Bài giảng học phần Kinh tế học phát triển - TS. Võ Xuân Tâm

pdf 61 trang phuongnguyen 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng học phần Kinh tế học phát triển - TS. Võ Xuân Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_hoc_phan_kinh_te_hoc_phat_trien_ts_vo_xuan_tam.pdf

Nội dung text: Bài giảng học phần Kinh tế học phát triển - TS. Võ Xuân Tâm

  1. BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN TS.GVC. VÕ XUÂN TÂM 1
  2. ChươngI: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Phân chia các nước theo trình độ phát triển 1. Sự hình thành thế giới thứ ba Cho tới 1945, nhiều nước ở Tây Âu, nhất là Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, còn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước ở Châu Á châu Phi, Mỹ La tinh giành được độc lập dân tộc, có những cố gắng trong phát triển kinh tế, với đường lối “độc lập tự chủ nhằm giảm bớt sức ép từ các nước phát triển vốn đã từng là “chính quốc” của họ.Các nước này được gọi là “thế giới thứ ba”. Cách gọi này nhằm phân biệt với “thế giới thứ nhất” là các nước có nền kinh tế phát triển, phần lớn là các nước ở Tây Âu, “thế giới thứ hai” là các nước có nền kinh tế tương đối phát triển, tập trung ở Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Để tránh rơi vào vòng ảnh hưởng của khối này hay khối kia, nhiều nước trong thế giới thứ ba đã liên kết lại với nhau dưới nhiều hình thức. Tháng 4- 1955, tại Indonexia đã diễn ra Hội nghị Bandung, thành lập Phong trào ” Không liên kết”. Những người tham gia Hội nghị khẳng định quyết tâm xây dựng quan hệ quốc tế mới, ưu tiên giúp đỡ cho các quốc gia nghèo, xây dựng trật tự kinh tế bình đẳng. Việt Nam là một trong số các nước sáng lập Phong trào Không liên kết. Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã tham gia Hội nghị Bandung. Phong trào này những nắm 1970 hoạt động rất sôi nổi, tạo những áp lực với các nước phát triển trong việc xây dựng trật tự mới của kinh tế Thế giới, 2. Phân chia các nước theo trình độ phát triển Về mặt kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước “đang phát triển”. Khái niệm này xuất hiện vào những năm 1960, thời kỳ mà hầu hết các nước này đang đối mặt với đói nghèo, bệnh tật, bất bình đẳng về kinh tế và xã hội, đang tìm cách bứt phá các ràng buộc để đi lên. Khái niệm này còn dùng để phân biệt với các quốc gia giàu có ở phía Bắc. Tuy vậy, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nhiều nước đang phát triển đã tìm kiếm được con đường đưa đất nước vượt lên, tiến hành công nghiệp hóa, đi vào hàng ngũ các nước phát triển. Xuất phát từ trình độ phát triển và những đặc trưng trong quá trình vận động, Ngân hàng Thế giới đề nghị sắp xếp các nước trên thế giới thành 4 nhóm: các nước công nghiệp phát triển, các nước mới công nghiệp hóa, các nước đang phát triển, các nước xuất khẩu dầu mỏ. 2
  3. Bảng 1: Phân loại các nước theo trình độ phát triển Các chỉ tiêu, Các nước công nghiệp Các nước mới công Các nước đang phát thông số để phát triển DCs nghiệp hóa NICs triển LDCs phân loại 1-Giai đoạn kinh - Đã công nghiệp hóa, đi - Đã công nghiệp hóa - Đang hoặc chưa công tế vào giai đoạn trưởng trongthời kỳ đặc biệt nghiệp hòa, đang ở giai thành những nắm1960-1980, đoạn cất cánh hoặc đang ở giai đầu của trước cất cánh trưởng thành về kinh tế. 2-Thu nhập bình - Trên 10.000USD - Trên 6.000USD - Bao gồm ba nhóm: quân/người/năm * Thu nhập bình quân trong khoảng 2.000- 6.000USD *Thu nhập bình quân từ 600-2000USD *Thu nhập bình quân dưới 600USD 3-Về cơ cấu kinh - Định hình và chuyển - Định hình và chuyển - Đang trong quá trình tế kỹ thuật dịch nhanh theo các lợi dịch nhanh theo các lợi điều chỉnh cơ cấu kinh thế. thế. tế kỹ thuật. - Kỹ thuật hiện đại. - Kỹ thuật hiện đại, có sự - Độ chuyển dịch nhỏ - Cơ cấu ngành chuyển kết hợp thích dụng các dịch theo hướng dịch loại hình kỹ thuật. vụ-công nghiệp-nông nghiệp. -Tỷ trọng xuất khẩu - Cơ cấu ngành chuyển - Cơ cấu ngành đang chiếm ưu thế trong GDP dịch theo hướng công trong thời kỳ nông nghiệp- dịch vụ-nông nghiệp- công nghiệp- nghiệp dịch vụ. 4-Về mặt thể chế - Các truyền thống, tập - Các truyền thống, tập - Nhiều truyền thống tập tục lạc hậu suy giảm tục lạc hậu suy giảm tục lạc hậu đang đè nhanh. nhanh. nặng, thậm chí quyết định sự phát triển. - Hệ thống quản lý hoàn - Đã và đang tìm cách nối - Đang tìm cách nối kết thiện theo sự tiến bộ của kết các quan hệ kinh tế- các quan hệ kinh tế-thể môi trường kinh tế thể chế với các nước chế với các nước phát - Đã thiết lập mạng các phát triển và đang phát triển và đang phát triển quan hệ kinh tế-thể chế triển -Đang trong quá trình với bên ngoài, hoạt xây dựng, hoàn thiện hệ động có hiệu quả thống các công cụ quản lý. * Các nước xuất khẩu dầu mỏ (hầu hết các nước này đều gia nhập Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC) là những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn, khai thác và xuất khẩu dầu mỏ là ngành chính trong GDP. (Arập Xê út, Iran, Irắc, Vêne duela, ). Mặc dù có thu nhập bình quân đầu người cao, nhưng lại thiếu chuyên gia, công nhân lành nghề, nên nhìn chung các nước này chưa đi lên nhanh, cơ cấu kinh tế mất cân đối, phân phối thu nhập còn chứa đựng nhiều bất bình đẳng. Gần đây, các nước này đang cố gắng điều chỉnh cơ cấu với mức độ khác nhau và kết quả cũng rất khác nhau. 3
  4. II. Đặc trưng của các nước đang phát triển 1- Những khác biệt giữa các nước đang phát triển Cho dù các nước đang phát triển có những tương đồng về mặt bằng phát triển, hoàn cảnh lịch sử-chính trị, nhưng giữa họ cũng có những khác biệt, tạo nên bức tranh đa sắc trong thống nhất là chậm phát triển. Những khác biệt này quyết định việc lựa chọn và sử dụng lợi thế của từng nước: 1-Quy mô đất nước (Dân số, diện tích ), 2-Điều kiện lịch sử- tự nhiên, 3-Vai trò của khu vực Nhà nước và tư nhân, 4-Việc lựa chọn đồng minh và sự giúp đỡ của các đồng minh, 2- Những điểm chung của các nước đang phát triển Bên cạnh những khác biệt, LDCs có những giống nhau cơ bản là: (1)- Mức sống thấp, (2)- Tỷ lệ tích lũy nhỏ, (3)- Trình độ kỹ thuật lạc hậu, (4)- Năng suất lao động thấp. Những đặc điểm này tác động, quy định lẫn nhau, tạo nên ”vòng luẩn quẩn”của đói nghèo và chậm phát triển. Thu nhập thấp Năng suất thấp Tỷ lệ tích lũy nhỏ Trình độ kỹ thuật lạc hậu Hình 1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ III. Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu và và là nền tảng để các các mục tiêu khác bắt rễ và vận động. Điều này lại càng quan trọng với các nước đang phát triển (LDCs) trên con đường đuổi kịp và hội nhập với thế giới về kinh tế, văn hóa và xã hội. 1.Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề hấp dẫn, có tính tiêu điểm trong nghiên cứu và quản lý phát triển. Cùng với thời gian khái niệm này được bổ sung, hoàn thiện hơn. 1.1. Khái niệm - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). 4
  5. Gần đây, khái niệm này được định nghĩa theo hướng mở rộng: - Tăng trưởng là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định, đồng thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong điều kiện trạng thái kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Khái niệm tăng trưởng này bao hàm các vấn đề: tăng trưởng tạo ra cái gì?, Tăng trưởng dựa trên điều kiện cơ bản nào? Tăng trưởng ở trong trạng thái ra sao? 1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng người ta sử dụng một hệ thống chỉ tiêu có tính chất phối hợp và bổ sung cho nhau: (1) Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng: -Quy mô sản lượng quốc gia tăng thêm: G, G là sản lượng quốc gia, người ta thường lấy GDP hoặc GNP đề tính toán. - Tốc độ tăng của sản lượng IG= : G/G Trong đó: I là chỉ số phát triển (hay còn gọi là tốc độ phát triển) của sản lượng, I là chỉ số tăng ( hay là tốc độ tăng) của sản lượng (2) Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ các nhân tố sản xuất được sử dụng: K, IK ; L, IL; R, IR; Trong đó: K là vốn sản xuất; L là nhân lực được sử dung; R là tài nguyên thiên nhiên (3) Chỉ tiêu thu nhập bình quân /người-năm. (4) Chỉ tiêu phản ánh tính ổn định kinh tế vĩ mô - Chỉ số giá cả Ip (phản ánh lạm phát, có thể tính chỉ số chung của các hàng hóa hoặc chỉ số một số hàng hóa dịch vụ chủ yếu theo danh mục đã quy định). - Mức và tỷ lệ thâm hụt ngân sách (so với sản lượng) - Tổng tích nợ và tỷ lệ tích nợ (so với sản lượng) - Mức và tỷ lệ thất nghiệp (so với dân số hoạt động) - Tương quan xuất nhập khẩu (X/M; X/(X+M); M/(X+M) - Mức sản xuất và tiêu thụ một số hàng hóa, dịch vụ chủ yếu (tính cho một đơn vị đo) -Tỷ lệ tích lũy-đầu tư trong sản lượng quốc gia. Từ thực tế nghiên cứu và quản lý, cần phải trả lời câu hỏi: Thứ nhất, Các thông số chỉ số trên đây ở trong giới hạn nào thì trạng thái kinh tế vĩ mô được coi là ổn định? Thứ hai, Việt nam tăng trưởng ở mức độ nào, trạng thái kinh tế vỹ mô ra sao trong thời gian gần đây? Thứ ba, các loại hình giá được sử dụng trong đo lường tăng trưởng? - Một số trường hợp tăng trưởng cần chú ý: 1-Tăng trưởng không gia tăng việc làm: Là sự tăng trưởng, theo thời gian, sản lượng có tăng lên nhưng nhân lực được sử dụng không tăng hoặc tăng không đáng kể. 2- Tăng trưởng thô bạo: là tăng trưởng, theo thời gian tạo nên tăng trưởng không gia tăng việc làm và bất bình đẳng trong phân phối thu 5
  6. nhập, mở rộng khoảng cách thu nhập giữa các nghành, các vùng, các nhóm dân cư. 3 - Tăng trưởng không biết đến ngày mai: Là sự tăng trưởng chỉ nhìn vào ngắn hạn, trung hạn; khai thác ồ ạt và sử dụng kém hiệu quả các tài nguyên; làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái; làmsuy thoái, cạn kiệt các nguồn lực để phát triển trong dài hạn. 4 - Tăng trưởng không ổn định: Là sự tăng trưởng, theo thờì gian xuất hiện tình trạng lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn nhập siêu quá cao , 5 – Tăng trưởng nóng 6 - Tăng trưởng hiệu quả là sự tăng trưởng, theo thời gian, tốc độ thu nhập tăng nhanh hơn tốc độ các chi phí về tài nguyên. Khi nghiên cứu các trường hợp tăng trưởng đặc biệt trên, hãy xác định nguyên nhân và hậu quả của nó về kinh tế, xã hội nếu duy trì chúng trong dài hạn? 2. Phát triển kinh tế 2.1. Khái niệm: Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội và cấu trúc theo hướng tiến bộ. Như vậy, phát triển bao gồm các nội dung cơ bản: - Phát triển là một quá trình, bao gồm sự thay đổi số lượng và chất lượng kinh tế, xã hội và cấu trúc. - Phát triển bao hàm quá trình tăng trưởng tương đối ổn định, dần đi vào hiệu quả. - Nội hàm của phát triển là chuyển dịch mặt bằng kinh tế, xã hội và giai đoạn kinh tế. 2.2. Đo lường phát triển Để đo lường phát triển người ta dùng hệ thống chỉ tiêu: (1) Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế (2) Các chỉ tiêu về thay đổi cơ cấu kinh tế: - Tỷ trọng các ngành, lĩnh vực và xu hướng vận động của chúng. - Tổng chuyển dịch của các ngành và lĩnh vực. - Chỉ tiêu phản ánh mức độ mở cửa của nền kinh tế (3) Các chỉ tiêu phát triển xã hội và phản ánh cơ cấu xã hội -Tuổi thọ bình quân; tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ người đi học trong dân số -Trình độ văn hóa và chuyên môn bình quân -Tỷ lệ dân cư thành thị, nông thôn (4) Các chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng Chú ý: Tìm hiểu nội dung chỉ số phát triển con người!? III. Phát triển bền vững Từ những năm 1970 -1980, trong khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đã đạt được quy mô và tốc độ nhất định thì tình trạng suy kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhanh. Các vấn đề trên xuất hiện và chỉ có thể được giải quyết ở phạm vi quốc gia, liên quốc gia và 6
  7. toàn cầu. Vấn đề phát triển bền vững trở thành chương trình nghị sự của mỗi nước và cả thế giới. Năm 1987,Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên đưa ra khái niệm phát triển bền vững:”là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, ” Quan niệm trên đây của WB chỉ mới chú trọng đến sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống trong quá trình phát triển. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesbug (Nam Phi) năm 2002 đã định nghĩa: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống , Mục ti êu kinh tế Tăng trưởng cao, ổn định Mục tiêu xã hội Phát triển bền vững Mục tiêu môi trường -Cải thiện các điều kiện xã hội, Cải thiện môi - Phát triển nhân trường, bảo vệ lực TNTN IV. Các chiến lược phát triển Phát triển là một quá trình do nhiều nhân tố quy định. Trong đó xác định đúng và quản lý có hiệu quả chiến lược phát triển có vị trí quan trọng, thậm chí là một trong những nhân tố quyết định sự thành công về kinh tế của nhiều nước trong một số thời kỳ. Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, các báo và tạp chí lớn trên thế giới đã trưng cầu các nhà khoa học và quản lý lựa chọn và xếp hạng 10 sự kiện (hay thành quả) khoa học-công nghệ và quản lý làm biến đổi căn bản nửa sau thế kỷ XX. Đến nay người ta chưa tổng kết chính thức?!. Tuy vậy những sự kiện sau được đa số thừa nhận:1-Bom nguyên tử, 2- Công nghệ sinh học, 3-Con người trong ống nghiệm, 4- Máy bay Boing và Concodre, 5- Máy tính và hệ thống mạng toàn cầu, 6-?, 7-?, 8-?, 9-?, 10-Các Chính phủ tìm cách can thiệp vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng và điều chỉnh cấu trúc phát triển, chiến lược và quản lý chiến lược phát triển ra đời và được coi trọng.Như vậy chiến lược và quản lý chiến lược cũng được nhiều người coi như là một trong những sự kiện làm thay đổi căn bản nửa sau thế kỷ XX, 4.1.Khái niệm chiến lược Thuật ngữ chiến lược bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự,sau này được vận dụng vào lĩnh vực quản lý kinh tế với nội hàm thích hợp: 7
