 3 người, số công nhân chính 40 người, công nhân phụ 4 người. + Lương bình quân tháng của công nhân ở các bước công việc như sau: Bước 1: 2,2 triệu đồng/tháng, bước 2: 2,2 triệu đồng/tháng; bước 3: 1,7 triệu đồng/tháng, bước 4: 2,1 triệu đồng/tháng, bước 5: 2,2 triệu đồng/tháng, bước 6: 1,8 triệu đồng/tháng. Lao động phục vụ: 2,0 triệu đồng/tháng. Lao động quản lý: 2,3 triệu đồng/tháng. Công nhân chính được hưởng phụ cấp độc hại 30% và phụ cấp đắt đỏ 20%. Lao động quản lý và công nhân phụ chỉ được hưởng phụ cấp đắt đỏ. Mức lương tối thiểu 730 ngàn đồng/tháng.