  8. - Chiến lược là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng cả một thời kỳ của cuộc đấu tranh chính trị xã hội (Từ điển tiếng việt) - Chiến lược là đường hướng hoặc kế hoạch kết hợp các mục tiêu lớn, chính sách và các chương trình hành động thành một thể thống nhất.(Quinn 1980). - Chiến lược là kế hoạch, mưu lược, mẫu hình vị thế và tầm nhìn. (Mintzberg,1987) Có thể kết luận: Chiến lược là công cụ quản lý có tính định hướng căn bản cho một giai đoạn kinh tế, gồm nhiều bộ phận hợp thành, phản ánh các mục tiêu cho một giai đoạn cũng như từng phân kỳ; những điều kiện thực hiện mục tiêu, các nguồn lực cơ bản cần tạo ra và sử dụng; hướng hoàn thiện các công cụ, các giải pháp quản lý; cùng với các mục tiêu về chính trị- xã hội-dân tộc. 4.2. Phân loại chiến lược Chiến lược được xây dựng, quản lý theo nhiều hình thức (tiêu thức) khác nhau. Điều này do tính hệ thống của đối tượng quản lý và tính đa chiều trong tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trong thực tế ở một giai đoạn người ta lấy một chiến lược làm căn bản, trong từng trung hạn người ta bổ sung vào đó những nội dung cần thiết hợp lý của các chiến lược khác. Vì vậy, xây dựng và quản lý chiến lược ngày nay có tính hỗn hợp. 4.2.1. Xét theo thị trường căn bản: - Chiến lược phát triển hướng ngoại - Chiến lược phát triển hướng nội 4.2.2. Xét theo mức độ ưu tiên về đầu tư và tạo lợi thế tương quan: - Chiến lược phát triển từ thượng lưu xuống hạ lưu - Chiến lược phát triển từ hạ lưu lên thượng lưu - Chiến lược phát triển toàn bộ - Chiến lược phát triển theo công đoạn 4.2.3. Xét theo mức độ ưu tiên các tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu: - Chiến lược đáp ứng nhu cầu cơ bản - Chiến lược phát triển đa dạng 4.2.4. Xét theo mức độ tác động của chính phủ - Chiến lược phát triển áp đặt hành vi - Chiến lược phát triển hỗn hợp V. So sánh chiến lược phát triển hướng nội và phát triển hướng ngoại 8
  9. Đây là hai loại hình chiến lược được nhiều nước lựa chọn làm chiến lược căn bản sau khi đã nỗ lực thiết lập sự ổn định kinh tế vĩ mô. Bảng 2: So sánh một số nội dung của hai chiến lược Chiến lược phát triển Chiến lược phát triển Các nội dung so sánh hướng nội hướng ngoại 1-Xét về thị trường - Lấy thị trường nội địa làm căn - Lấy thị trường bên ngoài làm bản để xác định cơ cấu sản căn bản để xác định cơ cấu xuất và các ưu tiên trong chính sản xuất và các ưu tiên trong sách, chính sách, 2-Đặc trưng về cơ cấu và - Sau khi tập trungphát triển -Tập trung vào một số ngành phương thức vận động các ngành để đáp ứng nhu cầu có sức cầu lớn ở bên ngoài về cơ bản chuyển sang phát triển quy mô và tốc độ mà nền kinh đa dạng về mặt hàng và cấp độ tế có lợi thế kỹ thuật -Thường phát triển từ thượng - Phương thức vận động lưu xuống hạ lưu không rõ nét nếu xét trong trung hạn 3-Các ưu tiên trong chính sách - Có hệ thống chính sách giải - Phối hợp chính sách tạo lợi pháp bảo hộ bảo trợ, tạo lợi thế thế tương đối cho các ngành tương đối cho các ngành hướng ngoại và khuyến khích hướng nội xuất khẩu - Khuyến khích nhập hàng đầu - tăng cường phối hợp về chính tư so với hàng tiêu dùng sách với các nước, các tổ hợp - Đầu tư chính phủ có vai trò tài chính-kinh tế quốc tế dẫn dắt, khơi gợi đầu tư và lấp lỗ trống thiếu hụt về hàng hóa, dịch vụ 4- Mặt tích cực - Tạo nhiều việc làm -Tốc độ tăng trưởng và hiệu - Cho phép kết hợp tăng quả cao, cho phép cân bằng có trưởng với công bằng hiệu quả sản xuất với tiêu dùng - Giảm bớt sức ép từ bên ngoài cuối - Cơ cấu mặt hàng-kỹ thuật linh hoạt với từng khu vực thị trường - Du nhập nhanh và thích dụng kỹ thuật công nghệ, kiến thức kinh doanh và quản lý 5- Mặt hạn chế - Tốc độ tăng trưởng và hiệu - Có sự phân hóa nhanh thu quả giảm dần nhập giữa các ngành, vùng, - Tính cạnh tranh yếu, có tình các tầng lớp dân cư trạng ỷ lại vào bảo hộ và trợ - Việc làm tăng chậm cấp của Chính phủ - Chịu nhiều tác động của thị trường thế giới - Câu hỏi nghiên cứu sâu thêm: 1 -Trong điều kiện một nước gia nhập WTO, nếu muốn duy trì một ngành nào đó phát triển hướng nội là chính, những trở ngại nào sẽ gặp phải và cần phải có những giải pháp nào để phát triển ngành đó mà không vi phạm các cam kết quốc tế ? 9
  10. 2 -Trong thời kỳ 1986 đến nay, Việt Nam đã lấy những chiến lược nào làm căn bản?Trong từng trung hạn đã bổ sung vào đó những nội dung hợp lý, cần thiết của những chiến lược nào ? 10
  11. CHƯƠNG II: CÁC LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Mô hình kinh tế là cách diễn đạt các quan điểm về tăng trưởng, phát triển kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối quan hệ giữa chúng. Mục đích nghiên cứu mô hình là mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối quan hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng sau khi đã lược bỏ và đơn giản hóa những phức tạp không cần thiết.Cách diễn đạt của các mô hình có thể bằng lời văn, sơ đồ, hoặc công thức toán học. I. MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Điểm xuất phát của mô hình Adam Smith được coi là người khai sinh của khoa học kinh tế, với tác phẩm “Của cải của các nước”. Trong tác phẩm này ông giới thiệu những nội dung cơ bản : - Học thuyết về “giá trị lao động”: Lao động chứ không phải đất đai, tiền bạc là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước. - Học thuyết “Bàn tay vô hình”: Tự người lao động chứ không phải ai khác biết rõ nhất cái gì lợi cho họ. Nếu không bị chính phủ kiểm soát, họ được lợi nhuận thúc đẩy, sẽ sản xuất các hàng hóa và dịch vụ cần thiết. Thông qua thị trường, lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội. Ông cho rằng mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng Họ được bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của mình. - Về vai trò của Chính phủ ông viết:”Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình. Không phải như vậy đâu. Hãy để mặc tất cả, hãy để mọi sự việc xẩy ra. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu. Không ai cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả ”. - Ông cũng đưa ra lý thuyết về phân phối thu nhập, theo nguyên tắc ”ai có gì được nấy”. Tư bản có vốn thì có lợi nhuận, địa chủ có đất thì nhận địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền lương.Theo tác giả đây là nguyên tắc phân phối công bằng, hợp lý. 2.Các yếu tố tăng trưởng kinh tế và quan hệ giữa chúng Nếu Adam Smith là người khai sinh, thì David Ricardo là đại diên xuất sắc của trào lưu kinh tế học cổ điển. Ricardo cho rằng: - Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, theo đó các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, sức lao động và vốn. - Trong từng ngành, với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định. -Trong ba yếu tố của tăng trưởng, đất đai là quan trọng nhất, do đó đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Để duy trì tăng trưởng, liên tục hóa sự vận động của nền kinh tế, chỉ có thể xuất khẩu hàng công nghiệp để nhập khẩu 11
  12. nông phẩm, đặc biệt là lương thực, hoặc phát triển công nghiệp để tác động vào nông nghiệp. 3. Phân chia các nhóm người trong xã hội và thu nhập của họ Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng, Ricardo chia xã hội thành các nhóm người: địa chủ, nhà tư bản, công nhân. Phân phối thu nhập của ba nhóm người này phụ thuộc quyền sở hữu của họ với các yếu tố sản xuất: địa chủ có đất sẽ nhận được địa tô; công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công; tư bản có vốn sẽ nhận được lợi nhuận. Do vậy, thu nhập của xã hội là tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư, nghĩa là bằng: tiền công + lợi nhuận + địa tô. Trong các nhóm người của xã hội, các nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và phân phối, đặc biệt họ là tầng lớp giữ vai trò chính thực hiện tích lũy cho phát triển sản xuất. 4. Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng, thị trường với bàn tay vô hình dẫn dắt đã gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, làm linh hoạt giá cả và tiền công, hình thành và điều chỉnh các cân đối kinh tế, bảo đảm công việc làm đầy đủ. Đây là quan điểm cung tạo nên cầu. P ADO AS AD1 GDP Yo Hình 2: Đường Cung cầu theo mô hình trường phái cổ điển Trong mô hình này, đường cung AS luôn là đường thẳng đứng ở mức sản lượng tiềm năng. Đường cầu AD thực chất là đường biểu thị hàm cung tiền, được xác định bởi mức giá, không quan trọng với việc hình thành sản lượng. Điều này cũng có nghĩa là các chính sách kinh tế không có tác động đáng kể vào hoạt động kinh tế. Tác giả còn cho rằng, chính sách kinh tế nhiều khi lại hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Ví dụ chính sách thuế, xét cho cùng thuế lấy từ lợi nhuận, tăng thuế sẽ làm giảm tích lũy hoặc làm tăng giá cả hàng hóa dịch vụ. Về chi tiêu của Chính phủ, các nhà kinh tế học cổ điển cho đó là những chi tiêu “không sinh lời”. Ricardo chia những người làm việc thành hai nhóm. Những người làm việc trực tiếp và gián tiếp tạo ra sản phẩm là 12
  13. những lao động sinh lời, còn những người khác là lao động không sinh lời. Do những hoạt động không sinh lời này mà khả năng phát triển kinh tế bị giảm bớt. II. MÔ HÌNH CỦA K. MARX VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ K.Marx (1818-1883) là nhà kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử và triết học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng của ông là bộ “Tư bản”. Những quan điểm của ông về phát triển kinh tế có thể tóm lược như sau: 1. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế Theo Marx, các yếu tố tác động đến quá trính tái sản xuất là đất đai, sức lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. - Về yếu tố sức lao động: Tác giả cho rằng sức lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị thặng dư. Thời gian lao động của công nhân chia ra hai phần, thời gian lao động cho mình (v) và thời gian lao động cho nhà tư bản (m). Tỷ lệ m/v phản ánh mức độ bóc lột công nhân của nhà tư bản. - Về yếu tố kỹ thuật: Mục đích của nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư. Muốn vậy họ phải tăng thời gian lao động, giảm tiền lương của công nhân, tìm mọi cách nâng cao năng suất lao động. Hai hình thức đầu có giới hạn trong khoảng nhất định. Cho nên, tăng năng suất lao động thông qua cải tiến kỹ thật là con đường cơ bản để tăng khối lượng giá trị thặng dư (đồng thời cũng làm tăng quy mô kinh tế). Marx cho rằng, tiến bộ kỹ thuật làm tăng mức trang bị kỹ thật cho công nhân, vì vậy cấu tạo hữu cơ (c/v) cũng ngày càng tăng lên. Để trang bị kỹ thuật, nhà tư bản phải đầu tư bằng cách phân chia giá trị thặng dư thành phần tiêu dùng cho mình và phần cho tích lũy. Đây là nguyên lý của tích lũy tư bản chủ nghĩa. 2. Sự phân chia giai cấp trong xã hội - Cũng như Ricardo, Marx cho rằng, khu vực sản xuất của cải vật chất cho xã hội gồm ba nhóm người: địa chủ, nhà tư bản và công nhân. Tương ứng thu nhập của ba nhóm người này là địa tô, lợi nhuận, tiền công. - Khác với Ricardo, Marx cho rằng phân phối này là bất hợp lý, mang tính chất bóc lột. Một phần tiền công, đáng ra người công nhân được hưởng lại bị nhà tư bản và địa chủ chiếm lấy. Địa chủ và nhà tư bản thuộc giai cấp bóc lột. Công nhân là giai cấp bị bóc lột. 3. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng - Marx đứng trên lĩnh vực sản xuất để nghiên cứu và đưa ra các chỉ tiêu tổng hợp. Ông chia các hoạt động xã hội thành 2 hai lĩnh vực: sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất và cho rằng: chỉ có lĩnh vực sản xuất mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội. - Dựa vào tính hai mặt của lao động tác giả phân chia sản phẩm xã hội thành 2 hình thái hiện vật và giá trị. 13
  14. - Dựa vào công dụng của sản phẩm Marx chia sản phẩm xã hội thành hai bộ phận tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. - Trên cơ sở phân chia trên tác giả đưa ra 2 khái niệm tổng sản phẩm xã hội ( về mặt giá trị bao gồm C+V+m) và thu nhập quốc dân (về mặt giá trị bao gồm V+m). 4. Chu kỳ sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế -Marx bác bỏ quan điểm cung tạo ra cầu và sự bế tắc của tăng trưởng do giới hạn về đất đai của các tác giả cổ điển và cho rằng, nguyên tắc cơ bản của sự vận động của tiền và hàng trên thị trường là phải bảo đảm thống nhất giữa hiện vật và giá trị. Nếu khối lượng hàng hóa cần bán cách biệt quá xa với sức mua sẽ tạo ra khủng hoảng. Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thường là khủng hoảng thừa do cung tăng lên nhanh để tối đa hóa lợi nhuận trong khi sức cầu tăng chậm bởi tích lũy tư bản. Khủng hoảng là một “giải pháp” để lập lại thế cân bằng mới của quan hệ tiền – hàng. Khủng hoảng diễn ra với những phân kỳ và đặc điểm của nó. -Theo Marx, chính sách kinh tế của Chính phủ có vai trò quan trọng, đặc biệt là chính sách khuyến khích, nâng cao sức cầu hiện có. III. MÔ HÌNH TÂN CỔ ĐIỂN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Nội dung cơ bản của mô hình Cuối thế kỷ 19 cách mạng khoa học công nghệ có sự chuyển biến mạnh, tác động nhiều mặt đến kinh tế, xã hội. Sự chuyển biến này đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế nói chung và cấu trúc chi phí sản xuất nói riêng. Những thay đổi này đã thúc đẩy sự ra đời của trào lưu kinh tế “tân cổ điển” đứng đầu là Marshall. Trường phái này có những điểm thống nhất với trường phái cổ điển, đồng thời có những điểm mới. -Trong mô hình tân cổ điển, các nhà kinh tế bác bỏ quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng trong một tình trạng nhất định, tỷ lệ kết hợp của các yếu tố sản xuất là không thay đổi. Họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công và có nhiều cách kết hợp các yếu tố sản xuất. -Từ đây, họ đưa ra quan điểm “phát triển kinh tế theo chiều sâu” trên cơ sở trang bị kỹ thuật tăng nhanh hơn sức lao động và tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế. -Các nhà kinh tế tân cổ điển còn cho rằng: nền kinh tế có hai đường tổng cung: AS-LR phản ánh sản lượng tiềm năng, còn đường AS-SR phản ánh khả năng thực tế. Mặc dù vậy, họ cũng nhất trí với các nhà kinh tế cổ điển là nền kinh tế luôn cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng. Bởi vì trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi có biến động thì sự linh hoạt của giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản điều tiết, đưa nền kinh tế về lại sản lượng tiềm năng thông qua sử dụng hết nguồn lao động. - Chính sách kinh tế của Chính phủ không thể tác động vào sản lượng, nó chỉ ảnh hưởng đến mức giá cả, do vậy vai trò Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế. 14
  15. PL AS-LR AD AS-SR Y0 GDP 2. Mô hình Cobb –Douglas Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc và toàn học hóa sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Cobb - Douglas là đồng tác giả đã đề xuất mô hình được nhiều người thừa nhận và ứng dụng trong phân tích tăng trưởng. Mô hình này phản ánh mối quan hệ giữa kết quả của đầu ra với các yếu tố đầu vào vốn, lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ. Xuất phát từ hàm sản xuất có tính nguyên tắc:Y=F(K, L, R, T) Trong đó: Y: Đầu ra, chẳng hạn GDP, K: Vốn sản xuất L : Số lượng nhân lực được sử dụng R: Tài nguyên thiên nhiên huy động vào hoạt động kinh tế T: Khoa học công nghệ Tác giả đã đưa ra mô hình thực nghiệm: Y=KαLβ.R.T, Trong đó α, β,  là các số lũy thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên các chi phí của yếu tố đầu vào, ( α + β +  = 1). Sau khi biến đổi, tác giả thiết lập được mối quan hệ giữa kết quả tăng trưởng phụ thuộc và các yếu tố như sau: g = αk+ βl + r + t +t Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng, k, l, r : tốc độ tăng các yếu tố đầu vào t: phần dư tăng trưởng do tác động của khoa học công nghệ. Như vậy, hàm Cobb- Douglas cho biết 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức, mức độ đóng góp của mỗi yếu tố này là khác nhau. Trong đó khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 15
  16. IV. MÔ HÌNH KEYNES VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Nội dung mô hình Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp trở thành căn bệnh thường xuyên của nền kinh tế các nước phát triển. Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cho thấy học thuyết “tự do điều tiết “ của thị trường và ”bàn tay vô hình” của trường phái cổ điển và tân cổ điển đã không còn sức thuyết phục. Các công cụ này không bảo đảm cho nền kinh tế tự điều chỉnh để phát triển lành mạnh. Thực tiễn đòi hỏi phải có học thuyết mới lý giải được sự vận động và đưa ra các giải pháp hiệu chỉnh nền kinh tế. Năm 1936, tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của J.Keynes đánh dấu sự ra đời một học thuyết mới. 1.1. Sự cân bằng của nền kinh tế Khác với các tư tưởng cổ điển và tân cổ điển, J.Keynes cho rằng nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đi đến cân bằng ở một mức sản lượng nào đó dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người, tại nơi mà những khoản chi tiêu mới cho đầu tư được hình thành từ tiết kiệm bắt đầu được bơm vào hệ thống kinh tế. Tác giả cho rằng, có hai đường tổng cung: AS-LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng và AS-SR phản ánh khả năng thực tế. Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, thông thường sản lượng thực tế đạt ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng * (YO<Y ), (xem hình 3:) PL AS-LR AS-RS E PL 0 AD 0 * Y0 Y GDP Hình 3: Cân bằng kinh tế theo Keynes 16
  17. 1.2. Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng J.Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc kéo theo sản lượng thực tế. Ông cho rằng, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích lũy. Khi thu nhập tăng lên thì xu hướng tiết kiệm trung bình cũng tăng lên và xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm xuống. Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm giảm cầu tiêu dùng. Đây là nguyên nhân tạo ra trì trệ trong kinh tế hay là nghịch lý của tiết kiệm. Mặt khác, khi nghiên cứu đầu tư của các doanh nghiệp cho thấy: đầu tư quyết định quy mô việc làm. Nhưng quy mô đầu tư lại phụ thuộc lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của vốn. Ông viết:”Sự thúc đẩy tăng sản lượng phụ thuộc vào sự tăng lên của hiệu suất cận biên của một khối lượng vốn nhất định so với lãi suất”. Tác giả sử dụng lý thuyết về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích tình trạng sản lượng tăng chậm trong khi thất nghiệp tăng nhanh những năm 1930 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây. J. Keynes đề xuất nhiều giải pháp để kích thích tăng tổng cầu và việc làm. Do đó lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết trọng cầu. 1.3. Vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng Từ phân tích tổng quan, Keynes đi đến kế luận: Muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất ngiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách, đặc biệt là những chính sách nhằm kích thích và tăng cầu tiêu dùng. Ông đề nghị: - Chính phủ sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư (thông qua các đơn đặt hàng của Chính phủ, trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp). - Áp dụng nhiều biện pháp để tăng lợi nhuận, giảm lãi suất. - Tăng khối lượng tiền trong lưu thông, lạm phát có mức độ. - Coi trọng hệ thống thuế, áp dụng thuế thu nhập lũy tiến để làm cho phân phối công bằng hơn. - Coi trọng đầu tư của Chính phủ vào khu vực công cộng, trợ cấp tất nghiệp, như là một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút. V. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG HARROD - DOMAR Dựa vào tư tưởng của J.Keynes, vào những năm 40 của thế kỷ XX, Harrod và Domar độc lập nghiên cứu, cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng ở các nước đang phát triển. Mô hình này cũng được sử dụng để xem xét quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn. Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào đều phụ thuộc vào vốn đầu tư dành cho nó. Nếu gọi đầu ra là Y, tốc độ tăng trưởng của nó là g, K là vốn sản xuất, I là vốn sản xuất tăng thêm do đầu tư mà có, S là khối lượng tiết kiệm, Trong đó: g= Y/Yt ; s=St/Yt ; St=It; s=It/Yt ; It= Kt+n; k= Kt+n/ Y= It/ Y. 17
  18. Với những giả thiết và điều kiện trên, qua biến đổi sẽ có: s g k Ở đây, k là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn và đầu ra). Hệ số này nói lên để tăng một đơn vị sản lượng cần có thêm bao nhiêu đơn vị tiết kiệm ( cùng có nghĩa là phải có bao nhiêu đơn vị đầu tư tăng thêm). Hệ số này cũng cho biết trình độ kỹ thuật của sản xuất. Đối với nhà kế hoạch, với phương trình này, có thể xác định các phương án đầu tư ( trong trung hạn, dài hạn) là xuất phát từ nhu cầu tăng trưởng hay là xuất phát từ khả năng tích lũy và các nguồn khác. Tuy vậy, các nhà kinh tế trường phái tân cổ điển cũng phê phán mô hình này ở các nội dung sau: - Tăng trưởng trong thực tế không chỉ duy nhất là do đầu tư. - Nếu đầu tư có tăng lên, nhưng đầu tư sai về mục tiêu và địa điểm, thì chưa chắc có tăng trưởng. VI. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HIỆN ĐẠI Dựa vào lý thuyết của Keynes, Chính phủ nhiều nước đã linh hoạt trong sử dụng các chính sách để hạn chế lạm phát, thất nghiệp, làm tăng sản lượng thực tế. Sau một thời kỳ, do quá nhấn mạnh vai trò của chính sách, vai trò tự điều tiết của thị trường bị xem nhẹ. Nhiều trở ngại mới cho tăng trưởng đã xuất hiện. Trong bối cảnh đó, một trường phái kinh tế mới đã ra đời mà người đại diện là P.A.Samuelson với tác phẩm ”Kinh tế học”-1948. Ngày nay, hầu hết các nền kinh tế đều vận động theo cơ chế hỗn hợp với nội hàm là nền kinh tế vừa chịu tác động của chính sách và công cụ quản lý vừa chịu tác động của các lực của thị trường. Liều lượng “pha trộn” hai lực này do hoàn cảnh kinh tế, xã hội của từng nước, từng thời kỳ và nhận thức, vận dụng của Chính phủ. Vì vậy học thuyết của Samuelson được coi là cơ sở của lý thuyết tăng trưởng hiện đại. Nội dung cơ bản của lý thuyết này là: 1.Sự cân bằng kinh tế Kinh tế học hiện đại cũng thừa nhận sự cân bằng kinh tế theo quan điểm của Keynes, nghĩa là điểm cân bằng không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thường ở dưới mức sản lượng đó. Trong khi nền kinh tế hoạt động bình thường vẫn có thể có thất nghiệp và lạm phát. Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức chấp nhận được. 2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế - Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cũng thống nhất với trường phái tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất là: vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ (K,L,R,T) và đồng ý cách phân tích tăng 18
  19. trường của Cobb-Douglas. Họ coi các yếu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Dựa vào số liệu từ 1930-1981của Hoa Kỳ, Samuelson cho rằng:” Khoảng 1/3 mức tăng sản lượng ở Mỹ là do tác động của nguồn nhân lực và vốn, 2/3 còn lại là một số dư có thể quy cho giáo dục, đổi mới, hiệu quả kinh tế theo quy mô, tiến bộ khoa học và những yếu tố khác”. Trong bảng thống kê, đất đưa vào sản xuất sản xuất không tăng trong thời gian đó nên không đóng góp cho tăng sản lượng ở Hoa Kỳ. - Lý thuyết này cũng đồng ý với lý thuyết tân cổ điển về quan hệ giữa các yếu tố là các nhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn kỹ thuật và tỷ lệ kết hợp giữa các yếu tố; vai trò của đầu tư với tăng trưởng. Samuelson nhấn mạnh: kỹ thuật công nghiệp tiên tiến, hiện đại dựa vào sử dụng vốn lớn vốn là cơ sở để sử dụng các yếu tố khác. - Các lực lượng hướng dẫn tổng cầu bao gồm các nhân tố mức giá, thu nhập, dự kiến về tương lai cùng với các biến số về chính sách như thuế khóa, chi tiêu của chính phủ, lượng cung tiền, 3. Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cho rằng thị trường là nhân tố, là lực lượng cơ bản điều tiết các hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung và tổng mức cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm - tỷ lệ tất nghiệp, mức giá – tỷ lệ lạm phát, đây là những “cơ sở” để giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hiện đại là Chính phủ trở thành tác nhân có vị trí trung tâm để định hướng, phối hợp các hoạt động của toàn xã hội; ổn định và cân bằng tổng chể; kích thích, tạo nhân tố mới cho sự phát triển. Vai trò Chính phủ tăng lên không chỉ vì những thất bại của thị trường mà còn do xã hội đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, đặc biệt là góp phần định hướng và điều chỉnh cấu trúc kinh tế mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể giải quyết có hiệu quả. Theo Samuelson, trong nền kinh tế vận động theo cơ chế hỗn hợp, Chính phủ có bốn chức năng cơ bản: - Thiết lập khuôn khổ pháp luật; - Xác lập chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; - Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; - Thiết lập các chương trình tác động tới phân phối thu nhập. Vì vậy Chính phủ cần: - Tạo môi trường ổn định để các tác nhân kinh tế kinh doanh thuận lợi. - Đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế với những hướng ưu tiên cần thiết cho từng phân kỳ. - Sử dụng các công cụ quản lý, các chương trình để hướng dẫn các ngành, các doanh nghiệp hoạt động. - Tìm cách duy trì công việc làm ở mức cao thông qua chính sách thuế, tiền tệ và chi tiêu hợp lý. - Khuyến khích đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. - Điều tiết, phân phối lại thu nhập. - Thực hiện các chương trình phúc lợi công cộng và phúc lợi xã hội. 19
  20. B. CÁC LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN Trong ba tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinh tế được coi là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu cơ bản để đánh giá các giai đoạn phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế được thể hiện (và nghiên cứu quản lý) dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất. Vì nó phản ánh phân công lao động (của mỗi quốc gia và cả quốc tế) và sự phát triển của lực lượng sản xuất, thể hiện rõ nhất ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. ( cái gì?, như thế nào?, cho ai? ) Chỗ khác nhau căn bản giữa các lý thuyết, mô hình tăng trưởng với các lý thuyết, mô hình phát triển là các lý thuyết, mô hình phát triển đề cập đến nội dung và phương thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1. Cơ cấu ngành kinh tế: Là tương quan giữa ngành trong tổng thể kinh tế, phản ánh quan hệ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các ngành này được hình thành, vận động trong những điều kiện nhất định về kinh tế, xã hội và thể chế, hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu ngành được thể hiện ở các nội dung sau: - Thứ nhất, đó là số lượng các ngành chủ yếu của nền kinh tế. Về nguyên tắc, để nghiên cứu và quản lý chính xác trong phạm vi cần thiết, cho phép ngành phải là ngành “sạch”. Nhưng thực tế, số lượng ngành rất nhiều và không cố định. Nếu theo tiêu chuẩn sạch thì số lượng lại rất lớn. Vì vậy phải dựa vào phương pháp phân chia và hợp nhất ngành để có số lượng ngành cần thiết, đủ lớn. - Thứ hai, đó là mối quan hệ tương tác giữa các ngành về số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng của sản lượng, vốn, nhân lực, mà mổi ngành tạo ra hoặc sử dụng trong tổng thể kinh tế. Mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng và tính chất tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn tác động gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1,2,3., Nói chung mối quan hệ giữa các ngành luôn biến đổi theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng cuối cùng. - Thứ ba, là các xu hướng có tính quy luật hoặc xu hướng ưu tiên (về phát triển các ngành, sử dụng các nguồn lực, ) trong chuyển dịch cơ cấu ngành. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành Cơ cấu ngành kinh là phạm trù động, thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, do sự thay đổi của các nhân tố quy định nó. Ngày nay, khoảng thời gian trung bình cần thiết để cơ cấu ngành kinh tế định hình, chuyển dịch, đạt mục tiêu, bắt đầu chuyển dịch theo cơ cấu mới có xu hướng rút ngắn lại. ( xem hình 4) 20
  21. Thu nhập Ngành 3 Ngành 2 Ngành 1 Ngành 4 T2 T1 Thời gian Hình 4: Sự định hình và chuyển dịch cơ cấu ngành - Ngành 1 tăng trưởng nhanh, đạt cực đại về tốc độ, sau đó giảm nhanh - Ngành 2 có tốc độ ổn định trước thời điểm T1 - Ngành 3 có tốc độ cao sau thời điểm T1 - Ngành 4 xuất hiện trước T1 và đang tăng trưởng nhanh Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác trong những điều kiện xác định. Sự chuyển dịch này thường phải đạt tiến bộ hơn. Quá trình này bao gồm sự thay đổi số lượng ngành, tỷ lệ mỗi ngành, vị trí, tính chất của từng ngành trong hệ thống. Về mặt phương pháp luận, chúng ta phải thiết lập các tiêu chuẩn hay vấn đề (bao gồm các chỉ tiêu thích ứng) và phương pháp đánh giá tính tiến bộ của cơ cấu ngành: 21
  22. Bảng 3: Đánh giá tính tiến bộ của cơ cấu nghành Tiêu chuẩn (hay vấn Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp đánh giá đề)đánh giá I. Tiêu chuẩn có tính chất thường xuyên 1- Số lượng các ngành chủ . yếu 2- Tăng trưởng - Tốc độ tăng sản lượng (của GDP, - So với kế hoạch, với kỳ GNP) trước,với kinh nghiệm chung 3- Chuyển dịch cơ cấu - Tỷ lệ và mức độ thay đổi tỷ lệ của các ngành - Tổng chuyển dịch của các ngành 4- Tính ổn định kinh tế vĩ mô - Lạm phát - Chỉ số giá cả (hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy ước) - Thâm hụt ngân sách - Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trong sản lượng - Thất nghiệp - Tỷ lệ thất nghiệp trong dân số hoạt động - Tỷ lệ tích lũy - Tỷ lệ tích lũy và tích lũy nội địa 5- Thu nhập - Thu nhập bình quân /người-năm - Thu nhập của ngân sách 6- Hiệu quả - Năng suất lao động - - II Các tiêu chuẩn không thường xuyên (Là những tiêu chuẩn hay - vấn đề có tính đặc thù của một giai đoạn kinh tế, hoặc - của một phân hệ kinh tế được thể bằng những chỉ - tiêu cụ thể ) II. CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN 1.Những vấn đề có tính quy luật trong chuyển dịch cơ cấu ngánh 1.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel Từ thế kỷ 19, trên cơ sở thực nghiệm Engel đã phát hiện tính quy luật giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho các nhu cầu cá nhân. Đường Engel là đường biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể: 22
  23. Tiêu dùng hàng hóa i Đường Engel Thu nhập Hình4 đường Engel Trên hình 4:Độ dốc của đường cong tại bất kỳ điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng biên của hàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu nhập Bằng thực nghiệm, Engel nhận thấy rằng, chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm. Khi thu nhập của các hộ gia đình đạt đến một mức độ nào đó thì tỷ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm giảm xuống. Từ xu hướng trên, có thể suy ra tỷ trọng nông nghiệp trong sản lượng quốc gia sẽ giảm dần, khi thu nhập đạt đến mức nhất định. Kinh nghiệm cuối những năm 1990 ở Việt Nam cho thấy: Khi thu nhập bình quân/người-năm còn dưới 500USD và sản lượng lương thực /người- năm chưa đạt mức 350kg thì tỷ lệ nông nghiệp chưa thể giảm nhanh trong sản lượng quốc gia. Điều này giải thích tại sao chủ trương đưa nhanh chăn nuôi và cây công nghiệp thành ngành sản xuất chính ở Việt Nam không thành công trong thời kỳ 1980 trở về trước. Quy luật Engel về tiêu dùng lương thực thực phẩm đã gợi ý hướng nghiên cứu cho các hàng hóa khác. Các nhà kinh tế gọi hàng hóa nông sản là hàng hóa thiết yếu, hàng hóa công nghiệp là hàng hóa lâu bền, cung cấp dịch vụ là hàng hóa cao cấp. Qua nghiên cứu họ phát hiện tính quy luật sau: Trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng tăng lên, nhưng tăng nhỏ hơn tốc độ tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa chất lượng cao có xu hướng ngày càng tăng. Đến một mức thu nhập nào đó, tốc độ tăng tiêu dùng lớn hơn tóc độ tăng thu nhập. 1.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A. Fischer Trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật” (1935), trên cơ sở quan niệm nền kinh tế gồm 3 khu vực: Khu vực thứ nhất gồm nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản; khu vực thứ hai gồm các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng; khu vực thứ ba là các ngành dịch vụ, tác giả cho rằng: - Với sự phát triển khoa học công nghệ, nông nghiệp là ngành dễ thay thế nhân lực bằng máy móc và các phương thức canh tác hiện đại.Do đó năng suất lao động tăng lên, nhu cầu nông phẩm cho xã hội được bảo đảm, 23
  24. cho phép giảm tương đối và tuyệt đối nhân lực nông nghiệp trong cơ cấu nhân lực theo ngành. -Trong khi đó, do đặc tính kinh tế-kỹ thuật, công nghiệp khó thay thế nhân lực bằng máy móc hơn so với nông nghiệp và hệ số co dãn cầu tiêu dùng sản phẩm của ngành này lại luôn luôn dương ( 0 ).Vì vậy, theo đà phát triển, tỷ trọng nhân lực hoạt động trong công nghiệp có xu hướng tăng lên. - Dịch vụ, cũng do đặc tính kinh tế-kỹ thuật, là ngành có rào cản lớn nhất trong thay thế nhân lực bằng máy móc và khi nền kinh tế ở trình độ cao thì độ co dãn của cầu dịch vụ lại càng lớn hơn1 ( 1 ), nghĩa là tốc độ tăng cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập. Do vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên và tăng ngày càng nhanh. 1.3. Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Từ những cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, có thể rút ra các xu hướng có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là: - Xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp phải chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công-nông nghiệp để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển. - Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sản xuất các sản phẩm có dung lượng vốn cao ngày càng tăng và tăng nhanh; tỷ trọng các ngành sản xuất các sản phẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần. - Trong các ngành dịch vụ, theo đà phát triển, các ngành có chất lượng cao như ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, du lịch, có tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng ngày càng tăng trong sản lượng ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế. Cần chú ỳ rằng, trong xu hướng chung đó, mỗi nước mỗi thời kỳ mức độ chuyển dịch có thể khác nhau bởi sự quy định của nhiều nhân tố khác nhau về tự nhiên, nhân lực, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, điểm xuất phát và mức độ, trình độ hợp tác quốc tế. 2. Lí thuyết phát triển theo giai đoạn Đây là lý thuyết phát triển đề cập đến phương thức, chuyển dịch cơ cấu ngành. Trong cuốn ”Các giai đoạn phát triển kinh tế”, nhà lịch sử kinh tế người Mỹ W.W.Rostow đã phân tích theo tiến trình lịch sử phát triển từ những bước khởi đầu của các nền kinh tế. Lý thuyết này còn có các tên gọi là “Mô hình suy diễn lịch sử”hoặc “ Lý thuyết cất cánh”. Theo tác giả, các quốc gia trong quá trình phát triển có thể phải trải qua 5 giai đoạn và có thể có giai đoạn thứ 6. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng về cơ cấu kinh tế, thể chế phản ánh bản chất của giai đoạn kinh tế đó. Việc nghiên cứu các giai đoạn kinh tế nhằm làm rõ các vấn đề: Dưới những tác động nào, một nền kinh tế cổ truyền có thể đi vào quá trình hiện đại hóa; những nhân tố đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng; những đặc trưng cơ bản của từng giai đoạn phát triển; những lực lượng tác động đến mối quan hệ giữa các khu vực trong quá trình tăng trưởng. Giai đoạn1 - Xã hội truyền thống cũ 24
  25. Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn dựa trên khoa học, công nghệ tiền Niw ton với những đặc trưng cơ bản là: - Nông nghiệp là ngành kinh tế thống trị, mang nặng tính tự cung, tự cấp; năng suất thấp. - Kỹ thuật lạc hậu, thủ công là chính - Tích lũy nhỏ và không ổn định (gần như là con số không); - Hoạt động xã hội kém linh hoạt, nhiều lề thói, tập tục lạc hậu đang đè nặng lên các hoạt động kinh tế xã hội. Tuy vậy, kinh tế xã hội không hoàn toàn tĩnh tại, vẫn có đi lên, nhưng chậm chạp. Cơ cấu ngành lấy nông nghiệp làm căn bản. Do vậy đi nhanh ra khỏi giai đoạn này là khó khăn, lâu dài không chỉ do các vấn đề kinh tế mà còn do các vấn đề thể chế, đặc biệt là các thể chế có tính chất tự nguyện của các cộng đồng dân cư, cộng đồng sắc tộc, Giai đoạn 2 - Chuẩn bị cất cánh Giai đoạn này được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống cũ và cất cánh, với nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để đi vào cất cánh. Những đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: - Những hiểu biết về khoa học–kỹ thuật đã bắt đầu được ứng dụng vào trong các ngành - Giáo dục được mở rộng và có những cải tiến phù hợp với sự phát triển - Cầu đầu tư tăng lên thúc đẩy sự ra đời của hệ thống ngân hàng và các hình thức tín dụng - Trao đổi hàng hóa nội địa và với bên ngoài đã thúc đẩy sự hình thành cơ sở hạ tầng về vận tải và thông tin liên lạc; Tuy vậy, các hoạt động này chưa đủ sức tạo ra lực đẩy có tính tới hạn để đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng năng suất thấp, còn đậm dấu ấn của nền kinh tế cổ truyền. Cơ cấu ngành vẫn là nông - công nghiệp. Giai đoạn 3 - Cất cánh Đây là giai đoạn trung tâm trong phân tích của tác giả về các giai đoạn kinh tế. Thuật ngữ này hàm ý đất nước đã bước vào giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định, tích tụ và tạo ra được những điều kiện về kinh tế, xã hội và thể chế, có tính chất là những lực nội sinh, có tính tới hạn để vận động theo những quy luật của giai đoạn kinh tế đó. Những yếu tố cơ bản (điều kiện) bảo đảm cho sự cất cánh là: - Huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết làm cho tỷ lệ tiết kiệm vượt 10% thu nhập quốc dân thuần túy, huy động được vốn đầu tư bên ngoài, để kéo theo sự du nhập, đuổi bắt và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ, vào các ngành, kể cả nông nghiệp, - Công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, tăng trưởng cao, ổn định; bắt đầu có hiệu quả; kéo theo sự thay đổi các ngành và các lĩnh vực khác, kể cả nhận thức và lối sống của con người - Hợp tác hóa , thương mại hóa, đô thị hóa phát triển nhanh, Cơ cấu ngành của giai đoạn này là công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ. Theo tác giả giai đoạn này kéo dài khoảng 20 - 30 năm. 25
  26. Giai đoạn 4 - Trưởng thành về kinh tế Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là : - Tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, chiếm khoảng 20% thu nhập quốc dân thuần túy; - Khoa học công nghệ được sáng tạo, du nhập và chuyển hóa nhanh vào trong tất cả các ngành, lĩnh vực, của đời sống kinh tế - xã hội; - Nền kinh tế “hòa mạng” có hiệu quả với kinh tế thế giới. Tác giả dự đoán giai đoạn này kéo dài khoảng 60 năm. Cơ cấu ngành giai đoạn này là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Giai đoạn 4 -Tiêu dùng cao Trong giai đoạn này có hai xu hướng cơ bản: Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư ngày càng giầu có kéo theo cầu hàng hóa dịch vụ chất lượng cao tăng lên. Thứ hai, nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao và dân cư tăng nhanh ở khu vực thành thị. Các chính sách hướng vào tăng phúc lợi xã hội, kích thích tiêu dùng hàng lâu bền, chất lượng cao và giảm bớt bất bình đẳng. Theo tác giả, đây là giai đoạn lâu dài nhất, nước Mỹ có thể phải mất 100 năm để hoàn thành cơ bản giai đoạn này. Cơ cấu ngành có thể là dịch vụ - công nghiệp. Ngoài 5 giai đoạn trên đây, tác giả còn dự báo nhưng chưa đưa vào phân tích là có thể có giai đoạn 6 với tên gọi ”Theo đuổi chất lượng cuộc sống”. Lý thuyết này có những hạn chế như: chưa làm rõ cơ sở của sự phân chia và sự thống nhất trong việc đưa ra các đặc trưng mỗi giai đoạn; coi sự vận động là một quá trình tịnh tiến mà không có những “lổ hổng” hoặc thời cơ. Dù vậy, W.W.Rostow đã đưa ra sự suy diễn lịch sử, cung cấp một tầm nhìn và quỹ đạo vận động của nền kinh tế. Đặc biệt, trên phương diện quan hệ giữa phát triển và chuyển dịch cơ cấu thì đây là một tầm nhìn hợp lý. 3. Mô hình hai khu vực cảa Athus Levis 3.1. Đặt vấn đề Vào những năm 1950, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Levis trong cuốn “Lý thuyết về phát triển” đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình tăng trưởng với tên gọi “Mô hình hai khu vực cổ điển”. Mô hình này được Jon Fei và Gustar Ranis chính thức hóa, áp dụng để phân tích tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển những năm 1960. Do những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, A.Lewis đã nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế. Tác giả đã xuất phát từ cách nhìn của Ricardo: - Thứ nhất, khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô (và tiến tới bằng không), do quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng đòi hỏi phải sử dụng ruộng đất ngày càng xấu hơn, làm tăng chi phí cho một đơn vị xuất lượng, đồng thời số và lượng đơn vị đất đai là có giới hạn. - Hai là, trong khi ruộng đất có xu hướng cạn kiệt thì nhân lực sử dụng (và phải sử dụng) tiếp tục tăng lên làm cho hiện tượng dư thừa nhân lực ngày 26
  27. càng phổ biến. (Ricardo cũng phân biệt dư thừa nhân lực ở nông thôn về hình thức khác với dư thừa nhân lực ở thành thị). Với hai vấn đề nêu trên, Ricardo kết luận rằng nông nghiệp mang tính trì trệ tuyệt đối, cần giảm dần quy mô, tỷ lệ đầu tư, chuyển nhân lực dư thừa vào công nghiệp và mở rộng quy mô, tốc độ của công nghiệp để tiếp tục duy trì tăng trưởng. Trong quá trình này, có thể thể thu hút nhân lực từ nông nghiệp mà không cần tăng đáng kể tiền lương để kích thích. Nhờ đó công nghiệp có tích lũy phụ thêm, khuyến khích tái đầu tư phát triển công nghiệp, góp phần làm cho lợi nhuận biên khu vực này tăng dần. Đây là cơ sở trong nghiên cứu của mô hình hai khu vực của Lewis. TPM TPA2= f(K,T,LA2) TP3=f(k3,l3) TPA 3 TPA 2 TP2=f(k2l2) TPA 1 TPA2=f(K,T,LA1 TP1=f(k1,l1) L A LA 1 LA 2 LA 3 L 3.2. Nội dung mô hình a - Bắt đầu từ khu vực nông nghiệp (khu vực truyền thống) Sơ đồ hàm sản xuất nông nghiệp cho thấy sản lượng phụ thuộc vào vốn, công nghệ, nhân lực. Với giả định vốn, kỹ thuật, công nghệ thay đổi không đáng kể, trong khi nhân lực sử dụng L có thay đổi. Sản lượng tăng dần tùy theo mức sử dụng nhân lực. Đến lúc nào đó sản tượng sẽ tăng chậm dần và không tăng nữa, dù có tăng nhân lực (ở mức LA3) . Điều này do giới hạn của đất đai và sức sản xuất của cây trồng quy định. b - Khu vực hiện đại (công nghiệp) Để mở rộng hoạt động, ngoài các yếu tố vốn, kỷ thuật, khu vực công nghiệp phải thu hút thêm nhân lực từ nông nghiệp với mức tiền công cao hơn mức tiền công tối thiểu trong nông nghiệp mà họ hiện đang được hưởng. Theo tác giả, mức trả cao hơn khoảng 30% so với mức tiền công tối thiểu . Sơ đồ hàm sản xuất công nghiệp cho thấy, trong điều kiện dư thừa nhân lực trong nông nghiệp, khu vực công nghiệp có một khoảng thời gian và số lượng nhân lực mà ở đó khi thu nhận thêm nhân lực không phải tăng thêm mức tiền công. Ứng với mỗi mức kết hợp vốn và nhân lực sẽ có một đường biểu diễn sản lượng. Khu vực công nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, cho đến khi nhân lực trở nên khan hiếm thì khu vực này phải tăng tiền lương lên một tỷ lệ nhất định. 27
  28. Đến một lúc nào đó, tính khan hiếm nhân lực chính trong nông nghiệp sẽ xuất hiện, giá cả nông phẩm tăng lên,quan hệ trao đổi có lợi cho nông nghiệp. Theo thời gian, quan hệ công nông nghiệp sẽ thích ứng, tính nhị nguyên giảm dần, cả hai khu vực đều phải đầu tư chiều sâu để duy trí tăng trưởng. IV. Mô hình hai khu vực của Harry T. Ôshima T.Ôshima là nhà kinh tế người Nhật, trong tác phẩm”Tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa” đã đưa ra những quan điểm mới về phát triển và mối quan hệ công-nông nghiệp, dựa trên những khác biệt về tự nhiên, kinh tế, xã hội, thể chế, của các nước này so với các nước Âu-Mỹ. Những khác biệt đó là: - Nền kinh tế nông nghiệp lấy cây lúa nước làm chính, có tính thời vụ cao. - Có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. - Tích lũy thấp và không ổn định. - Cơ sở hạ tầng yếu về số và chất lượng, thiếu tính hệ thống và liên kết các vùng. - Nhiều lề thói, tập tục lạc hậu đang chi phối và đè nặng lên các hoạt động kinh tế-xã hội 1. Cách đặt vấn đề của Ôshima Trước khi đưa ra mô hình, tác giả phân tích có phê phán tính hiện thực của các mô hình đã có, đặc biệt là mô hình của A. Lewis và đưa ra các lập luận sau: - Dư thừa nhân lực trong nông nghiệp là một thực tế nhưng khu vực nông nghiệp lúa nước châu Á không phải lúc nào cũng xẩy ra, đặc biệt là thời vụ đỉnh cao. Do vậy nếu theo Lewis, việc chuyển nhanh nhân lực vào công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, giá cả và bảo đảm tính thời vụ của nông nghiệp. - Trong khi đồng ý với trường phái tân cổ điển về việc phải đồng thời quan tâm đầu tư ngay từ đầu cho cả hai khu vực và đồng ý với Ricardo về một mô hình phát triển phải bắt đầu từ một nền nông nghiệp có hiệu quả hoặc từ khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu nông phẩm. Nhưng tác giả coi đây là mô hình dài hạn, bởi vì các nước đang phát triển đang bị ràng buộc bởi mặt bằng xuất phát thấp, thiếu hụt nhiều mặt, đặc biệt là về phương diện vốn, nhân lực trình độ cao, kỹ năng quản lý, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, - Từ những vấn đề trên, tác giả đã phân tích, đưa ra mô hình về mối quan hệ hai khu vực trong sự quá độ từ một nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế có tính độc canh sang nền kinh tế công nghiệp. 2. Nội dung mô hình Với mục tiêu, giảm dần và xóa bỏ tính nhị nguyên, hướng tới một nền kinh tế phát triển, Oshima đưa ra hướng quan tâm đầu tư (đầu tư theo nghĩa rộng) theo các giai đoạn với những mục tiêu (và nội dung ) xác định nhằm tạo 28
  29. ra những điều kiện có tính chất là lực nội sinh để chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hướng tiến bộ. a - Giai đoạn bắt đầu quá trình tăng trưởng:Tạo việc làm (và thu nhập) thời kỳ nhàn rỗi, theo hướng tăng đầu tư phát triển nông nghiệp. Ở khu vực châu Á gió mùa, nông nghiệp có tính thời vụ cao, thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng khi sản xuất mang tính độc canh, quy mô nông trại nhỏ, phân tán, tư liệu sản xuất hiện có non yếu. Do vậy mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là gia tăng việc làm và thu nhập của khu vực nông nghiệp, đặc biệt là thời kỳ nhàn rỗi. Giải pháp hợp lý để thực hiện mục tiêu này là: - Chấp nhận tình trạng dư thừa nhân lực để đáp ứng cầu nhân lực lúc thời vụ đỉnh cao, đa dạng hóa sản xuất để khai thác lợi thế tự nhiên, gia tăng việc làm, ổn định và tăng thu nhập. - Tăng đầu tư hỗ trợ của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp, để dẫn dắt lôi kéo đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. - Xây dựng và cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn. Việc phối hợp các biện pháp trên đây với hình thức, liều lượng và thời gian thích hợp sẽ tạo ra đáng kể “lực nội sinh” làm cho nông nghiệp tăng trưởng và đi vào ổn định mà không cần nhiều vốn và các yếu tố khác so với đầu tư ngay từ đầu vào công nghiệp. Ở giai đoạn này, việc tập trung đầu tư vào sản xuất lương thực có ý nghĩa quan trọng, nhằm khởi đầu cho tăng trưởng. Vì nó đáp ứng cầu hàng hóa thiết yếu, giảm nhập khẩu lương thực (để tăng nhập hàng đầu tư), tạo điều kiện gây sức ép đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Dấu hiệu phản ánh sự kết thúc giai đoạn này là chủng loại và sản lượng nông phẩm ngày càng nhiều trong khi chỉ số giá cả lại ổn định; cầu các yếu tố đầu vào của nông nghiệp tăng với quy mô và tốc độ cao; nhu cầu thực sự về chế biến nông phẩm trên quy mô lớn với kỹ thuật hiện đại đã xuất hiện. Điều này cũng có nghĩa là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn đã xuất hiện, nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại với quy mô, hình thức thích ứng đã ra đời. b - Giai đoạn hai: Hướng tới toàn dụng nhân lực thông qua đầu tư phát triển đồng thời nông nghiệp và công nghiệp Xuất phát từ mục tiêu trên, theo tác giả, tiêu điểm của giai đoạn này là tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ theo chiều rộng với giải pháp cụ thể là: - Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, gắn với quy mô lớn. - Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông phẩm, hàng tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp là đầu vào cho nông nghiệp ( phân bón, thuốc trừ sâu, ) với loại hình và cấp độ kỹ thuật thích ứng với sức cầu. - Thiết lập mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cùng các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng. 29
  30. - Xây dựng các hình thức nông trại, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Kết quả là sự phát triển nông nghiệp đã tạo thị trường cho công nghiệp, dịch vụ và thúc đẩy sự ra đời và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế tiến bộ. Gắn liền với quá trình trên là sự di dân từ nông thôn vào thành thị, hình thành các loại đô thị, tạo quy mô tới hạn về các mặt để phát triển các dịch vụ kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình này diễn ra liên tục trong nhiều năm. Dấu hiệu cơ bản cho thấy sự kết thúc giai đoạn này là: hình thành nhiều ngành công nghiệp dịch vụ, tỉ trọng sản lượng, nhân lực và dân cư nông nghiệp giảm xuống, tương ứng là sự tăng lên của tỷ trọng sản lượng công nghiệp, dịch vụ, nhân lực và dân cư thành thị; tốc độ tăng việc làm lớn hơn tốc độ tăng nhân lực, dung lượng thị trường nhân lực bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên. c - Giai đoạn ba: Sau khi có việc làm đầy đủ - phát triển kinh tế theo chiều sâu. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển diễn ra qua nhiều bước với nội dung thích hợp ở mỗi bước. Kết quả giai đoạn 2 trong mô hình Oshima như đã nói ở trên cho thấy nền kinh tế đã thiết lập được các quan hệ cân đối căn bản, đi vào tăng trưởng ổn định, thị trường đã bắt đầu vận hành có hiệu quả. Nền kinh tế sẽ vận hành theo các phương hướng: - Chuyển hướng mục tiêu phát triển các ngành từ hướng nội là chính sang hướng nội có hiệu quả và hướng ngoại. - Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường. - Mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ, coi trọng dịch vụ cao cấp, dịch vụ hướng vào nông nghiệp, nông thôn. Những thay đổi trên đây làm cho cơ cấu kinh tế chuyển nhanh sang sử dụng các lợi thế, phát triển linh hoạt, tình trạng thiếu nhân lực đã trở nên phổ biến. Để tiếp tục phát triển, giảm cầu về nhân lực, cùng với các giải pháp trên, phải chuyển hướng phương thức phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu trên toàn bộ nền kinh tế với nội dung cụ thể là: - Tăng trang bị kỹ thuật và áp dụng các phương pháp canh tác tiến bộ để tăng sản lượng, giảm tương đối và tuyệt đối cầu về nhân lực trong nông nghiệp để bổ sung nhân lực cho công nghiệp, dịch vụ. - Chuyển công nghiệp hướng nhanh sang xuất khẩu, đầu tư phát triển các ngành có dung lượng vốn cao. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời ở hai khu vưc, trong đó lấy nông nghiệp làm điểm xuất phát. Và như vậy, việc tăng trưởng kinh tế không dẫn đến phân hóa mạnh về xã hội và bất bình đẳng quá lớn trong phân phối thu nhập. 30
  31. So sánh hai lý thuyết về hai khu vực Các mặt so sánh Lý thuyết của Oshima Lý thuyết của A. Lewis 1 - Mục tiêu của lý - Thúc đẩy tăng trưởng, - Thúc đẩy tăng trưởng, thuyết tăng việc làm, giảm dần tăng việc làm, giảm dần và xóa bỏ tính nhị và xóa bỏ tính nhị nguyên nguyên - Đạt cơ cấu kinh tế tiến - Đạt cơ cấu kinh tế tiến bộ bộ 2 - Điểm xuất phát và - Bắt đầu từ nông - Bắt đầu từ công điều kiện nghiệp nghiệp - Phải hỗ trợ từ chính - Chính phủ ủng hộ chế phủ trong đầu tư cơ sở độ tiền lương tăng chậm hạ tầng trong công nghiệp. - Phải ổn định sản xuất - Tạo những điều kiện lương thực để di chuyển nhân lực thuận lợi từ nông thôn vào thành thị -Mối quan hệ giữa tăng - Coi trọng công tạo - Coi trọng tăng trưởng trưởng và công bằng xã công việc làm ngay trước. Bắt đầu từ công hội. trong nông nghiệp nghiệp - Vừa khuyến khích tăng trưởng vừa coi trọng công bằng. Coi trọng tăng trưởng bắt đầu từ nông nghiệp. 4 - Nguồn vốn đầu tư - Coi trọng khơi nguồn - Coi trọng tích lũy và từ nông nghiệp và các nguồn khác. tích lũy phụ thêm do chế độ tiền lương tăng chậm. - Chính phủ phải hỗ trợ - Khuyến khích đầu tư đầu tư cho cơ sở hạ và tái đầu tư. tầng để lôi kéo dẫn dắt đầu tư toàn xã hội - Coi trọng liệu pháp - Coi trọng liệu pháp Về liệu pháp tuần tự, tạo ra các điều tăng tốc trong công kiện có tính nối kết,tạo nghiệp ra lực nội sinh 31
  32. V. Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đối 1. Lý thuyết phát triển cân đối 1.1. Cách đặt vấn đề Các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại cho rằng, trong nền kịnh tế thị trường hiện đại xuất hiện nhiều vấn đề mới, tác động mạnh đến việc hình thành và vận động các cân đối lớn ở tầm vĩ mô: - Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và khả năng nhận diện sự vận động của nền kinh tế thông qua các “tín hiệu thị trường” để ra các quyết định của các tác nhân ngày càng cao. Họ có những lựa chọn và hành động để đạt tới “sự mong đợi hợp lý”.Trong điều kiện đó, những mục tiêu của chính sách nhằm vào ngắn hạn nhiều khi rất khó đạt được . - Việc hình thành quy mô và tốc độ của một ngành và giữa các ngành phụ thuộc vào các mối liên hệ về phía trước và phía sau, đồng thời đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Do vậy, các tín hiệu thị trường là một trong những căn cứ quan trọng để Chính phủ điều chỉnh các quan hệ đó theo mục tiêu của chiến lược phát triển. - Quy mô, loại hình cầu của mỗi loại hàng hóa dịch vụ đòi hỏi phải thích ứng với thu nhập, tập quán tiêu dùng, thị hiếu của các tác nhân.Trong điều kiện sự phân hóa thu nhập giữa các ngành, các nhóm dân cư còn lớn thì thị trường phải là lực chính quy định cầu về các giỏ hàng hóa cụ thể. - Nguồn tài nguyên rất đa dạng, mỗi loại tài nguyên thường đáp ứng cầu với một cấp độ nhất định. Nếu kế hoạch và các chính sách phát triển các hàng hóa dịch vụ theo hướng cô đặc vào một số nhóm nhất định, theo đó sẽ có một số tài nguyên hoặc một bộ phận của nguồn tài nguyên nào đó sẽ thiếu hoặc không có điều kiện kết chuyển có hiệu quả vào các hàng hóa dịch vụ. - Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho dung lượng thị trường được mở rộng, cơ cấu cung cầu thay đổi linh hoạt, chu kỳ vận động của các lợi thế và bất lợi thế có xu hướng rút ngắn lại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng hình thành và vận động trên cơ sở cân bằng theo lợi thế. - Chức năng xử lý các vấn đề có tính chất hệ thống về kinh tế, xã hội trở thành chức năng chủ yếu, có tính chất trung tâm trong các chức năng quản lý của Chính phủ. 1.2. Nội dung lý thuyết Do những vấn đề mới trên đây, việc hình thành và vận động của cơ cấu ngành phải theo phương thức cân đối với nội dung: - Cần phải coi các lực thị trường là lực chính để điều tiết cơ cấu ngành . - Khuyến khích phát triển đa dạng (về sản phẩm và cấp độ kỹ thuật, chất lượng, ) - Không tạo nên sự cách biệt quá lớn (thông qua chính sách) về lợi thế tương quan giữa các ngành mà nên tạo bình đẳng về cơ hội để lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh. 32
  33. - Khi điều chỉnh tốc độ của một ngành cần tính đến các liên hệ về phía trước, phía sau về số lượng và cả thời gian để thị trường tạo lập các cân bằng mới (giảm bớt “cái chết bất ngờ” cho các tác nhân kinh tế). 2. Lý thuyết phát triển Không cân đối 2.1. Cách đặt vấn đề Trong số các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại, A.Hirchman có cách nhìn khác hơn trường phái trên về những vấn đề của nền kinh tế và phương thức định hình, chuyển dịch cơ cấu ngành. Từ đó đưa ra lý thuyết phát triển “Không cân đối” Tác giả lý thuyết này, trong khi thừa nhận các đặt vấn đề của trường phái “phát triển cân đối” đã bổ sung thêm một số nội dung mới: - Yêu cầu tăng trưởng ngày càng cao, trong khi tính khan hiếm tài nguyên cũng tăng lên, thậm chí có những nguồn cạn kiệt nhanh theo thời gian. Nếu phát triển cân đối sẽ phân tán tài nguyên, đặc biệt là vốn đầu tư, nhân lực trình độ cao, tạo nên tăng trưởng nóng, kéo dài thời gian đạt quy mô kinh tế tối ưu của các ngành. - Vị trí của mỗi ngành (mỗi hàng hóa dịch vụ) là khác nhau trong việc đáp ứng các mục tiêu của từng thời kỳ và giai đoạn kinh tế. Vì vậy cần phải đầu tư tập trung để tạo ra các hàng hóa, dịch vụ có tính chất điều kiện, tính tới hạn, có tính gây sức ép phát triển, hoặc kéo theo sự liên kết giữa các ngành, vùng và thời kỳ kinh tế. - Hợp tác quốc tế trở thành nhân tố tăng trưởng và phát triển có tính bắt buộc và sống còn, đòi hỏi có những “điều kiện chung” và phải tôn trọng “luật chơi chung”.Trong khi đó điểm xuất phát và hoàn cảnh kinh tế xã hội từng quốc gia lại khác nhau. Vì vậy cần phải đầu tư tập trung để tạo ra và hoàn thiện những điều kiện trên, làm cho đất nước đi ra nhanh với thế giới. - Xã hội hiện đại đặt ra những yêu cầu mới, thị trường với các cơ chế của nó không còn đủ sức điều tiết có hiệu quả các cân đối lớn ở tầm vĩ mô, đòi hỏi Chính phủ phải có những hiệu chỉnh cần thiết để chuyển dịch nhanh cấu trúc kinh tế, xã hội; hạn chế tác động bất lợi của thị trường, - Có nhiều phương thức thực hiện cân bằng kinh tế. Chúng tác động lẫn nhau, lồng vào nhau cùng giải bài toán về các cân đối vĩ mô, ngoài phương thức giữ vai trò chính, có vị trí trung tâm là thông qua trao đổi trên thị trường, còn có các phương thức cân bằng theo lợi thế, cân bằng bên trong với cân bằng bên ngoài, cân bằng theo tương quan lực lượng. Do vậy chính phủ phải có những ưu tiên để phối hợp các phương thức, tối đa hóa những tích cực, tối thiểu hóa những tiêu cực của cân bằng kinh tế. -Do mặt bằng kinh tế chuyển dịch nhanh, kéo theo “mạng” các quan hệ kinh tế vận động và thoát nhanh ra khỏi các quan hệ và quan niệm truyền thống. Thời cơ, nguy cơ của phát triển xuất hiện nhanh và đòi hỏi tiếp nhận hoặc loại bỏ nhanh mới ổn định được quỹ đạo phát triển. Do vậy Chính phủ phải có những lựa chọn và ưu tiên trong quá trình định hình và chuyển dịch cơ cấu 2.2. Nội dung lí thuyết phát triển “không cân đối” 33
  34. Với những thừa nhận và phát triển các quan điểm trên đây, A.Hirchman đề nghị nên phát triển theo phương thức không cân đối với nội dung là: - Trên cơ sở phân tích vị trí thứ bậc của các sức cầu và xu hướng cầu cùng các lợi thế về sản xuất các hàng hóa, dịch vụ; tập trung đầu tư vào một số ngành có nhiều lợi thế nhất. - Phối hợp các công cụ và phương pháp quản để đẩy nhanh tốc độ các ngành ưu tiên đó. - Đầu tư tập trung và khuyến khích tăng trưởng các ngành có sức cầu lớn ở bên ngoài và có lợi thế ở trong nước - Chính phủ thông qua các biện pháp kinh tế và phi kinh tế, đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào các khu vực giữ vai trò “cực phát triển” hoặc góp phần lấp “lỗ trống chậm phát triển”. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với các nước đang phát triển ở thời kỳ ổn định hóa, hoặc thời kỳ điều chỉnh lớn về cơ cấu. Cần chú ý rằng, vấn đề thuộc về khoa học, nghệ thuật của quản lý khi vận dụng lý thuyết này là ở chỗ chọn đúng cực phát triển hoặc lỗ trống chậm phát triển, xác định “thời gian sống” và hình thức đầu tư tạo ra chúng. Bởi vì trong trường hợp ngược lại, các luồng tài nguyên sẽ vận động lãng phí và quan trọng nhất là đất nước trễ hẹn, lỡ bước với thời gian. Về mặt phương pháp luận, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chuẩn (hay là căn cứ) để chọn ngành giữ vai trò cực phát triển: - Là ngành đang có sức cầu và xu hướng cầu lớn (ở bên trong và bên ngoài). - Là ngành có khả năng đáp ứng có hiệu quả các sức cầu cơ bản, có tính cấp thiết. - Là ngành có tác dụng gây sức ép hoặc kéo theo sự phát triển của nhiều ngành. - Là ngành có tác dụng liên kết, kích thích, lôi kéo đầu tư. - Là ngành có khả năng tạo nhanh và nhiều thu nhập và thu nhập cho ngân sách. 34
  35. CHƯƠNG BA: CÁC NHÂN TỐ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tăng trưởng và phát triển kinh tế do nhiều nhân tố quy định. Các nhân tố tác động lẫn nhau và lồng vào nhau. Do yêu cầu phát triển, giới hạn tự nhiên và đặc điểm của chúng mà vị trí, tác động của từng nhân tố đến tăng trưởng và phát triển sẽ khác nhau giữa các nước và các thời kỳ. Có nhiều cách phân chia các nhân tố trong nghiên cứu và quản lý. Trong đó cách phân chia có tính phổ biến là phân chia theo nội dung. Theo cách phân chia này, các nhân tố được phân thành ba nhóm cơ bản: Các nhân tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế, các nhân tố có tính hỗn hợp. - Các nhân tố kinh tế là những nhân tố biểu hiện bằng vật chất hoặc có thể chuyển hóa thành của cải vật chất (ví dụ tiền vốn ), tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tế, tạo ra của cải và có thể trực tiếp xác định được mức đóng góp của chúng trong quá trình hoạt động kinh tế. Các nhân tố kinh tế chủ yếu là: vốn, kỹ thuật – công nghệ, nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, - Các nhân tố phi kinh tế là những nhân tố không biểu hiện bằng vật thể, hoặc chỉ thông qua, lồng vào các nhân tố khác để phát huy tác dụng, hoặc là “dung môi”, “điều kiện” để cho các nhân tố kinh tế hoạt động và tăng hiệu quả. Người ta không thể trực tiếp xác định tác động và đóng góp của chúng trong quá trình hoạt động kinh tế. Các nhân tố phi kinh tế chủ yếu là: diễn biến của thời, các truyền thống tập quán, các thể chế của Chính phủ và các cộng đồng, các hình thái ý thức xã hội, môi trường văn hóa- xã hội, - Các nhân tố có tính hỗn hợp là những nhân tố mà bản thân chúng có sự lồng ghép của cả nhân tố kinh tế và phi kinh tế.Chẳng hạn nhu cầu tiêu dùng cuối cùng, hợp tác kinh tế quốc tế, Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một số nhân tố chủ yếu mà không đi vào toàn bộ các nhân tố. I. Nhu cầu tiêu dùng cuối cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế Nhu cầu tiêu dùng là toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ (ứng với giá cả ,thu nhập và các điều kiện khác) mà một nền kinh tế đã và sẽ tái sản xuất đáp ứng cho tiêu dùng cá nhân, bù đắp và tích lũy tư liệu sản xuất, dự trữ tư liệu tiêu dùng và xuất khẩu. X1 Y1 X2 Y2 . . . . Xn Y3 35
  36. Ma trận X phản ánh cơ cấu ngành sản xuất. Ma trận Y phản ánh cơ cấu nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Nhu cầu tiêu dùng cuối cùng bao gồm sức cầu và xu hướng cầu. 1.1. Sức cầu: là toàn bộ các hàng hóa dịch vụ (ứng với giá cả, thu nhập và các điều kiện khác) mà nền kinh tế phải tái sản xuất (gồm sản xuất trong nước và nhập khẩu) để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định. Sức cầu (của từng hàng hóa và toàn bộ ) có thể được xác định qua thu nhập của dân cư, tích lũy của các doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ, đơn đặt hàng từ nước ngoài và nhiều khoản thu nhập khác. Sức cầu thường được nghiên cứu, quản lý trong ngắn hạn hoặc trung hạn nhằm ổn định hóa và liên tục hóa sự tăng trưởng và phát triển theo định hướng của chiến lược phát triển. Sức cầu thực tế có thể dao động so với sức cầu lý thuyết một đại lượng nào đó bởi biến động của giá cả, tác động của chính sách và nhiều nhân tố bất định khác. Sức cầu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của sản lượng và giá cả cân bằng. Tính ổn định kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế cũng có thể thay đổi ít nhiều tùy theo biên độ và thời gian của những thay đổi trên. AD2 AS ADo AD1 p2 E2 p0 p1 E1 E0 Q1 Q0 Q2 Hình: Thay đổi sức cầu với sản lượng và giá cả Hình trên cho thấy: khi sức cầu chuyển dịch về bên phải (từ AD0 sang AD2) kéo theo giá cả và sản lượng tăng lên từ p0 lên p2 ;Q0 lên Q2. Ngược lại khi sức cầu giảm, đường cầu chuyển dịch về phía trái, giá cả và sản lượng chuyển dịch theo hướng giảm xuống. 1.2. Xu hướng cầu: là sự thay đổi quy mô và tốc độ của sức cầu theo thời gian. 36
  37. Trong nghiên cứu và quản lý, người ta thường xem xét sự thay đổi của sức cầu theo các trung hạn và dài hạn nhằm thấy được những tiêu điểm mà mặt bằng kinh tế đã và phải đạt được để điều chỉnh bổ sung chiến lược phát triển. Xu hướng cầu và mức độ chuyển dịch của nó chịu tác động, lồng ghép của nhiều nhân tố: - Đặc trưng cơ cấu hiện tại. - Mức đạt được của các giá trị được coi là tiêu chí phản ánh đặc trưng thời kỳ kinh tế đó (thu nhập bình quân, mức sản xuất và tiêu dùng bình quân về các hàng hóa dịch vụ chủ yếu, ) - Tiến bộ khoa học công nghệ. - Sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế thế giới và khả năng tiếp nhận và điều chỉnh của từng quốc gia. Ngày nay các nhân tố trên đây biến đổi nhanh và có tính cách mạng, làm cho các sức cầu được thỏa mãn trong thời gian tương đối ngắn với quy mô tương đối lớn. Theo đó các xu hướng cầu cũng xuất hiện, định hình và chuyển dịch nhanh 1.3. Các tiêu điểm trong quản lý: Trong quản lý, để kích thích, ổn định hóa tăng trưởng và chuyển cơ cấu cần phải giải quyết các vấn đề có tính chất tiêu điểm sau: - Phải lượng hóa quy mô và tốc độ của sức cầu về các hàng hóa dịch vụ chủ yếu để xác định nội dung, phương thức và biện pháp cân bằng chúng, từ đó tác động vào cân bằng chung trên thị trường.(xem hình trang: ) - Sử dụng các biện pháp tác động vào cung và cầu để điều tiết cung khối lượng tái sản xuất, liên tục hóa tăng trưởng theo điều kiện mới của thị trường. - Lựa chọn trong số hàng hóa, dịch vụ chủ yếu một số hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản để có những biện pháp kích thích và nâng đỡ việc tái sản xuất chúng nhằm giảm bớt thiếu hụt hoặc gây sức ép phát triển và kích thích đầu tư - Dự báo các xu hướng cầu, sự chuyển dịch và phân bổ nó trên phạm vị thế giới, khả năng điều chỉnh, tiếp nhận có hiệu quả của quốc gia và thể hiện chúng vào chiến lược, chính sách phát triển. - Lựa chọn các hình thức, đối tượng đầu tư, đặc biệt là đầu tư của Chính phủ để tạo ra các điều kiện bắt nhịp, đón đầu hoặc kích thích sự xuất hiện nhanh các xu hướng cầu tiến bộ. 37
  38. Cân đối hàng hóa chủ yếu để tác động vào cân bằng chung trên thị trường * Các hàng hóa P i dịch vụ chủ yếu * Các hàng hóatrên thị trường P0 Qi Q0 - Sử dụng các biện pháp tác động vào cung và cầu để điều tiết cung khối lượng tái sản xuất, liên tục hóa tăng trưởng theo điều kiện mới của thị trường. Tại sao trước đây trong nghiên cứu và quản lý, vai trò của cầu tiêu dùng chưa được coi trọng?. Sự thật đó do cả lý luận và thực tiễn chưa đưa ra những “ lời giải “ có độ thuyết phục : - Mặt bằng kinh tế thấp, các sức cầu, đặc biệt là các sức cầu để sống còn chưa đạt mức tối thiểu cần thiết. - Sản xuất có tính tự cung tự cấp, bó hẹp trong từng khu vực nhỏ. - Hợp tác quốc tế chưa đủ sức tạo lập những mạng quan hệ ổn định, tạo nên những sức ép thay đổi về kinh tế và thể chế. - Vai trò kinh tế của Chính phủ còn nhỏ bé và giản đơn. - Các lý thuyết về kinh tế và quản lý chưa làm rõ vai trò của cầu và vai trò Chính phủ trong kinh tế. Chỉ đến khi học thuyết của J. Keynes (1936) ra đời, vấn đề này mới được nghiên cứu và vận dụng vào quản lý II. Nhân lực với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1. Nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng 1.1. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả năng, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài (trên) độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Việc quy định độ tuổi lao động trong Luật lao động là khác nhau giữa các nước, các thời kỳ, do trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, theo Luật Lao động (2002), tuổi lao động của nam là từ 15 đến 60; tuổi lao động của nữ từ 15 đến 55. Nguồn nhân lực được xét cả về số lượng và chất lượng. 38
  39. Theo các định nghĩa trên, số lượng nhân lực gồm: - Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm. - Số người trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng đang đi học, muốn làm việc nhưng đang thất nghiệp, đang làm việc nhà và những người thuộc các tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định). Chất lượng nhân lực được đánh giá qua trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của từng các nhân và tập thể người lao động. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nhân lực Số lượng nhân lực phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau đây: - Quy mô dân số Yếu tố này lại phụ thuộc vào tốc độ tăng tự nhiên và tốc độ tăng cơ học của dân số - Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phụ thuộc vào giới tính, nhóm tuổi, điều kiện kinh tế- xã hội và các yếu tố thuộc về tập quán-thể chế - hình thái ý thức xã hội (người theo đạo Hồi không muốn phụ nữ đi làm ở ngoài gia đình. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực Số lượng nhân lực chỉ mới phản ánh một mặt sự đóng góp của họ vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chất lượng nhân lực đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua việc tăng năng suất lao động,năng suất các tài nguyên được sử dụng thông qua tính tíccực và sáng tạo của nó. Chất lượng nhân lực phụ thuộc vào các nhận tố chủ yếu sau: - Mặt bằng giáo dục: Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các loại hình và hình thức học tập nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về các mặt liên quan đến toàn bộ cuộc sống con người. Giáo dục phổ thông (được coi là lĩnh vực cơ bản, có tính chất nền tảng) nhằm cung cấp kiến thức cơ bản để từ đó mỗi người tiếp tục học tập với hình thức thích hợp để phát triển năng lực của mình. Giáo dục nghề và giáo dục đại học vừa cung cấp kiến thức vừa cung cấp tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp.Vai trò của giáo dục với trình độ nhân lực được thể hiện qua các nội dung sau: * Giáo dục là các thức để tích lũy vốn con người (thông qua các tri thưc, kỹ năng ).Từ đó, con người có thể tiếp thu, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ tiến bộ hơn, tạo ra tăng trưởng trong dài hạn. * Giáo dục” cải lão hoàn đồng” và tạo ra và đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ năng làm việc có năng suất trên tinh thần hiệp tác, kéo theo tăng hiệu quả các tài nguyên, tăng trưởng nhanh và bền vững. * Giáo dục cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng để hiểu biết và tự hoàn thiện mình, đặc biệt là những kiến thức về sức khỏe để tái sản xuất dân số về số và chất lượng. Với ý nghĩa đó, giáo dục đã bổ sung cho y tế (giảm cầu về các dịch vụ y tế). - Mặt bằng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe Sức khỏe tác động đến chất lượng nhân lực cả trong hiện tại và tương lai. Sức khỏe của nhân lưc thường được đánh giá qua một hệ thống chỉ tiêu 39
  40. trực tiếp và gián tiếp. Đối với người đang làm việc, sức khỏe của họ, một mặt phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, mặt khác phụ thuộc vào dịch vụ chữa trị bệnh và chăm sóc sức khỏe thường xuyên và các chính sách của Chính phủ về bảo hiểm. Trong thực tế, nhiều Chính phủ còn có những chính sách quan tâm đến chất lượng sức khỏe nhân lực trong tương lai. Đây là cách thức vừa hỗ trợ, động viên cho nhân lực hiện tại vừa tạo điều kiện đón đầu cho nhân lực trong tương lai. Một điều cần chú ý là khái niệm sức khỏe ngày nay còn bao hàm cả sức khỏe tâm lý và tinh thần. - Tác phong, tính kỷ luật của nhân lực Nhân tố này vừa có tính độc lập tương đối vừa phụ thuộc các nhân tố nói trên, đặc biệt là mặt bằng giáo dục. Ngày nay, lao động bằng máy móc trên cơ sở hợp tác giữa các cá nhân và tập thể người lao động là hình thức tổ chức lao động cơ bản. Do vậy, tác phong, tinh thần, thái độ và tính kỷ luật của nhân lực ảnh hưởng đến an toàn lao động, chất lượng, năng suất cá nhân và tập thể. 2. Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng 2.1. Việc làm và nhân tố ảnh hưởng. Theo kinh tế học về lao động, việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa nhân lực (sức lao động) với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo nhu cầu của con người. Luật Lao động Việt Nam ghi rõ “Mọi hoạt động lao động tạo ra ngụồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.” Từ quan niệm này, việc làm bao gồm các nội dung: * Là hoạt động của con người. * Hoạt động nhằm tạo ra thu nhập. * Hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Số lượng việc làm phản ánh cầu nhân lực của nền kinh tế. Về lý thuyết, cầu nhân lực phản ánh số lượng nhân lực mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng thuê để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định. Cầu nhân lực phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co dãn việc làm đối với sản lượng đầu ra. Tuy vậy cần chú ý là trong nền kinh tế thị trường, cầu nhân lực mang tính chất thứ phát, ngoài hai nhân tố trên, nó còn phụ thuộc vào vốn đầu tư và kỹ thuật công nghệ cùng nhiều nhân tố khác. 3. Nhân lực với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3.1 Vai trò của nhân lực Nhân lực, so với các nhân tố khác, nó là nhân tố sống với hai đặc tính là tích cực và sáng tạo. Tác động của nó với tăng trưởng có tính haimặt. - Là yếu tố chi phí: nó giữ vai trò phối hợp, liên kết các nhân tố khác để tạo nên kết quả kinh tế. Với đặc tính vốn có, dưới tác động của chính sách, nhân lực có thể liên kết, kéo theo các nhân tố khác tạo nên độ co dãn lớn về nhiều mặt của kết quả sản xuất. 40
  41. - Là bộ phận của dân số - yếu tố chủ thể hưởng thụ mà quá trình phát triển phải phục vụ: nó đòi hỏi chiến lược, chính sách phát triển phải phù hợp với cung cầu nhân lưc, hướng tới toàn dụng nhân lực, phân phối ngày càng công bằng hơn, Kết quả là tăng nhu cầu xã hội, hiệu quả sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của con người. Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ và sự thay đổi cơ cấu lực lượng sản xuất cùng với việc nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò của nhân lực; ngày nay người ta cho rằng nhân lực có vị trí trung tâm, là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định tăng trưởng và phát triển kinh tế. 3.2. Các vấn đề có tính tiêu điểm của quản lý nhân lực Để quản lý có hiệu quả nhân lực, làm cho nó giữ đúng vị trí và vai trò trong nền kinh tế hiện đại, các Chính phủ thường coi trọng các vấn đề có tính tiêu điểm sau đây: (1) Đối với chiến lược, chính sách phát triển con người và nguồn nhân lực: - Phải có chiến lược, chính sách về chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe bà mẹ và trẻ em - Lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng, theo phương châm căn bản, toàn diện, chú trọng các kiến thức, kỹ năng về xã hội, con người và tự nhiên. - Có hệ thống đào tạo thích ứng với các thời kỳ phát triển, hướng tới ba mục tiêu cơ bản: có tính đa ngành, chuyên sâu và đón đầu. - Phối hợp, tăng tính đồng thuận giữa chính sách dân số với chính sách nhân lực, chính sách việc làm. (2) Đối với chính sách sử dụng nhân lực: - Thường xuyên hoàn thiện chế độ trả công, gắn chế độ trả công với chế độ tiền thưởng, chế độ đào tạo lại, đào tạo bổ sung, (3) Các chính sách văn hóa – xã hội khác: - Xây dựng, triển khai hệ thống chính sách hỗ trợ, bảo trợ việc làm, đào tạo và đào tạo lại, - Xây dựng, triển khai các thể chế văn hóa trong các đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội. III. Vốn với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1. Vốn sản xuất và vốn đầu tư 1.1. Vốn sản xuất và vốn đầu tư - Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. - Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. - Đầu tư là hoạt động kinh tế, trong đó người ta sử dụng các tài nguyên để tiến hành các hoạt động nhằm tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng tài sản cố định và các tài sản khác để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm thu được kết quả nhiều hơn trong tương lai so với giá trị các tài nguyên đã bỏ ra. * Các tài nguyên bỏ ra là vốn, nhân lực, máy móc,công nghệ, 41
  42. * Kết quả đầu tư là năng lực sản xuất mới tăng thêm, tài sản cố định mới đưa vào sử dụng, số lượng và chất lượng nhân lực tăng thêm, tiềm lực khoa học, công nghệ được tích lũy, - Hoạt động đầu tư được nghiên cứu và quản theo nhiều hình thức. * Nếu xét mức độ chi phối, tham gia của người đầu tư vào quá trình đầu tư người ta phân ra đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp * Nếu xét theo tính chất, người ta phân ra đầu tư phát triển, đầu tư thương mại, đầu tư tài chính. 2. Tác động của vốn sản xuất và vốn đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - Đầu tư làm thay đổi tổng cầu, chiều hướng tăng trưởng và tính ổn định kinh tế vĩ mô Trong ngắn hạn mà xét, vốn đầu tư là bộ phận có tỷ trọng và độ dao động lớn trong chi tiêu. Do vậy nó sẽ kéo theo độ co dãn và chiều hướng chuyển dịch của tổng cầu, sản lượng thực tế, giá cả cùng với các yếu tố khác thuộc về tính ổn định kinh tế vĩ mô. - Đầu tư làm thay đổi số lượng và chất lượng của tổng cung. Trong trung hạn,dài hạn mà xét, thông qua đầu tư kỹ thuật được đổi mới, văng lực sản xuất tăng lên, trình độ nhân lực được cải thiện.Tổng cung tăng, đường biểu diễn chuyển dịch về bên phải. - Thông qua đầu tư,dưới tác động của các chính sách và công cụ quản lý; cơ cấu ngành, cơ cấu kỷ thuật, cơ cấu vùng kinh tế được chuyển dịch. - Thông qua đầu tư (với số lượng và chất lượng nhất định), các nguồn tài nguyên khác được lôi kéo hoặc có môi trường hoặc có thêm điều kiện để kết hợp có hiệu quả trong hoạt động kinh tế. - Là điều kiện và là dung môi để kết chuyển các thành tựu khoa học công nghệ. - Thông qua đầu tư, các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại có điều kiện và “dung môi” để du nhập, kết chuyển. Với những tác động trên đây, ngày nay người ta coi đầu tư là chìa khóa của sự phát triến. Cần chú ý rằng, sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng không là những quá trình riêng lẻ mà là những quá trình lồng ghép, quy định lẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh tế. 42
  43. Có thể thấy sự tác động của đầu tư đến tăng trưởng qua mô hình sau: P AD 1 AS AD AS1 p1 E1 p E 0 0 p2 E2 Y0 Y1 Y2 Y Hình trên cho thấy: Nền kinh tế đang cân bằng ở E0 (Y0; p0) ;khi đầu tư tăng, đường cầu chuyển dịch về bên phải, nền kinh tế cân bằng ở E1 ( Y1; p1 ). Sau khi đầu tư, vốn được kết chuyển, năng lực sản xuất và phục vụ tăng lên, chi phí sản xuất giảm; đường tổng cung chuyển dịch về bên phải nền kinh tế cân bằng hiệu quả hơn ở E2 (Y3; p3 ). 3. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư Cầu vốn đầu tư là dự định (kế hoạch) của chủ đầu tư nhằm thay thế và tăng thêm giá trị tài sản cố định hay dự trữ tài sản lưu động.Giá trị những tài sản này là nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, dịch vụ hoặc tiêu thụ trong tương lai (với thời gian đã dự định). Cầu đầu tư phụ thuộc vào tốc độ tăng cầu về các hàng hóa dịch vụ. Cần chú ý rằng: không có mối liên hệ chặt chẽ giữa khối lượng sản xuất hiện thời và sự thay đổi cầu về các hàng hóa dịch vụ được dự báo trong tương lai. Qua nghiên cứu về cầu đầu tư người ta thấy rằng, tại mỗi thời điểm xác định, nhu cầu đầu tư là một đại lượng xác định không phụ thuộc khối lượng sản xuất hay thu nhập mà phụ thuộc vào nhân tố như lãi suất tiền vay và các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay. 3.1 - Lãi suất tiền vay: Đầu tư nhằm mục đích tăng số và chất lượng tài sản cố định và tài sản lưu động và các tài sản khác. Mục đích này, xét cho cùng do quy luật tối đa hóa lợi nhuận quyết định. Khi đầu tư, các nhà đầu tư thường sử dụng vốn vay và coi tất cả các vốn đầu tư khác như là vốn đi vay. Hiện giá thuần và nội suất thu nhập là những chỉ tiêu và và công cụ để người ta kiểm định và quyết định có đầu tư hay không.Như vậy lãi suất tiền vay là nhân tố làm hăng hái hay nản lòng nhà đầu tư, làm thay đổi cầu đầu tư của nền kinh tế. 43
  44. i0 i1 Di I I0 I1 Hình trên minh họa mối quan hệ giữa lãi suất i và cầu đầu tư I: Khi lãi suất suất tiền vay giảm từ i0 xuống i1 thì cầu đầu tư tăng từ I0 đến I1. 3.2 - Các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay: Các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay, tạo nên những tín hiệu theo đó các nhà đầu tư lựa chọn để tìm thấy “sự mong đợi hợp lý”. 3.2.1. Chu kỳ kinh doanh: Yếu tố quan trọng quyết định đầu tư là sản lượng kỳ vọng ở thời kỳ các dự án đi vào hoạt động.Trong khi đó mỗi mức sản lượng lại phụ thuộc vào từng phân kỳ của chu kỳ kinh doanh. Do vậy, ở mỗi thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh sẽ có các cầu đầu tư khác nhau. 3.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cùng với lãi suất tiền vay, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng làm thay đổi cầu đầu tư. Nhờ đó, Chính phủ có thể điều chỉnh cầu đầu tư cho phù hợp với yêu cầu phát triển thông qua các chính sách. 3.2.3. Môi trường đầu tư: Đầu tư, hiểu theo một khía cạnh khác, có thể coi là canh bạc với số tiền lớn, rõ ràng, để mong thu lại nhiều hơn ở tương lai mà đầy may rủi. Độ rủi ro của đầu tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố lồng ghép quy định lẫn nhau: số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng; hệ thống luật, chính sách; trạng thái ổn định kinh tế vĩ mô, các quy định hành chính; mặt bằng giáo dục văn hóa, Trong quá trình tạo lập môi trường đầu tư, Chính phủ giữ vai trò quan trọng, có tính trung tâm. Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng, trước đây cầu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào lãi suất,thuế, cơ sở hạ tầng, giá cả các nhân tố, Những nghiên cứu gần đây cho thấy, do toàn cầu hóa , hợp tác hóa về kinh tế, nhiều yếu tố cần phải và có thể và phải đi nhanh tới các tiêu chuẩn và mặt bằng chung. Trong điều kiện đó, cầu đầu tư ở mỗi quốc gia sẽ phụ thuộc vào những nhân tố đặc thù nhất, hoặc có tác dụng liên kết, xâu chuỗi nhiều nhất. Người ta nêu lên một thứ tự ưu tiên như sau: Tính rõ ràng,minh bạch của hệ thống luật, chính sách, thủ tục hành chính; tình trạng cơ sở hạ tầng; tình trạng nguồn nhân lực và mặt bằng giáo dục, văn hóa, Cuối cùng mới là độ ưu đãi trong thuế khóa liên quan đến đầu tư. 44
  45. 4. Các nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư của một quốc gia, xét theo nguồn gốc, có các bộ phận sau: - Nguồn từ quỹ khấu hao - Nguồn từ tiết kiệm nội địa - Nguồn từ tiết kiệm ở bên ngoài - Các nguồn đặc biệt khác Các nguồn vốn này được tích tụ, tập trung và vận động thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính. Các chủ đầu tư tiếp cận với hệ thống này để vay vốn, trang trải cho các nhu cầu đầu tư. IV. Khoa học công nghệ với phát triển kinh tế 1. Khoa học và công nghệ Khoa học là tập hợp những hiểu biết và phát minh trên cơ sở khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Khoa học, về bản chất là cách mạng và tiến bộ. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình,kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương pháp để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các thành tựu của khoa học và công nghệ đựơc biểu hiện hữu hình và vô hình. Khoa học, công nghệ có những mặt giống và khác nhau, đồng thời quy định lẫn nhau. Tính quy định cũng có những khác nhau trong từng giai đoạn phát triển. 2. Vai trò của khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế Khoa học và công nghệ là bộ phận của nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển. Ngày nay, chúng là một trong những nhân tố giữ vị trí trung tâm, nối kết các nguồn lực, giữ vai trò quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Khoa học, công nghệ mở rộng khả năng và thay đổi cách thức sản xuất. - Thúc đẩy nhanh việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội. - Tăng sức cạnh tranh của các hàng hóa dịch vụ, đáp ứng cầu với hiệu quả ngày càng cao. Tuy vậy, phát triển khoa học và tiến bộ công nghệ cũng tạo ra những hiệu ứng tiêu cực: - Có thể tạo ra những cú sốc về cơ cấu như tăng tỷ lệ thất nghiệp (do áp dụng nhiều kỹ thuật mới), làm tăng hao mòn vô hình, làm phá sản nhiều ngành , nhiều doanh nghiệp, - Tạo ra nhiều chất thải độc, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. - Trực tiếp, gián tiếp làm cạn kiệt nhanh các tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái sinh. - Chứa đựng nhiều nguy cơ không lường trước (các nhà máy hóa chất, nhà máy sử dụng chất phóng xạ và năng lượng nguyên tử, các sản phẩm biến đổi gien, ) 45
  46. 3. Các vấn đề có tính tiêu điểm trong quản lý đầu tư và khoa học công nghệ - Phải phối hợp các chính sách về đầu tư với phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất có thể được, tối thiểu hóa những tiêu cực do đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ. - Phối hợp các nguồn vốn đầu tư để vốn tích tụ, kết chuyển có hiệu quả (số lượng, chất lượng, thời gian, đối tượng, địa điểm, ). - Xác định các ưu tiên (về nguồn vốn, loại hình đầu tư, ) để tác động tích cực vào cân bằng chung về đầu tư và hàng hóa dịch vụ, ) - Xác định các biện pháp để ổn định môi trường đầu tư. - Xác định các biện pháp dự phòng và khắc phục tai nạn và những hiệu ứng tiêu cực khi ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư V. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế I. Phân loại tài nguyên thiên nhiên 1. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực tự nhiên, bao gồm đất, không khí, nước, rừng, các loại năng lượng và khoáng sản trong lòng đất, Con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích tự nhiên của chúng theo những nhu cầu đa dạng của mình. Tài nguyên thiên nhiên có một số đặc điểm sau: - Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều giữa các vùng trên trái đất. Có thể nói, sự phân bố này là do “sự an bài của thượng đế” và là cơ sở tự nhiên của sự giàu có của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. - Tài nguyên thiên nhiên là kết quả tích tụ lâu dài Chính những đặc điểm này làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên quý hiếm, khan hiếm, là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử và các hành động hôm nay cùng nhau duy trì, bảo tồn, khai thác có hiệu quả hơn những cái mà tạo hóa đã ban tặng. 2. Phân loại tài nguyên 2.1. Phân loại theo công dụng Tài nguyên thiên nhiên bao gồm:nguồn năng lượng, các khoáng sản, tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, biển và thủy sản, khí hậu, 2.2. Phân loại theo khả năng tái sinh Tài nguyên thiên nhiên gồm tại nguyên hữu hạn và tài nguyên vô hạn II. Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế 1. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực, là yếu tố chi phí quan trọng của quá trình sản xuất. Trên phạm vi toàn bộ mà xét, nếu không có tài nguyên thiên nhiên thì không có hoạt động kinh tế và không có sự tồn tại của loài người. 2. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo ra tích lũy, phát triển ổn định và bền vững. 3. Căn bệnh Hà Lan – và những vấn đề trong quản lý và khai thác tài nguyên III. Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững 1. Những hạn chế của khai thác và sử dụng tài nguyên hiện nay 46
  47. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, “tăng trưởng” được coi là liệu pháp có tính đầu tàu để khôi phục và tăng tốc kinh tế ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tiếp đó,quan điểm “phát triển” có nhấn mạnh vai trò nhân lực và con người trong hoạt động kinh tế. Tuy vậy các trường phái này đầu lấy lợi ích kinh tế làm chính, coi nhẹ vai trò của tự nhiên với phát triển dài hạn và an toàn. Việc khai thác và sử dụng quá nhiều, quá nhanh tài nguyên đã đến mức báo động ở mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới.Tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đã xuất hiện, biểu hiện tiêu cực trên nhiều mặt: - Chi phí khai thác tăng lên, làm tăng giá thành hàng hóa, dịch vụ - Có tình trạng đầu cơ,lũng đoạn việc khai thác và lưu thông một số sản phẩm thô có tính chiến lược. - Môi trường sống bị ô nhiễm, bị phá vỡ, nhiều tài nguyên tái sinh không có khả năng phục hồi, bị tuyệt chủng, bị mất đi. - Toàn cầu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm và mất cân bằng bầu khí quyển, thiếu nước sạch; lương thực, thực phẩm thiếu an toàn, Tình trạng trên đây làm cho chất lượng cuộc sống một bộ phận dân cư giảm xuống, tạo ra nhiều rào cản để tăng trưởng, phát triển hiệu quả của nhiều ngành, khu vực và quốc gia. 2. Phát triển bền vững Đã đến lúc con người phải từ bỏ quan niệm con người là chúa tể của muôn loài, muôn sự vật, đối lập với thiên nhiên. Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCDE) định nghĩa: phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy, trong quá trình phát triển phải luôn đặt ra và tìm cách trả lời tối ưu cho các câu hỏi: - Quy mô, tốc độ khai thác các tài nguyên có bảo đảm cho chúng tái sinh để đáp ứng nhu cấu của các thế hệ tương lai không? - Các tài nguyên thay thế có tương xứng với các nguyênbị cạn kiệt và không có khả năng tái tạo hay không? Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển đặt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa 4 nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu an ninh quốc phòng. Mối quan hệ này có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: 47